Chuyên đề Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty thương mại sản xuất và dịch vụ da giầy Hà Nội

MỤC LỤC

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ

TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP 1

I. THÀNH PHẨM - TIÊU THỤ, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ Ở CÁC DOANH NGHIỆP 1

1. Khái niệm và đặc điểm của thành phẩm 1

2. Khái niệm và đặc điểm của tiêu thụ 2

3. Vai trò nhiệm vụ của kế toán thành phẩm và tiêu thụ 3

II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 4

1. Đánh giá thành phẩm: 4

1.1. Đánh giá thành phẩm theo giá thực tế. 4

1.2. Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán. 6

2. Kế toán thành phẩm 6

2.1. Kế toán chi tiết thành phẩm. 6

2.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm 7

3. Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm 8

3.1. Kế toán bán hàng 8

3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 9

4. Kế toán chi phí bán hàng 9

4.1. Nội dung của chi phí bán hàng 9

4.2. Chi phí bán hàng 10

III. CÁC SỔ KẾ TOÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 10

1. Trong hình thức nhật ký chung 10

2. Trong hình thức nhật ký sổ cái 10

3. Trong hình thức chứng từ ghi sổ 10

4. Trong hình thức nhật ký chứng từ 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 11

I/ KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA 11

1. Quá trình hình thành phát triển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 11

2. Đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp 11

3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 12

3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 12

3.2. Tổ chức công tác kế toán 12

II/ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 13

1. Tổ chức kế toán thành phẩm 13

1.1. Đặc điểm của thành phẩm 13

1.2. Phân loại và đánh giá thành phẩm của công ty 14

1.3. Kế toán chi tiết thành phẩm 15

1.4. Kế toán tổng hợp thành phẩm 17

2. Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ ở Công ty da giầy Hà Nội 18

