Chuyên đề Hoàn thiện tổ chức lao động ở Công ty vận tải Biển Bắc

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương I: Vai trò của tổ chức và sự cần thiết phải hoàn thiện lao động 2

I. Khái niệm và nội dung tổ chức lao động 2

1. Khái niệm về tổ chức lao động 2

2. Vai trò của tổ chức lao động trong doanh nghiệp 3

3. Nội dung tổ chức lao động 4

3.1. Tuyển dụng nhân lực 4

3.2. Cải tiến việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc 5

3.3. Hoàn thiện các hình thức phân công và hiệp tác lao động. 8

4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 10

4.1. Nội dung và tác dụng 10

4.2. Nguyên tắc và phương pháp của đào tạo để phát triển nguồn nhân lực 11

5. Thù lao cho lao động 13

5.1. Khuyến khích vật chất 13

5.2. Những khuyến khích về mặt tinh thần 14

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lao động 14

1. Các nhân tố bên trong 14

1.1. Mục tiêu của tổ chức 15

1.2. Bầu không khí văn hoá của tổ chức 15

1.3. Chất lượng nguồn nhân lực 15

1.4. Chính sách của công ty 16

1.5. Nguôn tài chính của công ty 16

1.6. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 16

1.7. Đặc điểm về sản phẩm 16

2. Các nhân tố bên ngoài 17

2.1. Bối cảnh kinh tế 17

2.2. Dân số và lao động 17

2.3. Pháp luật 17

2.4. Khoa học kỹ thuật 17

2.5. Đa dạng hoá lực lượng lao động 17

2.6. Xu hướng phát triển văn hoá- xã hội 18

III. Sự cần thiết, đặc điểm và yêu cầu tổ chức lao động 18

1. Sự cần thiết của công tác tổ chức lao động 18

2. Đặc điểm và yêu cầu của việc tổ chức lao động 19

2.1. Các đặc điểm cơ bản. 19

2.2. Yêu cầu của việc tổ chức lao động 20

Chương II: Thực trạng công tác tổ chức lao động ở Công ty vận tải Biển Bắc 21

I. Những đặc điểm của Công ty vận tải Biển Bắc ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động 21

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty vận tải Biển Bắc 21

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 22

2.1. Chức năng 22

2.2. Các dịch vụ cung cấp: 22

3. Mục tiêu, phương châm kinh doanh của công ty 22

4. Một số kết quả đạt được của Công ty vận tải Biển Bắc trong 2 năm 2004 và 2005 23

II. Thực trạng về công tác tổ chức lao động tại Công ty vận tải Biển Bắc trong thời gian qua 25

1. Tuyển dụng nhân viên 25

1.1. Với lao động thừa hành 25

1.2. Tuyển dụng lao động quản trị 26

2. Đào tạo nguồn nhân lực 27

3. Thù lao cho lao động 27

3.1. Khuyến khích lợi ích vật chất 28

3.2. Khuyến khích tinh thần 30

4. Đánh giá thành tích của người lao động 30

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức lao động của công ty 31

1. Nhóm nhân tố khách quan 31

1.1. Nền kinh tế quốc gia và thế giới 31

1.2. Thị trường lao động 31

1.3. Khách hàng 32

1.4. Đối thủ cạnh tranh 32

1.5. Chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước 32

1.6. Khoa học công nghệ 33

2. Nhân tố chủ quan 33

2.1. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 33

3. Nguồn lao động trong công ty 38

 

 

Chương III Hoàn thiện công tác tổ chức lao động ở Công ty vận tải Biển Bắc 41

I. Phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2006 41

1. Mục tiêu phấn đấu 41

2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh 41

II. Phương hướng về tổ chức lao động trong công ty 41

1. Phương hướng nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động 41

2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty 42

3. Phương hướng trong công tác tổ chức cán bộ 43

4. Phương hướng về công tác đào tạo 43

III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lao động tại Công ty vận tải Biển Bắc 43

