Chuyên đề Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ương 1. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Danh mục bảng

Danh mục hình vẽ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 2

1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty 2

1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty dược phẩm trung ương 1 (CTDPTW1) 2

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 3

1.1.3. Chức năng các phòng ban trong Công ty 4

1.1.4. Các sản phẩm và nhiệm vụ của Công ty 5

1.1.5. Giới thiệu về mạng lưới phân phối và khách hàng của Công ty 7

1.1.6. Tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian qua 9

1.2. Khái quát về khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian qua 10

1.2.1. Đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm 10

1.2.2. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường dược phẩm 13

1.2.3. Tính tất yếu phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của CTDPTW1 14

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. 17

1.3. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty 24

1.3.1. Vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty 24

1.3.2. Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty 26

1.4. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian qua 44

1.4.1. Kết quả đã đạt được 44

1.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 59

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 63

2.1. Định hướng phát triển của Công ty 63

2.1.1. Dự báo thị trường trong thời gian tới 63

2.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới 65

2.2. Phân tích mô hình SWOT 67

2.2.1. Điểm mạnh 67

2.2.2. Điểm yếu 69

2.2.3. Cơ hội 69

2.2.4. Thách thức 71

2.3. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của CTDPTW1 72

2.3.1. Giải pháp về huy động và sử dụng vốn 72

2.3.2. Giải pháp nghiên cứu và phát triển thị trường 75

2.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 81

2.3.4. Giải pháp về quản lí 82

2.4. Một số kiến nghị 83

2.4.1. Kiến nghị với nhà nước 83

2.4.2. Kiến nghị với Công ty 83

KẾT LUẬN 85

Tài liệu tham khảo

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2753 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ương 1. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bồi dưỡng ca 3, độc hại, bồi dưỡng đào tạo, bồi dưỡng sức khoẻ...cho người lao động theo quy định. 100% người lao động được giải quyết các chế độ nghỉ bù, nghỉ phép, nghỉ việc riêng có lương theo yêu cầu; giải quyết chế độ bảo hiểm ốm đau, thai sản là 22 lần/ 20 người lao động. Giải quyết một số trường hợp tai nạn giao thông theo chế độ bảo hiểm tai nạn 24/24. Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân và quyết toán với các cơ quan bảo hiểm. Ngoài ra Công ty còn chi gần chục tỷ đồng từ quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng để hỗ trợ cải thiện đời sống trong các dịp lễ tết, nghỉ mát, du lịch, hỗ trợ khó khăn như bão lụt...Thu nhập bình quân năm 2007 tăng 9% so với năm 2006 và năm 2008 tăng trên 10% so với năm 2007. Và theo kế hoạch của Công ty trong năm 2009 cũng sẽ tăng quỹ lương lên 29.200 triệu đồng. Bên cạnh việc tăng lương cho người lao động thì Công ty dược phẩm trung ương 1 cũng luôn chú ý đến việc khen thưởng cho người lao động để khuyến khích hơn nữa tinh thần làm việc của họ. Hàng năm, Công ty cũng đã xét thưởng hàng quý, 6 tháng, cả năm và chi từ quỹ khen thưởng năm trong quỹ lương để thưởng cho người lao động