LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Lý luận về quản lý chất lượng theo mô hình TQM 2
Chương I: 3
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO MÔ HÌNH TQM 3
I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: 3
1. Khái niệm chất lượng sản phẩm: 3
2. Vai trò của chất lượng trong sản xuất kinh doanh: 4
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: 5
3.1. Những nhân tố về môi trường bên ngoài: 6
3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới: 6
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng 6
3.1.2. Tình hình thị trường: 7
3.1.3. Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ: 7
3.1.4. Cơ chế, chính sách quản lý chất kinh tế của các quốc gia: 8
3.1.5. Các yêu cầu về văn hoá, xã hội: 8
3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: 9
3.2.1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp: 9
3.2.2. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp: 9
3.2.3. Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp: 10
3.2.4. Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp: 10
4. Quản lý chất lượng: 11
4.1. Khái niệm: 11
4.2. Vai trò của quản lý chất lượng: 12
5. Các mô hình quản lý chất lượng: 13
5.1. Hệ thống quản lý tích hợp: 13
5.2. Hệ thống quản lý tri thức: 14
5.3. ISO 9000 với các mô hình nâng cao hiệu quả hoạt động của DN: 15
II. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO MÔ HÌNH TQM: 16
1. Khái niệm: 16
2. Các nguyên tắc cơ bản của TQM: 17
P 17
3. Nội dung cơ bản của TQM: 20
3.1. Sử dụng vòng tròn Demming (PDCA) để xây dựng chương trình quản lý chất lượng: 21
a. Kaizen với sự mô tả bằng hệ thống và bằng Genba: 21
b. Cách tiếp cận bằng hệ thống và bằng Gienba: 22
3.2. Thực thi quy tắc 5S - sự khởi đầu của hệ thống: 23
3.3. Nhóm quản lý chất lượng (QC) nền tảng của TQM: 24
3.4. Xây dựng ngôi nhà chất lượng: 24
VI 25
Mô hình ngôi nhà chất lượng 26
3.5. Thực hiện nguyên tắc JIT - đúng khớp thời gian: 27
Sơ đồ sản xuất theo JIT 27
3.6. Áp dụng kỹ thuật công nghệ và sản xuất đồng bộ: 27
3.7. Tính toán chi phí chất lượng: 28
4. Quá trình triển khai TQM trong doanh nghiệp: 29
4.1. Am hiểu và cam kết chất lượng: 30
4.2. Chính sách chất lượng: 30
4.3. Công tác tổ chức vì chất lượng và sự phân công trách nhiệm: 31
4.4. Đo lường chất lượng và chi phí: 31
Cán cân thanh toán chi phí và chất lượng 32
4.5. Hoạch định chất lượng: 33
4.6. Thiết kế chất lượng: 34
4.7. Xây dựng hệ thống chất lượng: 35
4.8. Kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC): 36
1. Phiếu kiểm tra: 37
2. Sơ đồ khối (sơ đồ lưu trình): 37
Mô hình cơ bản của sơ dồ lưu trình 38
3. Sơ đồ xương cá (còn gọi là sơ đồ nhân quả hay Ishikawa): 38
Bước 1: Xác định rõ các chỉ tiêu chất lượng cần phân tích 38
Sơ đồ tổng quát: 39
4. Biểu đồ Pareto: 39
5. Biểu đồ phân bố mật độ: 40
6. Biểu đồ kiểm soát: 41
7. Biểu đồ phân tán: 42
4.8. Kiểm soát chất lượng: 42
4.10. Nhóm chất lượng: 42
4.11. Đào tạo: 43
Sơ đồ chu trình đào tạo 43
4.12. Thực thi TQM: 44
Chương II: TỔNG QUAN VỀ HỢP DOANH DMC - FER 45
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY: 45
1.Giới thiệu chung về Công ty: 45
1.1. Những thông tin chung về Công ty: 45
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Hợp doanh DMC-FER: 45
2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp doanh: 46
2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý: 46
2.2. Đặc điểm về thị trường và sản phẩm: 50
2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm: 51
2.2.2. Đặc điểm về thị trường: 51
2.3. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động: 52
2.3.1. Về lao động: 52
2.3.2. Về quản lý lao động: 54
Bảng 2: Thu nhập của người lao động 54
2.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu: 55
2.5. Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị: 55
2.5.1. Đặc điểm về công nghệ: 55
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 56
Quy trình sản xuất đèn xe đạp: 57
Công việc 1: Ở trên 4 máy nhựa 57
Công việc 2: Mạ Phản xạ 57
Công việc 3: Lắp ráp 57
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG KHU VỰC LẮP RÁP 58
Ghi chú: 58
Quy trình sản xuất Dinamo: 59
Côn việc 2: Làm Stato 59
Công việc 3: Là Roto 59
Công việc 4: Lắp ráp qua dây truyền Simen 59
