MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ KẾ TOÁN BHXH 3
I. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội. 3
1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH. 3
2. Những nội dung cơ bản của BHXH. 8
II. Khái quát chung về kế toán BHXH. 17
1. Bản chất của hoạt động kế toán BHXH. 17
2. Chứng từ kế toán. 19
3. Tài khoản kế toán. 22
4. Sổ kế toán và hình thức sổ kế toán. 24
5. Chế độ báo cáo tài chính. 27
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC CHẾ ĐỘ BHXH TẠI BHXH QUẬN HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2000-2004. 31
I. Một vài nét về BHXH quận Hai Bà Trưng. 31
1. Một vài nét về BHXH Việt Nam. 31
2. Đặc điểm tình hình của quận Hai Bà Trưng. 35
3. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH quận Hai Bà Trưng. 35
4. Cơ cấu tổ chức của BHXH quận Hai Bà Trưng. 37
5. Chức năng và nhiệm vụ của BHXH quận Hai Bà Trưng. 41
6. Kết quả hoạt động của BHXH quận Hai Bà Trưng trong 5 năm gần đây. 43
7. Một số khó khăn còn tồn tại. 50
8. Đánh giá chung. 52
II. Thực trạng hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trưng. 54
1. Nội dung hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trưng. 54
2. Thực trạng hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trưng. 88
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC CHẾ ĐỘ BHXH TẠI BHXH QUẬN HAI BÀ TRƯNG. 93
I. Mục tiêu đặt ra trong thời gian tới của BHXH quận Hai Bà Trưng. 93
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trưng. 95
1. Đối với Nhà nước. 95
2. Đối với BHXH quận Hai Bà Trưng. 96
3. Đối với bộ phận kế toán. 98
4. Đối với các đơn vị chi trả cơ sở. 100
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động hạch toán kế toán các chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT và việc thực hiện các quy định của pháp luật trong việc khám chữa bệnh ban đầu.
Bước vào năm 2005, cán bộ viên chức BHXH quận Hai Bà Trưng phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà ngành giao cho, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn quận, nâng cao uy tín và sự phát triển của ngành BHXH.
Chức năng và nhiệm vụ của BHXH quận Hai Bà Trưng.
BHXH quận Hai Bà Trưng là cơ quan trực thuộc BHXH Thành phố Hà Nội, do vậy phải thực hiện nhiệm vụ do BHXH thành phố giao cho.
Thu BHXH.
Thu các đối tượng thuộc phạm vi điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12 CP 29/1/95 (thu các đối tượng bắt buộc).
Phương thức thu: thông qua chủ sử dụng lao động.
Thành phần thu: các doanh nghiệp Trung ương (B1), doanh nghiệp Thành phố (B2), doanh nghiệp quận (B3), các đơn vị hành chính sự nghiệp Trung ương (A1), các đơn vị hành chính sự nghiệp Thành phố (A2), các đơn vị hành chính sự nghiệp quận (A3).
Từ năm 1998 thu BHXH thêm khối ngoài quốc doanh. Từ năm 2003 sau khi BHYT sát nhập vào BHXH thì BHXH quận có nhiệm vụ thu tiền và cấp phát thẻ BHXH và thu BHXH tự nguyện khối học sinh, sinh viên và tất cả các đơn vị trên thuộc các đơn vị thuộc quận Hai Bà Trưng.
Chi BHXH:
Chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng trên địa bàn quận. Theo quyết định của UBND Thành phố và được sự đồng thuận của BHXH, UBND các phường là đơn vị chi trả trực tiếp theo phương thức:
BHXH quận cung cấp danh sách và số tiền của từng đối tượng trong tháng (có chia theo tổ dân phố).
Đến ngày phát lương (thường từ 4 – 8 hàng tháng) BHXH quận nhận tiền tại trụ sở của địa phương quận do kho bạc trực tiếp mang đến sau đó quận cấp cho các phường, các phường nhận về và phát cho các đối tượng. Việc phát tiền thường hoàn thành trước ngày 10 hàng tháng, đảm bảo nguyên tắc đúng người, đủ số và an toàn tuyệt đối. Từ ngày 15 và chậm nhất đến ngày 18 các phường phải thanh quyết toán xong với quận.
Ngoài chi lương hưu và trơ cấp BHXH, quận còn trực tiếp chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho đối tượng tham gia BHXH. Việc chi trả thông qua người sử dụng lao động.