theo quy trình đánh giá hiệu quả công việc. Đề xuất thưởng cho ban điều hành (Ban giám đốc) và cán bộ quản lí từ quỹ khen thưởng theo đúng quy định về quản lí tài chính. Năm 2008, Công ty đã thưởng sáng kiến cho cá nhân và tập thể với tổng kinh phí 19 triệu đồng, thưởng cho các phong trào thi đua khác (do đảng bộ, công đoàn phát động) với tổng kinh phí hàng trăm triệu đồng: đã có 13 cán bộ nhân viên được tặng kỉ niệm chương “vì sức khoẻ nhân dân”. Đi cùng với khen thưởng thì cũng có kỉ luật với những người có sự vi phạm: đã kỷ luật cảnh cáo và thi hành xoá tên trong danh sách đảng viên 1 trường hợp, xử lí hạ thi đua, cắt thưởng 7 trường hợp. 1.3.2.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing và quảng cáo Công tác đầu tư cho hoạt động Marketing và quảng cáo cũng là một phần quan trọng trong chiến lược đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Là doanh nghiệp nhà nước nên Công ty dược phẩm trung ương 1 có thể trước kia chưa quan tâm lắm đến việc đầu tư nâng cao hoạt động marketing và quảng cáo. Nhưng với sự gia nhập của ngày càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm như hiện nay thì hơn lúc nào hết những hoạt động này lại cần phải được Công ty dược phẩm trung ương 1 chú trọng. Bởi có làm tốt công tác này thì hình ảnh của Công ty mới không bị lu mờ trên thị trường so với các đối thủ, mới tạo cơ hội cho sự vững chắc và phát triển trong hoạt động kinh doanh. Và hoạt động đầu tư này cũng đã được công ty rất quan tâm trong thời gian qua. Do phòng Marketing của Công ty dược phẩm trung ương 1 trước kia thuộc cùng bộ phận với phòng kinh doanh và mới được thành lập riêng vào cuối năm 2006, nên các số liệu thống kê về chi phí Marketing và quảng cáo của công ty chỉ có được từ năm 2007 đến 2008. Bảng 1.11: Chi phí Marketing, quảng cáo Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 2008 Chi phí marketing, quảng cáo 214,042 163,812 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -23,46 Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư (%) 0,25 0,36 Nguồn: phòng marketing Công ty dược phẩm trung ương 1 Chi phí cho hoạt động marketing và quảng cáo của Công ty cũng có xu hướng giảm. Năm 2008, chi phí này giảm 23,46% so với năm 2007. Do trong năm 2007 công ty có nhiều hoạt động bảo hộ thương hiệu hơn năm 2008. Cụ thể là bảo hộ thương hiệu CPC1, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá với 17 sản phẩm và 1 hộp thuốc, và chi phí cho hoạt động này cũng khá lớn trong tổng chi phí cho marketing và quảng cáo. Chi phí cho hoạt động marketing và quảng cáo giảm đi như vậy nhưng không thể nói được rằng Công ty dược phẩm trung ương 1 không quan tâm đến việc nâng cao hơn nữa chất lượng đầu tư cho công tác marketing, quảng cáo, tỷ trọng vốn đầu tư cho marketing và quảng cáo của Công ty trong tổng vốn đầu tư của công ty vẫn tăng so với năm 2007. Chi phí cụ thể cho hoạt động marketing, quảng cáo của công ty như sau: Bảng 1.12: Thống kê chi phí marketing, quảng cáo năm 2007 Đơn vị: đồng TT Nội dung Thời gian Số tiền đồng Ghi chú 1 Làm 01 biển Mica Lớn + 01 biển nhỏ Tháng 8/2007 5,390,000 CP Quảng cáo 2 Tài trợ Hội nghị Khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ 2 Tháng 8/2007 6,000,000 CP Quảng cáo 3 Làm mũ lưỡi trai Tháng 8/2007 7,000,000 CP Quảng cáo 4 Tài trợ Hội nghị Khoa học lần thứ 20 của bệnh viện quân y 110 Tháng 8/2007 2,000,000 CP Quảng cáo 5 Làm huy hiệu Tháng 8/2007 5,885,000 6 In Name card Tháng 9/2007 4,950,000 7 In Tờ rơi sản phẩm của 8 