Chuyên đề Hoạt động cho vay vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Á Châu – phòng giao dịch Lê Đại Hành

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu

Chương 1 : KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG ACB-PGD LÊ ĐẠI HÀNH 1

1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế quận 11 1

1.1.1 Điều kiện tự nhiên .1

1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội .1

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ACB .2

1.2.1 Quá trình hình thành ngân hàng ACB . 2

1.2.1.1 Tên công ty và địa chỉ 2

1.2.1.2 Thành phần ban lãnh đạo .2

1.2.1.3 Lịch sử hình thành .4

1.2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh .4

1.2.1.5 Vị thế công ty .5

1.2.1.6 Chiến lược phát triển và đầu tư .5

1.2.2 Quá trình hình thành ngân hàng ACB- PGD Lê ĐạI Hành 5

1.2.2.1 Sự ra đời, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ .5

1.2.2.2 Các nghiệp vụ tại ngân hàng .7

1.2.2.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua 9

1.2.2.4 Chiến lược hoạt động của ngân hàng trong tương lai .12

Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI ACB-PGD LÊ ĐẠI HÀNH .14

2.1 Tình hình các cá nhân, hộ gia đình ở Q.11 .14

2.1.1 Tình hình chung .14

2.1.2 Những nguồn thu nhập chính của khách hàng 14

2.1.3 Những bất cập hiện nay 14

2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại ACB – PGD Lê ĐạI Hành .15

2.2.1 Quy trình cho vay 15

2.2.1.1 Khai thác tìm kiếm khách hàng 15

2.2.1.2 Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ 15

2.2.1.3 Thẩm định hồ sơ và lập tờ trình 16

2.2.1.4 Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng .16

2.2.1.5 Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm nợ vay 18

2.2.1.6 Nhận và quản lý tài sản bảo đảm .18

2.2.1.7 Lập Hợp đồng tín dụng / Khế ước nhận nợ .19

2.2.1.8 Tạo tài khoản vay và giải ngân 19

2.2.1.9 Lưu trữ hồ sơ .19

2.2.1.10 Kiểm tra, theo dõi khoản vay – thu nợ gốc và lãi vay .19

2.2.1.11 Tái đánh giá các dự án trung / dài hạn đã tài trợ .20

2.2.1.12 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ .20

2.2.1.13 Chuyển nợ quá hạn .20

2.2.1.14 Khởi kiện thu hồi nợ xấu .21

2.2.1.15 Miễn, giảm lãi .21

2.2.1.16 Thanh lý / Tất toán khoản vay .22

2.2.2 Các sản phẩm và phương thức cho vay vốn đối với khách hàng cá nhân .23

2.2.2.1 Các sản phẩm cho vay dành cho cá nhân .23

2.2.2.2 Các phương thức cho vay .44

2.2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB-PGD Lê Đại Hành .48

2.2.3.1 Cho vay đối với các thành phần kinh tế 48

2.2.3.2 Cho vay đối với các cá nhân .49

2.2.3.3 Đánh giá chung tình hình hoạt động tại ngân hàng .49

2.2.3.4 Những vấn đề còn tồn tại .49

Chương 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB – LÊ ĐẠI HÀNH .51

3.1 Một số biện pháp 51

3.1.1 Đối với chính các cá nhân .51

3.1.2 Đối với ngân hàng ACB – PGD Lê Đại Hành .52

3.1.2.1 Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng .52

3.1.2.2 Nâng cao vai trò trách nhiệm và trình độ của nhân viên tín dụng.53

3.1.2.3 Tài sản đảm bảo không phải là điều kiện quyết định duy nhất cho việc cấp tín dụng .54

3.1.2.4 Nâng cao phong các, tác phong phục vụ của nhân viên .55

3.1.2.5 Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng .56

3.1.2.6 Xây dựng chiến lược khách hàng .56

3.1.2.7 Giải pháp thanh toán quốc tế 57

3.2 Một số kiến nghị .58

 

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC:

