MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THẾ CHẤP VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH. 2
1.Thế chấp tài sản là. 2
2. Vai trò bất động sản thế chấp trong đời sống xã hội. 3
3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng cầm cố thế chấp và bảo lãnh. 4
4. Các tài sản được dùng để thế chấp. 5
5. Các loại tài sản không được nhận thế chấp. 5
6. Các hình thức thế chấp tài sản. 6
7. Thời hạn thế chấp một tài sản. 7
8. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thế chấp bất động sản. 8
9. Trong thời gian thế chấp tài sản đem thế chấp có thể được thay thế hoặc sửa chữa. 12
10. Khi thế chấp tài sản thuộc sở hữu khác nhau. 12
11. Trường hợp thay thế thế chấp bằng bảo lãnh . 13
12. Các tổ trức tín dụng được nhận thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. 13
13. Khi thế chấp cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh để vay tiền thi mức tiền được vay là bao nhiêu so với giá trị tài sản. 14
14. Một tài sản được đem thế chấp cho nhiều lần vay vốn. 15
15. Các tài sản phải đăng ký cầm cố, thế chấp. 15
16. Bên thế chấp, cầm cố tài sản phải đăng ký việc thế chấp cầm cố hay bên nhận cầm cố, thế chấp đăng ký? 16
17. Những loại tài sản khi cầm cố, thế chấp phải có chứng nhận của công chứng nhà nước bao gồm. 17
18. Quy định khi một công ty cầm cố, thế chấp tài sản để vay vốn, trong thời hạn thế chấp, cầm cố tài sản thế chấp vẫn còn, nhưng sau đó doanh nghiệp này lại sát nhập,cổ phần hoá hoặc chia tách thành các công ty độc lập. 17
19. chấm dứt thế chấp bất động sản . 18
20. thủ tục buộc bên giữ tài sản đảm bảo đảm phải giao tài sản cho tổ trức tín dụng như sau. 19
21. xử lý tài sản thế chấp. 20
22. Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm. 23
23. Định giá tài sản bảo đảm khi xử lý. 24
PHẦN II: THẨM ĐỊNH GIÁ CHO THẾ CHẤP 26
1. Xác định vấn đề. 29
2. Lên kế hoạch thẩm định giá. 30
3. Thu thập tài liệu. 30
4. Vận dụng và phân tích tài liệu. 31
5. Chuẩn bị báo cáo thẩm định giá . 32
6. Báo cáo thẩm định giá 32
PHẦN III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐỊNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ 39
BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG HABUBANK 39
A. GIỚI THỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG HABUBANK 39
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 39
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 41
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002 - 2004 43
B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG HABUBANK 47
I. Giới thiệu tình hình cho vay bằng bất động sản thế chấp tại HBB 47
1. Giới thiệu về công tác thẩm định giá tại ngân hàng HBB. 47
2. Các phương pháp thẩm định giá trị bất động sản. 49
II. Quản lý và xử lý bất động sản thế chấp tại ngân hàng HBB. 54
1. Quản lý bất động sản thế chấp. 54
PHẦN IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP VÀ QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP 58
1. về cơ cấu tổ trức. 58
2. Về các phương pháp áo dụng đối với tình hình cụ thể. 59
3. Kiến nghị: 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động định giá, quản lý và xử lý bất động sản thế chấp tại ngân hàng HABUBANK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau đây:
+ Trích lục bản án hoặc sao bản án hoặc bản sao quyết định của toà án ;
+ Quyết định thi hành án của cơ quant hi hành án;
+ Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm (tổ trức tín dụng ký sao );
+ Hợp đồng mua bán tài sản, hoặc hợp đồng chuyển nhượng tài sản, hoặc hợp đồng nhận tài sản, hoặc văn bản đấu giá tài sản( tuỳ từng trường hợp sử lý cụ thể).
trong hồ sơ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm, không yêu cầu phải có văn bản của chủ sở hưu tài sản bảo đảm về việc đồng ý cho xử lý tài sản bảo đảm (vì văn bản đồng ý sử lý tài sản bảo đảm đã được thể hiện trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm ); không yêu cầu phải có hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản, trừ trường hợp người sử lý tài sản là chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án.
Thời hạn hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua, người nhận chuyển nhượng là 15 ngày( riêng đối với việc chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất là 60 ngày) kể từ ngày nhận được đề nghị của tổ trức tín dụng (hoặc tổ trức bán đấu giá tài sản) và các tài liệu nói trên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
22. Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm.