sản phẩm và Produclist 2007 đợt 1 Tháng 8/2007 28,391,000 CP Quảng cáo 8 Hội thao khoa học sáng tạo tuổi trẻ của Bệnh viện Thanh Nhàn Tháng 3/2007 3,000,000 CP Quảng cáo 9 Tài trợ Hội nghị khoa học ở BV Tỉnh Lạng Sơn 5,000,000 CP Quảng cáo 10 Bupivacain - BV Đa khoa tỉnh Cao Bằng 1,500,000 CP Quảng cáo 11 Tham gia triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 14 Tháng 5/2007 7,000,000 CP Quảng cáo 12 In sổ công tác Tháng 11/2007 15,700,000 CP Quảng cáo 13 In bạt 2007 Tháng 11/2007 1,050,000 CP Quảng cáo 14 Quà tămg khuyến mại bán hàng Opetripsin Tháng 4/2007 4,130,000 CP Quảng cáo 15 Bupivacain - BV Trí Đức Tháng 7/2007 200,000 CP Quảng cáo 16 Tham gia Hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - WTO 2008 Tháng 11/2007 8,055,000 CP Quảng cáo  17 In tờ rơi của 6 sản phẩm Tháng 11/2007 7,491,000 CP Quảng cáo  18 Bảo hộ thương hiệu CPC1 Tháng 4/2007 64,800,000  19 Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá - 10 SP Tháng 7/2007 20,000,000  20 Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá - 3 SP Tháng 6/2007 6,000,000  21 Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá - 4 SP Tháng 7/2007 8,000,000  22 Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá - 1 hộp thuốc Tháng 8/2007 2,500,000 Tổng 214,042,000 Nguồn: phòng Marketing Công ty dược phẩm trung ương 1 Bảng 1.13: Thống kê chi phí marketing, quảng cáo năm 2008 Đơn vị: đồng TT Nội dung Thời gian Số tiền đồng  1 Thiết kế quảng cáo báo Gia đình & Xã hội Tết 2008 Tháng 1/2008 3,850,000  2 Quảng cáo trên báo Gia đình & Xã hội Tết 2008 Tháng 1/2008 20,000,000  3 Tặng BV đa khoa tỉnh Bắc Giang 600 hộp Zento B CPC1 Tháng 2/2008 7,260,000  4 Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần 15 Tháng 2/2008 8,000,000  5 In Băng rôn phục vụ buổi diễu hành phát động Tháng hành động vì CL VSATTP Tháng 4/2008 731,500  6 Quảng cáo trên Cẩm nang Y tế quý 4/2008 Tháng 7/2008 27,500,000  7 Làm áo mưa -1000 cái (quà tặng) Tháng 7/2008 27,500,000  8 In bút dạ kim -100 chiếc (quà tặng) Tháng 7/2008 3,700,000  9 In bút bi - 3000 chiếc (quà tặng) Tháng 7/2008 7,020,000  10 1000 Tờ rơi Tarcefoksym 1,856,800  11 2000 tờ rơi tặng BV Đại học Y Hà Nội 3,520,000  12 3000 tờ rơi Glupain Tháng 10/2008 4,224,000  13 In 1000 túi giấy CPC1 Tháng 10/2008 8,690,000  14 Thiết kế và in 3000 tờ rơi Zentopicil Tháng 10/2008 5,500,000  15 In 3000 tờ rơi Ciprofloxacin Tháng 9/2008 3,630,000  16 In 3000 tờ rơi Zentoalpha Tháng 11/2008 3,795,000  17 Quảng cáo trên sách "Y tế Việt Nam thành tựu và triển vọng trong thời kỳ mới Tháng 11/2008 5,775,000  18 Thiết kế phong bì CPC1 550,000  19 Thiết kế bộ sản phẩm Stexal 1,100,000  20 Thiết kế bộ sản phẩm Zenliver 660,000  21 In túi giấy và túi nilon nhỏ 7,150,000  22 Bảo hộ nhãn hiệu Numatol… HĐ 1593 23/1/2008 5,000,000  23 Bảo hộ nhãn hiệu Nutrozinc ... HĐ 1799 28/7/2008 6,000,000  24 Sửa đổi văn bản bảo hộ HĐ 1879 21/10/2008 800,000 Tổng 163.812.300 Nguồn: phòng marketing Công ty dược phẩm trung ương 1 Năm 2008, với chiến lược quảng cáo phát triển thương hiệu CPC1: Công ty dược phẩm trung ương 1 đã tham gia 12 cuộc triển lãm, hội nghị, hội thảo, diễn đàn và diễu hành, chuẩn bị nội dung quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, ấn phẩm (phong bì, tờ rơi, túi sách, áo mưa...), truyền hình. Trong chiến lược Marketing sản phẩm của mình, Công ty cũng đã có những thành công đáng kể như: Tiến hành đăng kí sở hữu trí tuệ 18 sản phẩm trong đó có 12 sản phẩm đã được cấp số đăng kí, 