MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
I . HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ :
1.1. Khái niệm về hoạt động dầu tư.
1.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.
II . DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
2.1. Khái niệm
2.2. phân loại dự án đâu tư
III . CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư.
3.1.1. Mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư.
3.1.2. Nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư.
3.1.3. Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư.
3.1.3.1. Hồ sơ dự án .
3.1.3.2. Hệ thống văn bản pháp quy.
3.1.3.3. Các thông tin có liên quan.
3.1.4. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư.
3.2. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
3.2.1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư.
3.2.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
3.2.2.1. Các quan điểm thẩm định, đánh giá dự án đầu tư.
3.2.2.2. Phương pháp thẩm định đánh giá dự án đầu tư.
3.2.2.3. Nội dung cụ thể thẩm định dự án đầu tư.
3.3. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư.
3.3.1. Thẩm quyền quyết định đầu tư.
3.3.1.1. Đối với dự án đầu tư trong nước.
3.3.1.2.Đối với dự án đầu tư nước ngoài.
3.3.2. Các bước thẩm định trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
3.3.3. Tổ chức thẩm định :
3.3.3.1. Quy trình tổng quát tổ chức thẩm định.
3.3.3.2. Cơ quan, Đơn vị thực hiện thẩm định .
3.3.3.3. Quy trình thực hiện thẩm định dự án .
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư.
3.4.1. Phương pháp thẩm định.
3.4.2. Lựa chon đổi tác.
3.4.3. Môi trường pháp luật.
3.4.4. Thông tin.
3.4.5. Quy trình thực hiện dự án.
3.4.6. Quản lý hoạt động đầu tư.
3.4.7. Đội ngũ cán bộ thẩm định.
3.4.8. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án.
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN .
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁNĐẦU TƯ TRONG THỜI GIAN QUA CỦA TỈNH NGHỆ AN.
1.1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư.
1.2. Tình hình thực hiện dự án.
1.3. Đầu tư theo hình thức đầu tư.
1.4. Đầu tư theo ngành, Lĩnh vực.
1.5. Đầu tư theo đối tác đầu tư.
II . QUY TRÌNH TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN
2.1. Chủ trương lập dự án đầu tư :
2.2. Tếp nhận và kiểm tra hồ sơ DAĐT:
2.3. Tổ chức thẩm định:
2.3.1. trường hợp tổ chức tự thẩm định:
2.3.2. Trương hợp tổ chức xin ý kiến các ngành để thẩm định :
2.4. Trường hợp tổ chức họp thẩm định:
2.5. Hoànthiện hồ sơ, trình ký và nhận quyết định gửi Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan:
III . VÍ DỤ VỀ THẨM ĐỊNH MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
IV . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
I. DIỄN BIẾN VỀ NHẬN ĐỊNH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY:
1. Các dự án sản xuất kinh doanh:
2. Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT:
A. Kết quả đạt được:
B. Đối tượng dự án và chất lượng thẩm định:
III. NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA 2000 - 2003.
I. Về Thể chế:
2. Về tiếp nhận hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
3. Xử lý hồ sơ:
IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Triển khai thực hiện Quyết định 103:
2. Nội dung và kết quả thực hiện:
3. Đánh giá về kết quả thực hiện:
CHƯƠNG III.
NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
I. TRIỂN VỌNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.
II . CÁC MẶT CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Hạn chế tồn tại Trong các bước thuộc quá trình thẩm định dự án.
2. Nguyên nhân hạn chế:
III . GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
1. Những giải pháp Đổi mới công tác thẩm định dự án đầu tư:
2. Những giải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư:
IV . CÁC KIẾN NGHỊ.
A > NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ HỒ SƠ ĐẤU THẦU:
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
2. Tổ chức thẩm định
3. Quy định về thời gian trong quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trình ký:
B > NHỮNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT
1. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh:
2. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
3. Đối với Văn phòng HĐND – UBND:
4. Đối với các sở quản lý liên quan:
5. Đối với các Chủ đầu tư:
6. Đối với tổ chức tư vấn:
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện và nân cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
….);
- Về thực tiễn quản lý là do thiếu hiểu biết, hạn chế thông về công nghệ thiết bị và thị trường, năng lực quản lý đầu tư và xây dựng, sự phối hợp của các ngành và địa phương liên quan không chặt chẽ, trách nhiệm không rõ ràng (Giải phóng mặt bằng, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến).
