Chuyên đề Hoạt động đâu tư phát triển tại công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất-CIRI. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 3

MỤC LỤC 4

LỜI NÓI ĐẦU 7

Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất CIRI 9

1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Quan hệ Quốc tế và đầu tư sản xuất - CIRI 9

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 9

1.1.1. Lịch sử hình thành 9

1.1.2. Quá trình phát triển của CIRI 10

1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 13

1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 13

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ 14

1.3. Ngành nghề kinh doanh 17

1.3.1. Lĩnh vực đầu tư bất động sản: 18

1.3.2. Lĩnh vực đầu tư năng lượng 18

1.3.3. Lĩnh vực đầu tư tài chính 18

2. Năng lực của công ty 18

2.1. Năng lực tài chính 19

2.2. Năng lực sản xuất 20

2.3. Năng lực về nhân sự 23

2.4. Năng lực máy móc thiết bị 25

2.5. Uy tín và kinh nghiệm của công ty 26

Chương 2. Thực trang hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2004 – 2008 28

1. Quy mô vốn đầu tư 28

2. Nguồn vốn đầu tư phát triển 29

2.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước 30

2.2. Nguồn vốn vay tín dụng 31

2.3 Nguồn khách hàng trả trước 32

2.4. Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung bằng lợi nhuận để lại 34

2.5. Nguồn vốn khác 36

3. Hoạt động đầu tư phát triển theo nội dung 36

3.1. Đầu tư vào tài sản cố định 38

3.2. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 41

3.3. Đầu tư nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật. 42

3.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing, củng cố uy tín và thương hiệu 44

4. Hoạt động đầu tư phát triển theo lĩnh vực 46

4.1. Lĩnh vực đầu tư bất động sản 46

4.2. Lĩnh vực đầu tư năng lượng 52

4.3. Lĩnh vực đầu tư tài chính và đầu tư khác 55

5. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty 59

5.1. kết quả đạt được 59

5.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 59

5.1.2. Tài sản cố định huy động tăng thêm 60

5.1.3. Hoạt động đầu tư góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận 61

5.1.4. Đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62

5.1.5. Đầu tư phát triển giúp cải thiện đời sống của người lao động 63

5.2. Những tồn tại và nguyên nhân 64

5.2.1. Quy mô vốn đầu tư tăng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu 64

5.2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý 64

5.2.3. Hoạt động đầu tư cho máy móc thiết bị, khoa học công nghệ còn khiêm tốn 65

5.2.4. Đầu tư cho nguồn nhân lực còn ít 65

5.2.5. Hiệu quả đầu tư chưa tương xứng với tiêm năng 66

Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát trỉên của công ty trong thời gian tới 67

1. Định hướng và mục tiêu chiến lược của công ty trong giai đoạn tới 67

1.1. Định hướng 68

1.2. Mục tiêu 68

2. Phân tích mô hình SWOT tại Công ty Cổ phần Quan hệ Quốc tế và đầu tư sản xuất CIRI 69

2.1. Mô hình SWOT của công ty 69

2.2. Cơ hội của công ty trong giai đoạn hiện nay 69

2.3. Thách thức 70

3. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoat động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Quan hệ Quốc tế và đầu tư sản xuất – CIRI 70

3.1. Nâng cao khả năng huy động vốn 70

3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 71

3.3. Đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao trình độ khoa học công nghệ 72

