MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Lao động và quản lý lao động trong doanh nghiệp 3
1. Khái niệm về lao động và quản lý lao động 3
2. Những quan điểm về chính sách quản lý lao động trong doanh nghiệp 3
3. Đặc điểm của công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp 9
II. Nội dung của công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp 11
1. xác định nhu cầu lao động 11
2. Tổ chức tuyển chọ lao động lao động 12
3. Tổ chức phân công lao động và hợp tác lao động 17
4. Tổ chức kiểm tra đánh giá lao động 21
5. Thanh toán thù lao cho lao động 21
6. Đào tạo, bồi dưỡng laio động 27
7. Quản lý hành chính lao động 28
III. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới công tác quản lý lao động 28
IV. Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lao
động trong doanh nghiệp 30
PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRONG CÔNG
TY XD PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ SXVLXD HÀ TÂY
I. Tổng quan về Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây 33
1. quá trình hình thành và phát triển của Công ty XD phát triển hạ tầng và
SXVLXD Hà Tây 33
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD
Hà Tây 35
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty XD phát triển hạ tầng và
SXVLXD Hà Tây 35
4. Cơ cấu bộ sản xuất và quy trình sản xuất của Công ty XD phát triển hạ tầng
và SXVLXD Hà Tây 37
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới công tác quản lý
lao động ở Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây 39
III. Thực trạng về lao động và quản lý lao động ở Công ty XD phát triển hạ
tầng và SXVLXD Hà Tây 39
1. Nội dung về quản lý lao động tại Công ty XD phát triển hạ tầng và
SXVLXD Hà Tây 39
2. Nội dung về quản lý tiền lương tại Công ty XD phát triển hạ tầng và
SXVLXD Hà Tây 41
3. Nội dung về quản lý các khoản trích theo lương tại Công ty XD phát triển
hạ tầng và SXVLXD Hà Tây 48
PHẦN BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY XD PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
VÀ SXVLXD HÀ TÂY
I. Cơ sở khoa học của kiến nghị 50
1. Đánh giá công tác quản lý lao động ở Công ty XD phát triển hạ tầng và
SXVLXD Hà Tây 50
1.1. Những thành tích đã đạt được 50
1.2. Những mặt còn tồn tại 51
1.3. Nguyên nhân của những tồn tại 52
2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý lao động ở công ty 52
II. Một số kiến nghị 53
1. Về phía doanh nghiệp 53
2. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước 55
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện về công tác quản lý lao động tại công ty xây dựng phát triển hạ tầng và sản xuất vật liệu xây dựng Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ phải chính xác. Tiền lương trả theo sản phẩm có thể tính riêng cho từng cá nhân hoặc tính chung cho cả Tổ, Đội, tập thể người lao động.
+ Công thức tính Tiền lương trong kỳ mà một công nhân hưởng theo chế độ trả lương sản phẩm đựơc tính như sau:
L = Đg x Q
Trong đó:
L : Tiền lương thực tế mà công nhân được nhận.
Q : Số lượng sản phẩm thực tế mà công nhân hoàn thành
Đg : Đơn giá Tiền lương trả cho 01 sản phẩm.
Với: Đg = hoặc Đg =
Trong đó: T - Là thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
+ Tiền lương theo sản phẩm của nhóm (tập thể): Theo hình thức này thì doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo nhóm (đội, xưởng…) sau đó tiền lương này được phân cho từng người lao động trong nhóm căn cứ vào lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế của từng người.
LT
Công thức tính lương: L i = x Ti . K i
n
∑ Ti .Ki
i = 1
Trong đó: L i : Là tiền lương của công nhân i.
LT : Là tiền lương sản phẩm của cả tổ.
Ti : Là thời gian làm việc thực tế của công nhân i.
Ki : Là hệ số cấp bậc lương của công nhân i.
+ Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến. Tỷ lệ hoàn thành vượt định mức càng cao thì suất luỹ tiến càng nhiều. Lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất đảm bảo cho sản xuất cân đối, đồng bộ hoặc áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện gấp một đơn đặt hàng nào đó.