- Quy hoạch phát triển không theo kịp và chưa phù hợp với sự phát triển của sản xuất và thị trường trong nước, quốc tế.
b) Các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư: Nhà máy xi măng Hoàng Mai, Nhà máy đường sông Con. Việc thẩm định các dự án này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định có sự tham gia góp ý của các Bộ ngành trung ương và địa phương (UBND tỉnh Nghệ An).
- Về dự án Nhà máy xi măng Hoàng Mai: Công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án theo đúng quy định đến khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng, do năng lực quản lý tổ chức sản xuất và kinh doanh của Công ty Xi măng Nghệ An (Chủ đầu tư) và điều hành của UBND tỉnh hạn chế nhiều mặt so với Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, nhất là quản lý chi phí sản xuất và thị trường. Vì vậy, Tỉnh uỷ đã thông qua chủ trương và UBND tỉnh đề nghị Tổng Công ty Xi măng tiếp nhận nhà máy xi măng Hoàng Mai làm thành viên. Từ khi đi vào sản xuất (năm 2001) đến nay, Nhà máy đã hoạt động hết công suất thiết kế, sản phẩm được thị trường chấp nhận và hiệu quả kinh doanh, mức nộp ngân sách ngày càng cao.
- Về dự án Nhà máy đường sông Con: Được phê duyệt tại Quyết định số 306/TTg ngày 09/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ tại các Nghị định 42/CP, 92/CP về Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định 43/CP, 93/CP về Quy chế Đấu thầu. Do thời gian thực hiện dự án kéo dài nên có một số nội dung điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Vấn đề tồn tại của dự án được đánh giá là kém hiệu quả là việc mua sắm thiết bị thông qua đấu thầu quốc tế (Vốn vay tín dụng ODA của Chính phủ Tân Ban Nha): Hồ sơ mời thầu không quy định cụ thể về sự đồng bộ của hệ thống thiết bị công nghệ và tiêu chuẩn thiết bị nên khi đưa vào sản xuất vận hành không đồng bộ, chi phí sản xuất lớn và hiệu quả thấp.
2. Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
a) Cơ sở và phương pháp thẩm định:
Các dự án được thẩm định trên cơ sở xem xét sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội (thông qua chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền), giải pháp kỹ thuật, công nghệ, tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn có tính khả thi để thực hiện dự án. Quá trình thực hiện thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phân ra các loại hình dự án:
- Thẩm định trình phê duyệt để đưa vào kế hoạch đầu tư của Ngân sách Nhà nước: Đối với các dự án trọng điểm, dự án có tính chất bức xúc trong chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
- Thẩm định trình phê duyệt dự án để có cơ sở huy động các nguồn lực đầu tư trong nhân dân, Nhà nước hỗ trợ đầu tư để kích cầu (Phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, trường học…)
- Thẩm định trình phê duyệt dự án để có điều kiện về hồ sơ vận động các nguồn đầu tư của nước ngoài, đầu tư hỗ trợ của Trung ương.
Trong quá trình thẩm định dự án thuộc lĩnh vực này, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có các phương pháp tổ chức thẩm định: Họp tư vấn thẩm định; Xin ý kiến thẩm định và tự thẩm định.
b) Nội dung đánh giá hiệu quả đầu tư:
Đối với các dự án thuộc lĩnh vực này, hiệu quả đầu tư được xem xét, đánh giá từ hiệu quả khai thác sử dụng công trình và suất đầu tư. Trong những năm vừa qua (từ 2001 đến nay), các dự án được tiếp nhận thẩm định trình UBND tỉnh đều được phê duyệt và phần lớn đã được thực hiện đầu tư.
Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư vượt quá khả năng cân đối của các nguồn vốn nên tiến độ thực hiện dự án thường bị kéo dài nên dự án chậm phát huy hiệu quả, gây dư luận không tốt về công tác quản lý đầu tư và xây dựng.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT:
A. Kết quả đạt được:
1. Năm 2001:
a) Thẩm định dự án đầu tư:
- Tổng số hồ sơ tiếp nhận: 250 hồ sơ,
- Thẩm định, trình duyệt: 208 "
- Không trình duyệt và trả lại dự án: 42 "
(Nguyên nhân không trình duyệt và trả hồ sơ dự án: Nội dung dự án không đạt chất lượng, hiệu quả hoặc đối tượng dự án không thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của UBND tỉnh).
