Chuyên đề Hoàn thiện việc cải thiện điều kiện lao động của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội

MỤC LỤC

 

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 4

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC NÂNG CAO ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG 4

1. Khái niệm điều kiện lao động 4

1.2.Các yếu tố nguy hiểm và có hại: 4

1.3. Tai nạn lao động: 5

1.4. Bệnh nghề nghiệp: 5

2. Mục đích, tính chất của việc cải thiện điều kiện lao động 5

2.1. Mục đích 5

2.2. Tính chất 5

3. Nội dung của việc cải thiện điều kiện lao động. 6

3.1 Nội dung khoa học kỹ thuật. 7

3.1.1 Khoa học về y học lao động: 7

3.1.2 Các ngành khoa học kỹ thuật vệ sinh : 8

3.1.3 Kỹ thuật an toàn: 8

3.1.4 Khoa học kỹ thuật về các phương tiện bảo vệ người lao động. 8

3.2. Nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chính sách chế độ về điều kiện lao động. 9

3.3 Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác cải thiện điều kiện lao động. 9

4.Ý nghĩa của việc cải thiện điều kiện lao động. 10

 

II. CÁC QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG 11

1. Các văn bản của chính phủ 11

2. Các văn bản liên bộ 11

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XNK VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI 13

I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 13

1.1. Giai đoạn 1972 - 1975 13

1.2. Giai đoạn 1976 - 1986. 14

1.3. Thời kỳ 1987 đến nay. 15

II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI. 17

III.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI. 18

IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 19

V. CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT 22

VI. ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 25

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI 29

I.KHOA HỌC KỸ THUẬT 29

1. Kỹ thuật an toàn. 29

1.1.An toàn thiết bị nâng. 30

1.2.An toàn cơ khí 31

1.3.An toàn điện. 31

2. Công tác phòng chống cháy nổ ở các xí nghiệp. 32

2.1.Tổ chức lực lượng PCCN của Công ty. 32

2.2.Vấn đề trang bị phương tiện chữa cháy của xí nghiệp. 34

3.Kỹ thuật vệ sinh lao động và ĐKLĐ. 35

3.1.Các yếu tố vi khí hậu và ánh sáng. 35

3.2.Tình hình tiếng ồn. 35

3.3.Bụi. 35

3.4.Nước thải và chất thải rắn. 36

4. Phương tiện bảo vệ cá nhân. 36

5.Tình hình chăm sóc sức khoẻ người lao động 38

6.Tình hình tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về công tác cải thiện điều kiện lao động 39

II. KHÁM CHỮA BỆNH NGHỀ NGHIỆP 44

7. Nhận xét, đánh giá, về điều kiện lao động ở công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. 45

7.1. Nhận xét. 45

a.Lãnh đạo Công ty. 45

b.Thực hiện kế hoạch 45

c.Đời sống CBCNV. 46

d.Việc chấp hành văn bản pháp luật. 46

e.Những tồn tại. 46

7.2.Đánh giá. 46

CHƯƠNG IV: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI. 49

I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY: 49

II.NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY TỪ NAY DẾN NĂM 2010. 51

III. VỀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÔNG TÁC CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG. 52

