Chuyên đề Hoàn thiện tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp TKV

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP_TKV 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ 5

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV 6

1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV 11

1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp – TKV 15

1.5.1. Bé m¸y kÕ to¸n 15

1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán 17

1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán 17

1.5.4. Hệ thống sổ kế toán. 18

1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán 20

Chương 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP_TKV 21

2.1. Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV 21

2.2.Tổ chức hạch toán lao động tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp – TKV 26

2.2.1. Hạch toán số lượng lao động 26

2.2.2. Hạch toán thời gian lao động 29

2.2.3. Hạch toán kết quả lao động 29

2.3. Tổ chức tính và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 29

 

2.3.1. Tính lương và các khoản phải trả nguời lao động 29

2.3.2. Phân bổ lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ 30

2.4. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp – TKV 30

2.4.1. Hạch toán tiền lương 30

2.4.2. Các khoản trích theo lương 42

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - TKV 60

3.1. Nhận xét về kế toán tiền lương tại CTCP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp 60

3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV 64

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính của công ty như: Báo cáo quyết toán Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh tài chính. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP_TKV 2.1. Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương khoán cho người lao động, mục đích của việc áp dụng hình thức này là trả tiền lương theo đúng năng lực làm việc của mỗi người nhằm kích thích tăng năng suất và hiệu quả của người lao động. a. Phương pháp xác định và phân phối tiền lương * Phương pháp xác định quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của các công trình công việc tư vấn thiết kế được xác định dựa trên cơ sở sau: Giá trị trước thuế HĐKT đã ký, đơn giá tiền lương theo kế hoạch giá thành được duyệt tại công ty, mức độ phức tạp, khó khăn và các yêu cầu đặc biệt khác để thực hiện công trình công việc. Cách tính: LCông trình = Gtự làm x Đtiền lương Trong đó: LCông trình : Tổng quỹ lương của công trình Gtự làm : Giá trị tự làm của công trình Gtự làm = GHĐKT – GB’ ± (GHĐKT x Kđiều tiết) GHĐKT : Giá trị trước thuế theo hợp đồng của phần thực hiện công trình, công việc. GB’ : Giá trị thuê ngoài của công trình công việc Kđiều tiết : Hệ số điều tiết phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình công việc. : là chi phí tiền lương/1000đ giá trị sản xuất tự làm được xác định theo kế hoạch giá thành hàng năm, phụ thuộc vào doanh thu tự làm và mức độ tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh của từng năm. Đơn giá này được giám đốc công ty trình và HĐQT công ty duyệt. Ví dụ: Tính quỹ lương công trình tháng 2/2008 + Giá trị trước thuế theo hợp đồng của phần thực hiện công