MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VIWASEEN) 7
1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty VIWASEEN 7
1.1.1. Quá trình hình thành của tổng công ty 7
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty. 8
1.1.3. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty 18
1.1.3.1. Thi công xây lắp 18
1.1.3.2. Kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại 18
1.1.3.3. Sản xuất công nghiệp 18
1.1.3.4. Tư vấn khảo sát thiết kế nghiên cứu khoa học 18
1.1.3.5. Đầu tư phát triển 18
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. 19
1.1.4.1. Tỷ suất kỳ vọng 19
1.1.4.2. Lãi suất 20
1.1.4.3. Khoa học công nghệ 20
1.1.4.4. Vốn đầu tư 20
1.1.4.5. Con người và quản lý 21
1.2. Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN giai đoạn 2006- 2008 22
1.2.1. Tổng quan hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty VIWASEEN22
1.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty VIWASEEN. 24
1.2.2.1. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển 24
1.2.2.1.1. Nguồn vốn đầu tư 24
Bảng 1.2. Tổng số vốn đầu tư từ năm 2004 đến 2008 26
1.2.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư 30
1.2.2.2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 36
1.2.2.2.3. Đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật 37
1.2.2.2.4. Đầu tư phát triển đô thị 37
1.2.2.2.5. Đầu tư góp vốn vào các công ty 38
1.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. 38
1.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở Tổng công ty VIWASEEN. 46
1.2.4.1. Tiến độ thực hiện dự án còn chậm 46
1.2.4.2. Công tác huy động và sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao 46
1.2.4.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế 46
1.2.4.4. Hạn chế trong công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện đầu tư, quản lý giám sát hoạt động đầu tư 48
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY VIWASEEN 49
2.1. Định hướng và mục tiêu của Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam ( VIWASEEN ) đến năm 2015. 49
2.1.1. Thi công xây lắp 52
2.1.2. Công tác kinh tế, tài chính 52
2.1.3. Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu 52
2.1.4. Đầu tư phát triển 53
2.1.5. Sản xuất công nghiệp 54
2.1.6. Tư vấn khảo sát thiết kế 54
2.1.7. Công tác đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp 55
2.1.8. Công tác Đảng và đoàn thể 56
2.2. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. 56
2.2.1. Giải pháp về đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển 56
2.2.1.1. Giải pháp thu hút vốn 56
2.2.1.2. Giải pháp gia tăng vốn tự có 57
2.2.1.3. Giải pháp gia tăng vốn vay 58
2.2.1.4. Giải pháp gia tăng các nguồn vốn khác 58
2.2.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả của quá trình sử dụng vốn 58
2.2.3. Giải pháp nâng cao tiến độ thực hiện các dự án 59
2.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc và thiết bị thi công 61
2.2.5. Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế 62
2.2.6. Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án 64
2.2.7. Một số giải pháp khác 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vốn
đầu tư
Vốn tự có
Vốn vay
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1
Hệ thống cấp nước khu Hoà Lạc
7.947
0
0
7.94
100
2
Dự án cấp nước thô cho khu kinh tế Đình Vũ - Hải Phòng
111.236
27.809
25
83.427
75
3
Hệ thống cấp nước khu công nghiệp Nam Sách - Hải Dương
36.016
14.756
30
21.260
70
Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của Tổng Công ty năm 2004 – 2008
Qua bảng 1.4 ta thấy trong hầu hết các dự án, phần vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò cực kỳ quan trọng. Vốn vay ngân hàng nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động để mua sắm máy móc thiết bị thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng - đây là các phần việc đòi hỏi lượng vốn lớn nhất. Mặc dù việc vay lượng vốn lớn kéo theo gánh nặng trả nợ, nhưng do các dự án của Tổng Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường là lĩnh vực rất thiết yếu và phục vụ nhu cầu của nhân dân nên các dự án này thường được Nhà nước dành cho nhiều ưu đãi để đảm bảo khả năng trả nợ.
