Chuyên đề Hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1

I. Khái quát chung về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh .

 2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.

 2.2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

 2.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý .

II. Thực trạng đầu tư

1. Đặc điểm đầu tư tại HUD1

2. Thực trạng đầu tư của Công ty.

 2.1 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp

 2.2 Xác định hiệu quả đầu tư dự án

 2.3 Tình hình đầu tư vào tài sản cố định

 2.4 Tình hình đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị

 2.5 Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực

III. Một số đánh giá về kết quả tình hình sản xuất kinh doanh

1. Kết quả sản xuất kinh doanh

2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.1 Hiệu quả kinh tế

 2.2 Hiệu quả xã hội 3

 

3

3

5

5

6

6

7

12

12

13

13

16

21

23

25

26

27

28

28

31

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1

I. Phương hướng hoạt động của Công ty

II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của HUD1

1. Giải pháp về vốn

2. Các giải pháp đầu tư tại dự án

3. Đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và sử dụng có hiệu quả máy móc, dây chuyền thiết bị thi công.

4. Giải pháp nhân sự

5. Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật

6. Nâng cao năng lực các phòng ban

33

33

34

34

36

40

 

44

49

50

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

MỤC LỤC 54

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sách đầu tư mới để thay thế dần máy móc cũ cũng là một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Công ty quản lý lượng máy móc này thông qua Ban an toàn Với tổng số vốn đầu tư vào tài sản cố định ở trên, chỉ có lượng vốn đầu từ vào dây chuyển sản xuất ống cống bê tông cốt thép là sử dụng vốn vay ngân hàng, còn lại là vốn tự có của doanh nghiệp. Với máy móc thiết bị thi công ở Công ty, nhìn trên bình diện khách quan ta nhận thấy có đầu tư nhưng thực sự chưa mạnh so với một đơn vị xây dựng mà doanh thu hàng năm là hơn 200tỷ đồng. Tất nhiên, với tính chất đa dạng trong nền kinh tế hiện nay, đơn vị có thể thuê ngoài rất dễ dàng. Tuy nhiên, nếu như vậy thì tính chủ động sẽ không cao đồng thời không khẳng định được năng lực của đơn vị trong đấu thầu xây lắp. Với các số liệu từ bảng 3 đến bảng 5, ta nhận thấy 3,639tỷ đồng đầu tư cho dây chuyền sản xuất ở năm 2005 là việc đầu tư dây chuyền sản xuất cửa công nghiệp và dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép. Với việc đầu tư này, đơn vị đã dần tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại và góp phần vào việc đa dạng hoá sản phẩm của Công ty, đồng thời tạo tính chủ động cao trong quá trình sản xuất kinh doanh đặc thù của mình. Tuy nhiên, với số tiền đầu tư trên thì dây chuyền chưa thực sự đồng bộ. Số vốn đầu tư cho dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép hoàn toàn là nguồn vốn huy động từ ngân hàng. Nguồn vốn đầu tư cho máy móc thiết bị thi công và các tài sản khác được sử dụng từ nguồn vốn tự có. Những tài sản cố định khác chủ yếu là đáp ứng và nâng cao điều kiện làm việc của người lao động. ở đây, số vồn đầu tư vào tài sản cố định không có biến động lớn. Sự thay đổi lớn chủ yếu ở nguồn vốn đầu tư vào dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép. So với lượng vốn đầu tư vào dây chuyền thiết bị thi công thì số tiền đầu tư vào tài sản cố định khác nhằm nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động là không lớn, chiếm 16,2% trên tổng tài sản cố định của Công ty. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu hình thành của 16,2% trên thì ta nhận thấy lượng ô tô con của doanh nghiệp hơi nhiều, chưa tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Với 4 ôtô con làm phương tiện đi lại trong doanh nghiệp sẽ là một sự lãng phí và nó không thực sự mang lại hiệu quả xứng đáng với số vốn bỏ ra hình thành nên nó. Điều này cũng là vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý để sử dụng phương tiện cho hợp lý. 2.4 Tình hình đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị Đầu tư vào các dự án khu đô thị là một trong những chiến lược được ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm và coi đó là trọng điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc đơn vị tham gia vào đầu tư các dự án xây dựng các khu nhà ở có ý nghĩa rất quan trọng. Trước tiên là việc mở rộng, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh của đơn vị, tiếp đó sẽ nâng cao vị trí của đơn vị trong ngành xây dựng, đơn vị sẽ tạo được rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa phương. Và đặc biệt sẽ chủ động được việc làm cho các đơn vị xây lắp trong Công ty. Việc tham gia dự án sẽ tạo một bước khép kín trong sản xuất kinh doanh, đào tạo và nâng cao khả năng quản lý của các cán bộ chủ chốt. Việc đầu tư vào các dự án xây dựng khu nhà ở, khu đô thị không phải là đơn giản, nó cần sử dụng những nguồn vốn rất lớn, huy động nguồn lực của cả một đơn vị, đồng thời nó cũng có thời gian tương đối dài ( trung bình là 5 -10 năm cho 01 dự án). Tham gia vào lĩnh vực này có nhiều khó khăn, nhưng công ty có lợi thế đó là Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD1) (trước đây là đơn vị trực tiếp quản lý Công ty HUD1 và bây giờ là cổ đông chi phối của Công ty) đã có kinh nghiệm rất nhiều trong lĩnh vực đầu tư vào các dự án đô thị. Điển hình là các dự án: Khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công, Pháp Vân, Mỹ Đình, Việt Hưng... những dự án này đã và đang rất thành công và có uy tín lớn với các cấp chính quyền trong cả nước. Với lợi thế này, Công ty sẽ tiếp cận được những kinh nghiệm và sự hỗ trợ đắc lực từ Tổng Công ty và góp phần không nhỏ vào thành công của Công ty trong lĩnh vực này. Bảng 6: Nguồn vốn đầu tư tại các dự án xây dựng khu đô thị Dự án Tổng số vốn đầu tư (đ) Nguồn vốn Dự án khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 1.302.000.000.000 Chủ yếu là vốn vay và vốn huy động từ các nguồn lực khác Dự án khu nhà ở số 1 Phường Ngọc Châu 213.884.000.000 Chủ yếu là vốn vay và vốn huy động từ các nguồn lực khác Hiện tại, Công ty đang tham gia đầu tư vào 02 dự án là: Dự án khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh với số tổng vốn đầu tư là: 1.302 tỷ đồng và dự án khu nhà ở số 1 Phường Ngọc Châu - Hải Dương với số vốn đầu tư là 213,884 tỷ đồng. Với tổng số vốn đầu tư cho 2 dự án trên thì nhu cầu về vốn của đơn vị là rất lớn do đó đòi hỏi phải có kế hoạch phân đoạn đầu tư cho dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh. Hình thức đầu tư ở đây là: đơn vị sẽ làm thủ tục xin phê duyệt dự án, tiến hành giải phóng mặt bằng, thi công hạ tầng, xây dựng khu nhà ở và bán cho người dân. Hình thức đầu tư này sẽ kéo dài trong nhiều năm theo tiến độ nhà nước phê duyệt. Số vốn đầu tư cho những dự án này chủ yếu là vốn vay, vốn ứng trước từ các khách hàng đăng ký mua sản phẩm của Công ty. Hình thức đầu tư này giúp cho đơn vị chủ động tạo công ăn việc làm cho các đơn vị thành viên đồng thời nâng vị thế của Công ty lên 1 tầm mời, và đây cũng là một trong những việc mở rộng đa dạng hoá ngành nghề của đơn vị. Với tình hình đóng băng của thị trường Bất động sản hiện nay, hình thức đầu tư này đang gặp nhiều khó khăn, tác động không nhỏ đến tình hình tài chính của đơn vị và cũng là một trong những yếu tố làm chậm lại tiến độ của dự án. Hiện tại, đơn vị mới chỉ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án, còn các công tác khác phải tạm ngừng chờ cơ chế và tình hình thị trường bất động sản. 2.5 Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực Hàng năm, Công ty lên kế hoạch đào tạo nhân lực cho đơn vị mình, lập kế hoạch khám sức khoẻ cho CBCNV và công nhân, lên kế hoạch