trình, công việc: 800,000,000đ + Giá trị thuê ngoài của công trình công việc:50,000,000đ + Hệ số điều tiết: 30% + Đ tiền lương năm 2008 lấy bằng 460/1,000d giá trị tự làm để làm cơ sở khoán lương cho các công trình, công việc Vậy giá trị tự làm của công trình trong tháng 2/2008 G tự làm = 800,000,000 – 50,000,000 + 800,000,000x30% = 990,000,000đ Vậy tổng quỹ lương công trình tháng 2/2008 L công trình = 990,000,000 x 460đ/1000đ = 455,400,000đ * Phương thức phân phối tiền lương: - Đối với các công trình khoán quỹ lương: Trên cơ sở tổng quỹ lương công trình đã được xác định công ty trích lập các quỹ như sau: + Trích lập quỹ hỗ trợ: 1% tổng quỹ lương + Trích để chi lễ tết: 6 % tổng quỹ lương + Trích thưởng tác nghiệp trong lương: 2% tổng quỹ lương + Trích quỹ lương dự phòng của công ty: 5% tổng quỹ lương + Trích quỹ lương trả cho việc đào tạo thử việc: 1% tổng quỹ lương + Trích để trả lương điều hoà cho toàn thể CBCNV cơ quan công ty: 6,5% tổng quỹ lương. Sau khi trích đủ các quỹ và lương điều hoà phần lương còn lại (phần lương khoán) 78,5% được phân chia như sau: - Lương khoán cho bộ phận nghiệp vụ :15 % - Lương khoán cho khảo sát thiết kế : 85 % trong đó + Lương khoán cho CNĐA, CNĐT : 69 % + Lương cho ban GĐ : 4,25 % + Lương cho các chuyên viên kỹ thuật : 3,75 % + Lương cho giám sát thiết kế : 1,5 % + Lương cho phòng tin học : 5,0 % + Lương cho tổ căn in xuất bản : 5,0 % Cộng: 100,00 % Ví dụ: căn cứ vào quỹ lương ở trên thì + Trích lập quỹ hỗ trợ: 4,554,000 + Trích để chi lễ tết: 27,324,000 + Trích thưởng tác nghiệp trong lương: 9,108,000 + Trích quỹ lương dự phòng của công ty: 22,770,000 + Trích quỹ lương trả cho việc đào tạo thử việc: 4,554,000 + Trích để trả lương điều hoà cho toàn thể CBCNV cơ quan công ty: 29,601,000 Sau khi trích đủ các quỹ và lương điều hoà phần lương còn lại là 357,489,000đ được phân chia như sau: - Lương khoán cho bộ phận nghiệp vụ: 53,623,350 - Lương khoán cho khảo sát thiết kế: 303,856,650 + Lương khoán cho CNĐA, CNĐT : 246,667,410 + Lương cho ban GĐ : 15,193,282.5 + Lương cho các chuyên viên kỹ thuật: 13,405,837.5 + Lương cho giám sát thiết kế: 5,362,335 + Lương cho phòng tin học: 17,874,450 + Lương cho tổ căn in xuất bản: 17,874,450 b. Quy trình quản lý và phân phối tiền lương, thu nhập * Quy trình quản lý tiền lương: Lương công trình, công việc: Sau khi HĐKT đã ký kết phòng Kế hoạch, cùng phòng kỹ thuật xác định tổng quỹ lương công trình công việc, lương khoán cho CNĐA (chủ nhiệm đề án), CNĐT (chủ nhiệm đề tài) rồi chuyển cho phòng lao động tiền lương thảo quyết định khoán lương sau đó chuyển cho Giám đốc ký quyết định trong đó phải ghi rõ kinh phí, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm thực hiện, cơ chế thưởng phạt theo tiến độ và chất lượng… Sau đó các CNĐA, CNĐT cùng phòng Kế hoạch, Kỹ thuật, Lao động tiền lương và các phòng sản xuất tham gia công trình thoả thuận tỉ lệ chia lương. Hàng tháng, các CNĐA, CNĐT dự kiến tiền lương để đưa vào kế hoạch giao cùng khối lượng công việc, cuối tháng nghiệm thu sản phẩm, phân chia tiền lương công trình cho các phòng sản xuất theo sản lượng thực hiện trong tháng. Tổng hợp và làm quyết toán lương công trình với phòng lao động tiền lương sau khi công trình kết thúc để