Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát thanh truyền hình (BDC): Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH (BDC) 3

I. Giới thiệu chung về Công ty BDC 3

1. Lịch sử hình thành 3

2. Nhiệm vụ ban đầu khi mới thành lập của Công ty BDC. 4

3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty BDC: 4

4. Các sản phẩm chính của Công ty BDC: 5

5. Cơ cấu tổ chức công ty BDC 6

6. Tình hình phân bổ nhân lực 10

7. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của công ty 11

II. Tình hình kinh doanh của công ty một số năm gần đây 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH GIAI ĐOẠN 2005-2010 15

I. Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển đối với công ty BDC 15

1. Đầu tư phát triển-điều kiện kiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 15

2. Chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển phát thanh truyền hình 15

3. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty BDC trong giai đoạn hiện nay. 16

II. Tình hình vốn và nguồn vốn huy động của công ty BDC 17

1. Khái quát chung về tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của công ty BDC 17

2. Nguồn vốn huy động bên trong của công ty: 20

2.1. Nguồn lợi nhuận để tái đầu tư 20

2.2. Quỹ khấu hao 20

2.3. Vốn vay cán bộ công nhân viên 21

2.4. Vốn ngân sách và Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước: 22

3. Nguồn vốn huy động bên ngoài của công ty 22

3.1. Vốn tín dụng ngân hàng 22

3.2 Vốn huy động qua phát hành cổ phiếu: 23

III. Thực trạng các hoạt động đầu tư phát triển tại công ty BDC 23

1. Về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 23

2. Về đầu tư bổ sung hàng tồn trữ 27

3. Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 29

4. Về đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động KHCN 34

5. Về đầu tư cho các hoạt động Marketing 36

IV. Đánh giá chung về việc huy động vốn thực hiện đầu tư phát triển tại Công ty BDC 38

1. Các kết quả đạt được 38

2. Những mặt hạn chế cần khắc phục 40

3. Nguyên nhân 41

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY BDC GIAI ĐOẠN 2005-2010 43

I. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty BDC giai đoạn 2010-2015 43

1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty BDC giai đoạn 2010-2015 43

2. Kế hoạch đầu tư phát triển của công ty BDC giai đoạn 2010-2015 44

3. Những thuận lợi và khó khăn đặt ra cho công ty trong giai đoạn tới 45

3.1. Thuận lợi của Công ty BDC 45

3.2. Khó khăn của công ty BDC 46

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của công ty BDC 47

1. Các giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn vốn cho đầu tư phát triển 47

1.1. Giảm vay ngắn hạn ngân hàng, tăng cường hơn nữa việc vay vốn cán bộ công nhân viên. 47

1.2. Phát hành cổ phiếu ra công chúng 48

1.3. Thanh lý bớt Tài sản cố định nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động 49

1.4. Huy động vốn qua hợp tác liên doanh. 50

1.5. Giải pháp về vấn đề sử dụng vốn 51

2. Giải pháp cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty BDC 52

2.1. Tiến hành nâng cấp và đổi mới có chọn lọc lượng Tài sản cố định trong thời gian tới 52

2.2. Đổi mới máy móc thiết bị thông qua tín dụng thuê mua. 52

2.3. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng Tài sản cố định của công ty 53