d. Các nguồn vốn khác
Các nguồn vốn khác chủ yếu được huy động từ các nhà đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu. Lượng vốn này có tốc độ tăng rất nhanh: năm 2005 lượng vốn này huy động được đạt gấp 50 lần so với năm 2004. Đến năm 2006 nguồn vốn này có giảm nhưng đến năm 2007 đã tăng đột biến, tăng gấp 10 lần so với năm 2006, điều này có thể lý giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời Tổng Công ty là một doanh nghiệp thuộc Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên cổ phiếu của Tổng Công ty có được một sự đảm bảo chắc chắn, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đến nay, nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn và là nguồn vốn được chú trọng phát triển trong tương lai để giúp Tổng Công ty huy động vốn phục vụ hoạt động đầu tư, xây dựng.
1.2.2.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư
Vốn hàng năm của Tổng Công ty được phân bổ cho các lĩnh vực kinh doanh chính phụ thuộc vào nhu cầu về vốn của từng lĩnh vực và mục tiêu, định hướng phát triển của Tổng Công ty.
Bảng 1.5. Cơ cấu vốn theo lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty VIWASEEN năm 2006 – 2008
STT
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
1
Xây lắp
885.792
56
1.140.014
50,73
1.413.179
45,69
2
Sản xuất công nghiệp
123.603
7.81
134.900
6
135.572
4,38
3
Xuất nhập khẩu
249.122
15,75
315.513
14,04
339.240
10,97
4
Thiết kế - tư vấn
45.863
3
34.586
1,54
55.524
1,8
5
Đầu tư phát triển
131.448
8,31
381.200
16,96
719.000
23,25
6
Kinh doanh khác
145.833
9,22
240.625
10,71
430.150
13,9
Tổng
1.581.661
100
2.247.108
100
3.092.664
100
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2008
Qua bảng 1.5 ta thấy do lượng vốn hàng năm tăng nên mức vốn cho từng lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty cũng tăng lên, trong đó lĩnh vực thi công xây lắp luôn được ưu tiên cấp cho lượng vốn lớn nhất: năm 2006 chiếm 56% tổng vốn đầu tư; năm 2007 chiếm 51%, đến năm 2008 giảm lượng vốn cho thi công xây lắp xuống còn 45,7%. Trong các lĩnh vực trên thì đầu tư phát triển đạt tốc độ tăng lớn nhất, từ chỗ chỉ chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư năm 2006 tăng lên 17% năm 2007 và đến năm 2008, nhờ có dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô khu kinh tế Đình Vũ - Hải Phòng mà lượng vốn đầu tư dành cho đầu tư phát triển đã tăng lên 23,2%.
Năm 2007, tổng giá trị đầu tư xây dựng ước đạt 381,20 tỷ đồng, trong đó:
- Đầu tư trực tiếp: 324,46 tỷ đồng, bao gồm:
• Đầu tư xây dựng công trình: 318,83 tỷ đồng, tập trung vào các dự án xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường như Dự án Nhà máy nước Suối Dầu, dự án hệ thống câp nước thô Đình Vũ,… gần đây Tổng Công ty mở rộng lĩnh vực đầu tư sang xây dựng các khu đô thị khu công nghiệp như Tổ hợp chung cư và văn phòng VIWASEEN tại Trung Văn - Từ Liêm; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Nậm La – Sơn La; Dự án xây dựng khu đô thị mới Hoài Đức…
• Đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công: 5,63 tỷ đồng
Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng do Tổng Công ty đầu tư hiện nay đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, triển khai cấp giấy chứng nhận đầu tư, khoan khảo sát địa chất… riêng dự án Nhà máy Thuỷ điện Tây Bắc tới thời điểm cuối năm 2007 đã bắt đầu khởi công.
Ngoài ra còn một số dự án do các Công ty thành viên thực hiện, hiện nay đã có một số dự án triển khai đồng bộ và gấp rút hoàn thành để đưa vào khai thác và sử dụng vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 như Dự án cấp nước Cà Giang; Hệ thống cấp nước khu du lịch Thuận Quý – Bình Thuận… và một số dự án xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê khác.
- Đầu tư gián tiếp: 56,74 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư tài chính như góp vốn thành lập công ty mới, tăng vốn điều lệ của các công ty thành viên.