- Việc thanh toán thu nợ được tiến hành theo thứ tự sau:
+ Các chi phí cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm: chi phí bảo quản, quản lý, định giá quảng cáo bán tài sản, bán tài sản, tiền hao hồng, chi phí lệ phí bán đấu giá và các chi phí cần thiết, hợp lý khác liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm.
+ Thuế và và các khoản phí nộp ngân sách nhà nước (nếu có).
+ Nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngay bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản giao tài sản cho tổ trức tín dụng để xử lý.
Trường hợp tổ trức tín dụng ứng trước để thanh toán các chi phí xử lý tài sản hoặc các khoản thuế, phí nộp ngân sách nhà nước thì tổ trức tín dụng được thu lại số tiền ứng trước này trước khi thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, trừ trường hợp bên bảo đảm đã thanh toán số tiên ứng trước cho tổ trức tín dụng.
Trong trường hợp số tiền thu được khi bán tài sản và các khoản thu từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm trong thời gian chưa xử lý ( sau khi trừ đi các khoản chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản ) lớn hơn số nợ phải trả, thì phần trênh lệch thừa được hoàn trả lại cho bên bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ nếu khoản tiền thu được không đủ để thanh toán khoản nợ phải trả và những chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp tổ trức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ hoặc nhận các khoản tiền và tài sản mà bên thứ ba phải giao cho bên bảo đảm thì phần trênh lệch giữa việc xử lý tài sản bảo đảm và các khoản thu từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm trong thời gian chư xử lý(sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản)với số nợ phải trả được trả lạicho bên bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ nếu các khoản thu trên nhỏ hơn nợ gốc, lãi,lãi quá hạn và các khoản chi phí liên quan đến việc sử lý tài sản bảo đảm.
Đối với những tài sản bảo đảm bên mua không có khả năng thanh toán ngay để thu nợ, tôt trức tín dụng được áp dụng cá biện pháp thu nợ từng phần theo khả năng thanh toán của người mua. Tổ trức tín dụng xác định số nợ gốc, lãi, lãi quá hạn và các chi phí phải thu tính đến ngày tổ trức tín dụng tiếp nhận tài sản bảo đảm.
Trong trường hợp một tài sản được sử dụng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại một tổ trức tín dụng, nếu phải sử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn.
23. Định giá tài sản bảo đảm khi xử lý.
- Tổ trức tín dụng và bên bảo đảm thoả thuận về giá xử lý tài sản bảo đảm tại thời điểm xử lý và lập biên bản thoả thuận việc định giá tài sản.
- Trường hợp các bên không thoả thuận được giá sử lý tài sản bảo đảm thì việc định giá được tiến hành như sau:
+ Trước khi tổ trức tín dụng quyết định giá xử lý tài sản bảo đảm.
PHẦN II: THẨM ĐỊNH GIÁ CHO THẾ CHẤP
Trong việc thẩm định giá cho các mục đích cầm cố, ngoài các nguyên tắc thông thuờng của thẩm định giá được áp dụng, nhà thẩm định cần phải chú ý đến vị trí của người nhận cầm cố trong mối liên hệ mật thiết với tài sản, và các biện pháp có khả năng áp dụng đối với người nhận cầm cố trong trường hợp ngưòi phải cầm cố thất bại.
Người thẩm định phải luôn có trong ý nghĩ đến viêc phải bán tài sản đảm bảo cho vay nợ trong tương lai, nếu giá bán là không đủ để thanh toán số tiền vay nợ, các khoản lãi chưa trả và chi phí thì người nhận cầm cố sẽ bị thua lỗ. Trong khi giá trị thị trường là cơ sở cho thẩm định giá, nhà thẩm định phải xem xét không chỉ là giá trị thị trường hiện tại, mà phải xem xét liệu giá trị đó có khả năng được duy trì trong tương lai, và tài sản có sẵn sàng bán trong cuộc bán tài sản bắt buộc.