Quản lý chế độ chính sách.
Tiếp nhận các đối tượng hưu trí mới do BHXH Thành phố chuyển về hoặc tiếp nhận các đối tượng hưu trí và trợ cấp BHXH ngoài quận chuyển đến
Làm thủ tục chuyển đi theo quy định cho các đối tượng hưu trí hoặc trợ cấp BHXH.
Quản lý toàn bộ hồ sơ của các đối tượng hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH.
Thanh toán tiền mai táng phí 1 lần hoặc định suất cho các đối tượng hưu trí hoặc trợ cấp BHXH chết.
Theo dõi và nắm chắc các đối tượng tăng giảm trên địa bàn quận.
Cấp sổ BHXH theo quy định của bộ luật lao động.
Mỗi người tham gia BHXH đều được cấp 1 sổ BHXH, sổ này ghi chép lại quá trình công tác có tham gia BHXH để làm cơ sở giải quyết các chế độ. BHXH quận xét duyệt hồ sơ, cấp sổ BHXH cho người lao động theo đúng quy định, đáp ứng việc giải quyết chế độ theo sổ BHXH thay hồ sơ nhân sự. Sổ Bảo hiểm xã hội là phần quan trọng trong phần thông tin nhận dạng, không chỉ giúp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể xác định đúng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội theo từng địa phương, từng khu vực trong phạm vi cả nước. Đối với những lao động hồ sơ còn thiếu, BHXH quận hướng dẫn đơn vị bổ xung giấy tờ đủ tính pháp lý để thực hiện cấp sổ theo quy định của BHXH Việt Nam.
Giám định chi BHXH.
Từ năm 2004 theo phân cấp của BHXH thành phố, BHXH quận tiếp nhận và quản lý về việc khám chữa bệnh ban đầu ở tại một số bệnh viện, trung tâm y tế, 1 số phòng khám của các cơ quan xí nghiệp đơn vị. Giám định chi BHXH quận có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc chi phí Khám chữa bệnh ban đầu của các đơn vị nói trên nhằm đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT và việc thực hiện các quy định của pháp luật trong Khám chữa bệnh ban đầu.
Kết quả hoạt động của BHXH quận Hai Bà Trưng trong 5 năm gần đây.
Trong thời gian qua, BHXH quận Hai Bà Trưng là một quận luôn dẫn đầu trong phong trào thi đua của BHXH thành phố, năm nào cũng đạt danh hiệu thi đua xuất sắc của UBND quận, tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, liên tục nhận được bằng khen của BHXH thành phố và BHXH Việt Nam, đặc biệt năm 1999 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Thực hiện nhiệm vụ do BHXH thành phố giao đến nay BHXH quận Hai Bà Trưng quản lý 37.072 người hưởng BHXH với số tiền chi trả gần 24 tỷ đồng/tháng, có 990 đơn vị tham gia BHXH với 72.378 lao động với số tiền thu BHXH là: 153 tỷ đồng. Sau đây là những kết quả cụ thể mà BHXH quận Hai Bà Trưng đã đạt được trong những năm gần đây:
Về công tác thu BHXH:
Công tác thu tại BHXH quận Hai Bà Trưng trong những năm gần đây đã đạt kết quả tốt, luôn hoàn thành được chỉ tiêu mà BHXH thành phố Hà Nội giao cho.