Công việc 5: Lắp Dinamo hoàn chỉnh 59
2.5.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị: 59
2.6. Đặc điểm về tài chính: 61
Bảng 4: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/12/2007 61
Bảng 5: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 62
3. Tình hình hoạt động sản xất kinh doanh của Hợp doanh: 62
3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp doanh: 62
Bảng 6: TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 4 NĂM 62
3.2. Thực trạng một số công tác quản lý khác: 63
3.2.1. Hoạt động Marketing: 63
3.2.2. Hoạt động đầu tư phát triển: 64
3.2.3. Về đời sống và thực hiện chính sách đối với người lao động: 64
II. THỰC TRẠNG CHÂT LƯỢNG SẢN PHẨM HIỆN NAY Ở HỢP DOANH: 65
Emax = 66
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLCL HIỆN NAY Ở HỢP DOANH: 67
3.1. Hệ thống QLCL đang áp dụng: 67
Vòng tròn chất lượng 68
3.2. Về nhận thức chất lượng: 69
3.2.1. Về nhận thức chất lượng và quản lý chất lượng nói chung: 69
Câu 3 71
3.2.2. Về nhận thức Hệ thống QLCL: 73
Câu 3 76
3.3. Về vai trò của cán bộ công nhân viên: 79
3.3.1. Vai trò của ban lãnh đạo: 79
3.3.2. Vai trò của cán bộ quản lý và nhân viên: 79
3.4. Công tác tiêu chuẩn hoá: 81
3.5. Công tác kiểm tra chất lượng và giải quyết vấn đề: 82
3.5.1. Công tác kiểm tra chất lượng: 82
3.5.2. Công tác giải quyết vấn đề: 90
3.6. Công tác quản lý phương tiện và thiết bị: 91
3.6.1. Kiểm soát thiết bị công cụ đo lường và theo dõi: 91
3.6.2. Quản lý máy móc thiết bị: 91
IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QLCL VÀ LÝ DO ÁP DỤNG TQM: 94
4.1. Những mặt đã đạt được: 94
4.2. Những mặt chưa đạt được: 95
Chương III: 97
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG THÀNH CÔNG 97
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển của Hợp doanh năm 2008: 97
1. Mục tiêu: 97
2. Chỉ tiêu kế hoạch 2008: 97
3. Giải pháp: 99
3.2. Cam kết của lãnh đạo: 100
3.3. Thực hiện công tác giáo dục đào tạo chất lượng: 102
Mục tiêu của đào tạo chất lượng: 102
Nội dung của đào tạo về chất lượng: 102
Đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên trong Hợp doanh về QLCL: 103
3.4. Xây dựng phong trào 5S: 105
Nội dung của phong trào 5S: 105
Loại 2 - Các khoản vật không cần dùng: Chia làm 2 loại 106
Seiton (sắp xếp): 106
Seiso (sạch sẽ): 107
Các bước thực hiện phong trào 5S 108
Một số lưu ý khi thực hiện phong trào 5S: 108
3.4. Thành lập nhóm chất lượng: 109
Nhóm chất lượng có thể thực hiện được một số mục tiêu sau: 109
Tổ chức hoạt động của nhóm chất lượng: 111
Bước 2: Phân tích vấn đề 112
Bước 3: Triển khai cách giải quyết 112
Bước 4: Báo cáo với ban lãnh đạo 112
Bước 5: Ban lãnh đạo xem xét 112
3.5. Các bước triển khai TQM: 113
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
120 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện theo mô hình QLCL TQM tại Hợp doanh DMC-FER, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ban và các bộ phận được biểu hiện qua sơ đồ dưới đây:
Ban lãnh đạo
Trưởng ban lãnh đạo
Phó ban lãnh đạo
Xưởng trưởng
Phòng KT-TC
Trưởng ca
sản xuất
Phòng
Kỹ thuật
Phòng Quản lý
Chất lượng
Phòng Kinh doanh
tiêu thụ
Công nhân trực tiếp sản xuất
v Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận trong công ty:
* Ban Lãnh đạo: Có nhiệm vụ điều phối hoạt động giữa các phòng ban, để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn với hiệu quả cao nhất. Ban lãnh đạo gồm 2 người: Trưởng ban lãnh đạo là người nước ngoài - Giám đốc Công ty AUFA (đối tác góp vốn) không điều hành trực tiếp tại Việt Nam nên việc điều hành sản xuất kinh doanh chính yếu là do Phó ban lãnh đạo là người Việt Nam phụ trách.
* Phòng Kế toán - Tài chính: Có chức năng chính là tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, đồng thời phối hợp các phòng ban khác để phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là việc quản lý theo dõi, ghi chép và phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số liệu và tình hình luân chuyển vốn, thường xuyên kiểm tra và báo cáo cho Ban lãnh đạo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, giải quyết các thủ tục hành chính, quan hệ với ngân hàng tài chính, thanh toán công nợ khách hàng. Thực hiện công tác kiểm tra tài chính và kiểm kê tài sản theo định kỳ.