Nhà thẩm định phải xem xét bất kỳ yếu tố nào như hành động của chính quyền địa phương dưới các đạo luật, mà có thể tác động không thuận lợi đến giá trị của tài sản trong tương lai. Nhà thẩm định cũng phải xem xét đầy đủ đến mọi khả năng tác động của kế hoạch phát triển khu vực. các thẩm định giá nên dựa trên cơ sở giá trị sử dụng đang tồn tại, trừ khi kế hoạch cho phép phát triển đã được cấp. ngay cả trong trườn hợp đó, nhà thẩm định cũng không lưu ý đến bất kỳ giá trị phát triển nào, nếu người chủ sở hữu muốn tăng vốn để tiến hành phát triển thì đó là việc khác với việc cầm cố đơn thuần.
Nhà thẩm định cũng phải đặt câu hỏi để tìm hiểu liệu thị trường có bị ảnh hưởng bởi các điều kiện quốc gia hoặc quốc tế nhất thời nào đấy mà nhất thời có thể gây ra sự bùng nổ giá nhân tạo. bất kỳ chi phí vốn nào có thể trên tài sản, như các hư hỏng tích luỹ phải được tính cho sự giảm giá.
Thu nhập thực từ tài sản phải được tính toán với sự cẩn thận nhất vì nó không chỉ là cơ sở thích hợp cho định giá trị, mà còn đảm bảo rằng nó đủ để thanh toán trên vay nợ đề nghị.
Bất kỳ bộ phận trong tương lai nào của giá trị mà chắc chắn và hợp lý về tính chất của nó, như là sự quay trở lại của giá trị cho thuê đầy đủ trên sự hết hạn của một hợp đồng cho thuê đang tồn tại ở mức tiền cho thuê thấp, có thể được đưa vào tính toán ; nhưng tất cả cái gì có tính chất đấu cơ thi phải bỏ qua. Nhà thẩm định phải thận trọng vốn hoá các tiền cho thuê đầy đủ và phải xem xét chúng có khả năng duy trì hay thất bại.
Trong trường hợp kinh doanh tài sản, uy tín nên loại trừ khỏi thẩm định giá. Nhà thẩm định cũng nên loại trừ bất cứ cái gì mà người cầm cố có thể dễ dàng bán hoặc di chuyển chẳng hạn như đồ gỗ, trừ khi có sự đảm bảo rằng việc đó không thể sảy ra.
Thông tin đôi khi nhận được như giá trả cho tài sản của người phải cầm cố, thường là không thể tin cậy. Một giá cao quá mức có thể được trả vì một lý do dặc biệt, hoặc là các giá thị trường có thể thay đổi.
Chi phí xây dựng ngôi nhà không nên để ý đến đối với mục đích cầm cố. có thể là con số đã bị thổi phồng, hoặc là các thay đổi đáng kể về chi phí xây dựng đã xảy ra từ khi tài sản được xây dựng.
Cùng việc xác định giá trị tài sản, nhà thẩm định có thê được yêu cầu đưa ra các lời khuyên như là tính chất của thanh toán để đảm bảo an toàn, và tổng số tiền nhận trước được coi là hợp lý.
Có một số loại tài sản được coi là không an toàn cho mục đích cầm cố. ví dụ, một khu đất trống là tài sản có giá trị và không cần chi phí cho việc bảo dưỡng; nhưng giá trị của nó là cần thiết cho sự đầu cơ, và nó không tao ra thu nhập sắp đến ngay lập tức. nếu người phải cầm cố rơi vào tình trạng không trả được lãi vay cầm cố, thì người nhận cầm cố chiếm hữu khu đất sẽ không có cách gì ngăn cản được sự khất nợ tích luỹ nhiều hơn cho đến khi có thể tìm thấy người mua khu đất.
Trong các trường hợp đó, nhà thẩm định giá nên có chỉ dẫn rõ ràng tính chất rủi do của vật đảm bảo, và nên khuyến nghị rằng, bất kỳ tiền cho vay nhận trước nào nên ít hơn 2/3 giá trị thong thường của tài sản cầm cố.
Các tài sản cho thuê theo hợp đồng có tính chất vật đảm bảo không hiệu quả, đòi hỏi phải được đối sử cẩn thận, nhất là trong trường hợp thời hạn cho thuê tương đối ngắn. trong một số trường hợp văn bản cầm cố quy định trả lại một phần nợ chính theo từng giai đoạn để kiểm tra lại vật đảm bảo. trong bất kỳ trường hợp nào cần đảm bảo tài sản cầm cố được gìn giữ sửa chữa hợp lý trong thòi gian chiếm hữu của người nhận cầm cố, nhằm chánh bất kỳ rủi do đòi tiền bồi thường nào.