2.1. Các phương thức bán hàng và hình thức thanh toán 18

2.2. Kế toán bán hàng 20

2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 22

2.4. Kế toán giá vốn hàng bán 24

2.5. Kế toán chi phí bán hàng 24

2.6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 25

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 28

I/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI. 28

II/ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 30

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc60 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty thương mại sản xuất và dịch vụ da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng thanh toán ngay bằng tiền thì kế toán đóng dấu đã thu tiền và đính kèm với phiếu thu nếu khách hàng mua chịu thì kế toán sẽ đóng dấu "chấp nhận sau". Sau khi đóng dấu 1 liên được chuyển trả về phòng kinh doanh, liên 2,3 khách hàng cầm xuống kho, liên 4 phòng kế toán giữ. Trình tự luân chuyển chứng từ xuất kho.(Phụ lục 14, 15) Trường hợp xuất kho gửi đại lý - xuất nội bộ cũng sử dụng chứng từ xuất kho tương tự nhưng có thêm dòng gửi đại lý hoặc xuất nội bộ dưới dòng chữ in. Tóm lại việc vận dụng chế độ ghi chép ban dầu cũng như mọi trình tự luân chuyển chứng từ của công ty đẩm bảo phản ánh một cách theo dõi chính xác chặt chẽ tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm theo đúng chế độ quy định. Mẫu Hoá đơn GTGT (phụ lục 16) 1.4. Kế toán tổng hợp thành phẩm Kế toán tổng hợp thành phẩm ở công ty sử dụng các TK TK 154 "Chi phí SXKD dở dang" TK 155 "Thành phẩm" TK 632 giá vốn hàng bán. Công ty có gửi hàng đại lý nhưng không sử dụng TK 157. Các sổ kế toán chủ yếu được sử dụng. NKCT 8 - Bảng tổng hợp nhập xuất thành phẩm, sổ chi tiết xuất nội bộ công ty không mở bảng kê 8. - Về nhập kho thành phẩm: Công ty da giầy Hà Nội nhập kho xẩy ra 2 trường hợp: - Sản phẩm hoàn thành ở các phân xưởng đem về nhập kho. - Sản phẩm nhập kho do khách hàng trả lại. Cuối tháng sau khi tính được giá thành sản xuất của sản phẩm kế toán sẽ ghi vào NKCT số 7 theo định khoản Nợ TK 155 Có TK 154, khi nhập kho thành phẩm do khách hàng trả lại kế toán ghi Nợ TK 155 có TK 632. - Về xuất kho thành phẩm ở Công ty hiện nay xuất kho trong các trường hợp: + Xuất kho để bán + Xuất kho đem biếu tặng quảng cáo + Xuất kho tái chế Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán ghi Nợ TK liên quan (TK 632, 641...) có TK 155 chẳng hạn khi xuất kho thành phẩm đem bán kế toán ghi Nợ TK 632 Có TK 155. Bảng tổng hợp được lập vào cuối tháng cho biết tình hình nhập xuất trong tháng của tất cả TP cả về mặt hiện vật và giá trị. Bảng tổng hợp nhập xuất thành phẩm bao gồm 2 phần: Nhập kho trong tháng và xuất kho trong tháng. Phần nhập kho trong tháng: - Căn cứ vào sổ chi tiết nhập kho, phiếu nhập kho đã được phân loại theo từng thứ thành phẩm và bảng tính giá thành do kế toán chuyển sang kế toán ghi vào cột ghi nợ TK 155 có TK 154 theo hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. - Căn cứ vào PNK trả lại, bảng tổng hợp nhập xuất tháng trước kế toán ghi vào cột Nợ TK 155 có TK 632. Phần xuất kho trong tháng: - Căn cứ vào chứng từ xuất thành phẩm (phiếu xuất kho, phiếu xuất kho gửi đại lý... hoá đơn GTGT đã được phân loại theo từng thứ thành phẩm để ghi theo chỉ tiêu số lượng vào phần ghi có TK 155 nợ các TK sau đó tính ra đơn giá bình quân nhân với số lượng xuất kho để ghi vào chỉ tiêu giá trị. Số liệu trên bảng tổng hợp nhập xuất là căn cứ để ghi vào sổ chi tiết TK 911 và NKCT số 8. Nợ TK 632 673.891.000 Có TK 155 673.891.000 Nợ TK 641 7.441.860 Nợ TK 642 4.048.000 Nợ TK 627 15.918.000 Có TK 155 27.407.860 Để theo dõi riêng số TP xuất nội bộ (dùng để biếu tặng, quảng cáo) kế toán còn sử dụng “Sổ chi tiết xuất nội bộ”. Cuối tháng, sau khi đã kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT só 7, NKCT số 8 kế toán mở sổ cái TK 155, TK632.