1. Triển khai hoạt động phân tích công việc 43

2. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực 45

3. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng 46

3.1. Đối với công tác tuyển dụng lao động 46

3.2. Đối với công tác tuyển chọn 48

4. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động 49

5. Thực hiện tốt công tác đãi ngộ nhân sự cho người lao động 50

5.1. Chế độ tiền lương 50

5.2. Chế độ quỹ lương, phúc lợi 51

6. Công bằng khi đánh giá thực hiện công việc 53

7. Xây dựng nền văn hoá công ty lành mạnh. 53

8. Tạo ra môi trường tốt cho người lao động. 54

Danh mục tài liệu tham khảo 56

 

 

docx79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện tổ chức lao động ở Công ty vận tải Biển Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên đường. Do khối lượng công việc không đồng đều giữa các giờ trong ngày, giữa các ngày trong tuần , giữa các tuần trong tháng, giữa các tháng trong năm nên tổ chức lao động đòi hỏi phải tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc giờ nhiều việc bố trí nhiều người, giờ ít việc ít người, thực hiện điều độ lao động thay thế nghỉ bù theo ca kíp. - Thời gian làm việc của ngành bưu chính viễn thông liên tục suốt ngày đêm 24/24 giờ trong ngày và 365 ngày trong năm không kể mưa, nắng, gió, bão, tết ,lễ. 2.2. Yêu cầu của việc tổ chức lao động Do tính chất sản phẩm và yêu cầu phục vụ, tổ chức lao động ngành bưu chính viễn thông phải đảm bảo yêu cầu sau: - Lãnh đạo,chỉ đạo sản xuất phải tập trung, mọi lao động phải chấp hành kỷ luật nghiêm, tự giác trong làm việc. - Tổ chức lao động phải khoa học, hợp lý và phải có sự hợp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, thể lệ khai thác thiết bị và nghiệp vụ bưu chính viễn thông. - Trong quản lý phải thực hiện nghiêm chỉnh Đảng lãnh đạo, cá nhân thủ trưởng phụ trách, phát huy tốt chức năng các bộ phận tham mưu và tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong đơn vị. - Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng rộng rãi các kinh nghiệm tiên tiến, học tập và noi gương người tốt, việc tốt trong ngành và các đơn vị. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty vận tải Biển Bắc Công ty vận tải Biển Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước ngành vận tải hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Tiền thân là Tổng Công ty vận tải sông I, khi tổ chức lại ngành đường song I, khi tổ chức lại ngành đường sông vào năm 1993, Bộ Giao thông vận tải đã chuyển đổi tổ chức Tổng Công ty vận tải đường sông I thành Công ty vận tải Biển Bắc là quyết định Nhà nước theo quyết định số 1108 QĐ/TCCB-LĐ ngày 3/6/93- Bộ GTVT là doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 338/TTg và được giới hạn doanh nghiệp theo nghị định 50/Công ty cổ phần TM An Phúc ngày 28/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ, mã số ngành kinh tế kỹ thuật 25. - Trụ sở chính đặt tại 278 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội. - Tài khoản tiền Việt Nam: 710A - 00155 tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội. - Tài khoản ngoại tệ: 362.111.370.506 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Khi mới thành lập Công ty vận tải Biển Bắc trực thuộc Cục đường Sông Việt Nam, sau một thời gian hoạt động công ty gia nhập Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo quyết định 598/TTg ngày 30/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch quốc tế của Công ty là Norwat. Từ khi thành lập cho đến nay công ty không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế thị trường, nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, công ty ngày càng phát triển mở rộng sản xuất, đa phương thức, đa ngành nghề kinh doanh. Hiện nay công