MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
1.1 – Vai trò và bản chất của nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại. 3
1.1.1 - Vai trò của nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 3
1.1.2 - Bản chất của hoạt động nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại. 3
1.1.3 – Các hình thức nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp. 4
1.2 – Các nội dung cơ bản trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp 7
1.2.1 - Nghiên cứu thị trường tìm khiếm nguồn hàng và đối tác cho hoạt động nhập khẩu: 7
1.2.2 - Xây dựng chiến lược, kế hoạch và lập phương án nhập khẩu. 9
1.2.3 - Triển khai thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu của doanh nghiệp. 10
1.2.4 - Kiểm soát và điều chỉnh hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 16
1.3 – Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 19
1.3.1 - Nhân tố khách quan. 19
1.3.2 - Nhân tố chủ quan. 22
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA EMJ TỪ 2005 – 2007 24
2.1 – Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí (EMJ). 24
2.1.1 - Giới thiệu chung về công ty: 24
2.1.2 - Tóm tắt quá trình phát triển : 24
2.1.3 - Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty : 26
2.1.4 - Chức năng, nhiệm vụ của công ty 27
2.1.5 - Cơ cấu tổ chức của Công ty 28
2.2 – Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 31
2.2.1 - Mặt hàng kinh doanh, thị trường và Đối thủ cạnh tranh: 31
2.2.2 - Đặc điểm về nhân sự của công ty 39
2.2.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí trong những năm gần đây: 40
2.3 – Tình hình nhập khẩu của EMJ từ 2005 - 2007 41
2.3.1 - Kim ngạch nhập khẩu. 41
2.3.2 - Mặt hàng nhập khẩu của công ty. 43
2.3.3 - Thị trường nhập khẩu của công ty. 44
2.3.4 - Hình thức nhập khẩu. 45
2.4 - Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của EMJ. 47
2.4.1 - Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường phục vụ hoạt động nhập khẩu của EMJ. 47
2.4.2 - Thực trạng công tác xây dựng chiến lược phục vụ nhập khẩu của EMJ. 48
2.4.3 -Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu của EMJ. 48
2.5 – Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu của EMJ. 51
2.5.1 - Mặt mạnh. 51
2.5.2 - Mặt yếu. 51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI EMJ 53
3.1 – Phương hướng nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010. 53
3.1.1 - Mục tiêu về kim ngạch nhập khẩu. 53
3.1.2 - Về thị trường nhập khẩu. 53
3.1.3 - Về mặt hàng nhập khẩu. 53
3.1.4 - Về phương thức bán hàng 54
3.1.5 - Chiến lược phát triển con người. 54
3.2 – Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu tại EMJ. 55
3.2.1 - Những giải pháp chủ yếu. 55
3.2.2 - Điều kiện thực hiện các giải pháp. 61
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập khẩu với những đối tác nước ngoài với những tập quán, văn hoá kinh doanh, luật pháp, hệ thống chính trị khác nhau, cùng với những phương thức giao dịch phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm buôn bán trên thị trưòng quốc tế. Các cán bộ quản lý phải có những quyết định sáng suốt , kịp thời những phương án kinh doanh hợp lý.
b. Uy tín của doanh nghiệp.
Trong kinh doanh hiện nay, đặc biệt là trong buôn bán quốc tế uy tín của doanh nghiệp là yếu tố khá quan trọng, là một nguồn lực vô hình mà không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng dễ dàng có được. Doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều thời gian để xây dựng uy tín, hình ảnh của mình. một doanh nghiệp có uy tín, được các doanh nghiệp khác tin tưởng, chú trọng sẽ dễ dàng hơn trong việc nhập khẩu, đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ không ngần ngại khi tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp đã nhập khẩu về. Đặc biệt, mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác, các khách hàng truyền thống có vai trò rất lớn. Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm nguồn hàng cũng như các khâu trong thực hiện hoạt động nhập khẩu.
c. Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ.
Điều này muốn nói đến loại mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu, nói đến khả năng maketing, đến thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Tìm được nhà cung cấp tốt, sản phẩm tốt nhưng hoạt động kinh doanh sẽ thất bại nếu doanh nghiệp không có khả năng bán những lô hàng đã nhận về. Doanh nghiệp dựa vào đặc điểm hàng mình nhập khẩu về mà có các chiến lược phù hợp. Bán đựơc nhiều hàng công ty mới thu hồi được vốn, tái đầu tư cho nhập khẩu, tiếp tục quá trình kinh doanh. Những doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ nội địa lớn, số vòng quay của vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn cũng cao hơn, và như thế đồng nghĩa với lợi nhuận cao hơn.
d. Nguồn lực tài chính.
Những hàng hoá nhập khẩu thường có giá trị lớn. Nếu nguồn vốn hạn chế, doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành hoạt động nhập khẩu những lô hàng có số lượng lớn, giá trị lớn. Đồng thời cũng không thể tự mình trực tiếp tiến hành nhập khẩu được.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA EMJ TỪ 2005 – 2007
2.1 – Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí (EMJ).
