Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần cơ điện và xây dựng: Thực trạng và giải pháp

MỤC MỤC TRANG

 

LỜI MỞ ĐẦU.01

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. . . 02

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY .14

1.Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty.14

2. Tổng vốn đàu tư và cơ cấu vốn đầu tư.20

2.1. Tổng vốn đầu tư thực hiện (2002- 2006).20

2.2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư tại công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng.23

3. Hoạt động đầu tư phát triển xét theo các lĩnh vực đầu tư.25

3.1. Đầu tư sửa chữa, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, công nghệ và phương tiện vận tải.28

3.2. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc.32

3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.34

3.4. Đầu tư cho hệ thống thông tin.39

4. Hoạt động đầu tư phát triển xét theo hình thức đầu tư.42

III.ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2002-2006 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG.

1.Những kết quả và hiệu quả trong hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần cơ điện và xây dựng giai đoạn 2002-2006.44

1.1.Kết quả hoạt động đầu tư giai đoạn 2002-2006.44

1.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư giai đoạn 2002- 2006.49

 

 

2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.54

2.1. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng thời gian qua.54

2.2. Nguyên nhân các hạn chế.56

CHƯƠNG II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG.

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 1999- 2010.

1. Định hướng sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2010.59

2. Một số chỉ tiêu kế hoạch đầu tư của công ty trong thời gian tới.61

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.

1. Giải pháp về tài chính và vốn.62

2. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực.65

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.67

4. Một số giải pháp khác.69

KẾT LUẬN.71

 

 