ty có 3 chi nhánh tại: Hải phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, 3 trung tâm và xí nghiệp cơ Bắc. Là doanh nghiệp Nhà nước nhưng vốn ngân sách chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của công ty: 837 triệu đồng trong tổng vốn khi thành lập là 3804 triệu đồng. Trong thời gian hoạt động đội ngũ cán bộ được đào tạo chính qui, cơ bản. Nhiệt tình tận tuỵ với công việc đã nhanh chóng trưởng thành tích luỹ được kinh nghiệm, tiếp thu và nắm bắt được những kiến thức, công nghệ và phương pháp quản lý mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu, xây dựng được uy tín và độ tin cậy đối với khách hàng trong và ngoài nước, dù với khách hàng khó tính nhất, góp phần mở rộng thương hiệu của công ty trên thị trường. Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng phương tiện của Công ty đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bộ luật an toàn quốc tế trong ngành Hàng Hải, đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận phù hợp (D.O.C) và giấy chứng nhận quản lý an toàn (S.M.C) cho tất cả các tàu hoạt động trên tuyến quốc tế của Công ty khai thác. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1. Chức năng - Kinh doanh vận tải biển trong nước và quốc tế bằng các phương thức: + Vận tải conteiner trực tiếp + Đại lý môi giới, cung ứng dịch vụ hàng hải, đường bộ và hàng không. + Vận tải hàng rời, hàng khô, hàng lỏng + Dịch vụ vận tải đa phương thức 2.2. Các dịch vụ cung cấp: - Khai thác đội xe vận tải container bằng đường bộ. - Tổ chức dịch vụ giao nhận vận tải container từ kho đến kho và vận tải đa phương thức qua các phương thức đường sắt, đường bộ. - Đại lý cho các hãng tàu container nước ngoài. - Kinh doanh kho bãi và các dịch vụ quanh kho bãi. - Dịch vụ vận tải quốc tế. 3. Mục tiêu, phương châm kinh doanh của công ty - Đảm bảo an toàn để sản xuất vì việc làm và đời sống của công nhân lao động, vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, xây dựng công đoàn Công ty ổn định và phát triển. - Giáo dục đào tạo "con người hàng hải có kiến thức, năng đọng, văn minh, sống nghĩa tình" góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. - Công ty vận tải Biển Bắc luôn thực hiện phương châm "lấy thị trường làm trung tâm và hướng theo khách hàng-khách hàng là chìa khoá để tạo khả năng sinh lợi nhuận". Quan điểm trên đồng nghĩa với việc khẳng định "chìa khoá để đạt được mục tiêu của công ty là xác định được những nhu cầu, mong muốn của thị trường mục tiêu và đảm bảo mức hoạt động thoả mãn bằng những chất lượng dịch vụ và hiệu quả khác biệt trên thị trường". Để có thể thực hiện phương châm trên công ty quan tâm chặt chẽ đến chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng và vượt cao hơn yêu cầu và mong đợi của khách hàng bằng cách: - Xây dựng hệ thống qui trình điều hành sản xuất kinh doanh từ khâu thực hiện cho đến hoàn thiện chứng từ, đảm bảo giảm thiểu những trục trặc bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, không làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của khách hàng… - Xây dựng chính sách hợp lý đảm bảo hiệu quả cũng như lợi ích kinh doanh của công ty và các bạn hàng. Với quan điểm này, công ty đưa ra một mô hình kinh doanh mới với một mức độ quan trọng từ trên xuống và định hướng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên hướng theo cùng thực hiện. Với mô hình kinh doanh cua rmình, một lần nữa Công ty vận tải Biển Bắc khẳng định lại mục tiêu kinh doanh của mình "thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, thực sự mong muốn khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty và cảm thấy hài lòng". 