Các ngôi nhà là tài sản cầm cố nên được bảo hiểm tài sản dưới tên của cả hai người phải cầm cố và người nhận câm cố. nhà định giá thường đựơc yêu cầu cung cấp tổng số tiền cho các ngôi nhà được bảo hiểm đó. Có khả năng một tài sản có thể được đem đi cầm cố ở nhiều nơi, quy định chung là người nhận cầm cố thứ hai hoặc tiếp theo mỗi khi có khiếu nại về tài sản, theo trật tự thong thường họ chỉ được giải quyết sau khi khiếu nại của người nhận cầm cố thứ nhất đã được giải quyết.
Rõ ràng rằng có ít đảm bảo hơn cho những người nhận cầm cố tiếp theo người thứ nhất. trong trường hợp này cần phải tính toán cẩn thận để đảm bảo rằng tổng số tiền cho vay trước, bao gồm của cả người nhận cầm cố thứ nhất, không vượt quá số tiền cho vay hợp lý trên sự đảm bảo của tài sản – thông thường bằng 2/3 giá trị thị trường đúng của nó.
Để định giá bất động sản có 5 phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp so sánh trực tiếp.
- Phương pháp chi phí giảm giá
- Phương pháp đầu tư;
. Phương pháp đầu tư truyền thống
. Kỹ thuật luồng tiền chiết khấu
- Phương pháp thặng dư
- Phương pháp lợi nhuận
Nội dung và trình tự tiến hành công tác thẩm định giá trị bất động sản.
Quá trình thẩm định giá là một kế hoạch hành động có trật tự và lô gic, được bố cục phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, nó giúp cho nhà thẩm định giá đạt đến một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể tin tưởng được
Quá trình thẩm định giá bao gồm các bước sau:
Xác định vấn đề
Lên kế hoạch thẩm định giá
Thu thập tài liệu
Vận dụng và phân tích tài liệu
Chuẩn bị báo cáo thẩm định giá
Báo cáo thẩm định giá
Xác định vấn đề.
Là bước đầu tiên của quá trình thẩm định giá, xác định vấn đề tức là phải giải quyết các vấn đề sau:
Nhận biết về bất động sản
+ Nhận biết về vị trí, kích thước của khu đất đặc trưng và kiểu cách của công trình xây dựng trên khu đất, phân vùng , mật độ dân cư, tỷ lệ khu đất (từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết vùng …)
+ Miêu tả pháp lý: mã số, địa tầng, địa chỉ, đặc điểm vật chất.
Nhận biết về các quyền lợi đối với tài sản được đánh giá.
Phân nhóm tập hợp các quyền được đánh giá, ví dụ như quyền sở hữu vĩnh viễn, quyền thuê theo hợp đồng, các giấy phép, các điều khoản hạn chế, quyền chuyển nhượng v.v…
thiết lập mục tiêu thẩm định giá
Xác định giá trị nào cần được ước tính, ví dụ như giá trị thị trường mở, giá trị đầu tư hay giá trị phục hồi.
Xác định phương pháp thẩm định giá và các tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá.
thiết lập ngày có hiệu lực thẩm định giá.
+ Nhận được từ yêu cầu của khách hang;
+ Thiết lập các điều kiện thị trường và tài liệu yêu cầu;
+ Đạt đựơc thoả thuận với khách hàng về phía họ phải trả và yêu cầu thời gian hoàn thành.
Lên kế hoạch thẩm định giá.
Trong bước này cần giải quyết các vấn đề sau:
Nhận biết các yếu tố cung và cầu thích hợp với các đặc tính và các quyền của tài sản được mua bán và các đặc điểm của thị trường.
Nhận biết các tài liệu yêu cầu về thị trường tài sản và tài liẹu để so sánh
Nhận biết và phát triển các nguồn tài liệu.
+ Phải là các nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất
+ Số liệu được sử dụng phải đúng đắn,chính xác và phải được kiểm chứng.
Thiết kế trương trình nghiên cứu
+ Xác định trình tự thu thập và phân tích số liệu
+ Phân biệt việc nào có thể uỷ nhiệm
vạch đề cương của báo cáo thẩm định giá.
+ Xác định hình thức của báo cáo
+ Lên trương trình thời biểu công tác
+ Xác định thời gian cho phép và trình tự của các bước phải tuân theo
Thu thập tài liệu.