Kết quả thẩm định:
- Trình phê duyệt 208 dự án, báo cáo đầu tư với tổng mức đầu tư 1.770.500 triệu đồng (bình quân 1 dự án: 8.512.019.000 đồng). Vượt 41,5% về số dự án so với năm 2000 (147 hồ sơ) và vượt 74,2% về mức vốn bình quân của 1 dự án (năm 2000: 4.886.000.000 đồng/dự án).
- Thời gian thẩm định bình quân: 5,7 ngày/hồ sơ.
2. Năm 2002:
- Tổng số hồ sơ tiếp nhận: 240 hồ sơ,
- Thẩm định, trình duyệt: 216 "
- Không trình duyệt và trả lại dự án: 24 "
(Nguyên nhân không trình duyệt và trả hồ sơ dự án: Nội dung dự án không đạt chất lượng, hiệu quả hoặc đối tượng dự án không thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của UBND tỉnh).
Kết quả thẩm định:
- Trình phê duyệt 216 dự án, báo cáo đầu tư với tổng mức đầu tư 1.975.500 triệu đồng (bình quân 1 dự án: 9.145.833.000 đồng). Vượt 3,8% về số dự án so với năm 2001 (208 hồ sơ) và vượt 7,4% về mức vốn bình quân của 1 dự án (năm 2000: 8.152.019.000 đồng/dự án).
- Thời gian thẩm định bình quân: 5,4 ngày/hồ sơ.
3. Năm 2003: (Tính đến hết ngày 30/11/2003)
a) Thẩm định dự án đầu tư:
- Tổng số hồ sơ tiếp nhận: 237 hồ sơ,
- Thẩm định, trình duyệt: 213 "
- Không trình duyệt và trả lại dự án: 24 "
(Nguyên nhân không trình duyệt và trả hồ sơ dự án: Nội dung dự án không đạt chất lượng, hiệu quả hoặc đối tượng dự án không thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của UBND tỉnh).
Kết quả thẩm định:
- Trình phê duyệt 213 hồ sơ, bao gồm:
+ Dự án nhóm A: 01, tổng mức đầu tư:136.728 triệu đồng;
+ Dự án nhóm B: 26 hồ sơ (kể cả dự án thành phần thuộc dự án nhóm A); tổng mức đầu tư: 1.119.860 triệu đồng;
+ Dự án nhóm C: 113 hồ sơ, tổng mức đầu tư: 617.843 triệu đồng;
+ Báo cáo đầu tư: 46 hồ sơ, tổng mức đầu tư: 26.959,2 triệu đồng;
+ Điều chỉnh, bổ sung dự án: 27 hồ sơ, tổng mức đầu tư: 283.642 triệu đồng.
- Thời gian thẩm định bình quân (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ):
+ Dự án nhóm A, nhóm B: 7 ngày/hồ sơ (quy định của Chính phủ: 30 ngày/hồ sơ; quy định của UBND tỉnh: 16 ngày/hồ sơ).
+ Dự án nhóm C: 6,5 ngày/hồ sơ (quy định của Chính phủ: 20 ngày/hồ sơ; quy định của UBND tỉnh: 10 ngày/hồ sơ).
+ Báo cáo đầu tư: 3,8 ngày/hồ sơ (quy định của UBND tỉnh: 6 ngày/hồ sơ).
+ Điều chỉnh, bổ sung dự án: 4,7 ngày/hồ sơ .
ồ sơ được nghiên cứu thẩm định và trình phê duyệt:
B. Đối tượng dự án và chất lượng thẩm định:
a) Đối tượng các dự án được thẩm định trình phê duyệt thuộc các lĩnh vực:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội: Giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước, thoát nước, khuyến nông, khuyến lâm ...;
- Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Mía, chè, dứa, sắn, ....;
- Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản có trị kinh tế cao: Tôm, cá, cua ...