phòng lao động tiền lương quản lý, theo dõi việc chi trả lương cho các công trình theo nguyên tắc. + Tạm ứng lương hàng tháng theo sản lượng thực hiện. Mức tạm ứng lương cho một công trình không vượt qúa 80% giá trị trong Quyết định tạm khoán lương khi công trình hoàn thành sản phẩm. + Sau khi thiết kế được duyệt, HĐKT được nghiệm thu thanh lý với khách hàng quỹ lương công trình sẽ được xác định lại theo giá trị nghiệm thu và quyết toán quỹ lương công trình, số kinh phí còn lại sẽ được trả tiếp vào các tháng tiếp theo. - Trả lương tháng: Hàng tháng trên cơ sở sản lượng thực hiện trong tháng Phòng Tổ chức hành chính và phòng Kế hoạch xác định toàn bộ nguồn tiền lương được chi trả trong tháng trình Giám đốc duyệt. Sau đó phân chia phần lương khoán cho các công trình, công việc thông qua Phó giám đốc điều hành và giao cho các CNĐA, CNĐT chia lương cho các phòng sản xuất dựa trên tỉ lệ tiền lương đã thoả thuận và mức độ tham gia của các phòng sản xuất vào sản lượng của công trình trong tháng. Các trưởng phòng sản xuất nhận lương trong tháng từ phòng tổ chức hành chính và chia lương cho cán bộ công nhân viên trong phòng. Để đảm bảo tiền lương được trả đúng đối tượng, khuyến khích người lao động Công ty qui định nguyên tắc phân phối lương khoán (lương mềm) đối với các phòng sản xuất như sau: + Không khoán trắng theo công trình, công việc, mọi CBCNV phải có trách nhiệm đối với tất cả các công trình, công việc trong phòng. + Tiền lương được trả theo mức độ đóng góp và khối lượng công việc đảm nhiệm và thực hiện tháng. + Trưởng phòng trích đến 5% tổng số tiền lương khoán của phòng để trả lương quản lý chỉ đạo, kiểm tra trong phòng. + Số còn lại được trích từ 20% ¸ 30% để trả lương điều hoà theo ngày công làm việc và hệ số lương cấp bậc. Phần còn lại chia theo mức độ đóng góp và khối lượng hoàn thành. + Phòng tổ chức hành chính căn cứ vào tổng quỹ lương tháng được duyệt phân chia cho các quỹ, tính lương cho khối nghiệp vụ, Căn in xuất bản, Giám sát thiết kế, Ban giám đốc, các chuyên viên Kỹ thuật, tổng hợp lương của các phòng sản xuất chuyển cho phòng Tài chính Kế toán vào sổ lương và thanh toán lương cho CBCNV. * Phân phối tiền lương và thu nhập: - Phần lương cứng (lương điều hoà) được chi trả cho toàn bộ CBCNV cơ quan công ty có mặt làm việc tại công ty xác định theo bảng chấm công hàng tháng. - Phần lương mềm (lương khoán) được phân chia như sau: + Lương ban Giám đốc bằng mức lương mềm trung bình của khối trực tiếp sản xuất nhân với hệ số lương cấp bậc của từng người nhân với hệ số cường độ (K = 0,8 ¸ 1,2). + Lương của khối nghiệp vụ: Tính theo ngày công và lương cấp bậc nhân với mức lương mềm bình quân theo định biên (15% cho khối nghiệp vụ). + Lương cho khối trực tiếp sản xuất: xác định theo lương khoán các công trình công việc cho các CNĐA, CNĐT theo sản lượng thực hiện trong tháng. * Thanh quyết toán quỹ lương: - Lương công trình: được quyết toán sau khi thiết kế được duyệt, HĐKT được nghiệm thu thanh toán. - Các quỹ trong lương: cuối năm phòng lao động tiền lương căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, quỹ lương được quyết toán tổng kết việc sử dụng các quỹ trong lương. Nếu chưa chi hết thì lên kế hoạch phân phối hết cho CBCNV trong năm và làm quyết toán các quỹ trích trong lương trình giám đốc công ty duyệt. 