MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 4
1.1. Khái niệm hộ sản xuất (HSX) 4
1.1.1. Các khái niêm 4
1.3. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thi trường của nước ta hiện nay 8
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế của nước ta hiện nay 8
1.3.2. Vai trò cụ thể của hộ sản xuất đối với nền kinh tế của nước ta 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHNo & PTNT HUYỆN VỤ BẢN TRONG THỜI GIAN QUA 15
2.1. Đặc điểm của các hộ sản xuất ở huyện Vụ Bản 15
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất ở NHNo chi nhánh huyện Vụ Bản 16
2.2.1. Đầu tư vào hoạt động huy động vốn 16
2.2.2. Quy trình thực hiện đầu tư cho vay hộ sản xuất 18
2.2.2.1. Thẩm định trước khi cho vay 20
2.2.2.2. Hỗ trợ hộ sản xuất sử dụng hiệu quả đồng vốn vay 31
2.3. Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua 32
2.3.1. Những kết quả cụ thể 32
2.3.1.1. Kết quả trong hoạt động huy động vốn 32
2.3.1.2. Những thành tựu trong hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất của ngân hàng 34
2.3.1.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng giảm qua các năm 37
2.3.2. Những kết qua chung 45
2.3.2.1. Về phía Ngân hàng 45
2.3.2.2. Về phía khách hàng 46
2.3.2.3. Những tác động khác 47
2.4. Những hạn chế còn tồn tại của hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Vụ Bản 48
2.4.1. Hạn chế trong hoạt động huy động vốn 49
2.4.2. Những hạn chế trong hoạt động sử dụng vốn để cho vay hộ sản xuất 50
2.4.2.1. Đầu tư còn nhỏ lẻ, dàn trải 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo HUYỆN VỤ BẢN 55
3.1. Định hướng phát triển hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất của ngân hàng trong tương lai 55
3.1.1. Định hướng chung của NHNo & PTNT huyện Vụ Bản 55
3.2.2. Định hướng cụ thể đối với hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất của chi nhánh 56
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất 56
3.2.1. Nhóm giải pháp đầu tư để tăng cường huy động vốn 56
3.2.2. Nhóm giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho vay hộ sản xuất 58
3.2.2.1. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực 58
3.2.2.2. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động cho vay hộ sản xuất 59
3.2.2.3. Nhóm giải pháp nhằm giảm mức độ rủi ro của hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của ngân hàng 63
3.3. Những kiến nghị 68
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 68
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 69
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 70
3.3.4. Kiến nghị với NHNo & PTNT tỉnh Nam Định 71
3.3.5. Kiến nghị với NHNo&PTNT Huyện Vụ Bản 72
KẾT LUẬN 74
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vụ Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vực khác thì có tính chất phức tạp hơn, quy mô lớn hơn thì ngân hàng mới đi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cụ thể như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn…
Tuy nhiên trên thực tế ngân hàng chỉ chú trọng đến khâu thẩm định tài chính của dự án mà ít chú trọng đến các nội dung khác. Lí do được ngân hàng đưa ra là vì nhân sự không đủ, cũng như việc thẩm định dự án đầu tư là hết sức phức tạp và rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì thế các nhân viên thẩm định không đủ hiểu biết để thẩm định đầy đủ các nội dung. Ngoài ra còn một lí do khác nữa được ngân hàng đưa ra đó là việc thẩm định các dự án tại ngân hàng được tiến hành sau khi dự án đã qua thẩm định của sở Kế hoạch Đầu tư. Vì thế, các nội dung về môi trường và khía cạnh kinh tế xã hội đã được sở thẩm định và xem xét. Do đó ngân hàng chỉ dựa vào các giấy tờ xác nhận được sở Kế hoạch Đầu tư phê duyệt do chủ đầu tư trình.
