Chuyên đề Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2

Mục lục

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 9

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 9

1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty 9

1.1.1. Một số thông tin cơ bản về công ty 9

1.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty 11

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 12

1.1.3.1. Đại hội đồng cổ đông 12

1.1.3.2. Hội đồng quản trị 12

1.1.3.3. Ban Kiểm soát 13

1.1.3.4. Tổng Giám Đốc 14

1.2. Các phòng ban chức năng của Công ty 14

1.2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính 14

1.2.2. Phòng Kinh tế - Kế hoạch 15

1.2.3. Phòng Tài chính - Kế toán 15

1.2.4. Phòng quản lý vật tư cơ giới 15

1.3. Các đội sản xuất trực thuộc 15

1.3.1. Đội Sản xuất Asphalt (Đặt tại Xã Đông Hội - Huyện Đông Anh - Hà Nội) 16

1.3.2. Đội sản xuất Bê tông thương phẩm (Đặt tại Huyện Hoài Đức - Tỉnh Hà Tây) 16

1.3.3. Đội công trình giao thông 16

1.3.4. Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng 16

1.3.5. Xí nghiệp Sông Đà 206 16

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 GIAI ĐOẠN 2004-2008 19

2.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Sông Đà 2 19

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008 19

2.2.1. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2004-2008 20

2.2.2. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo nội dung đầu tư 23

2.2.2.1. Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ 23

2.2.2.2. Đầu tư phát triển nhân lực 27

2.2.2.3. Đầu tư vào tài sản vô hình 35

2.2.2.3.1. Đầu tư cho hoạt động Marketing 36

2.2.2.3.2. Đầu tư xây dựng thương hiệu 37

2.2.2.3.3. Đầu tư cho việc tìm kiếm, nắm bắt thông tin và dự báo 37

3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SÔNG ĐÀ 2 GIAI ĐOẠN 2004-2008 38

3.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty 38

3.1.1. Máy móc thiết bị 38

3.1.2. Nguồn nhân lực 45

3.1.3. Vốn và nguồn vốn 46

3.1.4. Kỹ thuật, chất lượng sản phẩm 47

3.1.5. Thị trường 48

3.2. Các kết quả đạt được 48

3.2.1. Tài sản cố định huy động 49

3.2.2. Tài sản cố định tăng thêm 50

3.2.3. Giá trị hoạt động SXKD tăng thêm 50

3.2.4. Doanh thu và lợi nhuận 51

3.3. Các chỉ tiêu hiệu quả 54

3.3.1. Hiệu quả tài chính 54

3.3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội 57

3.3.2.1. Tăng mức đóng góp cho NSNN 57

3.3.2.2. Một số hiệu quả kinh tế xã hội khác 59

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 2 60

4.1. Các nhân tố bên trong 60

4.1.1. Khả năng tài chính và tình hình huy động vốn 60

4.1.2. Năng lực kỹ thuật và máy móc thiết bị 61

4.1.3. Năng lực về nhân sự 61

4.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 61

4.2. Các nhân tố bên ngoài 62

4.2.1. Chính sách kinh tế vĩ mô 62

4.2.2. Thị trường 62

4.2.3. Đối thủ cạnh tranh 62

4.2.4. Môi trường đầu tư 63

5. Hạn chế trong hoạt động đầu tư ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 2 63

5.1. Hạn chế trong việc huy động và sử dụng vốn 63

5.2. Hạn chế trong công tác đầu tư phát triển thị trường 64

5.3. Hạn chế trong công tác đầu tư nâng cao năng lực xe máy thiết bị đổi mới công nghệ 64

5.4. Hạn chế trong công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực 64

5.5. Hạn chế trong công tác chuẩn bị đầu tư 65

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 66

1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 66

1.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010 66

1.1.1. Một số chỉ tiêu phát triển của công ty năm 2010. 66

1.1.2. Cơ cấu ngành nghề trong giá trị SXKD của năm 2010 66

1.2. Định hướng phát triển đến năm 2015 67

1.2.1. Phương hướng phát triển công ty giai đoạn 2010-2015 68

1.2.2.1. Định hướng phát triển 68

1.2.2.2. Chiến lược phát triển 68

1.2.2.2.1. Chiến lược về thị trường 68

1.2.2.2.2. Về tổ chức và phát triển doanh nghiệp. 69

1.2.2.2.3. Về xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính. 69

1.2.2.2.4. Về đầu tư phát triển SXKD 69

1.2.2.2.5. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn lực con người. 69

