MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 31
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH ĐẤU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẤT ĐỘNG SẢN LANMAK GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bất động sản Lanmak 32
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak 32
1.1.1.1. Lịch sử hình thành cùa Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak 32
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức,chức năng và nhiệm vụ của công ty Lanmak 35
1.1.2 . Đặc điểm hoạt động kinh doanh và năng lực của công ty Lanmak: 310
1.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty Lanmak 310
1.1.2.2. Hoạt động kinh doanh của công ty Lanmak: 315
1.1.2.3. Năng lực của công ty Lanmak: 317
1.2. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak giai đoạn 2006 - 2008 331
1.2.1. Tình hình về vốn đầu tư phát triển của công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008 331
1.2.1.1. Quy mô vốn đầu tư của công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008 331
1.2.1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư của công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008: 332
1.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển của công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008 343
1.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản: 345
1.2.2.2. Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 346
1.2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: 348
1.2.2.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing 350
1.2.2.5. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ 353
1.2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty Lanmak 354
1.2.3.1 Kết quả hoạt động đầu tư phát triển: 354
1.2.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 362
1.2.3.3. Những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty Lanamk: 370
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẤT ĐỘNG SẢN LANMAK ĐẾN NĂM 2020.
2.1. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2020 373
2.1.1 Nội dung của chiến lược phát triển của công ty Lanmak 2009 - 2020 373
2.1.1. 1 Mục tiêu tổng quát: 373
2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể: 373
2.2. Phân tích ma trận SWOT của hoạt động đầu tư phát triển của công ty Lanmak: 374
2.2.1. Điểm mạnh (S – Strengths) 374
2.2.2. Điểm yếu (W - Weaknesses). 375
2.2.3. Những cơ hội và thách thức đối với công ty Lanmak (O – Opportunities). .76
2.2.4. Những thách thức đối với hoạt động đầu tư phát triển của công ty Lanmak (T – Threats) 376
2.3. Một số giải pháp đấy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Lanmak 377
2.3.1. Giải pháp về huy động vốn 377
2.3.2. Giải pháp về sử dụng vốn đầu tư: 379
2.3.3. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ bản: 380
2.2.4. Giải pháp về đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 382
2.2.5. Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 383
2.2.6. Giải pháp đầu tư Marketing, phát triển thương hiệu 385
2.2.7. Giải pháp đầu tư khoa học công nghệ: 386
2.2.8. Một số giải pháp khác: 387
2.4. Kiến nghị đối với Tổng công ty Xây dựng Hà Nội và với nhà nước 388
KẾT LUẬN 391
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 392
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đóng góp lớn vào tổng nguồn vốn đầu tư cho công ty.
Để thấy rõ được con số tuyệt đối và con số tương đối giữa tỷ trọng của những nguồn vốn khác trong công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008 ta có thể phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 1.12: Số lượng và tỷ trọng nguồn vốn khác trong tổng VĐT của công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Vốn khác
VNĐ
184.982.963
182.977.921
529.494.133
%
1,15
0,46
1,36
Tổng vốn đầu tư
VNĐ
16.117.461.818
39.795.413.032
38.977.936.150
%
100
100
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty Lanmak)
Ta thấy từ năm 2006 đến năm 2008 thì mức nguồn vốn khác đóng góp cho tổng vốn đầu tư có tăng lên đáng kể, nhất là từ năm 2007 đến năm 2008 thì nguồn vốn này tăng lên gấp 3 lần. Tương ứng với con số tuyệt đối đó thì mức số tỷ lệ tương đối cũng thể hiện tỷ trọng vốn khác cũng tăng lên đó là tăng từ mức 0,46% đến mức 1,36%.