Để gọn nhẹ trong bộ máy quản lý, bộ phận kế toán còn có chức năng quản lý tổ chức nhân sự, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty như: Tuyển dụng, hưu trí, mất sức, thôi việc, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ.
* Xưởng trưởng: Có trách nhiệm tổ chức và chỉ huy hoạt động sản xuất và chất lượng sản xuất; trực tiếp chỉ huy phân xưởng, phòng kỹ thuật sản xuất và phòng kinh doanh tiêu thụ.
Ở Hợp doanh DMC-FER, bộ phận sản xuất không chia thành các phân xưởng hay các tổ mà bộ phận sản xuất đi theo ca và mỗi ca có một Trưởng ca. Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm, đảm bảo cho các sản phẩm làm ra phải đạt chất lượng cao.
* Phòng Kỹ thuật: có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và thực hiện các phương án phát triển khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm.
- Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra, thanh tra,sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị
- Chịu trách nhiệm về dây chuyền sản xuất.
- Hỗ trợ phòng quản lý chất lượng về các tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu và tìm ra các định mức về nguyên vật liệu.
- Nghiên cứu tìm ra các tiêu chuẩn kỹ thuật mới phù hợp để cải tiến sản phẩm.
* Phòng Quản lý chất lượng:
- Tổ chức, điều hành, điều chỉnh và giám sát:
Công tác quản lý chất lượng
Kiểm tra mẫu đầu tiên
Kiểm tra nhập hàng
- Đảm bảo việc thực hiện đưa các yêu cầu của khách hàng vào hệ thống quản lý chất lượng.
- Giám sát đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Vận hành, duy trì phòng đo chỉ số kỹ thuật ánh sáng.
- Duyệt các lô hàng sản xuất đạt chất lượng và chắn lại các lô hàng khi có thiếu sót về chất lượng.
- Đánh giá các vấn đề chất lượng xuất hiện và có kết hợp trao đổi với các bộ phận chuyên môn, trong đó nếu không đạt tới sự nhất trí thì lãnh đạo Hợp doanh ra quyết định cần thiết.
- Quản lý và phân tích trình độ chất lượng các đợt cung cấp hàng và tiến hành đánh giá chúng .
- Đề ra các nhiệm vụ cho công tác tự kiểm tra trong sản xuất và giám sát việc thực hiện đúng đắn các nhiệm vụ này.
- Đảm bảo giám sát các phương tiện, thiết bị kiểm tra.
- Báo cáo các diễn biến chất lượng tới ban lãnh đạo Hợp doanh, và các bộ phận chuyên môn liên quan.
- Soạn thảo các hồ sơ quản lý chất lượng. Lo cho sự an toàn của tài liệu và lưu trữ tài liệu, trong đó cần chú ý thời hạn lưu giữ tối thiểu.
- Lập kế hoạch huấn luyện, đào tạo nâng cao cho các nhân viên kiểm tra .
- Đảm bảo thực hiện tốt các đợt đánh giá nội bộ về sản phẩm, quy trình và hệ thống.
- Định hướng các vấn đề chất lượng giữa bộ phận mua hàng và các nhà thầu phụ.
- Xem xét và đánh giá các nhà thầu phụ.
- Hỗ trợ và tư vấn chuyên môn cho các nhà thầu phụ trong các vấn đề chất lượng.
- Tổ chức hệ thống thông báo tốt để đảm bảo việc truyền các thông tin liên quan đến chất lượng trong nội bộ và ra bên ngoài.
- Quản lý, sắp xếp và soạn thảo các dữ liệu đã có và chuyển tới các bộ phận liên quan đến chất lượng và các nhà thầu phụ để điều khiển chất lượng và phòng tránh sai lỗi.
- Thực hiện các đợt công tác đột xuất khi xảy ra các vấn đề về chất lượng.
-Thực hiện các đợt kiểm tra mẫu đầu tiên.
-Thực hiện các đợt kiểm tra nhập hàng.
- Thực hiện các cuộc kiểm tra gắn liền với các loạt sản xuất theo các chỉ số quy định.
* Phòng Kinh doanh tiêu thụ:
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất để:
+ Định mức nguyên vật liệu, khả năng tiêu thụ.
+ Lập kế hoạch, triển khai cung ứng vật tư kịp thời cho sản xuất được liên tục và ổn định.
+ Đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.
+ Tổ chức kho thành phẩm nhằm bảo quản tốt, để phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu thụ.
- Chuẩn bị các văn kiện để ký kết hợp đồng.
- Quảng cáo giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức, tiếp thu ý kiến khách hàng.
- Tìm hiểu rõ nhu cầu khách hàng để cải tiến sản phẩm.
- Xây dựng và mở rộng quan hệ với các bạn hàng, đặc biệt là với nước ngoài.
- Tính toán giá thành kế hoạch sản phẩm, xây dựng định mức vật tư và cuối tháng cân đối tình hình sử dụng vật tư với lãnh đạo.