Bước 3: Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay
Ở NHNo huyện Vụ Bản thì hình thức đảm bảo phổ biến nhất là đảm bảo bằng bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất). Khi thẩm định phương thức đảm bảo này cán bộ thẩm định đã phân tích nguồn gốc tài sản, tính pháp lí của các giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng trích lục bản đồ, các vấn đề liên quan đến quy hoạch, hình thức chuyển nhượng và khả năng chuyển nhượng.Định giá theo khung giá của nhà nước, theo giá cả trên thị trường.
Sau khi cán bộ thẩm định hoàn thành ba bước thẩm định trên, kết quả sẽ được trình lên cơ quan cấp trên và Giám đốc ngân hàng, trưởng phòng tín dụng… tuỳ theo phân cấp xét và ra quyết định cho vay. Sau khi quyết định cho khách hàng vay vốn, ngân hàng chuyển sang các bước tiếp theo là giải ngân và thu hồi nợ.
Để dễ dàng hơn cho công tác thu hồi nợ, để giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng, ngân hàng đã liên tục có những biện pháp hỗ trợ cho các hộ sản xuất sử dụng đồng vốn hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
2.2.2.2. Hỗ trợ hộ sản xuất sử dụng hiệu quả đồng vốn vay
Với đặc trưng là một ngân hàng đặt trên địa bản nông thôn, do đó khách hàng chủ yếu là các hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và các hộ kinh doanh nhỏ, trình độ còn nhiều hạn chế. Do đó ngoài đầu tư vào việc giám sát các khoản vay NHNo huyện còn hỗ trở để các khách hàng này sử dụng vốn đúng mục địch và có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn.
Kết hợp với các ngành chức năng như phòng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn, trung tâm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y, mở các lớp huấn luyện vè kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh để người dân có kĩ năng sản xuất từ đó sử dụng vốn vay hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó cùng với sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước thì vốn tín dụng đã góp phần vào tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn: Như hệ thống giao thông thôn xóm được củng cố và nâng cấp, hệ thống kênh mương nội đồng được hình thành và phát huy tác dụng; Từ chỗ chỉ có 10/18 xã Thị trấn có điện lưới Quốc gia ( năm 1995) nay đã có 18/18 xã thị trấn có điện. Nhìn chung bộ mặt nông thôn mới có nhiều khởi sắc. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn.
Sau gần 9 năm thực hiện quyết định 67 của thủ tướng chính phủ dưới sự chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp tỉnh Nam Định, được sự ủng hộ của đảng và chính quyền địa phương, ngân hàng nông nghiệp huyện Vụ Bản đã phối hợp chặt chẽ với hội nông dân huyện tổ chức thực hiện tốt nghị quyết liên tịch 2308 giữa NHNo&PTNT Việt Nam với TW hội nông dân Việt Nam bằng việc thành lập và duy trì hoạt động của mạng lưới tổ vay vốn - tiết kiệm(TVV – TK) trên 100% số thôn xóm trên địa bàn huyện để chuyền tải vốn tới tay hộ nông dân thực hiện các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời tổ vay vốn cùng là chiếc cầu nối để ngân hàng hướng dẫn, theo dõi việc sử dụng đồng vốn của các hộ sản xuất để từ đó có các phương án hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời.
Hàng tháng các xã tổ chức giao ban tổ trưởng tổ vay vốn tại UBND xã do trưởng phòng đại diện tổ vay vốn tổ chức triển khai phân tích tình hình huy động vốn, tín dụng, thu nợ, thu lãi theo lịch và đôn đốc nợ quá hạn kịp thời, rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ tháng trước, triển khai nhiệm vụ tháng tiếp theo. Bình quân giao ban tổ trưởng tổ vay vốn trong một thàng là: 16/18 xã, tỉ lệ 89%
Hàng quý ban chỉ đạo vay vốn NHNo họp sơ kết đánh giá kết quả hoạt động và đề ra phương hướng nhiệm vụ nhưng tháng tiếp theo trên cơ sở kế hoạch của NHNo giao, chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện và tình hình thực tế của địa phương. Tính đến hết năm 2008 NHNo huyện đã phối hợp cùng họi nông dân huyện tổ chức sơ kết theo 3 cụm: cụm 5 xã trung tâm, cụm 5 xã khu vực Thành Lợi, cụm 9 xã khu vực Dần. qua sơ kết đã kịp thời biểu dương những nhân tố tiên tiến, đề nghị cấp trên khen thưởng những cá nhân tập thể có đóng góp và thành tích vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn..