2.2.Tổ chức hạch toán lao động tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp – TKV 2.2.1. Hạch toán số lượng lao động + Đặc điểm hoạt động của Công ty Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp nói chung và đặc điểm tư vấn thiết kế nói riêng thì đây là một loại lao động mang tính đặc thù vì: Tính độc lập tương đối cao, thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình thiết kế từ khâu thu thập tài liệu đến phương pháp kỹ thuật và thanh toán với khách hàng. Mặt khác hoạt động tư vấn thiết kế diễn ra trong phạm vi cả nước, trong tất cả các đơn vị hầm mỏ từ mỏ Lộ thiên đến các mỏ hầm lò. Từ đó đòi hỏi các cán bộ thiết kế phải có tính độc lập tự chủ và có ý thức tự giác cao, có khả năng sáng tạo và xử lý linh hoạt các tình huống nảy sinh khi thiết kế, phải có trình độ hiểu biết rộng. Hiện nay tại công ty có số lượng lao động đang làm việc là 416 người. Trong đó: + Lao động chính : 241 người - Lao động quản lý : 49 người - Cán bộ tư vấn : 48 người - Cán bộ kỹ thuật : 144 người + Lao động phụ : 175 người - Lao động gián tiếp : 58 người - Cán bộ tư vấn : 67 người - Cán bộ kỹ thuật : 15 người - Lao động dự kiến giải quyết theo chế độ : 35 người * Cơ cấu lao động: Biểu cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp (được trích từ bảng phân công lao động của Công ty qua các năm 2006, 2007, 2008 Bảng 2.1: BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP Bộ phận 2006 2007 2008 KH TH KH TH KH TH Lao động trực tiếp % 78,2 75,23 82,4 77,89 78,0 78,0 Lao động gián tiếp % 21,8 24,77 17,6 22,11 22,0 22,0 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy công ty chú trọng bố trí lao động hợp lý theo kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động gián tiếp cho đến nay có xu hướng giảm rõ rệt do yêu cầu của cơ chế thị trường cần phải gọn nhẹ. Nhưng phải đảm bảo có hiệu quả. * Số lượng lao động Số lượng lao động là một trong những nhân tố cơ bản quyết định qui mô kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở đó tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. Tình hình thực hiện số lượng lao động trong công tác tư vấn thiết kế gồm: + Lao động dịch vụ xuất nhập khẩu + Lao động tại các chi nhánh + Lao động dịch vụ chuyển giao công nghệ (Nguồn trích nguồn lao động tiền lương) Bảng 2.2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG Năm 2006 2007 2008 Chỉ tiêu KH TH % KH TH % KH åLđ 450 406 90,2 435 409 94,0 420 Lđtvtk 215 206 95,8 210 207 98,6 200 Lđvv,xnk 79 58 73,4 78 75 96,2 76 Lđtccn 88 87 98,9 87 73 83,9 87 Lđdvcgcn 68 55 80,9 60 54 90 57 Nhận xét: Tổng số lao động của công ty qua các năm đều có sự biến động và có sự chênh lệch kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch là tương đối. Năm 2006 đạt 90,2% so với kế hoạch Năm 2007 đạt 94,0% so với kế hoạch 2.2.2. Hạch toán thời gian lao động * Lao động của công ty làm việc 5 ngày/tuần và 8h/ngày. Và được lãnh đạo phòng hoặc người được phân công chấm công vào bảng chấm công cuối tháng trưởng phòng ký và đưa lên phòng lao động tiền lương để tính lương cho người lao động. 2.2.3. Hạch toán kết quả lao động Công ty có hai bộ phận sản xuất và bộ phận nghiệp vụ. Đối với bộ phận nghiệp vụ thì bảng chấm công làm cơ sở tính lương còn bộ phận sản xuất thì tính lương dựa trên sản phẩm họ làm ra. Nên công ty áp dụng phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành để tính lương. 