1. Giấy đề nghị vay vốn

2. Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng

3. Hợp đồng tín dụng ngắn hạn

4. Hợp đồng tín dụng trung dài hạn

5. Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức

6. Khế ước nhận nợ

7. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

8. Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức cho vay du học

9. Biên nhận hồ sơ vay vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hoạt động cho vay vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Á Châu – phòng giao dịch Lê Đại Hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 : KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG ACB-PGD LÊ ĐẠI HÀNH Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế quận 11 Điều kiện tự nhiên Quận 11 có 16 phường với diện tích 5,1 km2, dân số 239.800 người, mật độ dân số 46.654 người / km2 . Là quận ngoại thành, giáp các quận như : quận 6, quận 10, quận tân bình, quận tân phú. Quận có nhiều trung tâm thương mại lớn, các dịch vụ tài chính có quy mô lớn. Quận 11 hình thành và phát triển lâu đời, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông thuận tiện. Mặc khác quận tiếp giáp các quận, huyện có tình hình kinh tế năng động góp phần thúc đẩy kinh tế trong quận phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn sàng của mình. Tình hình kinh tế xã hội Là quận có thế mạnh về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của quận 11 chủ yếu là các ngành nghề sau: sản phẩm kim loại gia dụng, sắt thép, lương thực thực phẩm, điện tử, đồ gỗ….Tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm vào 2005, sản lượng 8,947 tỷ đồng trong đó quốc doanh 602.53 tỷ đồng, ngoài quốc doanh là 8,114.47 tỷ đồng. Thương mại dịch vụ: Doanh số khu vực thương mại 6,268.8 tỷ đồng vào năm 2005, năm 2004 là 5,180.83 tỷ đồng thu hút đủ các thành phần kinh tế tham gia với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa thành phần góp phần làm cho quận 11 trở nên năng động. + Chợ kinh doanh tổng hợp: Siêu thị, chợ Thiếc… + Có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng quốc doanh lẫn cổ phần ở khắp nơi trong quận cho ta thấy tiềm năng của quận là rất lớn. Tóm lại, là quận ngoại thành nhưng với tiềm lực và tiềm năng sẵn có thì quận 11 hứa hẹn trở thành 1 trong những quận năng động phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ACB Quá trình hình thành ngân hàng ACB ACB là NH có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành, nằm trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, 1 trong 2 ngân hàng nhận giải thưởng Tin & Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bầu chọn, là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong một năm (2006) nhận 3 giải thưởng quốc tế danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The Asian Banker và EuroMoney trao tặng. ACB có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt gấp 2-2.5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành trong 3 năm liền. ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản, đang quản lý trên 413.000 TK khách hàng cá nhân, trên 19.000 TK của khách hàng doanh nghiệp. Tên công ty và địa chỉ Tên pháp định: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu Tên quốc tế: Asia Commercial Bank Viết tắt: ACB Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. HCM Điện thoại: +84-(0)8-929.09.99 Fax: +84-(0)8-839.98.85 Website: www.acb.com.vn Thành phần ban lãnh đạo Tên Chức vụ  Trần Xuân Giá  Chủ tịch HĐQT  Nguyễn Đức Kiên  Phó Chủ tịch HĐQT  Phạm Trung Cang  Phó Chủ tịch HĐQT  Julian Fong Loong Choon  