1.2.2.2.6. Chiến lược ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý, điều hành thi công 73

1.2.3. Chỉ tiêu cơ cấu ngành nghề năm 2015 73

1.2.4. Cơ cấu ngành nghề trong giá trị SXKD của năm 2015 73

1.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sự phát triển hiện nay của công ty cổ phần Sông Đà 2 74

1.3.1. Điểm mạnh 75

1.3.2. Điểm yếu 76

1.3.3. Cơ hội 76

1.3.4. Thách thức 77

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 77

2.1. Giải pháp về vốn 77

2.1.1. Giải pháp thu hút vốn 77

2.1.1. Giải pháp gia tăng vốn chủ sở hữu 78

2.1.2. Giải pháp gia tăng vốn tín dụng 78

2.1.3. Giải pháp gia tăng các nguồn vốn khác 79

2.1.4. Giải pháp sử dụng vốn 80

2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển thị trường và thương hiệu 81

2.3. Giải pháp về đầu tư mới thiết bị và công nghệ 83

2.4. Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 85

2.5. Giải pháp đầu tư sắp xếp và đổi mới các phòng ban chức năng 87

2.6. Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án 87

3. Kiến nghị 89

3.1. Kiến nghị với Nhà nước 89

3.2. Kiến nghị với Bộ xây dựng 90

3.3. Kiến nghị đối với TCT Sông Đà 91

KẾT LUẬN.92

Tài liệu tham khảo 93

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tranh của công ty trong giai đoạn tới. 3.1.2. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực bao giờ cũng là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung cũng như của công ty cổ phần Sông Đà 2 nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thì hàng năm công ty đều đưa ra kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thông qua hai hình thức : Thứ nhất: tự đào tạo (đào tạo thông qua trường công nghệ kỹ thuật Việt - Xô Sông Đà và đào tạo tại chỗ trên công trường) Thứ hai: tuyển dụng và gửi đi học tại các trường đại học, cao đẳng và các trường quản lý kinh tế,… Do đó trong 5 năm (2004-2008) công ty đã đào tạo và tuyển dụng. Với những con số này cho thấy số lượng và chất lượng lao động của công ty ngày càng được nâng cao. 3.1.3. Vốn và nguồn vốn Dựa trên các chính sách và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy chế về quản lý và sử dụng vốn của TCT Sông Đà, công ty cổ phần Sông Đà 2 đã đề ra một số quy chế về quản lý vốn trong cơ chế quản lý đa sở hữu của công ty và từng bước phù hợp với yêu cầu SXKD trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương cổ phần hóa của tổng công ty Sông Đà để phát huy tính chủ động trong hoạt động SXKD và phát huy nội lực về vốn của công ty. Do có sự đổi mới này mà vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng trưởng cao trong giai đoạn qua. Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu thì công ty cũng có những chiến lược để huy động vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Năm 2 Công ty cũng đã xây dựng kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngày 30/11/2007 công ty đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là: SD2. Tổng khối lượng niêm yết là: 4.853.500 Mệnh giá cổ phiếu là: 10.000 đồng Tổng giá trị niêm yết là: 48.535.000.000 đồng Bên cạnh những mặt đạt được đó thì việc huy động vốn của công ty vẫn còn một số tồn tại: Thứ nhất, mặc dù tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu cao nhưng giá trị tuyệt đối của nguồn vốn chủ sở hữu còn nhỏ, chưa đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính và đáp ứng nhu cầu SXKD của công ty. Thứ hai, mặc dù tổng vốn huy động tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển và mở rộng SXKD của công ty. Thêm vào đó công ty vẫn chưa có 1 chiến lược huy động vốn mà chỉ khi có nhu cầu về vốn hoặc có dự án thì mới huy động, do đó làm mất đi tính chủ động về vốn cho các dự án. Đôi khi các dự án không khả thi do không đảm bảo được nguồn vốn để thực hiện. 3.1.4. Kỹ thuật, chất lượng