Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, thực trạng và giải pháp

Mục lục

Lời mở đầu

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP

1 Quá trình hình thành phát triển

2. Chức năng nhiệm vụ của công ty

3. Quản lý chất lượng

4. Năng lực chung

4.1 Xếp hạng doanh nghiệp

4.2 Kinh nghiệm hoạt động

5. Năng lực cán bộ công nhân viên

6. Văn phòng công ty

7. Cơ cấu tổ chức

7.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

7.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

8. Tình hình sản xuất kinh doanh

8.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

8.2 Năng lực tài chính

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI

1. Tình hình huy động vốn

1.1 Quy mô vốn đầu tư

1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư

2. Đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị

3. Đầu tư tài sản cố định thuê tài chính

4. Đầu tư tài sản cố định vô hình

III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI

1. Kết quả đầu tư

1.1 Kết quả đầu tư tài sản cố định

1.2 Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực

2. Hiệu quả đầu tư

2.1 Hiệu quả tài chính

2.2 Hiệu quả kinh tế xã hội

2.2.1 Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước

2.2.2 Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên

3. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư tai công ty

3.1 Về quy mô vốn đầu tư

3.2 Về cơ cấu vốn đầu tư

3.3 Về quản lý hoạt động đầu tư

3.4 Về kết quả và hiệu quả đầu tư

CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP

I. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015

1 Định hướng

2. Mục tiêu

II GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY

1. Giải pháp huy động vốn

2. Giải pháp đầu tư theo lĩnh vực

2.1 Giải pháp đầu tư và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị

2.2 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực

2.3 Giải pháp đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản

2.4 Giải pháp đầu tư sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng

2.5 Giải pháp lựa chọn phương án thi công hợp lý

2.6 Giải pháp phát triển thương hiệu

3. Giải pháp cho các giai đoạn của quá trình đầu tư

3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

3.1.1 Công tác nghiên cứu , tìm kiếm cơ hội đầu tư

3.1.2 Lập dự án đầu tư

3.1.2.1 Ngiên cứu thị trường

3.1.2.2 Nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án

3.1.2.2 Nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án

3.1.2.3 Tổ chức quản trị dự án

3.1.2.4 Phân tích khía cạnh tài chính của dự án

3.1.2.5 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

3.1.3 Thẩm định dự án

3.3 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư

3.3.1 Vận hành kết quả dự án đầu tư máy móc thiết bị

3.3.2 Vận hành kết quả dự án đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản

4. Một số giải pháp khác

Kết luận

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gói thầu SN1- Khu ngoại giao đoàn 6.248 6.248 Tháng 06/2007 tháng 9/2007 Khoan cọc nhồi khu hội nghị Quốc Gia – Hà Nội 11.000 11.000 2004 - 2005 Công trình trụ sở làm việc cục thuế Đắc Nông 16.500 16.500 2007 – 2009 Thi công khoan cọc nhồi - Dự án Làng Quốc Tế Thăng Long 11.183 11.183 Tháng 3/2007 tháng 8/2007 Nguồn: Phòng dự án – công ty cổ phần thi công xây lắp Nếu như trước năm 2004 công ty chủ yếu tham gia thi công cơ giới và đóng vai trò nhà thầu trong các dự án đầu tư của tổng công ty và các dự án ngoài khác. Năm 2004 công ty tiến hành cổ phần hóa theo chiến lược của công ty đề ra là phải tham gia vào nhiều công trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài thi công cơ giới, thi công xây dựng dân dụng, gia cố nền móng như những năm truớc, hiện nay công ty đã thi công cả những công trình nhà ở, chung cư, văn phòng cho thuê...Ngoài ra công ty còn tiến hành đầu tư vào lĩnh vực bất động sản bên cạnh các lĩnh vực vốn là truyền thống của công ty. 1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 102.495.688.710 