Bộ máy quản lý của Hợp doanh được bố trí theo kiểu trực tuyến một cấp, vì các phòng ban chức năng không quản lý trực tiếp các phân xưởng sản xuất mà chỉ giúp việc cho ban điều phối trong việc ra quyết định trong từng lĩnh vực.
Áp dụng mô hình quản lý này có ưu điểm là: đơn giản, dễ quản lý, tiết kiệm chi phí quản lý. Các nhân viên trong từng phòng ban, bộ phận hiểu rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện công việc. Tuy nhiên nó có nhược điểm là không khuyến khích được nhân viên ở các phòng ban nỗ lực sáng tạo và đòi hỏi ban lãnh đạo phải có năng lực, trình độ cao, am hiểu nhiều lĩnh vực.
2.2. Đặc điểm về thị trường và sản phẩm:
2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm:
Hiện nay Hợp doanh sản xuất các loại đèn xe đạp, dinamo, phản quang vài vành, upercase (nắp bảo vệ đồng hồ côngtơmét xe máy), lowercase (hộp chứa côngtơmet) trong đó sản phẩm chínhlà đèn xe đạp các loại và dinamo. Các yêu cầu theo Hệ thống Quản lý chất lượng QM-V do Công ty FER cung cấp và phải được Cục Kiểm tra chất lượng Liên bang Đức kiểm tra trước khi đưa vào thị trường nước Đức. Do các sản phẩm này phục vụ an toàn giao thông nên các tiêu chuẩn về độ phản quang, độ bóng, độ chiếu sáng phải tuân theo các tiêu chuẩn về an toàn giao thông của Cộng hoà Liên bang Đức. Điều này đòi hỏi Hợp doanh luôn phải nỗ lực trong sản xuất để đáp ứng các yêu cầu đó.
Các thành phần của đèn xe đạp là: vỏ, pha, phản xạ, las, đui, dây, vít, bóng đèn, lò xo tiếp xúc. Trong đó Hợp doanh tự sản xuất vỏ, pha, phản xạ, las, đui còn dây, vít, bóng đèn, lò xo tiếp xúc là nhập.
Các thành phần của dinamo là: rôto đầy đủ, stato đầy đủ, trục khuỷu, vòng đệm răng, lò xo giá đỡ, tấm hướng dẫn, vỏ, bánh lăn, náp đáy, lò xo tiếp xúc, ống bảo vệ, vít vặn tôn. Trong đó Hợp doanh tự sản xuất roto đầy đủ, stato đầy đủ, vỏ, bánh lăn, nắp đáy, ống bảo vệ.
Để tận dụng máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, Hợp doanh đã sản xuất thêm các sản phẩm phụ là upercase và lowercase phục vụ thị trường trong nước. Các sản phẩm này được bán cho các Công ty lắp ráp xe máy trong nước. Upercase và lowercase khá đơn giản nên không đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật cao nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về độ bóng, độ trong, độ giòn, kích thước...
2.2.2. Đặc điểm về thị trường:
Ngày nay, khi đời sống ngày càng cao, các phương tiện đi lại hiện đại như ô tô, tàu điện ngầm,... ngày càng nhiều nhưng xe đạp vẫn là phương tiện không thể thiếu được đối với nhiều đối tượng khách hàng như học sinh, sinh viên. Đặc biệt các sản phẩm như dinamo, đèn xe đạp có phản quang, phản quang cài vành... giúp đảm bảo an toàn giao thông nên cũng có nhu cầu ngày càng tăng.
Hợp doanh DMC-FER là sự hợp tác kinh doanh giữa Công ty TNHHNN một Thành viên Thống Nhất và FER của Cộng hoà Liên bang Đức nên Công ty FER cũng tìm kiếm các đơn hàng ở nước ngoài và chuyển cho Hợp doanh sản xuất. Sản phẩm của Hợp doanh sẽ xuất sang Công ty FER hoặc chuyển thẳng theo các đơn hàng. Hiện nay thị trường nước ngoài của Hợp doanh là Đức, BaLan, Đài Loan, Trung Quốc, Bănglađet... trong đó chủ yếu vẫn là Đức (chiếm 80%). Hợp doanh còn là nhà cung cấp lớn ở thị trường trong nước. Khách hàng của Hợp doanh có mặt ở cả 3 miền:
- Miền Nam: Công ty ASAMA (KCN Sóng Thần 2 - Bình Dương)
Doanh nghiệp xe đạp Martin (107 TP.HCM).
- Miền Trung: Có các Đại lý bán xe đạp và phụ tùng xe đạp ở Bảo Lộc - Lâm ĐỒng, Đà Nẵng, Huế.
- Miền Bắc: Các Công ty lắp ráp xe đạp xe máy, trong đó Công ty TNHHNN một Thành viên Thống Nhất (Công ty mẹ) chiếm 60%.
