Chuyên đề Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý thương hiệu Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 3

I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 3

1. Giới thiệu chung 3

1.1. Tên gọi 3

1.2. Trụ sở giao dịch 3

1.3. Hình thức pháp lý 3

1.4. Ngành nghề kinh doanh 3

1.4.1. Những ngành nghề có trong giấy phép kinh doanh 3

1.4.2. Những ngành nghề đang kinh doanh 4

2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 4

2.1. Giai đoạn 1(1966-1969) 4

2.2. Giai đoạn 2 (1970-1985) Chuyển thành xí nghiệp vận tải hành khách số 14 4

2.3. Giai đoạn 3 (1986-1992) Từ hoạt động theo cơ chế bao cấp chuyển sang tự chủ sản xuất kinh doanh 4

2.4. Giai đoạn 4 (1993-6/2006) Chuyển từ xí nghiệp vận tải hành khách số 14 sang công ty vận tải hành khách số 14 4

2.5. Giai đoạn 5 (7/2006-nay) Công ty vận tải hành khách số 14 chuyển thành công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 4

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 4

1. Hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.2. Nhận xét chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua 4

2. Hoạt động khác 4

2.1. Về công tác tổ chức và sắp xếp lao động. 4

2.2. Về công tác an toàn lao động – an toàn giao thông 4

2.3. Công tác kế hoạch và quản lý điều hành vận tải 4

2.4. Công tác kỹ thuật 4

2.5. Công tác tài chính kế toán 4

2.6. Trung tâm điều hành vận tải 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 4

I. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 4

1.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 4

1.1 Bộ máy quản trị 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, trung tâm 4

1.2.1. Phòng tổ chức hành chính 4

1.2.2. Phòng tài chính kế toán 4

1.2.3. Phòng Kế hoạch kinh doanh và Kỹ thuật KCS 4

1.2.4. Trung tâm đào tạo nghề 4

1.2.5. Trung tâm tổ chức quản lý và điều hành vận tải 4

1.3. Tình hình nhân sự 4

1.4. Tình hình tài chính và cơ sở vật chất 4

2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh và quy định về thương hiệu 4

2.1. Nguồn luật quốc tế 4

2.2. Nguồn luật ở Việt Nam 4

3. Thực trạng thị trường vận tải hành khách 4

3.1. Thuận lợi 4

3.2. Khó khăn 4

II. THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 4

1. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng và quản lý thương hiệu “công ty cổ phần vận tải hành khách số 14” 4

2. Nhận thức của công ty về thương hiệu 4

3. Tình hình xây dựng và quản lý thương hiệu “Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14” 4

3.1. Chiến lược phát triên thương hiệu 4

3.2. Tình hình đăng ký nhãn hiệu, tên miền Internet 4

3.3. Tình hình xây dựng và đăng ký logo 4

3.4. Tình hình xây dựng tên thương hiệu, slogan, màu sắc, kiểu dáng xe 4

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 4

1. Những kết quả đạt được 4

2. Những tồn tại yếu kém 4

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 4

I. KIẾN NGHỊ Ở TẦM VI MÔ 4

1. Nâng cao hơn nữa nhận thức của Công ty về thương hiệu và phát triển thương hiệu 4

2. Nâng cao vai trò của bộ phận chuyên trách về thương hiệu cho Công ty 4

3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 4

4. Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu cho Công ty (sử dụng chiến lược Marketing – mix) 4