+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Hình thức trả lương này thường được áp dụng cho các đối tượng làm việc độc lập, công nhân trực tiếp sản xuất, công việc có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm.
Lương phải trả (theo SP trực tiếp ) = Đơn giá x Sản lượng SP hoàn thành
Tiền lương theo cấp bậc công việc ( giờ hoặc ngày)
Đơn giá =
Định mức sản lượng giờ, ngày hoặc tháng
Tiền lương theo cấp bậc Định mức thời gian
= x
công việc ( giờ hoặc ngày) đơn vị sản phẩm
+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này thường được áp dụng cho những công nhân, nhân viên gián tiếp sản xuất mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân trực tiếp sản xuất nên người ta dựa vào năng suất, chất lượng, kết quả lao động của công nhân trực tiếp sản xuất để tính lương.
Đơn giá tiền lương Mức độ hoàn thành SP
Tiền lương ( theo SP gián tiếp ) = x
công nhân phụ của công nhân chính
áp dụng hình thức Tiền lương theo sản phẩm đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động. Gắn chặt số lượng lao động, động viên người lao động sáng tạo và tích cực hăng say lao động.
ỉ Hình thức Tiền lương khoán
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành.
Ngoài chế độ Tiền lương, các Doanh nghiệp còn tiến hành xây dưng chế độ tiền thưởng cho cá nhân, tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến...).
Bên cạnh chế độ Tiền lương, Tiền thưởng được hưởng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT, trong các trường hợp ốm đau, thai sản... Các quỹ này được hưởng một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
6. Đào tạo, bồi dưỡng lao động
Đào tạo và bồi dướng lao động do hai yêu cầu :
- Yêu cầu của sản xuất ( trình độ kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao, càng đổi mới ).
- Yêu cầu của bản thân con người, muốn mình ngày càng có giá trị trong xã hội ( có tài năng, có tay nghề cao, được xã hội tín nhiệm, có ích cho xã hội ).
Có nhiều hình thức đào tạo và bồi dưỡng con người, doanh nghiệp có thể sử dụng như :
- Đào tạo bằng hình thức kèm cặp, huấn luyện tại chỗ. Thường là giao cho những thợ có tay nghề cao kèm cặp, huấn luyện tại chỗ những người mới vào nghề.
- Đào tạo theo các khoá học ngắn hạn.
- Đào tạo theo các khoá học dài hạn.
- Đào tạo thêm nghề mới ( nghề thứ hai ).
- Đào tạo theo hình thức tập trung hoặc tại chức.
- Cử đi học nghề hoặc sử dụng máy mới ở nước ngoài ( để đổi mới công nghệ)…
Việc đào tạo, bồi dưỡng lao động là công việc tất yếu và thường xuyên ở doanh nghiệp. Do đó cần lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lao động cho từng thời kỳ ngắn hạn (01năm ), trung hạn (03 năm) và dài hạn ( 05 năm) mới đáp ứng được nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho đổi mới kỹ thuật và công nghệ trong tương lai.
7. Quản lý hành chính lao động
Hoàn thiện không ngừng, củng cố đổi mới và hiện đại hóa bộ máy quản lý doanh nghiệp .
Hạn chế việc quản lý đối với công nhân trực tiếp tại công trình, xuất phát từ đặc điểm về quy trình sản xuất của công ty đòi hỏi người công nhân trực tiếp sản xuất, công trình phải tập trung cao độ để đảm bảo tiến độ thi công công trình cũng như đảm bảo chất lượng của công trình. Do đó người lao động trong thi công chịu sự quản lý chặt chẽ của phương pháp quản lý hành chính, và như vậy sẽ tạo ra tâm lý không được thoải mái ( nếu không muốn nói là gò bó ) từ đó sẽ dẫn đến sự kìm hãm năng lực sản xuất của mỗi người, làm mất đi tính độc lập sáng tạo của họ .
III. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới công tác quản lý lao động
1. Cơ cấu bộ máy quản lý và các chính sách có liên quan
Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý lao động. Việc tổ chức sắp xếp, điều phối lực lượng lao động có khoa học hợp lý hay không còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề, quy mô sản xuất, đặc điểm kỹ thuật của doanh nghiệp và việc tổ chức các phòng chức năng cũng như tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp .
Muốn sử dụng có hiệu quả con người trong sản xuất, trong lao động, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là xây dựng chính sách nhân lực. Việc định ra chính sách trước hết phải phụ thuộc vào quan niệm về yếu tố con người. Trong lĩnh vực này đã từng có những trường phái khác nhau; Trên cơ sở đó đã nảy sinh tính cách cư xử với con người theo những chính sách khác nhau và tất nhiên mang lại những hiệu quả khác nhau. Mỗi trường hợp phải có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên để tránh những điểm cực đoan của từng mô hình khi đề ra chính sách quản lý, tổ chức lao động cần dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Chính sách quản lý con người phải thật sự coi trọng con người
+ Chính sách quản lý con người vừa cứng rắn, vừa phải mềm dẻo để thích nghi với môi trường xung quanh.
+ Chính sách quản lý con người phải tạo cơ hội tốt để con người phát triển toàn diện hơn.
2. Các vấn đề về phát triển sản xuất kinh doanh:
Chiến lược của ngành kinh tế nói chung, của doanh nghiệp nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp.
Các vấn đề về chính sách quản lý lao động như tạo nguồn lao động, cơ cấu lao động tối ưu, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tất cả đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chiến lược chung của nền kinh tế Nhà nước và của doanh nghiệp .
3. Môi trường xã hội
Nấc thang giá trị sống thay đổi đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của công nhân. Đây cũng là vấn đề mà những người quản lý lao động trong doanh nghiệp cần quan tâm.
Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp hiện nay không chỉ là lợi nhuận đơn thuần mà còn kèm theo mục tiêu về kinh tế xã hội. Do đó khi hình thành một chiến lược về lao động thì doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở các chiến lược về sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp mong muốn đạt được để có những chiến lược đúng đắn .
4. Các vấn đề về thị trường
Có thể nói thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý trong doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung đều gắn với thị trường, bằng quy luật cung cầu của mình thị trường sẽ quyết định xem doanh nghiệp đó có phát triển hay không, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả như thế nào. Trong khi đó, việc tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp một cách khoa học và phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó trong nền kinh tế .
IV. Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Lao động trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả các doanh nghiệp nói chung muốn tổ chức sản xuẩt kinh doanh đạt hiệu quả cần phải giải quyết tốt ba vấn đề, đó là: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? nếu gọi hai vấn đề sản xuất cái gì và sản xuất cho ai là hai vấn đề mang tính chất khách quan là chủ yếu thì vấn đề thứ ba là sản xuất như thế nào là vấn đề mang tính chất và ý muốn chủ quan của các doanh nghiệp.
Sản xuất như thế nào? trong sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, với sự ra đời liên tục của công nghệ sản xuất. Cùng với tiềm năng sẵn có, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
Vấn đề đặt ra là:
+ Tổ chức lao động, tổ chức sản xuất sao cho sử dụng tiết kiệm hợp lý mọi tiềm năng về lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu…tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá nhằm không ngừng tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác. tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động, góp phần bảo vệ sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc của người lao động.
+ Sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng cả về mặt số lượng , chất lượng và nhu cầu thị trường, bảo đảm cho doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
Như vậy, để giải quyết tốt các vấn đề trên, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tổ chức lao động khoa học. Trong đó lao động quản lý sản xuất kinh doanh là bộ phận hết sức quan trọng, vai trò quan trọng đó xuất phát từ chỗ, lao động quản lý là những người chuẩn bị và lãnh đạo sản xuất kinh doanh về mọi mặt (công nghệ, tổ chức, tài chính, kinh doanh…). Hoạt động của các nhà quản lý có tác dụng quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của xí nghiệp. Từ đó hoàn thiện tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý là một tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp.