4. Một số kết quả đạt được của Công ty vận tải Biển Bắc trong 2 năm 2004 và 2005 Trong những năm qua Công ty vận tải Biển Bắc không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ một doanh nghiệp Nhà nước với tình trạng chung của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, vượt qua những khó khăn về vốn đầu tư, công nghệ, trình độ chuyên môn, công ty đã từng bước đi lên những thành công bước đầu đáng được khen ngợi. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và khu vực, công ty đã tìm cách huy động các nguồn lực bằng nguồn vốn tự có và nguồn huy động từ chính người lao động. Không chỉ ngồi chờ vào nguồn vốn ngân sách cấp và các chính sách chỉ đạo cải cách từ trên xuống, công ty đã từng bước cải cách bộ máy quản lý của Nhà nước nhưng lại thích nghi với nền kinh tế thị trường một cách nhanh chóng và hoàn hảo nhất. Để làm rõ điều đó chúng ta có thể xem biểu sau: Biểu số 1: Các chỉ tiêu về sản lượng STT Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Ước 6 tháng 2006 1 Vận tải đường biểu Tấn 604,697 662.700 311.000 Tấn . Km 1.215.245.781 1.309.702.495 650.000.000 2 Vận tải đường sông Tấn 162.917 193.821 95.000 Tấn . Km 14.063.906 19.060.512 7.500.000 3 Vận tải khách Tấn 45.045 1.856 Tấn . Km 5.814.330 185.600 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Biểu số 2: Các chỉ tiêu về tài chính STT Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Ước 6 tháng 2006 Tốc độ tăng trưởng bình quân 1 Doanh thu 148.972 156.076 69.195 129,30% 2 Lợi nhuận 1.361 4.986 500 291,28% 3 Số lao động (người) 352 361 361 108,61% 4 Thu nhập bình quân người/tháng 3,18 4,73 4.451 179% 5 Các khoản nộp ngân sách 5.607 3.885 800 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Biểu số 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm (2004-2005) Đơn vị: triệu đồng STT Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Ước 6 tháng 2006 Tổng DT toàn công ty Doanh số 148.972 196.076 69.199 Lãi gộp 84.574 91.286 39.603 Trong đó: 1 Vận tải biển 64.544 76.370 28.697 2 Vận tải khách 4.360 263 0 3 Vận tải sông 4.613 4.439 2.547 Ban tàu sông 1.852 1.605 980 Chi nhánh Quảng Ninh 2.761 2.834 1.567 4 Dịch vụ đại lý vận tải (lãi gộp) 1.084 513 Chi nhánh Hải Phòng 737 378 365 Chi nhánh Quảng Ninh 224 14 17 Văn phòng Công ty 123 120 37 Chi nhánh TPHCM 5 Trung tâm CKD Doanh thu tính thuế 52.543 39.788 6.717 Doanh thu lãi gộp 4.681 3.773 723 6 Trung tâm Đông Phong Doanh thu tính thuế 8.358 24.444 20.713 Doanh thu lãi gộp 1.109 2.247 1.601 7 Trung tâm dịch vụ-XLLĐ 2.222 2.829 1.161 8 Trung tâm du lịch H2 1.910 763 496 9 XN CK và VLXD 58 90 56 Khi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của 1 năm và từ đó đưa ra kế hoạch cho năm tới nên cong tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực sát với yêu cầu thực tế trong năm tới II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG THỜI GIAN QUA 1. Tuyển dụng nhân viên 1.1. Với lao động thừa hành Xác định lý do tuyển dụng: tuyển dụng nhân viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó quyết định số lượng của cán bộ công nhân viên trong công ty có hợp lý không. Nhận thức được vấn đề đó nên Công ty vận tải Biển Bắc tiến hành tuyển dụng nhân viên xuất hát từ nhu cầu lao động. Chẳng hạn như mấy năm gần đây, việc kinh doanh được mở rộng, có thêm một số tuyến vận tải mới đưa vào hoạt động vì thế sẽ lao động trực tiếp tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. - Nguồn tuyển dụng và phương pháp thông báo nhu cầu tuyển dụng Công ty vận tải Biển Bắc tiến hành tuyển chọn nhân viên của mình chủ yếu từ nguồn bên ngoài đó là công ty tuyển ngay từ bạn bè, con em của nhân viên trong công ty (87% lao động tuyển dụng mới từ nguồn này). Bởi là ngành vận tải thường thì chỉ có những gia đình truyền thống gắn liền với hàng hải mới có con cháu theo nghề của cha