4.1. Chiến lược sản phẩm 4

4.2. Chiến lược giá 4

4.3. Chiến lược phân phối 4

4.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 4

5. Hoàn thiện việc thiết kế các yếu tố cấu thành thương hiệu 4

5.1. Tên thương hiệu 4

5.2. Thiết kế logo 4

5.3. Thiết kế Slogan 4

5.4. Thiết kế kiểu dáng, màu sắc xe, nhạc hiệu 4

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Ở TẦM VĨ MÔ 4

1. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện 4

2. Trừng phạt nghiêm khắc những vi phạm 4

3. Tổ chức kênh thông tin hiệu quả đến doanh nghiệp 4

4. Một số kiến nghị khác 4

KẾT LUẬN 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý thương hiệu Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xưởng được công ty giao. Lập báo cáo tình hình vận tải, kết quả thu nộp doanh thu và công tác bảo dưỡng sửa chữa xe 10 ngày, 20 ngày và tháng gửi lãnh đạo công ty và các phòng nghiệp vụ có liên quan. Tiến hành xử lý các vi phạm trong quá trình điều hành vận tải: về quản lý phương tiện, lao động, doanh thu, công nợ... theo phân cấp. Công tác luân chuyển chứng từ, công tác hạch toán, thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu giao cho trung tâm điều hành. 1.3. Tình hình nhân sự Ngay sau khi tiến hành cổ phần hóa Công ty đã sắp xếp lại lao động hợp lý, phù hợp với sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động. Số lao động dư thừa – nhất là lao động gián tiếp đã giảm. Công ty đã dành một khoản kinh phí lớn tiếp tục giảm nhẹ biên chế, sắp xếp lại tổ chức, lao động gọn nhẹ hơn nữa vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh, vừa đảm bảo doanh thu, điều kiện để cải thiện đời sống người lao động. Bảng 2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ Giai đoạn Trình độ Trước cổ phần hóa Sau cổ phần hóa Trên Đại học và Đại học 41 36 Cao đẳng 5 3 Trung cấp 10 6 Sơ cấp 4 2 Công nhân kỹ thuật 91 82 Lao động phổ thông 21 15 Lao động khác 35 19 Tổng 207 161 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2006 của Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY Để thể hiện rõ hơn sự biến đổi về cơ cấu nhân sự, ta có biểu đồ sau: Nhận xét: Qua đồ thị ta thấy công ty đã giảm nhẹ biên chế, sắp xếp lại bộ máy tổ chức cho phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Về số lượng, Số cán bộ có học vị cao giảm xuống nhưng về tỉ lệ thì số cán bộ có học vị cao đang tăng lên so với tổng số cán bộ công nhân viên, nói lên xu thế tất yếu trong thời hội nhập. 1.4. Tình hình tài chính và cơ sở vật chất Bảng 3: Tình hình tài chính năm 2006 TT CHỈ TIÊU ĐVT GIÁ TRỊ I Kết quả kinh doanh 1 Tổng doanh thu - Vận tải - Kinh doanh khác Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 26.764 18.123 8.641 2 Doanh thu tính kết quả - Vận tải - Kinh doanh khác Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 25.845 17.758 8.087 3 Lợi nhuận trước thuế - Vận tải - Kinh doanh khác Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 1.451 836 615 4 Nộp ngân sách Triệu đồng 2.362 II Đầu tư phát triển 1 Xây dựng cơ bản Triệu đồng 450 2 Mua sắm phương tiện Triệu đồng 3.580 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2006 của Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 Hiện tại, Công ty có tổng diện tích đất sử dụng 6095 m2 trong đó diện tích sử dụng tại 35b Nguyễn Huy Tưởng là 5000 m2, Diện tích đất tại 106 Thái Thịnh là 1095 m2. Công ty đang sở hữu 72 xe vận tải hành khách các loại, cụ thể như sau: Bảng số 4: Số lượng các loại xe dùng vận tải hành khách của Công ty TT Mác, Kiểu xe Số lượng 1 Huyndai540 8 2 Huyndai Chorus 13 3 Huyndai County 16 4 Huyndai Town 5 5 Asia Combi 5 6 Asia Cosmos 4 7 YBL - 6770 4 8 Mecedes 6 9 Toyota 5 10 Tanda 3 11 SQ - 6770 3 Tổng 72 