docx75 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần cơ điện và xây dựng: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung cho sản xuất kinh doanh. Năm 2005, vốn đầu tư thiết bị lại tăng vọt do công ty đã thực hiện dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, và thi công 1 số công trình lớn. Tổng vốn đầu tư thiết bị năm này là 42.045,717 triệu đồng, tăng 330,33% so với năm 2004. Năm 2006, vốn đầu tư thiết bị lại tăng 13,06% so với năm 2005, và tăng 446,32% so với năm 2002 do công ty triển khai thực hiện tiếp dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. 3.2. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc. Bảng tổng hợp vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc giai đoạn 2002-2006 như sau : Bảng 10: Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc giai đoạn 2002- 2006 ( Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng vốn đầu tư 9.101,46 9.693,57 12.205,51 44.878,69 61.115,70 Vốn đầu tư cho nhà xưởng 110 1.044 2.054 2.219,98 12.674,2 - Đầu tư theo dự án 0 1.013 2.054 655,18 12.636,2 - Sửa chữa, nâng cấp 110 31 0 1.564,8 38 ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) Trong giai đoạn 2002- 2006, cùng với việc tiến hành các dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ thì hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc cũng được công ty chú trọng đầu tư, cả sửa chữa, nâng cấp và cả đầu tư mới. Quá trình đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc theo dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất giai đoạn 2002- 2006. Năm 2002, tổng mức đầu tư cho nhà xưởng là 110 triệu đồng. Số vốn này tập trung dành hết cho đầu tư sửa chữa nâng cấp, vì trong năm này số dự án mới chưa có,chủ yếu là thực hiện dự án có từ năm trước. Sang đến năm 2003, công ty bắt đầu đầu tư vào mở rộng sản xuất 1 số sản phẩm mới. Với tổng mức đầu tư là 1.044 triệu đồng, trong đó 31 triệu đồng được dùng vào việc nâng cấp hệ thống nhà xưởng, còn lại công ty đầu tư cho dự án với số vốn 1.013 triệu đồng. Năm 2004, tiếp tục đầu tư 1 số dự án mở rộng sản xuất với số vốn dành cho nhà xưởng là 2.054 triệu đồng. Năm 2005 và 2006 công ty đã triển khai thực hiện dự án đầu tư ‘xây dựng phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng phục vụ thi công công trình thuỷ điện Hương Điền và các công trình xây dựng khác’’với tổng vốn đầu tư danh cho nhà xưởng là 2.219,98 triệu đồng năm 2005 và 12.674,2 năm 2006. Ngoài việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc theo dự án đầu tư, hàng năm công ty còn tiến hành sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà xưởng hiện có cho sản xuất kinh doanh. 3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một công việc hết sức quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào vì mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc bố trí, sắp xếp lại doanh nghiệp cho đến điều hành sản xuất kinh doanh đều phải do con người nắm giữ , quyết định và thực hiện. Thực tế đã chứng minh chất lượng của một hệ thống quản lý chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng con người trong hệ thống ấy. Chính con người tạo ra các cơ chế quản lý và chính con người thực hiện các cơ chế quản lý ấy. Sự thành công hay thất bại của một tổ chức phụ thuộc vào sự hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả của tổ chức, nói cách khác là phụ thuộc vào chất lượng con người của tổ chức. Chất lượng con người trong một tổ chức phụ thuộc vào hai quá trình, trong đó quá trình trước là tuyển dụng và quá trình sau là đào tạo, bồi dưỡng. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, nhân tố con người càng được coi trọng, đề cao hơn. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quan và cấp bách. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần quan tâm tới các nội dung sau : đầu tư tuyển dụng và đào tạo lao động, chính sách tiền lương hợp lý, đầu tư cải thiện môi trường làm việc, khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần người lao động và cuối cùng là tổ chức quản lý lao động. Để thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, công ty đã lập kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tuyển chọn lao động đầu vào, sau đó tiến hành đào tạo cho phù hợp với nhu cầu công việc. Đội ngũ cán bộ công nhân viên mới tuy có trình độ học vấn hoặc chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm thực hành, vì vậy công ty cũng đã có sự đầu tư cần thiết cho công tác đào tạo để họ có khả năng phát huy hết năng lực. Tuy nhiên, do nhu cầu nhân lực của công ty trong giai đoạn hiện nay khá ổn định nên số lượng lao động tăng thêm hàng năm của công ty rất ít, trung bình chỉ 1 lao động một năm. Nhận thấy sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hàng năm ban lãnh đạo công ty đã tổ chức rất nhiều các hình thức đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên trong công ty nâng cao năng lực làm việc của mình. Nội dung đào tạo thực hiện tại công ty bao gồm: đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng; đào tạo về sản phẩm, dịch vụ; đào tạo về sử dụng trang thiết bị, công nghệ và an toàn; đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng; đào tạo cơ bản, nâng cao; đào tạo cá nhân, phòng, liên phòng hoặc toàn công ty; đào tạo định kỳ, đột xuất. Trong các nội dung đào tạo trên thì có thể chia thành hai nhóm đào tạo là đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và đào tạo bồi dưỡng trình độ công nghệ kỹ thuật cho lao động trực tiếp của công ty, đây là những nội dung đào tạo có vai trò và vị trí quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng. Thứ nhất là đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trong công ty và các nhà máy, xưởng sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải có trình độ quản lý, có khả năng kết hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu quả lao động cao hơn hẳn so với lao động của từng cá nhân riêng lẻ. Đây chính là phân công lao động, sử dụng phương tiện và trình độ khoa học kỹ thuật để tạo ra năng suất lao động cao hơn. Xét về khía cạnh kinh tế xã hội, nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đều phải vì lợi ích của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài, bền vững nhưng đồng thời cũng phải thoả mãn những đòi hỏi của mọi thành viên trong doanh nghiệp và của xã hội. Chính vì vậy, một nhà quản lý giỏi không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu mà còn phải có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao hiện nay. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua, công ty đã tổ chức lớp học quản lý kinh tế ngắn hạn cho các đối tượng là cán bộ quản lý trong công ty nhưng chưa qua đào tạo về quản lý. Thứ hai là đào tạo bồi dưỡng trình độ công nghệ kỹ thuật cho cán bộ, công nhân lao động trực tiếp của công ty. Khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuất hay đầu tư đổi mới công nghệ thì công ty sẽ tiến hành đào tạo cho cán bộ công nhân viên của công ty nhằm đáp ứng cho tình hình sản xuất mới. Việc tiến hành đào tạo được thực hiện ngay tại các nhà máy, các xưởng sản xuất của công ty. Cùng với quá trình nhập máy móc thiết bị, công nghệ mới, tiên tiến của các nước Đức, Trung Quốc, SNG là các buổi toạ đàm, giảng dạy cho các cán bộ, công nhân viên của công ty về tính năng sản xuất mới, quy trình công nghệ mới, yêu cầu kỹ thuật mới hiện đại hơn và cả cách bảo quản máy móc thiết bị, công nghệ nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, công ty cũng khuyến khích công nhân tự học hỏi, nâng cao trình độ cho bản thân. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyển dụng và đào tạo, cho đến nay trình độ cán bộ, công nhân viên của công ty đạt mức khá, đặc biệt là các cán bộ quản lý có trình độ cao, được đào tạo từ nhiều trường đại học có uy tín lớn trong và ngoài nước. Công nhân cũng dần được nâng cao trình độ và năng lực để đáp ứng với yêu cầu của máy móc thiết bị mới nhập. Việc trả công đúng và đủ cho người lao động được thực hiện nghiêm túc, triệt để đã góp phần tạo sự bình đẳng trong tập thể nguời lao động, khuyến khích người lao động có ý thức và yên tâm làm việc. Thu nhâp bình quân một lao động của công ty đạt mức khá cao so với mặt bằng chung. Công ty cũng có chế độ khen thưởng, kỷ luật chặt chẽ nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công việc. Ngoài ra, các hình thức văn hoá giải trí cho cán bộ công nhân viên thường xuyên được công