Bước này cần đạt được các yêu cầu như:
Phân biệt các nguồn tài liệu chủ yếu và thứ yếu .
Các tài liệu tổng hợp về xã hội, kinh tế, chính trị, môi trường.
Các tài liệu chi tiết về đối tượng nghiên cứu và tài liệu có thể so sánh được về vị trí công trình, chi phí, thu nhập…
kiểm chứng số liệu thu thập đựơc.
Các thông tin thu thập được phải giữ bí mật không đựoc công khai .
Vận dụng và phân tích tài liệu.
Từ những tài liệu thu thập được tiến hành các loại phân tích sau:
Phân tích thị trường
Xác định các lực lượng thị trường có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản mục tiêu
Phân tích tài sản
Phân tích các tính chất và đặc điểm nổi bật của tài sản mục tiêu ảnh hưởng đến giá trị của nó.
Phân tích so sánh
Phân tích các đặc điểm của tài sản có thể so sánh được, bán , cho thuê…
phân tích sự sử dụng
+ Phân tích sự sử dụng đất cao nhất và tốt nhất.
+ Phân tích việc sủ dụng tài sản cao nhất và tốt nhất.
+ Các phân tích trên phải được kiểm chứng.
Qua kết quả của các phân tích trên, lựa chon phương pháp thẩm định giá thích hợp để áp dụng bao gồm các loại phương pháp sau:
* Phương pháp so sánh trực tiếp
* Phương pháp chi phí giảm giá
* Phương pháp thăng dư
* Phương pháp lợi nhuận
* Phương pháp đầu tư (hay phương pháp thu nhập )bao gồm các phương pháp đầu tư truyền thống và các kỹ thuật dòng tiền chiết khấu.
Trong khi lựa chon, nhà thẩm định phải cân nhắc tính hợp lý của mỗi phương pháp thẩm định giá - sự thuận lợi và sự hạn chế của chúng.
Tầm quan trọng của mỗi phương pháp thẩm định giá có thê thay đổi phụ thuộc vào kiểu loại, thuộc tính của tài sản và vào mụch đích của thẩm định giá.
Có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp thẩm định giá để tiến hành thẩm định .
Chuẩn bị báo cáo thẩm định giá .
Là bứoc cuối cùng để hoàn thành báo cáo thẩm định giá . mụch đích của bứoc này là truyền đạt kết quả và các kết luận của nhà thẩm định một cách có hiệu quả và có sức thuyết phục đối với người sử dụng thông tin.
Kết quả thẩm định nói chung được truyền tải thông qua báo cáo bằng văn bản, đôi khi cung được truyền đạt qua trao đổi bằng miệng.
Báo cáo thẩm định giá
Nội dung cơ bản.
Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm cuối cùng của toàn bộ công việc thẩm định giá, là cao điểm của những nỗ lực và kỹ năng của nhà thẩm định giá.
Nội dung của báo cáo thẩm định giá phụ thuộc vào bản chất và mục đích của công việc thẩm định giá. Giá trị được biểu hiện chỉ là giá trị ước tính xuất phát từ sự phân tích các dữ liệu thị trường.
Báo cáo thẩm định giá cần trình bày chính xác mục đích và nhiệm vụ, quy mô và ngày thẩm định, các chỉ dẫn của khách hang và các thông tin có thể được sử dụng đối với nhà thẩm định. Các báo cáo thẩm định không được có sự lừa dối. nếu có mâu thuẫn giữa tiêu chuẩn thẩm định và chỉ dẫn của khách hang, người thẩm định cần lưu ý người đọc mâu thuẫn đó và ưu tiên giải quuyết các chỉ dẫn phù hợp với tiêu chuẩn.
Chất lượng và nội dung của thông tin có khả năng sử dụng đối với nhà thẩm định, thời gian và các điều kiên theo đó nhà thẩm định đựơc phép tiến hành công việc sẽ được xác định bởi các chỉ dẫn của khách hang. Thí dụ, một khách hang có thể yêu cầu thẩm định giá chỉ dựa trên sự điều tra bên ngoài. Trong trường hợp đó nhà thẩm định phải dựa vào thông tin cung cấp trong mối quan hệ đối với không gian bên ngoài, và ngà thẩm định nên nêu rõ giới hạn đó trong báo cáo thẩm định của mình.