2.3. Tổ chức tính và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.1. Tính lương và các khoản phải trả nguời lao động Hiện nay, nhà nước cho phép doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo tháng hoặc theo tuần. Việc tính lương và các khoản trợ cấp BHXH, kế toán phải tính riêng cho người lao động, tổng hợp lương theo từng tổ sản xuất, từng phòng ban quản lý. Trường hợp trả lương cho tập thể người lao động. Kế toán phải tính lương phải trả cho từng việc khoán và hướng dẫn chia lương cho từng thành viên trong nhóm tập thể đó theo các phương pháp chia lương nhất định nhưng phải đảm bảo công bằng, hợp lý. Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và trợ cấp BHXH được duyệt, kế toán lập bảng thanh toán sau: - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 – LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 04 – LĐTL) mở và theo dõi cho cả doanh nghiệp về các chỉ tiêu: họ tên và nội dung từng khoản BHXH người lao động được hưởng trong tháng đó. 2.3.2. Phân bổ lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ - Hàng tháng, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng và tính BHXH, BHYT, KPCĐ hàng ngày tính vào chi phí kinh doanh theo mức lương quy định của chế độ. - Trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán lập hàng tháng trên cơ sở bảng thanh toán lương đã lập theo các phòng ban sản xuất, các bộ phận kinh doanh và chế độ trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ, mức trích trước tiền lương nghỉ phép…. - Căn cứ tiền lương cấp bậc, tiền lương thực tế phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, trích trước tiền lương nghỉ phép,… Kế toán tính và ghi số liệu vào bảng phân bố để lập bảng tổng hợp tiền lương làm căn cứ lập kế hoạch và rút tiền chi trả lương hàng tháng cho công nhân viên. 2.4. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp – TKV 2.4.1. Hạch toán tiền lương * Tài khoản sử dụng: Hiện tại công ty đang sử dụng TK 334 Phải trả công nhân viên ; TK 338 – Phải trả phải nộp khác. Ngoài ra, còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 622; TK 627; TK111… a) Tài khoản 334 – phải trả công nhân viên. Tài khoản này dùng để phản ánh tiền lương và các khoản thanh toán trợ cấp BHXH, tiền thưởng,… thanh toán khác có liên quan đến thu nhập của công nhân viên. Kết cấu cơ bản của TK này như sau: Bên nợ: Các khoản tiền lương và các khoản đã trả công nhân viên Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhập công nhân viên. Các khoản tiền lương và thu nhập công nhân viên chưa lĩnh chuyển sang các khoản thanh toán khác. Bên có: Tiền lương, tiền công và các khoản thanh toán khác phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Dư nợ: (nếu có) Số tiền trả thừa cho công nhân viên Dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả công nhân viên. b) Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác TK này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản cho vay, cho mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Kết