Chuyên đề Hoạt động đầu tư trực tiếp của các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty xuyên quốc gia 2

I. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .2

2. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư .2

3. Các hình thức FDI .3

4. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến FDI vào các nước đang phát triển .4

II. Khái luận chung về Công ty xuyên quốc gia ( TNCs)

1. Khái niệm và đặc điểm của TNCs .6

2. Mục tiêu và những tác động của TNCs tới nền kinh tế thế giới .8

3. Qúa trình hình thành và phát triển của TNCs trên thế giới 11

4. Chiến lược khai thác và chiếm lĩnh thị trường quốc tế của các TNCs ở thế kỷ XXI 13

5. Thu hút FDI của TNCs vào một số nước đang phát triển - kinh nghiệm và bài học cho các quốc gia khác 15

Chương II: Tình hình đầu tư trực tiếp của các TNCs vào Việt Nam thời gian qua 19

I- Tình hình FDI vào Việt Nam thời gian qua 19

*- Phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành 19

*- Phân tích cơ cấu đầu tư theo địa phương 20

* Phân tích cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư nước ngoài 21

*- Phân tích cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 22

II- Tình hình đầu tư trực tiếp của các TNCs 23

1- Tình hình chung 23

2- Tình hình của các TNCs đến từ các quốc gia hàng đầu thế giới 24

3- Tìm hiểu một số TNCs lớn hoạt động ở Việt Nam 28

4- Đánh giá tình hình thu hút FDI của các TNCs vào Việt Nam thời gian qua 32

5- Nguyên nhân của những hạn chế 36

Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nhằm thu hút FDI của các TNCs 42

I- Mục tiêu và quan điểm của Nhà nước trong việc thu hút FDI của TNCs 42

1- Mục tiêu 42

2- Quan điểm của Việt Nam trong việc thu hút FDI của TNCs 42

II- Một số giải pháp nhằm thu hút FDI nói chung 44

1- Nhóm giải pháp về nhận thức 44

2- Nhóm giải pháp về văn hoá xã hội 45

3- Nhóm giải pháp về kinh tế 46

III- Các giải pháp nhằm thu hút FDI của TNCs 53

1- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư đặc biệt chú trọng đến các hình thức mà TNCs ưa thích 53

2- Quản lý TNCs phải có tầm nhìn toàn cầu 54

3- Việc quy hoạch và vận động đầu tư phải căn cứ vào khuynh hướng, chiến lược phát triển của các TNCs trên thế giới 55

4- Cần có sự nỗ lực nhằm xây dựng những đối tác Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của các TNCs 56