(phụ lục 17) 2. Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ ở Công ty da giầy Hà Nội 2.1. Các phương thức bán hàng và hình thức thanh toán Hiện nay trong 3 mặt hàng chính của công ty, trong đó mặt hàng da cứng, da mềm là những mặt hàng truyền thống đang phải cạnh tranh với chính hàng trong nước sản xuất ra đặc biệt là sự cạnh tranh với công ty da Sài gòn một trong những thành viên của Tổng công ty da giầy Việt Nam. Do đó đến nay sản phẩm của da giầy Hà Nội mới chỉ chiếm ưu thế trên thị trường miền Bắc 80-90% doanh thu còn thị trường miền Trung, miền Nam vẫn đang là tiềm năng. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ công ty đã có áp dụng nhiều phương thức bán hàng thích hợp. Phương thức bán hàng trực tiếp, theo phương thức này khách hàng đến mua hàng có thể khách hàng trả ngay tiền hàng hoặc trả chậm, số hàng hoá đã bán không thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Bên cạnh phương thức này công ty còn áp dụng phương thức gửi đại lý tại Hà Nội công ty có các cửa hàng đại lý, giới thiệu sản phẩm của công ty. Mặc dù là phương thức đại lý nhưng việc theo dõi hạch toán là hoàn toàn như phương thức trên chỉ khác phương thức trực tiếp là đại lý bán đúng giá mà công ty quy định được hưởng 10% hoa hồng được trả lại công ty nếu số hàng đó không bán được. Hàng xuất ra khỏi doanh nghiệp coi như là hàng đã tiêu thụ công ty vẫn phải nộp thuế GTGT. Bên cạnh đó công ty áp dụng nhiều phương thức bán hàng, cùng với việc xúc tiến quảng cáo thiết lập một hệ thống mạng lưới phân phối trên 20 tỉnh trên cả nước công ty còn áp dụng hình thức rất linh hoạt và hiệu quả như: - Bán hàng thanh toán ngay: Khách hàng thanh toán ngay-TM hoặc TGNH - Bán trả chậm: Công ty cho khách hàng thanh toán chậm trong một thời gian nhất định. Tuỳ thuộc vào mỗi khách hàng mà công ty áp dụng hình thức thanh toán khác nhau Công ty chia khách hàng ra làm 2 loại khách hàng: khách hàng chính là khách hàng thường xuyên, khách hàng có hợp đồng mua bán số còn lại là khách hàng lẻ. Những khách hàng thường xuyên để khuyến khích khách hàng mua nhiều công ty cho hưởng mức chiết khấu nhất định khi khách hàng này mua với khối lượng lớn. Trong những khách hàng đó cũng có khách hàng có thời hạn tín dụng rộng rãi. Thông thường Công ty cho khách hàng chịu tiền từ 30- 40 ngày khi ký hợp đồng phải thanh toán 30% giá trị lô hàng, sau 15 ngày thanh toán 30% giá trị lô hàng, hết thời hạn thanh toán khách hàng phải thanh toán số còn lại. Nếu khách hàng thấy sản phẩm hỏng do lỗi thuộc về Công ty sẽ được đổi lại sản phẩm mới. Đối với những khách hàng trả tiền ngay sẽ được công ty thưởng theo tỷ lệ % trên tổng giá trị thanh toán nhằm mục đích khuyến khích khách hàng trả tiền hàng, doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, để mở rộng thị phần ở khu vực miền Trung và miền Nam những khách hàng ở đây được hưởng những ưu đãi như giá ở đây sẽ thấp hơn giá thị trường miền Bắc, công ty sẽ chịu tiền vận chuyển tới nơi tiêu thụ. 2.2. Kế toán bán hàng a) Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng Việc bán hàng ở công ty diễn ra một cách thường xuyên liên tục với doanh số lớn. Công tác kế toán tiêu thụ chủ yếu được căn cứ trên hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho gửi đại lý và các chứng từ thanh toán như phiếu thu, giấy báo có... Đồng thời để theo dõi phản ánh và giám sát tình hình tiêu thụ thành phẩm một cách có năng suất và hiệu quả, công ty sử dụng một số TK sau: TK 511 "Thuế GTGT đầu ra" TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" TK 531 giảm giá hàng bán TK 532 doanh số hàng bán bị trả lại TK 521 CK hàng