Thông thường người thẩm định chỉ chấp nhận nghĩa vụ pháp lý đối với bên đưa ra chỉ dẫn, và sẽ làm báo cáo phù hợp riêng đối với sự sử dung của khách hang đó. Trong trường hợp báo cáo thẩm định được chuẩn bị đặc thù cho việc sử dụng của một số bên. Thí dụ một ngân hang cung cấp khả năng vay nợ, khi đó nhà thẩm định phải kiểm tra nội dung của báo cáo đảm bảo nó chứa đựng các thông tin và lời khuyên thích hợp.
Thông thường khách hang thẩm định giá với công bố tài chính lien quan tới các hoạt động của thực thể. Nhà thẩm định nên chấp nhận yêu cầu của khách hang, và thể hiên bằng hình thức và nội dung thích hợp trong báo cáo.
Báo cáo thẩm định giá nên có nên có một điều khoản cấm in ấn toàn bộ hoặc một phần, hoặc bất kỳ sự tham khảo nào đối với các số liệu thẩm định nằm trong báo cáo, hoặc tên và nghề nghiệp của nhà thẩm định, nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của nhà thẩm định.
Báo cáo cũng bao gồm một điều khoản cung cấp sự bảo vệ đối với khách hang hoặc nhà thẩm định chống lại sự sử dụng báo cáo không đúng thẩm quyền của bên thứ ba.
Nhà thẩm định cung cấp thẩm định giá dưới dạng một báo cáo thẩm định giá bằng văn bản. Trong trường hợp khi khách hang có yêu cầu đặc biệt một báo cáo bằng miệng, nhà thẩm định nên chứng thực lời khuyên đó bằng văn bản, được trình bày một cách lô gic và dễ hiểu.
Một bản sao của mỗi báo cáo thẩm định cùng các công trình nghiên cứu của nhà thẩm định, nên được nhà thẩm định lưu lại trong một giai đoạn hợp lý.nội dung tối thiểu của một báo cáo thẩm định giá bằng văn bản gồm có:
Một tuyên bố rõ rang về tổng số rõ giá trị của bất động sản hoặc quyền sở hữu đất là mục tiêu thẩm định giá.
Tuyên bố về mục đích và nhiệm vụ của thẩm định giá, và nguồn gốc của các chỉ dẫn cho nhà thẩm định.
Ngày thẩm định giá có hiệu lực.
Miêu tả tình trạng pháp lý, sự bảo hộ, diện tích đất các diều khoản và điều kiện cho thuê (nếu có), và địa chỉ bưu điện của tài sản.
Miêu tả một cáhc hợp lý và rõ rang tài sản đang được định giá, cùng với tình trạng trung của nó.
Tóm tắt một cách hợp lý và rõ rang tài liệu và các điều kiện thị trường trên đó thẩm định giá dự vào làm cơ sở.
Trình bày một cách hợp lý và rõ rang phương pháp thẩm định hoặc các phương pháp chấp nhận sử dụng để định giá.
Tuyên bố rõ rang về bất cứ giả thiết nào và các điều kiện hạn chế lien quan tới các kết luận của thẩm định giá.
Khi nhà thẩm định dựa vào thông tin cung cấp, nên công bố rõ rang trong báo cáo về nguồn gốc chất lượng và tính chất của thông tin.
Nếu không có khả năng hợp lý để tiến hành bất kỳ phần điều tra thực tế nào, việc đó nên công bố trong báo cáo.
Nếu nghi vấn có ẩn dấu các thiếu sót tồn tại mà có thể có tác động vật chất đến giá trị tài sản, nhà thẩm định nên khuyến nghị ddieeuf tra kỹ hơn nữa, hoặc là trì hoãn việc cung cấp thẩm định cho đến khi biết rõ kết quả, hoặc cung cấp thẩm định giá có ghi chép các giả định làm theo khía cạnh đó.
Đối với tài sản cư trú.
Khi thiếu vắng sự hướng dẫn cụ thể, thẩm định giá không nên trở thành một nghiên cứu cấu trúc hoặc đi vào tính toán các thiếu sót trong cơ cấu của ngôi nhà, ngoại trừ khi chúng đã trở nên rõ rang đối với một nhà thẩm định giá có tay nghề vững vàng.
