Chuyên đề Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Những vấn đề chung về cho vay 2

1.1.1. Khái niệm về cho vay 2

1.1.2. Phân loại cho vay 2

1.1.3. Nguyên tắc cho vay 3

1.1.4. Điều kiện vay vốn 4

1.1.5. Đối tượng cho vay 5

1.1.6. Thời hạn cho vay 6

1.1.6.1. Căn cứ để xác định thời hạn cho vay 6

1.1.6.2. Thời hạn cho vay và thời hạn cho vay trung bình 9

1.1.7. Phương pháp cho vay 10

1.1.7.1. Phương pháp cho vay từng lần 10

1.1.7.2. Phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng 11

1.2. Những vấn đề chung về cho vay trả góp 13

1.2.1. Khái niệm về cho vay trả góp 13

1.2.2. Đặc điểm của cho vay trả góp 14

1.2.2.1. Đối tượng cho vay trả góp 14

1.2.2.2. Đặc điểm về quy mô khoản vay 14

1.2.2.3. Đặc điểm về rủi ro 15

1.2.2.4. Đặc điểm về lãi suất cho vay . 15

1.2.2.5. Đặc điểm về khả năng sinh lời 16

1.2.3.Quy trình cho vay trả góp 16

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ 18

TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM 18

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM. 18

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 18

2.1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh 18

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban 18

2.1.3.1. Phòng kế toán – giao dịch 18

2.1.3.2. Phòng giao dịch kho quỹ 19

2.1.3.3. Phòng phục vụ khách hàng 19

2.1.4. Tình hình huy động vốn 20

2.1.5. Về họat động tín dụng 22

2.1.6. Về hoạt động dịch vụ 25

2.1.6.1. Hoạt động ngân quỹ 25

2.1.6.2. Hoạt động kiều hối 25

2.1.6.3. Hoạt động thẻ 25

2.1.7. Về hiệu quả kinh doanh 26

2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI VPBANK HOÀN KIẾM 27

2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm. 27

2.2.2. Một số quy định về cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm 29

2.2.2.1. Điều kiện cho vay 29

2.2.2.2. Mức cho vay 31

2.2.2.3. Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay 31

2.2.2.4. Hồ sơ vay vốn 32

2.2.2.5. Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay 33

2.2.2.6. Quy trình cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm 33

2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay trả góp tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2005 – 2007 37

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHO VAY MUA TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI VPBANK HOÀN KIẾM 42

2.3.1. Những mặt đạt được 42

2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân 44

2.3.2.1. Hạn chế 44

2.3.2.2. Nguyên nhân 46

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM 49

3.1. Sự cần thiết tăng cường cho vay trả góp mua ô tô 49

3.2. Định hướng tăng cường hoạt động cho vay trả góp của vpbank hoàn kiếm trong thời gian tới 51

3.3. Giải pháp tăng cường cho vay trả góp mua ô tô tại vpbank 52

3.3.1. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. 52

3.3.2. Chấn chỉnh rủi ro đối với hoạt động cho vay mua ô tô 53

3.3.3. Hoàn thiện quy trình cho vay trả góp mua ô tô để thủ tục cho vay được nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng 54