Tuy nhiên mức tăng này thực sự nhỏ so với các công ty các hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản khác như Vinaconex (tỷ lệ này là 11,25%). Điểm hạn chế ở công ty Lanmak đó là công ty chưa tham gia niêm yết trên sàn giao dịch HASTC nên chưa thu hút được nguồn vốn đầy tiềm năng như hiện nay. Và theo kế hoạch thì công ty đang trong giai đoạn chuẩn bị cho việc lên sàn giao dịch tại Hà Nội, khi đã đủ điều kiện để tham gia niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch thì công ty có điều kiện tăng uy tín thương hiệu và quảng bá hình ảnh và năng lực thực sự của mình, đồng thời dễ dàng bổ sung được nguồn vốn cho công ty thực hiện các hoạt động thi công, thiết kế và xây dựng các công trình, DAĐT lớn hơn. Hy vọng là kế hoạch của công ty sẽ sớm được thực hiện và thu được hiệu quả như mong đợi.
1.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển của công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008
Để phục vụ cho hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến từng khía cạnh của công cuộc đầu tư của mình trên tất cả các hoạt động đầu tư. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế thời kỳ hội nhập phát triển cùng xu hướng phát triển mới của nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS sẽ nói nên tầm quan trọng cũng như tính tất yếu của hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS đối với Việt Nam trong sự nghiệp CNH – HĐH nền kinh tế.
Biếu đồ 1.67: Tỷ lệ các lĩnh vực đầu tư trong tổng vốn đầu tư của công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty Lanmak)
Qua biểu đồ trên ta thấy nội dung ưu tiên của các lĩnh vực đầu tư trong tổng vốn đầu tư được sắp xếp theo thứ tự giảm dần đó là :
Thứ nhất, công ty tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ cao nhất, ở mức 64,7%, đây là mức tỷ lệ cao so với các nội dung đầu tư khác của công ty.
Thứ hai, tập trung cho đầu tư mua sắm máy móc thiết bị: nội dung này cũng quan trọng không kém nội dung đầu tư xây dựng cơ bản của công ty (Chiếm tỷ lệ 14,4%)
Thứ ba, đầu tư phát triển nguồn nhân lực: chiếm tỷ lệ cũng tương đối thấp hơn so với đầu tư máy móc thiết bị, ở mức 7,1%.
Thứ tư, đầu tư nâng cao khả năng khoa học công nghệ: công ty đang đầu tư cho khoa học công nghệ chiếm tỷ lệ gần bằng với nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chiếm tỷ lệ 7,9% so với tổng các nội dung đầu tư của công ty.
Thứ năm, đầu tư cho hoạt động Marketing: đây là nội dung đầu tư thấp nhất trong các nội dung trên, chiếm tỷ lệ khoảng 5,9% trong tổng nội dung đầu tư phát triển của công ty.
Ta có mức giá trị tuyệt đối của các nội dung đầu tư cụ thể trong từng năm của giai đoạn 2006 - 2008 được thể hiện trong bảng dưới. Do đặc thù Công ty Xây lắp kết hợp đầu tư nên nguồn vốn đầu tư không được phân bổ chi tiết. Vốn đầu tư được xây dựng trên cơ sở kế hoạch triển khai từng dự án, phụ thuộc tiến độ, khả năng huy động vốn của người mua.
Bảng 1.13: Nội dung vốn đầu tư phát triển của công ty Lanmak giai đoạn 2006
- 2008
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Đầu tư xây dựng cơ bản
VNĐ
9.154.718.313
26.185.381.775
26.310.106.901
%
56,80
65,8
67,5
2
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị
VNĐ
4.093.835.302
4.855.040.390
4.404.506.785
%
25,40
12,2
11,3
3
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
VNĐ
1.015.400.095
2.905.065.151
2.884.367.275
%
6,30
7,3
7,4
4
Đầu tư cho hoạt động Marketing
VNĐ
870.342.938
2.308.133.956
2.416.632.041
%
5,40
5,8
6,2
5
Đầu tư nâng cao khả năng khoa học công nghệ
VNĐ
983.165.171
3.541.791.760
2.962.323.147
%
6,10
8,9
7,6
Tổng vốn đầu tư
VNĐ
16.117.461.818
39.795.413.032
38.977.936.150
%
100
100
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty Lanmak)
1.2.2.1 Đầu tư xây dựng cơ bản:
Đầu tư xây dựng cơ bản của một Doanh nghiệp thường bao gồm các hoạt động : Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây lắp, mua sắm máy móc và thiết bị. Đây là hoạt động đầu tư quan trọng trong DN, là hoạt động tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho DN. Trong DN vốn chi cho hoạt động này chiếm một tỷ trọng rất lớn. Thường chiếm trên 50% vốn bỏ ra ban đầu của DN.