Báo cáo nên nhận dạng các chứng cớ rõ rang về tình hình trạng thái hư hỏng nghiêm trọng của gôi nhà hoặc khả năng rõ rang sẽ xảy ra đối với chúng; các kém cỏi của việc quản lý hoặc kế hoạch bảo dưỡng các căn hộ, mà đã rõ rang qua sự điều tra tài sản hoặc là có thể nhận dạng được qua các tài liệu khác có khả năng sử dụng đối với nhà thẩm định ở thời điểm thẩm định giá ; và bất kỳ vấn đề nào khác có thể tác động vật chất tới thẩm định giá.
Tất cả các vấn đề có thể tác đông đến giá trị của tài sản do nhà thẩm định tìm ra bởi việc nghiên cứu bản sao các chứng chỉ sở hữu, cho thuê hoặc các tài liệu khác hiện hành, nên được nhận dạng và bình luận trên báo cáo.
Các yếu tó liên quan sau nên được đưa vào tính toán trong thẩm định giá;
+ Sự nắm giữ quyền lợi đang được định giá, và các điều khoản của sự thuê mướn mà quyền lợi đó là mục tiêu.
+ Tuổi, loại, tiện nghi, địa điểm, thiết bị, đồ đạc được lắp đặt cố định.
+ Cấu trúc và tình trạng sửa chữa chung của các công trình bao gồm bất kỳ thiếu sót quan trọng nào đã rõ rang đối với nhà thẩm định trong quá trình khảo sát.
+ Tình trạng tài sản bị tác động bởi sự lún, nước và các rủi ro khác.
Đối với các tài sản nông thôn.
Báo cáo cần có phần tóm tắt về đất đai miêu tả:
+ Loại sản xuất
+ Sự sử dụng cao nhất và tốt nhất
+ Khí hậu và đất trồng trọt
+ Loại đất, bao gồm các hạn chế lụt lội và sự xói mòn
+ Độ cao, bề mặt và địa hình
+ Độc hại, cỏ dại và vật làm hại
+ Tóm tắt chung.
Với tài sản đồng cỏ và vật nuôi cần nói tới tổng số vật nuôi tren đơn vị đàn, các chi tiết về sản lượng sản xuất. năng xuất lao động liên quan tới trung bình khu vực, cùng với bình luận về tiêu chuẩn quản lý.
Với tài sản thuộc nghề làm vườn, nơi thu nhập dựa trên thu hoạch cây trồng có cuộc sống kéo dài trên hai năm, cần nói tới chi tiết vườn cây, tuổi, trang thiết bị nông trại và diên tíc trồng thực sự; và các chi tiết sản xuất bao gồm sản lượng và bao gói so sánh với trung bình khu vực, cùng với bình luận trên các vấn đề thực tiễn quản lý.
Với tài sản thuộc nghề làm vườn, nơi thu nhập dựa trên các thu hoạch có thời hạn ít hơn hai năm, cần bình luận về khả năng quay vòng, các sản lượng có liên quan tới trung bình khu vực và vấn đề thực tiễn quản lý.
Với tài sản là khu rừng thương mại, cần miêu tả chi tiêt khu vưc trang trại, loại cây tuổi mật độ cây trồng và thu hoạch thực tế.
Bình luận về tình trạng bón phân cho đất, trương trình phân bón liên quan đến khả năng chuyên trở và biện pháp sản xuất.
Thẩm định giá cần đưa ra giá trị của nhà, các công trình, hoa quả, cây lấy gỗ, và giá trị của đất.
Đối vớ tài sản thương mại.
Báo cáo nên nhận dạng rõ các chứng cớ hư hại nghiêm trọng của ngôi nhà hoặc tiềm năng rõ ràng sẽ xảy ra với chúng; các khác nhau trong quản hoặc kế hoạch chiếm hữu hoặc cho thuê của tài sản, hoặc bất kỳ vấn đề nào có ảnh hưởng vật chất tới thẩm định giá tài sản.
Bất kỳ vấn đề nào có thể tác động đến giá trị tài sản do nhà thẩm định giá tìm ra từ các chưng cứ chỉ quyền sở hữu, cho thuê hoặc các tài liệu khác hiện hành, cần được nêu rõ và bình luận trên báo cáo.
Các yếu tố liên quan được đưa vào tính toán trong thẩm định giá là:
+ Các chứng cớ bán thị trường có thể so sánh được, và các quan điểm về giá trị đất.