5- Đảm bảo sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường . 57

6- Phát triển thị trường vốn 58

7- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các TNCs 58

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư trực tiếp của các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác kinh doanh. Một đặc điểm trong hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty TNCs Mỹ là bao giờ cũng đi kèm với các hoạt động bổ trợ khác như xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo.... Đặc biệt, các TNCs Mỹ luôn coi trọng hoạt động R&D (hoạt động nghiên cứu và phát triển), thực hiện chuyển giao công nghệ để đi trước các đối thủ cạnh tranh, giữ vai trò chi phối tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực mà nó tham gia. Hơn nữa, trước khi thực hiện các chiến lược đầu tư và thương mại dài hạn, các TNCs Mỹ luôn tích cực tạo dựng hhinhf ảnh của mình cũng như tăng cường sự hiểu biết về thị trường Việt Nam thông qua các quỹ hỗ trợ văn hoá và phát triển khoa học như quỹ Ford Foundation của Mỹ. Nội dung hoạt động của quỹ này là giúp cho các đối tác Việt Nam, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các hội-sở và một số cơ quan chính phủ... thực hiện trao đổi văn hóa, đào tạo, hội thảo khoa học nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước. Có thể nhận thấy, các lĩnh vực mà các TNCs Mỹ quan tâm là những lĩnh vực mà Việt Nam khuyến khích đầu tư như: Dỗu khí, năng lượng, Xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo máy móc, điện tử, hoá chất, công nghiệp khai thác và chế biến hải sản. Các TNCs Mỹ khi tham gia vào thị trường Việt Nam cũng đã chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường và tạo thêm hàng nghìn việc làm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu USD. Đồng thời, cũng đã góp phần nâng cao đời sống người dân Việt Nam thông qua việc tài trợ cho y- tế, giáo dục, thể thao, văn hoá... Tuy nhiên, xét cho cùng thì các TNCs là những người chậm chân hơn trong quan hệ với Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư. Thời gian qua mới chỉ là bước dạo đầu để các TNCs Mỹ thăm dò tìm hiểu môi trường đầu tư của Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, việc thu hút FDI của các TNCs Mỹ cũng có những thụân lợi và khó khăn. Hiện nay khi hai nước đã ký hiệp định thương mại song phương, Mỹ sẽ dành cho Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc, nhưng đôi khi cần thì đối tác gian ngoan này cũng làm hại đến ta ngay mà không cần tính toán. Hy vọng trong tương lai, Mỹ và Việt Nam sẽ hợp tác hơn nữa để các nhà đầu tư đặc biệt là các TNCs Mỹ vào Việt Nam được thuận tiện hơn. *Các TNCs Nhật Bản Thông qua con đường giao lưu kinh tế- văn hoá, các tập đoàn kinh doanh của Nhật Bản đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Xuất khẩu hàng hoá vẫn được các TNCs Nhật Bản lựa chọn là hình thức thâm nhập thị trường để tránh rủi ro, nhất là vẫn giữ được quan hệ tốt với Mỹ khi Mỹ chưa bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Tuy nhiên, trước năm 1994, khi Mỹ chưa bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn còn rất dè dặt. Tới cuối năm 1994, mới chỉ có 76 dự án, với tổng vốn cam kết là 791 triệu USD. Mực đầu tư cao nhất là vào lĩnh vực dầu khí (gần 10%) và khách sạn du lịch( 10%), còn lại là các ngành dịch vụ, công nghiệp chế tạo và ngư nghiệp. Sau khi Mỹ tuyên bố xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì hoạt động đầu tư của các TNCs Nhật Bản ở Việt Nam cũng bắt đầu khởi sắc, với mức tăng trưởng liên tục khoảng 8% năm, chỉ trong sáu tháng đầu năm 1995, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với mức đầu tư lên tới 754 triệu USD, gần bằng toàn bộ FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong vòng mười năm trước. Hầu hết các tập đoàn kinh tế, thương mại hùng hậu của Nhật Bản đều đã có mặt ở Việt Nam. Các dự án đầu tư của các TNCs Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...là những nơi có điều kiện địa lý thuận lợi, có tiềm năng phát triển lớn. Các TNCs Nhật Bản cũng đầu tư cào các khu chế xuất, khu công nghiệp nơi có những điều kiện ưu đãi về thuế quan và mang tính tập trung cao. Nếu phân tích một cách chính xác có thể thấy TNCs Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam theo hai hướng: Thứ nhất, hướng vào việc khai thác lợi thế của Việt Nam để xuất khẩu. Hướng thứ hai là nhằm vào thị trường nội địa. Nhóm thứ nhất, có thể kể đến các TNCs đầu tư vào dầu và khí đốt tự nhiên, thực phẩm, hàng dệt may...Nhóm thứ hai gồm các dự án đầu tư sản xuất xe máy, đồ điện dân dụng, chế biến thực phẩm...Thậm chí cả những dự án sản xuất thép như dự án của công ty Tyosi Seiko-C.Itoh- Mitsui.Co và dự án hoá chất của công ty Mitsui Toatsu cũng được xếp vào nhóm đầu tư hướng vào thị trường trong nước khi nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp ở Việt Nam tăng nên. *Các TNCs của EU Tính tới cuối năm 2001, EU đã có tới 382 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 7,35 tỷ USD. Trong số đó, có 80 dự án giải thể trước thời hạn với tổng vốn là 1,54 tỷ USD, 14 dự án hết hạn với tổng vốn là triệu USD. Hiện nay, EU còn 288 dự án còn hiệu lực với tổng vốn là 5,8 tỷ USD,vốn thực hiện đầu tư là gần 2,37 tỷ USD. Các TNCs EU có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam. Lĩnh vực đặc biệt được quan tâm là dầu khí. Hầu hết, các tập đoàn dầu khí nổi tiếng trên thế giới của EU đã có mặt tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan- Anh), Total (Pháp), Elf Fina (Thuỵ Điển)....Lĩnh vực công nghiệp nặng cũng thu hút được hàng chục dự án với sự tham gia của một số TNCs lớn như Daimler Chryler (Đức)....Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, các hãng nổi tiếng trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Siemens (Đức), France Telecom, Alcatel ( Đức), Comvik (Thuỵ Điển).... Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm một loạt các công ty lớn đã có mặt như Unilever, Nestle (Thuỵ Sỹ), Elextrolux (Thuỵ Điển). Trong lĩnh vực hoá chất phân bón có Norsk Hydro ( Nauy), Akzo Nobel (Thuỵ Điển) .... Trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm có Novatis (Thuỵ Sỹ), Bayer AG (Đức).... Nhìn chung các nhà đầu tư rất quan tâm đến các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, công nghệ kỹ thuật hiện đại, mang lại hiệu quả nhanh, phát huy được lợi thế của họ ở Việt Nam. Các tập đoàn của EU cũng góp phần hình thành lên các ngành nghề mới. Các TNCs của EU chủ yếu đầu tư vào những địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai,... Hình thức đầu tư chủ yếu của các TNCs của EU là 100% vốn nước ngoài. Hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn. Hiện nay, các TNCs của EU có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tư vào Việt Nam. Đó là môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Tất cả những điều đó hứa hẹn một tương lai tốt đẹp của sự hợp tác EU với Việt Nam. 3. Tìm hiểu một số TNCs lớn hoạt động ở Việt Nam Tính từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế và chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thì số lượng các TNCs tham gia đầu tư ở Việt Nam không ngừng tăng lên. Sau đây sẽ đi vào xem xét một số công ty lớn đã thực hiện đầu tư ở Việt Nam từ 1990 đến nay. Diethelm (Thuỵ Sỹ) là một tập đoàn xuyên quốc gia hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ du lịch. Deithelm hoạt động ở Việt Nam (Sài Gòn) từ năm 1890. Qua nhiều năm bị gián đoạn, năm 1991, công ty này trở lại Việt Nam và thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, một chi nhánh tại Hà Nội, chuyên cung cấp thiết bị kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực. Tập đoàn công ty Lilama Otis (Mỹ) chuyên sản xuất và cung cấp thang máy hàng đầu thế giới. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1920 đến 1975, sau đó trở lại Việt Nam vào năm 1991. Mục tiêu của Otis là nghiên cứu môi trường đầu tư vào thị trường tiềm năng tại Việt Nam. Hiện Otis liên doanh với tổng công ty lắp máy Việt Nam (Limaha), cung cấp nhiều loại thiết bị cho các khách sạn, văn phòng, trị giá liên doanh này khoảng 2,5 triệu USD. Ngân hàng City Bank là một trong những công ty tài chính lâu đời của Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực tài chính thương mại, được hình thành từ năm 1812, là một nhánh đồng sở hữu của City Group- một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. City Bank là ngân hàng của Mỹ đầu tiên hoạt động ở Châu á từ những năm 1902. Tới nay nó đã có 260 văn phòng và chi nhánh ở 25 nước Châu á, City Bank còn có khả năng kết nối những tổ chức quốc tế với các TNCs trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong các thị trường được City Bank quan tâm. Tù trước năm 1975, City Bank đã đầu tư vào miền Nam Việt Nam, nhưng sau đó vì những rào cản về chính trị, nên buộc phải rút về. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam, City Bank là ngân hàng Mỹ đầu tiên mở chi nhánh ở Hà Nội. Hoạt động chủ yếu của nó là cung cấp tài chính cho các dự án và hoạt động thương mại, các giao dịch ngân hàng và tài trợ về mặt tổ chức cho khách hàng toàn cầu làm ăn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, City Bank còn tài trợ giúp các tổ chức và cơ sở thương mại Nhà nước trong quá trình tìm kiếm vốn đầu tư để hiện đại hoá và mở rộng thị phần hoạt động, trở nên mạnh hơn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và thế giới. Dầu khí là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam. Hiện có khoảng 20 tập đoàn nước ngoài đang xúc tiến thăm dò dầu khì ngoài khơi Việt Nam và Mobil là một trong 20 doanh nghiệp đó. Là một trong những công ty khí đốt, dầu lửa lớn nhất nước Mỹ, đến năm 1998, Mobil đã hoạt động được trên 130 năm, ở 125 nước. Mobil tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của công nghiệp dầu mỏ từ việc khai thác, sản xuất, lắp đặt đường ống, chuyên chở, cung cấp, tinh chế, tiếp thị và phân phối sản phẩm. Mobil đặc biệt quan tâm đến các nước có nguồn năng lượng chưa được khai thác hoặc có nhu cầu lớn về nhiên liệu, trong đó có Việt Nam. Sau hơn hai mươi năm vắng bóng trên thị trường Việt Nam, Mobil đã quyay trở lại vào năm 1990. từ tháng 4/1994, Mobil đã cùng với hai đối tác Nhật Bản (JapexIndex và NishoIwai) thành lập liên doanh MJC cùng tiến hành các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trong lô 05-1b năm trong bồn trũng Nam Côn Sơn. Đồng thời Mobil cũng đang tiến hành khoan và khai thác giếng Mộc Tinh trong lô 05-3AEDC. Giữa tháng 5/1996, các công ty BP, Bristish Gas, Mott Ewbank Preece cùng với Mobil và một số công ty dầu khí Việt Nam đã soạn thảo một dự án lớn về khí đốt. Dự án này khẳng định một tiềm năng to lớn về sự phát triển công nghiệp dầu khí của Việt Nam trong vòng 15 năm tới. Cùng với các hoạt động kinh doanh của mình, Mobil đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình thường hoá quan hệ hai nước Việt- Mỹ. Ngoài một số tập đoàn của Mỹ than gia vào trong lĩnh vực dầu khí thì còn một số TNCs của các nước khác, trong đó có tập đoàn Shell của Anh và Hà Lan. Theo đánh giá của Fortune 19/2/2001 thì đây là tập đoàn lớn thứ ba trong 10 tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, đứng sau Exxon Mobil, BP America. Bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay Shell đã thành lập 3 công ty liên doanh và hai công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài Shell, còn có các TNCs khác cũng tham gia vào lĩnh vực này như: Mitsubishi với tổng vốn đầu tư 47 triệu USD, Total với tổng vốn đầu tư 140 triệu USD, Petrolium (Anh) với tổng vốn đầu tư là 60 triệu USD. Daewoo (Hàn Quốc) là một tập đoàn xuyên quốc gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xây dựng, chế tạo ô tô, chế tạo điện tử dân dụng, máy tính, viễn thông, công nghiệp nặng bao gồm cả hàng không và đóng tàu biển, các dịch vụ về tài chính và khách sạn. Năm 1991, Daewoo mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, tổng giá trị vốn đầu tư của Daewoo vào Việt Nam đến nay lên tới 750 triệu USD và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, với 37 dự án trong đó 18 dự án được cấp phép đầu tư, một dự án về khai thác dầu khí, hai dự án xây dựng (đường quốc lộ 18 và quốc lộ 1). Trong đó, những dự án được triển khai là: Trung tâm thương mại Daeha, dựa án đèn hình, sản xuất và lắp ráp ô tô, thuốc trừ sâu, sơn, giấy, thăm dò dầu khí, một khách sạn năm sao, một ngân hàng liên doanh. Hoạt động của Daewoo ở Việt Nam đã tạo việc làm ổn định cho trên 4.500 người Việt Nam đang làm việc cho Daewoo và 680 người Việt Nam được đào tạo tại Hàn Quốc và các nước khác. Khu công nghiệp Daewoo Hanel đã hoạt động theo hình thức liên doanh, trị giá vốn đầu tư khoảng 152 triệu USD. Daewoo luôn quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những thị