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2006 của công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh và quy định về thương hiệu 2.1. Nguồn luật quốc tế Tổ chức thế giới về sở hữu trí tuệ là WIPO (World Intellectual Property Organization) được hình thành bắt nguồn từ việc nhiều nhà phát minh đã từ chối tham dự cuộc triển lãm quốc tế về phát minh được tổ chức tại Vienne năm 1873 vì họ sợ những ý tưởng của mình bị đánh cắp và khai thác vào mục đích thương mại ở những quốc gia khác. Từ đó những sự kiện quan trọng về sở hữu trí tuệ đã được hình thành nhằm bảo vệ về sở hữu: 1891 Hiệp định Madrid đăng ký quốc tế về thương hiệu. 1893 Thành lập BIRPI. 1967 Công ước WIPO. 1970 Hiệp định Hợp tác Quốc tế về Bằng sáng chế. 1989 Nghị định thư của Hiệp định Madrid. 1994 Hiệp ước Luật thương hiệu thống nhất quy định về thương hiệu. 2000 Hiệp ước Luật Bằng sáng chế thống nhất quy định về bằng sáng chế. WIPO là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Geneve, Thụy Sỹ và là một trong 16 Tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. WIPO có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia và quản lý các hiệp định, hiệp ước khác nhau liên quan đến các khía cạnh luật pháp và quản lý sở hữu trí tuệ. Cho đến năm 2001, WIPO đã có 177 quốc gia thành viên, quản lý 23 hiệp ước quốc tế trong đó có 1 công ước thành lập WIPO, 6 hiệp ước về bản quyền. Việt Nam là thành viên của WIPO từ ngày 02.07.1976 Thỏa ước Madrid năm 1891, trong đó quy định việc đăng ký quốc tế Nhãn hiệu hàng hóa tại Văn Phòng quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva. Việt Nam tham gia Thỏa ước này từ ngày 08.03.1949. Hiện nay, có trên 60 quốc gia trong liên minh này. Hiệp ước Hợp tác Patent (PTC) được ký tại Washington năm 1970. Đến nay đã có hơn 103 nước thành viên. Việt Nam tham gia Hiệp ước từ ngày 10.03.1993. Hiệp ước này tạo khả năng cho người nộp đơn đăng ký sáng chế thuộc một quốc gia thành viên có thể nhận được sự bảo hộ cho sáng chế của mình ở mỗi nước trong số nhiều nước thành viên khác. Hiện nay, phần lớn đơn đăng ký sáng chế của nước ngoài nộp vào Việt Nam là thông qua Hiệp ước Hợp tác Patent. Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia ký kết những Hiệp định song phương trong đó có những nội dung liên quan đến kinh doanh dịch vụ. Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ; Hiệp định về sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam với Liên bang Thụy Sĩ… Vì vậy, không chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp còn phải biết và tuân thủ các quy định quốc tế về sở hữu trí tuệ. 2.2. Nguồn luật ở Việt Nam Tại Việt Nam, từ năm 1982 các quy định, điều lệ liên quan đến sở hữu công nghiệp đã bắt đầu ra đời, mở đầu là điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ ) ban hành. Từ đó đến nay, vấn đề về thương hiệu trong kinh doanh dịch vụ luôn được Nhà nước đề cập đến trong rất nhiều văn bản pháp luật, như trong luật Thương mại, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Thời gian gần đây khi Bộ Luật Dân sự mới sửa đổi và đặc biệt là sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong vấn đề Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Bộ Luật Dân sự đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, trong đó có phần quy định về Quyền Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Còn tại phiên họp cuối cùng ngày 18/11/2005 Quốc Hội đã thông qua Bộ Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ Luật này sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006, từ đây đến khi Bộ Luật được đưa vào áp dụng thực tiễn vẫn còn khá nhiều vấn đề cần chuẩn bị. Tuy nhiên đây được xem là một bước tiến mạnh trong ngành lập pháp nước