121.095.490.537 162.619.777.421 267.709.093.950 1. Vốn chủ sở hữu 7.743.663.801 16.951.272.762 30.534.550.770 32.803.434.478 1.1 Vốn tự có 7.000.000.000 7.000.000.000 20.000.000.000 20.000.000.000 1.2 Vốn từ các quỹ, lợi nhuận chưa chia 743.663.801 9.951.272.762 10.534.550.770 12.803.434.478 2. Vốn vay 94.752.024.909 104.144.217.775 132.085.226.651 234.905.659.472 2.1 Nợ ngắn hạn 86.135.930.804 99.449.553.280 122.317.331.862 205.238.456.488 2.2 Nợ dài hạn 8.616.094.105 4.694.664.495 9.767.894.789 29.667.202.984 Nguồn: báo cáo tài chính- công ty cổ phần thi công cơ giới Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty bao gồm các nguồn: vốn tự có của công ty, vốn từ các quỹ và lợi nhuận chưa chia, vốn vay dài hạn và vay ngắn hạn. Vốn tự có là nguồn vốn hình thành từ các cổ đông sáng lập công ty. Đây là nguồn vốn nhằm duy trì sự hoạt động của công ty mặc dù nó chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Trong hai năm 2005, 2006 nguồn vốn này là 7 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã được tăng lên 20 tỷ đồng, điều đó cho thấy sự quan tâm của các cổ đông chiến lược đối với sự tăng trưởng vốn của công ty. Nguồn vốn từ các quỹ và lợi nhuận chưa chia bao gồm các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Nguồn vốn này hình thành chứng tỏ công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt là năm 2006, một năm sau khi thực hiện cổ phần hóa, nguồn vốn này tăng đến hơn 12 lần và tiếp tực tăng ổn định trong các năm tiếp theo. Đây là thành quả của chủ trương cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Nói chung vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư nhưng nó lại có vai trò to lớn. Đối với một doanh nghiệp vốn chủ sở hữu tạo cho doanh nghiệp đó khả năng chủ động trong đầu tư, kinh doanh ngoài ra đây còn là điều kiện để có thể vay vốn ngân hàng. Nguồn vốn vay bên ngoài chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Năm 2005 chiếm 92,44%, năm 2006 chiếm 86%, năm 2007 chiếm 81,22%, năm 2008 chiếm 87,74%. Vốn vay chủ yếu được huy động từ Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. Trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu vốn để thi công các công trình. Nguồn vốn vay ngân hàng có ưu điểm làm giảm thu nhập chịu thuế do phần thanh toán lãi vay được khấu trừ nhưng khi dử dụng nguồn vốn này cũng có hạn chế đó là khi tình hình tài chính của công ty không lành mạnh công ty vẫn phải trả lãi định kì, điều này là rất khó khăn và có thể đưa doanh nghiệp đến chỗ phá sản. Tuy vậy vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn rất quan trọng với các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Một phần vốn vay bên ngoài được huy động từ các tổ chức cá nhân trong đó có khoản đóng góp trước của người mua nhà trong các dự án xây dựng nhà ở, bất động sản. Trong tất cả các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp thì đây là nguồn có chi phí sử dụng rẻ, tiện dụng và linh hoạt. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định. Trong một số trường hợp nhận tài trợ từ các tổ chức kinh tế với số vốn lớn thì cần thận trọng với các điều kiện ràng buộc kèm theo. Trong trường hợp nhận vốn từ các cá nhân có ý định mua nhà thì cần có phương án đề phòng người mua nhà rút lại tiền đặt cọc, đây là trường hợp rất hay xảy ra do tâm lý của người dân rất dễ thay đổi. 2. Đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị Bảng 7: Giá trị đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị Đơn vị: VND Khoản mục 2005 2006 2007 2008 Nhà xưởng 12.895.443.167 12.916.991.834 4.302.582.497 7.859.439.607 Máy móc thiết bị 27.990.736.994 27.578.658.008 45.601.639.943 44.787.261.977 Phương tiện vận tải 2.303.858.506 1.851.896.506 2.282.482.556 2.897.158.339 Thiết bị dụng cụ 82.714.109 117.044.107 354.895.639 419.039.921 Tổng 43.272.752.776 42.464.590.455 52.541.600.635 56.114.100.589 Nguồn: Báo cáo tài chính – công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp Có thể nói nhà xưởng và máy móc thiết bị là xương sống