Như vậy, các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường là một phần của các dự án đầu tư phát triển của Tổng Công ty. Ngoài ra trong lĩnh vực thi công, xây lắp, nhờ có kinh nghiệm và máy móc thiết bị hiện đại nên Tổng công ty có uy tín trong lĩnh vực này; năm 2007, Tổng Công ty đã triển khai ký kết được 95 hợp đồng kinh tế lớn, nhỏ với tổng giá trị lên đến 897.738 triệu đồng để thực hiện một số công việc như Công trình cấp nước tỉnh Kiên Giang, Phú Yên, Tây Ninh; Trạm làm lạnh nước tuần hoàn tại khu kinh tế Đình Vũ; Dự án thoát nước Thành phố Hải Phòng. Ngoài ra còn tham gia dự thầu một số công trình và hạng mục công trình như Hệ thống thoát nước mưa và thu gom nước thải Thành phố Quy Nhơn; Nhà máy xử lý nước thải thị xã Sóc Trăng - Tỉnh Sóc Trăng; Dự án thoát nước tỉnh Bắc Ninh…
1.2.2.2. Đầu tư phát triển theo các nội dung.
Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu tăng cường khả năng kinh doanh sản xuất, tạo lợi nhuận với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng công ty đã có nhiều hoạt động đầu tư:
1.2.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi công :
Máy móc thiết bị là những tư liệu sản xuất hết sức quan trọng thể hiện trình độ cơ giới hóa và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qui mô và loại hình các loại máy móc thiết bị phản ánh trình độ đầu tư, khả năng vốn liếng và khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. VIWASEEN là một Tổng công ty đầu tư xây dựng, là nhà thầu xây lắp lớn cho nên việc đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ quá trình thi công xây lắp là một nhiệm vụ bắt buộc và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đầu tư của mình. Nhưng máy móc thiết bị không có nghĩa càng hiện đại thì càng tốt mà phải lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp với trình độ quản lý, trình độ công nhân và hợp lý giữa chi phí thuê mua và giá trị sử dụng.
Tổng công ty VIWASEEN được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 3 công ty, trong đó có 2 công ty chuyên về thi công, xây dựng, do vậy Tổng Công ty VIWASEEN có một nền tảng vững chắc về kinh nghiệm và cơ sở vật chất để phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường. Từ trụ sở làm việc, văn phòng, nhà xưởng đến các thiết bị, xe, máy… đều được kế thừa từ các công ty thành viên.
Những năm qua, cùng với việc thực hiện nhiều dự án lớn trên cả nước, Tổng công ty cũng đã không ngừng hoàn thiện, mua sắm thêm nhiều máy móc thiết yếu để phục vụ thi công, nâng cao chất lượng công trình, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bảng 1.6. Các dự án mua sắm máy móc thiết bị 2006 - 2008
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Dự án
2006
2007
2008
1
Thiết bị thi công
1,1
6,5
9.8
2
Máy xúc bánh lốp
1,5
2.3
3
Máy phát điện
0,8
1.5
4
Xe ô tô tải 10 – 15 tấn
1,8
2.7
5
Ô tô cần trục 25 – 30 tấn
1,5
2.2
6
Cừ Laen
0,33
1,5
2.2
7
Mua ô tô
2,51
3.9
8
Máy phun bi và HT phun sơn
0,43
0.9
9
Máy khoan xoay tự hành
0,6
1.1
10
Các thiết bị khác
0,81
0,32
0.5
Nguồn: Tổng công ty VIWASEEN
Mặc dù lượng vốn đầu tư để mua sắm máy móc, thiết bị thi công chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng vốn đầu tư hàng năm của Tổng Công ty, nhưng so với các công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì đây là một lượng vốn lớn, đủ để đáp ứng phục vụ nhu cầu về thiết bị thi công cho các dự án, trong đó vốn tự có của Tổng Công ty chiếm 63%, còn lại là vốn vay tín dụng thương mại. Việc đầu tư này đòi hỏi Tổng Công ty phải tận dụng hết công suất của máy móc để đạt hiệu quả đầu tư cao nhất, đảm bảo khả năng thanh toán nợ.