Ủy viên Hội đồng quản trị  Nguyễn Chí Thành  Ủy viên Hội đồng quản trị  Pisit Leeahtam  Ủy viên Hội đồng quản trị  Timothy M.Krause  Ủy viên Hội đồng quản trị  Trần Hùng Huy  Ủy viên Hội đồng quản trị  Trịnh Kim Quang  Ủy viên Hội đồng quản trị  Huỳnh Thanh Thủy  Ủy viên Hội đồng quản trị  Triệu Cao Phong  Trưởng Ban kiểm soát  Hoàng Ngân  Thành viên ban kiểm soát  Phùng Thị Tốt  Thành viên ban kiểm soát  Đinh Thị Hoa  Thành viên ban kiểm soát  Lý Xuân Hải  Tổng giám đốc  Đỗ Minh Toàn  Phó TGĐ  Phạm Văn Thiệt  Phó TGĐ  Huỳnh Nghĩa Hiệp  Phó TGĐ  Huỳnh Quang Tuấn  Phó TGĐ  Võ Trọng Thủy  Phó TGĐ  Lê Minh Tâm  Phó TGĐ  Lê Vũ Kỳ  Phó TGĐ  Bùi Tấn Tài  Phó TGĐ  Nguyễn Thanh Toại  Phó TGĐ  Đàm Văn Tuấn  Phó TGĐ  Nguyễn Văn Hòa  Kế toán Trưởng Lịch sử hình thành Ngày 20-04-1993, thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB). - Năm 1994: Vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ đồng. - Năm 1996: Vốn điều lệ tăng lên 341 tỷ đồng. - Năm 2000: Thành lập Công ty chứng khoán ACB (ACBS). - Năm 2003: +Thành lập Sở Giao Dịch (Tp.HCM). + Vốn điều lệ tăng lên 424 tỷ đồng. - Năm 2004: Tăng vốn điều lệ lên 481.138 tỷ đồng. - Năm 2005: + 16-02-2005: Tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng. + 05-07-2005: Tăng vốn điều lệ lên 656.18 tỷ đồng. + 23-08-2005: Tăng vốn điều lệ lên 948.32 tỷ đồng. -Năm 2006: Tăng vốn điều lệ từ 948.316 tỷ đồng lên 1,100.046560 tỷ đồng -Năm 2007 : vốn điều lệ hơn 2,600 tỷ đồng -Dự kiến 2008 vốn điều lệ tăng lên hơn 6,000 tỷ đồng Lĩnh vực kinh doanh Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng - Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng - Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng - Kinh doanh ngoại tệ và vàng - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ Vị thế công ty ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực. ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ. Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T. Các giả thưởng Quốc tế đã đạt được: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2006; Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2006; Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 2006; Sản phẩm dịch vụ xuất sắc lĩnh vực tài chính ngân hàng 2006; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2005;..v.v Chiến lược phát triển và đầu tư Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of differentiation). +Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ). Quá trình hình thành ngân hàng ACB- PGD Lê Đại Hành Sự ra đời, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ Sự ra đời Với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi và đầy tiềm năng của quận 11 đã khiến các ngân hàng quốc doanh lẫn cổ phần có rất nhiều chi nhánh ở đây. Đặc biệt, trên đường Lê Đại Hành có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần, đường tập trung nhiều các công ty, cao ốc , chợ, siêu thị điện máy….rất thuận lợi để ngân hàng ACB mở rộng đối tượng hoạt động cũng như mạng lưới giao dịch của Ngân hàng và cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Do đó ngày 29/06/2007 được quyết định thành lập ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Lê Đại Hành chính thức đi vào hoạt động do ông Lê Minh Đại là trưởng Phòng giao dịch. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ SƠ ĐỒ PHÒNG GIAO DỊCH Bảo Vệ PLCT A/O Loan CSR PFC CSR Thủ Quỹ Teller Trưởng P. TD Trưởng BP. GD Trưởng PGD Ghi chú: PGD: phòng giao dịch BP.GD: bộ phận giao dịch P.TD: phòng tín dụng CSR: nhân viên dịch vụ khách hàng Teller: nhân viên giao dịch Loan CSR: nhân viên dịch vụ tín dụng A/O: nhân viên tín dụng PFC: nhân viên phát triển khách hàng PLCT: nhân viên pháp lý chứng từ Các nghiệp vụ tại ngân hàng Nghiệp vụ huy động vốn nội tệ & ngoại tệ Ngân hàng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi ngắn, trung và dài hạn từ trong dân cư và các tổ chức kinh tế bằng VND và ngoại tệ với các hình thức sau: + Nhận các loại tiền gửi thanh toán: dùng thanh toán giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quan hệ thương mại. * Có kỳ hạn * Không kỳ hạn + Nhận tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là tiền gửi dân cư, tạm thời chưa sử dụng nhằm mục đích kiếm lời. * Tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng: như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. * Tiết kiệm có thời hạn trên 12 tháng: loại tiền gửi này có mức lãi suất cao hơn loại trên, Ngân hàng sử dụng nguồn này để cho vay trung và dài hạn. Nghiệp vụ tín dụng: Từ nguồn vốn huy động và các nguồn khác ( vốn tự có của Ngân hàng, nguồn vốn uỷ thác…) Ngân hàng tiến hành cho vay lại những cá nhân hay pháp nhân có nhu cầu. Đây cũng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, để Ngân hàng trước mắt là có thể chi trả cho khách hàng và đồng thời tìm lợi nhuận trong quá trình hoạt động cho ngân hàng. Các hình thức cho vay gồm: * Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng vốn: + Cho vay ngắn hạn: thời gian dưới 12 tháng. + Cho vay trung và dài hạn: thời gian trên 12 tháng. * Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: + Cho vay sản xuất kinh doanh + Cho vay tiêu dùng. * Nếu căn cứ vào tính chất đảm bảo: +Cho vay có đảm bảo trực tiếp: Thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. +Cho vay tín chấp. * Nếu căn cứ vào quan hệ giữa các chủ thể: + Cho vay trực tiếp: người đi vay và trả nợ là 1 chủ thể. + Cho vay gián tiếp( chiết khấu) : người vay và người trả nợ là 2 chủ thể khác nhau. Nghiệp vụ kinh doanh thanh toán của Ngân hàng Đây được coi là nghiệp vụ trung gian, nó không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn và cũng không ảnh hưởng nghiệp vụ tín dụng, đầu tư. Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng không những là cho NHTM trở thành Ngân hàng “đa năng” mà nó còn tạo ra 1 phần thu nhập khá lớn với chi phí thấp. Các dịch vụ bao gồm: + Dịch vụ ngân quỹ: Đây là dịnh vụ chiếm ưu thế cuả Ngân hàng nói chung và ACB - Lê Đại Hành nói riêng về các công việc như: kiểm, đếm, phân loại, bảo quản thu phát tiền mặt…là thuộc dịch vụ này, có thể nói không ai có thể làm dịch vụ này tốt hơn Ngân hàng. + Dịch vụ chuyển tiền: ACB – Lê Đại Hành chuyển tiền từ địa phương này sang địa phương khác trên toàn quốc; đồng thời Ngân hàng thực hiện chuyển tiền nhanh Western Union trên khắp thế giới. Nhịp sống hiện đại đòi hỏi việc chuyển tiền nhanh chóng và chính xác với trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. + Dịch vụ thanh toán: Hầu hết các giao dịch thanh toán giữa khách hàng trong nước và ngoài nước đều được thực hiện qua ngân hàng. Ngân hàng ACB – Lê Đại Hành cũng không ngoại lệ, nó là khuynh hướng chung cho Ngân hàng với nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng các loại hình thanh toán trong và ngoài nước. Nhờ việc nắm giữ tài khoản cuả khách hàng, đồng thời thông qua việc kiểm soát các chứng từ thanh toán mà các ngân hàng hoàn toàn có khả năng thực hiện dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ thanh toán quốc nội: ( thanh toán bằng sec, nhờ thu, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng…) Dịch vụ thanh toán quốc tế ( tín dụng thư, nhờ thu, chuyển tiền…) Khi thực hiện dịch vụ thanh toán, Ngân hàng vừa đóng vai trò trung gian thanh toán vừa là người kiểm soát quá trình thanh toán, vì vậy các sai sót trong khâu thanh toán do Ngân hàng thực hiện là ít xảy ra, cũng qua đó cón ngăn ngừa những tiêu cực xảy ra trong thanh toán. + Dịch vụ thẻ: Hiện tại ở ACB – Lê Đại Hành phát hành và hoạt động thẻ ATM quốc tế nội địa…ưu điểm rất lớn, làm cho khách hàng càng thuận lợi hơn và có sự liên kết giữa các ngân hàng với nhau. Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh Ngân hàng là sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng ( bên bảo lãnh) với bên có quyển ( nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã trả thay. Với nghiệp vụ này, Ngân hàng đứng ra bảo lãnh thay cho khách hàng thu phí dịch vụ chứ không trực tiếp cấp tín dụng. Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua Do ngân hàng ACB – Lê Đại Hành mới thành lập nên các hoạt động cũng còn mới và tình hình kinh doanh cũng không có thể đối chiếu được. Ở đây ta chỉ theo dõi xem trong thời gian qua ngân hàng đã hoạt động như thế nào khi thành lập tới nay mà thôi. -Huy động vốn: huy động vốn có vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng. Qua bảng tổng kết tài sản tính đến cuối ngày 01/04/2008, chúng ta thấy ACB – Lê Đại Hành rất nổ lực trong việc huy động vốn nhàn rỗi, nhằm thu hút nguồn vốn đó tham gia vào quá trình phát triển kinh tế đất nước, cũng như tại đơn vị mà Ngân hàng đang đặt trụ sở. Góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. *Tiền gửi của khách hàng: 217,743,931,688 +Bằng VND : 198,992,041,516 +Bằng ngoại tệ : 18,751,890,172 *Phát hành giấy tờ có giá : 27,005,409,522 vnd Nhìn chung tiền gửi của khách hàng chủ yếu là VND, tình hình huy động vốn diễn biến khá tốt, rất khả quan. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn có chi phí thấp vào việc cho vay. Từ đó giúp Ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí, giúp cho Ngân hàng có thể cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trong quận và thành phố. -Nghiệp vụ tín dụng: Ta có các bảng báo cáo cho vay theo sản phẩm của ACB – Lê Đại Hành như sau: + Bảng 1 : Báo cáo cho vay theo sản phẩm khách hàng cá nhân từ ngày 01/03/2008 đến 31/03/2008: (nguồn Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu Biểu TD08B) Mã sản phẩm Tên sản phẩm Dư nợ Nợ quá hạn _SXKD 01. Sản xuất kinh doanh 2,904,163,000 0 _MBN 02.Mua bán nhà 46,069,701,363 0 _SCN 03. Sửa chữa nhà 3,365,373,114 0 _SHTD 04. Cho vay tiêu dùng 7,732,560,771 42,499,000 _CNV 05. Cho vay CB.CNV 604,240,000 0 _DHOC 06.Cho vay du học 2,601,302,961 0 _STK 08. Cầm cố STK 6,913,000,000 0 _HTTD 09.Hỗ trợ tiêu dùng 5,111,867,000 0 _KDTG 11.Kinh doanh trả góp 706,669,000 0 _TCHI 12. Cho vay thấu chi 89,465,154 0 Nhìn bảng số liệu trên ta thấy Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng cá nhân với nhiều loại sản phẩm khác nhau và tình hình diễn biến dư nợ khá tốt trong thời gian hoạt động đến nay. Sản phẩm cho vay mua nhà, vay tiêu dùng là 2 loại sản phẩm phổ biến nhất tại Ngân hàng. Tuy nhiên cần cẩn trọng hơn nữa vì cũng đã xuất hiện nợ quá hạn, Ngân hàng cần thẩm định kỹ hơn trước khi cho vay. + Bảng 2 : Báo cáo cho vay theo sản phẩm khách hàng doanh nghiệp đến cuối ngày 31/01/2008: (nguồn Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu Biểu TD08B) Tên sản phẩm Loại tiền Ngắn hạn Dư nợ Dư nợ QĐ 01.Tài trợ thương mại USD 33,200 534 01.Tài trợ thương mại VND 2,960 2,960 08. Cho vay đầu tư VND 0 0 + Bảng 3 : Báo cáo cho vay