3.3.4. Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp 54

3.3.5. Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng gửi tiền 55

3.3.6. Thực hiện chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả 56

3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 56

3.3.8. Tích cực triển khai thêm phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý bán 58

3.3.9. Tăng cường hợp tác giữa ngân hàng với các công ty bảo hiểm 58

3.4 KIẾN NGHỊ 59

3.4.1. Đối với NHNN 59

3.4.2. Đối với Chính phủ 60

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3188 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều kiện hoạt động tín dụng còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, chi nhánh vẫn duy trì một chất lượng tín dụng tốt. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm dần trong 3 năm, đến cuối tháng 12/2007 tỷ lệ này là 1.07%. Có thể thấy qua bảng số liệu dưới đây: BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CHI NHÁNH VPBANK – HOÀN KIẾM NĂM 2007 ( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 I. Tổng dư nợ 91.385 102.685 116.787 II. Các khoản nợ xấu 1.885 1.602 1.253 1. Nợ dưới tiêu chuẩn. 1.885 1.602 1.253 2. Nợ nghi ngờ 3. Nợ có khả năng mất vốn III. Số nợ xấu có TSĐB 1.885 1.602 1.253 IV. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 2.03% 1.56% 1.07% Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu tại VPBank Hoàn Kiếm 2.1.6. Về hoạt động dịch vụ Là một chi nhánh cấp 2, VPBank Hoàn Kiếm thực hiện rất ít hoạt động thanh toán quốc tế. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của chi nhánh bao gồm: hoạt động ngân quỹ, hoạt động kiều hối và hoạt động thẻ. 2.1.6.1. Hoạt động ngân quỹ Thị trường chứng khoán ngày càng hấp dẫn và ngày càng có nhiều công ty chứng khoán ra đời nên đã có sự dịch chuyển một phần nguồn vốn của các ngân hàng sang các công ty chứng khoán. Vì thế, lượng tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng càng trở nên khan hiếm. Tuy có những khó khăn nhất định, song hoạt động ngân quỹ của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm vẫn đạt kết quả hết sức khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu ngân quỹ đều đạt và vượt kế họạch. Hoạt động ngân quỹ đã làm tốt công tác điều hoà vốn, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản của chi nhánh ngân hàng. 2.1.6.2. Hoạt động kiều hối Mặc dù hoạt động kiều hối tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm còn ít phát triển, song chi nhánh vẫn luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra. Cụ thể doanh số chi trả kiều hối của chi nhánh tăng 12%, tổng số phí thu được từ chi trả kiều hối tăng 10% so vói năm 2006. 2.1.6.3. Hoạt động thẻ Mặc dù hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng VPBank đi sau một số ngân hàng khác như Vietcombank, Agribank... Tuy nhiên, tháng 7/2007, VPBank đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo tiêu chuẩn EMW quốc tế. Do đó, hoạt động thẻ của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm cũng rất phát triển. Cán bộ nhân viên chi nhánh đã nỗ lực giới thiệu sản phẩm thẻ mới với nhiều tính năng hiện đại tới các đối tượng khách hàng và thu hút số lượng khách hàng ngày càng tăng lên. 2.1.7. Về hiệu quả kinh doanh Cùng với sự phát triển của hoạt động huy động vốn và công tác tín dụng. Kết quả kinh doanh của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm cũng rất khả quan.Chi tiết ở bảng dưới đây: BẢNG 2.4: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM ( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng thu nhập 35.086 39.962 45.95 4.876 13.90% 5.988 14.98% Tổng chi phí 30.435 33.965 38.139 3.530 11.60% 4.174 12.29% Lợi nhuận trước thuế 4.651 5.997 7.811 1.346 28.94% 1.814 30.25% Lợi nhuận sau thuế 3.349 4.318 5.624 969 28.94% 1.306 30.25% Tổng thu nhập bình quân hàng tháng của CBNV 3 3,4 4 0,4 13.33% 0,6 17.65% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm được phản ánh ở bảng trên như sau: Tổng thu nhập năm 2006 của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đạt 35.086 triệu đồng, tăng 4.876 triệu so với năm 2005 với mức tăng 13.90%. Năm 2007 đạt 45.950 triệu đồng, tăng 5.988 triệu đồng với mức tăng 14.98% so với 2006. Tổng chi phí cũng tăng từ 30.435 triệu năm 2005 lên 33.965 triệu năm 2006 và đạt 38.139 triệu năm 2007. Do vậy, lợi nhuận trước thuế tăng liên tục tăng từ 2005 – 2007. Năm 2006 đạt 5.997 triệu đồng tăng 969 triệu so với năm 2005. Năm 2007 đạt 7.811 triệu đồng tăng 1.814 triệu so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 5.624 triệu tăng 28.94% so với năm 2006 và tăng 67.93% so với năm 2005. Từ những kết quả trên cho thấy, hoạt động kinh doanh của VPBank Hoàn Kiếm rất hiệu quả. Lợi nhuận liên tục tăng qua các năm. Vì thế mà đời sống của cán bộ, nhân viên ngân hàng không ngừng được cải thiện. Tổng thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ nhân viên tăng từ 3 triệu đồng/tháng năm 2005 lên 3,4 triệu đồng/tháng năm 2006 và lên 4 triệu đồng/tháng năm 2007. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho sự phát triển của chi nhánh, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự cống hiến của cán bộ, nhân viên đối với ngân hàng, giúp VPBank Hoàn Kiếm ngày càng tăng trưởng, phát triển hơn. 2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI VPBANK HOÀN KIẾM 2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm. Cơ sở pháp lý đầu tiên là Luật các TCTD số 07/1997/QHX và luật số 20/2004/QHXI về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD áp dụng cho tất cả các hoạt động của NHTM. Luật này được ban hành nhằm đảm bảo cho hoạt động của các TCTD được an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Cơ sở tiếp theo là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của các TCTD; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay. Những Quyết định này là cơ sở cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ô tô nói riêng của NHTM. Tiếp theo đó, VPBank đã ban hành “Quy chế cho vay đối với khách hàng” theo Quyết định 467/2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 và Quyết định số 144/2005/QĐ-HĐQT ngày 21/03/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong “Quy chế cho vay của khách hàng”. Hai Quyết định này đã cụ thể hoá các điều khoản trong Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN vào hoạt động thực tế tại VPBank. Đồng thời, ngày 13/05/2002 Hội đồng quản trị đã ban hành “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” theo Quyết định số 427-2002/HĐQT để hướng dẫn chi tiết những nghiệp vụ mà các nhân viên tín dụng phải thực hiện khi cho vay đối với khách hàng. Thêm nữa ngày 13/02/2002, Hội đồng quản trị đã ban hành Quyết định số 471-2002/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay mua ô tô”. Thể lệ này đã quy định một số vần đề cụ thể hoạt động cho vay trả góp mua ô tô như: thời hạn cho vay, lãi suất áp dụng… Sau đó Hội đồng quản trị lại ban hành Quyết định số 207-2005/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay mua ô tô” thay thế cho Quyết định số 471-2002/QĐ-HĐQT; Quyết định 2183/2006/QĐ-TGĐ của Tổng giám đốc VPBank về “thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 22/09/2006 và Quyết định số 2330/2006/QĐ-TGĐ về sửa đổi một số điều của “thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 18/10/2006. Với quyết định này, VPBank cho phép khách hàng có thể dùng chính chiếc xe đã qua sử dụng hình thành từ vốn vay làm TSBĐ cho khoản vay của mình. Gần đây nhất là ngày 17/10/2007, Tổng giám đốc VPBank đã ban hành Quyết định số 3536/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân” và Quyết định số 3537/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp”. Hai quyết định này đã nêu rõ điều kiện cho vay, mức cho vay, lãi suất vay và thời hạn cho vay cụ thể... hướng dẫn cán bộ tín dụng cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. 2.2.2. Một số quy định về cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Theo Quyết định số 3536/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân” và Quyết định số 3537/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp” ban hành ngày 17/10/2007, ta có thể khái quát hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm bao gồm những nội dung sau: 2.2.2.1. Đối tượng cho vay Thể lệ này áp dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mua ô tô để cho thuê, kinh doanh du lịch, vận tải hành khách…hoặc làm phương tiện đi lại cho cơ quan hay cá nhân. 2.2.2.1. Điều kiện cho vay Điều kiện đối với cá nhân - Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại địa bàn có đơn vị của VPBank. - Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Có tài sản đảm bảo tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo đảm bằng tài sản. - Đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh: Có khả năng tài chính và có