Sự ra đời của Bộ luật lao động năm 1995 đánh dấu một bước đổi mới căn bản về chính sách xã hội, trong đó BHXH được thực hiện theo nguyên tắc: có đóng - có hưởng, thu - nộp theo quy định của pháp luật. Từ ngày BHXH quận Hai Bà Trưng thành lập cho đến nay, quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước không ngừng tăng trưởng và phát triển, đảm bảo nguồn chi của các chế độ BHXH, góp phần ổn định chính trị – xã hội. Vì vậy, thu BHXH được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH. Năm 2003, ngành BHXH có nhiều thay đổi quan trọng, tiếp theo quy định số 20/2002/QĐ- TTg, ngày 6/12/2002 Chính phủ ban hành nghị định số 100/2002/NĐ- CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thu BHXH hiện nay bao gồm cả thu BHYT. Với những quy định có tính chất pháp lý cơ bản nêu trên, ngày 26/5/2003 BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định số 722/2003/QĐ- BHXH – BT quy định về quản lý thu, chi BHXH, BHYT bắt buộc. Quy định mới ban hành đảm bảo tính hệ thống trong toàn quốc, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngành BHXH để từng bước ổn định, đưa công nghệ thông tin và lĩnh vực thu BHXH phục vụ công tác quản lý đến từng người lao động. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH trong việc tham gia, đóng và quản lý thu BHXH, BHYT theo quan điểm của pháp luật. BHXH quận Hai Bà Trưng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm1995 thì đến tháng 1/10/1995 BHXH quận mới trực tiếp thu theo điều lệ BHXH, BHXH phải theo dõi ghi chép kết quả đóng của từng đơn vị, từng người, đến từng tháng và căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương, mức lương của từng người lao động nói trên. Bên cạnh đó quận còn phải tiếp nhận công việc truy thu BHXH từ những năm trước mà sở tài chính và cục thuế chưa thu được. Đây là yêu cầu nghiệp vụ mới đặt ra mà trước đây chưa có nên bước đầu thực hiện gặp nhiều khó khăn. Để thực hiện một cách đầy đủ công tác thu BHXH thì cán bộ BHXH trước tiên là lập danh sách lao động của các đơn vị cùng với tổng quỹ lương, mức lương hàng tháng của người lao động. Sau đó cơ quan BHXH tổ chức triển khai nghiệp vụ thu BHXH, nộp BHYT theo các nguyên tắc sau:
Đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở trên địa bàn nào thì đăng ký tham gia, đóng BHXH, BHYT và được cấp BHXH, phiếu khám chữa bệnh tại cơ quan BHXH được phân công quản lý theo địa giới hành chính cấp đó.
Hàng tháng, khi đơn vị có biến động về lao động, quỹ lương, số phải nộp BHXH, BHYT thì đơn vị lập danh sách điều chỉnh gửi cơ quan.
Cử cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, đối chiếu, đôn đốc, nắm bắt tình hình nộp BHXH theo từng tháng, từng quý của các đơn vị. Chuyển cách phân công cán bộ theo từng địa bàn sang quản lý theo khối – ngành đơn vị, đảm bảo sát sao và chặt chẽ hơn.
Hàng quý, cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động thực hiện đối chiếu về số lao động, quỹ lương, BHXH phải nộp, số đã nộp, số tiền chuyển sang kỳ sau, số tiền phạt chậm đóng BHXH ( nếu có ), lập và ký biên bản xác nhận số liệu.
Hàng năm, tính và thu đủ số tiền phải đóng BHYT, chỉ ghi nợ tiền đóng BHXH.
Rà soát, phân loại các đơn vị, các cơ sở đóng trên địa bàn từng phường trong quận. Trên cơ sở có kết quả thu nộp của các năm trước thì xây dựng biện pháp và kế hoạch thu sát với tình hình thực tế của đơn vị.
Nắm chắc và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo thường xuyên của BHXH Thành phố Hà Nội với những đơn vị nợ đọng, đặc biệt là những đơn vị sản xuất kinh doanh không ổn định cố tình dây dưa nộp chậm. Còn đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp kiên quyết đốc thu và khắc phục tình trạng nợ đọng quỹ.
Với các nguyên tắc trên, hàng tháng đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH, BHYT một lần và nộp cho cơ quan BHXH chậm nhất vào ngày cuối tháng. Hàng tháng, nếu đơn vị không có biến động về lao động, quỹ lương, số phải thu BHXH thì không phải lập danh sách điều chỉnh mẫu (C47-BH), mà tổng số lao động, tổng quỹ lương, BHXH phải thu trong tháng vẫn bằng tháng liền kề trước đó, nhưng hàng quý phải thực hiện đối chiếu đầy đủ, kịp thời giữa các đơn vị sử dụng lao động với cơ quan BHXH được phân cấp quản lý. Hàng năm, không có nợ tiền đóng BHYT, phương pháp thu linh hoạt áp dụng thống nhất cho các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí trích nộp BHXH. Xong cơ quan BHXH vẫn phải quản lý thu BHXH, BHYT chặt chẽ và đảm bảo sự bình đẳng giữa các đơn vị trong nghĩa vụ thu nộp BHXH.