- Xây dựng các công trình hạ tầng xã hội: Trường học, bệnh viện, văn hoá, thể dục thể thao, trụ sở và nhà làm việc của cơ quan nhà nước ...;
- Xây dựng các công trình của cơ quan nhà nước và quốc phòng - an ninh: Trụ sở, nhà làm việc, doanh trại của lực lượng Quân sự địa phương, Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh.
b) Về chất lượng thẩm định các dự án đầu tư:
- Sau khi xem xét quá trình thực hiện các dự án và thực tế hiệu quả các dự án đã được đưa vào sử dụng trong giai đoạn từ năm 2000 - 2003 cho thấy: Chất lượng thẩm định các dự án vẫn chưa cao, chủ yếu là đối với các dự án sản xuất kinh doanh và một số ít dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Tất cả các dự án sau khi thẩm định đều được UBND tỉnh phê duyệt, việc thực hiện các dự án đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
- Các dự án được phê duyệt đã xác định quy mô đầu tư theo đúng cơ chế, chính sách và chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền; Các giải pháp thực hiện dự án, giải pháp kỹ thuật của các công trình hạ tầng và tổng mức đầu tư ... phù hợp với cơ chế nguồn vốn đầu tư và khả năng huy động.
+ Đối với các dự án đầu tư sản xuất – kinh doanh, bao gồm: Nhà máy dầu thực vật Vinh, Xí nghiệp nước khoáng Thiên An, Xí nghiệp sản xuất Mì ăn liền, Công ty May Nghệ An, Công ty Dệt, Công ty ống thép xây dựng, Nhà máy Đường sông Con, Nhà máy Đường sông Lam, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, Nhà máy bao bì xi măng và nông sản, Khách sạn Phương Đông, Xí nghiệp liên doanh dày da Việt - Đức, các dự án đánh bắt hải sản xa bờ. Có những tồn tại chủ yếu là: Suất đầu tư cao, mức vốn đầu tư lớn, năng lực quản lý sản xuất – kinh doanh yếu kém, dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn sản phẩm cùng loại trong nước, không được chấp nhận trên thị trường và thị trường tiêu thụ hạn chế. Vì vậy, UBND tỉnh đã phải có những chủ trương về chuyển đổi về hình thức sở hữu và quản lý doanh nghiệp.
Tất cả các dự án sản xuất kinh doanh chủ yếu do cơ quan cho vay vốn thẩm định về phương án đầu tư và hiệu quả tài chính để xem xét, quyết định đầu tư vốn vay. Sau đố Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp lập báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt quyết định đầu tư. Riêng dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định, cấp giấy phép đầu tư (Theo Nghị định 17/CP của Chính Phủ).
+ Đối với các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
Việc xác định quy mô đầu tư, giải pháp công nghệ kỹ thuật và chi phí đầu tư chưa hợp lý làm cho hiệu quả đầu tư thấp (Chi phí đầu tư trên một đơn vị sử dụng cao). Biểu hiện cụ thể là: Dự án phải trình duyệt lại nhiều lần song vẫn chưa thoả mãn yêu cầu.
III. NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA 2000 - 2003.
I. Về Thể chế:
Đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua 2 đề án: Phân cấp, uỷ quyền và CCHC trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng và đã ban hành được 3 Quyết định (2 QĐ của UBND tỉnh và 1 QĐ của Sở Kế hoạch và Đầu tư):
- Quyết định số 66/2001/QĐ.UB ngày 16/7/2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phân cấp, uỷ quyền và thực hiện một số cơ chế trong quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 103/2001/QĐ.UB ngày 01/11/2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh v/v ban hành quy trình và thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định phê duyệt hồ sơ các bước đấu thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số 1186/QĐ.SKH ngày 16/01/2001 v/v ban hành quy trình thẩm định dự án đầu tư, thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu và chỉ định thầu trong nội bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3 quyết định này là căn cứ cơ bản để thực hiện CCHC trong công tác chuẩn bị đầu tư và đấu thầu.
2. Về tiếp nhận hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trước đây việc tiếp nhận hồ sơ DAĐT và ĐT được tổ chức tại văn thư sở cùng với các công văn tài liệu đến khác.
Hiện nay, công tác tiếp nhận Hồ sơ được tổ chức tại Phòng TĐ là phòng được Sở giao làm đầu mối chủ trì thẩm định DAĐT và ĐT. Phiếu tiếp nhận bao gồm những thông tin về người nộp, người nhận, hình thức xử lý và hẹn thời gian trả kết quả. Do mỗi loại hồ sơ cần các tài liệu khác nhau nên có 5 loại phiếu tiếp nhận cho từng loại gồm: DAĐT, BCĐT, KHĐT, KQĐT, CĐT. Phiếu này được công bố và cấp cho các ngành, huyện, các Chủ đầu tư trong các kỳ tập huấn nên biết được yêu cầu hồ sơ tài liệu cho từng loại để chuẩn bị trước. Do vậy công tác tiếp nhận rất nhanh (khoảng 30 phút cho 1 lần nhận hồ sơ).
