Chuyên đề Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 11

1.1.Khái quát về hoạt động nhập khẩu 11

1.1.1.Khái niệm về nhập khẩu 11

1.1.2. Vai trò của nhập khẩu 12

1.1.3. Các hình thức nhập khẩu hàng hoá 15

1.1.4. Quy trình hoạt động nhập khẩu 17

1.2. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 24

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 37

1.3.1. Các nhân tố khách quan. 37

1.3.2. Các nhân tố chủ quan. 41

1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp. 44

Tóm tắt chương 1 .38

CHƯƠNG 2 : Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera 47

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 47

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 47

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 49

2.1.2.1.Chức năng của Công ty. 49

2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty. 50

2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty. 51

2.1.4. Đặc điểm nguồn lực của Công ty. 54

2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 58

2.2. Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 61

2.2.1. Tổng quan về hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 61

2.2.2. Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera trong thời gian qua. 71

2.3. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty. 84

2.3.1. Ưu điểm. 84

2.3.3.Nguyên nhân. 87

Tóm tắt chương 2 89

CHƯƠNG 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera 90

3.1. Tổng kết sức mạnh nội tại và cơ hội, thách thức của Công ty. 90

3.1.1. Sức mạnh nội tại . 90

3.1.2. Thời cơ và thách thức. 92

3.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới. 94

3.2.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển chung. 94

3.2.2. Phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu. 96

3.3. Tình hình thị trường nhập khẩu của Công ty. 98

3.3.1. Thị trường Châu Âu. 98

3.3.2. Thị trường Trung Quốc và nhật Bản. 99

3.3.3. Thị trường các nước Asean. 101

3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 101

3.4.1. Giải pháp từ phía Công ty. 102

3.4.2. Kiến nghị với nhà nước. 109

Tóm tắt chương 3 113

KẾT LUẬN 114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

 

 

 

 

 

 

 