phương án kinh doanh xe ô tô định mua khả thi; Đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, cho thuê xe tự lái…( nếu có ). - Đối với sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt: Có khả năng tài chính và có thu nhập thường xuyên đủ để trả gốc và lãi hàng tháng. Điều kiện đối với tổ chức, doanh nghiệp - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. - Có giấy phép kinh doanh (Giấy đăng ký kinh doanh) theo quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi vốn vay cho VPBank đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng. - Đối với sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh: Có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hành khách); Có phương án kinh doanh chiếc xe định mua khả thi. Điều kiện đối với chiếc xe định mua Chiếc xe định mua phải có nguồn gốc hợp pháp; đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của pháp luật; thời gian được phép lưu thông còn lại theo quy định của pháp luật phải từ 7 năm trở lên. Điều kiện đối với tài sản đảm bảo là xe ô tô dự định mua đã qua sử dụng - Xe có nguồn gốc từ Trung Quốc do Trung Quốc sản xuất hoặc xe lắp ráp tại Việt Nam bằng phụ tùng do Trung Quốc sản xuất phải đáp ứng các điều kiện: + Đối với xe chở người dưới 9 chỗ ngồi thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 3 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày thế chấp + Đối với chở người từ 9 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm. + Chất lượng còn lại của xe theo đánh giá của VPBank hoặc cơ sở chuyên môn kỹ thuật không dưới 70%. Xe không có nguồn gốc của Trung quốc + Đối với xe chở người dưới 9 chỗ ngồi thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày thế chấp + Đối với chở người từ 9 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 10 năm + Chất lượng còn lại của xe theo đánh giá của VPBank hoặc cơ sở chuyên môn kỹ thuật không dưới 70%. 2.2.2.2. Mức cho vay Trường hợp đảm bảo bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay BẢNG 2.5: MỨC CHO VAY TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẢM BẢO BẰNG CHIẾC XE HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY TẠI VPBANK HOÀN KIẾM Sản phẩm Mức cho vay theo giá trị xe Xe có nguồn gốc từ Trung Quốc Xe không có nguồn gốc Trung Quốc Xe mới Xe đã qua sử dụng Xe mới Xe đã qua sử dụng Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh 55% 45% 65% 55% Sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt 65% 55% 75% 65% Sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh 60% 50% 70% 60% Sản phẩm ô tô doanh nghiệp thành đạt 70% 60% 80% 70% Nguồn: Thể lệ cho vay mua ô tô tại VPBank Trường hợp đảm bảo bằng tài sản hợp pháp khác: Mức cho vay tối đa 100% giá trị xe. Tỷ lệ tiền vay tối đa đối với từng loại tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định của VPBank. 2.2.2.3. Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay Thời hạn cho vay: - Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh tối đa không qua 48 tháng. - Sản phẩm ô tô cá nhân và doanh nghiệp thành đạt tối đa không quá 60 tháng. - Trường hợp tài sản thế chấp là xe có giá trị dưới 500 triệu đồng hoặc xe mới có nguồn gốc từ Trung Quốc tối đa không quá 48 tháng. - Trường hợp tài sản thế chấp là xe đã qua sử dụng có nguồn gốc Trung Quốc tối đa không quá 36 tháng. Lãi suất vay: áp dụng theo Biểu lãi suất cho vay do Tổng giám đốc VPBank quy định trong từng thời kỳ. 2.2.2.4. Hồ sơ vay vốn Đối với khách hàng cá nhân gồm: - Bản sao CMT, Hộ khẩu của khách hàng và của vợ hoặc chồng khách hàng; Bản sao CMT, Hộ khẩu của bên cầm cố và của vợ hoặc chồng bên cầm cố (nếu có) - Bản sao Giấy đăng ký kết hôn hoặc bản sao giấy chứng nhận độc thân của khách hàng. - Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu của VPBank - Bản sao hợp đồng mua bán, hồ sơ về chiếc xe mua, bản chính chứng từ nộp tiền. - Giấy tờ chứng minh hợp pháp cho tài sản đảm cho khoản vay - Đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh cần có: Phương án kinh doanh chiếc xe ô tô định mua - Đối với sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt cần có: Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ - Các giấy tờ cần thiết khác Đối với khách hàng doanh nghiệp gồm: - Giấy chứng nhận ĐKKD, Quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ hoạt động của công ty; Giấy đăng ký mã số thuế; Mã số xuất nhập khẩu (nếu có) - Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng; Bản sao chứng minh nhân dân giám đốc và kế toán trưởng - Biên bản họp sáng lập viên, HĐQT quyết định việc vay vốn - Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo ngay tình hình tài chính đến ngày vay vốn, báo cáo chi tiết các khoản phải thu, phải trả… - Giấy đề nghị vay vốn; Bản sao hợp đồng mua bán, hố sơ về chiếc xe mua; bản chính chứng từ nộp tiền. - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đảm bảo - Riêng đối với sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh cần có: Giấy phép kinh doanh vận tải hành khác; phương án kinh doanh chiếc xe ô tô định mua. - Các giấy tờ liên quan khác 2.2.2.5. Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay Tài sản bảo đảm là chính chiếc xe dự định mua, khách hàng phải mua bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới với giá trị bảo hiểm tối thiểu bằng 100% giá trị xe do VPBank định giá, chuyển quyền thụ hưởng cho VPBank; mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Khách hàng mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong thời gian tối thiểu 12 tháng. Trước khi hết bảo hiểm 1 tháng, khách hàng mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho 12 tháng tiếp theo với mức bảo hiểm tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền cho vay ban đầu nhân với dư nợ tại thời điểm mua bảo hiểm. Khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới cho toàn bộ thời gian vay trước khi giải ngân. 2.2.2.6. Quy trình cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm Quy trình cho vay trả góp mua ô tô thực hiện theo thẩm định và cho vay giống như các khoản vay thông thường khác tại VPBank. Bao gồm các bước sau: Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn Gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp; Trao đổi với khách hàng, nắm thông tin cơ bản của khách hàng. Trong thời gian ngắn nhất lấy đựợc nhiều thông tin của khách hàng nhất về : lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh; tư cách pháp lý, tổ chức, hoạt động; tình hình hoạt động kinh doanh thời gian qua (thuận lợi, khó khăn); nội dung phương án kinh doanh; trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, quan hệ gia đình….;nhu cầu cần vay (tiền, thời hạn, lãi suất….); dự kiến phương án bảo đảm tín dụng… Sau đó, thông báo cho khách hàng thông tin về lãi suất, điều kiện vay, sản phẩm tín dụng,m thông tin khác. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra hồ sơ về số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp. Sau đó đối chiếu với bản gốc. Hồ sơ hợp lệ là phải đảm bảo như sau: + Cơ quan nào phát hành bản chính thì cơ quan đó có quyền phát hành bản sao + Bản sao phải do phòng công chứng nhà nước công chứng + Phòng tư pháp của ủy ban nhân dân cấp quận có thể công chứng 1 số giấy tờ + Để tránh rủi ro nhân viên tín dụng nên có 1 bước so sánh bản sao với bản chính Tiếp nhận hồ sơ, lập 2 giấy biên nhận: 1 bản cho khách hàng, 1 bản nhân viên tín dụng giữ. Tiếp đó, bàn giao hồ sơ định giá tài sản bảo đảm cho phòng thẩm định tài sản để thẩm định (khi KH cung cấp đủ hồ sơ) Bước 3: Thẩm định khách hàng Hỏi CIC ngay sau khi nhận hồ sơ; Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng cá nhân; Thẩm đinh tư cách pháp nhân và người đại diện hợp pháp của pháp nhân có đủ năng lực hành vi và tư cách pháp nhân, lịch sử hình thành phát triển, cũng như uy tín của doanh nghiệp…. Kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính; bảng Kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, sổ thu chi tiền mặt, sổ phụ tài khoản….) Sau đó, đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng; Đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng. Thẩm định về dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư; khả năng tài chính của khách hàng phục vụ phương án, dự án đầu tư. Thẩm định về tài sản đảm bảo: Lập giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ hồ sơ TSĐB, có chữ ký trưởng phòng; đánh giá tình pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản; đánh giá quyền sở hữu, hiện trạng, giá trị và tính chuyển nhượng của TSBĐ (tranh chấp, đảm bảo cho nghĩa vụ khác, trong diện quy hoạch, giải tỏa, thời hạn sử dụng…..); nhận các giấy tờ bổ sung liên quan đến TSBĐ thì chuyển cho nhân viên TĐTS. Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng Lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ, có chữ ký trưởng phòng Lập báo cáo thẩm định tài sản, có chữ ký trưởng phòng Nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên TĐTS, tạp hợp bộ hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng (2-5 ngày từ khi nhận TSBĐ) BTD/HĐTD duyệt hồ sơ thì báo cáo ngay trưởng phòng nội dung chỉ đạo, sửa đổi, thông báo cho khách hàng Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng Ngay khi nhận nghị quyết, lập giấy đề nghị hoàn thiện hồ sơ TSĐB; bản sao nghị quyết; 4 bản chính biên bản định giá TSĐB; bản sao giấy chứng nhận sở hữu tài sản, các giấy tờ bổ sung khác theo yêu cầu của nhân viên TĐTS. Đối với cá nhân: 1 bản sao CMND,hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản, đăng ký kết hôn nếu vợ chồng khác hộ khẩu Đối với doanh nghiệp: biên bản họp, quyết định bổ nhiệm giám đốc nếu khác đăng ký kinh doanh Tiếp đó làm Hợp đồng đảm bảo tiền vay; liên hệ khách hàng để đến ngân hàng hoặc cơ quan công chứng ký hồ sơ TSBĐ Nhập kho TSBĐ, trưởng phòng ký Trình lãnh đạo phòng, ban (tổng) giám đốc ký duyệt hồ sơ tín dụng Đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi giải ngân Khách hàng mượn TSBĐ có thời hạn theo nguyên tắc nhập mới xuất cũ Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng Hoàn tất chứng từ để giải ngân; Chuyển 1 bản chính hợp đồng tín dụng: khế ước vay, ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt, các giấy tờ khác đến bộ phận giao dịch để thực hiện giải ngân. Nhập hồ sơ tín dụng vào chương trình tin học T24. Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình SXKD; kiểm tra tình trạng TSĐB Thông báo, đôn đốc trả nợ; Gia hạn nợ gốc/lãi; Chuyển nợ quá hạn Giải chấp từng phần TSBĐ khi: - Khách hàng đã trả một phần, xin giải chấp phần TSĐB tương ứng - Khách hàng đề nghị giải chấp một phần tài sản để bán thu tiền nộp trả nợ sau Thay đổi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng yêu cầu Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng, lưu trữ hồ sơ In phiếu tính lãi, hướng dẫn khách hàng nộp đủ gốc, lãi; kểm tra niêm phong, chứng kiến bóc niêm phong; ký vào phần “xuất kho toàn bộ” tại phiếu xuất nhập kho và ký vào sổ kho; lưu bản gốc phiếu xuất nhập kho và hồ sơ tín dụng Sau đó lập giấy đề nghị giải tỏa TSĐB; tờ thanh lý đã được duyệt; bản sao hợp đồng bảo đảm tiền vay; đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển cho phòng TĐTS làm thủ tục giải chấp Đóng lại từng tập hồ sơ tín dụng. 2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay trả góp tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2005 – 2007 Có thể nói năm 2006 và năm 2007 là những năm bùng nổ của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô. Không chỉ mua bán trả góp với loại xe mới, để đón đầu thị trường, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều triển khai dịch vụ cho vay mua cả ô tô mới lẫn cũ. Nhận thấy nhu cầu vay tiền mua ô tô bắt đầu sôi động, NH TMCP Phương Đông đã tách sản phẩm này ra khỏi chương trình cho vay tiêu dùng. Ngân hàng này đã phối hợp với gần 30 đại lý của hãng xe tại Việt Nam nhằm phát triển dịch vụ cho vay mua ô tô chiếm 20 - 30% trên tổng dư nợ cho vay. Theo đó, NH TMCP ACB cũng cho biết dư nợ cho vay mua ôtô đã tăng hơn 10% so với thời gian đầu năm. Các phòng giao dịch của từng chi nhánh tiếp nhận 1 - 2 hồ sơ cho vay mua ôtô mỗi ngày. Ngân hàng TMCP Đông Á cũng cho biết trung bình mỗi tháng cũng giải quyết khoảng 20 bộ hồ sơ xin vay mua ôtô… Điều này cho thấy hoạt động cho vay trả góp đã được các ngân hàng tách riêng ra khỏi cho vay tiêu dùng một cách hoàn chỉnh và đang là hoạt động đem lại thu nhập triển vọng cho các ngân hàng. Đặc biệt, năm 2007, sức mua của thị trường ô tô Việt Nam rất lớn, do rất nhiều người có tiền mua và quyết định mua ô tô (do thắng chứng khoán, thắng từ buôn nhà đất, do vay tiền dễ dãi từ ngân hàng…Vì thế, hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của các ngân hàng tăng lên khá mạnh. Các ngân hàng đua nhau cạnh tranh, thu hút khách hàng bằng các thủ tục cho vay đơn giản, nới lỏng các điều kiện và thời hạn cho vay như: trước đây hầu hết các ngân hàng cho vay trả góp mua ô tô đều đưa ra thời hạn 36 tháng và nếu là xe mới thì được sử dụng chính chiếc xe đó để cầm cố với giá trị vay vốn khoảng 60% giá mua xe. Nhưng hiện tại khi nhu cầu khách hàng cao và cũng để thu hút khách hàng, không ít ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện cũng như thời hạn cho vay tới 48 tháng nếu thế chấp bằng bất động sản có thể cho vay đến 