bán Và một số TK khác liên quan. Quá trình hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng công ty sử dụng các sổ kế toán: - Sổ chi tiết TK 511 - Sổ chi tiết TK 131 - Sổ chi tiết TK 911 Bên cạnh đó để kế toán tổng hợp doanh thu kế toán tiêu thụ còn mở NKCT số 8, bảng kê số 11, sổ cái TK Do việc nhà nước áp dụng luật thuế GTGT, công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ kế toán tiêu thụ còn mở bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào và hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra. b) Trình tự kế toán: Hàng ngày khi nhận được hoá đơn GTGT kế toán phân loại chứng từ theo thể thức thanh toán rồi ghi vào SCT TK 511; sổ chi tiết TK 131. * Sổ chi tiết TK 511 Bao gồm 2 sổ: 5112 - Doanh thu bán thành phẩm 5115 - Doanh thu bán hoá chất Quá trình tiêu thụ bắt đầu với sổ chi tiết tiêu thụ này. Sổ này dùng để theo dõi doanh thu tiêu thụ thành phẩm theo từng chủng loại, từng khách hàng trên cả 2 chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Cả được ghi hàng ngày với cả 2 loại hoá đơn có đóng dấu "thanh toán ngay", và hoá đơn "chấp nhận sau". * Sổ chi tiết TK 131 Sổ chi tiết TK 131 được mở cho từng khách hàng, ưu tiên khách hàng thường xuyên trước. Sổ được ghi hàng ngày theo thứ tự thời gian. Số liệu SCT 131 là căn cứ ghi vào bảng kê số 11. * Bảng kê số 11: được mở cho từng tháng theo dõi tình hình nợ thanh toán công nợ cho từng khách hàng. Bảng kê này được lập vào cuối tháng được lập theo đúng chế độ kế toán hiện hành. * Kế toán thuế GTGT: Bởi công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế nên: - Hàng ngày khi mua hàng hoá dịch vụ... kế toán căn cứ vào các hoá đơn giá trị gia tăng để ghi thuế GTGT đầu vào SCT TK 133. - Khi bán hàng phần thuế GTGT đầu ra được kế toán tiêu thụ phản ánh trên SCT tiêu thụ. - Đến cuối tháng căn cứ vào SCTTK 133, sổ chi tiết tiêu thụ, tờ khai thuế tháng trước kế toán lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra. Bảng kê này được mở cho từng tháng, ghi theo trình tự thời gian và theo từng mức thuế suất. Sau khi lập bảng kê kế toán phải lập tờ khai thuế GTGT tờ khai này phản ánh tổng hợp số thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, số thuế phải nộp hoặc số thuế được thoái trong kỳ. Tờ khai thuế được lập vào cuối tháng bao gồm 10 chỉ tiêu căn cứ để lập là 2 bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào, hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra và tờ khai thuế tháng trước. Tờ khai thuế được lập làm 2 liên, 1 liên lưu tại công ty, 1 liên nộp cho cục thuế.( phụ lục 18, 19) Sau khi gửi tờ khai thuế lên cục thuế, cục thuế gửi thông báo thuế về cho công ty, công ty phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Để theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước kế toán sử dụng SCTTK 333. SCT TK333 dùng để theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo từng loại thuế trong từng tháng. Sổ được dùng cho cả năm, việc tiến hành ghi sổ được tiến hành vào cuối mỗi tháng * Bảng kê I Với những hoá đơn bán hàng thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tình hình khách hàng thanh toán công nợ với công ty ngoài việc thể hiện trên sổ chi tiết doanh thu sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, cuối tháng kế toán còn thể hiện trên bảng kê số I.