Bảng 1.14: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty Lanmak trong giai đoạn 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đầu tư xây dựng cơ bản
VNĐ
9.154.718.313
26.185.381.775
26.310.106.901
%
56,80
65,8
67,5
Tổng vốn đầu tư
VNĐ
16.117.461.818
39.795.413.032
38.977.936.150
%
100
100
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty Lanmak)
Xét về hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của Công ty thì đây là một nội dung được chú trọng với lượng vốn đầu tư hàng năm rất lớn. Nguồn vốn chủ yếu huy động cho công tác đầu tư cơ sở hạ tầng của Công ty là nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay ngân hàng thương mại. Với các dự án đầu tư cho Trụ sở làm việc của Công ty, các dự án xây mới các trạm bê tông thương phẩm…có thể thấy cơ sở hạ tầng của Công ty ngày càng được đồng bộ và hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại và trong tương lai của Công ty trong nền kinh tế thị trường.
Các trụ sở làm việc của Công ty Lanmak: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự sôi động của thị trường cùng với sự năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần Lanmak đã không ngừng phát triển và đạt được những thành công đáng ghi nhận. Vốn tích luỹ của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Các đối tác của Công ty ngày càng đa dạng từ các công ty nhà nước, tư nhân đến các công ty, tổ chức nước ngoài. Với vị thế mới, để phù hợp với xu thế phát triển chung ngày càng hiện đại của xã hội, Công ty Lanmak quyết định đầu tư xây dựng lại trụ sở làm việc, thực hiện dự án theo hướng kết hợp xây dựng Trụ sở làm việc với văn phòng cho thuê phục vụ nhu cầu thuê văn phòng rất lớn trên địa bàn.
Biểu đồ 1.87: Mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty Lanmak giai đoạn 2006 – 2008
(Nguồn: Phòng ĐT & QLCTXD)
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy công ty Lanmak vào năm 2007 mới bắt đầu chú trọng đầu tư vào xây dựng cơ bản nhiều, và đạt mức độ đó ở năm 2008. Tỷ trọng đầu tư cho xây dựng cơ bản trong năm 2006 đó là 9,154 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007 và năm 2008 con số đó đã lên tới hơn 26 tỷ đồng. Đó là mức tăng đáng kể của công ty trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Nguyên nhân chủ yếu là công ty trong 2 năm 2007 và 2008 thực hiện thi công xây dựng rất nhiều công trình dự án đầu tư lớn. Do đó việc tập trung vốn đầu tư phát triển lớn cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản của công ty.
1.2.2.2 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị:
Năng lực máy móc thiết bị của Công ty Lanmak: với các loại máy móc thiết bị hiện đại được sản xuất tại Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Thái Lan…có công suất lớn, có thể thấy rằng hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng do chủ đầu tư yêu cầu.