ta hướng đến việc gia nhập WTO. Nguyên tắc chung của Luật Sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tài sản, trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh và phát triển khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những cơ hội và thách thức trong quá trình mở cửa, hội nhập đòi hỏi cần phải có những quyết sách sáng tạo cho những vấn đề liên quan đến hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh. Các kết quả của hoạt động sáng tạo phải được coi là tài sản trí tuệ của chủ thể đã gây dựng nên và sáng tạo ra và quyền về tài sản này phải được pháp luật thừa nhận và bảo vệ thông qua hệ thống pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ thể hiện được các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo lợi ích quốc gia, đồng thời tôn trọng các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. 3. Thực trạng thị trường vận tải hành khách 3.1. Thuận lợi Dịch vụ vận tải hành khách là ngành có tốc độ phát triển nhanh, hàng năm nhu cầu đi lại của hành khách ngày càng lớn. Năm 2005, Khối lượng vận tải ước đạt 250,507 triệu tấn và 81,7 tỷ TKm, tăng 8,7% về tấn và 13,5% về TKm (so với 2004). Về vận tải hành khách, ước đạt 1,25 triệu HK và 53,1 tỷ HKKm, tăng 9,6% về HK, 12,3% về HKKm so với 2004. Doanh thu toàn ngành ước đạt 76.466 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2004. Năm 2006, Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách giữ mức ổn định, khối lượng vận chuyển hàng hóa trong tháng 5/2006 ước đạt trên 290 nghìn tấn, tăng 9,15% so với cùng kỳ; hàng hóa luân chuyển đạt 16,8 triệu tấn.km. Vận tải hành khách ước đạt trên 606 nghìn lượt khách và luân chuyển 49,5 triệu hành khách.km. Tổng doanh thu hoạt động vận tải tháng 5/2006 ước đạt 23,2 tỷ đồng.  10 tháng đầu năm đạt 1.100 triệu lượt hành khách, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2005. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm qua vẫn tăng mạnh, trong tháng 12 ước đón 300 nghìn khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2005, tổng số khách quốc tế năm 2006 đến Việt Nam trên 3,43 triệu lượt khách, tăng 17,05% so với năm 2005. Khách du lịch nội địa cả năm 2006 ước đạt 16,1 triệu lượt, tăng 11% so với năm 2005. Thu nhập du lịch ước đạt 30.000 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2005. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2006 bằng đường hàng không chiếm tỷ lệ cao khoảng 65%, khách đến bằng đường biển chiếm 6%, khách đến bằng đường bộ chiếm khoảng 29%. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn chủ yếu từ một số thị trường như: Đông Bắc Á, Châu Âu, Châu Mỹ, ASEAN, cụ thể: Trung Quốc, Hồng Kông chiếm 22%; Đông Bắc á chiếm 25%; Thị trường Châu Âu (bao gồm cả Nga và các nước Bắc Âu) chiếm 13%; các nước Bắc Mỹ (gồm cả Canada)cũng chiếm tới 12%; Thị trường các nước ASEAN đã tăng đáng kể, chiếm 16%. Về phía Bộ Giao Thông Vận Tải đã có những quyết định đúng đắn thúc đẩy thị trường vận tải hành khách phát triển lành mạnh. Cụ thể là những công việc sau: - Chỉ đạo tăng cường kiểm tra bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu, biển chỉ dẫn, phao tiêu tín hiệu giao thông thuỷ, đường bộ. - Kiểm tra đường xá, cầu cống nếu bị hư hỏng tiến hành dặm vá và sửa chữa kịp thời đảm bảo các phương tiện qua lại thông suốt an toàn, kiểm tra tiến độ giải quyết các điểm đen trên đường bộ thuộc ngành quản lý, cải tạo một số giao lộ bất hợp lý và phân luồng  phương tiện. - Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng  kiểm định, kiểm định xe khách liên tỉnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông - Vận tải - Tăng thêm các tuyến vận tải hành khách chất lượng cao, tăng cường quản lý người lái xe khách theo quy định. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 01/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh vận tải khách bằng ôtô. - Tổ chức lực lượng Thanh tra giao thông kiểm tra, kiểm soát tại bến xe các phương tiện hoạt động theo đúng biểu đồ vận hành đã được duyệt và xử lý nghiêm các xe khách chạy vòng vo, xe dù, bến cóc làm rối loạn trật tự vận tải. - Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an tỉnh tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông và lấn chiếm lòng đường vỉa hè, buôn bán, họp chợ, kinh doanh dịch vụ, làm nơi để phương tiện, v.v... 3.2. Khó khăn Việt Nam đã thực sự hội nhập đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng trong đó có lĩnh vực vận tải hành khách. Cạnh tranh vận tải ngày càng phức tạp, không những cạnh tranh trong nội bộ ngành vận tải hành khách đường bộ mà còn có sự cạnh tranh liên ngành như ngành vận tải hàng không, vận tải hàng hải, vận tải đường sắt. Các hãng hàng không giá rẻ ngày càng phát triển, xu hướng những người trung lưu, thượng lưu chuyển sang di chuyển bằng máy bay. Vận tải đường sắt được sự quan tâm của các cấp ngành nên lưu lượng hành khách đi bằng đường sắt có sự cải thiện đáng kể. Trong nội bộ ngành vận tải hành khách đường bộ xuất hiện thêm nhiều các đại gia lớn như Hoàng Long, Tân Đạt, Hải Âu, Hà Nội Transerco…là những đối thủ đáng gờm. Bên cạnh đó là một hệ thống xe dù, xe cóc… cực kỳ đông đảo hoạt động một cách tự do chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Theo cam kết gia nhập WTO, từ năm 2007 các doanh nghiệp nước ngoài được phép góp 49% vốn và sau 3 năm lên 51% để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tại Việt Nam. Năm 2008, Hiệp định về vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng có hiệu lực… Những yếu tố này buộc các doanh nghiệp phải đủ mạnh để cạnh tranh nếu không sẽ bị thua ngay trên sân nhà. Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước ta đã thực sự bước vào quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đó là động lực để kinh tế đất nước phát triển, đồng thời cũng thách thức các doanh nghiệp trong nước phải vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với ngành vận tải ôtô, thách thức về sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài chưa mạnh mẽ như với nhiều ngành khác, song nhìn từ thực trạng hiện nay thì việc đổi mới sắp xếp lại hệ thống vận tải ôtô là hết sức cần thiết. Bởi cho đến giờ phút này, chính sách quản lý vận tải đường bộ của chúng ta vẫn quá lỏng lẻo, và còn đang thiếu một chính sách tổng thể của nhà nước để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Theo cam kết gia nhập WTO thì từ năm 2007 các doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập liên doanh với số vốn 49% và sau 3 năm lên 51% để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tại Việt Nam, trên cơ sở xem xét các trường hợp cụ thể. Năm 2008, hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng có hiệu lực. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách tạo và buộc các doanh nghiệp vận tải ôtô đổi mới vươn lên. Các doanh nghiệp vận tải ôtô Việt Nam phải đủ mạnh để cạnh tranh với nước ngoài nếu không chúng ta sẽ bị thua ngay trên sân nhà.Nếu nhìn nhận thẳng thắn thì quy mô các doanh nghiệp vận tải ôtô của chúng ta hiện nay còn nhỏ bé và manh mún. Theo số liệu của Cục đường bộ Việt Nam, hiện nay, lực lượng vận tải ôtô toàn quốc có hơn 300.000 xe tải, và hơn 91.000 xe khách; có 930 doanh nghiệp vận tải khách, trong đó 311 doanh nghiệp chỉ có từ 1 đến 10 xe. Bình quân số phương tiện trên đầu người của Việt Nam so với khu vực chưa phải là cao nhưng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vô