3.4. Đầu tư cho hoạt động marketing, nâng cao uy tín 73

3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 73

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đâu tư phát triển tại công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất-CIRI. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng trả trước liên tục tăng. Năm 2004, nguồn vốn này mới chỉ có 0,6 tỷ chiếm 4% tổng vốn đầu tư. Đây là một tỷ lệ rất khiêm tốn chứng tỏ nguồn vốn này chưa được khai thác một cách triệt để. Tuy nhiên sau đó nguồn vốn này tăng liên tục qua các năm, đỉnh cao là năm 2008 với 4,5 tỷ chiếm 18% tổng vốn. Tuy với tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư nhưng nguồn vốn này cũng đóng góp một phần đáng kể trong tổng vốn đầu tư và có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng sẵn sàng trả tiền trước khi nhận được sản phẩm của dự án. Vì thế khi sử dụng nguồn vốn này, công ty cũng phải chịu nhiều ràng buộc và điều kiện với khách hàng. Nếu dự án chậm tiến độ thì công ty sẽ phải bồi thường một khoản tiền không nhỏ cho khách hàng, ảnh hưởng tới nguồn vốn và uy tín công ty. Hoặc khi có những biến động trên thị trường bất động sản thì chủ đầu tư sẽ không thu được mức lợi nhuận như mong muốn. 2.4. Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung bằng lợi nhuận để lại Theo điều lệ công ty, Đại hội đồng cổ đông quyết định việc phân phối và trích lập các quỹ từ lợi nhuận để lại, sử dụng một phần hạơc toàn bộ lợi nhuận để bổ sung vốn điều lệ hoặc để đầu tư mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án khả thi do Hội đồng quản trị đề xuất tại Đại hội đồng cổ đông. Tỷ lệ trích lập các quỹ thường là cố định, trừ quỹ dự phòng tài chính thì phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hoạt động tài chính của công ty để có tỷ lệ trích lập phù hợp. Thông thường, tỷ lệ trích lập các quỹ của công ty là: Quỹ đầu tư phát triển: 10% Quỹ khen thưởng: 5% Quỹ phúc lợi: 5% Quỹ dự phòng tài chính: 6-7% Thông qua tỷ lệ trích lập các quỹ chứng tỏ công ty khá chú trọng việc đầu tư cho tương lai, mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao dời sống cho cán bộ công nhân viên, có chế đệ khuyến khích lao động một cách hợp lý, nâng cao tinh thần làm việc của tập thể công ty. Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung này được trích từ các quỹ và do Đại hội đồng cổ đông trích từ lợi nhuận để lại. Trong tổng vốn đầu tư của công ty thì nguồn vốn tự có bao giờ cũng là nguồn vốn vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Sự kết hợp hài hoà giữa các nguồn vốn sẽ tạo ra một cơ chế tài chính lành mạnh cho doanh nghiệp, tạo đòn bẩy cho hoạt động đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn này lại tuỷ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và cơ chế trích lập của mỗi doanh nghiệp. Trong những năm qua, tình hình nguồn vốn này của công ty qua các năm như sau: Bảng 10: Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 14.800 18.600 22.500 24.300 25.000 % 100 100 100 100 100 Vốn doanh nghiệp tự bổ sung Triệu đồng 260 540 850 800 650 % 1,75 2,9 3,78 3,29 2,6 Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên kết quả phỏng vấn Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy xét cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư thì nguồn vốn này trong những năm qua tăng giảm không liên tục, nguồn vốn này tăng đến năm 2006 sau đó giảm xuống. Năm 2004, doanh nghiệp chỉ bổ sung được 260 triệu đồng chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,75% tổng vốn đầu tư thì năm 2006, con số này tăng lên 850 triệu đồng chiếm gần 4% sau đó giảm dần, năm 2008 chỉ bổ sung được 650 triệu đồng tương đương với 2,6% tổng vốn đầu tư. Con số này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Vào năm 2006,2007, sự tăng trưởng đặc biệt của lĩnh vực đầu tư tài chính và đầu tư bất động sản giúp công ty thu được khoản lợi nhuận lớn, và nguồn lợi nhuận này chính là nguồn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lợi nhuận công ty cũng giảm xuống nhưng không đáng kể, vẫn bổ sung được 650 triệu đồng vào nguồn vốn. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng vì công ty vẫn đảm bảo được mực lợi nhuận cần thiết trong giai đoạn khủng hoảng và còn bổ sung được vào nguồn vốn đầu tư. 2.5. Nguồn vốn khác Trong giai đoạn hiện nay, việc đa dạng hoá các nguồn vốn để huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Công ty không ngừng phát triển các mối quan hệ sẵn có, nâng cao uy tín trên thương trường, có nhiều đối tác tin cậy. Ngoài nguồn vốn doanh nghiệp tự có và đi vay, một nguồn vốn khác mà doanh nghiệp đang khai thác đó là nguồn vốn góp liên doanh liên kết từ các đối tác đặc biệt là đối tác nước ngoài trong việc nhập khẩu dây chuyền máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ. Đây là một lợi thế mà không phải công ty nào cũng có, CIRI đang biết nắm bắt cơ hội, tận dụng một lượng vốn khá lớn này. Vì thế nguồn vốn này có xu hướng tăng lên mạnh mẽ qua các năm. Bên cạnh đó, CIRI là một công ty cổ phần, việc huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu là điều tất yếu. Tuy nhiên lượng vốn huy động ít, chi phí phát hành cao, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ nên công ty vẫn chưa huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, chưa niêm yết cổ phiếu trên trên thị trường chứng khoán mà mới chỉ dừng lại ở việc phát hành cổ phiếu trong nội bộ, cho các cổ đông hiện hữu của công ty. Hy vọng trong thời gian tới, hoạt động của công ty ngày càng mở rộng hơn và việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán sẽ được công ty sử dụng một cách tối ưu, tận dụng được nguồn vốn dồi dào sẵn có trong dân cư đầu tư vào các dự án vì sự phát triển của công ty. 3. Hoạt động đầu tư phát triển theo nội dung Hoạt động đầu tư phát triển trong một doanh nghiệp là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đạt thiết bị máy móc, là việc xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra. Bên cạnh đó, để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp, cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới những gì đã cũ hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội. Theo nội dung, hoạt động đầu tư phát triển của công ty bao gồm: đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nâng cao khả năng khoa học công nghệ và đầu tư cho hoạt động marketing, củng cố uy tín và thương hiệu. Tình hình vốn đầu tư vào các nội dung được thể hiện qua bảng sau: Bảng 12: Vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 14800 18600 22500 24300 25000 % 100 100 100 100 100 2 Đầu tư tài sản cố định Triệu đồng 2100 2860 3600 4000 4200 % 14,2 15,4 16,0 16,5 16,8 3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Triệu đồng 180 250 360 400 500 % 1,2 1,3 1,6 1,6 2,0 4 Đầu tư nâng cao khả năng Khoa học và công nghệ Triệu đồng 500 650 800 920 1000 % 3,4 3,5 3,6 3,8 4,0 5 Đầu tư cho hoạt động Marketing củng cố uy tín và thương hiệu Triệu đồng 200 350 460 500 550 % 1,4 1,9 2,0 2,1 2,2 Nguồn: tác giả tự tinh toán theo kết quả phỏng vấn Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn đầu tư vào các nội dung đều tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng, trong đó đầu tư vào tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư. 3.1. Đầu tư vào tài sản cố định Mỗi một công ty muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc đầu tư vào tài sản cố định là một hoạt đọng thường xuyên của doanh nghiệp, đặc biệt trong khi hoạt động cách mạng diễn ra một cách liên tục và thường xuyên thì để đứng vững trong cạnh tranh, tránh lỗi thời phải đầu tư thay thế những dây chuyền công nghệ đã cũ và lỗi thời. Đặc biệt, trong công nghệ xây dựng thi công thì công nghệ thi công nhà siêu cao tầng, công nghệ xử lý nền móng, gia cố đất đang được hoàn thiện và phát triển, cùng với những máy móc hiện đại trong thi công đã giúp thời gian thi công được rút ngắn. Bên cạnh đó các thiết bị kiểm tra chất lượng công trình như máy lazer, phóng xạ, ứng dụng hệ thống định vị trong xây dựng đã không ngừng nâng cao chất lượng của các công trình thi công. Hoà cùng sự phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm nhiều trang thiết bị, máy móc mới. Tuy nhiên do trình độ khoa học kỹ thuật cũng như nguồn vốn còn hạn chế nên năng lực máy móc thiết bị của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung các thiết bị máy móc của công ty khá đa dạng, nhiều chủng loại, nhưng hầu hết là ở mức trình độ kỹ thuật trung bình, một số đã hư hỏng hoặc lỗi thời. Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây, công ty đã tích cực đổi mới dây chuyền công nghệ, liên kết với các đối tác nước ngoài để áp dụng công nghệ mới. Với dây chuyền công nghệ và máy móc hiện có, các sản phẩm của công ty tuy đã cố gắng đáp ứng nhu cầu thị trường, nhưng hàm lượng công nghệ không cao, giá thành lại lớn, mẫu mã ít nên việc tiêu thụ còn hạn chế, ít có sản phẩm chất lượng cao như gạch ốp lát, trang trí nội thất, đặc biệt là không có mặt của các sản phẩm chuyên biệt như sản phẩm phụ gia bê tông, chống thấm, chống mốc… Bên cạnh việc đầu tư vào máy móc thiết bị, công ty còn xây dựng thêm nhà xưởng, mở rộng sản xuất, xây dựng các văn phòng giới thiệu sản phẩm… Tình hình đầu tư vào tài sản cố định của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 13: Vốn đầu tư vào tài sản cố định qua các năm TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Vốn đầu tư vào TSCĐ Triệu đồng 2100 2860 3600 4000 4200 % 100 100 100 100 100 2 Đầu tư vào tài sản cố định hữu hình Triệu đồng 1600 2300 3000 3400 3600 % 76,2 80,4 80,6 82,5 83,3 3. Đầu tư vào tài sản cố định vô hình Triệu đồng 320 440 550 620 650 % 15,2 15,2 15,3 15,5 15,5 4 Đầu tư TSCĐ khác Triệu đồng 180 180 150 80 50 % 8,6 4,2 4,2 2 1,2 Nguồn: phòng tài chính – kế toán Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty tăng đều qua các năm, từ 2100 triệu đồng tăng lên 4200 triệu đồng, tức tăng gấp 2 lần. Trong đó, nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm từ khoảng 76% đến trên 80%, và có xu hướng tăng dần về cả tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đối. Năm 2004, giá trị tài sản cố định hữu hình của công ty mới chỉ có 1600 triệu đồng, chiếm 76,2%, thì đến năm 2008, con số này là 3600 triệu đồng, chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị. Hiện nay máy móc thiết bị của công ty gồm 3 loại chính đó là máy phục vụ thi công xây lắp, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp và các thiết bị văn phòng. CIRI là một công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Vì thế các máy móc thiết bị chủ yếu là để phục vụ thi công xây lắp, vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động quản lý và các thiết bị sản xuất, dây chuyền công nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.Vốn đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động quản lý bao gồm mua sắm, thay mới các hệ thống máy tính trong các phòng ban công ty, mua sắm điện thoại, xe ô tô phục vụ công tác cho ban lãnh đạo và cán bộ công ty. Công ty cũng đầu tư mua sắm một số dây chuyền phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng như trạm trộn bê tông, thiết bị làm lạnh… Tuy nhiên những nguồn đầu tư này chiếm tỷ trọng vốn rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định hữu hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển của côgn ty là tập trung vào lĩnh vực đầu tư xây lắp, kinh doanh bất động sản. Để tập trung vào lĩnh vực xây lắp, công ty tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ thi công. Bên cạnh việc tư vấn thiết kế, xây dựng các công trình, công ty còn là nhà thầu nhận thi công xây dựng. Các dự án này do công ty tự dự thầu và trúng thầu và một số công trình do Tổng công ty giao nhiệm vụ. Vì thế, việc đầu tư nâng cao năng lực xây lắp là một trong những thành tố quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Nói đến hoạt động xây lắp chúng ta có thể kể đến hệ thống các loại máy móc chuyên dụng như ô tô, cần cẩu, máy kéo. Toàn công ty hiện nay có trên 30 đầu xe phục vụ thi công bao gồm ô tô vận chuyển, ô tô cần trục, máy xúc, máy ủi, bánh lu, máy khoan cọc nhồi, cần cẩu tháp…Tuy nhiên, hầu hết các máy móc của công ty chỉ ở trình độ kỹ thuật trung bình tiến tiến, và được đầu tư lâu, hầu hết sản xuất từ những năm 90 nên các thiết bị đã cũ và hư hỏng, cấn đầu tư thay mới thêm. Đầu tư tăng thêm tài sản cố định hữu hình của công ty chủ yếu là sữa chữa thay thế những bộ phận máy móc đã cũ, hỏng, đầu tư thay mới còn ít. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quá trình cạnh tranh đang diễn ra gay gắt và quyết liệt thì với mỗi doanh nghiệp ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công gnhệ, tìm kiếm thị trường … thì một công việc hết sức quan trọng đó là đầu tư để nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng này, bên cạnh việc đầu tư vào tài sản cố định hữu hình, công ty còn đầu tư vào các tài sản cố định vô hình khác như đầu tư mua sắm những lixăng, đầu tư vào việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, và hệ thống các tiêu chuẩn khác. Bên cạnh đó, để nâng cao công tác quản lý, công ty cũng đầu tư mua các phần mềm có bản quyền… Trong những năm qua, đầu tư vào tài sản vô hình thường chiếm trung bình khoảng 15% vốn đầu tư vào tài sản cố định nói chung. Tuy tỷ trọng còn khiêm tốn nhưng đã chứng tỏ công ty rất chú trọng việc nâng cao tỷ trọng tri thức công nghệ trong các sản phẩm, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Ngoài ra, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của công ty là các tài sản khác như bàn ghế, các thiết bị làm việc trong văn phòng… Vốn đầu tư vào tài sản này có xu hướng giảm dần, sở dĩ vì công ty đã đầu tư mua sắm ngay từ đầu khi bắt đầu hoạt động nên ít phải thay mới. 3.2. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực Đối với mỗi doanh nghiệp, con người là nhân tố không thể thiếu trong mọi hoạt động. Vì thế đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một công cuôc đầu tư cần thiết và có tính hiệu quả lâu dài. Đặc biệt, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển thì yêu cầu nguồn lao động có chất lượng cao là điều tất yếu. Hơn nữa, vốn đầu tư vào lĩnh vực này thường không lớn trong mối quan hệ so sánh với các yếu tố khác như: vốn, công nghệ … thực tế là để chuẩn bị đầu tư cho một dự án phát triển mới hay một dây chuyền công nghệ mới, vốn thiết bị luôn được quan tâm hàng đầu vừa vì tầm quan trọng của nó, vừa vì chi phí lớn. Nhưng đối với nguồn nhân lực thường chuẩn bị dưới dạng chi phí thường xuyên. Yếu tố kỹ thuật trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực không cao. Đơn giản là vì nhân lực và nguồn nhân lực chưa được xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá chính xác. Vì thế, hoạt động đầu tư này được quan tâm đầu tư trọng mọi doanh nghiệp. Để phát triển nguồn nhân lực, vốn đầu tư chủ yếu chi cho hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động. Tình hình vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực thể hiện qua bảng sau: Bảng 14: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực qua các năm TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực Triệu đồng 180 250 360 400 500 2 Tốc độ tăng định gốc Lần _ 1,39 2 2,22 2,78 3 Tốc độ tăng liên hoàn Lần _ 1,39 1,44 1,11 1,25 Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên kết quả phỏng vấn Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực tăng liên tục qua các năm, từ 180 triệu đống năm 2004 tăng lên500 triệu đồng năm 2008, gấp 2,78 lần. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư vào nguồn lao động của công ty đang được quan tâm. Hình thức đào tạo chủ yếu của công ty là tự đào tạo và gửi đào tạo. Trong đó hình thức tự đào tạo là biện pháp tích cực nhất trong các biện pháp phát triển nguồn nhân lực. Việc chủ động đào tạo sẽ tạo ra những người lao động có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu và thực sự gắn bó với công ty. Có thể coi đây là biện pháp cổ điển nhất nhưng cũng là biện pháp đem lại hiệu quả chắc chắn nhất. Mặt khác, đối với công nhân kỹ thuật và các cán bộ quản lý, công ty đã liên kết với các trường đại học, cơ quan, tổ chức đào tạo chuyên sâu đáp ứng các lĩnh vực kinh doanh của công ty. Đặc biệt, đối với một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn, công ty đã cử đi học nâng cao và bồi dưỡng để họ trở thành những chuyên gia trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, công ty còn có chính sách khuyến khích người lao động rất hợp lý, thường xuyên có các cuộc họp, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm và khen thưởng các thành viên có cống hiến cho công ty. Điều này tạo ra động lực rất lớn, giúp người lao động tích cực học tập, nâng cao tinh thần ý thức lao động, hết mình phục vụ vì sự phát triển của công ty. 3.3. Đầu tư nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật. Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung, khoa học công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường, doanh gnhiệp thu được lợi nhuận cao thì hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm phải lớn. Nhận thức được vai trò quan trọng của khoa học công nghệ, trong những năm qua, ban lãnh đạo công ty luôn có sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực này. kế hoạch phát triển khoa học công nghệ của công ty luôn bám sát tình hình thực tế, phù hợp trình độ của cán bộ kỹ thuật trong công ty, luôn biết kết hợp giữa các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, trước mắt và lâu dài. Trong lĩnh vực xây lắp của công ty, trên cơ sở kiểm tra và đánh giá khả năng máy móc, khối lượng công việc cần thực hiện mà công ty xác định nhu cầu đầu tư đổi mới nhằm nângc ao năng lực xây lắp, đổi mới thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng, nhằm đảm bảo công trình có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xây dựng. Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 15: Vốn đầu tư nâng cao trình độ khoa học công nghệ TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Đầu tư cho khoa học công nghệ Triệu đồng 500 650 800 920 1000 2 Tốc độ tăng định gốc Lần _ 1,3 1,6 1,84 2 3 Tốc độ tăng liên hoàn Lần _ 1,3 1,23 1,15 1,08 Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên kết quả phỏng vấn Qua bảng số liệu trên ta thấy, vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng qua các năm, qua 4 năm từ 2004 đến 2008 vốn đầu tư cho khoa học công nghệ đã tăng gấp 2 lần, từ 500 triệu đồng năm 2004 lên 1 tỷ đống năm 2008. Tuy tăng lên về giá trị tuyệt đối nhưng tốc độ tăng lại giảm dần, tăng cao nhất là năm 2005, vốn đầu tư tăng 30% so với năm 2004.Sau đó tốc độ tăng giảm dần, năm 2008 so với năm trước chỉ tăng 8%. Điều này cho thấy công ty cần phải tạo điều kiện hơn nữa cho các hoạt dộng công nghệ. Hoạt động đầu tư vào khoa học công nghệ của công ty đã có những thành công bước đầu đó là đầu tư chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực làm đường, cung cấp các giải pháp giữ ổn định đất, bảo vệ mái đê, mái đập; chuyển giao công nghệ nuôi trồng tảo biển bằng khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện; chuyển giao các công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp, sinh học, y tế, giáo dục, xử lý nước, sản xuất phần mềm v.v… Đặc biệt công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 thoe tiêu chuẩn quốc tế trong việc quản lý và đào tạo đội ngũ lao động đi xuất khẩu. Hiện nay, công nghệ tin học đang được ứng dụng phổ biên trong lĩnh vực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất của các đơn vị trong công ty. Trong những năm qua, công ty đã đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính, thiết lập hệ thống mạng Lan nội bộ, kết nối internet tại các phòng ban trong công ty. Các phần mềm ứng dụgn trong công tác quản lý, các chương trình tính toán gồm: phần mềm thiết kế quy hoạch, phần mềm tính toán hệ thống kỹ thuật, san nền…Trongnhững năm 2006, 2007, công ty đã tiến hành đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính, mua bản quyền một số phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên số lượng phần mềm có bản quyền còn ít, phần lớn là dùng các phần mềm ứng dụng không có bản quyền, được bẻ khoá và sao chép lại nên việc ứng dụng những phần mềm này tuy giá thành rẻ nhưng không được các nhà sản xuất kiểm soát và cập nhật thường xuyên nên độ rủi ro rất cao, thiếu chính xác trong xử lý số liệu. 3.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing, củng cố uy tín và thương hiệu Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi công ty không chỉ có mối quan hệ bên trong mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường bên ngoài thống qua quá trình tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Điều này thể hiện rõ trong hoạt động Marketing của mỗi công ty. Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng hướng đến nhu cầu của khách hàng, và trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay, marketing sẽ giúp công ty mang hình ảnh của mình, sản phẩm của mình đối với khách hàng một cách trực diện hơn, Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn là hoạt động dẫn dắt doanh nghiệp trong việc phát hiện, nắm bắt và đáp ứng như cầu của khách hàng. Công ty hoạt động đa lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng được công ty chú trọng đầu tư. Nguồn vốn đâu tư cho hoạt động này trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau: Bảng 16: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Vốn đầu tư cho hoạt động marketing Triệu đồng 200 350 460 500 550 % 1,4 1,9 2 2,1 2,2 2 Tốc độ tăng định gốc Lần _ 1,75 2,3 2,5 2,75 3 Tốc độ tăng liên hoàn Lần _ 1,75 1,31 1,09 1,1 Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên kết quả phỏng vấn Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn đầu tư vào hoạt động marketing tăng đều qua các ănm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ tọng trong tổng vốn đầu tư. Năm 2004, vốn đầu tư cho hoạt động này mới chỉ có 200 triệu đồng, chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,4% trong tổng vốn đầu tư. Đến năm 2008, công ty đã tăng vốn đầu tư lên thành 550 triệu đồng chiếm 2,2% tổng vốn đầu tư, tức la ftăng gần 3 lần so với năm 2004. Vốn đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu đầu tư vào việc mua bản quyền các phần mềm tin học ứng dụng, chi cho hoạt động quảng cáo, hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm, công trình, chi cho việc thiết kế tên miền và duy trì website của công ty. Để nâng cao uy tín của mình trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, tạo nguồn lao động đáp ứng yêu cầu làm việc tại nước ngoài. Bên cạnh đó, công ty cũng có một website riêng mang tên www.ciri.com.vn, trên đó công ty thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của công ty, các dự án đang chuẩn bị đầu tư. Điều này giúp cho cá đối tác cũng như các khách hàng có thể có thêm thông tin về công ty, tạo niềm tin cho họ vào các lĩnh vực mà công ty đang tham gia. 4. Hoạt động đầu tư phát triển theo lĩnh vực Hoà cùng bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, công ty đã chuyển đổi hình thức từ sản xuất sang đầu tư chuyên nghiệp, xác định ba lĩnh vực đầu tư chủ đạo là đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính và đầu tư năng lượng. 4.1. Lĩnh vực đầu tư bất động sản Đây là lĩnh vực được công ty bắt đầu quan tâm và đầu tư phát triển từ năm 2001. Với kinh nghiệm hoạt động gần 9 năm trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, CIRI đã xác định đầu tư bất động sản là lĩnh vực đâu tư mũi nhọn trong giai đoạn tiếp theo. Hiện nay CIRI đang tiến hành lập và triển khai hàng chục dự án đầu tư với loại hình đa dạng như: Khu đô thị mới Bắc An Khánh, Khu công nghiệp Như quỳnh, Khu nhà chung cư và văn phòng cao cấp cho thuê 508 Trường Chinh, Thuỵ Khuê với nhu cầu vốn trong giai đoạn tiếp theo như sau Bảng 17: Các dự án bất động sản giai đoạn trước mắt Đơn vị: triệu đồng Tên dự án Tổng mức đầu tư Vốn chủ sở hữu Dự án khu nhà ở Lại Yên 217.595 65.279 Dự án 167 Thụy Khê 289.165 86.749 Dự án Đại Kim ( số 2 Kim Giang ) 496.669 149.001 Dự án 508 Trường Chinh 192.117 57.635 Tổng cộng 1.195.546 358.664 Nguồn: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 Các dự án bất động sản khác (sẽ triển khai giai đoạn 2): Dự án xây dựng căn hộ cao cấp cho thuê 98 Nguyễn Khuyến Dự án Văn phòng làm việc và cho thuê số 6 Hàng Gà Dự án lô C/D13 Khu đo thị mới Cầu Giấy Dự án 128 Thuỵ Khuê Dự án mở rộng khu nhà xưởng tại Cầu Bươu Khu đất Như Quỳnh Cụ thể đối với một số dự án như sau: Dự án chung cư cao cấp cho thuê 98 Nguyễn Khuyến - Vị trí khu đất: Dự án 98 Nguyễn Khuyễn, nằm trong trung tâm thành phố với những giá trị về giao thông và thương mại hết sức thuận tiện .Nằm trên trục đường Nguyễn Khuyến – Quận Ba Đình. Điểm đất này cách Hồ Hoàn Kiếm 1500m, cách Văn Miếu Quốc Tử Giám 100m và Cách ga Hà Nội 200m, được xem nhu 1 địa điểm kinh doanh lý tuởng phù hợp với mọi đối tượng doanh nghiệp. – Chủ trương đầu tư: Dự án đã được xây thô cao 6 tầng với chủ trương đầu tư là chung cư cao cấp cho thuê sẽ rất thích hợp cho nhu cầu sử dụng của nguời dân Hà Nội và người nước ngoài đến công tác, đáp ứng tốc độ đô thị hoá ngày càng cao. Hiện nay Dự án đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21594.doc
Tài liệu liên quan