đào tạo về an toàn phòng chống cháy nổ.... Cơ sở lập kế hoạch xuất phát từ nhu cầu của các đơn vị thành viên và khối văn phòng Công ty. Kinh phí cho đầu tư cho nguồn nhân lực qua các năm thể hiện như sau: Bảng 7: Kinh phí đầu tư cho nguồn nhân lực Đơn vị: đồng TT Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Kinh phí đào tạo nâng cao nghiệp vụ 120.000.000 138.500.000 152.000.000 2 Kinh phí chăm sóc sức khoẻ, cung cấp đồng phục và nâng cao đời sống tinh thần của CBCNV 550.000.000 720.000.000 932.000.000 Tổng cộng 670.000.000 858.500.000 1.084.000.000 Với những con số trên cùng với số liệu thu nhập bình quân từ bảng 7 dưới đây ta nhận thấy, công tác đầu tư cho nguồn nhân lực của Công ty là rất lớn. Ban lãnh đạo Công ty đã rất quan tâm đến đời sống của CBCNV, tạo tâm lý ổn định cho người lao động yên tâm làm việc, đồng thời có chính sách đào tạo hợp lý kịp thời cho CBCNV đáp ứng được nhu cầu của công việc. Công ty có lợi thế là lực lượng CBCNV gián tiếp chủ yếu là trình độ đại học, cùng với chính sách đào tạo hợp lý góp phần không nhỏ vào thành công của Công ty trong những năm qua. Đồng thời, toàn bộ CBCNV Công ty đã được đào tạo và làm rất tốt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2001 và đã được BVQI đánh giá và cấp chứng chỉ lần thứ 2. Bên cạnh đó, có một vấn đề cần đặt ra là số lượng lao động trực tiếp có tay nghề cao chưa nhiều. Lực lượng lao động ở đây chủ yếu là lao động thời vụ, chính vì vậy việc đào tạo và đào tạo lại là rất cần thiết và cũng hơi khó triển khai. Tuy nhiên, Công ty HUD1 đã có những đầu tư rất lớn vào những công tác này. Điều đó thể hiện ở số liệu trong bảng 6 và mức thu nhập của người lao động ở bảng 7 dưới đây, kinh phí đào tạo và kinh phí khác đầu tư cho nguồn lực liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ các phương tiện làm việc cho người lao động đáp ứng yêu cầu của công việc cũng là một trong những bằng chứng rõ nét phản ánh điều đó. Hiện tại, đội ngũ quản lý tại các công trường chưa thực sự có trình độ quản lý, họ đơn thuần chỉ là những kỹ sư có kinh nghiệm và khả năng trong xây dựng. Khi được giao nhiệm vụ quản lý công trình thì những khó khăn trong quản lý nhân sự, quản lý tài chính là cả một vấn đề. Những khó khăn đó đã tác động không nhỏ đến hiệu quả của các công trình. Bên cạnh đó, hiện nay doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng cán bộ có kinh nghiệm làm dự án, các cán bộ có kinh nghiệm trong làm hồ sơ dự thầu. Tất cả những người hiện tại đang đảm nhận những nhiệm vụ trên chủ yếu là xuất phát từ kinh nghiệm trong thi công, vì vậy việc đào tạo nâng cao năng lực cho các lĩnh vực này là điều rất quan trọng. III Một số đánh giá về kết quả tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1. 1. Kết quả sản xuất kinh doanh Tuy mới thành lập nhưng Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn tạo cho mình những kết quả đáng khích lệ. Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tăng, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn có giá trị. Các công trình phục vụ kinh tế xã hội ngày càng nhiều và đạt chất lượng. Sự phát triển đi lên trong sản xuất kinh doanh của HUD1 thể hiện rất rõ qua bảng phân tích dưới đây. Giá trị sản xuất kinh doanh qua các năm đều tăng. Trong năm 2002 và 2003 giá trị này đã tăng lên gần gấp đôi. Năm 2004 và năm 2005 giá trị sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục tăng trưởng với những kết quả cao, tạo ra quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Năm 2002 tổng doanh thu tăng so với 2001 là 112,35%, năm 2003 doanh thu tăng so với 202 là 42,3%. Năm 2005 so với năm 2004, kết quả giá trị sản xuất kinh doanh tăng 20% tương đương 44 tỷ đồng, năm 2004 so với năm 2003 tăng 10,5%. Bên cạnh đó, ta nhận thấy tổng doanh thu, tổng số vốn nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận sau thuế của các năm tăng lên rõ ràng. Những tiến bộ này