của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng. Trong những năm qua công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp luôn chú trọng đầu tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị nhằm phục vụ tốt nhu cầu thi công. Giai đoạn 2005 – 2008 công ty đã đầu tư 56.114.100.589 đồng vào tài sản cố định, máy móc thiết bị, nhà xưởng. Riêng năm 2007 công ty đầu tư lớn 52.541.600.635 đồng đã được rót vào tài sản cố định, đây là giai đoạn đẩy mạnh đầu tư của công ty để thực hiện những công trình lớn. Nhà xưởng là tiền đề cho bất cứ hoạt động đầu tư nào cùng với sự phát triển của công ty, sự tăng lên của vốn đầu tư thì vốn đầu tư cho nhà xưởng cũng tăng lên. Tuy nhiên với đặc điểm của một công ty xây dựng là phần lớn thời gian thi công là ở công trường do vậy công ty chủ yếu đầu tư vào nhà kho, kho bãi để bảo quản máy móc thiết bị, chứa nguyên vật liệu. Trong thời kì đổi mới, để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa và phát triển hơn nữa các khu đô thị mới, Nhà nước đã tạo hành lang pháp luật cơ chế thông thoáng khuyến khích các chủ đầu tư tổ chức triển khai các khu đô thị từ khâu tiếp thị, huy động vốn đến quá trình thực hiện đầu tư. Để góp phần tham gia vào công cuộc xây dựng thủ đô, xây dựng đất nước, đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân, cán bộ công nhân viên công ty đã nỗ lực tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực xây dựng, một lĩnh vực khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh khác là phải tìm được khách hàng trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà năng lực về máy móc thiết bị công nghệ, trình độ quản lý, trình độ người lao động là cơ sở để khách hàng chấm điểm và đi đến quyết định ký kết hợp đồng. Do đó công ty đã huy động các nguồn lực để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công xây lắp. 3. Đầu tư tái sản cố định thuê tài chính Tài sản cố định thuê tài chính tại công ty là máy khoan KH 125-3 theo hợp đồng thuê tài chính số 07-2712-02270 ngày 03/01/2007 giữa công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và công ty cổ phần thi công cơ giới với giá trị 3.982.887.484 đồng, với thời hạn thuê là 5 năm, thời gian sử dụng ước tính của tài sản là 5 năm. 4. Đầu tư tài sản cố định vô hình Tài sản cố định vô hình tại công ty là thương hiệu với giá trị 300.000.000 đồng được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. Giá trị tài sản được phân bổ vào chi phí theo phương pháp đường thẳng trong thời gian 10 năm. III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1. Kết quả đầu tư 1.1 Kết quả đầu tư tài sản cố định Bảng 8: Giá trị tài sản cố định hữu hình tăng thêm Đơn vị: VND Năm 2006 2007 2008 Giá trị TSCĐ mua trong năm 610.496.498 11.870.950.449 1.632.075.677 Tốc độ tăng định gốc (%) - 1844,47 167,33 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 1844,47 -86,25 Nguồn: Báo cáo tài chính – công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp Bảng trên cho ta thấy giá trị và tốc độ tăng của tài sản cố định huy động trong giai đoạn 2006 – 2008. Có thể thấy rõ tốc độ tăng của tài sản cố định trong năm 2007 là rất lớn, năm 2007 tăng 1844,47% so với năm 2006. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư vào tái sản cố định hữu hình của công ty trong năm 2007 là rất lớn. Có thể giải thích nhu cầu lớn là do công ty đang thực hiện những dự án lớn cần nhiều máy móc thiết bị như Dự án khu nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái Hòn Rớ - Nha Trang. Đến năm 2008 thì tốc độ này đã giảm xuống chỉ còn 167,33%. Xét tốc độ tăng liên hoàn thì không phải là tốc độ tăng của tài sản cố định đều là số dương. Năm 2007 tăng hơn 19 lần so với năm 2006 nhưng năm 2008 thì lại giảm 86,25% so với năm 2007 mặc dù xét giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng so với năm 2006. Việc đầu tư rất lớn vào tài sản cố định trong năm 2007 làm cho năm 2008 đầu tư vào tài sản cố định không còn được đặt lên hàng đầu. Xu hướng giảm tỷ trọng đầu tư tài sản cố định cho thấy công ty đang