Việc tiếp nhận hồ sơ gồm Lãnh đạo phòng TĐ, Lãnh đạo hoặc chuyên viên phòng ngành và Chủ đầu tư hoặc chủ dự án (tay 3) nên đạt được thống nhất ngay từ đầu và tránh được tuỳ tiện. Phiếu tiếp nhận có đầy đủ 3 chữ ký và nếu là dự án đầu tư còn phải được Lãnh đạo sở phê duyệt.
(Riêng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đã giảm được 3 ngày so với quy trình cũ chưa kể đến thời gian Chủ dự án bổ sung hồ sơ vì đã tiếp nhận nhưng chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ)
3. Xử lý hồ sơ:
3.1. Xử lý ban đầu:
Việc thẩm định dự án đầu tư theo quy định có 3 hình thức: Họp tư vấn thẩm định, Xin ý kiến tư vấn thẩm định và Sở Kế hoạch và Đầu tư tự tổ chức thẩm định. Hình thức thẩm định đã được 3 bên thống nhất tại phiếu tiếp nhận hồ sơ nên rất chủ đông, ví dụ: Nếu áp dụng hình thức họp TV thẩm định hoặc Lấy ý kiến thẩm định thì ngay trong ngày đã có Giấy mời họp hoặc Phiếu xin ý kiến (không phải chờ xin ý kiến Lãnh đạo sở và xếp lịch họp mới có Giấy mời họp hoặc Phiếu xin ý kiến) ; Nếu là tự thẩm định thì các phòng chủ động nghiên cứu ngay.
(Tại bước này giảm được 2 - 3 ngày so với quy trình cũ)
3.2. Tổ chức thẩm định:
Theo quy định hiện nay, Phòng thẩm định chủ trì cùng các phòng chuyên ngành cùng song song thẩm định. Các phòng cùng viết báo cáo thẩm định. Báo cáo của phòng TĐ gồm đầy đủ hình thức của văn bản để gửi đi, báo cáo của phòng ngành chỉ bao gồm những nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án và cùng trình Lãnh đaọ sở. Báo cáo của mỗi phòng gồm 2 chữ ký: Chuyên viên trực tiếp và Lãnh đạo phòng để lưu văn bản gốc. Khác với trước đây Báo cáo do phòng TĐ soạn thảo, sau đó phòng ngành sẽ đọc, sửa và cùng ký trình. Cải tiến khâu này nhằm tăng thêm tính tự chủ, độc lập và trách nhiệm của các phòng, chất lượng thẩm định được nâng lên và thời gian thẩm định được giảm đi từ 1 - 2 ngày.
Tổng cọng cả 3 bước thời gian giảm được 6 - 7 ngày cho 1 hồ sơ
IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Triển khai thực hiện Quyết định 103:
- Căn cứ nội dung quy định tại Quyết định 103, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 1186/QĐ-SKH ngày 16/11/2003 về quy định quy trình TĐDAĐT, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu và chỉ định thầu trong nội bộ cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Phổ biến, quán triệt các quy định của UBND tỉnh về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh: Quyết định 66/2001/QĐ-UB ngày 16/7/2001, Quyết định 103/2001/QĐ-UB ngày 01/11/2001 và các Quyết định ban hành cơ chế điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2002, 2003 (QĐ 07, QĐ 04) tại các hội nghị tập huấn công tác quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu.
- Soạn thảo và thông qua nội dung các phiếu tiếp nhận xử lý hồ sơ về: Thẩm định DAĐT, BCĐT, KHĐT, KQĐT và CĐT, ban hành thực hiện trong nội bộ Sở.
- Việc thực hiện Quyết định 103 bắt đầu từ ngày 16/11/2001 (ngày có hiệu lực thi hành của quyết định).