không những tạo đà đi lên cho Công ty mà còn là sự phát triển của toàn ngành xây dựng nói chung. Đây là những cố gắng vượt bậc của toàn bộ công ty trong việc khắc phục khó khăn đi lên tìm cho mình chỗ đứng tốt trên thị trường. Trong tương lai doanh thu sẽ tiếp tục tăng nhanh có thể có còn vượt trên kế hoạch đã đề ra. Bảng 8: Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HUD1 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 1 Sản lượng 45.821 101.430 199.000 220.000 264.000 2 Tổng doanh thu 33.200 70.500 101.345 155.600 177.775 3 Tổng số nộp ngân sách 1.824 3.980 5.694 14.840 15.908 4 Lợi nhuận trước thuế 694 1.429 1.948 5.067 5.069 5 Vốn chủ sở hữu 4.588 6.788 16.534 18.082 22.354 6 Thu nhập bình quân 1người/tháng 1,32 1,4 1,62 1,65 1,8 Với sự tăng trưởng của mình Công ty đã góp phần tăng ngân sách nhà nước, tạo ra những đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Tổng số tiền nộp vào ngân sách nhà nước của các năm đều tăng rất cao. Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy các chỉ tiêu ở năm 2005 so với năm 2001 là một con số tăng trưởng rất lớn, điều đó thể hiện biểu đồ tăng trưởng của công ty. Theo bảng số liệu cho thấy tổng lợi nhuận của công ty qua các năm đều tăng, có sự bảo tồn và tăng trưởng vốn, điều đó thể hiện hoạt động kinh doanh của HUD1 ngày càng có hiệu quả. Điều này là một yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng với những biến động trên thị trường, tạo cho công ty ngày càng nhiều khả năng đầu tư vào những hợp đồng lớn, có giá trị cao. Trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động với thu nhập thỏa đáng. Thu nhập của người lao động ngày càng tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty được quan tâm cải thiện và nâng cao. Công ty đã góp phần không nhỏ giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động hợp đồng mỗi năm. Thu nhập của người lao động năm 2003 trung bình là 1,62 triệu đồng, năm 2004 tăng lên là 1,65 triệu đồng và năm 2005 là 1,8 triệu đồng. Ngoài ra công ty còn có nhiều chính sách khuyến khích lao động, tạo động lực cho người lao động làm tốt công việc của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua tìm hiểu kết quả sản xuất kinh doanh gần đây của Công ty đã chứng tỏ cho chúng ta thấy sự hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của HUD1. Những tăng trưởng trên là dấu hiệu tốt mở ra thắng lợi trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước cũng như quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1 Hiệu quả kinh tế Từ số liệu ở bảng 8 và bảng cân đối kế toán ở trên, ta triển khai rộng hơn để tính toán các chỉ tiêu nhằm phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2003, 2004 và năm 2005. Bảng 9: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty HUD1 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 1 Sản lượng 199.000 220.000 264.000 2 Tổng doanh thu 101.345 155.600 177.775 3 Lợi nhuận trước thuế 1.948 5.067 5.069 4 Vốn chủ sở hữu 16.534 18.082 22.354 Vốn điều lệ 15.000 15.000 5 Tài sản cố định 7.989 9.248 12.630 Doanh thu/ Sản lượng (%) 50,93 70,73 67,34 Lợi nhuận/ Doanh thu (%) 1,92 3,26 2,85 Lợi nhuận/ Vốn CSH (%) 11,78 28,02 22,68 TSCĐ/Sản lượng (%) 4,01 4,20 4,78 Lợi nhuận/Vốn điều lệ (%) 33,78 33,79 TSCĐ/Vốn CSH (%) 48,32 51,14 56,50 Nhìn từ bảng số liệu trên (Bảng 9) ta nhận thấy doanh thu của Công ty ở các năm đạt từ 50 đến 70% so với sản lượng. Con số cao nhất 70,73% được thực hiện ở năm 2004. Chỉ tiêu này lại một lần nữa cho ta thấy tầm quan trọng của việc thanh quyết toán tới nguồn vốn đầu tư của Công ty. Nếu ở năm 2003, doanh thu chỉ đạt 50,93% thì đến năm 2005 chỉ tiêu đó đạt 67,34%, đây là con số đạt ở mức trung bình. Trên thực tế, doanh thu càng sát sản lượng bao nhiêu thì doanh nghiệp càng thuận lợi về vốn bấy nhiêu. Ta đi vào tìm hiểu chỉ tiêu lợi nhuận so sánh với doanh thu của Công ty. ở năm 2003 lợi nhuận trên