6 sản phẩm đã đăng kí nhãn hiệu hàng hoá. Đây là một việc làm khá quan trọng để khẳng định vị trí và sự có mặt của những loại thuốc của công ty trên thị trường. Tiến hành đăng kí lưu hành 11 sản phẩm, trong đó có 3 mặt hàng đã được cấp số đăng kí, 5 mặt hàng đã nộp hồ sơ và 3 mặt hàng đang làm hồ sơ. Công ty cũng đã đàm phán thành công 12 sản phẩm nhượng quyền của Rotex Đức và Leer Pharma – Nhật và đang tiếp tục nghiên cứu 6 sản phẩm. Nghiên cứu triển khai 35 sản phẩm mới trong đó có 19 sản phẩm đã có số đăng kí, 7 sản phẩm đang đợi số đăng kí, 9 sản phẩm đang làm hồ sơ. Bên cạnh các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh, trong những năm qua Công ty còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty luôn sẵn sàng và nhiệt tình tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, thường niên đóng góp ủng hộ các quỹ. Bảng 1.14: Tình hình tham gia các hoạt động xã hội giai đoạn 2006-2008 Đơn vị: triệu đồng Nội dung Trị giá 1. Chất độc màu da cam 3 2. Tuổi trẻ sáng tạo ngành y 3 3. Vì trẻ thơ của phường 1,2 4. Khám chữa bệnh cho người nghèo 40 5. Trẻ em tàn tật 22,35 6. Xây bệnh viện trẻ em tàn tật 22 7. Từ thiện xã hội, đền ơn đáp nghĩa 9,795 8. Hội từ thiện quận Thanh Xuân 3 9. Xây nhà tình nghĩa 15 10. Hỗ trợ hàng tháng trẻ em khó khăn 0,9 11. Ủng hộ đồng bào bão lụt 66,481 12. Mua công trái xây dựng Thủ đô 23,7 13. Hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn 0,15/tháng/ 1em 14.Phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng 0,2/1 tháng Nguồn: Phòng marketing Công ty dược phẩm trung ương 1 Với những hoạt động xã hội này, Công ty đã đưa hình ảnh của mình đến gần hơn với công chúng, với người tiêu dùng. Các sản phẩm của Công ty cũng có cơ hội được đến trực tiếp với người dân hơn. Đây cũng là một hình thức quảng bá cho hình ảnh của Công ty trong chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. 1.3.2.5. Đầu tư khác Bên cạnh những nội dung đầu tư trên, Công ty dược phẩm trung ương 1 còn tiến hành một số hoạt động đầu tư khác. Đó là việc đầu tư vào hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, góp vốn liên doanh liên kết... Do ngành nghề của công ty là kinh doanh dược phẩm, lại là một doanh nghiệp nhà nước nên Công ty luôn phải có sự chủ động trong việc cung cấp và phân phối thuốc, dự trữ thuốc quốc gia hàng năm, đáp ứng kịp thời khi có yêu cầu hỗ trợ về dược phẩm của Chính phủ nên đầu tư vào hàng tồn kho cũng là một nội dung chiếm tỷ trọng vốn khá nhiều trong tổng nguồn vốn đầu tư của công ty. Các hoạt động đầu tư vào hàng tồn kho của công ty sở dĩ chiếm một tỷ trọng khá lớn cũng bởi vì xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của công ty. Việc đầu tư này cũng góp phần nào đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Bởi như chúng ta đã biết thì trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, việc biến động giá là rất dễ xảy ra, hơn thế nữa nhằm đáp ứng kịp thời các hỗ trợ về thuốc khi có biến cố là việc rất quan trọng. Việc dự trữ hàng tồn kho có thể khiến Công ty chủ động trong nhiều tình huống, tuỳ vào từng tình hình mà đưa ra những chiến lược kinh doanh và phân phối cho phù hợp để tạo ra uy thế cạnh tranh cho mình. Tuy nhiên, nếu dự trữ hàng tồn kho quá nhiều cũng không phải là biện pháp hay, vì nó sẽ liên quan đến các chi phí bảo quản, lại không thể theo sát được với tình hình biến động trên thị trường, cũng sẽ gây một số khó khăn nhất định cho công ty. Một vấn đề nữa là các khoản đầu tư tài chính của