sản phẩm Trên cơ sở quy định của Nhà nước về quy chế quản lý các công trình và các văn bản hướng dẫn của tổng công ty Sông Đà về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình từ các khâu: thiết kế - thiết kế biện pháp thi công - giám sát - lập hồ sơ nghiệm thu và hồ sơ hoàn công bàn giao công trình…công ty đã thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình thi công xây dựng của mình nhằm đảm bảo chất lượng công tác xây lắp theo yêu cầu kĩ thuật và chất lượng quy định. Mặt khác công ty còn áp dụng quy trình quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Tuy nhiên trong công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, công ty vẫn còn một số tồn tại: Thứ nhất, việc nắm bắt xử lý các vấn để kỹ thuật lớn phát sinh tại một số công trường chưa kịp thời. Thứ hai, việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển SXKD. Để chất lượng của sản phẩm cũng như công trình ngay càng hoàn thiện hơn thì công ty cần phải khắc phục những mặt tồn tại trên, có như thế công ty mới có thể tiếp tục tồng tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay vì chất lượng bao giờ cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. 3.1.5. Thị trường Trong những năm qua, công ty đã xây dựng được chiến lược tiếp thị dựa trên năng lực, thế mạnh và định hướng phát triển của mình. Đồng thời xây dựng và quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thong tin đại chúng trên các lĩnh vực như: xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản… Cụ thể như sau: Hoạt động xây lắp: Trong giai đoạn 2004-2008 công ty đã tiếp thị để nhận thầu, đấu thầu xây lắp các công trình với giá trị công tác xây lắp lên đến . Tìm kiếm và triển khai nhiều án đầu tư như: các dự án thủy điện, dự án hạ tầng, khu đô thị và nhà ở…Riêng năm 2008 đã tham gia đấu thầu và nhận thầu một số công trình như : Hoạt động SXKD vật liệu xây dựng: Các sản phẩm VLXD mà công ty sản xuất ra như: được đánh giái cao được thị trường chấp nhận . Tuy nhiên hiện nay công ty đang triển khai thi công tại các công trình trọng điểm và chủ yếu là do tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư nên công tác tiếp thị trong hoạt động đấu thầu chưa được quan tâm đúng mức. Do đó công ty cần tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu để tạo ra nhiều việc làm hơn nữa trong giai đoạn tới và góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của công ty. 3.2. Các kết quả đạt được Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Sông Đà 2 đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ như: gia tăng giá trị TSCĐ huy động, nâng cao năng lực sản xuất, giá trị SXKD tăng liên tục qua các năm, thị phần có xu hướng tăng, các chỉ tiêu tài chính được cải thiện… điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng cao. 3.2.1. Tài sản cố định huy động Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đã làm gia tăng giá trị TSCĐ huy động, năng lực sản xuất của công ty được nâng cao, tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển ổn định trong tương lai. Sau 8 năm thực hiện kế hoạch 10 năm 2001-2010 công ty đã hoàn thành và huy động nhiều công trình đưa vào vận hành khai thác. Cụ thể số công trình được huy động được thể hiện cụ thể dưới bảng sau: Bảng1.9: Số công trình được huy động của Sông Đà 2 giai đoạn 2001-2008 TT Lĩnh vực Số công trình được huy động 1 Thủy điện 3 2 Cơ sơ sản xuất công nghiệp 0 3 Nhà ở và khu đô thị 1 Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2 Công ty đã hoàn thành 3 dự án thủy điện là nhà máy thủy điện Cần Đơn, Bình Điền, Thác Trắng với tổng mức đầu tư 2.153 tỷ đồng. Hoàn thành dự án khu nhà ở chung cư cao tầng phường Vạn Phúc với tổng mức đầu tư 34,314 tỷ đồng. Với các dự án được hoàn thành đưa vào hoạt động, giá trị TSCĐ tăng thêm của công ty