Bảng 1.15: Mức vốn đầu tư cho mua sắm MMTB và tỷ trong vốn đầu tư cho mua sắm MMTB trong tổng vốn đầu tư của công ty Lanmak giai đoạn 2006 – 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị
VNĐ
4.093.835.302
4.855.040.390
4.404.506.785
%
25,40
12,2
11,3
Tổng vốn đầu tư
VNĐ
16.117.461.818
39.795.413.032
38.977.936.150
%
100
100
100
(Nguồn: Phòng ĐT & QLCTXD)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy mức vốn đầu tư cho mua sắm MMTB của công ty Lanmak nhìn chung là tăng từ năm 2006 đến năm 2008. Trong giai đoạn này thì năm 2007 mức vốn đầu tư của công ty là cao nhất, đạt mức 4,855 tỷ đồng. Đến năm 2008 mức vốn đầu tư vào MMTB đã bắt đầu giảm dần. Do công ty Lanmak vừa mới sát nhập với chi nhánh phía Bắc của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội nên việc đầu tư cho mua sắm MMTB trong giai đoạn 2006 – 2008 là khá nhiều.
Tương ứng với mức tăng vốn đầu tư cho mua sắm MMTB, ta có thể thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho mua sắm MMTB trong tổng vốn đầu tư của công ty Lanmak giai đoạn 2006 – 2008 tăng dần, tăng từ mức 16,12 % lên mức 38,97%. Năm 2007 tỷ trọng vốn đầu tư này vẫn chiếm mức cao hơn so với 2 năm 2006 và năm 2008.
Ta có thể thấy tình hình biến động về nội dung đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị của công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008 được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.89: Nội dung vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cuả công ty Lanmak giai đoạn 2006 – 2008
(Nguồn: Phòng Dự án của Công ty Lanmak)
Thời gian qua Công ty Lanmak đã liên tục đầu tư thêm hàng loạt các loại máy móc hiện đại như: Cần cẩu tháp QTZ 5013; Máy đào KOMATSU; Model PC350 - 7; Cần cẩu tự hành KOBELCO 7055…Việc đầu tư theo hướng mới này đã tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao thế và lực cho Công ty trong công tác đấu thầu cạnh tranh thị trường.
Đặc biệt, trong năm 2008 vừa qua Công ty đã quyết định đầu tư hàng loạt các trang thiết bị máy móc thi công như 2 cần cẩu, 2 Máy khoan, 3 Máy đào mới, 2 Máy đầm đất; 20 bộ giáo chống và các trang thiết bị phục vụ thi công khác góp phần nâng cao năng lực thi công của công ty.
Công ty Lanmak đang dự kiến những năm tiếp theo sẽ tiến hành đầu tư đồng bộ hóa hàng loạt các thiết bị hiện đại khác.
Số lượng máy móc thiết bị công ty đã đầu tư mua sắm trong những năm gần đây để phục vụ cho hoạt động thi công thiết kế của mình như: đầu tư mua cần cẩu tự hành, cần cẩu tháp, máy khoan cọc nhồi, máy đào, máy dầm đất, máy phát điện, các côtpha và giáo chống với số lượng...những thiết bị đó được nhập từ các nước có thương hiệu lớn như từ Nhật Bản, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Thái Lan…
1.2.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực:
NNL là yếu tố quan trọng trong hàm sản xuất của DN. Một DN có chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ có nhiều tiềm năng để đưa DN đi lên và luôn phát triển. Nhận thấy điều đó Công ty luôn có chính sách khuyến khích các cán bộ công nhân viên của mình không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng và tay nghề. Mặt khác công tác tuyển dụng của công ty ngày càng được chú trọng theo chiều sâu đảm bảo tuyển dụng được đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi. Với một tư duy năng động sáng tạo, ban lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn đầu tư lớn cho nguồn nhân lực. Có thể thấy rõ điều đó thông qua biểu đồ về nguồn nhân lực của Công ty Lanmak như sau:
Bảng 1.16: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty Lanmak trong giai đoạn 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
VNĐ
1.015.400.095
2.905.065.151
2.884.367.275
%
6,30
7,3
7,4
Tổng vốn đầu tư
VNĐ
16.117.461.818
39.795.413.032
38.977.936.150
%
100
100
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty Lanmak)
Trong giai đoạn 2006 - 2008 công ty Lanmak đã có sự chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt là năm 2007 so với năm 2006 thì tỷ trọng đầu tư cho nguồn nhân lực tăng lên đáng kế (khoảng trên 1 tỷ đồng) và năm 2008 tiếp tục tăng cường đầu bỏ vốn vào cho hoạt động đầu tư phát triển tăng lên ở mức xấp xỉ 1 tỷ đồng.