Các chi phí khác gồm có các khoản mục chi phí như : chi phí khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công; chi phí của ban quản lý công trình; chi phí giám sát thi công; chi phí chạy thử, nghiệm thu và bàn giao…
Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cho các phòng ban :
Theo Điều lệ của Tổng công ty, phòng đầu tư phát triển phối hợp với các phòng chức năng của Tổng công ty thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư nhỏ. tuy vậy, với các dự án có mức đầu tư lớn, có vị trí quan trọng thì Tổng công ty thành lập các Ban quản lý dự án để thuận lợi và dễ dàng cho việc giám sát, chịu trách nhiệm, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Bảng 1.7. Chi phí đầu tư cho ban quản lý các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường của Tổng Công ty VIWASEEN
STT
Tên dự án
Giá trị
(1000 đồng)
Nguồn vốn
1
Hệ thống cấp nước khu công nghiệp Nam Sách - Hải Dương
194.000
Vốn tự có
2
Hệ thống cấp nước khu công nghệ cao Hoà Lạc
71.000
Vốn tự có
3
Nhà máy nước thô Đình Vũ
2.231.165
Vốn tự có
Nguồn: Tổng Công ty VIWASEEN
Như vậy chi phí đầu tư cho ban quản lý các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường của Tổng Công ty chủ yếu từ nguồn vốn tự có do phải thành lập Ban quản lý dự án ngay từ khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và khảo sát địa chất, hiện trạng nơi thực hiện dự án. Chi phí cho Ban quản lý các dự án thuộc phần chi phí khác trong các khoản mục chi phí của dự án, thông thường chiếm từ 1-2% tổng vốn đầu tư, dùng để chi cho việc xây dựng văn phòng làm việc; mua sắm máy tính, thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác quản lý dữ liệu tại hiện trường; mua ô tô phục vụ đi lại, di chuyển của cán bộ quản lý…
Bảng 1.8. Đầu tư phục vụ quản lý các dự án của Tổng Công ty VIWASEEN năm 2006 – 2008
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
Giá trị
1
Mua ô tô - Tổng Công ty
Năm 2007
3,36
2
Mua 2 ô tô – Công ty WASECO
Tháng 01.2006
3,00
3
Mua 1ô tô – VIWASEEN.1
Năm 2006
0,4
4
Văn phòng làm việc VIWASEEN.12
2006 - 2007
2,25
5
Mua 2 ô tô – VIWASEEN Huế
2006 -2007
1,26
6
Mua 3 ôtô- VIWASEEN, WASECO
2008
3,73
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2006 – 2008
1.2.2.2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đối với tất cả các doanh nghiệp, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhằm tạo ra sức lao động cũng như để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng và luôn cần được quan tâm đúng mức. Ở Tổng công ty VIWASEEN nguồn nhân lực bao gồm lãnh đạo cấp cao, cán bộ công chức văn phòng, các kỹ sư xây dựng, giao thông, các cán bộ thanh tra giám sát cùng với một bộ phận rất lớn công nhân, cán bộ kỹ thuật công trường. Trong thành phần vốn đầu tư phát triển, vốn nhân lực cũng là thành phần quan trọng. Vốn nhân lực để đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gồm các nội dung sau:
- Chính sách tiền lương.
- Đầu tư tuyển dụng và đào tạo nâng cao chất lượng lao động.
- Đầu tư cải thiện điều kiện và môi trường làm việc.
- Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Tổ chức quản lý lao động.
Cùng với việc mở rộng lĩnh vực đầu tư và triển khai thực hiện một số các dự án mới, Tổng Công ty đứng trước nhu cầu về đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là công nhân kỹ thuật cao phục vụ tại công trường xây dựng và quản lý hoạt động của các dự án. Với điều kiện máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại, điều kiện làm việc không ngừng được cải thiện cũng như đòi hỏi chất lượng công trình ngày càng cao, vì thế yêu cầu trình độ của công nhân cũng cao hơn. Hàng năm Tổng Công ty đều tổ chức các đợt tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng máy, đào tạo & thi nâng bậc cho công nhân. Hiện nay, Tổng công ty VIWASEEN có gần 8000 cán bộ, công nhân viên chức, trong đó có gần 2000 kỹ sư có trình độ đại học và sau đại học, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, trên 6000 công nhân kỹ thuật lành nghề làm việc trong 21 công ty thành viên và 6 chi nhánh.
