Chuyên đề Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại Xí nghiệp may veston 1 thuộc Công ty cổ phần may 10

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÚC LỢI, DỊCH VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG & QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÚC LỢI, DỊCH VỤ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 2

I. Cơ sở lý luận chung về phúc lợi, dịch vụ cho người lao động trong doanh nghiệp. 2

I.1 Phúc lợi 2

1. Khái miệm 2

2. Các loại hình phúc lợi 2

2.1 Phúc lợi bắt buộc 2

2.2 Phúc lợi tự nguyện. 2

I.2. Các loại dịch vụ cho người lao động. 3

1. Khái niệm. 3

2. Các loại hình dịch vụ. 3

2.1 Các dịch vụ tài chính: 3

2.2 Các dịch vụ xã hội 5

I.3. Kết luận 6

II. Xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động 7

II.1 Mục tiêu của chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động 7

II.2 Nguyên tắc xây dựng chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động 7

II.3 Các bước xây dựng chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động 7

II.4 Quản lý chương trình phúc lợi và dịch vụ 8

II.5 Ý nghĩa việc xây dựng chương trình phúc lợi và dịch vụ cho người lao động 9

II.6 Sự cần thiết hoàn thiện xây dựng và quản lý các chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động 9

 

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH PHÚC LỢI, DỊCH VỤ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY VESTON 1-CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 11

I. Tổng quan về xí nghiệp may veston 1-công ty cổ phần may 10 11

I.1 Giới thiệu chung về xí nghiệp may veston 1-công ty cổ phần may 10 11

1. Quá trình hình thành và phát triển 11

2. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp 12

3. Đặc điểm về tổ chức quản lý 13

4. Đặc điểm của xí nghiệp may veston 1 ảnh hưởng tới công tác phúc lợi và dịch vụ 15

4.1. Về quy mô lao động: 15

4.2. Về cơ cấu lao động: 16

4.3 Đăc điểm quy trình công nghệ và máy móc thiết bị 20

4.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 24

II. Thực trạng việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại xí nghiệp may veston 1 25

II.1 Các loại hình phúc lợi, dịch vụ đang được xí nghiệp áp dụng 25

1. Các loại hình phúc lợi 25

1. Phúc lợi bắt buộc 25

2. Phúc lợi tự nguyện 27

2.1 Các phúc lợi bảo đảm về thu nhập và hưu trí. 27

2.2 Tiền trả cho những thời gian không làm việc. 27

2.3. Phúc lợi cho lịch làm việc linh hoạt. 27

3. Các loại dịch vụ cho người lao động 29

3.1 Các dịch vụ tài chính 29

3.2 Các dịch vụ xã hội 30

II.2 Xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại xí nghiệp may veston 1 34

1. Xây dựng chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại xí ngiệp. 34

1.1 Xây dựng chương trình phúc lợi cho người lao động 34

1.1.1 Phúc lợi bắt buộc 34

1.1.2 Phúc lợi tự nguyện 35

1.2 Xây dựng các loại hình dịch vụ cho người lao động 36

II.3 Đánh giá chung việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại xí nghiệp 40

3.1 Các mặt đạt được 40

3.2 Những mặt hạn chế 40

3.3 Nguyên nhân 40

 

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH PHÚC LỢI, DỊCH VỤ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 42