Biểu đồ 1.910: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực cuả công ty Lanmak giai đoạn 2006 – 2008
(Nguồn: Phòng Dự án của Công ty Lanmak)
Qua biểu đồ trên ta thấy nội dung vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty Lanmak tăng dần từ năm 2006 đến năm 2008, đặc biệt năm 2008 đạt mức gần 2,7 tỷ đồng. Đây là con số khá cao so với 2 năm 2006 và 2007. Qua đó ta có thể thấy công ty Lanmak đang dần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công ty. Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề được quan tâm và chú trọng trong tất cả các công ty hiện nay.
Các nội dung chủ yếu của hoạt động đầu tư phát triển của công ty Lanmak đó là gồm: công ty đã liên kết với các trường đại học và cử một số cán bộ của công ty đi học thêm các lớp nâng cao trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực như: kinh tế, chứng khoán, lĩnh vực thiết kế kỹ thuật cho các công trình…
Bên cạnh đó công ty còn tổ chức các chương trình khuyến khích người lao động thường xuyên tham gia vào các chương trình cuộc họp, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm và có các chương trình khen thưởng đối với các cán bộ hoàn thành sớm công việc và không vi phạm quy chế của công ty đề ra hoặc có những sáng kiến mới giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
1.2.2.4. ĐVề đầu tư cho hoạt động Marketing
Giai đoạn năm 2003 - 2008, thị trường bất động sản Việt Nam có xu hướng chững lại và đóng băng, đặc biệt năm 2008 là năm đầy khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước. Khó khăn này ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư nói chung và nguồn vốn cho xây dựng cơ bản nói riêng. Mảng công trình có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA) giảm sút, chậm giải ngân. Khu vực các công trình có vốn đầu tư trong nước đình trệ và giãn tiến độ do bị siết chặt nguồn vay, tăng lãi suất cho vay.
Bảng 1.17: Vốn đầu cho hoạt động Marketing của công ty Lanmak trong giai đoạn 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đầu tư cho hoạt động Marketing
VNĐ
435.171.469
1.154.066.978
1.208.316.021
%
0,027
0,029
0,031
Tổng vốn đầu tư
VNĐ
16.117.461.818
39.795.413.032
38.977.936.150
%
100
100
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty Lanmak)
Cùng nhau đoàn kết và vượt lên khó khăn với sự nỗ lực chung của toàn thể CBCNV trong Công ty họ đã vận dụng tốt uy tín của thương hiệu của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội và trước đây là chi nhánh phía Bắc của tổng công ty Xây dựng Hà Nội, với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty để tham gia marketing chào giá, đấu thầu các công trình.
Ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động Marketing trong tổng vốn đầu tư của công ty Lanmak trong giai đoạn 2006 - 2008 chiếm tỷ lệ khá nhỏ, năm 2008 đạt mức cao nhất trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 nhưng cũng chỉ chiếm 0,031% trong tổng vốn đầu tư của năm 2008. Điều đó
Bảng 1.18: Hoạt động marketing chào giá, đấu thầu của Công ty Lanmak
Các chỉ tiêu
Thực hiện (tỷ đồng)
Kế hoạch (tỷ đồng)
Tỷ lệ hoàn thành (%)
A
Đấu thầu, chào giá
220
150
A.1
Vốn đầu tư nước ngoài
200
110
A.2
Vốn đầu tư trong nước
120
30
(Nguồn: Phòng Dự án của công ty Lanmak)
Đối với các công trình có vốn đầu tư trong nước, công ty cố gắng khai thác thông tin về công trình từ trong quá trình lập dự án, thiết kế... để đưa vào kế hoạch đấu thầu.
Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng lợi thế đã có quan hệ, uy tín từ trước, Công ty luôn tranh thủ các mối quan hệ, bám sát các công trình từ khi hình thành dự án, cùng với các nhà đầu tư, các nhà thầu chính nước ngoài tham gia lập dự án, chào giá, đấu thầu... tư vấn cho họ các điều kiện đặc thù của thị trường Việt nam. Qua đó, sự hợp tác của Công ty luôn được đánh giá cao sự và sẵn sàng mời làm đối tác khi có điều kiện.
Trong công tác triển khai đấu thầu bước đầu được chuyên môn hoá từ các khâu tính toán khối lượng, khảo sát thị trường, xây dựng giá, lập biện pháp thi công, hồ sơ năng lực, pháp lý...
Ta có thể thấy được nội dung đầu tư cho hoạt động Marketing của công ty trong giai đoạn 2006 - 2008 để thấy được sự biến động về hướng đầu tư của công ty.
Biểu đồ 1.110: Nội dung vốn đầu tư cho hoạt động Marketing cuả công ty Lanmak giai đoạn 2006 – 2008
(Nguồn: Phòng Dự án của Công ty Lanmak)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy xu hướng công ty ngày càng chú trọng cho đầu tư vào hoạt động Marketing hơn, năm 2006 tỷ trọng vốn đầu tư của công ty tập trung cho lĩnh vực này chỉ làm 08 tỷ đồng nên việc tập trung đầu tư xây dựng cơ bản cho năm này mới là quan trọng, cùng một lúc công ty không đủ điều kiện để đầu tư cho nhiều mảng và lĩnh vực được, bởi vì số lượng vốn đầu tư của công ty là có hạn, nhất là giai đoạn này tình hình nước ta và thế giới đang gặp khó khăn và việc huy động vốn cho các họat động đầu tư của công ty là điều trở ngại.
Giai đoạn năm 2007 - 2008 thì số lượng vốn của công ty đầu tư cho lĩnh vực Marketing đã tăng lên rất nhiêu so với năm 2006. Chỉ sau 1 năm mà số vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng lên gần 3 lần (tăng từ mức 0,8 tỷ đồng đến mức 2,8 tỷ đồng) và đến năm 2008 thì tiếp tục tăng lên nhưng ở mức vừa phải đó là khoảng 2,9 tỷ đồng. Qua đó cho ta thấy công ty đã nhận ra sự quan trọng của nội dung đầu tư cho lĩnh vực này như thế nào. Một DN muốn thành công và được nhiều người biết đến như một DN thành công, uy tín và hoạt động có hiệu quả thì công ty đó càng phải đầu tư nhiều cho hoạt động Marketing và quảng cáo thương hiệu, công việc này đi sau việc chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư quan trọng khác đó là: đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị đầu tư cho nguồn nhân lực…
Trong công tác xây dựng đơn giá luôn là yếu tố tiên quyết trong công tác đấu thầu, Công ty thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường, xây dựng đơn giá hợp lý, linh hoạt trong khâu áp dụng định mức, đơn giá nhà nước vào việc xây dựng giá thành, tránh hiện tượng áp dụng một cách máy móc, dập khuôn.
Ngoài ra Công ty còn phối hợp cùng Ban xây dựng của Tổng công ty tham gia đấu và thắng thầu nhiều dự án.
Việc chú trọng đầu tư cho mọi khía cạnh đầu tư phát triển của công cuộc đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản: từ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, phát triển nguồn nhân lực, đến khai thác thị trường và hoạt động marketing quảng bá thương hiệu. Mỗi một khía cạnh luôn đóng một vai trò quan trọng với sự ra đời của các công trình do công ty Lanmak thực hiện.