docx91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chiếm 68,5%. Năm 2005, tổng số vốn là 5119 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 2272,84 tỷ đồng chiếm 44,4%, vốn lưu động là 2846,16 tỷ đồng chiếm 55,6%. Cuối tháng 3 năm 2006, Công ty hoàn tất thủ tục cổ phần hoá, số vốn điều lệ được đóng góp của các cổ đông như sau: Tổng vốn điều lệ là 2 tỷ. Trong đó các cổ đông chính là: Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Đại diện: Trần Quốc Thái. Lê Minh Tuấn (chiếm 40% tổng vốn điều lệ của Công ty). Công ty TNH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Thuận Thành. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Đại Nam. Và 70 cổ đông khác. 2.1.4.2. Về nhân lực. Hàng năm, đội ngũ lao động công nhân viên của Công ty không ngừng được đổi mới. Số lượng lao động tăng, trình độ được nâng cao qua đào tạo và tuyển dụng. Bảng 2.2: Phân bố lao động theo trình độ của Công ty. Đơn vị tính: Người Trình độ Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Trên đại học 3 4 4 5 Đại học 30 36 42 46 Cao đẳng 15 13 16 17 Trung cấp 9 10 6 11 Công nhân kỹ thuật và sơ cấp 6 5 7 5 Tổng số lao động 63 68 75 84 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm – Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera ) Lực lượng lao động của Công ty là niềm tự hào và là nguồn sống của Công ty. Chính nhờ những lao động giỏi mà Công ty đã gặt hái được nhiều thành công. Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty được đánh giá là trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn và nhiệt tình trong công việc kinh doanh và XNK. Đặc biệt, ban lãnh đạo Công ty đều là những người được đào tạo chuyên sâu. Tất cả các thành viên trong Ban giám đốc đều có trình độ trên đại học. Biểu đồ 2.1: Phân loại trình độ học vấn của lao động năm 2006. Nhìn vào biểu đồ phân loại trình độ học vấn của lao động năm 2006, chúng ta càng thấy rõ hơn chất lượng lao động của Công ty. Đa số lao động có trình độ đại học (chiếm 55%) và xu hướng này còn tăng lên trong các năm tới. Công ty rất chú ý đến công tác đào tạo, đầu tư phát triển, tuyển dụng nhân tài. Năm vừa qua Tổng công ty đã đầu tư xây dựng trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên kỹ thuật… trong đó có đào tạo kiến thức quản lý cho các cán bộ quản lý, đại diện cho các đơn vị và đào tạo về công nghệ mới với thời gian tập trung 6 tháng để họ có điều kiện phát huy chuyên môn của mình trong sản xuất, kinh doanh… Ngoài ra, hàng năm Công ty thường xuyên cử các chuyên gia đi học tập ở nước ngoài, tiếp thu, học hỏi những công nghệ mới về truyền đạt và áp dụng cho ngành và Công ty nói riêng. 2.1.4.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong những năm đầu khi mới thành lập, trụ sở của Công ty chỉ là một không gian nhỏ rộng khoảng 350 m2 đặt tại khuôn viên cơ quan Tổng công ty Viglacera tại 43B - Hoàng Hoa Thám - Tây Hồ - Hà nội, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa có trụ sở riêng. Tuy nhiên, đến nay Công ty đã xây dựng được một trụ sở khang trang hiện đại với diện tích rộng khoảng 5000 m2 tại số 2 - Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội, với trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh đầy đủ và hiện đại. Trụ sở kinh doanh mới này không chỉ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, làm cho chi phí thuê mua giảm đáng kể mà còn góp phần làm tăng doanh thu của Công ty thông qua việc cho các đơn vị kinh doanh khác thuê lại một phần trụ sở. Từ đó, Công ty có điều kiện để cải tiến trang thiết bị hiện đại hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các phòng ban, luôn có đầy đủ các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Riêng các phòng nghiệp vụ, do tính chất công việc và nhu cầu đỏi hỏi nên mỗi nhân viên được trang bị riêng một máy tính, có kết nối internet. Hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng được trao đổi chủ yếu qua mạng máy tính này. Những thông báo hay những thông tin cần truyền tải về các bước công việc được thực hiện trên máy. Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ được áp dụng như vậy mà Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera đã kí kết được rất nhiều hợp đồng trong và ngoài nước. Những sai sót xảy ra là không đáng kể. Nếu có, cách khắc phục cũng rất đơn giản và nhanh chóng. 