cùng khốc liệt vì, mức thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu đi lại tính trên bình quân đầu người chưa cao. Các chi phí vận tải phát sinh đều tăng: xăng dầu, bến bãi… trong khi cước phí không tăng, thậm chí giá cước một số tuyến giảm do phải cạnh tranh. Thực hiện quyết định 26/QĐ-UB cho những xe đón trả khách trong giờ cao điểm cũng gây khó khăn cho công tác điều hành vận tải. Đối với tuyến Lào vẫn tồn tại xe tư nhân của Lào cho người Việt Nam sang thuê chạy thẳng vào Hà Nội, tranh giành khách, hạ giá cước gây lộn xộn trên tuyến. Về tài chính: giá đầu tư phương tiện tăng làm ảnh hưởng đến giá thành dẫn đến hiệu quả kinh doanh hạn chế, thiếu xe vào tuyến đi mua xe thì giá cao nên việc giữ nốt tuyến là khó khăn. Vì những khó khăn trên nên vấn đề thương hiệu cần được quan tâm một cách đúng mức chỉ khi nào công ty thể hiện được tên tuổi của mình trên thương trường mới có thể gặt hái được thành công. II. THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14 1. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng và quản lý thương hiệu “công ty cổ phần vận tải hành khách số 14” Trong xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ tạo ra những cơ hội cũng như nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Hội nhập tạo điều kiện cho các nước phát triển nâng cao cơ hội đào tạo, trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đồng thời tạo điều kiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Nhưng sẽ là thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam khi mà chất lượng hàng hóa dịch vụ thấp, giá cả cao, hệ thống phân phối hạn chế, khả năng cạnh tranh yếu. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động với quy mô vừa – nhỏ và tính tổ chức chưa cao sẽ gặp phải nhiều thách thức trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp phải coi trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngòai. Để làm được điều này ngoài việc đổi mới công nghệ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động… các doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 không nằm ngoài quy luật này. Là Một công ty vận tải hành khách ra đời từ khá sớm ngoài những lợi thế nhận được từ việc đi đầu công ty vận tải hành khách số 14 đang gặp phải những khó khăn nhất định. Hiện nay trên thị trường Hà Nội và các tỉnh xuất hiện thêm rất nhiều công ty vận tải hành khách với quy mô lớn như: Hoàng Long, Tân Đạt, Hải Âu… đã thu hút một số lượng hành khách không nhỏ của công ty vận tải hành khách số 14. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, các công ty vận tải hành khách đường bộ liên tục xuất hiện, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các hinh thức vận tải khác như hàng không, tàu hỏa Công ty cần phải làm gì để mỗi khi khách hàng có ý định di chuyển lại nhớ tới công ty Cổ Phần Vận tải Hành Khách Số 14? Thương hiệu “Công ty Vận tải Hành Khách Số 14” đã có từ lâu, từ thời chiến tranh công ty đã cùng các chiến sỹ chiến đấu vì tự do của tổ quốc và bây giờ chuyển thành “Công ty Cổ Phần Vận tải Hành Khách Số 14”. Công ty Cổ Phần Vận tải Hành Khách Số 14 có lợi thế nằm tại thủ đô và được sự quan tâm của các cấp bộ ngành cũng như lỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty Cổ Phần Vận tải Hành Khách Số 14 đã có vị trí nhất định trong lòng những hành khách. Vì vậy việc phát triển thương hiệu “Công ty Cổ Phần Vận Tải Hành Khách Số 14” là thật sự cần thiết. Với định vị khách hàng mục tiêu là những khách trên các tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Hồ Chí Minh, Hà Nội – Lào. Công ty hướng đến cung cấp cho hành khách những dịch vụ vận tải hành khách thật là hoàn hảo, tạo ra cảm giác thoải mái khi đi trên xe của Công ty Cổ Phần Vận Tải Hành Khách Số 14. Những tuyến chủ đạo của Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh vì vậy phát triển hơn nữa thương hiệu “Công ty Cổ Phần Vận Tải Hành Khách Số 14” là sự cần thiết khách quan trong xu thế Công ty muốn khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Việc phát triển thương hiệu giúp Công ty thu hút được những hành khách mới, thu hút được vốn đầu tư đến với mình. Hơn nữa từ việc có thương hiệu Công ty có thể chiếm lĩnh sang những thị trường khác để mở rộng lĩnh vực kinh doanh. 