Bảng 1.9 : Tình hình vốn đầu tư cho công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động của TCT VIWASEEN thời kỳ 2005- 2008.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
( triệu đồng)
258 793
289 021
326 139
461 969
Vốn nhân lực ( triệu đồng )
7 777,2
7 768,61
9 418,5
11 235,8
Tốc độ tăng trưởng vốn nhân lực (%)
-0,11
21,23
19,29
Tỷ lệ :vốn nhân lực/Tổng vốn ĐT (%)
3
2,68
2,88
2,43
Nguồn :Tổng hợp từ các báo cáo Tổng kết công tác sản xuất kinh doanh của TCT VIWASEEN các năm 2005-2008.
1.2.2.2.3. Đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật
Là một Tổng công ty mới được thành lập thực hiện định hướng phát triển kinh tế chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường của Chính phủ và Bộ, ngoài nhiệm vụ xây lắp, để khẳng định vai trò của mình, Tổng công ty đã và đang nghiên cứu, triển khai nhiều dự án cấp thoát nước và môi trường cũng như các dự án hạ tầng mang tính chất an sinh xã hội. Với tổng vốn đầu tư cho các dự án như : Dự án cấp thoát nước thô cho khu công nghiệp Đình Vũ – Hải Phòng : 200 tỷ đồng; dự án cấp thoát nước Cà Giang – TP Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận : 21,6 tỷ đồng; dự án xây dựng Hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc – Hệ thống cấp nước giai đoạn cấp bách : 7,5 tỷ đồng...
Đồng thời chủ động và được Chính phủ, Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai các dự án chuyên ngành như : dự án cấp nước vùng Hà Nội khu vực Bắc Sông Hồng; dự án hệ thống thu gom và NM xử lý nước thải Tây Sải Gòn công suất 110.000-150.000 m3/ngđl; dự án cấp nước Suối Dầu – Nha Trang, Khánh Hòa; Thủy điện Nậm La – Sơn La...
1.2.2.2.4. Đầu tư phát triển đô thị
Bên cạnh việc đầu tư vào các công trình hạ tầng kỹ thuật, để tận dụng lợi thế các khu đất được Nhà nước giao, Tổng công ty còn triển khai một số dự án hạ tầng, bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của xã hội cũng như có thể tăng thêm tiềm lực tài chính của Tổng công ty nhằm bổ sung hỗ trợ cho lĩnh vực đầu tư chuyên ngành chính là cấp thoát nước và môi trường của Tổng công ty.
Bảng 1.10. Một số dự án đầu tư đã và đang được triển khai
Đơn vị: Tỷ đồng
TT
Tên dự án
Công suất
Tổng vốn đầu tư
1
Khu cao ốc văn phòng và căn hộ chung cư cao cấp (TpHCM)
91.178 m2
772
2
Dự án Tổ hợp văn phòng kết hợp chung cư cao tầng tại Trung Văn – Hà Nội
66.369 m2
400
3
Dự án Nhà chung cư kết hợp văn phòng tại Hạ Đình – Hà Nội
55.250 m2
400
4
Siêu thị và văn phòng 15 tầng tại Huế
15.000 m2
113,24
5
Dự án khu văn phòng và nhà ở tại Lê Lợi – Vũng Tàu
45.263 m2
146,68
6
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Hoài Đức – Hà Tây
496.000 m2
11.300
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực Tổng Công ty VIWASEEN
1.2.2.2.5. Đầu tư góp vốn vào các công ty
Để tăng thêm lợi nhuận, Tổng công ty cũng tham gia góp vốn vào nhiều công ty khác trên cả nước như: Công ty cổ phần Long Phú ( góp vốn 5,4 tỷ đồng, tương đương 30% vốn điều lệ Công ty ), Công ty cổ phần thủy điện VIWASEEN- Tây Bắc ( gốp vốn 42 tỷ đồng, tương đương 28% vốn điều lệ Công ty )…
1.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN.