2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.1.5.1. Ngành nghề kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera là một doanh nghiệp kinh doanh và XNK với các ngành nghề kinh doanh được xác định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau: Kinh doanh vật tư (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y), nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng máy móc, hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm), phụ gia phục vụ sản xuất công nhiệp và xây dựng; Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất; Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, bất động sản, cho thuê văn phòng (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar); Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hoá; Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; Kinh doanh đại lý xăng, dầu, gas, đại lý ô tô; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. 2.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Mỗi một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường đều luôn theo đuổi mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Công ty cổ phần xuất nhâp khẩu Viglacera cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Mục tiêu đó được đánh giá thông qua hiệu quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được trong mỗi năm. Có thể thấy một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua bảng: Bảng 2.3: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây. Đơn vị: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 256150 200801 289046 334297 Tổng chi phí 15796 14320 17463 17457 LN trước thuế 749 651 703 1,230 Nộp ngân sách 124,168 97,006 140,174 162,338 Mức thu nhập bq/người 1,675 1,918 2,285 2,436 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm-Phòng tổ chức hành chính-Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera) Nhìn bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của Công ty tuy bị giảm sút vào năm 2004 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2005 và tiếp tục tăng lên vào năm 2006. Năm 2004 tổng doanh thu của Công ty là 200801 triệu đồng thì đến năm 2005 doanh thu của Công ty đã đạt 289046 triệu đồng (tăng 43,95 % so với năm 2004) và đến năm 2006 tổng doanh thu của Công ty đạt 334297 triệu đồng (tăng 15,66 % so với năm 2005). Sự tăng lên như vậy là do có sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Cùng với sự biến động của doanh thu thì tổng chi phí của Công ty giảm vào năm 2004 nhưng đồng thời cũng tăng vào các năm tiếp theo, điều này là hoàn toàn hợp lý vì doanh thu giảm thì chi phí cũng phải giảm và khi doanh thu tăng thì chi phí cũng phải tăng theo. Song từ năm 2004 đến năm 2006 thì tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí, vì vậy lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng không ngừng tăng lên, đặc biệt là năm 2006 lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng 74,91 % so với năm 2005. Mặc dù năm 2006 là năm đầu tiên hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần xuất nhâp khẩu Viglacera, hoạt động có khó khăn hơn trước do không được Nhà nước trợ cấp, bảo hộ. Những sự tăng trưởng như vậy cho thấy Công ty cũng đã mở rộng quy mô kinh doanh, các đơn vị trực thuộc đều nỗ lực trong quản lý cũng như năng động trong tìm kiếm thị trường để có được những kết quả khá tốt. Do lợi nhuận có xu hướng tăng nên thu nhập bình quân/người của Công ty cũng có xu hướng tăng lên: năm 2003 là 1,675 triệu đồng, năm 2004 là 1,918 triệu đồng, năm 2005 là 2,285 triệu đồng, năm 2006 là 2,436 triệu đồn Biểu đồ 2.2: Thể hiện thu nhập bình quân/ người của Công ty qua các năm đồng Năm Qua biểu đồ trên ta thấy, mức sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty liên tục tăng qua các năm. Với xu thế này, trong tương lai thu nhập sẽ tăng hơn nữa, ngày càng góp phần cải thiện đời sống của nhân viên trong Công ty. Trong những năm qua Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera được đánh giá là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Các chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận hàng năm luôn vượt mức kế hoạch được giao và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Việt Nam và quốc tế. 2.2. Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 2.2.1. Tổng quan về hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 2.2.1.1. Kết quả tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty những năm gần đây. Dựa trên số liệu của các năm, ta có thể tổng kết tình hình thực hiện hợp đồng nhập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera thời gian qua như sau: Bảng 2.4: Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty giai đoạn 2004-2006 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Kế hoạch Thực hiện Số lượng hợp đồng Giá trị Số lượng hợp đồng ký kết Số lượng hợp đồng thực hiện Giá trị 2004 119 17 118 118 15,766 2005 98 21 98 97 19,598 2006 94 20 97 97 21,917 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm – Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera ) Qua bảng trên ta thấy tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera là tương đối tốt. Hầu hết số hợp đồng ký kết đều thực hiện được, chỉ có một số rất ít hợp đồng không được hoàn thành. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức hợp đồng nhập khẩu của Công ty. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu đã đáp ứng được đúng yêu cầu do cấp trên đề ra đó là từng bước giảm số lượng hợp đồng nhập khẩu song giá trị nhập khẩu của các hợp đồng lại tăng, từ đó nâng cao hiệu quả nhập khẩu. Năm 2004 số lượng hợp đồng mà Công ty thực hiện được là 118 hợp đồng, giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 15,766 Triệu USD. Đến năm 2006 số lượng hợp đồng được thực hiện chỉ có 97 hợp đồng (giảm 17,8% so với năm 2004) nhưng giá trị kim ngạch nhập khẩu lại tăng lên đáng kể đạt 21,917 triệu USD (tăng 39% so với năm 2004). Tuy nhiên việc thực hiện hợp đồng chưa được đều. Chẳng hạn như trong năm 2004 số lượng hợp đồng theo kế hoạch là 119, được thực hiện là 118 và giá trị giảm từ 17 triệu USD theo kế hoạch xuống còn 15,766 triệu USD khi thực hiện. Nhưng trong năm 2005 thì tuy số lượng hợp đồng thực hiện đúng như kế hoạch đã đặt ra nhưng giá trị lại giảm từ 21 triệu USD xuống còn 19,598 triệu USD khi thực hiện. Sở dĩ như vậy là vì trong năm 2005 có một hợp đồng không được hoàn thành do giá cả Sôđa tại Thiên Tân Trung Quốc tăng lên nên nhà cung cấp đã không thực hiện hợp đồng đã kí trước đó với Công ty. Trong năm 2006 cả giá trị và số lượng hợp đồng được thực hiện đều tăng hơn so với kế hoạch là do năm 2006 các nhà máy sản xuất trực thuộc Tổng công ty tăng năng suất nên cần một khối lượng nguyên vật liệu nhiều hơn so với kế hoạch. Có thể nói hoạt động kinh doanh nhập khẩu giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Kim nghạch nhập khẩu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim nghạch XNK. Bảng 2.5: Kim ngạch XNK của Công ty giai đoạn 2003-2006 Đơn vị tính: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) KN nhập khẩu 34,431 91,61 15,766 81,28 19,598 79,93 21,917 83,77 KN xuất khẩu 3,154 8,39 3,630 18,72 4,921 20,07 4,247 16,23 Tổng KN XNK 37,585 100 19,396 100 24,519 100 26,164 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm – Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera ) Biểu đồ 2.3: Thể hiện kim ngạch nhập khẩu của Công ty qua các năm. USD Năm Như vậy trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Công ty biến động không ổn định. Năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của Công ty đạt 34,431 triệu USD, sang năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của Công ty chỉ đạt 15,766 triệu USD giảm 48,98% so với năm 2003, nhưng đến năm 2004 - 2006 kim ngạch nhập khẩu của Công ty lại liên tục tăng qua các năm: năm 2005 kim ngạch nhập khẩu đạt 19,598 triệu USD tăng 24,3% so với năm 2004, năm 2006 kim ngạch nhập khẩu đạt 21,917 triệu USD tăng 11,84% so với năm 2005. Nguyên nhân là do: trong năm 2003, Tổng công ty vẫn có nhu cầu nhập khẩu công nghệ, dây truyền sản xuất sứ vệ sinh và gạch ốp lát cũng như thiết bị máy móc với số lượng lớn để phục vụ đầu tư cho nhà máy sứ vệ sinh Thanh Trì, Công ty gốm xây dựng Việt Trì và Nhà máy gạch Xuân Hoà, Thạch Bàn… nên kim ngạch nhập khẩu của Công ty rất cao, chiếm tới 91,61% tổng kim ngạch XNK của Công ty. Bước sang năm 2004, hầu