2. Nhận thức của công ty về thương hiệu Để hoàn thiện và quản lý thương hiệu thì từ các cấp lãnh đạo của công ty đến nhân viên cần phải hiểu rõ vai trò to lớn và lợi ích mà thương hiệu mang lại cho công ty mình. Nhận thức được vai trò to lớn của thương hiệu trong những năm qua công ty đã có những hoạt động nhằm hoàn thiện và quản lý thương hiệu của mình. Vì vậy doanh nghiệp đã đang và sẽ có những hoạt động nhằm tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng. Trước tiên công ty đã có những cuộc hội thảo bàn về hoàn thiện và quản lý thương hiệu đồng thời nâng cao sự hiểu biết về thương hiệu đến cán bộ công nhân viên, và từ đó họ sẽ ý thức hơn trong việc phát triển thương hiệu của công ty. Đây là một hoạt động rất quan trọng, nó thể hiện tính thống nhất từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên. Trong thực tế một thương hiệu không thể tự nhiên xuất hiện trên thị trường và tự nhiên được người tiêu dùng biết đến. Trong thời gian sắp tới Công ty sẽ tham gia nhiều hơn các cuộc thi như lái xe giỏi, an toàn giao thông… cùng với các cuộc thi là các chương trình mang tính nhân đạo, các hoạt động tài trợ để hành khách có ấn tượng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty. Ngoài những hình thức trên Công ty Cổ Phần Vận Tải Hành Khách Số 14 sẽ xuất hiện trên báo điện tử, báo viết nhằm cung cấp thông tin về các đường tuyến và các dịch vụ của công ty. Ngày 25/02/2007 Ông Hồ Quang Dũng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải số 14 bình luận trên website hn.vnn.vn về chủ đề “tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải ôtô” Mới đây nhất công ty đã xuất hiện trên Website: giaothongvantai.com.vn với dòng tiêu đề rất lớn “Công ty Cổ Phần Vận Tải Hành Khách Số 14: 100% xe kinh doanh thực hiện nghiêm chỉ thị 01” với nội dung như sau: “Ban lãnh đạo Công ty đã quy định tất cả xe kinh doanh đều phải dán logô của Công ty, treo biển đúng tuyến hoạt động, đón trả khách đúng nơi quy định; Các xe đều phải có sổ nhật trình, có dấu xác nhận của bến đi, bến đến đúng tuyến vận chuyển; Khách lên xe phải có vé, không thuê cò dẫn khách, không xếp hàng trong thùng xe; Phải có vận đơn, phơi xuất bến, lệnh xuất bến đã cấp để đối chiếu khi cần thiết; Không đưa khách vào ăn nghỉ tại các nhà hàng không được chính quyền sở tại cấp phép. Ngoài việc tổ chức kiểm tra định kì chất lượng phương tiện, thiết bị, thái độ phục vụ của lái phụ xe, Công ty còn có khen thưởng và xử phạt kịp thời.” Bài viết tuy ngắn nhưng nó đã thể hiện được uy tín và chất lượng dịch vụ của Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14. Mặc dù Công ty có những nhận thức nhất định về thương hiệu và đã có những hoạt động cụ thể để phát triển thương hiệu “Công ty cổ phần Vận tải Hành khách Số 14” nhưng chưa đủ giúp Công ty có những đột phá trên thị trường. 3. Tình hình xây dựng và quản lý thương hiệu “Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14” Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 là một thương hiệu đã gắn với hành khách từ rất lâu. Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 luôn gợi đến cho hành khách sự tin cậy và uy tín khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Công ty. Nhờ vậy có nhiều công ty nước ký kết hợp tác với Công ty và mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang đào tạo lái xe, xăng dầu. Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 đang được kế thừa những giá trị lịch sử to lớn chính điều này đã tạo ra sự khác biệt so với các công ty vận tải khác. 3.1. Chiến lược phát triên thương hiệu Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 đang trong giai đoạn giao thời của quá trình hội nhập. Công ty đã thấy sự cần thiết của thương hiệu và đang tiến hành phát triển thương hiệu của mình. Một nhược điểm rất lớn là công ty chưa có một chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể. Những hoạt động nhằm phát triển thương hiệu mà công ty đang sử dụng chỉ là những hoạt động rời rạc mà chưa có một quy trình đầy đủ nên hiệu quả xây dựng và phát triển thương hiệu chưa cao. Vấn đề chiến lược này bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan là vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu là một vấn đề tương đối mới với các doanh nghiệp Việt Nam nhất là lĩnh vực vận tải hành khách. Yếu tố chủ quan là công ty chưa có phòng Marketing độc lập nên các hoạt động vẫn chồng chéo, chưa thể đi sâu vào lĩnh vực này. 3.2. Tình hình đăng ký nhãn hiệu, tên miền Internet Một thiếu sót rất lớn là Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 chưa đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu vì vậy nếu có đơn vị, cá nhân nào cố tình lấy uy tín công ty thu lợi bất chính công ty sẽ không có lý để kiện họ. Thực tế đã có đơn vị tư nhân dán logo của Công ty lên xe của mình tranh giành hành khách làm giảm uy tín của Công ty. Hoạt động này đã bị ngăn chặn kịp thời, đây là một bài học lớn đối với Công ty. Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Con người lấy thông tin, giao dịch trên mạng ngày càng nhiều. Trong khi đó Công ty vẫn chưa đăng ký tên miền Internet. Khi đã có tên miền Internet Công ty có thể chuyển tải những thông tin cần thiết lên Website, phục vụ được nhu cầu của khách hàng khi muốn sử dụng dịch vụ của Công ty vừa giúp Công ty phát triển thương hiệu. 3.3. Tình hình xây dựng và đăng ký logo Nhận biết được tầm quan trọng của thương hiệu, trong thời gian này Công ty đang gấp rút hoàn thành việc thay đổi logo mới phù hợp hơn từ khi Công ty chuyển sang cổ phần tháng 7/2006. Dưới đây là logo cũ của Công ty Vì logo được xây dựng từ lâu nên tên Công ty vẫn là Công ty vận tải hành khách số 14. Ý nghĩa logo của Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 được hiểu là: - Màu sắc: toàn bộ logo Công ty được thể hiện bằng một màu xanh, màu xanh của trồi non, lộc biếc thể hiện cho khát vọng vươn lên chinh phục những đỉnh cao của thời đại. Nhìn thấy màu xanh ta liên tưởng ngay tới màu của hòa bình, tượng trưng cho những chuyến xe an toàn. - Hình thức thể hiện: Thiết kế logo được chia làm 2 phần rõ rệt phần biểu tượng và phần tên thương hiệu Phần tên thương hiệu có bố cục tròn bao quanh phần biểu tượng thể hiện sự tròn tria, vẹn toàn và tượng trưng cho tính toàn cầu trong tầm nhìn của doanh nghiệp – quyết tâm đưa thương hiệu vươn ra và đứng vững trên thị trường cạnh tranh mang tính toàn cầu. Phần trên là tên cơ quan chủ quản của Công ty: “cục đường bộ Việt Nam”. Phần dưới là tên thương hiệu “Công ty vận tải hành khách” do logo này được xây dựng từ lâu nên chưa được đổi tên thành Công ty Cổ phần Vận tải hành khách. Số 14 được in trong phần trung tâm của logo. Phần biểu tượng nhìn một cách tổng thể ta thấy ngay chữ A có cánh đang bay lên phía trước tượng trưng cho Công ty Cổ phần Vậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31933.doc
Tài liệu liên quan