2. Nội dung và kết quả thực hiện:
- Quá trình tiếp nhận hồ sơ phần lớn do 2 phòng thực hiện (Phòng Thẩm định và phòng chuyên ngành), xem xét tiếp nhận hồ sơ theo các quy định về hồ sơ thủ tục, nội dung dự án và hồ sơ đấu thầu theo mẫu quy định. Đề xuất hình thức xử lý hồ sơ ngay tại khâu tiếp nhận, trình lãnh đạo Sở quyết định; Từ đó hẹn ngày trả kết quả thẩm định (kết quả phê duyệt) theo phương pháp thẩm định: Tự thẩm định, xin ý kiến các ngành, tổ chức họp thẩm định hoặc đề nghị làm rõ nội dung hồ sơ trước khi tiếp nhận thẩm định.
- Kết quả thực hiện như sau:
a) Năm 2002: Tiếp nhận xử lý và trình duyệt 216 hồ sơ dự án và báo cáo đầu tư, với thời gian thẩm định bình quân (Tính theo ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ/ thời gian quy định tại Quyết định 103) là:
+ Hồ sơ dự án, báo cáo đầu tư:
TT
Loại dự án
Số lượng hồ sơ
Tổng mức đầu tư (Triệu đồng)
Mức đầu tư bình quân
(Triệu đồng)
Thời gian thẩm định bình quân (Ngày/quy định)
Tổng số
216
1.975.485
9.146
5,4
1
Nhóm B
36
1.159.461
32.207
6,1/10
2
Nhóm C
114
646.704
5.673
5,8/5
3
Điều chỉnh, bổ sung
16
139.612
8.726
4,8/5
4
Báo cáo đầu tư
50
29.708
594
4,3/3
b) năm 2003 (01/1 - 30/12):
+ Hồ sơ dự án, báo cáo đầu tư:
TT
Loại dự án
Số lượng hồ sơ
Tổng mức đầu tư (Triệu đồng)
Thời gian thẩm định bình quân (Ngày/quy định)
Tổng số
232
23526.963
5,5
1
Nhóm B
39
1.190.846
7/10
2
Nhóm C
132
774.221
5,8/5
3
Điều chỉnh, bổ sung
6
76.203
5,2/5
4
Báo cáo đầu tư
22
12.692
3,8/3
3. Đánh giá về kết quả thực hiện:
a) Ưu điểm:
- Quá trình tiếp nhận, nghiên cứu bước đầu hồ sơ, lựa chọn hình thức xử lý hồ sơ được thực hiện công khai giữa 2 phòng của Sở và Chủ dự án (Chủ đầu tư), nên việc đề xuất phương pháp thẩm định hoặc những yêu cầu cần làm rõ của hồ sơ dự án, đấu thầu đảm bảo khách quan, minh bạch.
- Việc tiếp nhận thực hiện theo các quy định của cấp có thẩm quyền đã được công khai trước cho Chủ dự án (Chủ đầu tư) nên phần lớn hình thức xử lý hồ sơ được Chủ dự án chấp thuận. Hình thức thẩm định được quyết định tại khâu tiếp nhận nên Chủ dự án (Chủ đầu tư) có căn cứ để bổ sung hồ sơ cho công tác thẩm định (Tự thẩm định, xin ý kiến hoặc họp thẩm định). Trong trường hợp hồ sơ cần phải bổ sung văn bản, tài liệu cần thiết cho công tác thẩm định, hoặc làm rõ về nội dung dự án và hồ sơ đấu thầu theo quy định được hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản, nên các đơn vị cơ sở được tiếp thu các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu kịp thời.
- Hồ sơ sau khi tiếp nhận phần lớn được thẩm định sớm hơn thời gian hẹn trả kết quả, nội dung thẩm định cơ bản đạt yêu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phần lớn các Chủ dự án (Chủ đầu tư) sau khi tiếp cận với quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo Quyết định 103 đã yên tâm về qúa trình nghiên cứu thẩm định hồ sơ của mình.
CHƯƠNG III.
NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
I. TRIỂN VỌNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.
II . CÁC MẶT CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Hạn chế tồn tại Trong các bước thuộc quá trình thẩm định dự án.
1.1. Chuẩn bị hồ sơ dự án:
Hồ sơ các dự án chủ yếu do các cơ quan tư vấn (trong và ngoài tỉnh) lập (Một số ít dự án do Chủ dự án lập). Việc lựa chọn các tổ chức tư vấn có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực kỹ thuật ... phù hợp với đối tượng dự án theo chuyên ngành kỹ thuật chưa được Chủ dự án coi trọng và quan tâm đầy đủ (hoặc do các nguyên nhân khác), dẫn đến chất lượng dự án còn nhiều hạn chế như sau:
- Hồ sơ dự án sơ sài, không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/CP và các yêu cầu cụ thể về nội dung chuyên ngành kỹ thuật.