(phụ lục 20) 2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 2.3.1. Kế toán chiết khấu hàng bán a) Các hình thức chiết khấu ở công ty da giầy Hà Nội Như đã nêu ở phần trên để đẩy mạnh việc bán hàng, khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, thanh toán ngay. Công ty đã cho khách hàng hưởng một mức chiết khấu theo quy định cụ thể. Công ty áp dụng 2 loại CK chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. Mức chiết khấu thương mại được tăng từ 5-10% tuỳ theo chủng loại hàng và giá trị của hoá đơn, giá trị của hoá đơn càng lớn thì mức chiết khấu càng cao. Mức chiết khấu này thường được ghi rõ trong hợp đồng. Còn chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán ngay thì sẽ được hưởng từ 0,3-0,5% trên tổng giá trị hoá đơn. Mức chiết khấu này quy định theo giá trị mỗi hóa đơn. ở công ty da giầy Hà Nội mức chiết khấu này còn gọi là khoản hỗ trợ khách hàng. Đặc biệt là chiết khấu thương mại được chia đôi một nửa trả cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc giảm khoản phải thu một nửa trừ thẳng vào giá bán trên hoá đơn. b) Trình tự hạch toán và ghi sổ. Khi hoá đơn chuyển tới kế toán tiêu thụ, nếu hoá đơn có đủ điều kiện chiết khấu thì kế toán tiêu thụ sẽ lập 1 tờ "phiếu thanh toán chiết khấu" (phụ lục 21). Sau đó kế toán căn cứ vào "phiếu thanh toán chiết khấu", phiếu chi... để ghi vào sổ chi tiết "hỗ trợ khách hàng" (phụ lục 22). Sổ chi tiết này được mở hàng tháng, sổ được ghi hàng ngày theo thứ tự thời gian. Sổ theo dõi CK chi tiết theo từng loại sản phẩm. Số liệu trên sổ còn là căn cứ để ghi SCT lãi lỗ cho từng sản phẩm. Ví dụ: Ngày 6/1/99 xí nghiệp Minh Xuân mua 1296 bia bò boxcal B trị giá 23.328.000 (số hoá đơn 0366725). Công ty quy định nếu khách hàng mua hàng với trị giá >20 triệu; <40 triệu thanh toán ngay sẽ được hưởng mức chiết khấu 0,5%. Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán lập "phiếu thanh toán CK" và ghi vào "sổ chi tiết hỗ trợ khách hàng". 2.3.2. Kế toán hàng bán bị trả lại a) Trường hợp hàng bán bị trả lại Trước kia, những hàng xuất đi triển lãm bán không hết đem lại nhập kho đều hạch toán vào TK 531. Hiện nay trường hợp đem hàng đi bán ở triển lãm thủ kho chỉ ghi vào sổ xuất kho như một khoản nợ đến khi triển lãm về nhập lại kho lượng hàng thừa tính ra lượng xuất kho thì mới viết hoá đơn. Do vậy hiện nay kế toán chỉ hạch toán vào TK 531 những hàng bị mất phẩm chất do khách hàng trả lại trường hợp này rất ít và số hàng mà công ty gửi đại lý chưa bán được nhập kho. b) Trình tự hạch toán ghi sổ Khi khách hàng đến trả lại hàng cho công ty phòng kinh doanh sẽ viết phiếu xuất kho để đổi lại cho khách hàng sản phẩm mới. Còn lượng hàng đại lý trả lại phòng kinh doanh sẽ làm thủ tục nhập sau đó kế toán tiêu thụ hạch toán lượng này vào sổ chứng từ TK 531 "hàng bán trả lại" Sổ này được mở hàng tháng và ghi theo thứ tự thời gian. Căn cứ để ghi sổ là hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho.(phụ lục 23) 2.3.3. Kế toán giảm giá hàng bán. a) Những trường hợp chấp nhận giảm giá: Do yêu cầu đảm bảo chữ tín với khách hàng nên khi có khách hàng phàn nàn về việc hàng kém phẩm chất không sử dụng được công ty đều sẵn sàng đổi cho họ sản phẩm mới chứ không giảm giá bán. Do vậy ở công ty trường hợp giảm giá do kém phẩm chất là không có. Trước khi nhập kho thành phẩm phải qua khâu kiểm nghiệm. Tại đây bộ phận này sẽ phân loại theo thành phẩm loại I và thứ phẩm mỗi loại sẽ được quy định một mức giá khác nhau. Công ty chỉ hạch toán trên "sổ chi tiết giảm giá hàng bán" trường hợp công ty chủ động hạ giá ở một số vùng nhất định để cạnh tranh mở rộng thị phần. b) Trình tự hạch toán và ghi sổ: Khi nhận được quyết định giảm giá một mặt hàng nào đó kế toán sẽ ghi vào SCT 532. Sổ này được mở cho từng khách hàng theo từng tháng. Căn cứ để ghi sổ là các quyết định giảm giá của công ty.(phụ lục 24) Việc theo dõi chi tiết trên TK 532 chỉ phản ánh sự giảm giá của lượng hàng còn tồn tại các đối tượng được giảm. Khi có quyết định được giảm toàn bộ lượng tồn sẽ tính theo đơn giá mới. Phần chênh lệch sẽ được bù đắp bằng việc trả cho đối tượng đó một khoản tiền hoặc một lượng hàng có giá trị bằng đúng khoản chênh lệch. Cuối tháng sau khi đã đối chiếu NKCT số 8, NKCT số 1, 2 kế toán mở sổ cái TK 511, 531, 521, 532.