+ Sự nắm giữ quyền lợi của tài sản mục tiêu đang được định giá và các điều khoản của sự cho thuê tài sản.
+ Giá trị cho thuê của tài sản ( trợ giúp bởi cho thuê có thể so sánh được )và kết quả dòng tiền thu nhập thực của toàn bộ tài sản.
Trình bày kinh tế /đầu tư của các cho thuê bị bỏ trống và của tất cả các thuê mướn bao gồm các khoảng thời gian chư hết hạn của sự thuê đang tồn tại.
+ Xem xét đánh giá rủi ro và tác động của việc thuê không thị trường liên quan tới đánh giá các giá trị cho thuê hiện hành và các thu nhập thị trường, và các mối quan hệ đó trên đánh giá giá tị thị trường cuối cùng.
+ Đánh giá các chi phí quá mức gắn liền với việc tu bổ lại và tác động liên quan của các chi phí đó trên giá trị thị trường của tài sản.
+ tuổi loại, căn hộ, địa điểm, trang thiết bị, dịch vụ nhà, cá đồ đạc lắp đặt cố định và tính chất của tài sản.
+ Sự xây dựng và tình trạng chung của các sửa chữa và nâng cao, bao gồm bất kì thiếu sót quan trọng nào đã rõ ràng trong tiến trình điều tra của nhà thẩm định.
+ Các tác động bởi sự lún, sụt, rủi ro vật lý và thị trường đối với tài sản.
Đối với mục đích cấm cố thế chấp.
Báo cáo cung cấp cho khách hàng giá trị thị trường cho mụch đích đảm bảo cầm cố thế chấp ở ngày điều tra của công trình xây dựng ở bất kì giai đoạn hoàn thành nào theo yêu cầu của khách hàng.
Báo cáo thẩm định giá nên đáp ứng yêu cầu pháp lý tác động đến địa vị của người cho vay và mục đích yêu cầu của các chỉ dẫn cho việc thẩm định.
Cung cấp lời khuyên đối với người cho vay trong việc đánh giá rủi ro bao gồm việc xác định các điều khoản vay nợ, đánh giá phần trăm giá trị tối đa cho việc nhận vốn vay nợ trước, điều khoản trả lại món nợ chính, và tỷ lệ lãi.
Khi thẩm định giá được tiến hành với công trình đang xây dựng chư hoàn thành, thẩm định giá không chỉ cần nói rõ giá trị của công việc đã hoàn thành, mà còn cần ước tính để hoàn thiện công trình xây dựng, và giá trị của tài sản khi hoàn thành.
Đối với nhà đang xây dựng chưa hoàn thành.
khi thẩm định giá được làm với nhà đang xây dựng chưa hoàn thành, nhà thẩm định cần công bố rõ ràng trong báo cáo, và nói rõ ràng các giá trị là dựa trên giả thiết tài sản sẽ được hoàn thành phù hợp với kế hoạch và chi tiết kỹ thuật đã được cung cấp và chi tiết kĩ thuât đã đựơc cung cấp, phù hợp với quy định luật lệ của chính quyền. báo cáo nên ghi rõ ngày áp thẩm định giá, thông thường đó chính là ngày của báo cáo.
Báo cáo nên miêu tả chi tiết tính chất của nguyên vật liệu xây dựng, căn hộ tính chất của các tiện nghi và các đoạn kết thúc trên đó thẩm định giá dựa vào .
Nếu có dự kiến bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về giá trị tài sản giữ ngày thẩm định và ngày dự kiến hoàn thành công trình xây dựng, nên được nêu trong báo cáo cùng với các lý do của dự kiến khác nha.
Báo cáo thẩm định giá nên có ghi các điều khoản sau:
Ở ngày điều tra công trình ước tính…% hoàn thành.
Báo cáo này dựa trên giả thiết rằng ngôi nhà sẽ được phát triển và hoàn thành phù hợp với kế hoạch và tiêu chuẩn kỹ thuật đã miêu tả ở đây, và tiêu chuẩn xây dựng là phù hợp với giả thiết ở bên trong báo cáo báo cáo. Nếu có bất kỳ sự sai lệch đáng kể nào liênquan đến loại hình, trình bày, thiết kế hoặc các tiêu chuẩn xây dựng làm mất hiệu lực của các kết luận về giá trị đã thể hịên trong báo cáo này.
Các giá tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31911.doc