chuyển dịch dần cơ cấu đầu tư sang các lĩnh vực khác có cơ hội phát triển. Sự chuyển dịch này nhằm tìm ra một cơ cấu đầu tư hợp lý, xác định đúng định hướng phát triển của công ty. Tuy nhiên với một công ty xây dựng thì đầu tư cho mấy móc thiết bị là không thể thiếu. Máy móc thiết bị cho thi công xây dựng là những máy có giá trị lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do công ty tiến hành thi công ở nhiều vùng miền của đất nước nên máy móc thiết bị phải nhiều mới đáp ứng được nhu cầu thực tế vì vậy hàng năm công ty đều phải chi rất lớn để mua thêm nhiều máy móc thiết bị. Công ty thường nhập máy móc từ các nước có trình độ kĩ thuật phát triển như: Đức, Nhật, Ytalia, Mỹ.... đây là những nước có uy tín lớn trong xây dựng các công trình có quy mô lớn và họ đã có mặt ở Việt Nam trong nhiều dự án hợp tác, do vậy công nghệ của họ rất hiện đại và phù hợp cho hầu hết các công trình hơn nữa lại phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của nước ta. Ngoài ra công ty cũng mua những máy móc của Việt Nam sản xuất với ưư điểm là rẻ và phù hợp diều kiện khí hậu. Năng lực thiết bị là yếu tố tạo nên uy tín cho doanh nghiệp xây dựng, mang lại khả năng thắng thầu nên đầu tư cho máy móc thiết bị luôn luôn phải được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh ìâu tư đổi mới và trang bị thêm thiết bị công ty cũng cần phải cải tạo sủa chũa bảo dưỡng máy móc thiết bị đang có sãn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngoài nhập máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp thì phải đầu tư đổi mới trang thiết bị cho văn phòng. Do sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật nên các phuơng tiện phục vụ cho làm việc văn phòng luôn cần đổi mới. Đổi mới và trang bị thêm thiết bị sẽ giúp quá trình làm việc thêm hiệu quả. Bảng 9: Năng lực thiết bị phục vụ thi công Đơn vị: Chiếc Tên thiết bị Nước sản xuất Năm sản xuất Số lượng Thiết bị khoan lắc, khoan đá Đức 1999 01 Máy khoan cọc nhồi Nhật Trung Quốc 1995,2000,2007 07 Máy ép cọc trước Việt Nam 2002, 2004 05 Máy ép cọc sau Việt Nam 1997 02 Cần trục tháp Trung Quốc 2003, 2008 04 Máy trộn bê tông Việt Nam, TQ 2000, 2003 09 Máy bơm bê tông Đức 2000, 2001 07 Đầm Nhật, TQ 2003, 2005 85 Máy cắt uốn thép Trung Quốc 2003 15 Máy hàn Việt Nam 2003 20 Lu Đức, Nhật 2002,2004 07 Máy xúc Nhật 1997, 1998 05 Máy ủi Nhật, Mỹ 2000, 2003 06 Máy phát điện Nhật 2000 03 Máy nén khí Thuỵ Điển 1999 02 Ô tô tải Hàn Quốc 2000, 2004 09 Ô tô du lịch Nhật 2004, 2007 08 Máy kinh vĩ Nhật, Liên Xô 2000, 2003 11 Máy thuỷ bình Nhật 2003, 2004 11 Bộ dụng cụ thí nghiệm bê tông Việt Nam 2002 03 Nguồn: Phòng dự án đầu tư Sự phát triển của công ty cổ phần thi công cơ giới và xây lắp luôn theo kịp đà phát triển của đất nước. Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã có nhiều thay đổi để trở thành một đơn vị dẫn đầu trong Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Đạt được thành quả này công ty đã luôn nỗ lực cải tiến trang thiết bị, máy móc phục vụ thi công. Công ty đã thành lập phòng vật tư cơ giới để quản lý khối lượng máy móc đồ sộ của mình. Với năng lực thiết bị của mình công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều dự án. Máy móc thiết bị của công ty đã đi khắp mọi miền đất nước. Phân tích trên cho thấy năng lực thiết bị của công ty khá mạnh, đa dạng về chủng loại, lớn về quy mô. Số dự án mà công ty đang thực hiện chứng tỏ năng lực thiết bị của công ty có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong bất kì dự án thuộc lĩnh vực nào. 1.2. Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực Như chúng ta đã biết con người hoạt động để tồn tại và phát triển, làm việc để phục vụ nhu cầu vật chất còn giải trí là đáp ứng nhu cầu tinh thần, chung quy lại mọi hoạt động đều vì mục đích cuối cùng là con người. Do đó con người là nhân tố quan trọng nhất, là trung tâm trong sự phát triển của một cộng đồng, một đất nước nói chung và một doanh nghiệp nói riêng. Về nguồn nhân lực phải chú trọng đến chất lượng, đó chính là trình độ, sự hiểu biết, tay nghề, kinh nghiệm.... Nó quyết định đến vị trí, sự phát triển con người trong xã hội. Trong những năm chuyển sang cơ chế thị trường đặc biệt là trong nhưng năm đầu thế kỉ 21 đội ngũ cán bộ lao động ở nước ta có nhiều điều kiện để tiếp cận các thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học thế giới, tiếp cận với thị trường lao động và thị trường hàng hóa của các nước khác, được mở rộng giao lưu với các tổ chức quốc tế. Do đó trình độ ngoại ngữ, tin học, tay nghề chuyên môn ngày càng được nâng cao. Với hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hàng năm có hàng chục vạn lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Đó là lợi thế của nguồn lao động nước ta nói chung và của công ty cổ phần thi công xây lắp nói riêng. Bảng 10: Cán bộ kỹ sư, kĩ thuật và nghiệp vụ của công ty TT Ngành Nghề Số lượng 1 Thạc sỹ 228 2 Kiến trúc sư 5 3 Kỹ sư xây dựng 30 4 Kỹ sư cầu đường 20 5 Kỹ sư thuỷ lợi 10 6 Kỹ sư kinh tế xây dựng 15 7 Kỹ sư khoan 8 8 Kỹ sư máy 10 9 Kỹ sư điện 5 10 Kỹ sư nước 5 11 Kỹ sư cơ khí 5 12 Kỹ sư trác địa 5 13 Cử nhân kinh tế 15 14 Cử nhân luật 5 15 Cử nhân tin học 5 16 Cao đẳng các chuyên ngành 40 17 Trung cấp các chuyên ngành 30 Nguồn: Phòng dự án đầu tư Đội ngũ kỹ sư của công ty luôn tìm hiểu học tập nâng cao trình độ để có thể nhận thi công những công trình lớn, đòi hỏi nhiều chất xám. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ đặc biệt là đội ngũ kỹ sư gắn bó với công ty lâu năm. Đây là thành phần tối quan trọng đảm bảo cho sự thành công của công ty trong lĩnh vực thi công xây dựng. Bên cạnh đó một thành phần cũng hết sức quan trọng đó là đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty. Đây là bộ phận tiên phong trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển công ty. Bảng 11: Công nhân kĩ thuật của doanh nghiệp TT Ngành nghề Số lượng 1 Công nhân xây dựng bậc cao 300 2 Công nhân làm đường bậc cao 200 3 Công nhân cơ khí bậc cao 50 4 Công nhân lắp máy điện nước bậc cao 50 5 Công nhân lành nghề khác 100 Nguồn: Phòng dự án đầu tư Trên bảng số liệu ta thấy cán bộ kỹ sư ,kĩ thuật của công ty có kinh nghiệm lâu năm có thâm niên công tác lớn (700 người) và gắn bó với công ty, số lượng công nhân kĩ thuật của công ty khá lớn và có số bậc cao, trình độ lành nghề đáp ứng được yêu cầu của công việc trung bình số bậc của công nhân kĩ thuật của doanh nghiêp. Công ty hoạt động trên phạm vi rộng lớn chính vì vậy nhu cầu lao động là rất lớn. Hằng năm công ty đều tuyển một số lượng lớn công nhân viên có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu của công việc và luôn luôn tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề, thi nâng bậc cho cán bộ công nhân viên trong công ty chính vì vậy chất lượng và số lượng của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao sẵn sàng đáp ứng được mọi yêu cầu của công việc, đi đến mọi nơi để thực hiện công việc được giao. 2. Hiệu quả hoạt động đầu tư 2.1 Hiệu quả tài chính Bảng 12: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính Đơn vị: VND Năm 2005 2006 2007 2008 1. Tổng vốn đầu tư 102.495.688.710 121.095.490.537 162.619.777.421 267.709.093.950 2. Doanh thu 91.688.181.852 125.338.213.356 162.561.796.604 253.833.276.330 3. Doanh thu tăng hàng năm - 33.950.031.504 37.223.583.248 91.271.479.726 4. Lợi nhuận sau thuế 1.395.453.066 9.352.444.239 2.469.052.442 4.810.966.506 5. Lợi nhuận tăng hàng năm - 7.956.991.173 -6.883.391.797 2.341.914.064 6. Doanh thu/ Vốn đầu tư 0,892 1,035 0,999 0,948 7. Lợi nhuận/ Vốn đầu tư 0,013 0,077 0,151 0,018 Nguồn: Báo cáo tài chính – công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp Có thể nhận thấy rằng doanh thu của công ty luôn tăng trong giai đoạn 2005 – 2008, năm 2006 và 2007 đèu tăng trên 30 tỷ đồng đặc biệt năm 2008 tăng so với năm 2007 là 90 tỷ đồng. Doanh thu tăng nhưng không phải lợi nhuận lúc nào cũng tăng cùng với doanh thu. Trong năm 2007 lợi nhuận đã giảm 6 tỷ so với năm 2006. Điều đó cho thấy vẫn còn những bất cập trong cách quản lý