Nhờ áp dụng triệt để các biện pháp trên, BHXH đã xác định tương đối đầy đủ số đơn vị đóng trên địa bàn quận cùng với số lao động và tổng quỹ tiền lương để xác định được số thu BHXH. Nhìn chung công tác thu đạt hiệu quả cao, thể hiện qua số thu BHXH qua từng năm như sau:
Bảng 1: Tình hình thu BHXH tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
giai đoạn 2000 - 2004.
Nguồn: BHXH quận Hai Bà Trưng.
Nhìn chung, qua 10 năm thực hiện công tác thu BHXH nhằm tạo lập một quỹ BHXH độc lập tại BHXH quận Hai Bà Trưng, ta nhận thấy: tổng thu BHXH quận tăng khá nhanh qua các năm đặc biệt năm 2001 với tổng thu BHXH là 101.505 triệu đồng, tăng 17,76% so với năm 2000, và năm 2003 với tổng thu BHXH là 164.032 triệu đồng, tăng 59,84% so với năm 2002.Tuy nhiên đến năm 2004 lại giảm so với năm 2003 thể hiện:
Tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc: 990 đơn vị, giảm 7,21% so với năm 2003.
Tổng số lao động đóng BHXH bắt buộc: 72.378 người.
Tổng số người có thẻ BHYT là 74.487 người, trong đó 71.010 người là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, 3.477 người là đối tượng chính sách.
Tổng số trường học tham gia BHYT tự nguyện: 72 trường.
Tổng số học sinh, sinh viên tham gia BHYT tự nguyện là 57.951 người.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu BHXH năm 2004 lại giảm so với năm 2003 là: Do một phần địa bàn quận Hai Bà Trưng cắt sang cho quận Hoàng Mai, làm cho một số đơn vị lao động đóng trên địa bàn Quận trước kia nay không thuộc quản lý của quận Hai Bà Trưng nữa, dẫn đến tổng số đơn vị lao động tham gia bị giảm. Bên cạnh đó, số lao động tham gia BHXH trên địa bàn Quận giảm là do việc thực hiện nghị định 41 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ngày 11/4/02, và tinh giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp theo nghị định 16 năm 2004.
Nhìn chung, công tác thu BHXH tại quận Hai Bà Trưng qua các năm là tăng nhanh. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nguồn thu BHXH như hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng chi trả các chế độ trong hiện tại và bảo toàn nguồn quỹ trong tương lai. Trước tình hình này, ngoài việc yêu cầu phải có sự thay đổi trong chính sách còn cần có sự nỗ lực của toàn ngành BHXH nói chung và từng đơn vị trong hệ thống BHXH nói riêng. Trong những năm gần đây BHXH quận Hai Bà Trưng cũng đã luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH do BHXH thành phố giao.
Về công tác chi BHXH.
Nếu nói công tác thu BHXH là trọng tâm, là vấn đề sống còn của BHXH thì có thể nói công tác chi BHXH là uy tín của ngành, là cơ sở để nhân dân đặt lòng tin vào Đảng và Nhà Nước.
Trong những năm gần đây, do số lượng người tham gia BHXH ngày càng tăng nên số người được hưởng BHXH và số tiền chi trả cho các đối tượng này tăng lên rất cao. Tuy nhiên, BHXH luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà Nước giao phó, thể hiện qua số chi BHXH trong 5 năm gần đây như sau:
Bảng 2: Tình hình chi lương hưu và trợ cấp BHXH
tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội giai đoạn 2000-2004.
Nguồn: BHXH quận Hai Bà Trưng.
Qua bảng trên ta thấy, BHXH quận Hai Bà Trưng phải chi trả một lượng tiền rất lớn hàng năm và năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là năm 2004 BHXH quận đã chi trả đủ, kịp thời và an toàn là 495.926 tr.đ, tăng 39,61% so với năm 2003, trong đó chi từ ngân sách Nhà nước chiếm 70% và chi từ quỹ BHXH chiếm 30,42%. Mặc dù đối tượng hưởng hưu và trợ cấp BHXH trên địa bàn rất đông, song quận cùng các phường có sự tham gia tích cực của cơ quan công an đã thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ, an toàn và đúng đối tượng đảm bảo đến tay người hưởng trước ngày 10 hàng tháng. Bên cạnh đó, BHXH quận còn phân công cán bộ mỗi tháng đều tổ chức kiểm tra việc chi trả lương hưu và trợ cấp tại các phường để kịp thời rút ra kinh nghiệm giúp cho việc tổ chức chi trả ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho chi trả chủ yếu lấy từ Ngân sách Nhà nước (ví dụ chi BHXH lấy từ ngân sách Nhà nước năm 2000 chiếm 82% tổng chi BHXH, năm 2001 chiếm 77%, năm 2004 là 70%). Như vậy tính từ năm 2000 đến năm 2004 tuy tỷ lệ chi từ ngân sách có giảm nhưng tỷ lệ chi từ ngân sách Nhà nước vẫn còn cao và số tiền thực chi vẫn tăng mạnh (từ 155.703 triệu đồng vào năm 2000, đến năm 2004 tăng lên 345.031 triệu đồng). Trong khi đó, chi từ quỹ BHXH tăng từ 34.157 triệu đồng năm 2000, lên 150.894 triệu đồng vào năm 2004.