I. Phương hướng phát triển của xí nghiệp trong thời gian tới 42

II. Các giải pháp 44

KẾT LUẬN 46

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4072 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại Xí nghiệp may veston 1 thuộc Công ty cổ phần may 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2009 là 580. Sự thay đổi về quy mô lao động có những ảnh hưởng nhất định tới công tác phúc lợi và dịch vụ trong xí nghiệp. Các chương trình phúc lợi và dịch vụ của xí nghiệp vừa phải xây dựng sao cho phù hợp với số lượng lao động mới, vừa phải thực hiện đầy đủ các chế độ cho các lao động đã về hưu. Để thực hiện được điều này phòng tổ chức hành chính cần xây dựng và quản lý các chương trình phúc lợi, dịch vụ mang tính logic, khách quan, linh hoạt. Về cơ cấu lao động: Bảng 1 : Cơ cấu lao động của Xí nghiệp may veston 1 STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số lượng Tỷ trọng ( %) Số lượng Tỷ trọng (% ) Số lượng Tỷ trọng ( % ) Tổng số 550 100 600 100 580 100 I Lao động gián tiếp 57 10.36 58 9.67 58 10 1 Quản lý kinh tế 10 17.54 10 17.24 5 8.62 2 Quản lý kỹ thuật 47 52.46 48 82.76 53 91.38 II Lao động trực tiếp 493 89.63 542 90.33 522 90 1 Công nhân sản xuất 478 96.96 523 96.5 499 95.6 2 Công nhân khác 15 3.04 19 3.5 23 4.4 (Nguồn: Phòng tổ chức) Nhận xét : Qua bảng Ta thấy tỉ lệ lao động trực tiếp của xí nghiệp qua các năm khá cao. Tỉ lệ công nhân may trong tổng số lao động của xí nghiệp giảm dần theo các năm, nhưng doanh thu của Xí nghiệp vẫn tăng qua các thời kỳ đó. Điều này có thể là do xí nghiệp đã áp dụng thành công những biện pháp tăng năng suất lao động, do đó số công nhân trực tiếp may cần ít hơn, nhưng số công nhân khác như công nhân sửa máy hay công nhân phát phụ liệu lại tăng lên do khối lượng sản phẩm tăng. Lao động gián tiếp có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân có thể do lực lượng lao động của thế hệ trước còn đang tham gia lao động, dẫn tới các tiến bộ kĩ thuật về máy móc còn chưa được sử dụng tối đa. Xí nghiệp cần có biện pháp khắc phục vấn đề này như tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn cho CBCNV nhằm nâng cao trình độ tăng năng xuất lao động. Sự chênh lệch giữa số lượng lao động trực tiếp và số lượng lao động gián tiếp có ảnh hưởng không nhỏ tới tới việc xây dựng các quỹ bảo hiểm cho người lao động. Lượng lao động gián tiếp thường chịu các rủi do cao hơn về sức khỏe xong mức hưởng chế độ không được phân biệt rõ ràng. Cơ cấu lao động theo giới tính và đối tượng lao động Bảng 2: Cơ cấu lao động theo giới tính và đối tượng lao động Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sl (ng) Tỷ trọng (%) Sl (ng) Tỷ trọng (%) Sl (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%) Phân loại theo đối tượng 500 100 550 100 600 100 580 100 Lao động trực tiếp 445 89 493 89.64 542 90.34 522 90 Lao động gián tiếp 55 11 57 10.36 58 9.66 58 10 Phân loại theo giới tính 500 100 550 100 600 100 580 100 Lao động nữ 416 83.2 450 81,82 492 82 474 81.72 Lao động nam 84 16.8 100 18,18 108 18 106 18.28 (Nguồn: Phòng tổ chức) Nhận xét: Dễ dàng nhận thấy rằng lao động tại xí nghiệp chủ yếu là lao động nữ. Số lao động nữ qua các năm đều chiếm tỷ lệ trên 80%. Điều này là hoàn toàn hợp lý với đặc điểm của ngành sản xuất dệt may. Tỷ lệ lao động trực tiếp qua các năm đều tăng, xong tỷ lệ lao động gián tiếp cũng tăng nhẹ. Điều này cho thấy việc áp dụng các tiến bộ khoa học của