hết các đơn vị sản xuất chính trong Tổng công ty đã bắt đầu ổn định, trang thiết bị cơ bản đã hoàn thành nên nhu cầu nhập khẩu công nghệ , máy móc không còn cao như thời gian đầu. Hơn nữa, trong năm 2004 cũng có ít dự án đầu tư mới được triển khai do những khó khăn về vốn. Tất cả những lý do đó đã làm hạn chế rất nhiều kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong năm 2004. Điều này giải thích tại sao trong năm 2004 kim ngạch nhập khẩu của Công ty lại giảm mạnh so với năm 2003. Trong những năm tiếp theo (năm 2005 và 2006), hoạt động sản xuất của các đơn vị trong Tổng công ty, đặc biệt là các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh và gạch ốp lát như Thanh Trì, Hà Nội, Việt Trì, Xuân Hoà… đã đạt năng suất cao, đòi hỏi nguồn cung cấp nguyên liệu lớn hơn để mở rộng sản xuất. Vậy nên kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong những năm này lại liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nếu đánh giá chung cho cả giai đoạn 2003-2006 thì kim ngạch nhập khẩu của Công ty có xu hướng giảm (năm 2006 kim ngạch nhập khẩu của Công ty giảm 36,34% so với năm 2003). Thông qua kết quả tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera như trên ta đã thấy được phần nào những thành tựu mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua. Hàng năm, tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty luôn đạt và vượt kế hoạch. Công tác nhập khẩu của Công ty cơ bản đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty như: Công ty gạch ốp lát Hà Nội, Công ty sứ Thanh trì, công ty Thạch Bàn, Công ty gạch Granite Tiên Sơn… thông qua đơn vị kinh doanh nhập khẩu của Công ty là Trung tâm xuất nhập khẩu. 2.2.1.2.Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. Trước đây, hoạt động nhập khẩu của Công ty chủ yếu nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ do Tổng công ty Viglacera giao đó là đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, vật tư phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Nhưng trong những năm gần đây, Công ty còn chủ động khai thác tìm kiếm các đối tác khác ngoài Tổng công ty Viglacera để nhập khẩu kinh doanh thép, ống thép, ống nhựa… Đặc biệt sau khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera được chủ động hơn trong hoạt động nhập khẩu thì các mặt hàng nhập khẩu và đối tác của Công ty càng trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu chính hiện nay của Công ty vẫn là dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng, hoá chất… Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty giai đoạnh 2003-2006. Tên mặt hàng 2003 2004 2005 2006 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dây truyền sx, máy móc thiết bị 25,02 72,66 7,385 46,84 10,499 53,57 11,984 54,68 NVL xây dựng 7,2 20,92 5,701 36,16 3,829 19,54 3,079 14,05 Nguyên liệu sx 1,756 5,1 2,176 13,8 4,553 23,23 5,896 26,9 các mặt hàng khác 0,455 1,32 0,504 3,2 0,717 3,66 0,958 4,37 Tổng 34,431 100 15,766 100 19,598 100 21,917 100 (Báo cáo tổng kết năm – Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera ) Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty trong thời gian qua như sau: Dây truyền sản xuấtt và máy móc thiết bị bao gồm: dây truyền sản xuất gốm sứ, dây truyền sản xuất gạch, thiết bị sản xuất kính…Giá trị nhập khẩu của dây truyền sản xuất và máy móc thiết bị thường chiếm một tỷ lệ cao, luôn chiếm trên 45% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Sở dĩ như vậy là vì: trong thời gian qua, Tổng công ty vẫn tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất và nhập vật tư để cải tạo lại các cơ sở đã lạc hậu. Hơn nữa, các dây truyền sản xuất mà máy móc thiết bị mà Công ty nhập khẩu thường có giá trị rất lớn lên tới hàng triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu dây truyền sản xuất và máy móc thiết bị qua các năm có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2004. Năm 2003 kim ngạch nhập khẩu dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị đạt 25,02 triệu USD thì đến năm 2004 chỉ đạt có 7,385 triệu USD (giảm tới 70,48% so với năm 2003). Đó là vì: như đã nói ở trên, thời gian này các đơn vị sản xuất chính trong Tổng công ty đã dần ổn định đi vào sản xuất nên nhu cầu nhập khẩu