Tỷ lệ chi từ ngân sách Nhà nước cao là do chính sách chi cho các chế độ BHXH lấy từ ngân sách Nhà nước những năm qua được bổ sung nhiều cả về đối tượng hưởng và mức hưởng.
Về đối tượng được hưởng BHXH.
Trong 10 năm hoạt động, số lượng đối tượng hưởng BHXH bị biến động do những lý do sau:
Con số lao động đến tuổi nghỉ hưu hàng năm có xu hướng tăng do quy định của Bộ lao động (nam: 60; nữ: 55).
Có nhiều đối tượng đang hưởng hưu và trợ cấp BHXH làm thủ tục di chuyển đến hoặc di chuyển đi khỏi quận.
Có những người đang trong độ tuổi lao động có tham gia BHXH không may gặp phải tai nạn rủi ro trong quá trình lao động, làm giảm hoặc mất khả năng lao động cũng được hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo điều lệ BHXH Việt Nam.
Những người hưởng trợ cấp mất sức lao động bị cắt và hưởng lại theo Quyết định 812/QĐ, 90/QĐ, 234/QĐ.
Những người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH chết trong năm.
Qua bảng 2, ta nhận thấy rằng số đối tượng hưởng BHXH có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt năm 2003 tổng số đối tượng hưởng BHXH lên đến 107.264 người tăng 136,6% so với năm 2002, nhưng đến năm 2004 tổng số đối tượng hưởng BHXH lại giảm xuống 94.171 người.
Về công tác đối chiếu tờ khai và cấp sổ BHXH.
Suốt mấy chục năm quản lý hồ sơ mang nặng tính bao cấp, có nhiều trường hợp hồ sơ của người lao động chưa đảm bảo yếu tố pháp lý. Từ trước năm 1995 thì việc quản lý chế độ hầu như không quá khó khăn, nhưng khi tiến hành cấp sổ BHXH thì lại phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác cao, do đó công tác cấp sổ BHXH tốn rất nhiều công sức của cán bộ BHXH, người chủ sử dụng lao động và cả người lao động trong việc hoàn thiện hồ sơ cá nhân.
Có thể khẳng định rằng việc cấp sổ BHXH ở quận Hai Bà Trưng được tiến hành rất tốt, tính đến năm 2004 toàn Quận đã đối chiếu được 83.034 tờ khai cấp sổ BHXH và đã cấp được 83.029 sổ BHXH (tăng 9,2% so với năm 2003). Hầu hết người tham gia đóng BHXH đều đã được cấp sổ, từ đó tạo tiền đề cho việc mở rộng quy mô người tham gia, vì đã tạo được niềm tin nơi người lao động. Nhờ vậy mà BHXH Quận có thể tác động tích cực đến việc họ hoàn thành nghĩa vụ nộp BHXH.
Một số khó khăn còn tồn tại.
Trong công tác thu BHXH.
Bên cạnh những dấu hiệu khả quan trong công tác thu thì hiện nay BHXH quận vẫn còn tồn tại một số vấn đề như : Một số doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đông công nhân, gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài không có khả năng đóng BHXH, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu BHXH.