Công ty. Đây cũng là một nội dung đầu tư chiếm tỷ trọng lớn. Việc đầu tư các khoản tài chính ngắn và dài hạn hay đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty. Ví dụ như khi Công ty đi vay vốn của các tổ chức tài chính, họ cũng phải xem xét đến tiềm lực tài chính của Công ty để xét đến khả năng trả nợ sau này, nếu khả năng đó tốt thì sẽ thuận lợi hơn cho việc vay vốn. Hay trong việc tham dự các hoạt động đấu thầu, Công ty dược phẩm trung ương 1 với vai trò là một nhà thầu phân phối thuốc, khi đó, các chủ thầu sẽ cũng quan tâm đến năng lực tài chính của Công ty để đánh giá và xét trúng thầu. Như vậy, có thể nói rằng việc đầu tư vào hàng tồn kho hay đầu tư tài chính là một nhân tố dù ít dù nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty. Thực tế cho thấy Công ty dược phẩm trung ương 1 đang dần chú trọng đến việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Cơ cấu vốn đầu tư trong các năm không có sự thay đổi nhiều, do công ty chỉ đơn thuần là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm mà thực tế là chủ yếu đi vay để kinh doanh, nên số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản cũng như cho trang thiết bị, nhân lực là không nhiều. Nếu chỉ nhìn vào sự giảm sút về mặt tuyệt đối của vốn đầu tư trong năm 2008 so với 2007 mà kết luận rằng công ty không chú trọng đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là không chính xác. Bởi như đã giải thích ở trên thì năm 2008 là một năm khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế, nhưng nếu xét theo tỷ trọng của từng nội dung đầu tư thì vẫn có sự gia tăng trong năm 2008 so với năm 2007. 1.4. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian qua Nhìn chung hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian gần đây cũng đã đạt được những bước tiến mạnh, đầu tư được nâng cao cả về chất và lượng, làm thay đổi diện mạo của công ty trong thời kỳ đổi mới. Cái tên Dược phẩm trung ương 1 (CPC1) đã trở nên khá quen thuộc với người tiêu dùng. Một số thành tựu đã đạt được cũng như hạn chế mà công ty còn gặp phải trong thời gian qua có thể kể đến như sau: 1.4.1. Kết quả đã đạt được Không thể khẳng định chắc chắn rằng những kết quả mà Công ty dược phẩm trung ương 1 đạt được trong thời gian qua chỉ do hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đem lại. Nhưng có thể nói rằng, hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đã góp phần tạo nên những thành tựu đó. Dưới đây là một số kết quả mà Công ty đã đạt được nhờ việc đẩy mạnh đầu tư trong những năm qua. Kết quả về doanh thu Việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đã đóng góp phần nào vào sự tăng trưởng và phát triển trong hoạt động kinh doanh của Công ty dược phẩm trung ương 1. Đây cũng chính là kết quả có thể dễ dàng nhận thấy. Công ty dược phẩm trung ương 1 luôn đạt được mức doanh thu cao và ổn định. Ngay cả trong thời kì nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì mức doanh thu của Công ty cũng không phải vì đó mà suy giảm bởi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ vẫn luôn được mọi người quan tâm hàng đầu. Doanh thu của công ty vẫn luôn đạt vượt mức kế hoạch đã đề ra. Bảng 1.15: Tình hình doanh thu của Công ty Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 61.196,844 85.274,151 46.039,642 Doanh thu 930.270 1.209.168 1.380.275 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 30 14,74 Nguồn: phòng kế toán Công ty dược phẩm trung ương 1 Có thể thấy rằng doanh thu hàng năm