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất Hợp doanh là sản xuất các loại sản phẩm này. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất xe đạp trong nước vẫn lựa chọn cả các nguồn cung ứng khác từ ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,... Sản phẩm của Hợp doanh cũng luôn bị cạnh tranh về giá cả, kiểu dáng với sản phẩm của các nước này. Vì thế Hợp doanh luôn luôn phải cố gắng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao để cạnh tranh. Đồng thời cũng luôn phải quan tâm và có mối quan hệ tốt với các đối tác, đại lý, bạn hàng. Hiện nay Hợp doanh đã thiết lập được hệ thống bán hàng với gần 200 đại lý. Trong những năm vừa qua Hợp doanh đã liên tục cải tiến các mẫu mã sản phẩm mới với chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, hài hoà, giá bán có sức cạnh tranh cao. Nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao.
2.3. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động:
2.3.1. Về lao động:
Tổng số lao động của Hợp doanh hiện nay là 66 người và được phân loại như sau:
Cơ cấu
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
1. Theo tính chất hoạt động:
66
100
- Lao động gián tiếp
12
18
- Lao động trực tiếp
54
82
2. Theo giới tính:
66
100
-Nam
24
36,36
-Nữ
42
63,64
3. Theo trình độ văn hoá:
66
100
-Đại học
13
20
- Cao đẳng
9
13,6
- Trung cấp
15
22,7
- Phổ thông
29
43,7
- Theo tính chất phục vụ và giới tính:
Đồ thị cơ cấu lao động
LĐGT, 12,
18%
LĐTT, 54,
82%
Nam, 24,
36%
Nữ, 42,
64%
Cơ cấu lao động trên là rất hợp lý vì Hợp doanh là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nên cần nhiều lao động nam. Hơn nữa tỷ lệ lao động gián tiếp bằng 1/4 lao động trực tiếp sản xuất nên đã giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần giảm giá thành, và tăng khả năng cạnh tranh.
§H, 13,
20%
TNPT,29, C§, 9,
43% 14%
TC, 15,
23%
- Theo trình độ đào tạo:
Cán bộ quản lý ở các phòng ban đều có trình độ đại học và phần lớn công nhân sản xuất đều được đào tạo ở các trường dạy nghề nên họ đều có kiến thức và hiểu biết trong quá trình sản xuất. Lực lượng lao động của Hợp doanh tương đối trẻ và có tiềm năng. Đội ngũ cán bộ quản lý là những người năng động, nhiệt tình, có trình độ đã giúp Hợp doanh luôn duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trong những năm vừa qua.
2.3.2. Về quản lý lao động:
Thu nhập của người lao động được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Thu nhập của người lao động
Năm
Tổng quỹ tiền lương (đồng)
Tiền lương bình quân (đồng/người/tháng)
2005
1.564.165.170
1.684.532
2006
1.537.411.480
1.873.471
2007
1.419.358.820
1.910.376
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Hợp doanh đã xây dựng và ban hành quy chế tiền lương hợp lý. Cả lao động gián tiếp và lao động trực tiếp đều được trả lương theo thời gian. Ngoài ra Hợp doanh còn áp dụng các hình thức trả lương khoán cho các vị trí công việc cần thiết, quan trọng. Với hình thức trả lương đúng người, đúng việc đã khuyến khích được những cán bộ có năng lực phát huy được khả năng, tâm huyết hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong những tháng cao điểm, Hợp doanh phối hợp lao dộng trong các phân xưởng, làm tăng ca và kết hợp với thuê thêm lao động thời vụ bên ngoài để hoàn thành kế hoạch sản xuất, cũng như đáp ứng yêu cầu của đơn hàng về thời gian và đảm bảo chất lượng. Hợp doanh cũng đã thực hiện việc trả lương và đãi ngộ đối với những công nhân làm thêm giờ, công nhân thuê tạm thời theo đúng quy định của cán bộ luật lao động Việt Nam.
Ban lãnh đạo Hợp doanh thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ. Bổ sung những cán bộ đủ năng lực, trình độ chuyên môn vào những vị trí công tác cần thiết để đào tạo nghiệp vụ, thử thách... nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc đòi hỏi.
2.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Các loại nguyên vật liệu chính mà Hợp doanh đang sử dụng là: Nhựa PMA, nhựa PA, nhựa SAN, dây nhôm, dây vônfam. Những loại nguyên vật liệu này không đòi hỏi cao về bảo quản, chỉ cần kê trên giá và kho chứa không bị ẩm là được. Trong kho chứa yêu cầu phải phân rõ từng khu chứa riêng biệt đối với mỗi loại.
Hiện nay Hợp doanh vẫn thường nhập khẩu các loại nguyên vật liệu này từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo. Các loại nguyên vật liệu này luôn có sẵn trên thị trường và có rất nhiều nhà cung ứng nên Hợp doanh có thể chủ động lựa chọn những nhà cung ứng có giá bán hợp lý, và chịu một phần chi phí vận chuyển. Vì vậy mà quan hệ với các nhà cung ứng không bị ràng buộc gì. Điều này giúp cho Hợp doanh chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất và dự trữ nguyên vật liệu giúp giảm chi phí về dự trữ nguyên vật liệu, đảm bảo cho sản xuất được liên tục.
