Chuyên đề Hoàn thiện về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Du lịch Công đoàn Đà nẵng

Doanh thu là toàn bộ thu nhập của công ty thu được do việc khách thuê và bán sản phẩm dịch vụ đưa lại trong thời kỳ nhất định.

Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, Công ty TNHH một thành viên Du lịch Công Đoàn Đà Nẵng sử dụng TK 511 để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì công ty kinh doanh đa dạng nên kế toán đã từ TK 511 đã mở chi tiết TK con để tiện cho việc theo dõi doanh thu của từng bộ phận.

Tài khoản 511 được chi tiết như sau:

TK 51132: Doanh thu vận chuyển theo hợp đồng

TK 51133: Doanh thu buồng ngủ

TK 51134: Doanh thu hội trường

TK 51135: Doanh thu nhà hàng

TK 51136: Doanh thu giữ xe ô tô

TK 51138: Thu tại lễ tân và các dịch vụ khác

TK 51139: Doanh thu massage

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Du lịch Công đoàn Đà nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án kết chuyển: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 241(2413) - Sửa chữa lớn TSCĐ. + Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 335… Có TK 641 + Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 641 – Chi phí bán hàng. 2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 2.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí mà doanh nghiệp chi ra phục vụ cho quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và các khoản chi phí chung cho toàn doanh nghiệp, như: + Chi phí tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp. + Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng. + Chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ dùng cho quản lý và các TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp. + Các loại thuế phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. + Dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. + Các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Hạch toán chi phí bán hàng cần tôn trọng một số nguyên tắc sau: + Trong quá trình hạch toán cần theo dõi chi tiết theo các yếu tố chi phí khác nhau để phục vụ cho việc quản lý, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố và xác định đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh trong từng kỳ. + Cuối kỳ, căn cứ vào tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ đã tập hợp được và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán tiến hành tính hành tính toán, kết chuyển hoặc ph ân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp để tính giá thành toàn bộ và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. 2.2. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán s ử dụng tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642: Bên Nợ:Tập hợp các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế trong kỳ. Bên Có:+ Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí quản lý doanh nghiệp chuyển sang kỳ sau. + Kết chuyển chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2: +Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý. +Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý. +Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dung văn phòng. +Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ. +Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí. +Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng. +Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài. +Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác. 2.3. Trình tự hạch toán: + Khi tính tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi:Nợ TK 642(6421) – Chi phí nhân viên quản lý. Có TK 334 - Phải trả công nhân viên. + Khi trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí, ghi: Nợ TK 642(6421) – Chi phí nhân viên quản lý. Có TK 338(3382, 3383, 3384) - Phải trả, phải nộp khác. + Giá trị vật liệu xuất dùng phục vụ cho quản lý, ghi: Nợ TK 642(6422) – Chi phí vật liệu, bao bì. Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. + Các chi phí về dụng cụ, đồ dung văn phòng phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642(6423) – Chi phí đồ dùng văn phòng. Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ phân bổ 1 lần. Có TK 142, 242 – Công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều lần. + Khi trích khấu hao TSCĐ dùng tại bộ phận quản lý và dung chung cho toàn doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642(6424) – Chi phí khấu hao TSCĐ. Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. + Thuế môn bài, phí, lệ phí phải nộp, ghi: Nợ TK 642(6425) - Thuế, phí và lệ phí. Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. + Thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. + Lập thêm khoản chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng phải thu khó đòi đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước, ghi: Nợ TK 642(6426) – Chi phí dự phòng. Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. + Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng cho hợp đồngcó rủi ro lớn và dự phòng khác, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 352 - Dự phòng phải trả. + Cuối kỳ kế toán sau, doanh nghiệp pahỉ tính, xác định số dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng cho hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng khác cần lập: - Nếu số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm còn lại cuối kỳ, phần chênh lệch được hoàn nhập: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả. Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Nếu số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng về bảo hành sản phẩm còn lại cuối kỳ, phần chênh lệch được trích bổ sung: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp . Có TK 352 - Dự phòng phải trả. + Khi phát sinh các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, Sửa chữa thường xuyên TSCĐ…, ghi: Nợ TK 642(6427) – Chi phí dịch vụ mua ngoài. Nợ TK 133(1331) - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331… + Trích trước chi phí sửa chữa lớn TCSĐ tại bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642(6428) – Chi phí bằng tiền khác. Có TK 335 – Chi phí phải trả. + Khi công tác sửa chữa hoàn thành, kế toán kết chuyển: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 241(2413) - Sửa chữa lớn TSCĐ. + Trường hợp không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: - Khi công tác sửa chữa hoàn thành, kế toán kết chuyển: Nợ TK 142, 242 – Chi phí trả trước. Có TK 241(2413) – Sửa chữa lớn TSCĐ. - Định kỳ phân bổ vào chi phí, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 142, 242 + Xác định số chi phí quản lý phải nộp cấp trên, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 336 - Phải trả nội bộ. + Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 335… Có TK 642 + Hoàn nhập khoản chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi pahỉ lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng phải thu khó đòi đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước, ghi:Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 642(6426) – Chi phí dự phòng. + Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. 3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 3.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán:Kết quả trong doanh nghiệp chính là kết quả hoạt động kinh doanh . Kết quả hoạt động tiêu thụ chính là số chênh lệch giữa một bên là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với một bên là giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. . Việc xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp thường được tiến hành vào cuối kỳ và kết quả đó được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận (Lãi hoặc Lỗ). Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ cần tôn trọng một số nguyên tắc sau: + Phản ánh đày đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. + Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động và trong từng loại hoạt động có thể hạch toán chi tiết theo từng nội dung tuỳ theo yêu cầu quản lý. + Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh toàn bộ là doanh thu thuần và thu nhập thuần. 3.2. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán xác định kết quả tiêu thụ , kế toán sử dụng tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanhvà hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911: Bên Nợ: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Số lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Bên Có: + Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. + Thu nhập khác. + Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 3.3. Trình tự hạch toán: + Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ TK 511, 512 Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. + Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. . + Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 641, 642 – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, ghi: Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Có TK 333(3334) - Thuế thu nhập doanh nghiệp. + Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Hoặc:Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. + Tính và kết chuyển số lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. + Tính và kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. PHẦN II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾTQUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG. A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Căn cứ Quyết định số 1628/QĐ - TLĐ ngày 25/7/2005 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam “ V/v thành lập công ty TNHH một thành viên Du lịch Công đoàn Đà Nẵng” Công ty TNHH một thành viên Du lịch Công đoàn Đà Nẵng là sự sáp nhập giữa Công ty Du lịch Dịch vụ Công đoàn Đà Nẵng với khách sạn Du lịch Công đoàn Thanh Bình thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng. Công ty TNHH một thành viên Du lịch Công đoàn Đà Nẵng là một doanh nghiệp đoàn thể, chủ sở hữu là Tổng Liên Đoàn Lao Động thành phố Đà Nẵng, có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán kinh tế đầy đủ, có con dấu riêng được Liên Đoàn Lao Động Thành phố giao vốn, được mở tài khoản tại ngân hàng. - Tên công ty: công ty TNHH một thành viên Du lịch Công Đoàn Đà Nẵng. - Tên giao dịch: DANANG TRADE UNIONTOURIST CO.LTD. - Tên viết tắt: CODATOURS - Trụ sở chính: Số 02 - Ông Ích Khiêm - quận Hải Châu - TP Đà Nẵng. - Vốn điều lệ: 5.547.910.670 đồng - Số tài khoản: 2000201136608 mở tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng. Hiện nay, công ty TNHH một thành viên Du lịch Công đoàn Đà Nẵng đăng ký kinh doanh chủ yếu gồm các ngành, nghề: - Kinh doanh lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, hội trường, dịch vụ vui chơi giải trí. - Vận chuyển khách theo hợp đồng. - Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. - Dịch vụ massage. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH một thành viên Du lịch Công Đoàn Đà Nẵng. Căn cứ vào giấy phép kinh doanh của công ty số 3204000017 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp. Công ty có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: 2.1. Chức năng Công ty TNHH một thành viên Du lịch Công Đoàn Đà Nẵng thực hiện chức năng là một doanh nghiệp kinh doanh công ty kinh doanh các ngành nghề sau: - Kinh doanh lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, hội trường, dịch vụ vui chơi giải trí. - Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. - Dịch vụ massage. 2.2. Nhiệm vụ - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy định pháp luật, bảo vệ an ninh trật tự chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc địa phương nói riêng và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung. - Nghiên cứu xu thế phát triển của ngành du lịch trong tương lai để thực hiện các phương án kinh doanh dịch vụ du lịch có hiệu quả. - Kinh doanh ngành nghề đăng ký, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu do Nhà nước giao, bảo tồn và phát triển nguồn vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Tăng cường công tác quản lý kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ, sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên, không ngừng quan tâm chăm lo đến quyền lợi, đời sống người lao động. II. ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG 1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty - Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Đà Nẵng hoạt động theo luật doanh nghiệp. - Là công ty TNHH nhưng có vốn 100% là của Công đoàn Đà Nẵng. - Công ty kinh doanh chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ giải trí khác. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty GÁM ĐỐC P.QUẢN TRỊ NHÂN PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG THỊ TRƯỜNG KẾ TOÁN TRƯỞNG P.TÀI VỤ BỘ PHẬN LỄ TÂN - BUỒNG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG BỘ PHẬN MASSAGE Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.2. Chức năng nhiệm vụ * Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam và Ban thường vụ Liên Đoàn Lao Động Thành phố Đà Nẵng về tất cả các mặt quản lý, là người điều hành cao nhất và có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành kinh doanh tại công ty. * Phó giám đốc: là người giúp việc điều hành doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Ban thường vụ Liên đoàn Lao Động TP Đà Nẵng và giám đốc công ty trong lĩnh vực công tác do giám đốc phân công, uỷ quyền đồng thời được cử thay mặt giám đốc khi đi vắng. * Kế toán trưởng - phòng tài vụ Kế toán trưởng giúp giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác hạch toán, kế toán thống kê ở công ty theo đúng chế độ tài chính của Nhà nước, luật kế toán. Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, chịu sự lãnh đạo của giám đốc, đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Trưởng ban tài chính Liên đoàn TP Đà Nẵng về chuyên môn nghiệp vụ. Phòng kế toán thực hiện công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán triển khai, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các khâu trực tiếp kinh doanh, thực hiện đúng chức năng, chính sách chế độ tài chính kế toán Nhà nước ban hành chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng và giám đốc. * Phòng thị trường: là nơi cung cấp và tìm hiểu về tình hình du lịch của thành phố Đà Nẵng và của đất nước để từ đó có những giải pháp khắc phục, điều chỉnh tình hình kinh doanh du lịch tại công ty. * Phòng quản trị nhân sự: chịu trách nhiệm quản lý và điều phối về vấn đề lao động cũng như tình hình nhân sự tại công ty. * Bộ phận lễ tân - buồng: chịu sự chỉ đạo của cấp trên là giám đốc về các phòng ban có nhiệm vụ đón khách và hướng dẫn khách đến khách sạn lưu trú. * Bộ phận nhà hàng: chịu sự chỉ đạo của giám đốc và các phòng ban có nhiệm vụ ký các hợp đồng về tiệc cưới, phục vụ khách ăn, giới thiệu các món ăn đặc sản của địa phương. * Bộ phận massage: giúp khách giải trí tắm hơi - xoa bóp, chịu sự chỉ đạo của giám đốc và các phòng ban. 3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ KẾ TOÁN BỘ PHẬN NHÀ HÀNG KẾ TOÁN BỘ PHẬN LỄ TÂN KẾ TOÁN BỘ PHẬN MASSAGE Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng nhiệm vụ từng phần hành kế toán * Kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp, điều hành bộ máy kế toán tại công ty. Thực hiện công tác quản lý hạch toán của kế toán phần hành theo đúng chế độ tài chính của Nhà nước, luật kế toán. Tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo kinh doanh, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch giá thành. * Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu của các phần hành kế toán để chứng từ ghi sổ lên sổ cái và lập báo cáo định kỳ. Theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, theo dõi thanh toán nội bộ, tình hình tăng giảm nguồn vốn, tài sản cố định, tính thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước. * Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản công nợ của khách, lập chứng từ thu - chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hoá đơn bán hàng, mẫu sổ để xác định giá vốn bán hàng, theo dõi tiền vốn doanh thu, tập hợp số liệu từ kế toán của các bộ phận để phản ánh lên sổ. * Thủ quỹ: có nhiệm vụ cất giữ thu - chi tiền mặt, mở sổ theo dõi tình hình chi tiết thu - chi đảm bảo nguyên tắc ghi chép và báo cáo hàng tháng. * Kế toán nhà hàng, lễ tân, massage: phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh trong ngày, theo dõi chi tiết công nợ thu - chi trong ngày tập hợp số liệu đưa lên kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp để vào chứng từ sổ liên quan. 3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty TNHH một thành viên Du lịch Công Đoàn Đà Nẵng áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. CHỨNG TỪ GỐC CHỨNG TỪ GHI SỔ BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN BÁO CÁO KẾ TOÁN SỔ CÁI SỔ QUỸ SỔ (THẺ) CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Sơ đồ: Ghi chú: Ghi hằng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối kỳ, cuối tháng Trình tự ghi sổ Hằng ngày, căn cứ vào những chứng từ gốc kế toán lập chứng từ liên quan. Từ chứng từ gốc sẽ đưa vào chứng từ ghi sổ và theo dõi chi tiết đồng thời được theo dõi trên sổ quỹ và căn cứ vào sổ chi tiết để vào bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để lên sổ cái, từ sổ cái sẽ vào bảng cân đối tài khoản, đối chiếu kiểm tra sổ quỹ và bảng tổng hợp chi tiết để lên bảng cân đối tài khoản. Nếu từ bảng cân đối số liệu đã cân đối hết thì tiến hành lập bảng báo cáo tài chính. B. HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THU TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG I. Đặc điểm hàng hoá, phương thức bán hàng, thủ tục, chứng từ, phương thức thanh toán 1. Đặc điểm hàng hoá Công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu là phục vụ vui chơi, nghỉ ngơi, kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, vận chuyển khách theo hợp đồng nên giá trị sử dụng sản phẩm ở đây mang tính cách phi vật chất và chỉ được cảm nhận qua sự làm hài lòng và thoả mãn yêu cầu của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ ở đây. Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của Công ty chủ yếu theo phương thức bán sản phẩm dịch vụ trực tiếp hoặc theo hợp đồng. 2. Phương thức bán hàng a. Phương thức bán hàng trực tiếp Dưới hình thức dịch vụ trực tiếp này, tại đây khách nội địa thành phố, khách từ nơi khác đến trong và ngoài nước có nhu cầu lưu trú, ăn uống…. khách hàng sẽ được thoả mãn về dịch vụ, buồng ngủ, thực đơn, số lượng và suất ăn, cách thức thanh toán… Sau khi thoả thuận xong về các vấn đề liên quan đến yêu cầu của khách hàng và dịch vụ liên quan đến bộ phận nào thì bộ phận đó sẽ có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn phục vụ khách một cách tận tình chu đáo. Khi khách thông báo kết thúc dịch vụ và khách sẽ được hướng dẫn thanh toán tiền dịch vụ tại bộ phận lễ tân. Ở đây lễ tân sẽ viết cho khách một hoá đơn GTGT (liên 2) giao cho khách. b. Phương thức bán hàng theo hợp đồng Đây là phương thức tiêu thụ được diễn ra theo sự thoả thuận ký kết của hai công ty giữa một bên là công ty mua với một bên là công ty bán trên một hợp đồng kinh tế. Việc ký kết xảy ra giữa công ty mua và bán phải có tư cách pháp nhân, tập thể hay cá nhân. Và đại diện mỗi bên đứng ra ký hợp đồng, khi khách đến sẽ được kiểm tra những điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng. Sau khi kết thúc hợp đồng hai bên tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng theo quy định. 3. Thủ tục chứng từ Khi bán hàng, bộ phận lễ tân sẽ lập hoá đơn bán hàng và hoá đơn GTGT và chuyển sang cho bộ phận kế toán để tiến hành ghi sổ kế toán và đây cũng là chứng từ để người mua ghi vào sổ kế toán. Cuối tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ để lên sổ cái, và từ sổ cái sẽ vào bảng cân đối tài khoản, đối chiếu kiểm tra sổ quỹ và bảng tổng hợp chi tiết để lên bảng cân đối tài khoản và lập báo cáo tài chính. II. Tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 1. Các tài khoản, sổ sách, chứng từ được áp dụng tại công ty TNHH một thành viên Du lịch Công đoàn Đà Nẵng a. Các loại tài khoản được áp dụng tại công ty Hệ thống tài khoản được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành 20/3/2006. * TK 511 được chi tiết như sau: - TK 51132: Doanh thu vận chuyển theo hợp đồng - TK 51133: Doanh thu buồng ngủ - TK 51134: Doanh thu hội trường - TK 51135: Doanh thu nhà hàng - TK 51136: Doanh thu giữ xe ô tô - TK 51138: Doanh thu tại lễ tân và các dịch vụ khác - TK 51139: Doanh thu massage + TK 641: Chi phí bán hàng + TK 642: Chi phí quản lý + TK 632: Giá vốn hàng bán + TK 5213: Chiết khấu (thương mại, dịch vụ) Không được hạch toán mà được hạch toán trực tiếp trên doanh thu đã có thuế GTGT. + TK 3332: Thuế TTĐB b. Chứng từ kế toán: Hoá đơn GTGT và phiếu thu c. Các loại sổ sách được áp dụng tại công ty Bảng kê phân loại, chứng từ ghi sổ, sổ cái III.1 . HẠCH TOÁN TIÊU THỤ 1. Hạch toán giá vốn hàng bán Để xác định giá bán sản phẩm dịch vụ việc trước tiên là phải xác định giá vốn của sản phẩm dịch vụ bán ra. Do đặc