cấu cơ bản của TK này như sau: Bên nợ: Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý Khoản BHXH phải trả công nhân viên Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn Xử lý giá trị tài sản thừa, các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên có: Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn tính vào chi phí kinh doanh, khấu trừ vào lương công nhân viên. Giá trị tài sản thừa chờ xử lý Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù. Các khoản phải trả khác. Dư nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý TK 338 có 6 tài khoản cấp 2: TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết TK 3382 – Kinh phí công đoàn TK 3383 – Bảo hiểm xã hội TK 3384 – Bảo hiểm y tế TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác Quy trình ghi sổ: Quy trình ghi sổ kế toán của Công ty theo hình thức Nhật ký chứng từ có thể khái quát theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - TKV Chứng từ gốc: - Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH - Các chứng từ thanh toán khác Bảng phân bố số 1 Số, thẻ chi tiết TK334, 338 Bảng kê số 4,5, NKCT số 1, 7, 10 Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 334, TK 338 Báo cáo tài chính và các báo cáo về lao động – tiền lương Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng (hoặc ghi định kỳ) Đối chiếu kiểm tra Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 2 năm 2008 đưa vào bảng kê số 4 và nhật ký số 7 Hàng ngày căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương,tiền thưởng, BHXH, các chứng từ thanh toán, bảng phân bổ số 1 đã được kiểm tra, kế toán tiền lương lấy số liệu ghi trực tiếp vào Nhật ký chứng từ và sổ chi tiết TK 334. Đến cuối tháng kế toán lấy số liệu trên Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái TK 334. Tính lương CBCNV Công ty Hưởng lương thời gian Ví dụ hoạch toán lương cho phòng Lưu trữ thông tin KHCN BẢNG CHẤM CÔNG PHÒNG LƯU TRỮ TT KHCN THÁNG 2/2008 STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Cộng bảng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Sô công nghỉ việc hưởng 100% Số công nghỉ việc hưởng 100% Số công hưởng BH XH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 … 29 1 Mai Xuân Thuỷ 5.65 x x L L L L x x x x x x 17 2 Hà Văn Đợi 5.65 x x L L L L x x x x x x 17 3 Trần Thị Ngọc Bích 2.96 x x L L L L x x x x x x 17 4 Vũ Thị Diệu Thuý 2.65 x x L L L L x x x x x x 17 5 Lê Thu Hương 1.99 x x L L L L x x x x x x 17 6 Trần Thị NgânGiang 3.32 x x L L L L x x x x x x 17 7 Nguyễn Thu Hiền 3.07 x x L L L L x x x x x x 17 Cộng 119 Dựa vào bảng chấm công của phòng Lưu trữ TT KHCN ta có thể tính được lương của các nhân viên trong phòng. Dựa vào công thức: Lương tháng = Lương tối thiểu x hệ số lương x Số ngày làm việc thực tế Số ngày làm việc chế độ (22ngày) Trong tháng dựa vào bảng chấm công của phòng kế toán ta biết được ông Mai Xuân Thuỷ đi làm được 17 công. Với hệ số lương là 5.65. Vậy ta có lương tháng của ông Mai Xuân Thuỷ như sau: - Lương cơ bản = 540,000 x 5.65= 3,051,000 đ - Tiền lương ngày của ông Mai Xuân Thuỷ là: Lương ngày = 3,051,000 = 138,682 đ/ngày 22 - Tiền lương tháng thực lĩnh của ông Thuỷ là: Lương tháng = lương ngày x số ngày làm việc thực