anh. Những nhân viên đang làm việc trong công ty biết rõ bạn mình, con em mình đang cần một công việc và họ giới thiệu cho công ty những người mà họ thấy có khả năng, có chuyên môn và được họ tin yêu. Ưu điểm: Cách tuyển dụng như vậy sẽ giảm chi phí và không phải đăng quảng cáo để thông báo mà công ty chỉ cần thông báo nội bộ để toàn thể cán bộ công nhân viên biết được về nhu cầu tuyển dụng nhân viên. Và chỉ sau một thời gian ngắn đã có ứng cử viên nộp đơn cho công ty thông qua chính nhân viên giới thiệu. Hơn nữ sẽ tạo cho nhân viên cảm thấy các quyền lợi mà công ty cho họ lớn hơn đó là con em của họ có cơ hội được nhận vào làm việc tại công ty. Tuy nhiên, cách tuyển dụng này cũng có một số nhược điểm như: tạo nên sự cứng nhắc trong nguồn tuyển dụng, và khâu tuyển dụng dễ dẫn tới thiên vị, chủ quan là điều khó tránh khỏi. Mặt khác do chỉ tuyển con em, người thân của nhân viên trong công ty, nên nhiều khi ứng cử viên không đáp ứng được các yêu cầu nhưng vẫn được tuyển vào làm, còn những người không quen biết mà có năng lực thực sự có thể bị loại hoặc không có cơ hội để tham gia thi tuyển. 1.2. Tuyển dụng lao động quản trị Công ty không tuyển dụng các nhà quản trị từ nguồn bên ngoài. Đây là một điểm chung về tuyển dụng nhà quản trị hiện còn tồn tại khá phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước mà Công ty vận tải Biển Bắc là một ví dụ điển hình. Các nhà quản trị được tuyển dụng từ nguồn bên trong của công ty tức là thông qua thuyên chuyển công tác, đề bạt thăng chức. Việc tuyển dụng như thế này có ưu điểm là biết được năng lực của nhân viên, sở trường, sở đoạn của nhân viên đó và giảm được chi phí tuyển dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp có nhiều cán bộ cùng trong doanh nghiệp dự tuyển vào một chức vụ nào đó hiện tại công ty đang thiếu sẽ gây ra sự ganh đua, đấu đá mất đoàn kết nội bộ và kết quả là hiệu quả kinh doanh bị giảm sút, và hơn nữa do nguồn tuyển dụng quá hạn hẹp cho nên đôi khi không lựa chọn được những nhà quản trị tài giỏi. 2. Đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo là một nhu cầu không thể thiếu trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng về trình độ nghiệp vụ và trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ - công nhân viên trong công ty được coi là một hình thức để nâng cao hiệu quả kinh tế là một chiến lược phát triển công ty. Thực tế như đa số các doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty vận tải Biển Bắc phải gánh chịu hậu quả thời bao cấp để lại là đội ngũ cán bộ công nhân viên thì đông nhưng trình độ chuyên môn và trình độ công tác còn hạn chế. Hơn nữa trình độ của cán bộ công nhân viên ngày càng bị mai một dần do không bố trí đúng người đúng việc, công tác đào tạo không được quan tâm chú trọng. Việc đào tạo có chăng nữa cũng chỉ là hình thức thi tay nghề, cho đi đào tạo lại chủ yếu là lấy bằng cấp để nâng cao mức lương mà thôi. Nhận thức được vấn đề này, ban giám đốc công ty đã ra nhiều chu trương biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty vận tải Biển Bắc được thực hiện như sau: Lập kế hoạch đào tạo: Sau khi đánh giá lại đội ngũ nhân lực, ban lãnh đạo công ty kết hợp cùng các phòng chức năng lập kế hoạch đào tạo với nội dung: + Số cán bộ được đào tạo. + Phương pháp đào tạo. 3. Thù lao cho lao động Lợi ích tạo ra động lực cho người lao động do đó việc sử dụng lao động một cách có hiệu quả chính là việc tạo ra klợi ích để thúc đẩy người lao động làm việc với hiệu quả cao nhất có thể. Chính tính chất nội dung lao động, điều kiện lao động, các chế độ chính sách đối với nười lao động là yếu tố mang lại lợi ích và tạo động lực cho người lao động. Để kích thích người lao động, người ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng nhìn chung là nhằm vào lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của người lao động. Sau đây chúng ta nghiên cứu về thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động trong công ty vận tải Biển Bắc, công ty đã kết hợp giữa khuyến khích bằng vật chất và khuyến khích tinh thần. 3.1. Khuyến khích lợi ích vật chất Trong mấy năm trở lại đây giống như các công ty khác trong ngành. Tổ chức tiền lương, tiền thưởng ở Công ty vận tải Biển Bắc trở thành yếu tố quan trọng, là nhân tố chủ yếu kích thích người lao động. Với cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhưng công tác tiền lương, tiền thưởng cần phải phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, nó cần phải phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty đã có những thay đổi lớn về tổ chức tiền lương, tiền thưởng, đó là việc áp dụng linh hoạt chế độ lương mới vào công ty. Các điều kiện, căn cứ xét thưởng được xây dựng lại chính xác hơn. Hàng năm công ty tiến hành các ký kết thoả ước lao động tập thể kèm theo đó giám đốc ban hành quy chế phân phối thu nhập có văn bản hướng dẫn tính lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty, các văn bản này đều được thông qua tại đại hội công nhân viên tháng, quý, năm với sự tham gia đầy đủ của cán bộ công nhân viên trong công ty. * Tiền lương Công ty áp dụng các hình thức trả lương: a. Quy định chung Tiền lương gắn liền với doanh thu. Tổng quỹ tiền lương được xác định như sau: Ltt = TLmin x (1 + Kđc) Trong đó: TLtt: Tiền lương thực tế nhận được TLmin = Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định (290.000đ) Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm Kđc = K1 + K2 K1: Hệ số điều chỉnh tăng thêm K2: Hệ số điều chỉnh tăng thêm theo ngành. Theo quy định của Nhà nước công ty được hưởng hệ số điều chỉnh này như sau: K1 = 0,3 K2 = 1 Kđc = 1,3 Như vậy, khung lương tối thiểu mà công ty có thể áp dụng được là từ 290.000 đến 290.000 x (1 + 1,3) = 667.000đ/tháng. Tuy nhiên, mức lương thực tế của công ty còn phụ thuộc vào doanh thu tiêu thụ hàng hoá, điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Từ thực tế công ty đã xác định cho mình các hệ số điều chỉnh như sau: K1 = 0.0312 K2 = 0.0464 Như vậy có nghĩa là mức lương tối thiểu có thể nhận được là: 290.000 x (1 + 0.0.12 + 0.0464) = 312.504 đ/tháng Lương thực tế mà mỗi người lao động được nhận còn phụ thuộc vào hệ số lương, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm,… của mỗi người. b. Đối với thuỷ thủ, thuyền viên: Đối với lao động trực tiếp, theo quy định của Nhà nước công ty có chế độ phân cấp độc hại cho từng loại công việc như sau: 1. Sĩ quan máy, thợ máy, thợ điện tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu… công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế là gò bó, chịu tác động nóng, rung và ồn. 2. Lái xe tải chuyến, có trọng tải từ 60 tấn trở nên Þ công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động tiếng ồn, rung và bụi. 3. Sỹ quan boong, sĩ quan điện, vô tuyến điện, thuỷ thủ, cấp dưỡng, phục vụ, bác sĩ, quản trị trưởng trên tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu… Þ công việc nặng nhocm, nguy hiểm chịu tác động của sóng, gió, ồn và rung. 4. Máy trưởng, thợ máy phà tự hành, ca nô lái dắt phà và tàu sông có công suất từ 90CV trở lên Þ nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của ồn, rung, nóng thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu, tư thế lao động gò bó. Đối với những đối tượng lao động trên công ty áp dụng hình thức trả lương khác nhau: + Tiền lương = x x + = x Hệ số thưởng theo chức danh, công việc được điều chỉnh hàng tháng, hàng quí. Căn cứ vào khối lượng và chất lượng công việc của từng chức