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Trong những năm qua công tác đầu tư tại TCT VIWASEEN đã có nhiều khởi sắc và đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều dự án đầu tư của TCT đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại TCT đang tiến hành đầu tư và tiếp tục hoàn thiện các dự án đầu tư đã và đang triển khai sao cho hoàn thành kế hoạch đặt ra và đạt hiệu quả cao nhất. TCT đang rất chú trọng phát triển các dự án đầu tư, để thực hiện được điều này vấn đề đầu tiên mà TCT cần quan tâm đó chính là nguồn vốn đầu tư. Mấy năm trở lại đây tổng vốn đầu tư của TCT tăng mạnh qua các năm chính vì vậy góp phần gia tăng giá trị sản xuất kinh doanh xây lắp.
Bảng 1.11. Tình hình thực hiện đầu tư phát triển năm 2006 – 2008
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Thực hiện (tỷ đồng )
131,6
381,2
368,7
2
Đạt % kế hoạch năm
51,4
100
87
Nguồn : Báo cáo tổng kết kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện vốn đầu tư các năm từ 2006 – 2008.
Nhìn vào bảng 1.11 chúng ta có thể thấy trong các năm 2006 đến 2008, tình hình thực hiện vốn đầu tư ở VIWASEEN là khá tốt. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện tăng nhanh từ 131,6 tỷ đồng (năm 2006) lên 381,2 tỷ đồng (năm 2007). Điều này có thể được giải thích bởi sự nỗ lực cố gắng của VIWASEEN trong việc thực hiện giải ngân vốn cho việc mua sắm các thiết bị văn phòng, mua sắm thiết bị thi công cơ giới và tiến hành xây dựng đúng kế hoạch các hạng mục xây dựng cơ bản và nhất là các dự án mà VIWASEEN tiến hành đầu tư trong thời gian này được tiến hành xây dựng đúng tiến độ, đáp ứng được tiến độ cung ứng cho các hạng mục công trình. Chính sự cung ứng vốn đúng tiến độ, và tiến độ xây lắp được thực hiện với sự cố gắng tối đa đáp ứng với kế hoạch. Đó sự nỗ lực rất lớn của toàn Tổng công ty.
Giá trị tài sản cố định tăng thêm
Việc đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị thi công xây dựng công trình cũng như đầu tư mua sắm, nâng cấp, hiện đại hoá máy móc thiết bị văn phòng đã góp phần làm tăng giá trị tài sản cố định của VIWASEEN vào năm 2008 so với năm 2006.
Bảng 1.12 : Tình hình tài sản cố định của TCT VIWASEEN thời kỳ 2005- 2008.
Năm
2005
2006
2007
2008
Giá trị tài sản cố định
( triệu đồng )
102.531
151.107
444.701
478.500
Tốc độ tăng trưởng (%)
43,38
194,3
7,6
Nguồn : Báo cáo tài chính- Cân đối kế toán của TCT VIWASEEN các năm từ 2005 – 2008.
Qua bảng 1.12 ta có thể thấy tốc độ giá trị tài sản cố định huy động qua các năm của Tổng công ty tăng khá mạnh. Năm 2006, tổng tài sản cố định của TCT VIWASEEN là 151 107 tỷ đồng thì đến cuối năm 2008 tăng lên 478 500 tỷ đồng.