xí nghiệp là chưa hợp lý, cần có những biện pháp khắc phục. Lực lượng lao động nữ tại xí nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số lao động. Vì vậy các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và các chế độ áp dụng cho lao động nữ của xí nghiệp cần tổ chức, thực hiện chi tiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lao động. Cần theo dõi, tính toán số lượng công nhân nữ trong thời kỳ thai sản ở từng tổ/cụm để có các chương trình hỗ trợ và phân công lao động hợp lý. Cơ cấu lao động theo trình độ. Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sl(ng) Cc(%) Sl(ng) Cc(%) Sl(ng) Cc(%) SL (ng) Cc (%) Tổng số lao động 500 550 600 580 Phân loại theo trình độ 500 100 550 100 600 100 580 100 Đại học 10 2,00 12 2,18 14 2,33 14 2.41 THCN và TC nghề 155 31,00 212 38.55 206 34,34 210 36,21 Tốt nghiệp lớp 12 335 67,00 326 59,27 380 63,33 356 61,38 Tốt nghiệp lớp 9 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng tổ chức) Nhận xét: Qua bảng cơ cấu theo trình độ trên ta có thể thấy là lao động của của xí nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông và đã qua đào tạo nghề. Không có lao động chưa tốt nghiệp phổ thông. Cơ cấu lao động qua các năm thay đổi không nhiều và tương đối ổn đinh, trong đó lao động qua đào tạo trung cấp nghề có xu hướng tăng. Điều này cho thấy xí nghiệp đã thực hiện tốt quá trình tuyển dụng, từ đó góp phần nâng cao năng xuất lao động chung cho toàn xí nghiệp. Trình độ lao động có sự tác động lớn tới ý thức làm việc của người lao động. Với cơ cấu lao động có số lao động đạt trình độ tốt nghiệp lớp 12 chiếm đa số thì việc áp dụng các chế độ phúc lợi nhằm tạo tâm lý tốt cho họ là điều cần được quan tâm. Nhằm đạt được sự thoải mái và đem lại hứng thú trong công việc, từ đó nâng cao năng xuất lao động, tránh những bất đồng với các cấp lãnh đạo. Cơ cấu lao động theo bậc thợ Bảng 4: Cơ cấu lao động theo bậc thợ STT Vị trí Tổng số % so với tổng số theo từng bậc thợ Bậc thợ bình quân I II III IV V VI 1 Công nhân may 340 50 16 24 7 2.0 1.0 1.99 2 Công nhân là 84 67 33 2.33 3 Công nhân đóng gói 12 100 3 4 Công nhân cắt 75 40 30 14 16 3.06 5 Công nhân khác 9 21 56 23 3,02 6 Công nhân kiểm hóa 28 100 6 Tổng 548 2.43 (Nguồn: Phòng tổ chức) Nhận xét: Qua bảng cơ cấu theo bậc thợ trên ta thấy ở mỗi quy trình giai đoạn khác nhau yêu cầu số lượng công nhân theo từng cấp bậc cũng khác nhau. Sô lượng công nhân thuộc lĩnh vực khác như công nhân sửa máy hay công nhân vệ sinh công nghiệp lại có bậc thợ bình quân là 3.02. Đây không phải là lĩnh vực hoạt động chính của XN, điều này sẽ gây nên lãng phí nếu như XN không tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Công nhân may là lực lượng rất quan trọng trong xí nghiệp, nhưng lại có bậc thợ bình quân 1.99. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của xản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu. Xí nghiệp cần thuyên chuyển các công nhân bậc cao hơn cho tổ may nhằm đáp ứng chất lượng sản phẩm. Công nhân cắt rất quan trọng , nó quyết định trực tiếp đến năng suất của tổ may và chất lượng của sản phẩm, nhưng bậc thợ của công nhân cắt chưa cao, chỉ là 3.06, điều này không hợp lý. Đối với công nhân đóng gói, mức độ phức tạp của công việc không cao, nhưng XN sử dụng 100% công nhân bậc 3, điều này cũng không hợp lý. Nên dùng công nhân bậc 1 hoặc 2 cho công việc đóng gói, công nhân bậc 3 cho công việc may hoặc là thì