danh có thể tăng hoặc giảm. Tiền lương, tiền thưởng trong lương được chia làm 7 nhóm có số khung hệ số khác nhau, từng nhóm có khung bậc của hệ số. Nhóm số Chức danh HS2 HST Ghi chú Nhóm 1 Trưởng phòng 2.2 2 Lương, thưởng tính trả theo tháng, hàng tháng trưởng phòng trưởng chi nhánh, trưởng đại diện chịu trách nhiệm chấm công và bình bầu ABC gửi về công ty tính lương, thưởng (Hệ số thưởng A =100%, B = 70%, C = 50% hoặc không thưởng. Hệ số khu vực Sài Gòn, Hà Nội: 1.0 - Hải Phòng, Q.Ninh: 0.9 Nhóm 2 Phó phòng, trưởng chi nhánh 2 1.8 Nhóm 3 Phó CN, trưởng đại diện H.Phòng, Q.Ninh 1.8 1.6 Nhóm 4 1.6 1.2 Nhóm 5 1.4 1 Nhóm 6 1. 2 0.8 Nhóm 7 1 0.6 3.2. Khuyến khích tinh thần Tuỳ từng bộ phận, dạng lao động mà có hình thức khen thưởng riêng. Các quyết định khen thưởng được công bố rộng rãi, mọi người lao động trong công ty đều được biết. Việc khen thưởng được tiến hành dựa vào thành tích mà đơn vị đó đạt được. Hình thức này có ưu điểm là kích thích được tinh thần thoải mái, tinh thần phấn đấu làm việc. Tuy nhiên với mỗi đơn vị thì việc áp dụng các hình thức chính thức khen thưởng chưa được thực hiện công bằng, còn mang tính chất 'bình quân", chưa khuyến khích được tin thần cho từng cá nhân. 4. Đánh giá thành tích của người lao động Dựa vào tiêu chuẩn danh hiệu thi đua từng cấp của công ty hàng năm để đánh giá thành tích công tác cho từng lao động và cả tập thể lao động. Các thành viên của công ty đi sâu vào phân tích, đánh giá các kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, có cả xem xét các yếu tố thuận lợi, khó khăn tác động tới việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Cùng với việc tổng kết các phong trào thi đua lao động sản xuất, bình chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu đề nghị giám đốc công ty khen thưởng. Các cấp quản lý của công ty luôn đề cao vai trò của công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên trực tiếp tới cá nhân và tập thể xuất sắc, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, làm cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch của đơn vị trong những năm tới. * Các danh hiệu trong công ty gồm có: - Danh hiệu cá nhân như: Danh hiệu lao động giỏi cấp công ty, cấp tổng công ty, danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp ngành vận tải. - Danh hiệu thi đua tập thể: danh hiệu tập thể lao động giỏi, giấy khen tập thể, danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp tổng công ty, cờ thi đua của tổng công ty… III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1. Nhóm nhân tố khách quan 1.1. Nền kinh tế quốc gia và thế giới Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều giảm sút, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Điều này một mặt tạo thuận lợi cho công ty trong việc tuyển dụng lao động, nhưng mặt khác do nền kinh tế suy giảm, các công ty phải cạnh tranh khốc liệt để tìm thị trường và tìm cơ hội phát triển. Đứng trước tình hình này, một mặt công ty vẫn phải đảm bảo việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, mặt khác phải giảm chi phí lao động để giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây là một thách thức lớn đối với công tác quản trị nhân lực của công ty. Nó yêu cầu công ty phải dung hoà hai yếu tố trên, đồng thời phải cần kỹ lưỡng giữa việc tuyển thêm nhân viên mới có trình độ và khả năng để đáp ứng nhu cầu khắt khe của công việc, đồng thời phải đối mặt với lực lượng lao động nhiều nhưng thiếu năng lực và trình độ. 1.2. Thị trường lao động Trong những năm gần đây, tình trạng cung lao động luôn vượt cầu lao động đã tạo thuận lợi cho công ty trong việc tuyển dụng lao động. Vì công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về lao động thường xuyên thay đổi, do