3. Giải pháp cho hoạt động đầu tư bổ sung hàng tồn trữ 54

4. Giải pháp trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực 54

5. Giải pháp trong đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ 56

6. Giải pháp về đầu tư cho các hoạt động Marketing 57

III. Điều kiện để thực thi các giải pháp 58

1. Về phía Nhà nước 58

2. Về phía Công ty BDC 59

KẾT LUẬN 61

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3011 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát thanh truyền hình (BDC): Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thay thế đồng bộ trong giai đoạn 2005-2010. Hoạt động đầu tư xây dựng và lắp đặt các công trình của công ty chiếm từ 7,8-8,4% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản và bao gồm các khoản chi phí như: -Chi phí bảo trì và nâng cấp nhà xưởng, kho chứa: Bản thân kho chứa cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm. Nó là nơi chứa máy móc thiết bị, thành phẩm, bán thành phẩm vì vậy để sản phẩm không bị ảnh hưởng xấu thì nhà xưởng cũng cần phải được đầu tư cho phù hợp với các tiêu chuẩn về xây dựng và yêu cầu kĩ thuật của máy móc,sản phẩm. -Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trạm thu phát sóng ở các địa phương: bao gồm nhà kho, bến đậu xe… -Chi phí lắp đặt các thiết bị máy thu phát sóng, cột anten, hệ thống đèn chiếu sáng… Chi phí phá, tháo dỡ các kiến trúc, vật liệu cũ hoặc hư hỏng -Các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ 5-8%). Đây là những khoản chi phí phát sinh không thường xuyên của công ty, chủ yếu là sửa chữa và bảo dưỡng các loại TSCĐ. 2. Về đầu tư bổ sung hàng tồn trữ Theo kế toán Việt Nam, hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, hàng mua đi đường, công cụ dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang, hàng gửi bán, thành phẩm, hàng hoá. Ngoài ra, hàng tồn kho còn được phân loại theo các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đó là hàng tồn kho ở khâu dự trữ (nguyên vật liệu, hàng đi đường, công cụ dụng cụ..); hàng tồn kho ở khâu sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang) và hàng tồn kho ở khâu lưu thông (thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán). Việc phân loại hàng tồn kho gắn với các khâu của quá trình sản xuất là phù hợp hơn cả vì nó gắn quá trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Trước đây, người ta ít coi trọng đến đầu tư hàng tồn trữ và coi đây như là một hiện tượng bất thường, không đưa lại kết quả như mong muốn của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, yêu cầu hoạt động của công ty BDC cho thấy rằng việc đầu tư hàng tồn trữ là cần thiết, bởi những lý do cơ bản sau: -Điều hòa sản xuất kinh doanh: đảm bảo sự ổn định cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, hàng tồn trữ giúp công ty chủ động hơn khi tham gia đấu thầu các gói thầu mua sắm máy móc thiết bị. -Tính chất đặc thù của khí hậu Việt Nam là độ ẩm cao, mưa nhiều…ảnh hưởng tới việc vận hành máy móc, thiết bị và chất lượng thu phát sóng. Do đó công ty luôn dự trữ một lượng hàng tồn trữ cần thiết để nhanh chóng thay thế, đảm bảo cho việc thu phát sóng diễn ra một cách liên tục, không gián đoạn. -Là một cơ quan trực thuộc Chính phủ phục vụ cho lợi ích chính trị của đất nước, việc đầu tư vào hàng tồn trữ còn giúp cho công ty BDC có thể chủ động đáp ứng được những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để thấy rõ hơn thực trạng đầu tư hàng tồn trữ ở công ty BDC chúng ta hãy xem xét bảng số liệu sau Bảng 10 : Giá trị hàng hoá dự trữ 2005-2009 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đơn vị Tổng VĐT thực hiện 21.978 23.014 26.418 27.256 28.319 triệu đồng Giá trị hàng dự trữ 446 472 523 521 530 triệu đồng % dự trữ so với Tổng vốn đầu tư 2.03 2.05 1.98 1.91 1.87 % (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Từ bảng cho thấy công ty BDC luôn quan tâm đến việc dự trữ hàng hoá trong thời gian qua. Hơn nữa, tỷ lệ dự trữ này luôn ổn định phù hợp với năng lực phục vụ của các kho chứa. Hàng tồn trữ của công ty bao gồm: các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc chạy thử…Chi phí duy trì hàng tồn trữ của công ty bao gồm mua đồ đạc cất trữ (các tủ chuyên dụng), chi phí khấu hao… Tuy nhiên, có thể nhận thấy đầu tư hàng tồn trữ tuy quan trọng nhưng lại chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư thực hiện (trung bình chưa tới 2%/năm) và đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Nguyên nhân chính do hàng tồn trữ của công ty chủ yếu là các loại máy móc, linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ nên có chu trình sống tương đối ngắn, nếu dự trữ nhiều sẽ gây lãng phí. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng giúp cho công ty nhập khẩu máy móc công nghệ từ nước ngoài nhanh chóng và thuận tiện hơn (chỉ mất 1-2 tuần thay vì 4-5 tuần như trước đây) 3. Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đầu tư nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ nhân tố con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi tổ chức. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với đầu tư máy móc thiết bị nhà xưởng do ứng với những mức độ hiện đại khác nhau của công nghệ sẽ cần lực lượng lao động với trình độ phù hợp. Trình độ của lực lượng lao động được nâng cao cũng góp phần khuyếch trương tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm: đầu tư cho hoạt động đào tạo (chính quy, không chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ….) đội ngũ lao động; đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe-y tế; đầu tư cải thiện môi trường-điều kiện lao động của người lao động…Trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng được xem là hoạt động đầu tư phát triển. Là một công ty đi đầu trong công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển phát thanh truyền hình, công ty BDC từ khi thành lập cho đến nay luôn tâm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao. Hàng năm, công ty luôn dành từ 15-17% vốn đầu tư thực hiện cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Ta có thể xem xét tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực của công ty BDC trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 11: Tình hình huy động vốn cho nguồn nhân lực Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đơn vị VĐT cho nguồn nhân lực 3.352 3.609 4.422 4.586 4.738 Triệu Đồng _%trong VĐT thực hiện 15,25 15,68 16,74 16,81 16,72 % (Nguồn: Phòng kinh doanh - Cty BDC) Cùng với sự phát triển sản xuất, đội ngũ những người lao động trong công ty đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh việc phát triển lực lượng lao động bằng cách thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công ty còn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân viên, phát triển đội ngũ kế cận. Chi phí đào tạo được trích từ quỹ đầu tư phát triển và do phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm. Ta có thể xem xét tình hình đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao của công ty qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 12: Tổng hợp chi phí đào tạo lao động năm 2009 Stt Tên dự án Chi phí 1 Đào tạo cán bộ kỹ thuật chế tạo dây chuyền lắp ráp các loại máy thu phát sóng 637 2 Đào tạo cán bộ xây dựng và ứng dụng phần mềm chế tạo máy 683 3 Đào tạo cán bộ sử dụng hệ thống vi tính quản lý công ty 901 4 Đào tạo cán bộ Marketing 500 5 Đào tạo cán bộ nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin 774 6 Mở lớp nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật cơ khí điện tử 910 7 Đào tạo khác 593 Tổng 4.738 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Cty BDC) (Đơn vị: Tr.đ) Công ty rất khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty mình tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đăc biệt là chương trình đào tạo dài hạn ở trường đại học. Tuy khả năng ứng dụng tri thức không nhanh như các khoá đào tạo ngắn hạn nhưng bù lại, các trường đại học sẽ trang bị cho người lao động những tri thức mang tính hệ thống và có hiệu quả lâu dài. Công ty ưu tiên trả tiền học phí, nâng bậc lương, khen thưởng…đối với các cán bộ công nhân viên đạt thành tích cao trong học tập. Mặt khác, công ty BDC luôn coi tiền lương nhân công cao là một công cụ để khuyến khích nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm Công ty BDC trả lương cho cán bộ công nhân gồm hai phần sau : -Phần 1: Lương cơ bản theo quy định nhà nước. Lương cơ bản = Mức lương cơ bản (… đồng/người.tháng) x Hệ số lương cấp bậc quy định (Tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/93 của Chính phủ). -Phần 2: Lương năng suất hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC và được phân phối theo nguyên tắc: Năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của từng người, không