90% giá trị chiếc xe... Cùng với sự phát triển chung về hoạt động cho vay trả góp, không chỉ toàn VPBank nói chung mà tại chính chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm nói riêng, hoạt động cho vay trả góp mua ô tô không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể về các chỉ tiêu như: Doanh số cho vay trả góp mua ô tô Đối với hoạt động cho vay mua ô tô, VPBank Hoàn Kiếm áp dụng hai phương thức cho vay chủ yếu là phương thức cho vay trả góp và phương thức cho vay theo món. Phương thức cho vay trả góp (trả dần nợ gốc làm nhiều kỳ và trả lãi hàng tháng): áp dụng trong trường hợp thời gian vay trên 12 tháng hoặc thời gian vay không quá 12 tháng nhưng đảm bảo bằng tài sản là chiêc ô tô được hình thành từ vốn vay. Còn phương thức cho vay theo món (trả nợ gốc cuối kỳ, trả lãi hàng tháng) áp dụng trong trường hợp thời gian vay dưới 12 tháng và khách hàng sử dụng tài sản khác để đảm bảo tiền vay. Trong đó, cho vay trả góp mua ô tô chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với phương thức cho vay theo món tại VPBank Hoàn Kiếm. Cụ thể là số liệu trong bảng dưới đây: BẢNG 2.6: DOANH SỐ CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI VPBANK HOÀN KIẾM (2005-2007). Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng doanh số cho vay 125.793 100% 146.475 100% 171.369 100% Doanh số cho vay mua ô tô 60.381 48% 73.534 50.20% 89.652 52.32% Cho vay trả góp mua ô tô 57.276 45.53% 70.291 47.99% 85.994 50.18% Cho vay mua ô tô theo món 3.105 2.47% 3.243 2.21% 3.658 2.13% Nguồn : Báo cáo doanh số cho vay tiêu dùng của VPBank Hoàn Kiếm Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh số cho vay mua ô tô liên tục tăng qua các năm từ 60.381 triệu đồng năm 2005 lên 73.534 triệu đồng năm 2006 rồi lên 89.652 triệu đồng vào năm 2007. So với năm 2005, doanh số cho vay mua ô tô năm 2007 tăng 48.90%. Doanh số cho vay trả góp mua ô tô luôn chiếm tỷ lệ cao trên tổng doanh số cho vay tại chi nhánh. Cụ thể là chiếm 45.53% trong năm 2005, 47.99% năm 2006 và đã tăng lên là 50.18% vào năm 2007. Trong khi đó, doanh số cho vay mua ô tô theo món lại tăng không đáng kể và chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trên tổng doanh số cho vay từ tỷ trọng 2.47% năm 2005 đã giảm xuống 2.13% năm 2007. Điều này cho thấy, cho vay trả góp mua ô tô ngày càng trở thành một phương thức phổ biến và chiếm ưu thế lớn trong hoạt động cho vay mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm, thu hút lượng khách hàng ngày càng tăng. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô Để đánh giá mức độ tăng trưởng của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm ta có thể căn cứ vào một trong những chỉ tiêu quan trọng của hoạt động tín dụng là dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô. Từ 2005 - 2007, dư nợ cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Hoàn Kiếm đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: BẢNG 2.7: DƯ NỢ VÀ TỶ TRỌNG DƯ NỢ CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM. (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 91.385 100% 102.685 100% 116.787 100% Dư nợ cho vay mua ô tô 47.258 51.71% 61.341 59.74% 78.349 67.09% Cho vay trả góp 42.164 48.85% 58.497 56.97% 75.328 64.50% Cho vay theo món 2.617 2.86% 2.844 2.77% 3.021 2.59% Nguồn: Báo cáo sao kê tín dụng còn dư nợ năm 2006 và 2007. Từ bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Hoàn Kiếm tăng liên tục trong giai đoạn 2005 - 2007 phản ánh sự mở rộng cho vay trả góp mua ô tô. Cụ thể là: Nếu như năm 2005, dư nợ cho vay trả góp mua ô tô chỉ là 42.164 triệu đồng thì con số này đã tăng lên là 58.497 triệu năm 2006 và lên đến 75.328 triệu đồng năm 2007. Tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô trên tổng dư nợ tại VPBank Hoàn Kiếm cũng ngày càng tăng. Cụ thể là từ 48.85% trên tổng dư nợ năm 2005 lên tới 56.97% năm 2006 và 64.50% năm 2007. Sở dĩ có điều này là do chính sách của ngân hàng trong năm 2007 là hạn chế cho vay bất động sản. Do đó dư nợ cho vay trả góp mua ô tô tăng lên và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trên tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng Lợi nhuận cho vay trả góp mua ô tô BẢNG 2.8: LỢI NHUẬN CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM (Đơn vị: Triệu đồng ) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 S

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2633.doc
Tài liệu liên quan