Mặt khác, việc đổi mới chính sách kinh tế tất yếu phải đòi hỏi phải đổi mới cơ chế kinh tế nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp là các tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi hàng ngày tạo ra của cải vật chất cho xã hội, vừa giải quyết đời sống người lao động, vừa tạo nguồn tích luỹ cho doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Đổi mới quản trị doanh nghiệp là điểm xuất phát để đổi mới quản lý kinh tế phù hợp với quy luật quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực trạng các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, tuy đã có những sự tiến bộ đáng kể: đã được nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, đã được tổ chức sắp xếp lại…nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp ta vẫn bộc lộ nhiều yếu kém trên tất cả hầu hết các mặt, sản xuất kinh doanh kém hiệu qủa. Đặc biệt khối các doanh nghiệp quốc doanh mặc dù được nhà nước ưu ái, có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, nhưng phát triển vẫn hết sức ì ạch, sức cạnh tranh kém so với các thành phần kinh tế khác ở trong nước và càng kém hơn so với nước ngoài.
Một trong những nguyên nhân của sự yếu kém đó là do bộ máy quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém ; quá cồng kềnh. Thông thường chiếm tỷ lệ dưới 10% tổng số lao động trong doanh nghiệp, song lại làm việc kém hiệu quả, dẫn tới tăng chi phí về tiền lương và doanh nghiệp không kịp thích nghi với các cơ hội sản xuất kinh doanh trên thị trường. Hầu hết Giám đốc đều do bổ nhiệm, không qua trường lớp đào tạo, mang nặng thói quen làm việc bao cấp cũ, khó thích ứng với cơ chế mới. Các quản trị viên thiếu kiến thức quản lý…
Các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường…
Vì vậy, việc đổi mới, hoàn thiện bộ máy quản trị doanh nghiệp cũng là việc làm tất yếu khách quan trong tình hình hiện nay. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của thị trường hiện nay.
Kinh nghiệm của các Công ty lớn trên thế giới cho thấy mỗi khi cung cách quản lý cũ không còn phù hợp làm cho công ty xuống dốc, người ta thường tiến hành cải tổ lại bộ máy hành chính, một mặt giảm được các chi phí về tiền lương, mặt khác tạo ra cách làm ăn mới thích ứng với điều kiện mới. Thực tế những năm qua cho thấy doanh nghiệp nào sớm mạnh dạn đổi mới hoàn thiện bộ máy quản trị của mình thì doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển, đứng vững trong sự phát triển và cạnh tranh của thị trường.
phần hai
Thực trạng công tác quản lý lao động ở công ty xd phát triển hạ tầng và sxvlxd hà tây
I. Tổng quan về công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Khi mới thành lập lấy tên là Xí nghiệp cơ khí chuyên dùng đóng trụ sở tại Thôn Mỗ Lao xã Văn Yên Thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây với diện tích 4325 m2, có 31 nhân viên cùng với nhà xưởng, máy móc cơ khí. Sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là các loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho ngành xây dựng như khung giàn giáo, cuốc xẻng, xe cải tiến, đồng thời chế tạo phụ tùng các máy móc thiết bị cho các Xí nghiệp sản xuất gạch ngói trong tỉnh.
Năm 1976, Hợp nhất hai Tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành Tỉnh Hà Sơn Bình, Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp cơ khí xây dựng Hà Sơn Bình, Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng thêm phân xưởng đúc, phân xưởng nguội, phân xưởng lắp ráp. Tới năm 1980 Xí nghiệp đã tự nghiên cứu sản xuất được máy Nghiền bi Đeer, Nghiền xi măng công suất từ 0,5 đến 1,2 tấn/giờ, Máy viên vê, băng tải, máy dập, búa ly tâm phục vụ sản xuất xi măng. Trong thời gian này, nắm bắt được nhu cầu thị trường sử dụng đá ốp lát khá lớn, Xí nghiệp đã nghiên cứu, chế tạo, tự trang bị một dây chuyền sản xuất Đá ốp lát.