2.3. Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua
2.3.1. Những kết quả cụ thể
2.3.1.1. Kết quả trong hoạt động huy động vốn
Mặc dù trên địa bàn huyện có kho bạc Nhà nước huyện, bưu điện huyện và một quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng chính sách xã hội huyện huy động vốn với lãi suất cao hơn nhưng với chính sách đầu tư đúng đắn, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện vẫn tăng trưởng thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.1 : Nguồn vốn huy động và cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn huy động
156.907
100
187.000
100
250.000
100
1. Tiền gửi không kỳ hạn
42.385
27
50.490
27
62.500
25
2. Tiền gửi có kỳ hạn
114.522
73
136.510
73
187.500
75
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2005,2006,2007)
Qua bảng trên cho ta thấy nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện tăng mạnh. Cả về số tuỵêt đối và số tương đối qua các năm trong đó loại tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn.
Nguồn gửi không kỳ hạn năm 2005 chiếm 27% tổng nguồn vốn. Năm 2006 chiếm 27% số tuyệt đối năm 2006 tăng 8.105 triệu đồng so với năm 2005. Đến 31/12/2007 chiếm 25% trong tổng nguồn vốn và có số tuyệt đối tăng so với 31/12/2006 là 12.010 triệu đồng. Đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào rẻ song tính ổn định thấp.
Tiền gửi có kỳ hạn được mở dưới nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau, tạo thuận lợi cho người gửi tiền và thực hiện kế hoạch cân đối ở cơ cấu nguồn vốn trong từng thời kỳ. Năm 2005 nguồn tiền gửi có kỳ hạn đạt 114.522 triệu đồng chiếm 73% trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 đạt 187.500 triệu đồng đạt 75% trong tổng nguồn về số tuyệt đối tăng 21.988 triệu đồng tăng so với năm 2005. Đến hết quý 4 năm 2007 nguồn vốn có kỳ hạn đã tăng lên đến 187.500 triệu đồng tăng 50.990 triệu đồng tương đương với 37%. Nguồn vốn này có ưu điểm là khá ổn định và tạo điều kiện để tăng cho vay trung hạn, nhưng có bất lợi là lãi suất phải trả cao làm tăng chi phí đầu vào từ đó giảm kết quả kinh doanh.
Nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỉ trọng cao hơn so với nguồn vốn ngắn hạn. năm 2008 nguồn vốn trung và dài hạn huy động được đạt 126.875 tỉ đồng chiếm 54.4% trong đó nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 45.6% trong tổng nguồn vốn huy động được của cả năm. Nó cho thấy khả năng cho vay của ngân hàng tốt và bền vững.
Ngoài việc huy động nguồn vốn tại địa phương NHNo&PTNT Vụ Bản còn sử dụng các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các Ngân hàng, các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới nhằm tận dụng các ưu thế của các nguồn vốn này như: Phí sử dụng vốn thấp, thời hạn cho vay dài thường là vốn trung và dài hạn, từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn cho vay hộ sản xuất, và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn.
Nguồn vốn huy động ngân hàng huyện Vụ Bản tăng mạnh thể hiện nguồn ổn định, và đã được NHNo huyện Vụ Bản đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, phù hợp với định hướng phát triển của huyện, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho người dân xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chân chính ngay trên quê hương của họ. Ngân hàng đã quản lý tốt không bị thất thoát vốn và tuân thủ nghiêm túc các giới hạn trong đảm bảo an toàn vốn, và thực hiện đầy đủ các quy định về cho vay của các dự án uỷ thác đầu tư.