2.5. Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị:
2.5.1. Đặc điểm về công nghệ:
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
Buồng mạ
Máy nhựa 1
Máy nhựa 2
Máy nhựa 3
Máy 3
Máy ép trục
và từ hoá
nam châm
Máy 2
Máy 1
Máy vẩy
đầu bạc
Máy nhựa 4
Máy tán
long đen
Máy 5
Máy sấy
B1
Máy cuộn dây
B1
B1
B1
B1
Máy 4
Quy trình sản xuất đèn xe đạp:
Công việc 1: Ở trên 4 máy nhựa
- Máy 1 dùng nhựa PMA kính để ép Las.
- Máy 2 dùng nhựa APS đen để ép Đế.
- Máy 3 dùng nhựa PMA kính để ép Phản xạ.
- Máy 4 dùng nhựa PA6 trắng để ép Đui đèn.
Công việc 2: Mạ Phản xạ
Do mạ bằng chân không nên yêu cầu phòng mạ phải sạch, khô, đủ ánh sáng
Công việc 3: Lắp ráp
- Lắp pha đầy đủ: Dùng Phản xạ đã mạ lắp với Las để tạo ra pha đầy đủ.
- Làm Đế: Đế được lắp ráp với lò xo tiếp xúc.
- Lắp Đui đèn: Dùng Đui đèn lắp với bóng và dây.
- Lắp Đèn hoàn chỉnh: Dùng Pha đầy đủ lắp với Đế và Đui đèn.
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG KHU VỰC LẮP RÁP
Máy hàn
Mini
Máy hàn
Las 40
Máy hàn
Las 14
Bàn lắp ráp
các loại đèn
Bàn lắp ráp
các loại đèn
Máy hàn
pha 51
Máy hàn
tự động
pha 42
Máy hàn
tự động
Las 40
Giá để hàng của lắp ráp
Kho
a
b
b
o
d
h
k
m
l
n
i
g
f
e
Khu để máy cũ
Khu để khuôn
Ghi chú:
Máy đột 4 lỗ (a); Máy đột 3 lỗ (b); Máy ép bạc (c); Máy tán chốt (d);
Bàn + máy hàn Dansi (e); Bàn tán đèn Dansi (f); bàn cắt và ép nam châm (g)
Máy cuộn dây (h); Máy ép lõi (i); Máy ép trục (k); Máy viên vỏ (l);
Bàn chuẩn bị sản phẩm để viên vỏ (m); Bàn lắp giá đỡ (n); máy từ hoá (o);
Quy trình sản xuất Dinamo:
Công việc 1: Làm vỏ Dinamo, cổ bảo vệ, bánh lăn, đáy Dinamo, lõi cuộn dây điện ở trên 4 máy nhựa.
Côn việc 2: Làm Stato
Dùn tấm Stato dập hình sao rồi cuốn với dây để tạo ra Stato.
Công việc 3: Là Roto
Dùng nam châm hình xuyến lắp với trục qua máy từ hoá tạo ra Roto.
Công việc 4: Lắp ráp qua dây truyền Simen
- Truyền 1: Lắp bạc và long đen vào Roto.
- Truyền 2: Lắp Roto bạc vào vỏ và bôi mỡ.
- Truyền 3: Ép cổ bảo vệ và ép bánh lăn.
- Truyền 4: Lộn ngược củ để bơm mỡ vào chỗ lắp ráp trục khuỷu rồi lắp với Stato tạo ra củ hoàn chỉnh.
Công việc 5: Lắp Dinamo hoàn chỉnh
Dùng củ lắp với trục khuỷu đầy đủ ở chỗ bơm mỡ rồi đậy nắp đáy, bắn 2 vít vào để cho dây tiếp xúc xuyên qua khe hở tạo ra Dinamo hoàn chỉnh.
Quy trình công nghệ sản xuất theo dây truyền bán tự động, sản phẩm của máy này sẽ là đầu vào cho máy tiếp theo. Ở mỗi máy đều có công nhân kỹ thuật đứng điều chỉnh. Với dây truyền này giúp cho quá trình sản xuất được iên tục, tiết kiệm diện tích, thời gian vận chuyển từ máy này sang máy khác.