đó khi có nhu cầu về lao động thì công ty tiến hành tuyển dụng. Ngày nay mặt bằng dân trí được nâng cao số lao động được đào tạo qua trường, qua lớp cũng như chất lượng đào tạo được nâng cao. Các trung tâm tư vấn, dịch vụ việc làm hoạt động khá sôi nổi, người dân chú ý nhiều hơn đến các thống tin trên các phương tiện thông tin đại chúng…. Tất cả những yếu tố này tạo thuận lợi cho công ty trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhìn chung mặt bằng chất lượng lao động của nước ta thấp hơn so với thế giới, qua số liệu thứ bậc theo HDI của nước ta những năm gần đây tăng lên đáng kể. Sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường chưa thích ứng với thị trường nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị tốt theo yêu cầu của CNH - HĐH. Cơ cấu nhân lực về trình độ, nghề nghiệp mất cân đối nghiêm trọng. Cho nên mặc dù giá rẻ hơn nhưng trong nhiều trường hợp không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đặc biệt công ty cần phải có những đội ngũ công nhân lành nghề, làm việc với độ chính xác cao, tinh thần trách nhiệm…. đội ngũ cán bộ phải linh hoạt, sáng tạo, năng động, nhạy bén với thời cuộc và làm việc có ý thức trách nhiệm. Điều này yêu cầu công ty phải làm tốt công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu. 1.3. Khách hàng Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu hàng hoá của mình ra nước ngoài, vì vậy khách hàng chính của công ty là các doanh nghiệp xuất nhập khâu và dịch vụ. Ngoài ra, khách hàng công ty còn là những nhà công ty nước ngoài thuê công ty làm đại lý hay môi giới và vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam đi nước ngoài và ngược lại. 1.4. Đối thủ cạnh tranh Công ty không chỉ cạnh tranh với các đối thủ của mình về vận tải hàng hoá - dịch vụ mà còn cạnh tranh về qui mô, chất lượng dịch vụ và số lượng tàu vận chuyển. Trong nước, công ty đang phải cạnh tranh với các đối thủ về thời gian thuê tàu chuyến vận tải hàng trong nước các tuyến Hải Phòng - TPHCM và đến các cảng khác như: - Công ty vận tải biển Đông Long - Công ty TNHH vận tải biển Tài chính - Công ty vận tải Biển Đông - Công ty TNHH biển Sông Cấm Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty cần có các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong lĩnh vực vận tải biển. Hơn nữa, công ty còn có các đối thủ cạnh tranh nước ngoài là những công ty liên doanh như: - Vinafco Shipping Company - German trans & German dept - P & O Nedlloyd và Công ty đại lý P & O Vietrans chart. 1.5. Chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước 1.5.1. Chính sách kinh tế Với đường lối đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, chủ trương sắp xếp lại cá doanh nghiệp Nhà nước tạo thế chủ động sản xuất kinh doanh trên thị trường, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước….. có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực. Công ty phải xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó có yếu tố nhân lực trên cơ sở phù hợp với đường lối chính sách của dr và Nhà nước. 1.5.2. Chính trị Với xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia các hiệp hội, các tc trong khu vực và trên thế giới. Với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới bất kể chế độ chính trị nào, nước ta đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác và buôn bán các nước trên thế giới. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức cho công ty trong việc tìm kiếm bạn hàng mới, thị trường mới, cũng như cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài tràn vào Việt Nam. Bên cạnh đó là việc Nhà nước cố gắng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện tổ chức lao động ở Công ty vận tải Biển Bắc.docx
Tài liệu liên quan