tăng lên qua các năm. Cụ thể được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1.10: Giá trị TSCĐ huy động của Sông Đà 2 giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh 48.82 58.01 72.14 81.21 260.25 Giá trị TSCĐ huy động 28.15 36.2 149.18 83.62 914.05 Giá trị TSCĐ huy động/VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh 0.58 0.62 2.07 1.03 3.51 Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2 3.2.2. Tài sản cố định tăng thêm Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đã làm gia tăng giá trị TSCD huy động, năng lực SXKD của công ty được nâng cao tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển ổn định trong tương lai. Bảng 1.11. Giá trị TSCĐ tăng thêm của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng Tổng VĐT thực hiện (A) 48.82 58.01 72.14 81.21 19.96 280.14 Giá trị TSCĐ tăng thêm (B) 38.76 45.93 57.7 65.28 9.82 217.49 Tỷ lệ A/B (%) 79.39 79.18 79.98 80.38 49.21 77.64 Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2 Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị TCSD tăng thêm của công ty có xu hướng tăng trong giai đọa 2004-2008. Tỷ lệ đầu tư cho TSCD trong tổng VDT ở mức cao, trung bình trên 70% trong giai đoạn 2004-2008. Trong giai đoạn 5 năm từ 2004-2008 tổng giá trị TSCD tăng thêm của công ty đạt 217.494 tỷ đồng. 3.2.3. Giá trị hoạt động SXKD tăng thêm Với việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư nâng cao năng lục cạnh tranh, với những kết quả thu được từ hoạt động đầu tư, Công ty Sông Đà 2 đã và đang thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ SXKD của mình. Tổng giá trị SXKD có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2004-2008. Tuy nhiên xu hướng gia tăng không đều. Năm 2007 tổng giá trị SXKD ở mức cao nhất đạt 354.241 tỷ đồng tăng trưởng trên 90% so với năm 2006. Năm 2008 tổng giá trị SXKD giảm 13.63% so với năm 2007 chỉ đạt 305.941 tỷ đồng. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do những biến động trong môi trường kinh tế vĩ mô tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đẩy lãi suất ngân hàng tăng cao kéo theo chi phí sử dụng vốn tăng. Sự biến động của giá cả các nguồn nguyên vật liệu đầu vào và sự biến động của tỷ giá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị SXKD của doanh nghiệp. Hơn thế nữa hoạt động SXKD chủ yếu của công ty trong giai đoạn vừa qua là thi công xây lắp các công trình do TCT Sông Đà làm chủ đầu tư. Trong giai đoạn khủng hoảng phần lớn các dự án đều triển khai rất chậm do thiếu vốn và các dự án hoàn thành cũng thanh quyết toán chậm do TCT chưa bố trí đủ vốn cho dự án. Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2 3.2.4. Doanh thu và lợi nhuận Xây lắp được xác định là hoạt động chủ yếu của Công ty, đồng thời những công trình Công ty tham gia thường là công trình lớn như thủy điện, đường cao tốc, tòa nhà văn phòng… nên doanh thu của hoạt động xây lắp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty. Bên cạnh đó, doanh thu giữa các năm không có biến động lớn do đặc thù của xây lắp là sản phẩm được hoàn thành và nghiệm thu phải theo giai đoạn và điểm dừng kỹ thuật cho nên khối lượng dở dang thường lớn và thường được nghiệm thu thanh quyết toán phần giá trị giữ lại vào giai đoạn kết thúc công trình do đó phần doanh thu xây lắp của Công ty luôn gối sóng giữa các công trình, doanh thu được trải đều qua các năm. Năm 2007 tổng giá trị SXKD của công ty đạt 354.241 triệu đồng đạt 97% kế hoạch đề ra. Doanh thu của công ty năm 2007 tăng trưởng gần 20% so với năm 2006 đạt 298.836 tỷ đồng. Năm 2008 doanh thu giảm sút do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên chỉ còn đạt ở mức 260.25 tỷ đồng. Bảng 1.12: Doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2008 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 