IV. CHẾ ĐỘ TRONG CÔNG TÁC CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG 53

V.ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, GIẢM

CHI PHÍ NHÂN CÔNG. 54

VI.NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ. 56

VII.ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT. 57

VIII.TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ. 57

KẾT LUẬN CHUNG 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện việc cải thiện điều kiện lao động của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất tốt, kinh doanh có lãi, cạnh tranh thắng thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải dồi dào về năng lực, trình độ, vật tư, tiền vố, thiết bị nhân lực mới đảm bảo thắng thầu thi công. Để phù hợp với đặc điểm về lao động, đặc điểm về sản xuất kinh doanh. Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội đã bố trí bộ máy quản lý cảu Công ty phù hợp theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội Ban giám đốc Khối trực tiếp Sản xuất chính Cơ khí điện nước Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 XN xây lắp số 4 XN xây lắp số 5 Đội xây dựng số 6 XN xây lắp số 7 Sản xuất phụ trợ Xưởng mộc Máy thi công XN cung ứng Khối gián tiếp Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng tiếp thị Phòng tổ chức LĐTL Phòng hành chính y tế Ban dự án * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. - Giám đốc: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty để ký kết hợp đồng kinh tế, hợp tác liên doanh. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, phụ trách quản lý cán bộ, tài chính, kế toán, công tác đầu tư. - Phó giám đốc phụ trách kế hoạch - kỹ thuật là người giúp Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm các khâu. + Xây dựng kế hoạch sản xuất từng quý, tháng và tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch đã được xác định. + Phụ trách công tác kỹ thuật - chất lượng - an toàn lao động - phòng chống cháy nổ - phòng chống lụt bão. + Phụ trách công tác quản lý lao động và thanh toán tiền lương... - Phó giám đốc kinh doanh giúp Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm. + Tiếp cận thị trường phát triển và điều hành các dự án nội bộ của Công ty, kinh doanh nhà và các hoạt động dịch vụ theo đăng ký kinh doanh. + Tìm kiếm việc làm chỉ đạo công tác nhận thầu đấu thầu, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác thanh quyết toán thu hồi vốn. - Phòng tiếp thị: Tham mưu cho Giám đốc về khai thác công việc chủ động quan hệ để tìm kiếm việc làm. Dự báo các thông tin về thị trường như: xu hướng, nhu cầu, giá cả, yêu cầu kỹ thuật... Đồng thời phối hợp với các phòng ban, các đơn vụ thi công trong công tác tổ chức, quản lý thi công và thanh quyết toán các công trình. - Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Tham mữu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu hồ sơ thiết kế, tham mưu cho các xí nghiệp, các đội về các giải pháp kỹ thuật, kiểm tra dự toán thi công các công trình.... - Phòng kế toán - tài vụ: Giúp Giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế, tài chính của Nhà nước tại Công ty. Chịu trách nhiệm về vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh theo dõi khâu thanh quyết toán thu hồi vốn... - Phòng tổ chức - lao động tiền lương: + Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty và nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị trực thuộc đề xuất với Giám đốc bố trí sắp xếp, sử dụng lao động hiện có và kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo tuyển dụng cán bộ công nhân viên. + Lập kế hoạch lao động tiền lương, giám sát các