Thời kỳ những năm 80 là quãng thời gian phát triển mạnh mẽ nhất của Xí nghiệp, sản phẩm rất đa dạng từ công cụ, dụng cụ phục vụ cho ngành xây dựng đến máy nghiền đá, máy đùn gạch, các máy móc, đá ốp lát, đá xây dựng được tiêu thụ hầu hết ở các tỉnh Bắc Bộ như bán cho nhà máy xi măng Hà Tuyên, nhà máy xi măng Cao Bằng, xi măng Từ Sơn, Mai Châu, Mỏ Apatit Lào Cai.
Đến năm 1992 theo Nghị Định số 388/CP các Doanh nghiệp được rà soát để thành lập Doanh nghiệp mới. Xí nghiệp lúc này đã xin đăng thành lập Doanh nghiệp mới lấy tên là: Công ty Đá ốp lát và Vật liệu xây dựng Hà Tây theo Quyết Định số 478/UB ngày 01 tháng 02 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Tây hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Đá ốp lát, kinh doanh vật tư, thiết bị vật liệu xây dựng.
Để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất và khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu sẵn có trong Tỉnh, tháng 08 năm 1993 theo Quyết Định số 351QĐ/UB của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Tây đã xát nhập Xí nghiệp đá ốp lát Xuân Mai làm thành bộ phận chuyên khai thác và chế biến nguyên vật liệu cho Công ty.
Ngày 20 tháng 03 năm 2002 theo Quyết định số 322 QĐ/UB từ Công ty Đá ốp lát và SXVLXD Hà Tây đổi thành” Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây”. Công ty đã kinh doanh thêm nhiều ngành nghề như cọc bê tông, đổ cọc và ép cọc các công trình.
Là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, và được phép mở tài khoản ở ngân hàng để giao dịch, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, trong suốt quá trình hoạt động của mình Công ty đã trưởng thành về mọi mặt, tuy còn gặp phải những khó khăn nhưng Công ty vẫn đứng vững trên thị trường và ngày càng lớn mạnh. Vừa liên tục đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, công ty cũng không ngừng nghiên cứu mở rộng thị trường nhằm ký được nhiều hợp đồng với các hãng lớn trên thế giới, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tăng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Ta có thể thấy được điều này qua các chỉ tiêu sau: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty đạt được trong các năm.
Biểu số 01: Những thành tích đạt được qua các năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Chỉ Tiêu
2000
2001
2002
Tổng vốn kinh doanh
Giá trị tổng sản lượng
Doanh thu thuần
Trong đó doanh thu từ XK
Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách
Thu nhập Bình quân/Người LĐ
20.527.000
21.510.000
23.000.000
18.400.000
2.920.000
392.580
558
23.340.000
25.110.000
36.000.000
30.600.000
4.440.000 505.540
625
28.789.000
40.234.000
60.000.000
45.900.000
9.232.000
80.230
821
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
Bước sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty phải vươn mình theo cơ chế mới, công ty đã và đang chuyển hướng sản xuất kinh doanh nhằm tập trung chủ yếu vào xây dựng công trình giao thông vận tải và xây dựng các công trình dân dụng.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty là:
Sản xuất các loại Đá ốp lát, cọc bê tông, các máy móc thiết bị khác phục vụ cho ngành xây dựng. Ngành xây dựng hạ tầng đổ cọc và ép cọc các công trình và vật liệu xây dựng khác. Thông qua các hình thức đấu thầu. Thời gian này công ty đã thường xuyên thắng thầu nhiều công trình, xuất khẩu nhiều mặt hàng phục vụ xây dựng ở cả trong nước và ngoài nước. Cũng được sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên cùng với sự giúp đỡ của bạn hàng kết hợp với sự năng động và sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã và đang không ngừng phát triển, luôn luôn ổn định công ăn việc làm và đời sống cán bộ trong công ty.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây ( Sơ đồ- 01)
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bộ máy của Công ty đã không ngừng được cải tiến, nhằm xây dựng một bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả, linh hoạt, có năng lực, có trình độ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản suất kinh doanh luôn thông suốt và năng động. Do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, sản phẩm mang tính chất đặc thù thời gian thi công dài, phụ thuộc nhiều vào điều kiện của tự nhiên cũng như về địa lý, sản phẩm mang tính quy mô lớn, phức tạp đòi hỏi phải có phương tiện cũng như kỹ thuật và tay nghề của cán bộ công nhân viên phải cao.