2.5.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị:
Từ khi thành lập cho đến nay doanh đã liên tục mua sắm bổ sung thêm các loại máy móc trang thiết bị hiện đại nhập từ Đức, Đài Loan nhằm cải tiến quy trình sản xuất và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống máy móc trang thiết bị của Hợp doanh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ HAO MÒN LUỸ KẾ ĐẾN NGÀY 31/12/2007
Số TT
Tên máy móc thiết bị
Nguyên giá
Năm đưa vào sử dụng
Giá trị còn lại 31/12/2007
1
Máy mạ ép chân không
506.787.120
30/09/98
139.366.424
2
Máy ép nhựa JA 240 Đài Loan 1
577.806.000
31/12/98
240.752.408
3
Máy ép nhựa JA 240 Đài Loan 2
577.806.000
31/12/98
240.752.408
4
Máy ép nhựa JA 240 Đài Loan 3
575.055.650
15/04/99
197.770.440
5
Máy ép nhựa JA 240 Đài Loan 4
575.055.650
15/04/99
197.770.441
6
Khuôn vỏ đèn mạ Crôm
146.442.280
12/12/01
29.288.452
7
Khuôn phản xạ đèn Crôm
138.300.705
12/12/01
27.660.140
8
Khuôn Las và lõi thay đổi logo
248.132.416
12/12/01
49.626.489
9
Khuôn đui đèn
113.902.498
12/12/01
22.780.495
10
Khuôn lắp giá đỡ
189.828.657
12/12/01
37.965.730
11
Khuôn lắp đáy
135.582.427
12/12/01
27.116.490
12
Khuôn tạo máng giữ dây điện
46.409.633
12/12/01
9.281.922
13
Máy ép kèm đồ gá
23.867.811
12/12/01
4.773.557
14
Máy Rollienass,
49.061.612
12/12/01
9.812.308
15
Máy kiểm tra công suất Dinamo
70.277.444
12/12/01
14.055.481
16
Máy hàn siêu âm
183.052.851
12/12/01
36.610.565
17
Máy cuộn dây
94.914.329
12/12/01
18.982.875
18
Khuôn làm khung dây
203.393.530
12/12/01
40.678.704
19
Khuôn làm gáo
59.669.528
12/12/01
11.933.910
20
Khuôn làm khung cuộn dây
138.976.960
12/12/01
27.795.388
21
Khuôn ép làm ống nylon chống té, cực
203.380.269
12/12/01
40.676.059
22
Máy từ hoá tự động
247.456.161
12/12/01
49.491.209
23
Khuôn vỏ đèn 14 kép
150.564.600
14/12/01
30.112.920
24
Khuôn giắc cắm đèn 14
105.441.000
14/12/01
21.088.200
25
Khuôn vỏ đèn Mini Anh
46.874.908
Nguồn: Phòng kỹ thuật
25/12/01
10.156.245
Hệ thống máy móc trang bị của Hợp doanh tương đối hiện đại và có giá trị cao. Với những máy có giá trị lớn như máy ép nhựa (gần 600 triệu đồng) thì phòng kỹ thuật luôn có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên. Do nhu cầu liên tục phải cải tiến sản phẩm nên hàng năm Hợp doanh cũng mạnh dạn đầu tư thêm các loại khuôn cối khác nhau trị giá gần tỷ đồng.
Nhìn chung hệ thống máy móc trang bị của Hợp doanh tương đối đồng bộ,giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên ở một số bộ phận lắp ráp thì dụng cụ vẫn còn thủ công nên chưa tạo ra năng suất lao động cao.
2.6. Đặc điểm về tài chính:
Tình hình tài chính của Hợp doanh được thể hiện qua bảng cân đối kế toán và một số chỉ tiêu tài chính năm 2007 như sau:
Bảng 4: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Tài sản
Số cuối kỳ
Tỷ trọng
(%)
Nguồn vốn
Số cuối kỳ
Tỷ trọng (%)
A. Tài sản ngắn hạn
11.634.544.439
76
A. Nợ phải trả
2.756.138.125
18
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
391.185.581
2,56
I. Nợ ngắn hạn
2.756.138.125
18
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
4.512.513.185
29,5
II. Nợ dài hạn
0
III Hàng tồn kho
6.173.369.165
40
IV. Tài sản ngắn hạn khác
557.476.505
3,64
B. Tài sản dài hạn
3.653.870.906
24
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
12.532.277.223
82
I. Vốn đầu tư của chủ sử hữu
11.260.997.443
73,66
II. LN sau thuế
1.275.503.140
8,34
Tổng TS:
15.288.415.346
Tổng NV:
15.288.415.347
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Bảng 5: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu
Công thức
Hệ số khả năng thanh toán
=
TSLĐ + ĐTNH
Nợ phải trả
4,22
Hệ số nợ
=
Nợ phải trả
Vốn CSH
0,22
Số vòng quay của tài sản
=
Doanh thu
Tổng tài sản
0,93
Hệ số sinh lời của vốn CSH
=
LN thuần
Vốn CSH
0,113
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Nguồn vốn của Hợp doanh chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu, do vậy mức độ độc lập về mặt tài chính của Hợp doanh rất cao. Hầu hết tài sản hiện có của Hợp doanh đều được đầu tư bằng số vốn của chủ sở hữu. Đây là lợi thế nhằm giảm chi phí sản xuất do không phải trả lãi vay vốn.
Mặt khác, hệ số khả năng thanh toán cao và hệ số nợ thấp chứng tỏ tình hình tài chính của Hợp doanh rất khả quan, luôn đảm bảo thanh toán kịp thời được các khoản nợ. Tuy nhiên hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu lại thấp, điều này chứng tỏ chi phí bán hàng và các loại chi phí khác còn khá cao.