tế. 138,682 x 17 = 2,357,594 đ. Lương ngày nghỉ lễ = lương ngày x số ngày nghỉ lễ 138,682 x 4 = 554,728 đ Vào ngày 5 hàng tháng thì công nhân viên trong Công ty được tạm ứng trước một khoản tiền tuỳ theo từng người. Số tiền ông Thuỷ nhận tạm ứng là 1,500,000 đ - Phụ cấp trách nhiệm của ông Mai Xuân Thuỷ với chức trưởng phòng có hệ số phụ cấp là 0,5 và mức phụ cấp là: 270,000đ. - Tổng cộng lương và các khoản là: 2,357,594 + 554,728 + 270,000 = 3,182,322 đ - Các khoản khấu trừ (BHXH, BHYT) 6% 540,000 x(5.65 + 0.5) x 6% = 199,260 đ - Kỳ II còn lại = tổng lương - tạm ứng kỳ I - (BHXH, BHYT) Kỳ II = 3,182,322 – 1,500,000 - 199,260 = 1,483,062 đ Vậy cuối tháng ông Thuỷ còn được lĩnh số tiền là: 1,483,062 đ Tương tự kế toán tính tiền lương cho các nhân viên khác trong phòng Lưu trữ TT KHCN rùi lập danh sách chi lương tháng 2/2008 phản ánh lương tháng 2/2008 của phòng sau đó đưa vào bảng tổng hợp lương toàn công ty. DANH SÁCH CHI LƯƠNG THÁNG 2 NĂM 2008 PHÒNG LƯU TRỮ THÔNG TIN KHCN ĐVT: Đồng TT Họ và tên Công Hệ số lương cấp bậc Thu nhập hàng tháng Ghi chú Số công làm việc Nghỉ phép, R Nghỉ lễ, tham quan Nghỉ hưởng BHXH Tiền lương làm việc Lương phép Lương nghỉ lễ, lương Cty Phụ cấp CNĐA Phụ cấp trách nhiệm Tổng thu nhập 1 Mai Xuân Thuỷ 17 4 5.65 2,357,594 554,727.3 270,000 3,182,322 2 Hà Văn Đợi 17 4 5.65 2,357,594 554,727.3 2,912,318 3 Trần Thị Ngọc Bích 17 4 2.96 1,235,127 290,618.2 216,000 1,741,745 4 Vũ Thị Diệu Thuý 17 4 2.65 1,105,773 260,181.8 1,365,955 5 Lê Thu Hương 17 4 1.99 830,373 195,381.8 1,025,755 6 Trần Thị Ngân Giang 17 4 3.32 1,385,345 325,963.6 1,711,309 7 Nguyễn Thu Hiền 17 4 3.07 1,281,027 301,418.2 1,582,445 Tổng cộng 119 28 25.29 10,552,827 2,483,018 13,035,845 Ngày 20 tháng 3 năm 2007 TP. LĐTL duyệt LĐTL (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) LƯƠNG THÁNG 2 NĂM 2008 PHÒNG LƯU TRŨ TT KHCN ĐVT: Đồng TT Họ và tên Chức danh Hệ số lương cơ bản Hệ số phụ cấp Tổng thu nhập Các khoản trừ trong lương Cộng các khoản trừ Còn được lĩnh kỳ II Ký nhận Vay kỳ I 5% BHXH 1% BHYT 1 Mai Xuân Thuỷ TP 5.65 0.5 3,182,322 1,500,000 159,116.1 31,823.22 1,690,939 1,491,379 2 Hà Văn Đợi 5.65 2,912,318 1,000,000 145,615.9 29,123.18 1,174,739 1,737,579 3 Trần Thị Ngọc Bích PP 2.96 0.4 1,741,745 1,000,000 87,087.27 17,417.45 1,104,505 637,240.7 4 Vũ Thị Diệu Thuý 2.65 1,365,955 1,000,000 68,297.73 13,659.55 1,081,957 283,997.3 5 Lê Thu Hương 1.99 1,025,755 500,000 51,287.73 10,257.55 561,545 464,210 6 Trần Thị Ngân Giang 3.32 1,711,309 1,000,000 85,565.45 17,113.09 1,102,679 608,630.5 7 Nguyễn Thu Hiền 3.07 1,582,445 1,000,000 79,122.27 15,824.45 1,094,947 487,498.7 Tổng cộng 25.29 13,035,845 7,000,000 651,792.3 130,358.5 8,282,151 4,753,695 Lập bảng Kế toán trưởng Giámđốc Hưởng lương theo sản phẩm: Hệ số lương khoán các trưởng phòng thiết kế: TT Họ và tên Chức danh HSL hiện hưởng HSL khoán do GĐ duyệt Ghi chú HSL Phụ cấp 1 Nguyễn Việt Cường TP.HL1 3.27 0.5 5.65 2 Vương Thúc Quang TP.LT 5.65 0.5 5.65 3 Nguyễn Đức Thái TP.CT 2.96 0.5 5.65 4 Khúc Đình Thọ TP.MB 4.99 0.5 5.65 5 Nguyễn Chí Bảo TP.XD 4.66 0.5 5.65 6 Trịnh Hồng Đăng TP.