ty chú trọng tổ chức. Hàng năm công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên toàn công ty đi thăm quan, nghỉ mát. Nâng cao điều kiện lao động nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực sản xuất cũng là một biện pháp được công ty chú ý áp dụng trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời với việc thực hiện nghiêm túc những quy định trong Luật lao động và quy chế an toàn lao động của công ty, công ty còn thường xuyên đầu tư mua sắm trang, thiết bị bảo hộ lao động. Hệ thống nhà xưởng được sửa chữa, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới ngoài việc đáp ứng nhu cầu sản xuất còn nhằm đảm bảo môi trường làm việc thông thoáng, an toàn cho người lao động. Có bảng tổng hợp chi phí đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2002-2006 như sau: Bảng 11:Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2002-2006 ( Đơn vị : triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng chi phí đào tạo 127 115 126 170 184 Chi phí đào tạo thường xuyên 31 31 44 55 55 Chi phí đào tạo sử dụng công nghệ mới 96 84 82 115 129 ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) Bảng 12 : Tốc độ tăng vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2002- 2006 (Đơn vị : %) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tốc độ tăng liên hoàn -9,45 9,57 34,92 8,24 Tốc độ tăng định gốc -9,45 -0,79 33,86 44,88 ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) Tổng chi phí đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn 2002- 2006 của công ty có sự biến động không ổn định. Năm 2002, tổng chi phí cho hoạt động này là 127 triệu đồng nhưng lại giảm trong năm 2003 và 2004 ( năm 2003 giảm 9,45% và năm 2004 giảm 0,79% so với năm 2002) và bắt đầu tăng mạnh trong các năm 2005 và 2006. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn định này là trong tổng chi phí đào tạo nhân lực hàng năm, ngoài khoản mục chi phí thường xuyên hàng năm là chi phí đào tạo thường xuyên thì còn có chi phí đào tạo sử dụng máy móc, công nghệ mới. Khoản chi phí này chỉ được thực hiện khi công ty thực hiện dự án đầu tư đổi mới công nghệ, do đó trong hai năm 2003 và 2004, công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng không phải đầu tư cho hoạt động đào tạo này, dẫn đến tổng chi phí đào tạo giảm so với 2002 3.4. Đầu tư cho hệ thống thông tin. Trong thời đại ngày nay khi mà thông tin trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất cho việc ra quyết định thì đầu tư vào hệ thống thông tin là một đòi hỏi khách quan của mọi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải nắm bắt chính xác những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp, về thị trường, về khách hàng, về nhà cung ứng, về đối thủ cạnh tranh,… Do đó các doanh nghiệp phải có hệ thống thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh nhậy, chính xác nhằm phục vụ cho việc ra quyết định một cách tốt nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đó của hệ thống thông tin trong tổ chức, trong giai đoạn 2002- 2006, công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng đã bắt đầu chú trọng hơn trong hoạt động đầu tư cho hệ thống thông tin của công ty. Công ty đã đầu tư xây dựng một hệ thống thông tin và dữ liệu tiên tiến, khoa học. Các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, về khách hàng, nhà cung ứng, về chất lượng sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm,… đều được xử lý và phản ánh kịp thời cho cán bộ chức năng để phục vụ cho việc ra quyết định một cách nhanh chóng và chính xác. Nhờ chú trọng đầu tư cho hệ thống thông tin, quá trình thông tin của công ty trong những năm qua đã được thực hiện xuyên suốt cả trong nội bộ công ty (từ lãnh đạo đến các phòng ban, các xưởng và nhà máy) và cả trong quá trình thông tin của công ty với các chủ thể bên ngoài. Quá trình thông tin của công ty hiện nay được thực hiện thông qua điện thoại nội bộ, nối mạng máy tính (trong nội bộ từng khu vực của công ty) và qua điện thoại, fax, văn bản báo cáo (thông tin giữa các khu vực của công ty). Hiện nay, công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng đang có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống nối mạng thông tin trong toàn