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
+ Giám đốc công ty : Là người được đảng và nhà nước giao trách nhệm quản lý công ty, giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ quản lý toàn diện. Giám đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, động viên cán bộ công nhân viên chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên thực hiện quyền làm chủ tập thể, phát huy tinh thần sáng tạo thiết thực, tham gia quản lý công ty, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trên cơ sở chấp hành đúng đắn các chủ trương, chế độ, chính sách của đảng và nhà nước.
+ Một phó giám đốc : Là người giúp giám đốc trong mọi lĩnh vực của công ty, trịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phó giám đốc trực tiếp phụ trách phòng hành chính tổ chức lao động, đồng thời có trách triệm thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng và điều hành giải quyết công tác nội chính khi giám đốc uỷ quyền.
+ Phòng hành chính : Gồm 07 người, nhiệm vụ chính của phòng là tổ chức lao động toàn công ty.
Quản lý và giải quyết các công việc trong công ty có liên quan đến công tác hành chính, quản trị văn thư.
Chịu trách nhiệm về công tác an ninh và an toàn lao động bên trong công ty.
+ Phòng tài vụ : Gồm 04 người, nhiệm vụ chính của phòng là lập các báo cáo thống kê, kế toán theo định kỳ hàng tháng, quý, năm…
+ Phòng kinh doanh : Gồm 06 người, nhiệm vụ chính là chỉ đạo sản xuất kinh doanh của cả hai khu vực Hà đông và Xuân mai.
+ Phòng kỹ thuật : Gồm 07 người, nhiệm vụ chính là lập kế hoạch sản xuất, công nghệ chế tạo sản phẩm, thống kê, tổ chức kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá nhập kho, tiêu thụ và tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị.
+ Phòng hoàn thiện sản phẩm : Gồm 03 người, có chức năng thẩm định, kiểm tra và hoàn thành sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ ở thị trường. Phát hiện những sản phẩm nào sai qui cách, chưa đúng mẫu mã, chất lượng để kịp thời đưa vào sửa chữa và hoàn thiện.
+ Phân xưởng I : Tại Văn mỗ – Hà Đông, gồm 03 tổ sản xuất.
+ Phân xương II : Nằm tại Xuân Mai, gồm có 03 tổ sản xuất.
4. Cơ cấu sản xuất và quy trình sản xuất của Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
+ Cơ cấu sản xuất
Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến hết ngày 31/12/2002 của Công ty là 153 người làm việc tại 02 phân xưởng.
u Phân xưởng I: Được đặt cùng với bộ máy quản lý công nghệ sản xuất chính của Công ty tại phường Văn Mỗ thị xã Hà Đông. Là phân xưởng được trang bị dây chuyền sản xuất đá hiện đại của Hàn Quốc, bao gồm 03 tổ sản xuất:
+ Tổ tạo phôi đá Granite
+ Tổ hoàn thiện đá Granite
+ Tổ mài
u Phân xưởng II: Nằm tại Thị trấn Xuân Mai có nhiệm vụ sản xuất Đá Marble các loại, cung cấp phôi để sản xuất đá chẻ và cung cấp sản phẩm sơ chế cho phân xưởng I - Gồm 03 tổ sản xuất
+ Tổ tạo phôi
+ Tổ sản xuất đá Marble
+ Tổ sơ chế
Cả hai phân xưởng đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và bộ quản lý của Công ty tại thị xã Hà Đông.