theo sản phẩm khách hàng doanh nghiệp đến cuối ngày 31/03/2008: (nguồn Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu Biểu TD08B) Tên sản phẩm Loại tiền Ngắn hạn Dư nợ Dư nợ QĐ 01.Tài trợ thương mại USD 93,080 1,486 01.Tài trợ thương mại VND 2,900 2,900 08. Cho vay đầu tư VND 0 0 Bảng 2 và 3 cho ta biết được rằng số lượng khách hàng doanh nghiệp giao dịch với Ngân hàng là rất hạn chế, và loại tiền chỉ có 2 loại là USD và VND. Tình hình dư nợ của tài trợ thương mại còn khá ít, và Ngân hàng chưa bán được sản phẩm cho vay đầu tư nào cả. + Bảng 4 : Tình hình tài khoản khách hàng (nguồn Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu Biểu TD08B) -Từ ngày 01/02/2008 đến ngày 29/02/2008: Đối tượng khách hàng Chỉ tiêu Số lượng khách hàng Số lượng tài khoản KH cá nhân KH rời bỏ trong kỳ 58 80 KH cá nhân KH mới giao dịch lần đầu 426 602 KH tổ chức KH mới giao dịch lần đầu. 5 7 -Từ ngày 01/03/2008 đến 31/03/2008: Đối tượng khách hàng Chỉ tiêu Số lượng khách hàng Số lượng tài khoản KH cá nhân KH rời bỏ NH trong kỳ 77 89 KH cá nhân KH mới giao dịch lần đầu 573 768 KH tổ chức KH mới giao dịch lần đầu 7 8 Qua 2 bảng trên ta thấy: số lượng khách hàng cá nhân đến giao dịch là ưu thế, khách hàng doanh nghiệp thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Khách hàng rời bỏ Ngân hàng trong kỳ đã tăng lên tới hơn 30%. Bù lại số lượng khách hàng mới giao dịch cũng tăng lên 34% con số này cần phát huy hơn nữa. +Tình hình lợi nhuận: Qua bảng thu nhập chi phí theo đánh giá nội bộ của Ngân hàng ta thấy tình hình lợi nhuận của Ngân hàng trong thời gian qua là ( 50,996,022.52). Trong đó: tổng lợi nhuận bằng VND là 112,753,913; USD là 242.96; EUR là 0.78; XAU là ( 917.61) Qua số liệu trên ta thấy: - Xét về tổng thể thì tổng lợi nhuận của Ngân hàng thì Ngân hàng chưa có lợi nhuận, nhưng do Ngân hàng là mới nên tình hình như vậy là rất khả quan, có triển vọng và diễn biến rất tốt, chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng Ngân hàng đã có những nổ lực rất lớn. Lợi nhuận theo tiền VND là cao nhất so với các loại tiền còn lại, cho thấy Ngân hàng cũng còn hạn chế trong việc giao dịch các đồng ngoại tệ. -Nhìn chung, ACB – Lê Đại Hành hoạt động cho vay chủ yếu là khách hàng cá nhân. Số lượng các doanh nghiệp, tổ chức giao dịch với ngân hàng rất ít. Chiến lược hoạt động của ngân hàng trong tương lai Với khuynh hướng hiện nay thì các Ngân hàng trên thế giới cũng như Việt Nam ngày càng chú trọng hơn các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng tuy đây là nguồn thu nhập ngoại bảng như nó ít rủi ro hơn các nghiệp vụ chính của Ngân hàng, hơn thế nữa chúng không ảnh hưởng đến nguồn vốn và sử dụng vốn cuả Ngân hàng, nguồn thu nhanh chóng và hiệu quả. Để chiến lược hoạt động tốt Ngân hàng cần làm nhiều hơn nữa: hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, tạo sự liên kết các ngân hàng trong nước lẫn nước ngoài không những phục vụ tốt cho khách hàng mà nó còn giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể bắt kịp các ngân hàng trong khu vực và các nước phát triển. Nền kinh tế phát triển bền vững thì vai trò ngành ngân hàng chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Đây không những là mục tiêu mà còn là động lực trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế khi Việt Nam là thành viên WTO.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong1.doc
  • docbia.doc
  • docchuong2.doc
  • docchuong3.doc
  • docketluan.doc
  • docloicamon.doc
  • docmodau.doc
  • docMUCLUC.doc
  • docphuluc.doc
  • doctlthamkhao.doc
Tài liệu liên quan