công ty để thuận tiện cho việc liên lạc, ra quyết định và chỉ đạo thực hiện diễn ra nhanh chóng, kịp thời. Cùng với việc đầu tư nối mạng thông tin toàn công ty thì công ty cũng có kế hoạch đào tạo vi tính cho cán bộ công nhân viên để họ có thể ứng dụng và làm việc dễ dàng với hệ thống thông tin mới. Chi phí hàng năm cho hoạt động đầu tư cho hệ thống thông tin của công ty những năm qua thể hiện trong bảng sau: Bảng 13: Vốn đầu tư cho hệ thống thông tin giai đoạn 2002- 2006 ( Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Chi phí đầu tư 120 155 135 143 170 ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) Bảng 14: Tốc độ tăng vốn đầu tư cho hệ thống thông tin giai đoạn 2002- 2006 ( Đơn vị : %) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tốc độ tăng liên hoàn 29,17 -12,90 5,93 18,88 Tốc độ tăng định gốc 29,17 12,50 19,17 41,67 ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) Qua bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2002- 2006, lượng vốn đầu tư cho hệ thống thông tin qua các năm là tương đối đồng đều. Năm 2002, vốn đầu tư cho hệ thống thông tin là 120 triệu đồng thì năm 2003 đã tăng 29,17% và lên đến 155 triệu đồng. Năm 2004, vốn đầu tư là 135 triệu đồng giảm 12,9% so với năm 2003 nhưng lại tăng 12,5% so với năm 2002;và năm 2005 là 143 triệu đồng có giảm chút ít so với năm 2003 tổng vốn là 155 triệu đồng nhưng không đáng kể.Cho đến năm 2006, vốn đầu tư cho hệ thống thông tin của công ty đã là 170 triệu đồng, tăng 41,67% so với năm 2001. Tóm lại công ty luôn chú trọng đầu tư cho hệ thóng thông tin qua các năm. Nhờ vậy, cho đến nay công ty đã có một hệ thống thông tin khá hiện đại, đáp ứng phần nào nhu cầu quản lý và sản xuất. 4. Hoạt động đầu tư phát triển xét theo hình thức đầu tư: Bảng15: Các DAĐT phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 2002- 2006 Đơn vị:triệu đồng STT Tên DA Năm thực hiện Hình thức đầu tư Tổng vốn ĐT 1 DA đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm vật liệu XD phục vụ thi công CT thủy điện Hương Điền và các công trình khác. Từ quý IV năm 2006 Đầu tư chiều sâu. DA sẽ ĐT làm 2 giai đoạn: - Gđ1: Đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm và các hạng mục phụ trợ. - Gđ2: Đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị. 3.573,611 2 DA đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực thiết bị sản xuất cát, đáphục vụ thi công công trình thủy điện Sông Tranh 2 và các công trình thủy điện thủy lợi khác đến năm 2010. Từ quý IV năm 2006 Đầu tư chiều sâu. DA sẽ ĐT làm 2 giai đoạn: - Gđ1:Đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, nhà kho phụ trợ, móng trạm dây chuyền nghiền đá và cát công nghiệp. - Gđ 2: Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và lắp đặt đưa vào vận hành thi công tại công trình thủy điện Sông Tranh 2. 41.884,067 3 DA đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực thiết bị sản xuất cát, đá; thiết bị sãn xuất bê tông đầm lăn(RCC)và bê tông thường(CVC) phục vụ thi công công trình thủy điện Hương Điền và các công trình thủy điện thủy lợi khác đến năm 2011. Từ quý I năm 2007 Đầu tư chiều sâu Dự án sẽ đầu tư làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, nhà kho phụ trợ, móng trạm dây chuyền nghiền sàng đá và cát công nghiệp. Giai đoạn 2: Đầu tư mới mua sắm máy móc thiết bị và lắp đặt đưa vào vận hành thi công tại công trình thuỷ điện Hương Điền. 56.777,369 III.ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2002-2006 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG. 1.Những kết quả và hiệu quả trong hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần cơ điện và xây dựng giai đoạn 2002-2006. 