của Công ty liên tục tăng và vượt mức kế hoạch đã đề ra. Doanh thu năm 2007 tăng 30% so với năm 2006, trong năm này một thế mạnh tạo nguồn thu lớn cho Công ty đó là nhập khẩu nguyên liệu. Trong đó, tỷ trọng về doanh thu của Công ty trong năm này như sau: Doanh số bán cấp 2 củaC ty chiếm 6,85% trong tổng doanh số bán, bán cho khối điều trị trung ương và địa phương chiếm 18,63%, bán cho các đối tượng khác chiếm 15,4%, doanh thu uỷ thác chiếm 9,23%, dịch vụ chiếm 0,4%, chi nhánh Hồ Chí Minh vẫn là đơn vị hoạt động có hiệu quả nhất với doanh thu chiếm 47,4%, các chi nhánh khác chỉ chiếm 2,04%. Năm 2008, doanh thu tăng 14,74% so với năm 2007 và cũng đã vượt mức kế hoạch 1.300.000 triệu đồng đã đề ra. Trong đó, doanh thu kinh doanh tăng 15,14%, uỷ thác tăng 14,49%, dịch vụ giảm 5,49%. Tỷ trọng doanh thu trong năm 2008 như sau: phòng kinh doanh chiếm 27% mặc dù doanh số bán ra cấp 2 bị giảm 32,7 tỷ so với cùng kì năm trước xong số lượng khách hàng bệnh viện tăng lên 30 bệnh viện và doanh thu khối điều trị tăng lên 21,8 tỷ, doanh thu uỷ thác chiếm 14%, hiệu thuốc (bao gồm phòng bán hàng mới) chiếm 10%, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chiếm 46%, 3 chi nhánh khác chiếm 3%. Doanh số tăng mạnh chủ yếu vẫn thuộc nhóm hàng đặt nhập uỷ thác qua công ty và chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Doanh số bán cho khối bệnh viện tăng cao so với cùng kỳ năm trước tuy nhiên hiệu quả lại thấp do một số hàng vào thầu càng bán càng lỗ (giá vào thầu thấp). Doanh số khối điều trị tăng đáng kể, tuy nhiên Công ty chỉ bán cầm chừng với số lượng tối thiểu có thể để giảm bớt một phần thiệt hại lợi nhuận của Công ty do giá nhập và tỷ giá tăng. Về chiến lược Marketing sản phẩm của Công ty trong năm này cũng đạt được một số kết quả đáng mừng: bán hàng lẻ đã phủ sóng gần 300 nhà thuốc tại địa bàn Hà Nội với doanh số đạt 140% kế hoạch; bán cho các bệnh viện và các đơn vị khác với doanh số 4,4, tỷ; trình dược bệnh viện bán được Opetrypsin ở 9 cơ sở điều trị, trúng thầu Bupivacain ở nhiều bệnh viện, thúc đẩy tăng doanh số bán cho khối bệnh viện của công ty. Tuy nhiên, doanh thu năm 2008 chỉ tăng một phần khá nhỏ so với năm 2007 là do tình hình lạm phát gia tăng, thiên tai, thảm hoạ như trận lụt tại Hà Nội trong năm 2008 lại đúng vào thời gian cao điểm của hoạt động kinh doanh (quý IV, cuối năm) càng làm tăng khó khăn trong việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty, kéo theo doanh thu tăng ít. Thêm vào đó là nhập khẩu nguyên liệu giảm mạnh so với năm 2007 do các nhà sản xuất lớn trong nước tự nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất không qua Công ty như trước đây nữa nên nguồn thu của Công ty cũng giảm đi. Biến động tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên liệu thay đổi mạnh, bất thường, nhanh dẫn đến việc phân tích tình hình, dự báo lượng hàng và thực hiện điều chỉnh kế hoạch gặp khó khăn, trong khi giá bán thành phẩm trúng thầu không được thay đổi kéo theo việc bán nguyên liệu (đặc biệt là kháng sinh) cho các xí nghiệp sản xuất giảm: doanh số bán nguyên liệu giảm, đồng thời doanh số nhập khẩu nguyên liệu cũng giảm ½ so với cùng kì năm trước, tuy nhiên cũng có một số nguyên liệu bán được như Caffein, Vitamin B12, Paracetamol, Vitamin C... Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty không chỉ là việc đầu tư vào trụ sở chính mà công ty còn chú ý, quan tâm đến đầu tư cho hệ thống chi nhánh và khối các hiệu thuốc, phòng bán hàng. Chính vì thế mà tổng doanh thu của cả khối này cũng tăng mạnh và chiếm đến 59% doanh thu của toàn Công ty trong năm 2008. Và chi nhánh Hồ Chí Minh, chi nhánh Bắc Giang là hai đơn vị dẫn đầu có doanh thu và năng suất doanh số bình quân cao nhất. Tuy nhiên, chi nhánh Đà Nẵng là đơn vị có doanh thu thấp nhất và hoạt động kém hiệu quả nhất, do đó công ty cũng nên chú ý tập trung để có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh này. Lợi nhuận Lợi nhuận là cái đích cần hướng tới của hầu hết các doanh nghiệp, đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của đơn vị. Bởi một công ty hoạt động có hiệu quả, có được mức lợi nhuận cao thì mới có thể duy trì và phát triển hơn nữa trong sản xuất cũng như trong kinh doanh. Cùng với sự gia tăng của doanh thu qua các năm thì mức lợi nhuận của Công ty dược phẩm trung ương 1 cũng được tăng theo. Dưới đây là tình hình lợi nhuận giai đoạn 2006 – 2008 của Công ty. Bảng 1.16: Tình hình lợi nhuận của Công ty Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 61.196,844 85.274,151 46.039,642 Lợi nhuận trước thuế 10.509 14.105 15.528 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 34,2 10,1 Nguồn: Phòng kế toán Công ty dược phẩm trung ương 1 Trong vài năm trở lại đây, Công ty thực hiện cơ chế khoán doanh số và lợi nhuận cho các cửa hàng và chi nhánh, đã bước đầu thúc đẩy tính tự chủ và nâng cao hiệu quả quản lí của các cấp trung gian. Lợi nhuận của Công ty trong năm 2007 tăng so với năm 2006 là 34,2% nhưng đến năm 2008 thì lại chậm lại chỉ tăng 10,1% so với 2007. Điều này cũng là việc dễ hiểu bởi năm 2008 vừa qua cũng là một năm đầy biến động với thị trường và cả với Công ty dược phẩm trung ương 1. Là một doanh nghiệp có tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá bằng đồng ngoại tệ tương đối lớn, năm 2007 tỷ trọng giá trị hàng nhập khẩu của công chiếm tới 75,6% trong tổng giá trị hàng mua vào, năm 2008 giá trị hàng nhập khẩu chiếm 72,5%, ước tính trong năm 2009 giá trị này là 71,3%. Do đó, sự biến động giá cả hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu, tỷ giá (ngoại tệ tăng 5,6%), lãi suất tiền vay tăng 90%...kéo dài từ quý II đến hết năm làm cho chi phí hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty tăng mạnh kéo theo lợi nhuận giảm. Mức tăng lợi nhuận này không phải là cao bởi Công ty đã kết hợp hài hoà giữa các hoạt động công ích phục vụ lợi ích cộng đồng và hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên thì mức lợi nhuận đạt được trong năm này cũng đã vượt mức kế hoạch đề ra. Giá trị tài sản cố định mới huy động Việc tăng cường đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản, hàng năm Công ty cũng đã tạo ra được một lượng tài sản đáp ứng tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 1.17: Giá trị tài sản mới huy động Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 Giá trị TSCĐ tăng thêm 2.023 1.480 7.182 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - - 26,84 385,27 Nguồn: Phòng kế toán Công ty dược phẩm trung ương 1 Giá trị tài sản cố định tăng thêm của Công ty dược phẩm qua các năm đã tính đến khấu hao tài sản cố định. Có thể thấy rằng giá trị tài sản cố định năm 2007 giảm đi so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại tăng mạnh trở lại. Điều này được lí giải bởi trong năm 2007, Công ty vẫn có những hoạt động đầu tư vào tài sản cố định nhưng lại có chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 2.697 triệu đồng nên mức tăng tài sản cố định trong năm này