Số đơn vị đóng chậm từ 2 đến 4 tháng thường chiếm khoảng 30% và thường xuyên có 20 đến 25 đơn vị nợ trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, một số đơn vị sản xuất kinh doanh tương đối ổn định nhưng cố ý nộp chậm để chiếm dụng vốn. Việc báo cáo tăng giảm và đối chiếu mức đóng của một số đơn vị chưa kịp thời. Nhiều chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cố tình không chịu đăng ký danh sách lao động thuộc diện phải đóng BHXH theo luật định hoặc là có đăng ký song chưa làm tốt công tác trích nộp BHXH, cố tình dây dưa, trây ỳ, khai báo sai về số lao động. Mặt khác, còn một số không nhỏ các đơn vị luôn chậm trễ trong việc đối chiếu kết quả thu cuối năm gây khó khăn không nhỏ cho việc quyết toán thu BHXH. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký trên địa bàn quận song không hoạt động, địa chỉ hay thay đổi, chưa tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người lao động.
Trong công tác chi BHXH.
Mặc dù BHXH quận đã thu được những thành tựu quan trọng trong quá trình đổi mới, nhưng công tác chi trả trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập. Vì vậy công tác chi trả gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng thu chi của quỹ BHXH, thậm chí trong một số trường hợp nó còn mất đi tính chất bảo đảm cho cuộc sống của người lao động. Điều đó thể hiện ở một số vấn đề :
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường kéo theo sự chuyển đổi cơ chế BHXH. Sự chuyển đổi này gây ra một số vường mắc trong việc giải quyết quyền lợi cho người lao động theo một số chính sách cũ và chính sách mới, giữa thời gian đóng bảo hiểm và thời gian hưởng BHXH.
Số người trong độ tuổi lao đông tăng nhanh nhưng số người tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 40% tổng số lao động trên địa bàn Quận. Phần lớn số người tham gia BHXH đều nằm trong diện bắt buộc. Các chủ sử dụng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm cách né tránh hoặc cố tình vi phạm luật lao động, ký hợp đồng ngắn hạn, thậm chí không ký hợp đồng lao động, hoặc khai báo mức lương thấp hơn mức thực tế hưởng nhằm đối phó.
Nhận thức của người lao động còn hạn chế, chưa thấy rõ được ý nghĩa của việc tham gia BHXH là lợi ích thiết thực, lâu dài giúp người lao động trong những lúc gặp khó khăn như : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, …
Với một địa bàn rộng lớn, số đơn vị đặt trên địa bàn lại rất đông, trong khi đó số cán bộ làm việc tại BHXH quận Hai Bà Trưng lại thiếu, chưa có trụ sở riêng, mỗi cán bộ phải làm phần việc cho 2- 3 người.
Nhiều đối tượng già cả, ốm đau không tự đi lĩnh tiền được, yêu cầu phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND phường, song giấy uỷ quyền chỉ có giá trị từ 3 đến 6 tháng còn gây rất nhiều khó khăn, phiền hà cho đối tượng.
Hiện tại có rất nhiều đối tượng ở thành phố lĩnh lương khi không còn ở nơi đăng ký ban đầu mà vì lý do nào đó chưa nhập được hộ khẩu do vậy công tác quản lý và chi trả còn khó khăn nhất là đối tượng người cao tuổi hưởng chế độ tuất.
Đánh giá chung.
BHXH quận Hai Bà Trưng qua 10 năm hình thành và phát triển đã xây dựng được hệ thống chính sách BHXH mới với hệ thống tiêu thức, tiêu chí được quy đinh cụ thể cho từng chế độ BHXH, tương đối phù hợp với mục đích, bản chất của BHXH và phù hợp với tư tưởng, nguyện vọng của người lao động. Hệ thống các chính sách giải quyết việc làm, chính sách ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội được thiết lập riêng tách khỏi chính sách BHXH, đã giảm bớt được sự quản lý, điều hành chồng chéo, đan xen, tạo điều kiện cho hệ thống BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ chính sách BHXH được thuận lợi. Việc chi trả trực tiếp của BHXH quận từ đó cũng được rõ ràng và bớt gánh nặng hơn, tạo điều kiện cho cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình tạo uy tín cho cơ quan BHXH quận.
Mặc dù thu được những thành tựu rất quan trọng trong quá trình đổi mới nhưng bên cạnh đó BHXH quận cũng còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Vì vậy mà công tác chi trả gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng thu chi của quỹ BHXH, và gây ảnh hưởng đến đối tượng tham gia BHXH.
Nguyên nhân của những thành tựu đạt được của BHXH quận Hai Bà Trưng trong thời gian qua:
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước cho nên các cấp uỷ Đảng hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này.
Nhà nước ngày càng hoàn thiện các văn bản pháp quy về chính sách BHXH.