1.2.2.5. 6Đ Về đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ:
Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ là vô cùng cần thiết đối với các DN, là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại phát triển của DN trên thị trường. Tuy nhiên, đầu tư nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao.
Bảng 1.19: Vốn đầu tư nâng cao khả năng khoa học công nghệ của công ty Lanmak trong giai đoạn 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đầu tư nâng cao khả năng khoa học công nghệ
VNĐ
983.165.171
3.541.791.760
2.962.323.147
%
6,10
8,9
7,6
Tổng vốn đầu tư
VNĐ
16.117.461.818
39.795.413.032
38.977.936.150
%
100
100
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty Lanmak)
Mục đích của các chương trình dự án của công ty đang thực hiện là:
- Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tạo nên sản phẩm có đặc điểm nổi trội;
- Mà còn tập trung nghiên cứu tìm kiếm, phá ttriển kĩ thuật và công nghệ mới nhất, tiên tiến, cho những hoạt động của Công ty.
Hoạt động đầu tư nghiên cứu triển khai (R&D) công nghệ khoa học - kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của DN. Đây là hoạt động quan trọng nằm trong chiến lược hoạt động của DN vì khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển. Nếu DN không đầu tư cho hoạt động này thì sẽ bị tụt hậu và không thể cạnh tranh được trên thị trường.
Biểu đồ 1.121: Đầu tư nâng cao khả năng khoa học công nghệ cuả công ty Lanmak giai đoạn 2006 – 2008
(Nguồn: Phòng Dự án của Công ty Lanmak)
1.2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty Lanmak
1.2.3.1 Kết quả hoạt động đầu tư phát triển:
Vào tháng 7 năm 2009 vừa qua Công ty cổ phần cổ phần đầu tư bất động sản Lanmak chính thức sát nhập thêm chi nhánh khu vực phía Bắc của tổng công ty xây dựng Hà Nội do đó bộ máy tổ chức hoạt động của công ty Lanmak còn chưa ổn định. Tuy nhiên với sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo sát sao và kịp thời về mọi mặt của Lãnh đạo công ty Lanmak và lãnh đạo tổng công ty xây dựng Hà Nội làm cho công ty Lanmak đã phát huy được lợi thế và khắc phục được những khó khăn đưa ra những giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp để ngày càng ổn định và phát triển. Ta có thể nói rằng hoạt động đầu tư phát triển đã góp phần đáng kể vào trong tổng giá trị sản lượng của toàn công ty qua các năm và tỷ trọng đó cũng tăng dần qua các năm. Công ty Lanmak luôn giữ vững tốc độ phát triển và có sự tích lũy qua các năm.
Trong giai đoạn 2006 – 2008 công ty Lanmak có kết quả hoạt động đầu tư phát triển được thể hiện ở một số chỉ tiêu cụ thể như: doanh thu và lợi nhuận, khối lượng vốn đầu tư thực hiện, giá trị TSCĐ huy động hàng năm.
Thứ nhất, khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Ta có thể nói rằng hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động góp phần đáng kể trong tổng vốn đầu tư của công ty những năm qua và cho đến nay công ty Lanmak đã gặt hái được nhiều kết quả và kinh nghiệm.