đội, xí nghiệp thực hiện, duyệt lương khoán sản phẩm và chế độ hàng thàng đối với các đội. + Thực hiện phân phối tiền lương, thưởng, giải quyết các chế độ chính sách... - Phòng hành chính - y tế: Quản lý chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng tháng thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống nóng chống rét, dịch bệnh.. - Ban dự án: Giới thiêụ tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi các dự án để thu hút vốn đầu tư cho dự án, tổ chức quản lý, khai thác, phát huy hiệu quả của dự án. - Khối trực tiếp sản xuất: Gồm các xí nghiệp, các đội sản xuất chính các đơn vị sản xuất phụ trợ. Các đơn vị này là lực lượng trực tiếp sản xuất thi công có nhiệm vụ tổ chức sản xuất hợp lý đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả đối với từng hạng mục công trình. V. Công tác tổ chức sản xuất + Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác, còn sản phẩm xây dựng (công trình xây dựng) thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành sản xuất vật chất khác. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất của Công ty luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho những công trình tạm phục vụ sản xuất. Muốn khắc phục những khó khăn đó công tác tổ chức xây dựng trong Công ty phải chú ý tăng cường tính cơ động, tính linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến công tác vận chuyển, chọn lựa vùng hoạt động thích hợp. Công ty cần lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm trên cũng đòi hỏi Công ty phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng như: dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng... + Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài, đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của Công ty thường bị ứ đọng lâu dài tại các công trình đang xây dựng. yếu tố bất lợi này đòi hỏi Công ty phải chọn lựa phương án có thời gian xây dựng hợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, phải có chế độ thanh toán giữa kỳ và dự trữ vốn hợp lý. + Sản phẩm xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể, thông qua hình thức ký hợp đồng sau khi thắng thầu, vì sản phẩm xây dựng rất đa dạng và có tính cá biệt cao, có chi phí lớn. ở nhiều ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm để bán, nhưng với các công trìng xây dựng thì không thể như vậy. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải định giá của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra. Vì thế, hình thức giao nhận thầu hoặc đấu thầu trong xây dựng cho từng công trình cụ thể đã trở nên phổ biến trong sản xuất xây lắp. Do đó Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội phải chú ý nâng cao năng lực và tạo uy tín cho bản thân Công ty bằng bề dày kinh nghiệm đồng thời phải có những giải pháp kinh tế hợp lý mang tính thuyết phục cao mới hy vọng giành thắng lợi trong kinh doanh. + Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, có nhiều đơn vị cùng tiến hành trên công trường xây dựng theo trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi Công ty phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức xây dựng nhận thầu chính và tổng thầu với các tổ chức nhận thầu phụ. + Sản xuất xây dựng chủ yếu phải tiến hành ngoài trời, do đó bị ảnh hưởng của khí hậu. Công việc sản xuất, thi công công trình thường bị gián đoạn do những thay đổi bất thường của thời tiết, điều kiện lao động, điều kiện làm việc nặng nhọc. Năng lực sản xuất của Công ty không được sử dụng điều hoà trong bốn quý, gây khó khăn cho việc chọn lựa trình tự thi công đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn...Đặc điểm này yêu cầu Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội phải chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi lập tiến độ thi công, phấn đấu tìm cách hoạt động đều đặn trong một năm, sử dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý, bảo đảm độ an toàn bền chắc của máy móc trong quá trình sử dụng, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, quyết tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. + Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch cao do điều kiện của địa điểm xây dựng mang lại. + Tốc độ phát triển kỹ thuật xây dựng thường chậm hơn các ngành khác, nền đại công nghiệp cơ khí hoá ở nhiều ngành sản xuất đã hình thành từ thế kỷ 18, trong khi đó cơ khí hoá ngành xây dựng mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Tất cả những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng kể từ khâu tổ chức dây chuyền công nghệ, phương hướng phát triển Khoa học kỹ thuật xây dựng, trình tự của quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, cấu tạo trang bị vốn cố định, chế độ thanh toán, chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, chính sách đối với lao động, marketing, chính sách giá cả, hạch toán kinh doanh. VI. Đặc điểm về lao động của công ty * Đặc điểm về công nhân sản xuất. Theo thống kê năm 2005 Công ty có 403 công nhân sản xuất, trong đó 313 công nhân chính, 67 công nhân phụ và 23 công nhân phục vụ có trình độ tay nghề tương đối phù hợp. Qua bảng dưới cho ta thấy được trình độ tay nghề của công nhân khá cao, tuy bậc 6 và bậc 7 còn ít công nhân nhưng ở bậc 4 và bậc 5 lại khá nhiều thể hiện trình độ tay nghề đồng đêù và tương đối phù hợp với công việc. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nữ trong công nhân sản xuất lại chiểm tỷ lệ khá cao 38,46% tương ứng là 155 người. Với đặc điểm công việc ngành xây dựng là khá vất vả, việc thi công, giám sát công trình... phù hợp với nam giới hơn thì một tỷ lệ khá cao trong công nhân sản xuất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. * Về lao động quản lý: Công ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội có đội ngũ quản lý với trình độ chuyên môn tương đối dồi dào, có khả năng đảm nhiệm kỹ thuật công việc có tính chất phức tạp đòi hỏi năng lực vững vàng. Bảng 2: Cơ cấu lao động quản lý theo trình độ chuyên môn. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 TS Nữ TS Nữ TS Nữ Trên đại học 0 0 0 0 0 0 Cao đẳng và Đại học 65 18 64 17 69 17 Trung cấp 60 36 57 36 45 32 Sơ cấp 10 8 9 8 12 8 Không đào tạo 3 1 3 1 3 1 Tổng số 138 63 133 62 129 58 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng kế toán – Tài vụ Tổng số lao động quản lý qua các năm giảm do Công ty đang thực hiện tinh giảm biên chế, tăng hiệu quả quản lý với một bộ máy quản lý gọn nhẹ. Những cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm đa số trong đội ngũ quản lý của toàn Công ty. Năm 2004 số người có trình độ Đại học chiếm 53,48% một tỷ lệ khác cao so với các năm 2002, 2003, thể hiện điểm mạnh của Công ty nằm rất lớn ở bộ máy quản lý hứa hẹn cho việc quản lý hiệu quả trong các năm tới. Tuy nhiên, trong bộ máy quản lý của Công ty vẫn còn một bộ phận người quản lý có trình độ chuyên môn kém chiếm 11,6% ở năm 2004 tăng hơn so với các năm 2002, 2003. Điều này Công ty cần khắc phục để trong những năm tới phấn đấu không có người quản lý có trình độ chưa đạt yêu cầu. Bảng 3: Bảng tính trình độ chuyên môn kỹ thuật của khối công nhân sản xuất Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. STT Nghề nghiệp Tổng số (người) Bậc thợ Nữ Cấp bậc thợ BQ I II III IV V VI VII 1 Nề 86 19 50 17 15 3,98 2 Mộc 56 2 7 38 9 3,96 3 Sắt, sắt xưởng 48 1 9 32 5 1 10 3,92 4 Sơn vôi 11 3 6 2 9 3,9 5 Lắp đặt điện 18 7 10 1 1 3,67 6 Vận hành máy TC 11 6 4 1 6 3,54 7 Lắp đặt ống dẫn 9 2 5 2 3,0 8 Tiện nguội 1 1 1 5,0 9 Hàn điện 6 1 3 2 1 4,17 10 Trắc địa 5 5 2 5,0 11 Sửa chữa ô tô 7 5 2 4,28 12 Lái xe, phụ xe 11 2 8 1 2,09 13 Phụ nề, lao động 117 1 1 8 52 51 4 105 4,39 14 Vận tải, bốc dỡ 6 6 5 2,0 15 Lái cẩu 4 1 2 1 4,0 16 Lái ủi 5 1 2 2 4,2 17 Lái xúc 2 1 1 4,5 Tổng 403 3 20 67 207 101 5 155 (%)/ tổng số 100% 0,74% 4,96% 16,62% 51,36% 25,06% 1,2% 38,46% Nguồn cung cấp số liệu: Phòng kế toán – Tài vụ Nhận xét: Nhìn vào bảng trên thấy rằng Công ty chưa có sự phân công lao động đồng đều, thợ bậc I, II, VI, VII chiếm tỷ lệ rất ít (6,9%) còn thợ bậc III, IV, V thì lại nhiều (93,1%) .Số liệu đó phản ánh trình độ công nhân của Công ty ở mức khá và đa số trong đó là bậc trung niên đội ngũ công nhân trẻ còn ít cần phải đào tạo và tuyển dụng nhiều hơn nữa cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp. Và số lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao (38,46%) không phù hợp với đặc tính nghề nghiệp Với những đặc điểm đó thì công ty có những điều kiện thuận lợi nhất định là có đội ngũ lao động lành nghề rất cần thiết cho ngành xây dựng. Đội ngũ làm lãnh đạo đa số là có trình độ học vấn (tạo điều kiện thuận lợi trong sử lý công việc cũng như lắm bắt tình hình thị trường). Cũng từ những đặc điểm đó thì thấy công ty không phải không có khó khăn. Về đội ngũ công nhân thì nữ chiếm tỷ lệ khá cao nên ảnh hưởng chất lượng công việc do CN nữ có sức khoẻ yếu hơn nam giới, công trình thì hay thay đổi địa điểm việc điều động công nhân nữ cũng gây khó khăn do họ còn yếu tố gia đình. Về đội ngũ quản lý thì chưa có nhiều người có trình độ học vấn cao thực sự trình độ trung cấp và sơ cấp còn nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng tới nhạy bén của đội ngũ cán bộ trong điều kiện kinh tế thị trường Chương III phân tích Thực trạng về điều kiện lao động ở công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà nội I.Khoa Học Kỹ Thuật Hàng năm kinh phí cho hoạt động cải thiện điều kiện lao động lên tới trên 1 tỷ đồng. Theo thống kê năm 2005, kinh phí cho việc thực hiện các nội dung kế hoạch cải thiện điều kiện lao động. Bảng4: Thống kê kinh phí hoạt động cải thiện điều kiện lao động trong năm 2005 TT Nội dung kế hoạch Kinh phí 1 Thực hiện các chế độ chính sách 65.000.000đ 2 Cấc quy định về kỹ thuật an toàn 362.480.000đ 3 Công tác về PCCN 47.560.000đ 4 Thực hiện trang bị BHLĐ 826.561.000đ 5 Công tác Vệ sinh lao động 246.350.000đ 6 Tổng chi phí 1.547.931.000đ Nguồn cung cấp số liệu: Phòng kế toán – Tài vụ 1. Kỹ thuật an toàn. Việc thực hiện các giải pháp KTAT được Công ty rất quan tâm. Công ty đã nâng cấp các thiết bị máy móc của các đơn vị trực thuộc, trang bị hệ thống cẩu tháp và thang lồng chở người. Trang bị máy vận thăng và một số thiết bị máy thi công như: máy đầm, máy cuốn, cắt thép...nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng lao động cho NLĐ. Điều đó giúp cải thiện điều kiện lao động đáng kể làm người lao động nâng cao được năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn. Do đặc thù của công nghệ sản xuất các công trình xây dựng nên vấn đề ATLĐ và cụ thể hơn là lĩnh vực KTAT của Công tygồm các vấn đề chính sau: An toàn thiết bị nâng. An toàn cơ khí. An toàn điện. 1.1.An toàn thiết bị nâng. bảng5: Bảng thống kê máy móc thiết bị Stt tên máy móc thiết bị số lượng công suất nước sx 1 Cẩu tháp QTZ 5012A 1 1.2 tấn Trung Quốc 