Nhận thức của các chủ sử dụng lao động và người lao động về chính sách BHXH ngày càng được nâng cao.
Sự phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra về thực hiện chế độ BHXH giữa ngành lao động thương binh xã hội, BHXH và tổ chức công đoàn ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả.
Việc tuyên truyền về chính sách BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được trú trọng.
Bản thân ngành BHXH cũng luôn luôn đổi mới, hoàn thiện về tổ chức, về phương thức và phong cách phục vụ đối tượng tham gia.
Cán bộ BHXH luôn tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất và đạo đức, về năng lực chuyên môn, không ngừng vươn lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng cũng như của xã hội.
Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại của quận:
Do BHXH là một ngành mới được thành lập ở nước ta cho nên nhận thức của nhiều người chưa đầy đủ, còn lẫn lộn với ngành thương binh xã hội và với Bảo hiểm thương mại.
Một số chủ sử dụng lao động còn chây ỳ, trốn tránh trong việc trích nộp BHXH hoặc lạm dụng kẽ hở để lạm chi trợ cấp ốm đau thai sản (nhất là khu vực ngoài quốc doanh ).
Bản thân người lao động (nhất là lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh) nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ BHXH chưa đầy đủ, ngại va chạm nên không tự giác cũng như đòi hỏi chủ sử dụng lao động thực hiện các chế độ BHXH.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chưa có ngành hoặc cấp nào đứng ra quản lý, nên số lượng đơn vị thì rất nhiều nhưng địa chỉ không rõ ràng, do vậy không thể vận động đóng BHXH.
Mặc dù rất được quan tâm, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên đến nay BHXH quận vẫn chưa có trụ sở làm việc chính thức.
Thực trạng hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trưng.
Nội dung hoạt động hạch toán kế toán các chế độ BHXH tại BHXH quận Hai Bà Trưng.
Do BHXH Việt Nam là hoạt động sự nghiệp có thu, hệ thống BHXH Việt Nam được tổ chức thống nhất từ trung ương, tỉnh, Thành phố đến quận, huyện ; được hạch toán độc lập và hình thành nguồn quỹ tập trung. Như vậy, BHXH quận Hai Bà Trưng là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, không hạch toán độc lập về quỹ BHXH.
Hình thức kế toán áp dụng tại BHXH quận Hai Bà Trưng là hình thức "Chứng từ ghi sổ", nội dung và trình tự ghi sổ như sau :
Hàng ngày kế toán căn cứ vào Chứng từ kế toán đã kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ, sau đó căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán để lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ khi đã lập được chuyển cho phụ trách kế toán ký duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và cho số, ngày của Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ chỉ sau khi đã ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (lấy số và ngày) mới được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sau khi phản ánh tất cả Chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào Sổ Cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu kiểm tra, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập "Bảng cân đối tài khoản" và bảng "Tổng hợp tình hình tiếp nhận kinh phí và trợ cấp BHXH".
Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ ghi sổ, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên Sổ Cái của tài khoản đó. Các Bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ được trình bày theo sơ đồ số 03.
Báo cáo tài chính
Chứng từ kế toán
Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết tài khoản
Bảng cân đối tài khoản
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi hàng ngày
Sơ đồ 3 : Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ tại BHXH quận Hai Bà Trưng.
Sau đây là nội dung hoạt động chủ yếu của BHXH quận Hai Bà Trưng :
Hạch toán nguồn kinh phí cấp để chi BHXH.
Tài khoản sử dụng để hạch toán kinh phí ngân sách cấp để chi BHXH, được áp dụng theo chế độ kế toán BHXH Việt Nam hiện hành, là TK 464 : kinh phí ngân sách cấp để chi BHXH.
Tài khoản này phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí do Ngân sách cấp để chi BHXH.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 464 :
Bên nợ phản ánh :
Các khoản ghi giảm nguồn kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH.
Kết chuyển số chi BHXH cho các đối tượng do Ngân sách đảm bảo khi quyết toán được duyệt.
Bên có phản ánh :
Nhận được kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH cho các đối tượng do Ngân sách đảm bảo.
Số thu hồi trùng cấp chi sai cho đối tượng hưởng BHXH do NSNN đảm bảo các năm trước.
Số dư bên có : phản ánh nguồn kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH chưa được quyết toán.
Số dư bên nợ : phản ánh nguồn kinh phí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1255.doc