210.511 262.209 250.332 298.836 260.25 Tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu 24.56% -4.53% 19.38% -12.91% Tốc độ phát triển định gốc của doanh thu 1.00 1.25 1.19 1.14 1.04 Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2 Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2 Tình hình biến động lợi nhuận của từng hoạt động cũng như tỷ trọng lợi nhuận của từng hoạt động trong tổng Lợi nhuận của Công ty phụ thuộc vào kết quả hoạt động của bản thân hoạt động đó. Đối với ngành xây lắp: Trong những năm vừa qua Công ty Sông Đà 2 tham gia thi công nhiều công trình do Tổng công ty làm chủ đầu tư hoặc Tổng thầu xây lắp do đó công tác triển khai thi công được nhanh chóng với các biện pháp thi công hợp lý, hiệu quả phát huy được hết năng lực của thiết bị cũng như công tác điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả do đó chi phí sản xuất đạt ở mức hợp lý và lợi nhuận luôn đảm bảo 3-4% so với doanh thu. Ngoài ra các công trình Công ty tham gia đấu thầu đều là các Công trình Chủ đầu tư nước ngoài do đó yêu cầu về tiến độ, trình độ quản lý cao và năng lực tài sản, tiền vốn phải đảm bảo nhưng được đảm bảo thanh toán nhanh gọn, đơn giá cao dẫn đến Công ty luôn đảm bảo kế hoạch lợi nhuận và giá thành. Đối với sản xuất công nghiệp: Giá trị của hoạt động sản xuất công nghiệp trong thời gian qua luôn đạt giá trị âm chủ yếu là do sản xuất asphalt với công suất máy lớn khối lượng sản xuất không đảm bảo do đó tỷ trọng chi phí (khấu hao, lãi vay) trên sản lượng thực hiện cao, không có hiệu quả kinh tế. Đối với kinh doanh bất động sản: Các năm vừa qua Công ty Sông Đà 2 thực hiện dự án Chung Cư Vạn phúc với chi phí chính của dự án được tập trung trong năm 2004 và lợi nhuận của dự án chủ yếu trong năm 2004 và 2005. Do đó, lợi nhuận của hoạt động này trong hai năm 2004 và 2005 đạt tỷ trọng cao trong tổng Lợi nhuận của toàn Công ty. Sang năm 2006, dự án này kết thúc nên tỷ trọng lợi nhuận của nó bị giảm đi tương ứng. Năm 2007, Công ty tiến hành sửa đổi và hoàn thiện điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, cũng như ban hành các quy chế quy định của Công ty cho phù hợp với quy định của Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong năm 2007 Tổng công ty Sông Đà đã có chủ trương để Công ty triển khai thi công Công trình Thủy điện Huội Quảng - Lai Châu từ cuối năm 2008 đến năm 2011với giá trị xây lắp và sản xuất công nghiệp khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong năm 2007 đã thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty đề ra đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận đạt 201% kế hoạch và bằng 3,42 lần so với thực hiện năm 2006. Năm 2008, Công ty phát triển lĩnh vực xây dựng dân dụng tại các dự án Đô thị khu vực Hà Nội, Hà Đông như: Tiếp tục nghiên cứu làm các thủ tục xin phép để đầu tư Dự án Đô thị Phú Lương, Dự án khu Đô thị Vườn cam vàng.... Lợi nhuận của công ty năm 2008 chỉ đạt 82% so với kế hoạch đề ra. Sở dĩ có sự sụt giảm trong lợi nhuận của công ty trong năm 2008 là do bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều khó khăn. Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt đẩy lãi suất ngân hàng tăng cao do đó chi phí sử dụng vốn của doang nghiệp tăng. Thêm vào đó, tình hình lạm phát và sự biến động của giá cả nguyên vật liệu cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm về lợi nhuận của công ty trong năm 2008. Công ty đã áp dụng hệ thống Quản Lý Chất Lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 - 2000 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ năm 2003 nên chi phí sản xuất luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ theo đúng các qui trình quản lý ISO như qui trình mua sắm nguyên vật liệu, thiết bị thi công, quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự, quy trình kiểm soát quá trình thi công v.v… đảm bảo tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. 