không được cao như năm 2006 so với năm 2005. Đến năm 2008, mức tăng tài sản cố định lại đạt khá cao bởi một phần do độ trễ của hoạt động đầu tư, một lượng vốn chưa hình thành tài sản cố định trong năm 2007 chuyển sang năm 2008. Bên cạnh đó, năm 2008 cũng là năm phát sinh nhu cầu đầu tư về xây dựng cơ bản khá lớn như đã nói ở trên. Hiệu quả đầu tư Bảng 1.18: Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư của CTDPTW1 Năm 2006 2007 2008 Vốn đầu tư thực hiên (triệu đồng) 61.196,844 85.274,151 46.039,642 TSCĐ tăng thêm/vốn đầu tư thực hiện 0,033 0,017 0,156 Doanh thu tăng thêm / vốn đầu tư thực hiện (930.270 – 823.260)/ 61.196,844 = 1,75 (1.209.153 – 930.270)/ 85.274,151 =3,27 (1.390.182-1.209.153)/ 46.039,642 =3,93 Lợi nhuận tăng thêm / vốn đầu tư thực hiện (10.509-9.096)/ 61.196,844 =0,023 (14.087-10.509)/ 85.274,151 =0,042 (15.524-14.087)/ 46.039,642 =0,031 Nguồn: Tự tổng hợp Có thể thấy rằng doanh thu và lợi nhuận tăng thêm nhờ hoạt động đầu tư có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đã đem lại hiệu quả tích cực cho đơn vị. Nộp ngân sách nhà nước Nộp ngân sách là nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Tăng các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước có thể không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Nhưng việc đầu tư này đã làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, dẫn đến các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng nhiều hơn. Bảng 1.19: Các khoản nộp ngân sách nhà nước Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 Nộp ngân sách nhà nước 37.163 62.460 58.471 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 68,1 -6,4 Nguồn: Phòng kế toán Công ty dược phẩm trung ương 1 Biểu 1.4: Các khoản nộp ngân sách nhà nước của CTDPTW1 Năm 2007, số tiền nộp ngân sách nhà nước tăng 68,1% so với năm 2006, đây cũng là kết quả của sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2008, số tiền nộp cho ngân sách nhà nước có giảm hơn so với năm 2007 và cũng không đạt được so với dự kiến đặt ra là 60.000 triệu đồng. Có thể là do trong năm này có nhiều biến động xảy ra như khắc phục khó khăn sau bão lụt, tình hình kinh doanh của Công ty cũng không được tăng trưởng mạnh như trong năm 2007 nữa. Nhưng dù sao thì Công ty dược phẩm trung ương 1 vẫn luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước về các khoản thuế, bảo hiểm và một số khoản đóng góp khác. Thị phần của Công ty Mức thị phần giành được của mỗi một công ty phản ánh mức chiếm lĩnh thị trường của công ty đó. Công ty hoạt động có hiệu quả, tạo được uy tín với khách hàng và có năng lực cạnh tranh cao thì sẽ chiếm được thị phần lớn. Tình hình cạnh tranh trên thị trường dược phẩm ngày càng gay gắt, ngày càng có nhiều Công ty cả trong và ngoài nước gia nhập thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm và uy tín khá lớn, do đó cũng có thể thấy thị phần cho toàn ngành đang bị chia nhỏ ra và việc giành được thị phần ngày càng khó khăn hơn với các Công ty dược nói chung và Công ty dược phẩm trung ương 1 nói riêng. Do có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm nên khó có thể so sánh được cụ thể thị phần của Công ty so với các đối thủ khác trên thị trường. Doanh thu toàn ngành dược năm 2005 là 13.889 tỷ đồng và tăng dần qua các năm. Qua đó có thể tính được thị phần của Công ty dược phẩm trung ương 1 trong tổng doanh thu toàn ngành dược như sau: Bảng 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21694.doc
Tài liệu liên quan