sẽ hợp lý hơn. Với bậc thợ bình quân thấp, chỉ ở mức 2.43 sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu đặt ra của xí nghiệp. Bởi trình độ thấp cho nên các thao tác động tác sẽ chậm chạp, kém chính xác dẫn đến năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm thấp do sản phẩm hỏng và lỗi nhiều. Việc sử dụng công nhân không đúng trình độ không chỉ gây lãng phí, giảm năng xuất cho xí nghiệp mà còn ảnh hưởng tới vấn đề phụ cấp cho công nhân với mỗi mức độ khó trong quá trình sản xuất. Các công nhân có trình độ tay nghề cao không tham gia sản xuất những chi tiết được hưởng mức phụ cấp tương xứng gây sự bất bình, chán nản trong công việc, giảm năng xuất hoặc xin thôi việc. 4.3 Đăc điểm quy trình công nghệ và máy móc thiết bị Tình hình máy móc thiết bị tại xí nghiệp. Do yêu cầu sản xuất, Công ty thường xuyên đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới dây chuyền thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cũng như yêu cầu về sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ. Đến nay công ty đã có các loại máy móc đáp ứng yêu cầu công nghệ may, thoả mãn đòi hỏi của khách hàng về mặt kỹ thuật. Dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất veston 1 và veston 2 đã được lãnh đạo Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam phê duyệt có tổng mức đầu tư là 50,7 tỷ đồng trong đó tài sản đang sử dụng chuyển sang và vốn tự bổ sung là 16,7 tỷ đồng Qua 6 năm hình thành và phát triển xí nghiệp đã từng bước cập nhật và ứng dụng những máy móc thiệt bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Xí nghiệp đã có 1 hệ thống công nghệ và máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 5: Bảng tổng hợp máy móc thiết bị. STT Tên thiết bị Nơi sản xuất Số lượng thiết bị Năm sử dụng SL hiện có SL Huy động Chờ thanh lý 1 máy may 1 kim Nhật 145 143 2 2004 2 máy 5 chỉ Nhật 12 12 2004 3 máy ống cuốn Nhật 12 12 2004 4 máy may 2 kim Nhật 12 12 2004 5 máy thùa Nhật 15 14 1 2004 6 máy đính cúc Nhật 14 14 2004 7 máy dò ghim Nhật 1 1 2004 8 máy ép mex Đức 3 3 2004 9 máy cắt vòng Nhật 3 3 2004 10 máy cắt đẩy tay Đức 3 3 2004 11 máy thổi chỉ Đức 1 1 2004 12 máy ép nẹp,thân Đài Loan 4 4 2004 13 máy ép dưỡng cổ Nhật 3 3 2004 14 máy ép dưỡng bác tay Nhật 3 3 2004 15 máy ép bác cổ Nhật 2 2 2004 16 máy ép phom cổ Đức 2 2 2004 17 Bàn là treo Đức 13 12 1 2004 18 Bàn là hơi Đức 3 3 2006 19 máy điều hòa trung tâm Nhật 3 3 2004 20 máy điều hòa nhỏ Nhật 4 4 2008 (Nguồn : Bộ phận văn phòng XN may veston 1) Nhận xét: Từ bảng tổng hợp ta thấy số lượng máy móc thiết bị của xí nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ Đức và Nhật. Đây là 2 quốc gia có trình độ khoa học kĩ thuật phát triển và có uy tín trong việc sản xuất máy móc, thiết bị công nghiệp. Từ đó, có thể thấy rằng xí nghiệp đã rất chú trọng việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Máy móc của xí nghiệp có chất lượng cao xong việc bố trí và số lượng từng loại không hợp lý. Xí nghiệp có quá nghiều máy may 1 kim (143 máy) so với máy may 2 kim, trong khi xí nghiệp bố trí 12 tuyến sản xuất (yêu cầu cho mỗi tuyến có 2 máy may 2 kim). Về bàn là, ta thấy bàn là treo đã đáp ứng đủ về số lượng, mỗi tuyến có 1 bàn là treo. Tuy nhiên bàn là hơi lại bị thiếu hụt so với tiêu chuẩn (theo tiêu chuẩn của ngành may, cứ 3 tuyến phải có 1 bàn là hơi). Chính việc phân bố không phù hợp từng loại máy móc thiết bị dẫn tới sự lãng phí trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó áp lực hoàn thành chỉ tiêu sản xuất gây ra hiệu ứng căng thẳng cho công nhân do phải chờ đợi trong quá trình làm việc. Từ đó tạo rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chương trình phúc lợi, dịch vụ nhằm tạo động lực cho người lao động trong sản xuất. Quy trình công nghệ. Xí nghiệp được tổng công ty giao cho nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng veston nam. Cho đến nay, do đáp ứng nhu cầu của thị trường và mở rộng sản xuất xí nghiệp đã đa dạng hóa mặt hàng sản xuất thêm các sản phẩm áo jacket và veston nữ... Về cơ bản thì tất cả các chủng loài sản phẩm của xí nghiệp đều đươc sản xuất theo qui trình rất nghiêm ngặt, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU... Bên cạnh đó XN vẫn nhận sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước theo các đơn hàng. Tuy nhiên yêu cầu của sản phẩm do khách hàng đặt ra dẫn đến tính chủ động trong công nghệ sản xuất rất thấp. Có nhiều mã hàng đang trong quá trình sản xuất khách hàng lại thay đổi, bổ sung một số chi tiết cho sản phẩm. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tổ chức sắp xếp cho công nhân, gây ra những hiệu ứng stress, mất hứng thú trong công việc, ảnh hưởng tới công tác phúc lợi và dịch vụ cho người lao động. Sơ Đồ 2: Quy trình sản xuất một sản phẩm ở xí nghiệp may Veston 1 Nguyên phụ liệu và vật tư kỹ thuật Lập kế hoạc sản xuất Tài liệu & mẫu đo hàng Nguồn nhân lực Nhân lực Thiết bị SX, kỹ thuật, đo lường. Kiểm tra Lệnh sản xuất Chuẩn bị SX kho Cắt Kiểm tra May - Gặt Bao gói Là - Gấp Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra kho Xuất hàng Xử lý sản phẩm không phù hợp. Hành động khắc phục phòng ngừa. Xử lý sản phẩm không phù hợp. Hành động khắc phục phòng ngừa Kiểm tra Thêu In thêu Kiểm tra 4.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, xí nghiệp đã không ngừng phấn đấu thi đua trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như đạt được chỉ tiêu do công ty đề ra. Với những đề xuất từ ban lãnh đạo song song với những chương trình cải cách và áp dụng các chương trình phúc lợi, dịch vụ nhằm khuyến khích, nâng cao năng lực của nhân viên, xí nghiệp đã thu về những kết quả được đánh giá tốt. Có thể đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian qua như sau: Bảng 6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may veston 1 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2007/2006 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % +/- % Doanh thu (tỷ đồng ) 18.23 21.25 22.03 25.13 3.02 16.56 0.78 3.67 3.1 14.07 Lợi nhuận ( tỷ đồng ) 1.02 1.26 1.43 1.61 0,24 23.53 0.17 13.49 0.18 12.59 Thu nhập bình quân ( triệu đồng) 1.452 1.716 1.923 2.147 0.264 18.18 0.207 12.06 0.224 11.65 (Nguồn: phòng kế hoạch) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận nhìn chung đều tăng qua các năm. Cụ thể: Doanh thu trong 4 năm qua của xí nghiệp như sau: + Năm 2007 so với năm 2006 tăng 16.56% ứng với mức tăng 3.02 tỷ đồng. + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.67% tương ứng với 0.78 tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 14.07% tương ứng với 3.1 tỷ đồng Tổng doanh thu của xí nghiệp tăng lên chủ yếu là do thực hiện tốt công tác kinh doanh trên thị trường quốc tế. Trong suốt thời gian qua doanh thu xuất khẩu luôn luôn tăng với tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2008 