2.3.1.2. Những thành tựu trong hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất của ngân hàng
a, Tổng số hộ sản xuất được vay vốn ngân hàng và suất đầu tư trên hộ sản xuất tăng
Số hộ được vay vốn của ngân hàng không ngừng gia tăng được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tỉ lệ hộ sản xuất được vay vốn của ngân hàng
Đơn vị: hộ
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng số hộ sản xuất trên toàn huyện
33.495
33.647
33790
Số hộ được vay vốn
7503
8782
7937
Tỉ lệ hộ vay vốn (%)
22.4
26.1
23.5
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006,2007,2008)
Nhìn vào bảng trên ta thấy số hộ được vay vốn của năm 2007 so với năm 2006 tăng cả về số tuyệt đối và sô tương đối. Số hộ được vay vốn tăng từ 7503 hộ năm 2006 và vào năm 2007 là 8782 hộ tăng 1279 hộ bằng 14.6%. Điều này cho thầy đồng vốn của ngân hàng ngày càng đến tay được đông đảo người dân. Nó không chỉ đem lại không chỉ là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp người lao động xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, góp phần làm ổn định an ninh trật tự ở địa phương.
Đến năm 2008 số hộ vay vốn lại giảm từ 8782 hộ năm 2007 xuống còn 7937 hộ giảm 845 hộ tức 9.6%. Sự giảm sút này có nguyên nhân chính là do những biến động kinh tế của năm 2008. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, năm 2008 hệ thống ngân hàng gặp liên tục nhiều khó khăn, tình trạng lạm phát căng thẳng diễn ra, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, lãi suất huy động vốn biến động hàng ngày liên tục tăng cao nhằm đảm bảo mức lãi suất thực dương, dẫn đến tình trạng lãi suất cho vay cũng buộc phải tăng theo, chỉ số gia tiêu dùng CPI biến động theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ. Trước tình hình lạm phát tăng cao, NHNN chỉ đạo thắt chặt tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, bằng biện pháp tăng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tỉ lệ thanh toán. Ngay lập tức các ngân hàng bước vào cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động, có thời điểm lãi suất huy động vốn tăng 188% so với đầu năm 2008. do lãi suất huy động cao buộc ngân hàng phải tăng lãi suất đầu ra cho nên trong thời gian qua nhiều hộ sản xuất không có khả năng tiếp cân được với vốn vay, nhiếu hộ đã vay phải giảm dư nợ và giảm quy mô sản xuất kinh doanh, anh hưởng nhiều nhất tại các địa phương là các hộ chăn nuôi, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, một số làng nghề ảnh hưởng do giá các nguyên vật liệu đầu vào cao hơn đầu ra ví dụ như: hàng tre nứa làm hàng mây tre đan xuất khẩu tăng từ 800 nghìn/tấn lên 1.2-1.3 triệu đồng/tấn, trong khi đó giá xuất khẩu chưa thể điều chỉnh dẫn đến tình trạnh nếu tiếp tục sản xuất thì sẽ lỗ vốn. ngành rèn cơ khí cũng bị ảnh hưởng lớn giá sắt nguyên liệu tăng từ 8 triệu đồng/tấn lên 14-16 triệu đồng/tấn, sau đó đến giữa qúy IV thì biến động giảm mạnh chỉ còn từ 9-10 triệu đồng/tấn nhwng lại đúng vào thời điểm các chủ lò rèn dự trữ nguyên liệu chuẩn bị cho mùa vụ cuối năm, nên đến nay các chủ lò rền đang lỗ nặng…
Trước tình hình việc làm ăn của các hộ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn số hộ vay vốn của ngân hàng trong năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên vẫn tăng so với năm 2006 là 434 hộ được vay vốn.