doanh thu đạt 1,92%, nhưng đến năm 2004 con số đó tăng lên là 3,26% và năm 2,85% là ở năm 2005. Điều này cho thấy tác động tích cực của việc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Tuy nhiên, năm 2005 chỉ đạt 2,85% trong khi đó doanh thu lại năm 2005 tăng hơn năm 2004. Điều này là do ảnh hưởng của việc đóng băng thị trường bất động sản gây lên khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp, lượng tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả tăng cao gây áp lực cho chỉ tiêu lợi nhuận, và ở thời gian tiếp theo sự khó khăn này sẽ còn tiếp diễn vì sự nằm yên của thị trường nhà đất. Một chỉ tiêu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm trước tiên đó là lợi nhuận của doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Khi doanh nghiệp là doanh nghiệp cổ phần, điều đầu tiên người ta quan tâm là việc đảm bảo mức lợi tức dự kiến cho các cổ tức. Như vậy, nhìn bảng phân tích ở trên, ta có được số liệu cho vốn điều lệ ở năm 2004 là 33,78% và năm 2005 là 33,79%. Đây là một con số rất đáng khích lệ, tuy nhiên đó cũng là do tác động của việc doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong 2 năm đầu chuyển đổi doanh nghiệp. Vì vậy, HĐQT Công ty quyết định chỉ trả lợi tức cho các cổ tức là 14%, con số còn lại dùng để dự phòng cho các năm sau và phục vụ vốn cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó ta cũng có được số liệu của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; ở năm 2003, lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu là 11,78%; năm 2004 là 28,02% và năm 2005 là 22,68%. So với vốn chủ sở hữu, năm 2003 tài sản cố định chiếm 48,32%, năm 2004 là 51,14% và đến năm 2005 là 56,5%. Những con số tăng khiêm tốn ở trên cho thấy, Công ty chưa thực sự mạnh dạn trong việc đầu tư tài sản cố định. Kết hợp với chỉ tiêu tài sản cố định trên sản lượng ta nhận thấy rõ ràng vai trò của tài sản cố định trong việc hình thành lợi nhuận cũng như doanh thu và sản lượng của Công ty. ở năm 2003, chỉ có 4đồng tài sản tham gia vào việc tạo nên 100 đồng sản lượng, con số đó ở năm 2004 là 4,2 đồng và năm 2005 là 4,78 đồng. Điều này khẳng định, lực lượng tài sản cố định quá mỏng để tạo nên sản lượng của Công ty hay nói cách khác mức đầu tư của doanh nghiệp chưa tương xứng với nhu cầu thi công của các đơn vị. 2.2 Hiệu quả xã hội Qua quá trình hoạt động của mình, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 đã đạt được những hiệu quả kinh tế rất đáng khích lệ, bên cạnh đó hiệu quả kinh tế được khẳng định qua các điểm chính sau: - Hiệu quả xã hội đầu tiên mà HUD1 đạt được đó là: doanh nghiệp đầu tiên trong Tổng Công ty chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần và làm ăn có hiệu quả, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào nhiều lĩnh vực nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất chung và tạo mới công ăn việc làm cho người lao động. Việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ nâng vị thế của Công ty trên thị trường, khẳng định thương hiệu HUD cũng như HUD1 và tạo thế chủ động trong cạnh tranh cũng như trong sản xuất kinh doanh. - Hàng năm Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước thông qua việc đóng góp vào ngân sách nhà nước từ các nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT. - Tham gia hỗ trợ đồng bào bão lụt, đồng bào bị khó khăn trên toàn quốc, hưởng ứng các chiến dịch nhân đạo mà Đảng và Nhà nước phát động - Đảm bảo và nâng cao đời sống cho người lao động Công ty từ vật chất đến tinh thần. Nâng cao tay nghề lao đông, tạo công ăn việc làm cho những lao động thời vụ ở các miền quê. - Thúc đẩy quá trình đô thị hoá ở các vùng miền thông qua đầu tư vào các dự án xây dựng khu nhà ở và khu đô thị... Trên đây là những phân tích về tình hình đầu tư cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1. Thông qua những số liệu phân tích, ta nhận thấy mặc dù có rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh với rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động, nhưng cùng với sự lãnh đạo của ban lãnh đạo Công ty và những cố gắng của cán bộ công nhân viên, Công ty HUD1 đã đạt được rất nhiều kết quả, góp phần không nhỏ vào thành công chung của Tổng Công ty cũng như ngành Xây dựng. Tuy nhiên để có được những kết quả cao hơn nữa và ổn định thì doanh nghiệp cần phải có những cải tiến trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đồng thời các chính sách đầu tư cũng cần phải được hoạch định kỹ càng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư. Chương II Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại Công ty I. Phương hướng hoạt động của Công ty Cụng ty CP Đầu tư và xõy dựng HUD1 hiện nay đang là một đơn vị đang dẫn đầu trong lĩnh đầu tư phỏt triển khu đụ thị mới tại Tổng cụng ty Đầu tư phỏt triển nhà và đụ thị HUD. Trong xu thế phỏt triển kinh tế - xó hội và qui hoạch của thành phố Hà Nội, HUD1 đang khụng ngừng phấn đấu để khụng chỉ là con chim đầu đàn trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh khu đụ thị mới mà cũn cả cỏc lĩnh vực khỏc trong ngành xõy dựng. Để cú thể đỏp ứng tốt nhất cho những thời cơ và thỏch thức phớa trước, Cụng ty đó định ra cho mỡnh một mục tiờu chung là đỏp ứng nhu cầu và dịch vụ nhà ở phục vụ mục tiờu chiến lược và định hướng phỏt triển kinh tế của thành phố đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Để làm được điều đú, một số định hướng chớnh đó được Ban lónh đạo cụng ty đưa ra trong cuộc họp tổng kết 5 năm lần thức nhất (2000 - 2005) vừa qua, cụ thể: Một là phải xõy dựng một chiến lược về hoạt động quản lý hiệu quả và phỏt triển nguồn nhõn lực một cỏch toàn diện theo phương chõm: - Hoàn thiện cơ chế tổ chưc quản lý phỏt huy tối đa sự năng động, sỏng tạo và chủ động của cỏc cụng ty thành viờn. Mặt khỏc, việc xõy dựng kế hoạch thực hiện quản lý theo tiờu chuẩn ISO 9001:2000 cũng cần tiến hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động luụn đi theo một quy trỡnh và luụn được cải tiến với mục tiờu ngày càng hoàn thiện hơn. - Xõy dựng một chiến lược đào tạo, tuyển chọn và phỏt triển nguồn nhõn lực cú trỡnh độ quản lý cao nhằm đỏp ứng cho nhu cầu phỏt triển những dự ỏn lớn trong những năm tới. Hai là định hướng phỏt triển mở rộng thị trường tới nhiều phõn đoạn khỏch hàng (những đối tượng cú mức thu nhập thấp, trung bỡnh và những người muốn thuờ nhà lõu năm) nhằm nõng cao năng lực ứng xử hiệu quả kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trờn thị trường kinh doanh bất động sản. - Xõy dựng chiến lược phỏt triển và nghiờn cứu thị trường tiờu thụ sản phẩm nhà ở nhằm nõng cao vị thế trờn thị trường Hà Nội và cỏc tỉnh lõn cận. - Định hướng tiếp cận khai thỏc cỏc thị trường tiền tệ, vốn, lao động, nguyờn vật liệu,... nhằm mục tiờu ổn định, phỏt triển lõu dài cho cỏc dự ỏn. Ba là chuyờn mụn hoỏ và đa dạng húa lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Tiếp tục đẩy mạnh và tập trung mũi nhọn vào lĩnh vực chớnh của doanh nghiệp hiện nay là đầu tư và kinh doanh khu đụ thị mới với mục tiờu thi cụng cỏc sản phẩm nhà ngày càng hiện đại về thiết bị, hài hoà và đồng bộ với kiến trỳc đụ thị, đỏp ứng tốt nhất cỏc dịch vụ cho khỏch hàng khi sử dụng sản phẩm Phấn đầu toàn bộ cỏc sản phẩm xõy lắp của HUD đều ỏp dụng quy trỡnh quản lý chất lượng theo tiờu chuẩn ISO 9001:2000. - Mở rộng, tăng cường lĩnh vực xõy lắp phục vụ mọi ngành kinh tế như giao thụng, thuỷ lợi, điện nước,... - Tập trung nguồn lực để xõy dựng đỏp ứng thờm nhu cầu về nhà ở cho cỏc đối tượng cú thu nhập thấp, nhà thuộc diện chớnh sỏch, cho thuờ,... Bốn là, tiếp đổi mới và đầu tư mỏy múc thiết bị khoa học cụng nghệ ứng dụng trong lĩnh vực xõy dựng để cú thể đỏp ứng tốt nhất cho hoạt động thi cụng xõy lắp và đấu thầu dự ỏn của cụng ty. II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại HUD1 1. Giải pháp về vốn Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì vốn cũng là nhân tố quan trọng nhất để quyết định xem có tiến hành các dự định kinh doanh hay không, vốn chính là máu cho hoạt động kinh doanh được lưu thông và phát triển. Để đầu tư vào TSCĐ cũng như nhà xưởng, máy móc thiết bị, mua sắm nguyên vật liệu làm tiền đề cho hoạt động đầu tư ngay cả đến giai đoạn hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực... thì đều cần có vốn để trang trải mọi chi phí. Đặc biệt đối với một Công ty cổ phần với nguồn vốn được thực hiện từ các cổ đông, các nguồn để huy động cũng khá đa dạng thì việc tìm kiếm các nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, mỗi nguồn vốn ta phải có phương pháp huy động và kế hoạch sử dụng phù hợp, do đó cần có sự nỗ lực của toàn Công ty. - Đối với nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu): Do chuyển đổi thành công ty cổ phần, nên nguồn vốn này được hình thành từ việc đóng góp từ các cổ đông đồng thời cũng có từ sự hình thành của nguồn cổ tức chưa phân phối. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng nó giúp Công ty chủ động trong quá trình đầu tư, để tăng nguồn vốn này thì cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng và tỷ suất sinh lời vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp đồng thời cần chú trọng xử lý thu hồi công nợ, giảm lượng hàng tồn kho không cần thiết tức là làm cho lợi nhuận tạo ra tăng, tăng cao phần lợi nhuận trích ra để tiến hành tái đầu tư. Trong một dự án đầu tư cân đối phần lợi nhuận có thể giữ lại để tái đầu tư với phần dùng để hoàn vốn. Ví dụ như kế hoạch Dự án sản xuất ống cống, trong 2 năm đầu Công ty dự định dùng toàn bộ lợi nhuận tạo ra cùng chi phí khấu hao thu được để trả nợ ngân hàng do đó không có phần lợi nhuận để tái đầu tư, Công ty nên trích theo tỷ lệ phần trăm nào đó và tăng dần tỷ lệ này. Trong khi tiến hành khấu hao TSCĐ Công ty nên tiến hành khấu hao ở mức độ hợp lý nhất để sao cho vừa có lãi vừa đảm bảo giá thành sản phẩm xây lắp. - Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp thì đây là nguồn vốn lớn giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn vốn này được sử dụng rộng rãi để đổi mới máy móc thiết bị phục vụ hoạt động đầu tư tuy nhiên những năm qua vốn vay Ngân hàng của Công ty còn hạn chế và phần vốn vay chủ yếu là ngắn hạn còn nguồn vốn vay dài hạn chiếm tỷ lệ rất ít do đó Công ty phải có phương án trả nợ tối ưu nâng cao hiệu quả đầu tư, uy tín của Công ty để có thể vay được vốn dài hạn với khối lượng và tỉ lệ lớn hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho đầu tư. Tuy nhiên với chi phí vốn vay trên thị trường vốn ngày càng cao thì Công ty phải tính toán chi phí với hiệu quả sử dụng vốn cho hợp lý để có được phương án và cơ cấu vốn tối ưu. - Mặc dù đã chuyển sang công ty cổ phần, nhưng việc tiếp tục huy động vốn của CBCNV trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Với lợi thế là công ty đã thực hiện chi trả cổ tức trong năm 2004 và năm 2005 là 14% thì việc huy động vốn góp của cán bộ công nhân viên trong Công ty và trả lợi tức tương đương với cổ tức từ các cổ đổng thì tương đối khả thi, khi Công ty thực hiện một dự án đầu tư mỗi khoản đóng góp dù nhỏ nhưng tập hợp lại Công ty sẽ có một khoản tương đối để trang trải cho các chi phí vì vậy Công ty nên huy động đóng góp của người lao động và trả tiền lãi cho họ hàng tháng không những Công ty có vốn để đầu tư mà còn có tác dụng thúc đẩy người lao động làm việc nhiệt tình hơn, gắn quyền lợi của họ với hiệu quả đầu tư. - Tận dụng chính sách cho trả chậm tiền mua máy móc thiết bị: như hình thức mua trả góp nhờ đó mà Công ty không nhất thiết phải có một khoản tiền lớn ngay lập tức mới có thể mua được máy móc thiết bị. - Tiến hành huy động vốn thông qua hình thức liên danh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32792.doc
Tài liệu liên quan