2 Cẩu tháp QTZ 5015 1 1.5 tấn Trung Quốc 3 Cẩu tháp Potain MC80A 1 1.5 tấn Pháp 4 Vận thăng lồng SC50 1 70m-10.5kw Trung Quốc 5 Máy vận thăng 6 30-40m, 4.5kw Việt nam 6 Cổng trục 5 tấn 2 5 tấn Việt nam 7 Cổng trục 3.2 tấn 1 3.2 tấn Việt nam Nguồn cung cấp số liệu: Phòng kế hoạch kỹ thuật Năm qua, đồng thời với việc nâng cấp nhà xưởng, Công ty đã trang bị hệ thống cẩu tháp cho các xí nghiệp trực thuộc nhằm làm giảm cường độ lao động cho công nhân và nâng cao năng suất lao động của người lao động. Tất cả các thiết bị nâng đều có: Lắp đặt hệ thống chuông báo khi vận hành thiết bị, có hệ thống khống chế quá tải, khống chế góc nâng cần để bảo vệ cho người lao động. Lắp đặt hệ thống chạy điện cho cần trục vận hành Các máy được áp dụng bộ phận nối không để phòng ngừa sự cố về điện. Các thiết bị nâng đều đã qua kiểm định và được cấp phép sử dụng. Các thiết bị nâng đều được bảo trì định kỳ nhằm loại bỏ các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trong khi công nhân sử dụng Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra độ ổn định của thiết bị. Tất cả các công nhân vận hành đều được quy tắc vận hành máy an toàn. 1.2.An toàn cơ khí bảng6: Bảng thống kê máy móc thiết bị cơ khí stt tên máy móc thiết bị số lượng công suất nước sx 1 Cừ Lassen 380 tấm Hàn Quốc 2 Máy uốn , cắt sắt các loại 5 2.5kw, D=32m Nhật 3 Máy mài, máy cưa các loại 10 Nhật Nguồn cung cấp số liệu: Phòng kế hoạch kỹ thuật Về lĩnh vực cơ khí, Công ty sử dụng nhiều loại máy khác nhau. Hầu hết các loại máy này còn mới, được mua từ nhật bản là nước có nền công nghệ tiên tiến nên đảm bảo an toàn. Ngoài ra các thiết bị máy móc này đều được trang bị nội quy an toàn. NLĐ đã qua huấn luyện mới cho phép sử dụng. 1.3.An toàn điện. Bảng7:Bảng thống kê máy móc thiết bị stt tên máy móc thiết bị số lượng công suất nước sx 1 Máy ép cọc 2 250 tấn Liên xô 2 Máy khoan mồi ép cọc 3 Liên xô 3 Súng bắn thử mác bê tông 2 Thuỵ Điển 4 Máy hàn 15KVA 12 15KvA Việt Nam Nguồn cung cấp số liệu: Phòng kế hoạch kỹ thuật Để đảm bảo an toàn cho công nhân khi làm việc, Công ty đã : Thiết kế hệ thống chống sét và chống điện áp cao lan truyền vào các khu vực xây dựng. Các hệ thống điện đi trong công trường đều được bọc cách điện và thường xuyên được kiểm tra để đề phòng tai nạn điện. Phần mang điện của các thiết bị, máy móc sử dụng điện đều được bọc cách điện và có hệ thống nối đất, nối không bảo vệ. Các thiết bị đều đã có hướng dẫn sử dụng, bảng nội quy an toàn Các thiết bị mới được trang bị nên còn mới Tất cả các công trình đều được trang bị tủ điện nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về điện năng cho các thiết bị hoạt động đồng thời làm cho đường điện chạy vào công trình an toàn hơn. 2. Công tác phòng chống cháy nổ ở các xí nghiệp. Cháy nổ là một sự cố rất dễ xẩy ra khi có đủ 3 yếu tố cho sự cháy. Đó là chất cháy (xăng, dầu, than, củi...) ô xy (luôn có trong không khí và chiếm 21% diện tích không khí), nguồn cháy (nguồn nhiệt phát ra từ các máy móc, lò điện...). Nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCN, ban giám đốc Công ty luôn quan tâm tới công tác phòng chống cháy nổ. Căn cứ điều I pháp lệnh qui định việc quản lý của nhà nước về vấn đề PCCN: “PCCN là nghĩa vụ của CBCNV, trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị ấy”. Giám đốc Công ty đã có quyết định số 133/CTP-PCLB qui định trách nhiệm về công tác PCCN ở các đơn vị xí nghiệp và thành lập ban chỉ huy PCLB. 2.1.Tổ chức lực lượng PCCN của Công ty. Ban chỉ huy PCCN của Công ty gồm 10 người: Chủ tịch hội đồng: Ông Nguyễn Minh Hoà - Phó Giám đốc Công ty Phó chủ tịch hội