Bên cạnh tỉ lệ các hộ được vay vốn tăng lên, suất đầu tư trên một hộ cũng tăng lên qua các năm chứng tỏ rằng các món vay của hộ sản xuất tại ngân hàng đã bớt manh mún, quy mô sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất đã được mở rộng. Tuy năm 2008 gặp phải những khó khăn như đã nêu ở trên song suất đầu tư của năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007.
b, Dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng ổn định qua các năm
Dư nợ hộ sản xuất qua các năm 2005, 2006, 2007 đều có mức tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên tỉ trọng dư nợ hộ sản xuất trong tổng dư nợ của ngân hàng đang có xu hướng giảm.
Bảng 2.3: Quy mô và tỉ trọng dư nợ hộ sản xuất
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ
71.252
100
89.087
100
110.907
100
Dư nợ HSX
69.175
97
83.293
93.5
99.807
90
Dư nợ doanh nghiệp
2.077
03
5.794
6.5
11.100
10
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Vụ Bản các năm 2005, 2006, 2007)
Qua số liệu trên cho thấy tổng dư nợ hộ sản xuất trong 3 năm 2005 tổng dư nợ hộ sản xuất là 69.175 triệu đồng, năm 2006 tăng so với 2005 là: 14.118 triệu đồng bằng 20,4%. Năm 2007 tăng so với 2006 là: 16.514 triệu đồng = 19,8%. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất trên tổng dư nợ có xu hướng giảm qua các năm ( Năm 2005: 97%, năm 2006: 93,5%, năm 2007: 90%), mặc dù số tuyệt đối và số tương đối đều tăng. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay doanh nghiệp qua các năm đều tăng và tốc độ tăng mạnh hơn tốc độ tăng dư nợ hộ sản xuất. Điều nay cho thấy đối tượng khách hàng của ngân hàng đã được mở rộng hơn sang các doanh nghiệp. Đây chính là đối tượng khách hàng quan trọng mà ngân hàng đang cần khai thác. Vì đây thường là những khách hàng vay với quy mô lớn và vay thường xuyên. Do đó giúp ngân hàng có được những cơ hội đầu tư lớn đem lại lợi nhuận cao.
Mặc dù dư nợ của các doanh nghiệp đang co xu hướng tăng dần tuy nhiên nó vẫn chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong tổng dư nợ của toàn ngân hàng. Dư nợ hộ sản xuất của ngân hàng vẫn thường xuyên chiềm trên 90% tổng dư nợ của ngân hàng. Do đó hộ sản xuất vẫn đòng vai trò là khách hàng quan trọng đem lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng.
2.3.1.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng giảm qua các năm
a, Tình hình nợ quá hạn và thu nợ quá hạn đã được cải thiện một cách đáng kể
Trong ba năm 2005- 2007 doanh số chuyển nợ quá hạn có xu hướng tăng, song công tác thu nợ quá hạn của ngân hàng lại được thực hiện rất tốt. tốc độ tăng của doanh số thu nợ quá hạn của từng năm luôn lớn hơn tốc độ tăng của doanh số chuyển nợ quá hạn.
Bảng 2.4 : Tổng hợp doanh số chuyển nợ, thu nợ quá hạn
ĐV: Triệu đồng
TT
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
1
Doanh số chuyển nợ quá hạn
16.853
100
18.428
100
27.015
100
2
Doanh số thu nợ quá hạn
17.055,1
100
18.454,6
100
27.042,8
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của NHNo Vụ Bản)
Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số chuyển nợ quá hạn năm 2005 là 16.853 triệu đồng, doanh số thu nợ quá hạn 17.055,1 triệu, năm 2006 tổng doanh số chuyển nợ quá hạn là 18.428 triệu đồng, tăng 1575 triệu (8.5%) so với năm 2005. Doanh số thu nợ 18,454,6 triệu đồng tăng 1399.2 triệu đồng (7.6%) so với năm 2005 và năm 2007 tổng doanh số chuyển nợ quá hạn là 27.015 triệu đồng, tăng 8587 triệu đồng (31.8%) so với năm 2006, doanh số thu nợ 27.042,8 triệu đồng tăng 31.75% so với năm 2006. Đây là doanh số chuyển nợ quá hạn khá cao.