Bảng 1.13. Xe, máy thiết bị thi công chủ yếu toàn Tổng công ty
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Tên thiết bị
Số
lượng
Công suất
Năm sử dụng
I
Ô tô vận tải
12
1
Xe tải IFA – gắn cẩu TADANO
1
180HP
1985
2
Xe tải tự đổ HUYNDAI
1
220HP
1993
3
Xe tải cẩu ISZU
1
3 tấn
1997
4
Xe tải cẩu MAZ
1
180HP
1998
5
Xe tải cẩu KAPAT
1
240HP
1998
6
Xe tải cẩu HUYNDAI
1
220HP
1998
7
Xe tải cẩu HINO
2
3 tấn
2000
8
Xe vận tải KAMAZ
1
225HP
2000
9
Xe tải cẩu DEAWOO
1
7,5 tấn
2002
10
Xe ô tô tải cẩu
1
3,5 tấn
3.2004
11
Xe ô tô tải cẩu
1
6,5 tấn
3.2004
II
Xe cần trục - thiết bị nâng
9
1
Cổng trục
1
5 tấn
1991
2
Xe nâng TOYOTA
1
2,5 tấn
1993
3
Xe cẩu bánh hơi KC 6571
1
525HP
1995
4
Xe cẩu TADANO 16 tấn
1
215HP
1996
5
Cổng trục
1
16 tấn
1998
6
Máy vận thăng VT27/500
1
0,5 tấn
1998
7
Máy vận thăng VT27/500
1
0,5 tấn
2000
8
Cổng trục L/H = 8/6m
1
8 tấn
2002
9
Cổng trục L/H = 7/6m
1
15 tấn
2002
III
Máy đào – xúc - ủi
10
1
Máy đào bánh hơi SAMSUNG
2
120 HP
1995
2
Máy đào bánh xích KOBELCO/SK200
1
0,7m3
2001
3
Máy đào bánh xích KOBELCO/SK200
1
0,7m3
2002
4
Máy đào, xúc, ủi bánh hơi
1
125HP
2003
5
Máy đào bánh xích KOBELCO/SK200
4
135HP
2003
6
Máy đào bánh xích UH/Hitachi
1
125HP
2003
IV
Máy lu đầm đất
6
1
Máy lu tay 850kg
1
2
Xe lu KASAI
1
130HP; 10 tấn
2001
3
Máy lu đầm đất bánh xích
1
20HP; 3,5 tấn
2004
4
Xe lu rung BOMAZ
1
6HP
2004
5
Xe lu rung KAWASAKI/JV32KW
1
17HP
2004
6
Xe lu rung KAWASAKI
1
20HP; 4 tấn
2004
Nguồn: Tổng công ty VIWASEEN
Tổng công ty hiện có danh mục các máy móc phục vụ thi công rất đa dạng, công suất lớn, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cấp thoát nước và môi trường.
Sản xuất kinh doanh ổn định và có chiều hướng tăng trưởng cao hơn của năm sau so với năm trước
Nhờ công tác quản lý khoa học, giám sát chặt chẽ và có định hướng rõ ràng trong việc sử dụng vốn đầu tư nên trong những năm gần đây, Tổng Công ty và các công ty thành viên luôn hoạt động hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi.
Bảng 1.14. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty VIWASEEN
từ năm 2006 - 2008
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Doanh thu
246.275
255.658
274.035
2
Doanh thu thuần
233.427
255.658
274.035
3
Tổng lợi tức (sau thuế)
6.062
6.376
6.426
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực - Tổng Công ty VIWASEEN
Doanh thu của Tổng Công ty thu được từ tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn, đầu tư cổ phiếu, cho thuê văn phòng…, trong đó riêng với các dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường thì doanh thu chủ yếu từ việc bán nước sạch và nước thô cho các khu công nghiệp, khu dân cư…; cung cấp hệ thống thoát nước, xây dựng các khu xử lý chất thải… Mặt khác vì các dự án thuộc lĩnh vực này thuộc lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước nên được hưởng rất nhiều ưu đãi như hỗ trợ thuê đất, giải phóng mặt bằng, trợ giá bán nước, miễn thuế… vì thế doanh thu ngày càng cao, đảm bảo khả năng hoàn vốn và có một phần lợi nhuận hàng năm để dành cho đầu tư.