+ Quy trình sản xuất
Nguyên liệu chính của Công ty là đá khối được khai thác trong thiên nhiên, yếu tố địa lý và công nghệ khai thác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm điều đó đòi hỏi cán bộ vật tư của Công ty phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, am hiểu về địa chất để có thể đánh giá được chất lượng đá của khu vực định khai thác về tính đồng nhất, độ rạn bên trong, mầu sắc, tính chất cơ lý hoá…
Chính do đặc thù này của lĩnh vực kinh doanh của Doanh nghiệp mà chi phí thăm dò khai thác vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nhập kho của nguyên vật liệu. Sau khi được nhập kho, đá khối được chuyển đến dây chuyền sản xuất chính của Công ty như sau:
Sơ đồ- 02:
Sơ đồ QUY TRìNH CôNG NGHệ SảN XUấT đá ốP LáT
Cắt định hình theo quy cách
Kiểm tra
chất lượng(KCS)
đóng thùng bao gói
SP tiêu thụ trong nước
SP xuất khẩu
Máy bổ
định hình
Máy cắt bổ nhiều lưỡi
Cắt hai cạnh dọc
Mài, đánh bóng tự động
Nhìn vào quy trình công nghệ ta thấy Công ty XD phát triển hạ tàng và SXVLXD Hà Tây có dây chuyền sản xuất được tổ chức tương đối hợp lý và hiện đại. Vì vậy sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang nước ngoài.
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới công tác quản lý lao động ở Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
1. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào Công ty
Là doanh nghiệp nhạy bén trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã trang bị một dây chuyền sản xuất đá hiện đại, đội ngũ công nhân viên có trình độ cao luôn tự nâng cao năng lực bắt kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Song Công ty vẫn chưa trang bị cho bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng một hệ thống máy vi tính nhằm giảm bớt cho đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán một khối lượng công việc tương đối vất vả, làm cho bộ máy của Công ty hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả hơn.
2. Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Công ty vẫn chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp, mà số tiền lương này phát sinh tương đối lớn, không đồng đều trong năm. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất, đến việc quản lý lao động trong Công ty.
III. Thực trạng về lao động và quản lý lao động ở Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
1. Nội dung về quản lý lao động tại công ty XD phát triên hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
1.1. Sự phân bố lao động của công ty năm 2002: Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty tổng cộng có 153 người
Tại các bộ phận như sau:
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp có 17 người
+ Bộ phận quản lý các tổ, đội sản xuất có 02 người, trong đó phân xưởng II có 04 người
+ Công nhân sản xuất trực tiếp là 130 người.
+ Lao động Nam là 95 người chiếm 62,09%
+ Lao động Nữ là 58 người chiến 37,9%
Phân công lao động quản lý là việc phân chia quá trình quản lý ra thành các quá trình, bộ phận có tính chất chuyên môn hoá; thành những công việc riêng biệt và giao công việc đó cho những người có trình độ chuyên môn và nghề nghiệp thích hợp để thực hiện, chẳng hạn như các công việc về thống kê, kế toán , lao động tiền lương... Có thể thấy số lao động Nam so với số lao động Nữ có sự chênh lệch lớn. Điều này đã thể hiện đặc thù của công việc sản xuất của công ty.
* Số lượng, kết cấu trình độ chuyên môn của lao động quản lý.
- Về số lượng lao động quản lý của công ty chiếm tỷ lệ 23/153 người = 15,03% và được phân bố đều giữa các bộ phận chức năng.
- Về trình độ, bộ phận lãnh đạo có trình độ cao đồng đều, trong đó trình độ đại hoc chiếm 5,9%
- Về chuyên môn: Bộ phận lãnh đạo của công ty đa số đều được đào tạo đúng ngành nghề một cách hệ thống, chính quy nên có trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng quản lý. Toàn công ty có 19 người đạt trình độ đại học và 33 người có trình độ trung cấp.
- Phân công lao động quản l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25208.DOC