chi phí của công ty. Lợi nhuận giảm là dấu hiệu không tốt vì lợi nhuận và hoạt động đầu tư có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, nếu đầu tư có hiệu quả sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại lợi nhuận tăng sẽ kích thích đầu tư tăng. Tuy nhiên đến năm 2008 lợi nhuận của công ty đã tăng trở lại dù chậm. Doanh thu và lợi nhuận trên vốn đầu tư đều không cao (đều nhỏ hơn 1) chứng tỏ hoạt động đầu tư của công ty vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Có thể giải thích vấn đề này là vì các công trình thi công của công ty đều yêu cầu vốn lớn và đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư vì vậy chưa mang lại hiệu quả. 2.2 Hiệu quả kinh tế xã hội 2.2.1 Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước Bảng 13: Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước Đơn vị: VND Khoản mục 2005 2006 2007 2008 Thuế giá trị gia tăng 196.791.851 5.160.465.203 11.106.861.823 6.580.208.909 Thuế thu nhập doanh nghiệp - - 368.044.102 968.103.745 Thuế thu nhập cá nhân - - 15.012.976 27.118.759 Thuế nhà đất và tiền thuê đất 3.768.700 5.030.800 80.225.607 80.225.583 Cộng 200.560.551 5.165.496.003 11.570.144.508 7.655.656.996 Nguồn: Báo cáo tài chính – công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp Hàng năm công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước thông qua các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế đất, thuế tài nguyên... Các loại thuế công ty đều nộp năm sau cao hơn năm trước, thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế. Trong tương lai công ty với mục tiêu trở thành tập đoàn đa ngành đa lĩnh vực, hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. 2.2.2 Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Bảng 14: Thu nhập của người lao động Đơn vị: VND Năm 2005 2006 2007 2008 Chi phí tiền lương 703.016.524 765.921.091 1.079.472.000 3.304.209.209 Nguồn: Báo cáo tài chính – công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp Sau khi cổ phần hóa quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng. Hiện nay công ty đã có đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật hùng hậu đang ngày đêm làm việc hăng say đoàn kêt. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư của công ty đang trên đà phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận hàng năm của công ty tăng kéo theo mức tăng thu nhập của người lao động, đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Tuy nhiên để đáp ứng cho mức sống chung của xã hội ngày càng cao thì công ty cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và người lao động đặc biệt là công nhân. 3. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp. 3.1 Về quy mô đầu tư Hiện nay công ty đang có quy mô vốn đầu tư rất lớn, đủ sức thực hiện các công trình đòi hỏi vốn lớn. Sau khi cổ phần hóa công ty đã tăng vốn đầu tư nhanh chóng và duy trì được mức tăng này ổn định trong những năm vừa qua. Nguyên nhân của việc tăng trưởng về quy mô đầu tư là do cổ phần hóa đã mang lại cho công ty một diện mạo mới, một khí thế làm việc mới. Các cổ đông của công ty đã tiến hành góp vốn cùng với nguồn vốn của Nhà nước nhằm thực hiên chiến lược kinh doanh mới. Để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh doanh công ty cần phải duy trì mức tăng trưởng quy mô vốn đầu tư trong các năm tiếp theo. 3.2 Về cơ cấu đầu tư Trong cơ cấu vốn đầu tư của công ty thì vốn đi vay bên ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Đây là điều tất nhiên trong thời kì kinh doanh hiện nay không thể dựa vào vốn tự có để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư, phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng. Nguồn vốn vay sẽ giúp giải quyết nhu cầu về vốn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục không bị gián đoạn. Tuy nhiên vốn vay thì phải mất chi phí đi vay vì vậy công ty cần có cơ cấu nguồn vốn hợp lý, có được nguồn vốn tự có để chủ động trong kinh doanh và làm đối trọng với nguồn vốn vay 3.3 Về quản lý hoạt động đầu tư