Lĩnh vực thi công xây lắp vẫn là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Tổng Công ty, mang lại doanh thu lớn nhất, chiếm đến 58,64% trong tổng doanh thu năm 2007, trong đó các dự án kinh doanh trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường chiếm vai trò quan trọng trong bộ phận này.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Bảng 1.15. Báo cáo về nhân sự của Tổng Công ty năm 2008
Đơn vị: Người
STT
Chỉ tiêu
Tổng số
LĐ nữ
LĐ trực tiếp
LĐ gián tiếp
Hợp đồng LĐ dài hạn
Hợp đồng LĐ từ 3 đến 6 tháng
Thu nhập bình quân (1000đ/người/ tháng)
I
Số lượng
10500
277
8298
2202
5817
4683
3.100
II
Chất lượng
1
Trình độ Đại học, sau đại học
1707
109
0
1707
1707
0
3680
2
Trình độ cao đẳng
1374
93
1149
225
1374
0
3239
3
Trình độ trung cấp
2145
42
1974
171
2145
0
2784
4
Lao động chưa qua đào tạo
5176
27
5176
0
492
4684
2696
Nguồn: Tổng công ty VIWASEEN
Qua bảng 1.15 ta thấy, cơ cấu lao động của Tổng công ty khá hợp lý, lực lượng lao động trực tiếp có tỷ lệ tương đối lớn, lao động nam chiếm đa số trong tổng số lao động của Tổng công ty, vì có tính chất đặc thù trong ngành nghề xây dựng, đây là một thuận lợi trong phân công lao động.
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận và nhất là không ngừng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, mà chú trọng nhất là công tác lương-thưởng và đào tạo nghề cho cán bộ, công nhân viên cùng đội ngũ lao động ngoài công trường, đời sống của cán bộ công nhân viên của VIWASEEN đã tăng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân của đội ngũ lao động đã tăng lên qua từng năm, kế hoạch năm 2009 sẽ tăng lên 3.3 triệu đồng/người/tháng. Vốn đầu tư dành cho phát triển nguồn nhân lực không ngừng gia tăng là điều kiện để Tổng công ty áp dụng đúng và đầy đủ các quy định của nhà nước về tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, và ổn định, bù thêm phần nào cho CBCNV có thu nhập thấp. Bên cạnh đó là chế độ khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Các chỉ tiêu tài chính
Bảng 1.16. Các chỉ tiêu phân tích tài chính
STT
Tên chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
ROA
2,661
1,899
2,051
2
ROE
19,078
6,681
9,725
3
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
0,095
0,072
0,065
4
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
0,057
0,008
0,054
5
Doanh thu/Vốn đầu tư (%)
81,52
72,64
75,71
Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty VIWASEEN năm 2005, 2006
Qua các số liệu và chỉ tiêu tài chính như trên bảng 1.16 ta thấy:
Năm 2007, hoạt động kinh doanh của VIWASEEN có lãi, khả năng thanh toán cũng như khả năng hoạt động tương đối ổn định so với năm 2006, cơ cấu vốn an toàn hơn.
Nhìn chung năm 2007 hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty có lãi, tuy nhiên khả năng sinh lời có giảm hơn so với năm 2006. Điều này xuất phát từ việc chuyển đổi thành Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, cơ chế hoạt động cũng như quản lý chưa hoàn thiện. Đến 2008, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty đã khả quan, có nhiều triển vọng tốt, khẳng định tiềm năng phát triển của ngành xây dựng cấp thoát nước nói riêng và của Tổng Công ty VIWASEEN nói chung.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ doanh thu/ vốn đầu tư chưa ổn định do một số dự án vừa kết thúc giai đoạn 1, mới đi vào hoạt động nên chưa đem về doanh thu cho Tổng công ty, vốn thực hiện ở thời kỳ trước ngày càng nhiều mà chưa thể phát huy tác dụng ngay phải chờ tới các năm sau.
Nộp ngân sách Nhà nước : Đầu tư phát triển góp phần tăng năng lực sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu cho Tổng công ty cũng như góp phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Sau đây là bảng thống kê tình hình nộp ngân sách Nhà nước của VIWASEEN thời gian qua :
Bảng 1.17. Tình hình nộp ngân sách Nhà nước của Tổng công ty VIWASEEN từ năm 2006 - 2008
Năm
2006
2007
2008
Nộp Ngân sách (tỷ đồng)
50,5
67,5
150
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty VIWASEEN
các năm 2006-2008
Tác động tích cực đến môi trường
Các dự án chuyên ngành cấp nước đã giải quyết được nhu cầu về nước không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5499.DOC