- Những nội dung được trình bày tại Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo đầu tư) phần lớn chưa được gắn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn (hoặc dự báo các quy hoạch nêu trên).
- Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư của dự án chưa được xem xét trên cơ sở đánh giá hiện trạng và nhiệm vụ, mục tiêu theo định hướng quy hoạch phát triển.
- Quy mô đầu tư, giải pháp thực hiện dự án và các giải pháp kỹ thuật chưa được xác định trên cơ sở xem xét đầy đủ từ các yếu tố đầu vào theo đối tượng dự án và chuyên ngành kỹ thuật, bao gồm:
+ Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, điều kiện kinh tế - xã hội hoặc đảm bảo quốc phòng - an ninh khi chưa có dự án;
+ Yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện các quy hoạch phát triển;
+ Các kết quả điều tra, khảo sát về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên theo yêu cầu của chuyên ngành kỹ thuật và lĩnh vực dự án.
- Tổng mức đầu tư: Phần lớn các dự án xác định tổng mức đầu tư chưa trên cơ sở phân tích đơn giá xây dựng các khu vực trong tỉnh, chưa có suất đầu tư hợp lý cho các lĩnh vực dự án và đối tượng công trình.
- Nguồn vốn đầu tư: Chủ yếu đề xuất nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, chưa xác định rõ và chưa có phương án huy động các nguồn vốn khác (như đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng),....
- Phân tích hiệu quả đầu tư: Chủ yếu là khái quát chung về hiệu quả kinh tế xã hội, chưa có phân tích về hiệu quả tài chính, khả năng thu hồi vốn và hoàn trả vốn đầu tư.
1.2. Tiếp nhận hồ sơ dự án:
Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định của Quyết định số 103/2001/QĐ-UB ngày 01/11/2001 của UBND tỉnh và Quyết định số 1186/QĐ-SKH ngày 16/11/2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Công tác tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo nguyên tắc 1 cửa, nếu hồ sơ dự án đầy đủ thủ tục hợp lệ và có nội dung đúng theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng thì được hẹn ngày trả kết quả thẩm định (hoặc quyết định đầu tư) theo đối tượng dự án và hình thức thẩm định. Quá trình thực hiện công tác tiếp nhận và thẩm định dự án theo quyết định 103/QĐ-UB đã giúp cho các Chủ dự án trực tiếp thấy được sự đáp ứng về thủ tục hồ sơ và chất lượng nội dung cơ bản của dự án do mình trình duyệt và được hướng dẫn chuẩn bị lại hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã có những vấn đề tồn tại sau đây:
- Công tác tiếp nhận mới chú trọng về kiểm tra hồ sơ thủ tục và nội dung cơ bản của dự án (Các mục đề theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/CP và Thông tư số 11/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đối với Báo cáo đầu tư).
Nội dung chi tiết của Báo cáo nghiên cứu khả thi chưa được xem xét, nghiên cứu trực tiếp tại khâu tiếp nhận, do vậy chưa đánh giá đầy đủ về:
+ Các căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư, cơ sở tính toán, phân tích lựa chọn quy mô đầu tư;
+ Sự đáp ứng về nội dung quy mô đầu tư và giải pháp thực hiện dự án theo yêu cầu và mục tiêu đầu tư;
+ Cơ cấu nguồn vốn đầu tư và giải pháp huy động các nguồn vốn (ngoài nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước theo cơ chế);
+ Các nội dung khác của dự án mà cần thiết phải tổ chức khảo sát hiện trường trước khi thẩm định...
Dẫn đến quá trình thẩm định phải yêu cầu Chủ dự án bổ sung, làm rõ hoặc tổ chức khảo sát thực tế dự án và thời gian thẩm định dự án kéo dài so với thời gian hẹn trả kết quả tại phiếu tiếp nhận.