Nguyên nhân chuyển nợ quá hạn cao như trên một phần do các nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng do chưa bán được nông sản, một phần do ảnh hưởng từ dịch cúm gia cầm nên trong một thời gian nhất định không tiêu thụ được nên việc và do việc ngân hàng không cơ cấu lại thời hạn cho khách hàng nên việc trả lãi, gốc theo thoả thuận chậm nên ngân hàng chuyển nợ quá hạn do chậm trả lãi, gốc theo quy định.
Tuy doanh số chuyển nợ quá hạn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm song doanh số thu nợ quá hạn của ngân hàng cũng tăng và tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ chuyển nợ quá hạn. Do đó dư nợ quá hạn cũng ở mức thấp và đang có xu hướng giảm. Năm 2005 doanh số nợ quá hạn HSX là 68 triệu đồng chỉ chiếm 0.1% so với tổng dư nợ hộ sản xuất, đến năm 2006 doanh số nợ quá hạn HSX giảm gần một nửa so với năm 2005 chỉ còn là 36.4 triệu đồng chiếm 0.05% tổng dư nợ HSX, và đến năm 2007 thì con số này chỉ còn là 8.6 triệu đồng chiếm 0.01% tổng dư nợ của HSX.
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất
Đơnvị :Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ HSX
69.175
100
70.635
100
99.807
100
Dư nợ quá hạn HSX
68
0.1
36.4
0.05
8.6
0.01
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo Vụ bản)
Tình hình nợ quá hạn và dư nợ được thể hiện ở biểu đồ như sau:
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất
Và những món nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu là nợ quá hạn dưới 91 ngày. Qua đó cho thấy nợ quá hạn với thời gian dài chiếm tỉ trọng nhỏ trong nợ quá hạn và có khả năng thu hồi.
Bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời gian
Đơn vị : triệu đồng,%
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ qua hạn HSX
68
100
36,4
100
8,6
100
Từ 1 đến 90 ngày
48
70
26,4
75
8,5
100
Từ 91 ngày đến 180 ngày
20
30
17
25
0,1
0
Từ 181 ngày đến 360 ngày
0
0
0
0
0
0
Từ 361 ngày trở lên
0
0
0
0
0
0
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Vụ Bản các năm 2005, 2006, 2007)
Nợ quá hạn chủ yếu là nợ quá hạn dưới 91 ngày bao gồm cả nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung dài hạn, và các ngành, các hình thức truyền tải vốn. Nguyên nhân chủ yếu là những tháng cuối năm thời tiết không thuận lợi nên sản phẩm từ chăn nuôi thu hoạch chậm nên chưa có nguồn thu để trả nợ một phần do bán sản phẩm chưa thu được tiền nên chậm trả nợ một phần do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm.
Biểu đồ 2.2 : Thể hiện nợ qúa hạn phân theo thời gian
Khoản nợ quá hạn trên 90 ngày năm 2005 là 20 triệu và năm 2006 là 17 triệu do người vay làm ăn thua lỗ nên đã bỏ trốn khỏi địa phương, năm 2007 chỉ có 0,1 triệu số này đã thu được ngay trong quí I năm 2008. Các khoản quá hạn của năm 2005 và 2006 sang năm 2007 đã được xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng rủi ro số nợ quá hạn 8,6 triệu năm 2007 mới phát sinh. Và số nợ rủi ro này tiếp tục được theo dõi và thu nợ cho đến khi thu hết nợ.