đồng: Ông Nguyễn Phúc Tường - Chủ tịch Công đoàn Công ty Các uỷ viên: Ông Nguyễn Hữu Ngợn - Trưởng phòng KHKT Ông Đinh Tuấn Hùng- Kỹ sư xây dựng, Trưởng phòng QLXL Ông Nguyễn Ngọc Quán - Trưởng phòng TCHC Ông Lê Quang Tuyến - Phó phòng TCHC Bà Bùi Thị Việt Hoa - Trưởng Phòng KTTC Ông Võ Quang Thống, Chuyên viên phòng KHKT - Uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng. Cán bộ giúp việc Hội đồng quản lý điều kiện lao động có các cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có tên sau: Ông Bùi Đức Lâm: Cán bộ phụ trách công tác quân sự, PCCN, PCLB Bà Nguyễn Thị Kim Thanh: CB phụ trách công tác y tế Công ty. Đội PCCC của Công ty gồm 19 người được phòng PC23 công an thành phố Hà nội huấn luyện và hướng dẫn kỹ càng về kiến thức về PCCC và cách sử dụng các trang thiết bị PCCC. Để thực hiện tốt công tác PCCN, Công ty đã thực hiện các biện pháp sau: Tuyên truyền vận động CBCNV thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy ước, biện pháp PCCC đồng thời hướng dẫn họ biết PCCC thông thường bằng mọi hình thức như mở hội nghị chuyên đề về công tác PCCC, dán panô, áp phích tuyên truyền. Xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ PCCC, thường xuyên luyện tập các phương án chữa cháy tại chỗ theo quyết định 230 Bộ Nội Vụ ngày 24/04/1998. Tất cả các hội viên có nhiệm vụ thu thập, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức lý thuyết sau khoá học do Công ty mời phòng PC23 về huấn luyện và trang bị kiến thức về PCCC. Từ đó phổ biến lại cho các tổ viên PCCC của xí nghiệp trục thuộc Công ty . Tổ chức cứu chữa kịp thời các vụ cháy xảy ra và tham gia hỗ trợ lực lượng chống cháy chuyên nghiệp cứu chữa các vụ cháy lớn. Tuần tra canh gác bảo vệ hiện trường cháy,giúp các cơ quan điều tra xác minh nguyên nhân cháy Công ty ban hành các nội quy cụ thể về công tác PCCC. 2.2.Vấn đề trang bị phương tiện chữa cháy của xí nghiệp. Do nhận thức đầy đủ về mối nguy hại do ngọn lửa gây ra nên Công ty đã có sự đầu tư rất lớn vào công tác PCCC Công tác phòng chống cháy nổ được Công ty đặc biệt quan tâm tại mọi điểm như công trình, văn phòng làm việc đều có những phương tiện chữa cháy thích hợp , các biển báo biển cấm được trang bị đày đủ (với sự tham mưu hướng dẫn của công an PCCC) và thực hiện nghiêm ngặt về an toàn PCCC Ban chỉ huy PCCC, đội chữa cháy nghĩa vụ được kiện toàn với 19 người và có bảng phân công trách nhiệm cho từng người khi có sự cố . Các Xí nghiệp có đội PCCC tại chỗ và chịu sự chỉ huy thống nhất của Ban chỉ huy PCCC. Các thao tác cơ bản về sử dụng các dụng cụ chữa cháy tại chỗ được hướng dẫn cụ thể đến từng cán bộ công nhân viên . Ngoài ra Công ty mời cán bộ PCCC đến nói chuyện cũng như phổ biến công tác PCCC và kinh nghiệm phòng ngừa về công tác này cho lực lượng PCCC. Công ty đã quan tâm mua sắm, trang bị thiết bị dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dụng cụ này được bảo quản tốt, thường xuyên được kiểm tra cả về số lượng và chất lượng để kịp thời bổ sung theo đúng nguyên tắc của PCCC . 3.Kỹ thuật vệ sinh lao động và ĐKLĐ. Công ty là một đơn vị xây dựng nên các yếu tố về kỹ thuật vệ sinh chủ yếu phụ thuộc phần lớn vào môi trường tự nhiên tại nơi thi công công trình. 