các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị áp dụng luật chống bán phá giá, mặc dù vậy kết quả kinh doanh của xí nghiệp vẫn tăng nhẹ so với năm 2007. Hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian qua có những mặt thuận lợi và khó khăn. Đó là: Về thuận lợi: Xí nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Công ty. Xí nghiệp cũng chủ động tìm hiểu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường Châu Âu. Về khó khăn: Thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, toàn ngành dệt may nước ta đều trải qua thời kì khó khăn. Đó là tình hình các doanh nghiệp dệt may luôn luôn đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Chi phí để theo đuổi các vụ kiện khá lớn và khả năng thắng được các vụ kiện đó là rất ít. Điều này làm thiệt hại lớn đến doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp vào thời kì trước năm 2007. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì các doanh nghiệp dệt may không bị áp đặt hạn ngạch tuy nhiên phía Mỹ lại đưa ra cơ chế giám sát đặc biệt đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta. Vì vậy, những tháng đầu tiên năm 2007, thời điểm nước ta mới vào WTO thì các đơn đặt hàng từ Châu Âu đều giảm một cách đáng kể. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và Tập đoàn dệt may Việt Nam, công ty cổ phần May 10, xí nghiệp may veston 1 vẫn tiếp tục sản xuất với công suất cao. Các phòng, ban, thực hiện kế hoạch đề ra là tăng doanh thu, giảm chi phí. Do đó doanh thu thực hiện của công ty năm 2008 đạt 22.03 tỷ tăng so với năm 2007 là 0.78 tỷ. Năm 2009 với chủ chương chính sách của tổng công ty, mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu và nội địa, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm cao cấp với chất lượng cao, đã đem lại hiệu quả với doanh thu năm 2009 đạt 25.13 tỷ tăng 3.1 tỷ so với năm 2008. II. Thực trạng việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại xí nghiệp may veston 1 II.1 Các loại hình phúc lợi, dịch vụ đang được xí nghiệp áp dụng 1. Các loại hình phúc lợi 1. Phúc lợi bắt buộc Xí nghiệp đã đưa ra theo yêu cầu của pháp luật gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động gồm: Trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất. Chương trình ốm đau, tai nạn, rủi ro… Xí nghiệp đã xây dựng nhiều chính sách phúc lợi cho các cán bộ công nhân viên, đặc biệt chế độ ốm đau, tai nạn, rủi ro..đối với các lao động trực tiếp. Các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại xí nghiệp thì khi ốm đau sẽ được hưởng chế độ 100.000 đồng /1 người, các cán bộ lãnh đạo sau thời gian làm việc tại xí nghiệp đã nghỉ hưu cũng được hưởng mức 50.000 đồng 1 người. Đối với người lao động mất khả năng lao động do tai nạn sẽ được xí nghiệp hỗ trợ bảo hiểm tùy theo từng mức độ. Thực hiện chính sách đối với lao động nữ về vấn đề sinh sản. Khám thai Trong thời gian mang thai người lao động được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Trường hợp người mang thai có bệnh lý hoặc mang thai không bình thường được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám. Các ngày nghỉ này tính theo ngày làm việc. Khám thai phải đúng tuyến tại cơ sở khám chữa bệnh đăng lý trong thẻ bảo hiểm y tế. Các chứng từ mỗi lần khám: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc phiếu khám thai của cơ sở y tế (theo quy định của bộ y tế) phải được nộp lại đầy đủ, kịp thời cho cán bộ quản lý của xí nghiệp