3. Tình hình hoạt động sản xất kinh doanh của Hợp doanh:
3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp doanh:
Bảng 6: TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 4 NĂM
STT
Chỉ tiêu
Đ.vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng doanh thu
Tr. đ
11.532,6
9.751
14.003
14.163,3
2
Tổng giá trị sản xuất
Tr.đ
10.022
11.062
11.235
11.338,7
3
Tổng DT/Tổng GTSX
1,15
0,84
1,24
1,25
4
Tổng Lợi nhuận
Tr. đ
1.180
(1.612)
1.270
1.275,5
5
Nộp Ngân sách
Tr.đ
38.6
0
75,6
77
6
Thu nhập bình quân
đ
1.672.540
(Nguồn: Phòng Kế toán)
1.684.533
1.873.472
1.910.376
ĐỒ THỊ THỂ HIỆN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
Nhìn vào đồ thị ta thấy hàng năm doanh thu và lợi nhuận của Hợp doanh liên tục tăng, nhưng năm 2005 cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm nhiều. Điều này là do năm 2005 Hợp doanh thay đổi một số mẫu sản phẩm nhưng do không đúng các tiêu chuẩn về kỹ thuật mà luật giao thông của Cộng hoà Liên bang Đức yêu cầu nên hàng loạt lô hàng xuất sang Đức đã bị trả lại. Hợp doanh đa phải sửa lại những lô hàng này và bán với giá thấp hơn nhiều. Qua sự kiện này đã giúp bộ phận Marketing của Hợp doanh làm tốt việc nghiên cứu thị trường của mình hơn. Đó là phải tìm hiểu cả các quy định về pháp luật của các nước có liên quan đến sản phẩm và sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu đó. Từ năm 2005 hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp doanh lại đi vào ổn định và phát triển, doanh thu và lợi nhuận tiếp tục tăng.
3.2. Thực trạng một số công tác quản lý khác:
3.2.1. Hoạt động Marketing:
Hoạt động Marketing luôn được ban lãnh đạo Hợp doanh đặc biệt quan tâm, coi kinh doanh là một khâu quan trọng nhất cho hoạt động của Hợp doanh. Đội ngũ Marketing là những người trẻ, năng động, có trình độ. Nhờ thế mà Hợp doanh luôn mở rộng được các mối quan hệ, phát triển thị trường trong nước và nước ngoài. Trong mấy năm vừa qua, Hợp doanh đã bước đầu xâm nhập được vào những thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản. Các sản phẩm của Hợp doanh luôn được cải tiến, hoàn chỉnh và phát triển mới nhằm không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tránh nguy cơ bão hoà thị trường, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, làm chủ thị trường.
Hợp doanh luôn quan tâm tới mối quan hệ với các đối tác. Đặc biệt thường xuyên thăm dò, tìm hiểu nhu cầu và những thay đổi trong các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của các đối tác nước ngoài nhằm điều chỉnh sản xuất để đáp ứng những yêu cầu đó.
3.2.2. Hoạt động đầu tư phát triển:
Hàng năm Hợp doanh thường dành ra gần tỷ đồng để đầu tư vào việc bảo dưỡng nâng cấp máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất mở rộng sản xuất.
Công tác quản lý kỹ thuật cũng được chú trọng đến hoàn thiện công nghệ, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Cán bộ phòng kỹ thuật luôn tìm hiểu, nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật mới để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.
Ban lãnh đạo Hợp doanh duy trì việc áp dụng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng QM-V trên toàn Công ty. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tay nghề cho cán bộ nhân viên được quan tâm thường xuyên. Nhiều công nhân có tay nghề cao có thể nắm bắt và giải quyết được nhiều việc khi có yêu cầu. Làm tốt một nghề nhưng biết nhiều nghề... đã góp phần vào sản xuất kịp thời, đáp ứng thực hiện kế hoạch sản xuất tăng, kể cả trong những tháng sản xuất cao điểm.
3.2.3. Về đời sống và thực hiện chính sách đối với người lao động:
Được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Hợp doanh, ban chấp hành Công đoàn luôn coi mục tiêu đời sống, việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động là vấn đề quan trọng hàng đầu. Để người lao động có môi trường làm việc tốt hơn, trong những năm vừa qua Hợp doanh đã chi hàng tỷ đồng cho xây dựng lại nhà xưởng, mua sắm thêm các thiết bị chống nóng, chống độc hại, cung cấp hàng bảo hộ lao động tốt nhất cho lao động... Môi trường làm việc ổn định... đã làm cho người lao dộng yên tâm và tin tưởng vào sự lãnh đạo của ban lãnh đạo Hợp doanh.
II. THỰC TRẠNG CHÂT LƯỢNG SẢN PHẨM HIỆN NAY Ở HỢP DOANH:
Chất lượng sản phẩm là phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng hay từ đòi hỏi của thị trường.
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa :
"Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7821.doc