3.1.Các yếu tố vi khí hậu và ánh sáng. Về nhiệt độ : Nhiệt độ không khí nói chung phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời nơi đơn vị tổ chức thi công vì vậy không vượt quá TCCP. Về độ ẩm và vận tốc gió đạt TCCP do đơn vị là một Công ty xây dựng chuyên về lĩnh vực nhà cao tầng. Vấn đề vi khí hậu trong MTLĐ của các xí nghiệp trực thuộc Công ty nói chung phu thuộc vào tình hình khí hậu tự nhiên nên đảm bảo sức khoẻ cho NLĐ. Về ánh sáng, ngoài ánh sáng tự nhiên được lấy Công ty còn trang bị cả ánh sáng nhân tạo tại nhiều nơi của công trình nên đảm bảo ánh sáng luôn trong TCCP. 3.2.Tình hình tiếng ồn. Nơi đơn vị thi công tiếng ồn phát ra từ các máy, thiết bị khi hoạt động.Tuy nhiên các máy móc của Công ty chủ yếu mới được trang bị và được nhập từ nước ngoài nên mức ồn luôn nằm trong TCCP. 3.3.Bụi. Công ty là một đơn vị xây dựng nên vấn đề phòng chống bụi là rất cần thiết để đảm bảo VSLĐ cho người lao động, tránh tình trạng người lao động bị BNN. Qua kiểm tra cho thấy bụi tại những địa điểm sàng cát luôn vượt quá TCCP.Vì vậy, Công ty đã trang bị cho NLĐ các thiết bị bảo vệ cá nhân như kính, khẩu trang… Ngoài ra Công ty còn có chế độ bồi dưỡng kịp thời cho những người làm việc tại khu vực có nồng độ bụi cao. 3.4.Nước thải và chất thải rắn. Nơi các đơn vị thi công và sản xuất luôn có hai loại chất thải là chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt .Vì vậy vấn đề thu gom rác thải nơi đơn vị thi công là một vấn đề rất quan trọng góp phần đảm bảoVSLĐ cho NLĐ làm cho người lao động yên tâm sản xuất. Công ty đã bố trí xe thu gom rác thải tại các công trình xây dựng cho nên luôn đảm bảo môi trường luôn trong sạch làm nâng cao năng suất, góp phần bảo đảm MTLĐ luôn trong sạch. Công ty có nhiều biện pháp tích cực và luôn luôn đầu tư thích đáng cho việc cải thiện điều kiện môi trường làm việc đảm bảo sức khoẻ an toàn cho người lao động . Cụ thể Cty đã từng bước trang bị nâng cấp nội thất, ánh sáng nơi làm việc , vệ sinh công nghiệp được làm định kỳ, hàng tuần hàng tháng, luôn Chú trọng làm đẹp cảnh quan trụ sở văn phòng nhằm tạo dựng bầu không khí xanh sạch đẹp. Ngoài ra công ty còn cho phun thuốc diệt muỗi trong khu vực cơ quan, nạo vét cống rãnh thoát nước trước và sau mùa mưa phòng ngừa đến mức tối đa dịch bệnh. Trên các công trình thường xuyên được kiểm tra và thực hiện tốt về vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường nơi ăn ở và làm việc của công nhân cũng như đảm bảo VSMT cho khu vực lân cận Đặc biệt tại Dự án Mễ Trì hạ đã quy hoạch để tổ chức cho công nhân thi công ăn ở tại khu lán trại tập chung không để công nhân ăn ở tại công trình đang thi công. 4. Phương tiện bảo vệ cá nhân. Điều 101 chương IX Bộ luật lao động quy định “NLĐ làm việc trong yếu tố nguy hiểm độc hại phải được cấp đầy đủ PTBVCN, NSDLD phải đảm bảo các PTBVCN đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy định của pháp luật”. Do đặc tính sản xuất kinh doanh của Công ty có những yếu tố nguy hiểm nên ngoài những biện pháp KTAT Công ty còn trang bị cho CBCNV các công trình những PTBVCN phù hợp với công việc của mỗi NLĐ. Hàng năm, Công ty đều lập kế hoạch điều kiện lao động cùng với kế hoạch sản xuất dự trù, việc lập kế hoạch trang bị BHLĐ cho người công nhân là một việc không thể thiếu trong kế hoạch cải thiện điều kiện lao động. Công ty cấp đầy đủ các quy trình, quy phạm an toàn theo quy định của nhà nước, với các nội quy vận hành , hướng dẫn sử dụng đối với các máy móc, thiết bị sản xuất, bốc dỡ và tổ chức kiểm định thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về ATLĐ Đặc biệt trong quá trình thi công xây dựng mới, cải tạo, xây xen yêu cầu các XN có quyết định phân công trách nhiệm cho từng cá nhân thực hiện các quy định về ATLĐ và trách nhiệm trước pháp luật về các sự cố mất an toàn về người và tài sản . Trong các hồ sơ , hợp đồng công ty luôn luôn yêu cầu các bên tham gia phải có sự thuyết min

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32523.doc
Tài liệu liên quan