3.3. Các chỉ tiêu hiệu quả 3.3.1. Hiệu quả tài chính Bảng 1.13: Một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008 TT 2004 2005 2006 2007 2008 1 VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh 48.82 58.01 72.14 81.21 19.964 2 Doanh thu 210.511 262.209 250.332 298.836 260.25 3 Lợi nhuận 5.504 5.117 7.461 27.795 16.464 4 Giá trị TSCĐ huy động 28.15 36.2 149.18 83.62 914.054 5 Giá trị TSCĐ tăng thêm 38.76 45.93 57.7 65.28 9.824 6 Doanh thu / Giá trị TSCĐ tăng thêm 5.43 5.71 4.34 4.58 26.49 7 Doanh thu / VĐT thực hiện 4.31 4.52 3.47 3.68 13.04 8 Lợi nhuận / Giá trị TSCĐ tăng thêm 0.14 0.11 0.13 0.43 1.68 9 Lợi nhuận / VĐT thực hiện 0.11 0.09 0.10 0.34 0.82 10 TSCĐ huy động/ VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh 0.58 0.62 2.07 1.03 45.79 Nguồn: Tự tổng hợp Qua bảng trên cho thấy các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008 đều có xu hướng gia tăng. Hệ số gia tăng TSCĐ (chỉ tiêu thứ 10 trong bảng) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VĐT thực hiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ của năm đó. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Nhìn vào kết quả tính toán cho thấy chỉ tiêu này liên tục tăng trong giai đoạn 2004-2008. Năm 2004 hệ số này là 0,57, đến năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên 0,62. Đến năm 2008 chỉ tiêu này đạt 45,79 tăng lần so với năm 2004. Điều này cho thấy vốn đầu tư của công ty trong giai đoạn trước đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn này, nhiều công trình được đầu tư trước đó đã được huy động và đưa vào sử dụng. Nhờ đó hoạt động SXKD của công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Doanh thu/ giá trị TSCĐ tăng thêm (chỉ tiêu thứ 4 trong bảng) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị TSCĐ tăng thêm thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong năm đó. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Ta thấy rằng trong giai đoạn 2004-2008 chỉ tiêu này có gia tăng nhưng không tăng liên tục qua các năm. Năm 2004 chỉ tiêu này là 5.43, sang đến năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên 5.71 gấp 1.05 lần so với năm 2004. Nhưng trong 2 năm 2006 và 2007 chỉ tiêu này liên tục giảm. Đến năm 2008 chỉ tiêu này tăng rất mạnh lên đến 26.49 gấp 5.78 lần so với năm 2007. Chỉ tiêu Doanh thu trên VĐT thực hiện (là chỉ tiêu thứ 6 trong bảng) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VĐT thực hiện hoạt động đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong năm đó, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Ta thấy rằng trong giai đoạn 2004-2008 chỉ tiêu này có tăng nhưng tăng không liên tục qua các năm: năm 2004 chỉ tiêu này là 4.31, năm 2005 chỉ tiêu này tăng 1.048 lần so với năm 2004. Năm 2006 chỉ tiêu này giảm 0.76 lần so với 2005 xuống còn 3.47. Năm 2007 chỉ tiêu này tăng nhẹ và đạt mức 4.58. Đặc biệt năm 2008 chỉ tiêu này tăng gấp 3.54 lần so với 2007 và đạt 5.78. Chỉ tiêu lợi nhuận/ VĐT thực hiện Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VĐT thực hiện hoạt động đầu tư trong năm thì tọa ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong năm đó. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Năm 2004 chỉ tiêu này là 0.11 sang đến năm 2005 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0.09. Ba năm tiếp theo chỉ tiêu này liên tục gia tăng cụ thể: năm 2006 tăng 1.16 lần so với năm 2005, năm 2007 tăng 3.29 lần so với năm 2006, năm 2008 tăng 3.9 lần so với năm 2007. Như vậy với sự gia tăng của VĐT thì lợi nhuận cũng tăng chứng tỏ VĐT đã được sử dụng có hiệu quả, đảm bảo tích lũy và phát triển. Khả năng sinh lời của VĐT tạo tiềm năng tài chính lành mạnh, cải thiện vị thế của công ty trong quan hệ kinh doanh với đối tác cũng như tạo niềm tin cho các tổ chức tín dụng từ đó có thể thuận lợi hơn trong việc vay vốn để đầu tư các dự án sau này. Chỉ tiêu khả năng sinh lời của một đơn vị TSCĐ tăng thêm Lợi nhuận trên mối đơn vị giá trị TSCĐ tăng thêm cho thấy hiệu quả đầu tư rõ nét hơn chỉ tiêu lợi nhuận trên VĐT thực hiện bởi vì không phải tất cả mọi đồng vốn đầu tư thực hiện trong năm đều phát huy hết tác dụng. Theo kết quả đã tính toán ở bảng trên, giá trị của chỉ tiêu này như sau: năm 2004 là: 0.14 năm 2005 là 0.11, năm 2006 là 0.13, năm 2007 là 0.43, năm 2008 là 1.68. Xét về xu hướng chung thì chỉ tiêu này có xu hướng gia tăng, kết quả này một lần nữa khẳng định hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư. 3.3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội Uy tín của Sông Đà 2 không chỉ thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà còn thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như: Tăng mức đóng góp cho NSNN, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập cho người lao động, tăng thu ngoại tệ… 3.3.2.1. Tăng mức đóng góp cho NSNN Nhìn vào biểu đồ ta thấy mức đóng góp vào NSNN của công ty liên tục gia tăng qua các năm. Năm 2001 mức đóng góp là 5.56 tỷ đồng cho đến năm 2008 mức đóng góp đã tăng hơn 3 lần lên 18.18 tỷ đồng. Do doanh thu tăng lên nên mức đóng góp vào NSNN của công ty trong giai đoạn 2004-2008 cũng có sự gia tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2 Số lao động thu hút thêm và thu nhập bình quân tăng thêm của người lao động Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2 Số lao động bình quân của công ty trong giai đoạn này tăng giảm không đều. Nhu cầu lao động tăng cao trong giai đoạn 2004-2006 và giảm mạnh trong giai đoạn 2007-2008. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2004-2006 công ty đang gấp rút hoàn thành dự án nhà Vạn Phúc và giai đoạn 1 dự án Thủy điện Bản Vẽ. Do đó nhu cầu lao động trong các năm này tăng. Đến giai đọan 2007-2008 dự án nhà Vạn Phúc đã hoàn thành, dự án thủy điện Bản Vẽ triển khai ở giai đoạn 2 nên nhu cầu về lao động giảm đi. Về thu nhập bình quân của CBCNV qua các năm ta có thể thấy qua biểu đồ sau: Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy thu nhập bình quân của CBCNV công ty tăng đều qua các năm. Năm 2004 thu nhập bình quân của họ mới chỉ đạt 1.303 triệu đồng/ tháng nhưng cho đến năm 2008 con số này đã tăng lên đến 3.214 triệu đồng/tháng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy chế độ đãi ngộ đối với CBCNV của công ty ngày càng được cải thiện. 3.3.2.2. Một số hiệu quả kinh tế xã hội khác Với lĩnh vực truyền thống là xây dựng các nhà máy thủy điện mà CDT là TCT Sông Đà, công ty Sông Đà 2 đã góp phần đáp ứng nhu cầu về điện cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước tạo phản ứng dây chuyền thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Bên cạnh việc cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, khi các dự án thủy điện thực hiện còn đem lại nhiều tác động tích cực khác đến môi trường kinh tế xã hội. Đối với môi trường không khí, dưới tác động của hồ chứa, nhiệt độ khu vực hồ và ven hồ sẽ điều hòa hơn, về mùa hè nhiệt độ sẽ dễ chịu hơn về mùa đông thời tiết sẽ ấm hơn. Việc hình thành hồ tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản phát triển. Khi các công trình thủy điện đi vào vận hành có thể tạo ra nguồn tưới nước ổn định cho sản xuất nông nghiệp, nhờ đó sản xuất nông nghiêp phát triển, năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp được tăng cao. Mặt khác nước sinh hoạt cũng được cung cấp thường xuyên, đẩy lùi hay giảm bớt một số loại bệnh do thiếu nước sinh hoạt. Các nhà máy thủy điện và hồ chứa nước tạo nên cảnh quan thiên