- Hồ sơ dự án sau khi được kiểm tra về thủ tục, xem xét bước đầu nội dung và được Lãnh đạo Sở quyết định hình thức xử lý (Đối với hồ sơ dự án) hoặc 2 phòng thống nhất hình thức xử lý (Đối với hồ sơ đấu thầu). Nhưng quá trình thẩm định vẫn chưa đầy đủ cơ sở nghiên cứu, lập báo cáo xử lý ngay mà còn phải đề nghị Chủ dự án (Chủ đầu tư) thực hiện thêm các bước trung gian:
+ Bổ sung hồ sơ thủ tục để đảm bảo cơ sở pháp lý về các nội dung liên quan: Xác định Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô đầu tư, giải pháp kỹ thuật và giải pháp thực hiện dự án, cơ cấu nguồn vốn…;
+ Bổ sung làm rõ nội dung dự án bằng văn bản để có căn cứ lập báo cáo thẩm định;
+ Khảo sát thực tế hiện trường dự án trước khi thẩm định;
+ Làm việc trực tiếp với Chủ dự án (Chủ đầu tư) để hiểu rõ về quá trình thực hiện dự án và xác định nhu cầu điều chỉnh, bổ sung (Thường xảy ra đối với các dự án được thực hiện qua nhiều năm và phải điều chỉnh, bổ sung dự án trong quá trình thực hiện).
Do vậy, trên thực tế vẫn có một số hồ sơ thời gian xử lý phải kéo dài hơn so với quy định và thời gian hẹn tại phiếu tiếp nhận.
- Việc nghiên cứu bước đầu hồ sơ dự án tại khâu tiếp nhận chưa được xem xét, đánh giá đầy đủ về nội dung, phần lớn đang tập trung xem xét hồ sơ thủ tục về mặt hành chính, dẫn đến khi người được giao trách nhiệm thẩm định nghiên cứu hồ sơ lại phải yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung dự án.
- Đối với các dự án cần phải tổ chức họp thẩm định, thời gian từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi bố trí được lịch họp kéo dài. Sau cuộc họp thẩm định, dự án cần phải tiếp tục chỉnh sửa bổ sung, khi hoàn thiện hồ sơ thủ tục và nội dung mới gửi đến lần 2, nếu đạt yêu cầu thì tiếp nhận và lập báo cáo trình duyệt. Do vậy, tổng thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi có báo cáo thẩm định kéo dài hơn so với quy định.
- Trong quá trình thực hiện, thời gian thẩm định được tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định đến khi xong báo cáo trình duyệt phần lớn được rút ngắn so với quy định. Nhưng tổng thời gian từ khi hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận đến khi trình duyệt vẫn còn dài, do có những khoảng thời gian: Chờ ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan; chờ Chủ dự án (Chủ đầu tư) chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ; chờ Lãnh đạo Sở ký báo cáo ...
- Chất lượng tham mưu xử lý hồ sơ có lúc bị xem nhẹ mà quá chú trọng vào việc đảm bảo thời gian hẹn trả kết quả xử lý.
- Việc trả kết quả xử lý của UBND tỉnh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (theo thời gian hẹn trả kết quả tại phiếu tiếp nhận) thực hiện được ít (chỉ được trong giai đoạn đầu thực hiện quyết định).
1.3. Tổ chức thẩm định:
Sau khi làm xong thủ tục tiếp nhận, hồ sơ dự án được phân công cho chuyên viên thẩm định (theo khối ngành, lĩnh vực theo quy chế của phòng Thẩm định và phòng chuyên ngành). Chuyên viên được giao thẩm định dự án thực hiện thẩm định theo hình thức được lãnh đạo Sở duyệt tại phiếu tiếp nhận hồ sơ; Theo thời hạn ghi tại phiếu tiếp nhận, chuyên viên thẩm định phải chủ động nghiên cứu, tập hợp ý kiến của phòng chuyên ngành hoặc cơ quan liên quan (nếu xin ý kiến thẩm định và họp tư vấn thẩm định) để lập Báo cáo thẩm định thông qua Trưởng phòng trình lãnh đạo Sở xem xét, ký báo cáo trình UBND tỉnh.
Việc tổ chức thẩm định nêu trên phụ thuộc lớn vào chất lượng hồ sơ dự án và năng lực của cán bộ trực tiếp thẩm định; Các ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan thường mang tính khái quát, không cụ thể vào nội dung dự án theo lĩnh vực chuyên ngành, không thể hiện rõ chính kiến về việc chấp thuận đầu tư dự án hoặc các yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa cần thiết.
1.4. Phương pháp, hình thức thẩm định: Hiện đang áp dụng 3 hình thức thẩm định c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2036.doc