để làm thủ tục thanh toán (bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội) chi trả cho người lao động. Sảy thai, nạo, hút thai hoặc chết lưu Trường hợp sảy thai, nạo hút thai hoặc chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian: + Thai dưới 1 tháng : Nghỉ 10 ngày + Thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng : Nghỉ 20 ngày + Thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng : Nghỉ 40 ngày + Thai từ 6 tháng trở lên : Nghỉ 50 ngày Tránh thai : Người lao động được nghỉ 7 ngày nếu là đặt vòng tránh thai, hoặc 15 ngày nếu thực hiện biện pháp triệt sản (các ngày nghỉ tính cả ngày lễ tết và chủ nhật). Sinh con, nuôi con nuôi Sinh con được hưởng chế độ thai sản (tính cả ngày lễ tết và chủ nhật): + 4 tháng nếu làm việc trong điều kiện lao động bình thường. + 5 tháng nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. + 6 tháng nếu là người tàn tật. + Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ theo quy định thì con thứ 2 trở đi, mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày. Nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con được 4 tháng tuổi. Sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được nhận trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Giờ làm việc Người lao động có thai từ 7 tháng trở lên và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được miễm huy động làm thêm giờ, đồng thời được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ lương thời gian theo cấp bậc bản thân hiện giữ. Trợ cấp sinh con Trợ cấp cho lao động nữ có tên trong danh sách đã kí hợp đồng với xí nghiệp khi sinh đẻ được hưởng theo các mức: + Sinh con thứ nhất và thứ hai trong kế hoạch thì được trợ cấp 300.000 đồng cho một lần sinh. + Sinh con thứ nhất trước 22 tuổi hoặc sinh con thứ hai cách con thứ nhất chưa đủ 60 tháng tuổi thì được trợ cấp 150.000 đồng cho một lần sinh con. Nhận xét: Với cơ cấu lao động có số phụ nữ chiếm tới 80% tổng số lao động, cho thấy xí nghiệp đã tổ chức thực hiện chế độ thai sản rất kĩ lưỡng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ công nhân viên nữ tham gia lao động. Từ đó tạo động lực cho người lao động phấn đấu hoàn thành công việc nâng cao năng xuất. 2. Phúc lợi tự nguyện 2.1 Các phúc lợi bảo đảm về thu nhập và hưu trí. Các công nhân lao động sẽ được hỗ trợ mức lương của một năm làm việc tính từ tháng nghỉ việc khi xí nghiệp giảm biên chế. Chế độ lương hưu với cán bộ trong xí nghiệp khi nghỉ hưu sớm là toàn bộ số năm làm tại xí nghiệp theo quy định. 2.2 Tiền trả cho những thời gian không làm việc. Cán bộ công nhân viên được hưởng 85% mức lương trong những ngày nghỉ phép. Cán bộ công nhân viên tham gia chương trình du lich do xí nghiệp tổ chức được hỗ trợ 50% chi phí cho người thân đi cùng. Phúc lợi cho lịch làm việc linh hoạt. Đối với công nhân làm thêm giờ, tham gia hỗ trợ đơn vị khác sẽ được hưởng phụ cấp theo từng công việc cụ thể. Căn cứ vào việc thực hiện kế hoạch, theo kết cấu và mức độ phức tạp cũng như yêu cầu chất lượng của từng loại sản phẩm cụ thể. Ban lãnh đạo xí nghiệp veston 1 họp và quyết định phụ cấp cụ thể của từng mã hàng, từng cum, tổ mục cụ thể sau. Bảng 7: Bảng phụ cấp cho từng cụm tổ mục Tổ Mức phụ cấp( % ) Ghi chú Cắt 30 Số giây sản phẩm làm ra Là 1.85 Các mã hàng và giây hỗ trợ Hòm hộp 50 Số giây sản phẩm làm ra Kiểm hóa 60 Số giây sản phẩm đã được phụ cấp ( Nguồn; Phòng tổ chức ) Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy mức phụ cấp cho các tổ còn chưa hợp lý, tỉ lệ phụ cấp giữa các tổ chênh lệch nhau quá lớn. Điều này sẽ gây sự phản ứng của công nhân giữa các tổ từ đó làm giảm năng xuất lao động của xí nghiệp. Tổ hòm hộp với mức phụ cấp 50% cho số giây sản phẩm làm ra trong khi đó mức phụ cấp của tổ cắt chỉ là 30%. Điều này cho thấy cách thức quản lý của xí nghiệp chưa tốt, gây ảnh hưởng tới tâm lý của lao động trong sản xuất, tạo sự trì trệ trong công việc. Bảng 8: Bảng phụ cấp cụ thể của từng mã hàng TT Mã Hàng Sản Lượng Phụ Cấp Ghi Chú 1 Đông Bắc j007 1653 1.7 Còn lại của T10 2 Việt Anh V314 400 5 3 Việt Anh 2M(7005) 3500 3 4 Brantex175500 283 3 5 Quần Resources 7146 2 6 Resources4526 2197 2.5 7 Resources 6662 1.8 8 Ottawa 351 3.5 9 Nội Địa 293 396 3 Đồng Phục CVA 1 Ves Nam 248 4 2 Ves Nữ 433 4 3 Jile Nam 238 4 4 Jile Nữ 405 4 5 Newway 600738 2091 2.9 6 C$A 2400 2.9 ( Nguồn; Phòng tổ chức ) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy với từng loại mã hàng của xí nghiệp, được phụ cấp tùy theo mức độ khó ở mỗi quá trình. Với các sản phẩm có sản lượng lớn có mức phụ cấp thấp hơn so với các sản phẩm có sản lượng nhỏ hơn. Điều này cho thấy mức phụ cấp tùy thuộc vào mức độ khó của công việc chứ không phụ thuộc vào năng xuất, từ đó kích thích lao động tự nâng cao trình độ tham gia vào sản xuất cách sản phẩm có mức độ phức tạp cao hơn, nâng cao trình độ chuyên môn chung cho toàn xí nghiệp. 3. Các loại dịch vụ cho người lao động 3.1 Các dịch vụ tài chính Dịch vụ bán giảm giá Cán bộ công nhân viên khi mua sản phẩm của công ty xẽ được giảm giá 20% so với giá bán. Xí nghiệp thực hiện bán thanh lý 10 chiếc điều hòa với giá thấp cho cán bộ công nhân viên. Bảng 9: Bảng tính chi phí giảm giá trong năm 2009 TT Mã hàng giảm giá Giá bán Số lượng Mức giảm ( % ) Chi phí 1 Ves Nam 1.608.000 100 20 32.160.000 2 Ves Nữ 1.050.000 100 20 21.000.000 3 Jacket Nam 1.500.00 120 20 36.000.000 4 Jacket Nữ 1.000.000 120 20 24.000.000 Tổng 440 113.160.000 ( Nguồn; Phòng tổ chức ) Nhận xét: Trong một năm với số lượng hàng được giảm giá 440 bộ cho cán bộ công nhân viên tại xí nghiệp thì chi phí cho dịch vụ bán giảm giá 113.160.000 . Qua đó cho thấy ban lãnh đạo của xí nghiệp rất quan tâm tới nhu cầu của cán bộ công nhân viên. Nhưng với mức giá của các sản phẩm là khá cao so với thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên, nên việc tham gia còn ít, chưa thoả mãn với toàn bộ công nhân viên. Mua cổ phần của công ty Công ty cổ phần may 10 quyết định giữ lại 550.000 cổ phiếu để bán cho cán bộ công nhân viên với giá ưu đãi 15.000đ/cổ phiếu đã được thông qua trong hội đồng cổ đông năm 2007. Theo đó, dự liến đợt 1 vào đầu quý 1 năm 2008, mỗi nhân viên của công ty(hiện tại và những cán bộ công nhân viên gia nhập trước ngày 31/12/2008) sẽ được mua với tiêu chuẩn tương đương với 2 tháng lương thực lĩnh tại thời điểm phát hành cổ phiếu, và sẽ tiếp tục được mua 2.5 tháng lương thực lĩnh vào đợt 2 (dự kiến vào năm 2009), trong đó bao gồm tiền thưởng và các khoản phụ cấp. 3.2 Các dịch vụ xã hội Trợ cấp về giáo dục đào tạo Công nhân khi tham gia đào tạo, may hàng sản xuất trên dây chuyền theo kế hoạch của công ty vẫn được tính giây v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện việc xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ cho người lao động tại Xí nghiệp may veston 1 thuộc Công ty cổ phần m.doc
Tài liệu liên quan