nhiên mới trong khu vực giúp ngành kinh tế du lịch phát triển. Thông qua sự điều tiết của hồ chứa, hệ thống vận tải thủy thượng, hạ lưu được mở rộng và nâng cao. Về mùa khô, công trình sẽ nâng mực nước hạ lưu, giúp tàu thuyền lưu thông. Về mùa lũ, sự điều tiết nước ở các hồ chứa sẽ giúp ngăn ngừa lũ cho vùng hạ lưu. Ngoài ra công ty còn tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội các địa phương nơi công ty đóng trụ sở. Từ việc phân tích những kết quả cũng như những hiệu quả mà công ty đã đạt được trong giai đoạn 2004-2008 có thể kết luận được rằng trong những năm qua, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Sông Đà 2 đã có những bước phát triển đúng hướng, tận dụng được cơ hội, khai thác được những thế mạnh, khắc phục những khó khăn thách thức trong giai đoạn bắt đầu hội nhập của công ty nói riêng và cả đất nước nói chung.Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu to lớn đó thì vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý. Để tăng khả năng cạnh tranh, công ty cần phải giải quyết kịp thời những tồn tại này trong thời gian tới. 4. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 2 4.1. Các nhân tố bên trong 4.1.1. Khả năng tài chính và tình hình huy động vốn Tình hình tài chính là một trong những nhân tố then chốt quyết định khối lượng đầu tư. Bên cạnh đó tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn cho đầu tư. Vì vậy khả năng tài chính là một trong những nhân tố nội tại chi phối hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. 4.1.2. Năng lực kỹ thuật và máy móc thiết bị Năng lực kỹ thuật và máy móc thiết bị cũng như mức độ hiện đại của nó là yếu tố quyết định đến chủng loại và chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình, năng suất lao động và hiệu quả đầu tư. Do đó cũng quyết định khả năng cạnh tranh của công ty. Vì vậy đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cũng bao hàm đầu tư để nâng cao năng lực máy móc thiết bị. Số lượng cũng như mức độ hiện đại của máy móc thiết bị mà công ty đang có ảnh hưởng rất lớn tới tổng mức vốn đầu tư của công ty. 4.1.3. Năng lực về nhân sự Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Con người với khả năng sang tạo vô tận là nguồn lực duy nhất có thể điều khiển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi giai đoạn của hoạt động đầu tư. Nhân tố con người cũng ảnh hưởng đến khả năng khai thác và vận hành các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, do đó ảnh hưởng tới chất lượng công trình, sản phẩm và ảnh hưởng đến uy tín năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nói một cách khác nhân sự ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả đầu tư nói riêng. Đầu tư nâng cao năng lực con người là một nội dung trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy Sông Đà 2 cần phải chú trọng nhân tố này khi đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 4.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty Cơ cấu tổ chức của công ty là quá trình sắp xếp, tổ chức các phòng ban thành một cơ cấu thống nhất và vận hành cơ chế ấy để thực hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Một cơ cấu tổ chức vừa gọn nhẹ vừa tối ưu vừa hoạt động có hiệu quả sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn cho doanh nghiệp. Do đó việc sắp xếp, đổi mới cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Sông Đà 2. 4.2. Các nhân tố bên ngoài Bên cạnh các nhân tố bên trong là những nhân tố quyết định ảnh hưởng đến quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, những nhân tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình này. Một số nhân tố bên ngoài có thể kể đến như: 4.2.1. Chính sách kinh tế vĩ mô Các chính sách ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21649.doc
Tài liệu liên quan