1.1.Kết quả hoạt động đầu tư giai đoạn 2002-2006: * Về kết quả hoạt động đàu tư cho máy móc thiết bị công nghệ và phương tiện vận tải : Với việc thực hiện các giai đoạn đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất giai đoạn 2002- 2006 thì trình độ thiết bị công nghệ và năng lực sản xuất của công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng đã được nâng lên đáng kể. Cho đến nay, trình độ công nghệ của công ty đã ở mức khá hiện đại so với trình độ chung của toàn ngành cơ điện và xây dựng trên cả nước. Đặc biệt, dự án ‘’đầu tư dây chuyền thiết bị trạm trộn bê tông đầm lăn công suất 150m3/h tại công trình thủy điện Bình Điền’’ với tổng mức đầu tư 19.628,41 triệu đồng đã hoàn thành và đưa vào thai thác hiện đang phục vụ cho công trình thủy điện Bình Điền từ tháng 5/2006, đã nâng cao năng lực hoạt động của công ty lên rất nhiều. Nhờ các hệ thống máy móc thiết bị này mà tiến độ thi công của công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng ngày càng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và cạnh tranh. Kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ giai đoạn 2002- 2006 là hiện nay duy trì vận hành những thiết bị này cho dù hiệu quả không cao, lạc hậu, công ty có một số lượng lớn máy móc, thiết bị hiện đại, có đủ dụng cụ đo đạc, thiết bị thí nghiệm có độ chính xác cao do các nước CHLB Đức, Italia, Mỹ, CH Séc, Nga,Hàn Quốc chế tạo nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm cơ điện đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường. Có bảng kê máy móc thiết bị hiện có của công ty như sau: Bảng 16: Máy móc thiết bị hiện có của công ty STT Tên thiết bị Chủng loại Nước sản xuất Số lượng Chất lượng Vốn đầu tư (Triệu đ) 1 Máy xúc lật 200m3/h Komasu WA350-1 Nhật Bản 1 Mới 100% 21,500 2 Máy đầm 200m3/h Misaka MT72 Nhật 2 Mới 100% 44,380 3 Dàn Notebook Compaq HP Hàn Quốc 1 Mới 100% 20,785 4 Máy bơm nước Matra CM 50-200B Italia 2 Mới 100% 26,666 5 Máy nghiền đá kiểu đứng120T/h-200KW Pl8500 Đức 1 Mới 100% 2.248,701 6 Máy photocopy Analog Canon NP7210 Nhật 1 Mới 100% 27,440 7 Máy phát điện 1 pha 12KVA Trung Quốc 1 Mới 100% 12,700 8 Máy toàn đạc điện tử R315NX Pentax Hàn Quốc 1 Mới 100% 123,636 9 Máy phát điện 3 pha+ bệ máy+ curoa+ byly 10KW Hyundai Trung Quốc 1 Mới 100% 10,830 10 Máy phát điện 5GLFA động cơ Diezel Kamaz Đức 1 Mới 100% 29,523 11 Hệ thống ghi phụt vữa TS-2 Trung Quốc 1 Mới 100% 859,882 12 Xe cầu tải 11 tấn HuynDai BKS 72M-9202 Hàn Quốc 1 Mới 100% 388,380 ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) * Về kết quả hoạt động đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc: Hệ thống nhà xưởng, cơ sở hạ tầng của công ty được xây dựng từ lâu nên bắt đầu xuống cấp, hư hỏng nhiều. Do vậy trong giai đoạn 2002- 2006 vừa qua, công ty đã chú ý đầu tư sửa chữa, nâng cấp và cả đầu tư xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc, góp phần cải tạo, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Có bảng tổng hợp giá trị tài sản cố định được huy động vào sản xuất trong giai đoạn 2002- 2006 như sau: Bảng 17: Giá trị tài sản cố định huy động vào sản xuất giai đoạn 2002- 2006 ( Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị tài sản cố định huy động 6.181,36 5.125,546 9.105,002 40.856,600 42.635,751 ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) * Về kết quả hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực: trong những năm qua, công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam đã có sự chú ý đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực, do vậy đã thu được kết quả nhất định. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần, ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyển dụng đã có sự thay đổi về hình thức và nội dung, chất lượng nhân sự thu được thông qua tuyển dụng đã được nâng lên đáng kể. Hoạt động đào tạo và đào tạo lại được thực hiện thường xuyên hơn, đã góp phần trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Chế độ lương, thưởng luôn bảo đảm thực hiện tốt, giúp người lao động yên tâm lao động, cống hiến cho sự phát triển của toàn công ty. Công tác bảo hộ lao động luôn được chú ý thực hiện, điều kiện lao động được nâng cao góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. Đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên công ty được chú ý chăm lo với nhiều hình thức văn hoá giải trí và các hoạt động khác, góp phần khuyến khích nguời lao động hăng hái, phấn khởi làm việc. Có số liệu về số lao động của công ty giai đoạn 2002- 2006 như sau : Bảng 18: Cơ cấu lao động phân theo tính chất và trình độ lao động (Đơn vị: %) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số lao động 100 100 100 100 100 1.Phân theo tính chất lao động -Lao động trực tiếp 77,5 78,1 80,4 81 81,5 -Lao động gián tiếp 22,5 21,9 19,6 19 18,5 2.Phân theo trình độ -ĐH và trên ĐH 17,5 17,9 19,6 20,4 20,4 -CĐ và trung cấp 32,5 32,4 34,9 36,7 37,8 -PTTH và THCS 50 49,7 45,5 42,9 41,8 ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) Nhờ ngày càng chú trọng hơn cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty đã tăng lên. Số lượng cũng như tỷ trọng lao động có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng ngày càng tăng, trong khi đó số lượng và tỷ trọng của lao động có trình độ thấp như phổ thông và trung học ngày càng giảm. 1.