trường được quan tâm hàng đầu. Lĩnh vực ô tô, xe máy là một trong lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc các hãng lớn, sản phẩm của họ nổi tiếng và có uy tín trên thế giới. Bảng 9:TNCs đăng ký hoạt động trong lĩnh vực ô tô tại Việt Nam. TNCs Thời gian hoạt động (năm) Vốn đầu tư (triệu USD) Mục tiêu Nước sản xuất Daewoo 30 32,23 Xuất khẩu Hàn Quốc Isuza 40 50 Nhật Bản Ford 40 102,7 Xuất khẩu Mỹ Daihatsu 30 32 Xuất khẩu Nhật Bản Suzuki 30 35 Nhật Bản Toyota 40 89,609 Xuất khẩu Nhật Bản Mercedes 30 70 Xuất khẩu Đức (Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học về TNCs năm 2000) Đến nay Việt Nam đã cấp phép hoạt động cho nhiều dự án sản xuất xe máy và 14 dự án sản xuất ô tô với tổng vốn đầu tư thực hiện là 376 triệu USD bằng 43,12 % tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên, tới nay trong số 14 dự án đầu tư sản xuất ô tô có 3 dự án không triển khai (Chryler, Nissan, Vetsin), một dự án tuy đã triển khai (đã đầu tư 16 triệu USD) nhưng tạm dừng không đầu tư tiếp, tới cuối năm 1999 đầu năm 2000 mới quay lại, đó là Mercedes- Benz và liên doanh Mekông cũng đã ngừng sản xuất trong những năm 1998,1999,2000,2001 và mới bắt đầu xem xét lại kế hoạch tiếp tục sản xuất ở Việt Nam trong năm 2002 trở đi. Hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông và tin học Việt Nam cũng rất sôi động. Tính đến giữa tháng 6/2000 đã có bốn dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn thực hiện là 388 triệu USD, trong đó 94 % các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% số dự án theo hình thức liên doanh để sản xuất thiết bị vật tư bưu điện, và có khá nhiều TNCs Mỹ tham gia đầu tư trong lĩnh vực này. Intel (Mỹ) là công ty xuyên quốc gia có bề dầy hoạt động hơn 28 năm với chức năng chính là phân phối và bán các sản phẩm của Intel, đồng thời cũng thường mở lớp huấn luyện về công nghệ mới cho các nhà phân phối Việt Nam, cho nêm công ty này góp phần không nhỏ vào việc phát triển trình độ tin học, viễn thông tại Việt Nam. IBM là công ty máy tính khổng lồ của Mỹ, đã đầu tư 1,7 triệu USD nhằm cung cấp các công nghệ và dịch vụ về tin học tại Việt Nam và hoạt động rất có hiệu quả tại Việt Nam. Erricsson (Thuỵ Điển) là một trong những công ty viễn thông nổi tiếng hiện đang quả lý một mạng lưới với trên 137 triệu máy điện thoại di động khắp toàn cầu. Năm 1993, Erricsson đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, đến nay công ty đã nhận thầu các hợp đồng cung cấp trạm tổng đài cho các mạng nối dây và mạng vô tuyến truyền hình giành cho điện thoại. Để hoạt động có hiệu quả và quản lý tốt mạng lưới phục vụ máy, hãng đã đào tạo hơn 200 kỹ sư và chuyên viên kỹ thuật tại Việt Nam và ở nước ngoài. Ngoài ra còn có một số tập đoàn chuyên sản xuất và kinh doanh điện tử gia dụng như Samsung (Hàn Quốc), Sanyo, Sony, Toshiba, JVC, Mitssubishi (Nhật Bản), National, Cariier (Mỹ)... đã hoạt động ở Việt Nam từ đầu những năm 90, từ nhập khẩu những sản phẩm nguyên chiếc, đến dạng CKD, IKD để lắp ráp tại Việt Nam. Đến nay các công ty này đã thành lập nhiều liên doanh ở Việt Nam vừa lắp ráp vừa sản xuất trong nước vẫn đảm bảo chất lượng cao và giá thành hạ. Ngoài các lĩnh vực kể trên, thì hầu hết lĩnh vực đều có các TNCs tham gia. Tuy nhiên, các TNCs nói chung hoạt động ở thị trường Việt Nam còn rất khiêm tốn, mới chỉ có khoảng tên 100 TNCs, trong đó chủ yếu là ccs TNCs có xuất xứ từ Châu á. Trong khi hiện nay trên thế giới đã co khoảng 6000 TNCs, thì con số các TNCs đầu tư vào Việt Nam như vậy là quá ít. Kết luận Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và đầu tư, hiện nay các TNCs có gần 300 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn pháp định đăng ký của bên nước ngoài là trên 5 tỷ USD, chiếm gần 80% tổng vốn pháp định của tất cả các dự án đầu tư. Trong số gần 100 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, có 81 tập đoàn trong danh sách Global 500 của tạp chí Fortune. Không thể phủ nhận đây là nguồn đầu tư quan trọng mà bất cứ quốc gia đang phát triển nào cũng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút. 4. Đánh giá tình hình thu hút FDI của các TNCs vào Việt Nam thời gian qua 4.1 Những thành tựu trong việc thu hút FDI của TNCs vào Việt Nam Mặc dù các TNCs còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số các dự án đầu tư tại Việt Nam nhưng bước đầu Việt Nam đã thu hút được một số các tập đoàn mạnh. Có thể nói những đóng góp mà các TNCs mang lại cho Việt Nam cũng chính là những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc thu hút FDI của các TNCs. Khu vực đầu tư trực tiếp của các TNCs chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, từ khai thác tới chế biến, từ hải sản, sản xuất nước giải khát, tới ngành công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí lắp ráp....Trừ lĩnh vực dầu khí và viễn thông thì công nghệ sản xuất của các TNCs trong các vùng kinh tế trọng điểm nhìn chung đều ở mức trung bình tiên tiến của thế giới như: công nghệ lắp ráp ô tô của Nhật Bản, Mỹ Đức, ...công nghệ sản xuất đèn hình, ti vi của Nhật Bản..., công nghệ sản xuất thép của Nhật, Hàn, Autralia..., công nghệ dệt in hoa, dệt may của Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo. Phần lớn các sản phẩm của TNCs đều nhằm vào thị trường trong nước, từng bước thay thế hàng nhập khẩu. Hàng năm, các TNCs tạo ra cho xã hội một khối lượng vật chất đáng kể, khoảng trên 1 triệu tấn dầu thô, hàng ngàn tấn dầu nhờn, hàng vạn tấn thép và sản phẩm của thép, trên 100.000 chiếc ô tô, xe máy, cùng hàng triệu tấn xi măng, hàng triệu sản phẩm may mặc và hàng triệu viên thuốc chữa bệnh. Trong hoạt động xuất- nhập khẩu, các TNCs đã có những đóng góp đáng kể, nhất là sản phẩm dầu khí, các sản phẩm may mặc, giày dép, vải lụa các loại, điện tử, nông lâm thuỷ hải sản chế biến ngày càng phong phú và số lượng xuất khẩu cũng tăng lên qua các năm. Cho đến nay, hơn 150.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong các chi nhánh của các TNCs tại Việt Nam, chưa kể hàng chục ngàn người tham gia các hoạt động dịch vụ và lao động gián tiếp. Tất cả những yếu tố trên đã giúp chúng ta tăng trưởng kinh tế, ổn định sản xuất, phát huy được nhiều tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại... Ngoài ra, những thành tựu đạt được cũng biểu hiện ở những tác động tích cực mà TNCs tạo ra cho Việt Nam thời gian qua: Cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi việc tích luỹ vốn của Việt Nam là thấp. Trong khi đó, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại cần một nguồn vốn lớn. Nguồn vốn của các TNCs sẽ giảm bớt từ việc vay nợ nước ngoài với nhiều rủi ro, mạo hiểm, lãi suất cao và thời hạn ngắn. Nhờ nguồn vốn này, nhiều nguồn lực bên trong được khai thác và phát huy tác dụng. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, trí tuệ con người... được đưa vào sử dụng có hiệu quả. Nó còn giúp cho việc khơi gợi đầu tư từ các nguồn vốn khác đặc biệt là vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và vốn nhàn rỗi trong dân cư. Rõ ràng, khi các TNCs tại Việt Nam phát triển mạnh, khả năng cạnh tranh cao thì các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại buộc phải đầu tư thêm để tăng sức hoạt động của mình. Đồng thời các doanh nghiệp phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của các TNCs cũng có điều kiện phát triển. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Các TNCs đã chiếm gần như 100% công suất khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ô tô, màu in, máy giặt, điều hoà, sản xuất sợi PE, PES, nguyên vật liệu nhựa...; chiếm tới 70% chế biến thép và kết cấu thép; 55% kéo sợi; 39,3% sản phẩm may mặc.... Tỷ trọng xuất khẩu của các TNCs ở Việt Nam trong GDP tăng lên khá nhanh và điều cần nhấn mạnh là các sản phẩm xuất khẩu của các TNCs chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến. Các TNCs đã góp phần tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới sử dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên cần nhiều kỹ thuật hiện đại. Ví dụ như công nghệ trong lĩnh vực điện tử viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử... Việc thu hút đầu tư của TNCs đã góp phần vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định của Việt Nam. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và các TNCs ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của Việt Nam. Bảng 10: Những đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam (Triệu USD) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1.Doanh thu 2.743 3.815 3.910 4.600 6.167 7.400 7.235 2.Xuất khẩu 788 1.790 1.982 2.547 3.300 3.560 3.612 3.Tỷ trọng trong GDP (%) 7,39 9,07 10,03 12,24 13,25 13,5 12,8 4.Nộp ngân sách 263 315 317 271 260 - 204 5.Lao động trực tiếp đến cuối năm (1000 người) 220 250 270 296 327 380 397 (Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn) Như vậy, có thể nói rằng, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp rất to lớn đến sự phát triển kinh tế Việt Nam, riêng tính về GDP, năm 2001và năm 2002, nước ta đạt tốc độ tăng trưởng trên 7%, nếu không tính đến thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ đạt khoảng 4%. Việc thu hút đầu tư của TNCs đã góp phần vào cải tiến và chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Nhiều công nghệ mới được nhập vào nước ta như: Thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động, kỹ thuật số, công nghệ sản xuất cáp điện, sản xuất ô tô, khai thác dầu khí....Nhờ có đầu tư của các TNCs, Việt Nam đã sản xuất được ô tô, xe gắn máy, khai thác được dầu thô và có mạng thông tin khá hiện đại. Về chất lượng, công nghệ mà các TNCs chuyển giao dù không phải là những công nghệ hiện đại nhất, thậm chí ở mức trung bình nhưng đó vẫn là những công nghệ tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và trình độ lao động trong mộ thời gian nhất định, đủ để nước chủ nhà nâng cấp công nghệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động.Trong một số ngành, công nghệ TNCs đưa vào là công nghệ hiện đại so với thế giới. Các công nghệ này góp phần tạo ra một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển nhiều ngành của nền kinh tế quốc dân. Sự tham gia của các TNCs còn tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới về công nghệ, về quản lý,... để tồn tại, chính điều này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thu hút đầu tư của các TNCs đã trở thành nhân tố thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mở của và hội nhập quốc tế. Sự phụ thuộc giữa các quốc gia sẽ ngày càng sâu sắc hơn khi TNCs của nước này đầu tư vào một nước khác. Mặt khác, các TNCs khi lựa chọn đầu tư đều dựa vào mức độ hoà nhập vào thị trường thế giới của nước đối tác cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế thị trường quốc gia nước sở tại. Vì vậy, một nước muốn thu hút được nhiều vốn đầu tư hay công nghệ của các TNCs thì phait thức sự có chiến lược hội nhập. Điều này đã buộc các quốc gia như Việt Nam phải quan tâm hơn đến các vấn đề về hội nhập. Ngược lại, các TNCs sau khi đã đầu tư vào Việt Nam cũng tức là góp phần tạo nên thế và lực mới cho Việt Nam trên bước đường hội nhập. Thu hút đầu tư của TNCs góp phần đẩy nhanh quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: - Khi muốn thu hút TNCs Chính phủ Việt Nam buộc phải quan tâm hơn nữa đến xây dựng cơ sở hạ tầng. - Các TNCs cũng bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên. Thu hút FDI của TNCs đã góp phần giải quyết số lượng lớn lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến tháng 3/2002, khu vực đầu tư nước ngoài đang sử dụng khoảng 344.000 lao động trực tiếp, tăng 148.000 người so với cùng kỳ năm 2001. Trong số này, có hàng trăm nghìn lao động đang làm việc cho các dự án của các TNCs. Nếu kể cả số lao động gián tiếp thì con số này còn gấp trên hai lần nữa. Đồng thời, đầu tư của TNCs cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ tiên tiến. Ngoài ra việc thu hút đầu tư của TNCs thời gian qua còn đạt được một số thành tựu sau: Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, lành mạnh hoá cán cân thương mại. Cung cấp kinh nghiệm, tạo nên nguồn động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Chính nhờ việc phải không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng cương thu hút các TNCs mà các chính sách của Việt Nam được hoàn thiện, từng bước, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập... Trên đây là những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc thu hút FDI của TNCs. Bên cạnh những thành tựu không thể tránh khỏi những hạn chế. Sau đây ta xem xét những hạn chế mà FDI của TNCs tác động tới Việt Nam. 4.2. Các hạn chế trong việc thu hút FDI của TNCs vào Việt Nam. 4.2.1 Các hạn chế *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100662.doc
Tài liệu liên quan