(phụ lục 25, 26, 27, 28) 2.4. Kế toán giá vốn hàng bán. ở công ty thông thường kế toán tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền. Cơ sở số liệu để xác định giá vốn hàng bán là bảng tổng hợp nhập xuất thành phẩm . Ví dụ cách xác định giá vốn hàng bán của da bò boxcal B như sau: 230.415.840 + 158.100.000 Đơn giá bình quân = ----------------------------------- = 15230 15199 + 10.200 Trị giá vốn da bò boxcal B xuất bán: 15230 x 11.902,3 x 181.272.020đ. Đối với trường hợp thành phẩm trong tháng có hàng bị trả lại thì căn cứ vào "bảng tổng hợp nhập xuất thành phẩm" kế toán tính trị giá vốn hàng bán như sau = trị giá vốn hàng xuất kho (Nợ TK 632 Có TK 155) - trị giá vốn hàng nhập trả lại (có TK 632, nợ TK 632 có TK 155). Tổng trị giá vốn hàng bán trong tháng 1 được phản ánh trên sổ chi tiết TK 911 với số tiền là: 695.738.000 số liệu này là cơ sở để ghi vào NKCT số 8 phần kết chuyển giá vốn Nợ TK 911 có TK 632. 2.5. Kế toán chi phí bán hàng: a. Nội dung của chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng ở đơn vị sản xuất kinh doanh là tất cả những chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và các chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ nhanh hiệu quả . Để đảm bảo cho khâu bán hàng được trôi chảy từ việc bảo quản, đóng gói vận chuyển,... công ty đã phải bỏ ra những chi phí khá lớn. Các chi phí đó bao gồm: - Chi phí nhân viên: các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, đóng gói, bảo quản các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí vật liệu bao bì: bao tải, hộp các tông, dây nẹp... - Chi phí công cụ dụng cụ: máy tính - Chi phí khấu hao : khấu hao nhà kho - Chi phí bằng tiền khác: chi phí quảng cáo, tiếp thị, thuê vận chuyển hàng, hoa hồng trả đại lý. b. Trình tự hạch toán và ghi sổ: Để kế toán chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641 TK này không mở các TK cấp II chi tiết theo nội dung chi phí mà đều tập hợp thẳng vào TK 641. Để tập hợp chi phí bán hàng kế toán sử dụng bảng kê 5 * Bảng kê 5: dùng để tập hợp CF BH, CFQLDN, CF XDCB. Kết cấu và phương pháp ghi sổ: Bảng kê được lập vào cuối tháng các căn cứ để lập BK gồm: + Bảng phân bổ NVL CCDC: ghi có TK 152, 153 + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: ghi có TK 334 + Bảng phân bổ và tính khấu hao: ghi có TK 155 + NKCT số 1, NKCT số 2: ghi có TK 111, 112 Các khoản phát sinh giảm chi phí bán hàng kế toán căn cứ vào phiếu thu TM, giấy báo có NH hoặc phiếu nhập kho để ghi vào NKCT số 7 theo định khoản : Nợ TK 111, 112, Có TK 641 Cuối tháng, kế toán lấy số tổng cộng chi phí bán hàng trừ đi phần phát sinh giảm trên NKCT số 7 để ghi vào NKCT số 8 nhằm xác định kết quả kinh doanh. (Trong tháng 1 công ty không có các khoản giảm chi phí bán hàng) 2.6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ Để phản ánh toàn bộ quá trình bán hàng, doanh thu bán hàng và các khoản chi phí trên cơ sở đó xác định kết quả bán hàng kế toán sử dụng sổ chi tiết TK 911 và NKCT số 8. * Sổ chi tiết TK 911 Sổ chi tiết TK 911 là một loại sổ tổng hợp theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh trong cả năm của từng loại thành phẩm và được ghi vào cuối tháng. Ngoài việc theo dõi giá vốn của từng loại thành phẩm sổ còn theo dõi doanh thu tiêu thụ, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của số thành phẩm xuất kho tiêu thụ từ đó xác định kết quả SXKD cho từng loại TP. Kết cấu và phương pháp ghi sổ Sổ chi tiết lãi lỗ bao gồm 5 cột chính: - Cột giá vốn hàng bán. Được lấy số liệu từ cột giá vốn hàng xuất kho- giá vốn hàng nhập trả lại trên bảng "tổng hợp nhập xuất kho thành phẩm" - Căn cứ vào sổ chi tiết tiêu thụ kế toán ghi vào cột doanh thu trên sổ chi tiết TK 911 - Căn cứ vào sổ chi tiết TK 521, 531, 532 kế toán ghi vào phần các khoản giảm trừ doanh thu trên sổ chi tiết TK 911. - Căn cứ vào bảng kê số 5 sau khi đã trừ đi phần giảm chi phí trên NKCT số 7. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho từng thành phẩm theo công thức: Chi phí QLDN (hoặc CFBH) tính cho 1 loại TP = Tổng chi phí quản lý (chi phí bán hàng) x Doanh thu của loại sản phẩm đó Tổng doanh thu bán hàng - Chỉ tiêu "lãi lỗ" được tính như sau: Lãi (lỗ) = Doanh thu - giá vốn - các khoản giảm trừ doanh thu - CFBH - CFQLDN. Nếu kết quả ra số âm thì kế toán ghi đỏ hoặc đóng khung ở cột lãi, lỗ cho từng loại thành phẩm. Ví dụ: Sản phẩm bò Boxcal B trong tháng 1 có số liệu tổng hợp: - Giá vốn: 181.127.020 - Tổng doanh thu: 212.081.400 - Chiết khấu hàng bán: 1.283.000 - Chi phí bán hàng được phân bổ như sau = 32.891.850 x 212.081.400 = 7.690326 907079.150 - Chi phí QLDN = 77.846.480 x 212.081.400 = 18201047 907.079.150 Xác định lãi (lỗ) = 212.081.400 - 181.127.020 -76.903.326 -18.201.047 = 3636007 Từ số liệu trên được ghi vào sổ chi tiết TK911 (Phụ lục 29) (Các sản phẩm khác mở tương tự) * Nhật ký chứng từ số 8: Bên cạnh việc ghi sổ chi tiết 911 kế toán còn mở NKCT số 8. NKCT số 8 dùng để phản ánh tổng quát sự biến động thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh toán với người mua. Việc lập nhật ký chứng từ số 8 được thực hiện vào cuối tháng. Căn cứ để lập là các bảng kê, các sổ chi tiết liên quan. - Kết cấu và phương pháp ghi sổ: NKCT số 8 bao gồm các cột: Số thứ tự, số hiệu TK ghi nợ và các cột phản ánh số phát sinh bên có các TK 155, 131, 623, 532, 521, 641, 642, 511, 911...) các dòng ngang phản ánh số phát sinh bên nợ của các TK liên quan với các TK ghi có. Căn cứ ghi sổ: - Căn cứ vào số phát sinh bên có TK131 trên bảng kê số 11 ghi vào cột có TK 131. - Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất NVL ghi vào cột có TK 152 trên NKCT số 8. - Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm, sổ chi tiết xuất nội bộ kế toán ghi vào cột có TK 155 nợ các TK 632, TK 641, TK 627 trên NKCT số 8. - Căn cứ vào sổ chi tiết "hỗ trợ khách hàng", SCT TK 531 ghi vào cột có TK 521, TK 532, TK 531 ghi nợ TK 511 trên NKCT 8. - Căn cứ vào bảng "tổng hợp nhập xuất TP", phiếu nhập trả lại ghi Có TK 632 Nợ TK 155 trên NKCT 8. - Căn cứ vào cột giá vốn trên SCT 911 của tất cả các thành phẩm để ghi vào cột có TK 632 Nợ TK 911 trên NKCT 8. - Căn cứ vào cột sổ chi tiết tiêu thụ để ghi Nợ TK111, TK112 Có TK511 trên NKCT số 8. - Căn cứ vào cột ghi nợ TK 131 có TK 511 (sau khi đã trừ đi 10% thuế GTGT). - Căn cứ vào cột tổng doanh thu trên SCT tiêu thụ, SCT TK 521, TK 531, TK 532 để ghi vào cột ghi nợ TK 511 có TK 911. chương III: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội I/ Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội. Khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, công ty đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động còn ít nhiều có sự quản lý của cấp trên song không vì thế mà công ty mất uy tín và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại sự thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của cơ chế thị trường đã giúp công ty luôn tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển và hoà chung với sự sôi động của nền kinh tế mở. Công ty không chỉ làm ăn có hiệu quả mà còn thực hiện tốt chế độ chính sách do nhà nước đề ra trong đó có các chế độ về kế toán. Công ty đã áp dụng kế toán mới một cách nhuần nhuyễn sáng tạo và chủ động. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc phù hợp với chuyên môn của mỗi người. Bên cạnh đó, để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để công việc được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn công ty đã chú ý đầu tư phần trang bị, tính toán và xử lý thông tin hiện đại ngày càng giảm phần làm thủ công trong công tác kế toán. Trong những thành công chung của công tác kế toán trong những năm qua, không thể không kể đến sự phấn đấu của kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm bằng sự cố gắng mẫn cán và sự nhạy bén của mình kế toán đã hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội bộc lộ những ưu điểm lớn sau: - Trình độ luân chuyển chứng từ: việc lập chứng từ bước đầu xây dựng phương pháp luân chuyển và quản lý chứng từ như vậy ở công ty là rất hợp lý. - Về công tác kế toán thành phẩm và quản lý thành phẩm công ty đã chấp hành chế độ quản lý và kế toán thành phẩm. Hệ thống kho, phòng kế toán phòng kế hoạch hoạt động ăn khớp nhau, thường xuyên có kiểm tra đối chiếu số liệu đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ. ở phòng kế toán của công ty luôn nắm vững số liệu của thành phẩm về mặt số lượng và giá trị, phản ánh tình hình nhập, xuất kho của từng thứ thành phẩm. - Về tình hình theo dõi công nợ: công ty có rất nhiều bạn hàng, ngoài những khách hàng đến mua và thanh toán ngay công ty còn có hàng loạt các khách hàng thường xuyên, bạn hàng quen thuộc thường đến nhận hàng trước và thanh toán sau. Chính điều này đặt ra cho kế toán công ty trách nhiệm nặng nề phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra một lượng tài sản khá lớn của mình vẫn còn đang trong quá trình thanh toán. Khó khăn là vậy nhưng công ty đã theo dõi sát sao từng món nợ cụ thể đến từng khách hàng để kịp thời thông báo cho ban lãnh đạo của công ty có các quyết định phù hợp, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty. - Nghiệp vụ bán hàng ở công ty rất linh hoạt cởi mở luôn thực hiện đúng phương châm "khách hàng là thượng đế". Do đó khách hàng đến mua hàng được phục vụ rất nhanh chóng đảm bảo các thủ tục nhanh gọn, phù hợp với khách hàng. Khách hàng đến với công ty luôn nhận được sự hài lòng cả về phương thức phục vụ, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả. Đây là một thế mạnh nên công ty luôn tìm cách phát huy. - Về các khoản giảm trừ doanh thu: Công ty luôn coi trọng chữ "tín" do đó có hàng trả lại mà lỗi thuộc về công ty công ty giải quyết rất nhanh gọn. Khi khách hàng đến mua hàng với số lượng lớn sẽ được công ty cho hưởng chiết khấu theo phương pháp luỹ tiến. Mặt khác, kế toán tiêu thụ cũng đã tiến hành lập sổ và theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu rất tốt. - Kế toán doanh thu đã được theo dõi một cách chi tiết, tỷ mỷ có nhiều sáng tạo, phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của từng TP. - Công ty đã xây dựng môi trường kiểm soát chung khá mạnh và hệ thống kế toán quản trị ở đây cũng đang dần dần được hình thành một cách rõ nét phục vụ hết sức hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh . - Mọi chế độ của nhà nước đã được công ty thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Mặc dù mới áp dụng luật thuế GTGT nhưng công ty đã thực hiện đúng chế độ hoá đơn chứng từ hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào có thể nói công ty là một mẫu mực trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên do một vài nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm vẫn còn một số điểm tồn tại cần sớm được hoàn thiện. Việc sắp xếp nhân sự bố trí các phần hành kế toán chưa đồng đều. - Thủ tục luân chuyển chứng từ nhập kho chưa đúng với quy định - Kế toán thành phẩm (cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết) chưa tốt có sự trùng lặp trong chức năng quản lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2391.doc
Tài liệu liên quan