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư giai đoạn 2002- 2006. * Thứ nhất về mức gia tăng sản lượng sản phẩm giai đoạn 2002- 2006: Sau quá trình thực hiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất giai đoạn 2002-2006 công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng đã thu được một số kết quả đáng chú ý. Một số các sản phẩm của công ty đã khẳng định được chất lượng trên thương trường, hiệu quả khi sử dụng và vận hành, được sản xuất và bán rộng rãi trong và ngoài nước,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản lượng sản xuất của công ty, đây cũng chính là các sản phẩm mà công ty đã tập trung đầu tư trong giai đoạn 2002- 2006 vừa qua. Tổng sản lượng sản phẩm cả về hiện vật và giá trị của công ty trong những năm qua đã tăng lên một cách rõ rệt. Có thể thấy điều này qua các bảng số liệu sau: Bảng 19: Mức gia tăng sản lượng sản phẩm từ 2002-2006: Sản lượng Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Ván phụ thủy lực Chiếc 3.952 3.660 5.701 6.962 Máy ép nhựa Cái 3.716 4.953 5.318 7.492 Khớp cầu xi lanh thủy lực Chiếc 729 897 860 645 Máy say cà phê( loại trống quay) 5 Tấn hạt/ mẻ. Cái 0 1 2 2 Xe vận chuyển Container trong hàng không Cái 24 35 35 41 ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) * Thứ hai, về mức gia tăng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2002- 2006. Có thể thấy, trong giai đoạn 2002- 2006 doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng. Bảng 20: Mức gia tăng và tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu (triệu đồng) 19.474 28.347,035 32.105,035 38.642,353 41.988 - Doanh thu tăng thêm(triệu đồng) 8.873,04 3.758,00 6.537,32 3.345,65 - Tốc độ tăng liên hoàn (%) 45,56% 13,26% 20,36% 8,66% - Tốc độ tăng định gốc (%) 45,56% 64,86% 98,43% 115,61% Lợi nhuận (triệu đồng) 1.682 1.898,993 3.786,655 4.796,612 4.995,266 - Lợi nhuận tăng thêm (triệu đồng) 216,99 1.887,66 1.009,96 198,65 - Tốc độ tăng liên hoàn (%) 12,90% 99,40% 26,67% 4,14% - Tốc độ tăng định gốc (%) 12,90% 125,13% 185,17% 196,98% ( Nguồn : Phòng Kế toán- Tài chính) Về doanh thu: từ năm 2002 đến năm 2006, doanh thu của công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng đã tăng gấp đôi, từ 19.474 triệu đồng năm 2002 lên tới 41.988 triệu đồng năm 2006 (tăng 22.514 triệu đồng, tức tăng 115,61%), đây là một kết quả khả quan, rất đáng khích lệ. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu không ổn định giữa các năm và có chiều hướng tăng chậm lại trong cả giai đoạn. Năm 2003, doanh thu tăng 45,56% so với năm 2002 (tăng 8.873,04 triệu đồng nhưng lượng tăng tuyệt đối lại lớn nhất trong cả thời kỳ), năm 2004, doanh thu tăng với tỷ lệ chậm hơn so với năm 2003 và đạt mức 13,26%. Nhưng đến năm 2005 thì tốc độ tăng doanh thu lại tăng 20,36% tức tăng 6.537,32 triệu đồng so với năm 2004. Doanh thu năm 2006 tăng ít hơn năm 2005 cả về số tương đối và lượng tăng tuyệt đối với mức 3.345,65 triệu đồng (tăng 8,66% so với năm 2005). Về lợi nhuận: trong cả giai đoạn 2002- 2006, lợi nhuận của công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng đã tăng gần gấp đôi (khoảng 196,98%) và lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, điều này thể hiện sự hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư của công ty những năm qua. Từ năm 2002 đến 2005, lợi nhuận của công ty liên tục tăng nhưng bị suy giảm trong năm 2006( về tốc độ tăng liên hoàn). Năm 2003, lợi nhuận đã tăng 12,90% so với năm 2002 và đạt mức 1.898,993 triệu đồng (tăng 216,99 triệu đồng). Năm 2004, lợi nhuận tăng mức tăng là 1.887,66 triệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Thực trạng và giải pháp.docx
Tài liệu liên quan