Sau khi cổ phần hóa, công ty đã áp dụng nhiều phương pháp quản lý tiên tiến phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay. Những đổi thay này đã làm nâng cao năng lực quản lý của công ty. Tuy nhiên công tác quản lý của công ty chưa thực sự hoàn thiện. Hiện nay công ty đã áp dụng phương pháp quản lý của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 nhưng do còn nhiều hạn chế về nhân lực phương tiện quản lý nên chất lượng quản lý chưa cao. 3.4 Về kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho công ty, đặc biệt là đã nâng cao thu nhập, làm cải thiện đời sống cho người lao động. Đây thực sự là thành quả lớn nhất của hoạt động đầu tư đối với công ty. Đối với xã hội, công ty đã góp phần giải quyết vấn đề nhà ở đang còn thiếu nhiều trong các đô thị, góp phần tạo ra một thị trường kinh doanh nhà ở, bất động sản lành mạnh, các dự án đầu tư xây dựng dược triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần đẩy mạnh quà trình đô thị hóa, tạo dựng nếp sống văn minh đô thị cho người dân. Tuy nhiên kết quả và hiệu quả đầu tư vẫn chưa thực sự được như mong muốn, nguyên nhân là do: - Công ty vẫn còn chậm trong vấn đề làm thủ tục xin thuê đất - Đội ngũ nhân lực phục vụ cho công tác thiết kế còn thiếu do vậy phải đi thuê các tổ chức tư vấn thiết kế - Vấn đề quyết toán sau khi dự án hoàn thành còn chậm do cong tác dự toán và công tác giám sát đầu tư còn chưa tốt gây khó khăn cho công tác nghiệm thu. - Phạm vi hoạt động chưa được sâu rộng, chưa đa dạng hóa các hình thức kinh doanh nhà như: chung cư cho người có thu nhập thấp, căn hộ cao cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Tồn tại khá nhiều máy móc cũ nên khó khăn cho vấn đề hiện đại hóa vì thiếu kho bãi và chi phí bảo dưỡng cao. Hơn nữa xưởng bảo dưỡng thiết bị còn co cụm chưa đáp ứng được nhu cầu đối với các dự án ở vùng sâu. Đội ngũ nhân lực phòng cơ giới còn thiếu về số lượng hạn chế về chất lượng chưa đáp ứng được đòi hỏi kĩ thuật của máy móc hiện đại - Nguồn vốn vay từ ngân hàng còn chưa phong phú chủ yếu tập trung vay ở một ngân hàng - Vấn đề nghiên cứu cơ hội đầu tư còn thiếu chuyên nghiệp do đội ngũ cán bộ chuyên thực hiện công việc này còn thiếu. - Lập dự án còn phải thuê các tổ chức tư vấn nên tốn kinh phí lớn cho công tác lập dự án - Công tác đấu thầu còn nhiều tồn tại nên chưa hiệu quả trong việc dự thầu. Nguyên nhân là do cán bộ đấu thầu chưa đủ năng lực cũng như tình hình của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài ra còn là vấn đề chỉ định thầu do tổng công ty chỉ định cho các đơn vị thành viên. Như vậy, hoạt động đầu tư tại công ty cổ phần thi công cơ giới tuy đã đạt được nhũng kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó còn khá nhiều hạn chế ở nhiều khâu, nhiều chu kì của quá trình đầu tư. Nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi công ty phải nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh. CHƯƠNG II GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 1. Định hướng Trong thời gian tới định hướng của công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp là xây dựng phát triển doanh nghiệp trở thành một đơn vị dẫn đầu trong tổng công ty xây dựng Hà Nội về mọi lĩnh vực và là một trong những doanh nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh trong ngành xây dựng của Việt Nam. 2. Mục tiêu Mục tiêu của công ty là tăng trưởng phát triển cao, sản xuất kinh doanh hiệu quả, doanh thu lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nâng cao đời sống của ngưòi lao động. Muc tiêu cụ thể của công ty trong từng lĩnh vực như sau: - Xây lắp: Công ty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho các công trình thuỷ lợi, các công trình điện, các công trình phục vụ cho phát triển nông thôn... với tiêu chí đề ra là đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công, an toàn. - Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản: Nhận thấy đây là lĩnh vực ngày càng có n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5435.DOC
Tài liệu liên quan