Trong giai đoạn vừa qua công ty đã chú trọng đầu tư dàn đều vào các lĩnh vực khác nhau, tùy từng mức độ quan trọng mà công ty có sự đầu tư khác nhau vào các lĩnh vực đó như là: chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các cơ sở làm việc của công ty và một số hạng mục và công trình của tổng công ty, đầu tư xây dựng máy móc thiết bị… Nhưng để thấy rõ số lượng vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư của công ty thì ta phân tích bảng sau:
Bảng 1.20: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của công ty Lanmak giai đoạn
2006 - 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng vốn đầu tư
VNĐ
16.117.461.818
39.795.413.032
38.977.936.150
Vốn đầu tư thực hiện
VNĐ
9.103.123.260
14.210.032.365
14.563.912.300
Tỷ lệ VĐT thực hiện
%
56,5
35,7
37,4
Tốc độ tăng liên hoàn VĐT thực hiện
%
-
156
102
(Nguồn: Phòng Dự án của Công ty Lanmak)
Nhìn chung trong giai đoạn 2006 - 2008 tổng vốn đầu tư thực hiện của công ty tăng dần theo các năm cùng với tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư. Nhưng chỉ có năm 2006 thì tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của công ty trong Tổng vốn đầu tư của công ty là chiếm trên 50%, còn hai năm 2007 và 2008 thì tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của công ty trong Tổng vốn đầu tư của công ty đều ở mức dưới 50%, trong đó năm 2008 có tăng lên so với năm 2008 khoảng 2% nhưng vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân là các công trình hạng mục mà công ty nhận thực hiện hầu như đang trên đà thực hiện nên số vốn đầu tư đổ vào các công trình đó giai đoạn này ở mức thấp là điều đương nhiên.
Ta thấy tốc độ tăng liên hoàn của VĐT thực hiện năm 2007 và năm 2008 có xu hướng giảm đi từ mức 156% đến mức 102% chứng tỏ công ty các dự án đang có xu hướng chậm tiến độ, một phần vốn đầu tư đang trong tình trạng nhàn rỗi.
Thứ hai, năng lực sản xuất kinh doanh tăng thêm của Công ty Lanmak giai đoạn 2006 - 2008
Như ta đã biết hoạt động đầu tư phát triển không chỉ tạo tiền đề ban đầu cho sự ra đời của mọi doanh nghiệp mà nó còn giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển.
Biểu đồ 1.132: Doanh thu và lợi nhuận của công ty Lanmak từ năm 2006 - 2008
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Lanmak)
Nhận thấy trong hai năm 2006 và 2007 cả lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty Lanmak có xu hướng giảm xuống đáng kể: Năm 2006 lợi nhuận sau thuế từ mức 201,638 triệu đồng đến năm 2007 chỉ còn 42,895 triệu đồng.Và đến năm 2008 thì lợi nhuận sau thuế đã tăng gần gấp đôi so với năm 2006 (ở mức 377,216 triệu đồng). Công ty gặp phải nhiều khó khăn như: phải sắp xếp lại cơ cấu cán bộ trong công ty, điều phối lại các bộ phận phòng ban trong công ty, đồng thời đổi lại tên công ty thành công ty Lanmak hoàn toàn mới trên thị trường Kinh doanh và Xây dựng bất động sản. Vì thế số lượng dự án đầu tư của công ty còn khá ít, hầu như các dự án của công ty đang trong giai đoạn thực hiện. Đến nay thì công ty đã dần ổn định các hoạt đông trong công ty nên lợi nhuận tăng lên. Tuy nhiên ta thấy cả lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty Lanmak trong năm 2007 lại có xu hướng giảm đi đáng kể so với năm 2006 và năm 2008 bởi vì trong năm 2007 giá cả nguyên vật liệu xây dựng có nhiều biến động và tình hình thị trường bất động sản có nhiều biến chuyển do đó lợi nhuận thu được của công ty Lanmak trong năm nay giảm sút rất nhiều.
Thứ ba, giá trị TSCĐ huy động hàng năm của công ty Lanmak giai đoạn 2006 – 2008
Giá trị tài sản huy động chính là những công trình hạng mục và đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập khi kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và hoàn tất thủ tục bàn giao nghiệm thu công trình để đưa công trình vào hoạt động. Ta có thể thấy được lượng giá trị TSCĐ huy động của công ty so với vốn đầu tư thực hiện của công ty và hệ số huy động TSCĐ trong giai đoạn 2006 - 2008 như phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 1.21: Giá trị TSCĐ huy động hàng năm của công ty giai đoạn 2006 - 200
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31816.doc