thù kinh doanh của mỗi công ty khác nhau, vì thế việc xác định giá vốn của mỗi công ty cũng khác nhau. Ở đây, công ty TNHH một thành viên Du lịch Công đoàn Đà Nẵng không xác định giá vốn dựa trên tài khoản 155 - thành phẩm mà xác định giá vốn dựa trên tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tức là, từ doanh thu thu được của việc tiêu thụ dịch vụ, trên cơ sở đó để tính chi phí rồi xác định giá vốn. Và ở đây, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang kế toán không theo dõi chi tiết cho từng bộ phận mà hạch toán chung tất cả các chi phí và tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung để kết chuyển sang tài khoản 154. Để phản ánh giá vốn sản phẩm dịch vụ, công ty sử dụng sổ theo dõi giá vốn hàng bán được mở cho từng tháng. Tài khoản được sử dụng để phản ánh giá vốn hàng bán là tài khoản 632 - giá vốn hàng bán. * Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán Vì là kinh doanh dịch vụ nên giá vốn được hạch toán dựa theo giá thực tế của thị trường, nếu giá cả thị trường tăng đòi hỏi chi phí dịch vụ tăng nên giá vốn cũng được hạch toán theo giá tăng và ngược lại nếu giá thị trường giảm xuống, chi phí để chi cho dịch vụ thấp thì kế toán hạch toán giá vốn giảm theo chi phí. Và thực tế dựa trên doanh thu sản phẩm dịch vụ rồi công ty mới tính giá vốn. Cụ thể trong qu ý I năm 2007 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: - Ngày 23/01/2007 Công ty du lịch Công đoàn Đà Nẵng mua 5 gói cồn đặc loại 500gam (phục vụ cho nhà hàng) với đơn giá 181.818đ chưa thuế VAT 10%. Kế toán hạch toán Nợ TK 6277: 181818 Nợ TK 1331: 18.182 Có TK 1412: 200000 HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT GIÁ TRỊ GIA TĂNG UD/2007N Liên 2: Giao khách hàng Ngày 23 tháng 01 năm 2007 Đơn vị mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Đà Nẵng Địa chỉ: 02 Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM MS: 0400511915 Số TT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 Cồn đặc 500g Gói 05 36363,6 181818 Cộng tiền hàng 181818 Thuế suất GTGT 10% tiền thuế GTGT 18182 Tổng cộng tiền thanh toán 200000 Viết bằng chữ: Hai trăm ngàn đồng chẵn Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) THANH TOÁN MUA HÀNG THÁNG 01/2007 Số CT Ngày Số tiền TK 133 TK 6277 004201 2/01 330910 330910 004484 23/01 200000 18182 181818 Tổng cộng 530910 18182 512728 Người thanh toán Người lập biểu KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN THANH BÌNH Ông Ích Khiêm Số: 032 (Mã chứng từ: PK) PHIẾU KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 1 năm 2007 CHỨNG TỪ NỘI DUNG TÀI KHOẢN SỐ TIỀN GHI CHÚ Ngày số Nợ Có 02/01 032 Thanh toán mua lương thực, thực phẩm 6277 1412 330910 23/01 032 Thanh toán mua lương thực, thực phẩm 6277 1412 181818 23/01 032 Thanh toán mua lương thực, thực phẩm 1331 1412 18182 Tổng cộng: 530910 SỔ THEO DÕI GIÁ VỐN Tháng 01 năm 2007 ĐVT: VNĐ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số Ngày 004201 02/01 Giá vốn ngày 02 tháng 01 154 330.910 004484 23/01 Giá vốn ngày 23 tháng 01 154 181818 Cộng phát sinh 512728 Từ sổ theo dõi giá vốn của từng tháng, căn cứ cứ vào đó kế toán lên chứng từ ghi sổ. CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 3 năm 2007 ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có 002407 27/3 Giá vốn ngày 27/3 632 154 2.061.818 002408 28/3 Giá vốn ngày 28/3 632 154 142.544 Cộng 2.204.362 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi lên chứng từ ghi sổ của từng tháng, cuối quý kế toán vào sổ cái TK 632 - Giá vốn hàng bán. SỔ CÁI TK 632 Quý I năm 2007 ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 31/01 Tổng giá vốn hàng bán tháng 01 154 512728 28/02 Tổng giá vốn hàng bán tháng 02 154 3.549.328 31/3 Tổng giá vốn hàng bán tháng 03 154 2.204.362 31/01 Kết chuyển sang TK 911 6266418 Cộng 6266418 6266418 2. Hạch toán danh thu bán hàng tại Công ty TNHH một thành viên Du lịch Công Đoàn Đà Nẵng Doanh thu là toàn bộ thu nhập của công ty thu được do việc khách thuê và bán sản phẩm dịch vụ đưa lại trong thời kỳ nhất định. Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, Công ty TNHH một thành viên Du lịch Công Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18010.doc
Tài liệu liên quan