Qua số liệu trên cho thấy dư nợ quá hạn của NHNo Vụ Bản là rất thấp. Với doanh số cho vay lớn và dư nợ cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn thấp và các món nợ quá hạn không bị rơi vào tình trạng khó đòi . Qua kiểm tra của các đoàn kiểm tra chuyên đề của NHNo&PTNT Tỉnh Nam Định, đoàn thanh tra của NHNN tỉnh Nam Định đều kết luận qua các năm dư nợ quá hạn đều do nguyên nhân từ phía khách hàng, không có sự sai phạm, vi phạm quy trình tín dụng của cán bộ tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đều ở dưới mức quy định của ngành(< 1%). Đi đôi với việc mở rộng tín dụng thì NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng. Trước hết phải nói là ban lãnh đạo đã có mục tiêu, định hướng rõ ràng, đề ra những biện pháp phù hợp, triển khai đầy đủ các văn bản quy chế của Nhà nước, ngành, có vận dụng vào thực tiễn ngân hàng cơ sở, tăng cường kiểm tra, mặt khác do thực hiện quy chế khoán phù hợp, nên mọi cán bộ tín dụng đều quan tâm, lo lắng và thực sự có trách nhiệm với số vốn mà họ cho vay ra, thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay kể từ khi nhận được giấy đề nghị vay vốn đến điều tra, thẩm định, thiết lập hồ sơ, giải ngân, theo dõi, kiểm tra, xử lý vốn vay, thu lãi, thu hết nợ. Nhờ vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản thường xuyên thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
b, Vòng quay vốn tín dụng và tỉ lệ thu lãi hộ sản xuất tăng ổn định qua các năm
- Vòng quay vốn tin dụng
Vòng quay vốn tín dụng
hộ sản xuất
=
Doanh số thu nợ hộ sản xuất trong kỳ
Dư nợ bình quân hộ sản xuất trong kỳ
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh doanh bình thường, vòng quay vốn tín dụng lớn chứng tỏ Ngân hàng đã cho vay được nhiều hơn từ số vốn hiện có của mình. Nó cũng phản ánh mức độ rủi ro về lãi xuất của ngân hàng thấp.
Bảng 2.7 : Vòng quay vốn tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng, vòng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh số thu nợ
81.777
111.060
193.909
Dư nợ bình quân
68.147
85.788
95.702
Vòng quay vốn tín dụng ( a/b)
1,2
1,3
2,03
(Nguồn số liệu : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Vụ bản qua các năm)
Vòng quay vốn tín dụng năm 2006 cao hơn năm 2005 là 0,1 vòng, năm 2007 cao hơn năm 2006 là 0,73 vòng cho thấy vòng quay vốn tín dụng khá cao nguyên nhân do NHNo Vụ bản đầu tư ngắn hạn lớn (chiếm trên 60%trêny7 tổng dư nợ) vốn vay trung hạn thấp chỉ chiếm trên 30% nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn. Nuôi đại gia súc, mua máy móc phương tiện sản xuất, mặt khác do tăng cưòng cho vay đối với các hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại, chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm với việc thực hiên cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng nên vòng quay tín dụng qua các năm tăng. Vòng quay vốn tín dụng năm sau tăng hơn năm trước chứng tỏ ngân hàng đã cho vay được nhiều hơn số vốn của mình và nó cũng phản ánh mức độ rủi ro về lãi suất của ngân hàng nông nghiệp huyện Vụ Bản ngày càng thấp dần qua các năm
Tỷ lệ thu lãi :
Tỷ lệ thu lãi hộ sản xuất
=
Tổng số lãi thu được từ hộ sản xuất
* 100%
Tổng số lãi phải thu từ hộ sản xuất
Tỷ lệ này càng cao phản ánh kết quả kinh doanh của Ngân hàng là tương đối tốt chất lượng tín dụng đảm bảo. vì khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc trả lãi mới đầy đủ đùng thời gian đã thoả thuận.