Điện 3.27 0.5 5.65 7 Phạm Hoàng Gia TP. ĐCMT 5.65 0.5 5.65 8 Lê Văn Duẩn TP.HL2 2.96 0.5 5.65 9 Phạm Văn Triển TP.KTM 5.65 0.5 5.65 Ví dụ: tính lương tháng 2/2008 cho ông Nguyễn Việt Cường chức danh là Trưởng phòng hầm lò 1. Biết trong tháng này phòng Hầm lò nhận được 30 triệu đồng từ quỹ lương khoán. Theo quy định của công ty sẽ trích từ 0-30% tiền lương khoán nhận được để hình thành quỹ lương điều hòa. Như vậy, lương điều hòa của phòng Hầm lò 1 trong tháng 2 (được trích 30%) =30% x 30 triệu đồng = 9 triệu đồng, lương khoán là 30-9=21 triệu đồng. * Lương khoán: Theo quy định của Công ty Ltpsx = Kpt x Htrp x Mbq Trong đó: + Ltpsx: Là thu nhập của trưởng phòng sản xuất tính bằng đồng/tháng + Kpt: Là hệ số quy mô các phòng, Kpt=1.2 với các phòng có trên 20 người, Kpt=1.1 với các phòng có từ 10-20 người, Kpt=1 với các phòng có dưới 10 người. + Mbq: là mức lương tối thiểu bình quân thực tế của phòng trong tháng(Tổng quỹ lương và thu nhập của phòng/Tổng hệ số lương cấp bậc của CBCNV trong phòng),tính bằng đồng/tháng + Htrp: hệ số lương khoán chức danh của trưởng phòng, hàng tháng giám đốc duyệt trên cơ sở cân đối khối lượng công việc và mức độ đóng góp của từng người. Như vậy Lương khoán của ông Cường với Hệ số lương khoán 5.65, tổng quỹ lương khoán của phòng là 70% x30 triệu đồng = 21 triệu đồng; tổng hệ số cấp bậc lương của phòng Hầm lò 1 là 34.3, phòng có 9 nhân viên. Vậy mức lương khoán ông Cường nhận được trong tháng là: Ltpsx = 1x 5.65 x 21trd/34.4 = 3,459,184đ Lương điều hòa: Lương làm việc thực tế = (Hcb + Hpc) x số ngày lv thực tế x Nbq 22 Trong đó: Nbq : là mức lương tối thiểu bình quân thực tế của phòng trong tháng(Tổng quỹ lương và thu nhập của phòng/Tổng hệ số lương cấp bậc của CBCNV trong phòng), tính bằng đồng/tháng Lương làm việc thực tế = (3.27 + 0.5) x 17 x 9 triệu đồng 22 x 34.3 = 764,392 đ Lương nghỉ lễ = (3.27 + 0.5) x 4x 9 triệu đồng 22 x34.3 = 179,857 đ - Vậy tổng thu nhập tháng 2/2008 của ông Cường là: = 764,392 + 3,459,184 + 179,857 = 4,403,433 + Các khoản khấu trừ (BHXH, BHYT) 6% = 264,205.98đ + Nhận tạm ứng kỳ I số tiền 2,000,000đ Vậy kỳ II ông Cường còn được lĩnh = 4,403,433 - 264,205.98 - 2,000,000 = 2,139,227đ Quá trình hạch toán lương tháng 2/2008 (Đơn vị: đồng Việt Nam) 1- Ngày 1/2 chi thưởng kế hoạch quý 6 cho cán bộ công nhân viên số tiền 2,500,000 theo phiếu chi số 100 Nợ TK 334 2,500,000 Có TK 111: 2,500,000 2- Ngày 3/2 chi nhân ngày truyền thống ngành than cho cán bộ công nhân viên số tiền 14 250 000 theo phiếu chi số 101 Nợ TK 334 14,250,000 Có TK 111: 14,250,000 3- Ngày 5/2 chi lương kỳ I cho công nhân viên số tiền 68,200,000đ theo phiếu chi số 102 Nợ TK 334: 68,200,000 Có TK 111: 68,200,000 4- Ngày 15/2 tính lương ốm cho nhân viên từ tháng 1/2008 theo phiếu chi số 103 số tiền 324,200đ trích từ quỹ BHXH a, Nợ TK 338.3 324,200 Có TK 334: 324,200 b, Nợ TK 334 324,200 Có TK 111: 324,200 5- Ngày 16/2 tính tiền chi ăn ca tháng 1 năm 2008 phiếu chi số 104 + Khi tính chi ăn ca vào chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 642: 18,530,000 Có TK 334: 18,530,000 + Khi chi tiền ăn ca cho CBCNV Nợ TK 334 18,530,000 Có TK 111: 18,530,000 6- Ngày 17/2 thu tiền vay nợ của công nhân viên, khấu trừ vào lương Nợ TK 334 3,100,000 Có TK 138: 3,100,000 7- Ngày 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp TKV.doc
Tài liệu liên quan