dây truyền sản xuất và máy móc thiết bị không cao. Tuy có xu hướng giảm nhưng mặt hàng này vẫn là mặt hàng nhập khẩu chủ đạo của Công ty. Nguyên vật liệu xây dựng: Công ty thường nhập khẩu kính và các loại gạch như gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch lát nền, gạch Ceramic, gạch Granite… Kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Đây chính là nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động kinh doanh của Công ty ở thị trường nội địa. Những mặt hàng này trong nước có thể sản xuất thay thế nếu được đầu tư thích đáng về công nghệ. Vậy nên trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng của Công ty có xu hướng giảm do các đơn vị thành viên của Tổng công ty sau khi được đầu tư, đổi mới công nghệ đã phần nào sản xuất thay thế được một số mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng mà trước đây không sản xuất được. Nguyên liệu sản xuất: Công ty nhập khẩu các loại nguyên liệu, hoá chất dùng trong sản xuất thuỷ tinh và gốm cao cấp như: sôđa, hoá chất tạo màu, thạch cao, phụ kiện sứ vệ sinh…Trong đó: Sôđa là nguyên liệu được nhập chủ yếu. Các mặt hàng nguyên liệu hoá chất có kim ngạch nhập khẩu tăng đáng kể qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Năm 2003 kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và hoá chất mới chỉ đạt 1,756 triệu USD chiếm 5,1% kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đến năm 2004 đã tăng lên 2,176 triệu USD chiếm 13,8% kim ngạch nhập khẩu, năm 2005 đạt 4,553 triệu USD chiếm 23,235 kim ngạch nhập khẩu, năm 2006 đạt 5,896 triệu USD chiếm 26,9% kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty đã đạt năng suất cao đòi hỏi nguồn cung cấp nguyên liệu lớn hơn để mở rộng sản xuất. Các mặt hàng khác: kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ từ 1-4%. tuy nhiên trong thời gian tới Công ty sẽ chủ động tìm nhiều nguồn hàng để nhập khẩu kinh doanh, do đó sẽ làm tăng dần tỷ trọng nhập khẩu của nhóm hàng này. 2.2.1.3. Hình thức nhập khẩu Hiện nay Công ty đang tiến hành hoạt động nhập khẩu theo hai hình thức là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Trong đó nhập khẩu uỷ thác đóng vai trò quan trọng. Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác có số lượng không nhiều nhưng do hợp đồng uỷ thác thường có giá trị lớn nên giá trị nhập khẩu uỷ thác vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu theo phương thức của Công ty giai đoạn 2003-2006. Đơn vị tính: Triệu USD Phương thức năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) NK trực tiếp 7,231 21 4,257 27 5,683 29 7,233 33 NK uỷ thác 27,20 79 11,509 73 13,915 71 14,684 67 Tổng KN NK 34,431 100 15,766 100 19,598 100 21,917 100 (Báo cáo tổng kết năm – Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera) Biểu đồ 2.4: Kim ngạch nhập khẩu theo phương thức của Công ty qua các năm. Qua bảng 2.6 ta thấy: Nhập khẩu uỷ thác luôn đạt giá trị lớn hơn (luôn chiếm trên 65% tổng kim ngạch nhập khẩu). Bởi vì, trong tất cả các mặt hàng nhập khẩu của Công ty thì chỉ có mặt hàng nguyên liệu và hoá chất được nhập khẩu bằng hình thức trực tiếp là chủ yếu, còn các mặt hàng còn lại như: dây truyền sản xuất và máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng thường được nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu uỷ thác. Do vậy mà hàng hoá nhập khẩu uỷ thác thường có giá trị cao hơn so với hàng nhập khẩu trực tiếp. Nhưng giá trị nhập khẩu uỷ thác qua các năm lại có chiều hướng giảm dần. Năm 2003 giá trị nhập khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng là 79% nhưng đến năm 2006 giá trị nhập khẩu uỷ thác chỉ còn 67%. Bởi vì như đã phân tích ở trên thì trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng (các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức uỷ thác) có xu hướng giảm, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, hoá chất (các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức trực tiếp) lại tăng lên đáng kể qua các năm. Phấn đấu trong những năm tiếp theo Công ty sẽ tăng dần tỷ trọng giá trị nhập khẩu trực tiếp và giảm dần tỷ trọng giá trị nhập khẩu uỷ thác. 2.2.1.4. Các thị trường nhập khẩu chính. Đối với lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, việc nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác nhập khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng. Nhận thức rõ điều đó Công ty đã rất thận trọng cân nhắc kỹ trong việc thiết lập mối quan hệ làm ăn với đối tác. Các bạn hàng của Công ty không ngừng được mở rộng, bổ sung tạo vị trí vững chắc cho Công ty trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện nhập khẩu các máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất cũng như các mặt hàng khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh từ những thị trường chủ yếu như sau: Bảng 2.8: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2003-2005. Đơn vị tính: Triệu USD Thị trường NK Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Italy 4,545 13,2 1,718 10,9 2,018 10,3 Trung Quốc 2,858 8,3 1,735 11 2,979 15,2 Nhật Bản 10,054 29,2 2,743 17,4 2,940 15 Đức 1,308 3,8 0,884 5,6 1,019 5,2 Nga 2,479 7,2 0,851 5,4 0,216 1,1 Đài Loan 0,448 1,3 0,441 2,8 0,588 3,0 Singapore 2,720 7,9 1,718 10,9 2,293 11,7 Thái Lan 1,653 4,8 0,788 5 0,902 4,6 Inđônêsia 0,895 2,6 0,552 3,5 0,843 4,3 Tây Ban Nha 3,236 9,4 2,034 12,9 2,704 13,8 Các nước khác 4,235 12,3 2,302 14,6 3,096 15,8 Tổng số 34,431 100 15,766 100 19,598 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm – Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera ) Ta thấy: Lượng nhập khẩu từ Châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản chiếm tỷ trọng đáng kể hơn cả vì vị trí địa lý đó là những nước gần Việt Nam, đã buôn bán lâu dài và có những sản phẩm giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của thị trường. Tiếp đến là lượng nhập khẩu từ các nước Tây Âu như Italy, Tây Ban Nha. Hiện tại, kim ngạch nhập khẩu từ các nước trong khu vực Asean như Singapore, Thái Lan, Inđônêsia cũng đã tăng đáng kể. Vì khi có nhiều Công ty thành viên đi vào ổn định, nâng cao năng lực sản xuất của mình thì Tổng công ty sẽ không nhập khẩu máy móc, thiết bị mới nữa mà sẽ nhập nguyên vật liêu nhiều hơn. Dần dần cơ cấu thị trường khác đi: tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị từ các trung tâm như Italy, Tây Ban nha, Nhật… sẽ giảm. Thay vào đó tỷ trọng nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, Đài Loan sẽ tăng đáng kể. Hiện nay, Công ty cũng đã nhận thấy rằng ngoài một số thị trường quen thuộc còn có một số thị trường khác mà Công ty có thể nhập khẩu hàng hoá như: Pháp, Australia, Anh, Hàn Quốc… Chính vì vậy, Công ty đã tích cực tìm thêm các thị trường mới bằng cách tham gia vào các hội chợ triển lãm, hội chợ quốc tế với quy mô lớn như hội chợ CEVISAMA tại Tây ban Nha vào năm 2004 và 2005, hội chợ TIGER OF ASIA năm 2005 và COVERINGS vào năm 2006 tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, Công ty cũng tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên ngành, tổ chức một số chuyến tham quan thực tế thị trường pháp, Australia… 2.2.2. Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera trong thời gian qua. Trên cơ sở đàm phán ký kết hợp đồng, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera đã tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu một cách hết sức khoa học, hợp lý và hiệu quả. Sau đây, em xin trình bày cụ thể về tình hình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty Viglacera theo các bước cơ bản đã nêu ở trên: 2.2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Viglacera, vừa hoàn tất thủ tục cổ phần hoá từ hình thức ban đầu là doanh nghiệp nhà nước vào tháng 3 năm 2006, được cấp giấy phép kinh doanh từ khi bắt đầu thành lập. Vì vậy đối với những mặt hàng mà Công ty kinh doanh nhập khẩu là những mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh như: nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng máy móc, hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm), phụ gia sản xuất công nghiệp và xây dựng, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất…thì Công ty sẽ không phải qua bước xin giấy phép nhập khẩu. Đó là một thuận lợi rất lớn của Công ty khi tiến hành hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên, Công ty vẫn phải tiến hành xin giấy phép nhập khẩu đối với những mặt hàng chịu sự quản lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera.docx
Tài liệu liên quan