Số lãi phải thu năm 2005 = Dư nợ bình quân năm * lãi suất cho vay bình quân
68.147.000.000đ * 1.03 % *12 tháng = 8.423.000.000đ
Số lãi phải thu : 8.423.000.000đ
8.086.000.000đ
Tỷ lệ thu lãi = = 98,1%
8.243.000.000đ
Số lãi phải thu năm 2006 = Dư nợ bình quân năm * lãi xuất cho vay bình quân
85.788.000.000đ * 1.065 % *12 tháng = 10.964.000.000đ
Số lãi phải thu : 10.964.000.000đ
10.810.000.000đ
Tỷ lệ thu lãi = = 98,6%
10.964..000.000đ
Số lãi phải thu năm 2007 = Dư nợ bình quân năm * lãi xuất cho vay bình quân
95.702.000.000đ * 1,15% % *12 tháng = 13.206.000.000đ
Số lãi phải thu : 13.206.000.000đ
13.060.000.000đ
Tỷ lệ thu lãi = = 98,9%
13.206.000.000đ
Qua tỷ lệ thu lãi trên đây cho thấy khách hàng vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả, trả lãi tiền vay tốt, cho thấy chất lượng tín dụng của NHNo Vụ bản ổn định và được nâng cao. Với số lãi thu được này nó đóng góp cơ bản vào tổng thu của Ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán lãi tiền gửi cho khách hàng, đủ lương và các quyền lợi cho người lao động, nộp đầy đủ các nghĩa vụ với Ngân hàng cấp trên và nhà nước.
2.3.2. Những kết qua chung
2.3.2.1. Về phía Ngân hàng
Với thành tựu cụ thể trong lĩnh vực đầu tư cho vay hộ sản xuất như đã trình bày ở trên đã góp phần làm ngân hàng nông nghiệp huyện Vụ Bản ngày một phát triển theo đà tích cực, khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường tài chính đang có rất nhiều khó khăn
- Kinh doanh dịch vụ ngày càng mở rộng, nguồn vốn, tín dụng tăng trưởng, tỷ lệ thu dịch vụ chiếm trong tổng doanh thu ngày càng tăng.
- Từ chỗ kinh doanh có lãi nên Ngân hàng đã có điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ trở lại cho kinh doanh.
- Do trải qua những năm tháng vượt khó trong kinh doanh, trình độ cán bộ ngân hàng Vụ Bản đã được nâng nên đáng kể ( cả về lý luận và thực tiễn).
- NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đến nay đã có một thị trường tín dụng ở nông thôn rộng lớn có thể nói là lành mạnh và khá ổn định với 4,9 ngàn hộ nông dân.
- Uy tín của NHNo&PTNT Vụ Bản đối với nhân dân Vụ Bản và các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong huyện nói chung và khách hàng có quan hệ với ngân hàng nói riêng được đề cao và trân trọng…
Từ những mặt được trên NHNo&PTNT Vụ Bản đã góp phần nhỏ bé của mình vào thắng lợi chung của toàn hệ thống.
2.3.2.2. Về phía khách hàng
Xuất phát từ vai trò đòn bẩy của tín dụng đối với nền kinh tế nên trong những năm qua với khối lượng tín dụng mà NHNo&PTNT Vụ Bản đã cung ứng cho khách hàng ( hộ sản xuất) trong huyện đã có tác dụng lớn lao đối với việc kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Từ đây đã giải quyết khá nhiều vấn đề như: Nhờ có vốn tín dụng, nông dân đã đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, mở mang ngành nghề, tăng được năng suất cây trồng, vật nuôi…
- Giá trị tổng sản lượng lương thực hàng năm đều tăng năm 2007 đạt 810.000 triệu đồng.
- Đàn gia súc tăng hơn 600 con. Tạo điều kiện để sản xuất hàng hoá giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, một bộ phận không nhỏ bước đầu có tích luỹ do có lợi nhuận từ việc sử dụng vốn tín dụng mang lại:
- Hộ nghèo giảm từ 20% năm 1996 xuống còn 12% năm 1999. 10,4% năm 2007 theo tiêu chí mới.
- Trình độ thâm canh, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất của nông dân cũng được nâng lên rõ rệt…
- Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước, kinh tế Vụ Bản cũng đã có nhưng bước phát triển rõ rệt. Người nông dân đã quen với nền kinh tế thị trường, sản xuất ra những mặt hàng nông nghiệp bán chạy trên thị trường. Cung cấp nguồn thực phẩm như rau, thit…cho thành phố Nam Định. Vì thế đời sống của nông d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21593.doc