phân phối bình quân, khuyến khích những người thực sự có tài năng, có trình độ chuyên môn cao. Lương năng suất = Lương cơ bản x Hệ số lương năng suất (quy định của Công ty BDC) x Hệ số điều chỉnh (quy định của Công ty BDC) Bảng 12: Hệ số điều chỉnh - Giám đốc Công ty BDC 1 - Phó giám đốc Công ty BDC 0,95 - Giám đốc các Trung tâm và các Trưởng phòng nghiệp vụ 0,80 - Phó giám đốc các Trung tâm và Phó trưởng các phòng nghiệp vụ 0,75 - CBCNV lao động tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ 0,65 - CBCNV có thời gian đóng góp cho Công ty BDC dưới 2 năm 0,5 - Hệ số tài năng trẻ 1 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) =>Thu nhập = lương cơ bản + lương năng suất. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Công ty BDC (theo báo cáo tổng kết năm 2009 ) là khoảng 2.800.000 đồng/người/tháng. Công ty BDC luôn luôn đảm bảo mức lương cơ bản cho tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty. Hệ số lương năng suất còn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC, do đó khuyến khích nhân viên công ty nỗ lực, phấn đấu làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công ty rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ người lao động, tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên của công ty mình yên tâm công tác. Tất cả các công nhân đều được trạng bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động :mũ, quần áo bảo hộ, găng tay...cùng các thiết bị an toàn khác đều được trang bị kĩ càng. Ban lãnh đạo công ty BDC đã chú trọng việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động như: thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với từng cán bộ công nhân viên chức; hàng năm tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan nghỉ mát, nâng cao đời sống tinh thần. Đối với con em cán bộ công nhân viên, công ty luôn quan tâm đến việc trao học bổng, hay phần thưởng đối với những em có thành tích cao trong học tập. Bằng những chính sách thiết thực đó, công ty BDC đã tăng cường sự gắn bó giữa các thành viên trong nội bộ công ty. Họ thêm yêu và tin tưởng công ty hơn, gắng sức đóng góp vào sự phát triển chung của đơn vị. Nhờ những chính sách đầu tư đúng đắn, công ty BDC hiện có một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên ngành, công nhân cơ khí-điện có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Điều này được thể hiện trên bảng số liệu dưới đây: Bảng 14: Tình hình lao động của công ty BDC giai đoạn 2005-2010 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Trên đại học 48 48 50 54 57 Đại học 66 68 71 79 84 Trung cấp 88 91 95 104 110 Công nhân kỹ thuật 132 135 140 138 146 Tổng cộng 334 342 356 375 397 Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính Qua bảng số liệu về lao động trên cho thấy lao động của công ty có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ khá cao (35,52%) và không ngừng gia tăng qua các năm, trong đo hầu hết đã tôt nghiệp các trường đại học danh tiếng như Bách Khoa, Kinh Tế… Bên cạnh đó, số lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề từ bậc 4/7 trở lên là 95 người, tăng so với năm 2005. Công nhân kĩ thuật của công ty chủ yếu là được đào tạo từ các trường dạy nghề. Số công nhân này chính là những người trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn và hướng dẫn các công nhân mới vào nghề làm việc. Trong số 146 công nhân kĩ thuật hiện nay của công ty thì có đến 85 công nhân là những công nhân lâu năm có tay nghề cao 4. Về đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động KHCN Khoa học công nghệ có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm. Khi công nghệ hiện đại được áp dụng năng suất lao động tăng lên, gía thành sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng được nâng cải tiến và từ đó doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp, là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại phát triển của doanh nghiệp trên thị trường Là một trong những công ty chuyên ngành, đi đầu trong công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật phát thanh truyền hình của Việt Nam, công ty BDC luôn nhận thức một cách đầy đủ về vai trò, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay và chu kỳ sống của công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Với lợi thế sẵn có ở đội ngũ lao động kỹ thuật, công ty trong thời gian qua đã cố gắng nỗ lực tận dụng chất xám tranh thủ nghiên cứu khoa học công nghệ để cải tạo công nghệ, đổi mới công nghệ cũ không chỉ bằng con đường nhập khẩu mà còn bằng cách tự nghiên cứu và triển khai. Mặt khác, tự đổi mới công nghệ không chỉ giúp công ty tự chủ về công nghệ mà còn tiết kiệm hàng tỷ đồng cho Nhà nước, giải quyết những khó khăn về vốn đầu tư. Do điều kiện tự nhiên ở Việt Nam khá phức tạp: 75% là đồi núi và cao nguyên, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều… đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thu và phát sóng. Các chuyên viên của công ty luôn nỗ lực nghiên cứu, triển khai các giải pháp tích hợp với điều kiên tự nhiên của đất nước. Nhiều sản phẩm trong số đó đã góp phần đưa sóng Đài tiếng nói Việt Nam đến với mọi miền Tổ quốc. Cho đến nay, Công ty BDC đã cung cấp và lắp đặt hơn 800 máy phát hình, máy phát thanh FM Stereo và các máy phát thanh sóng trung cho nước bạn Lào và các địa phương trên toàn quốc. Ta có thể xem xét tình hình thực hiện vốn đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ trong bảng dưới đây: Bảng 15: Tình hình huy động vốn cho hoạt động nghiên cứu KHCN Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Đơn vị VĐT nghiên cứu KHCN 4.387 4.510 4.392 5.650 5.891 Tr. Đồng _%trong VĐT thực hiện 19,96 19,6 18,67 20,71 20,79 % (Nguồn: Phòng kinh doanh - Cty BDC) Từ số liệu bảng có thể thấy công ty BDC luôn ưu tiên dành một số lượng vốn lớn cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Lượng vốn đầu tư này chiếm một tỷ phần tương đối ổn định trong tổng vốn đầu tư thực hiện (khoảng 19,87% mỗi năm). và không ngừng được gia tăng qua các năm. Mặc dù ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi đợt khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, nhưng công ty BDC bằng chính sách huy động vốn hợp lý vẫn đảm bảo được gần 6 tỷ đồng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ. Một số dự án nghiên cứu khoa học của công ty đã dược Đài Tiếng Nói Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ đánh giá cao và được Nhà nước cam kết hỗ trợ 30% kinh phí nghiên cứu như: Dự án phát triển Công nghệ Dalet trong phát thanh truyền hình hiện đại, Dự án phủ sóng lõm vùng sâu vùng xa, Dự án cải tạo các cụm loa không dây… Một số sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại của công ty mà thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường trong nước và bạn hàng quốc tế, được Cục sở Hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm của BDC đã được công bố và xác nhận bởi Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội - Sở khoa học và Công nghệ Hà Nội. Bảng 15: Một số sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại của công ty Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đơn vị Máy phát FM Stereo 50KW 54 58 61 69 75 Máy Máy phát sóng trung 2000KW 47 49 51 53 53 Máy Hệ thống thu vệ tinh TVRO,RRO 19 21 21 24 25 Bộ Hệ thống phát sóng viba số 25 27 28 32 34 Bộ Hệ thống truyền thanh không dây 32 30 36 34 33 Bộ (Nguồn: Phòng kinh doanh - Cty BDC) Như vậy, với chính sách ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, công ty BDC đã có một nền tảng công nghệ khá vững mạnh. Nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại của công ty đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và với các bạn hàng quốc tế, xứng đáng là công ty đầu ngành trong công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật phát thanh truyền hình của Việt Nam 5. Về đầu tư cho các hoạt động Marketing Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Marketing còn có thể định nghĩa là một hệ thống các hình thức kinh doanh để hoạch định, định giá chiêu mại và phân phối hàng hoá hay dịch vụ nhằm thu lợi nhuận từ thị trường, thị trường này bao gồm cả khách hàng công nghiệp, hộ tiêu dùng hiện tại và trong tương lai. Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh cao, khoản chi đầu tư cho hoạt động Marketing không những là khoản chi phí không thể thiếu mà còn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số chi phí tại công ty. Đây là khoản chi có tính chất ảnh hưởng lâu dài và tác động tới hình ảnh của công ty trên thị trường. Nhận thức đúng đắn việc sử dụng, quản lý khoản đầu tư này, công ty BDC luôn dành một lượng vốn tương đối lớn đầu tư cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Để nhận thấy rõ hơn về tình hình đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ, ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 17: Tình hình huy động vốn cho hoạt động Marketing Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Đơn vị VĐT cho hoạt động Marketing 1.112 1.178 1.324 1.061 1.167 Tr. Đồng _%trong VĐT thực hiện 5.06 5.12 5.01 3.89 4.12 % (Nguồn: Phòng kinh doanh - Cty BDC) Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy trong khoảng thời gian 2005-2007, công ty luôn duy trì một tỷ lệ tương đối ổn định vốn cho hoạt động Marketing (khoảng 5.06%mỗi năm). Tuy nhiên, trước những khó khăn về tài chính những năm 2008-2009, chi phí Marketing lại trở thành khoản mục bị cắt giảm nhiều nhất và chỉ còn 4%. Cho đến những tháng cuối năm 2009, khoản chi này mới dần ổn định trở lại. Các khoản chi phí cho hoạt động Marketing của công ty BDC bao gồm: chi phí Nghiên cứu thị trường, Quảng cáo, Hỗ trợ bán hàng và các khoản chi phí khác. Trong đó công ty đặc biệt chú trọng tới nghiệp vụ nghiên cứu thị trường địa phương-chiếm khoảng 12% tổng chi phí cho hoạt động Marketing. Cán bộ Marketing sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, khảo sát địa hình, mặt bằng dân trí, phân tích vùng lõm sóng…của địa phương; từ đó tư vấn cho lãnh đạo địa phương phương án đầu tư phù hợp. Nếu được phía địa phương đồng ý, công ty sẽ tiến hành thiết kế, lắp đặt, và cung ứng các loại máy móc thiết bị chuyên ngành. Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công ty luôn tận dụng sức mạnh của truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh của mình. Sản phẩm mang thương hiệu BDC đã được quảng cáo trên Đài Tiếng Nói Việt Nam, kênh truyền hình VOV và báo chí các loại. Cơ cấu các khoản được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây: Bảng 18 :Tổng hợp chi phí Marketing từ 2005-2009 Đơn vị:Triệu đồng Stt Danh mục Chi phí Tỷ trọng (%) 1 Nghiên cứu thị trường 701 12 2 Quảng cáo 526 9 3 Hỗ trợ bán hàng 2.512 43 4 Chi phí khác 2.103 36 Tổng 5.842 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh - Cty BDC) Các hội chợ lớn về ứng dụng công nghệ trong phát thanh truyền hình công ty đều tham gia để quảng bá sản phẩm của mình. Đặc biệt hàng quý công ty lại tổ chức các buổi giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mới đến các đối tác chiến lược và những thị trường tiềm năng. Hoạt động này ngoài mục đích quảng cáo cho sản phẩm và hình ảnh công ty còn nhằm củng cố mối quan hệ của công ty với các bên đối tác. IV. Đánh giá chung về việc huy động vốn thực hiện đầu tư phát triển tại Công ty BDC 1. Các kết quả đạt được Năm 2009 mặc dù cả nước chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, đăc biệt lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty BDC bị anh hưởng trực tiếp, các thị trường truyền thống bị thu hẹp nhưng dưới sự lãnh đạo của Đài Tiếng Nói Việt Nam, Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo công ty đã lãnh đạo các cán bộ công nhân viên duy trì hoạt động hiệu quả với phương châm “Phát triển để ổn định và ổn đinh để phát triển”. Nhờ đó, toàn thể cán bộ công nhân viên công ty BDC đã đoàn kết, năng động tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường, cập nhật và đổi mới công nghệ, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh…Sự phấn đấu nỗ lực đã giúp công ty đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên và hoàn thành tôt các nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đài Tiếng Nói Việt Nam. Trong thời gian vừa qua Công ty BDC đều hoàn thành tốt công việc được giao, đó là do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng, cơ sở vật chất, trang thiết bị được hiện đại hoá, năng lực sản xuất tăng lên. Sản phẩm được công ty sản xuất ra với chất lượng cao, luôn được các bạn hàng quốc tế như Thomson, Linear,Harris…tín nhiệm từ nhiều năm qua và được Đài Tiếng Nói Việt Nam đánh giá cao. Đồng thời, công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường địa phương, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng. Về hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, trong 5 năm (từ năm 2005 đến năm 2010) công ty đã dành gần 30 tỷ VNĐ cho đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và một số thiết bị khác phục vụ cho sản xuất. Nhờ đó sản phẩm của công ty vẫn có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và thời gian thực hiện công trình. Tuy nhiên, với tốc độ tăng quy mô doanh thu như trên thì việc đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị như vậy vẫn chưa phải là con số lớn. Hiện tại, công ty vẫn còn phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa, không chỉ để cải tạo và nâng cấp những máy móc, dây chuyền công nghệ đã lạc hậu mà còn để hiện đại hoá máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của công ty. Đặc biệt về công nghệ sản xuất chương trình phát thanh truyền hình, những năm vừa qua công ty đã cung cấp, lắp đặt chuyển giao công nghệ nhiều máy phát sóng phát thanh FM từ 1kW-10kW, nhiều máy phát hình VHF, UHF công suất lớn cho nhiều Đài phát thanh truyền hình tỉnh trong cả nước; rất nhiều trạm phát thanh FM, trạm phát hình có công suất từ 200W-1000W cho các huyện thị của các địa phương trên toàn quốc. Điều này chứng tỏ năng lực khoa học công nghệ của công ty ngày càng được củng cố và phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách với công nghệ phát thanh truyền hình hiện đại thế giới. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của công ty cũng được công ty quan tâm đầu tư, chính vì vậy trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt. Các chuyên gia của công ty đã nghiên cứu và làm chủ được nhiều công nghệ phát thanh truyền hình tiên tiến, và mới đây nhất là ứng dụng phần mềm Dalet- công nghệ tiên tiến nhất trong việc sản xuất liên hoàn chương trình phát thanh từ khâu nhập dữ liệu, biên tập phi tuyến, lưu trữ đến phát sóng và phát sóng tự động mà trước đây mỗi khi lắp đặt phải có mặt của chuyên gia cơ sở dữ liệu của Dalet. Đời sống của cán bộ công nhân viên cũng không ngừng được cải thiện; thu nhập bình quân tăng từ 2.000.000 VNĐ lên 2.800.000 VNĐ trong giai đoạn 2005-2010. Ngoài ra công ty còn cung cấp chuyển giao công nghệ các thiết bị sản xuất phát triển chương trình phát thanh truyền hình cho Chương trình phát thanh quân đội, Truyền hình quân đội, Báo tài nguyên và môi trường, Tổng cục kỹ thuật Bộ công an… 2. Những mặt hạn chế cần khắc phục Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư những năm qua, Công ty cũng còn nhiều mặt hạn chế, thiếu sót cần phải được khắc phục và sửa chữa. Công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế. Mặc dù công ty đã chủ động khơi thông bằng cách đa dạng hóa nguồn vốn vay, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư hiện tại, dẫn đến tình trạng công ty BDC luôn bị thiếu vốn hoạt động. Trong thời gian qua, mặc dù công ty đã chú trọng hơn đến việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Tuy nhiên do nguồn vốn bị hạn chế nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn chắp vá chưa được đồng bộ hết. Trong khi đó, vướng mắc lớn nhất của công ty BDC hiện nay là vấn đề công nghệ và thiết bị sản xuất. Các máy móc thiết bị được đầu tư từ những năm của thập kỷ 80-90 hiện vẫn chưa được thay thế toàn bộ, các máy móc này có công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Không những thế, do vốn kinh doanh còn hạn hẹp đã gây cho Công ty BDC không ít trở ngại và nó còn hạn chế rất nhiều tới việc ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng hoặc giả có ký kết được các hợp đồng thì cũng chỉ là những hợp đồng có giá trị nhỏ. Bên cạnh đó Công ty còn thiếu một cơ chế hiệu quả nhằm gắn lợi ích quyền hạn và trách nhiệm của người lao động trong Công ty, nên tinh thần tiết kiệm của cán bộ công nhân viên là thấp. Đây cũng là nhược điểm khá phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được khắc phục. Đội ngũ cán bộ có trình độ chưa đồng đều, kiến thức về kĩ thuật chuyên ngành công nghệ Phát thanh Truyền hình chưa được thành thạo, phần lớn là do hậu quả của các Công ty Nhà nước còn mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp. Phần lớn các cán bộ kinh doanh đều thực sự chưa có khả năng chuyên môn hoá về nghiên cứu thị trường nước ngoài, do đó việc nghiên cứu khách hàng về mặt bằng thị hiếu, thói quen tiêu dùng hoặc tâm lý mua hàng hay yêu cầu của thị trường này về chủng loại, mặt hàng…chưa được quan tâm. Vì vậy, đây sẽ vẫn là những nhu cầu tiềm ẩn có thể đem lại hiệu quả cao hơn trong tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu. Hơn hết, các đối tác là những hãng có danh tiếng nên nhân viên của họ có trình độ phần nhiều cao hơn các cán bộ trong Công ty, họ được đào tạo chu đáo để tiếp cận với các kĩ thuật tiên tiến, hiện đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25998.doc
Tài liệu liên quan