2.1.1 - Giới thiệu chung về công ty:
- Tên công ty:
Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và Cơ khí
- Tên giao dịch:
Electrical Material And Mechanical Group Joint Stock Company
- Tên viết tắt : EMJ
- Địa chỉ trụ sở chính : số 240 – 242 đường Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại : (84.4) 5112314, 8511918, 8513962, 8513024
- Fax : (84.4) 8512407, 8514315, 8516453
- Email : elmacoxk@hn.vnn.vn
- Wedsite : www.elmaco.com.vn
2.1.2 - Tóm tắt quá trình phát triển :
- Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí chính thức được thành lập từ năm 1971 theo quyết định số 820/VT-QĐ ngày 22/12/1971 của Bộ trưởng bộ Vật tư với tên gọi là Công ty Vật liệu điện, trực thuộc Tổng công ty hóa chất- vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
- Năm 1980, Công ty là thành viên liên hiệp cung ứng vật tư khu vực 1.
- Năm 1983 là thành viên liên hiệp xuất nhập khẩu vật tư.
- Năm 1985 thành lập lại theo quyết định số 423/VT-QĐ ngày 19/09/1985 của Bộ trưởng bộ vật tư với tên gọi Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
+. Thành lập các đơn vị hoạt động dịch vụ công nghiệp : Quầy thu đổi, sửa chữa động cơ điện, máy hàn điện, đội xây lắp đường dây và trạm biến áp, lắp đặt điện nội thất.
- Năm 1986 : thành lập xưởng lắp ráp các khí cụ và phụ kiện đơn giản.
- Năm 1987 : thành lập xưởng sản xuất vật liệu điện.
- Năm 1989 :
+ Chính thức sử dụng tên giao dịch thương mại ELMACO và biểu trưng ELMACO.
+ Thành lập xí nghiệp sản xuất vật liệu điện.
- Năm 1991,1992 :
+ Thành lập các xí nghiệp kinh doanh thương mại.
+ Thành lập các chi nhánh ELMACO tại các tỉnh, thành phố: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Đông Hà, Quy Nhơn, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
- Năm 1993:
+ Thành lập lại theo quyết định số 613/TM-TCCB ngày 28/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại..
+ Thành lập xí nghiệp sản xuất máy hàn điện.
+ Tách xí nghiệp sản xuất vật liệu điện thành xí nghiệp vật liệu điện và xí nghiệp sản xuất dây, cáp điện và dây điện từ.
- Năm 1994 : Trực thuộc Bộ Thương Mại theo quyết định số 1147/TM-TCCB ngày 16/09/1994 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
- Năm 1997:
+ Tổ chức lại các đơn vị kinh doanh thương mại và các chi nhánh.
+ Tổ chức lại Xí nghiệp sản xuất vật liệu điện và Xí nghiệp sản xuất máy hàn điện thành xí nghiệp sản xuất thiết bị điện.
+ Đổi tên Xí nghiệp dây, cáp điện và dây điện từ thành nhà máy dây và cáp điện.
- Ngày 19/09/2005: đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
+Số đăng ký : 0103009097
+ Tên đăng ký : Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí.
+ Vốn điều lệ : 30.512.000.000 (ba mươi tỷ năm trăm mươi hai triệu đồng
2.1.3 - Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty :
- Kinh doanh các mặt hàng : vật liệu điện (các vật tư thiết bị truyền dẫn điện, đóng ngắt điện, đo đếm điện, các loại vật liệu cách nhiệt, cách điện, các thiết bị và dụng cụ dùng điện), dụng cụ cơ khí, thiết bị và vật liệu hàn, các sản phẩm cao su, kim khí, kim loại đen, kim loại mầu, hóa chất, vật tư thiết bị và phụ tùng phục vụ sản xuất và vật phẩm tiêu dùng; kinh doanh nhà.
- Dịch vụ : Xây lắp, lắp đặt điện (đường dây và trạm đến 110 KV), xây dựng nhà, lắp đặt và trang trí nội thất, giao nhận, vận chuyển vật tư hàng hóa, cho thuê kho bãi, văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng, dịch vụ giữ xe ôtô, xe máy và sửa chữa thay thế phụ tùng, săm lốp; Tư vấn dự án, tư vấn thầu.
- Sản xuất và mua bán các loại cáp điện, dây điện, cáp viễn thông, vật tư thiết bị viễn thông, máy hàn, két bạc, quạt công nghiệp và các thiết bị cơ điện, bột và nước Bakelit, các sản phẩm chế tạo từ Bakelit, thức ăn cho gia súc, môi trường thủy hải sản, tinh bột sắn và các sản phâm từ bột sắn; cồn, rượu, phân vi sinh, nước khoáng.
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa Công ty kinh doanh.
2.1.4 - Chức năng, nhiệm vụ của công ty
a. Chức năng :
EMJ không phải là một doanh nghiệp thương mại thuần túy mà là một doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vừa hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Đặc điểm đó đòi hỏi EMJ phải thực hiện tốt các chức năng sau :
- Kinh doanh các loại vật tư, hành hóa thuộc ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
- Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng vật liệu điện, dụng cụ cơ khí và vật tư liên quan để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
- Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng vật liệu điện, dụng cụ cơ khí và các sản phẩm hàng hóa khác từ đơn đặt hàng gia công hoặc thông qua góp vốn liên doanh, liên kết.
- Nhận ủy thác xuất khẩu, làm đại lý, làm các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức sản xuất, gia công, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước.
b. Nhiệm vụ:
Tuân thủ các chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hoạt động kinh tế, hợp đồng ngoại thương đã ký kết.
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các kế hoạc sản xuất kinh doanh của Công ty theo qui định hiện hành.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn do nhà nước cấp cũng như nguồn vốn do các cổ đông đóng góp.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong nước và thế giới nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.
- Quản lý, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành.
2.1.5 - Cơ cấu tổ chức của Công ty
Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình kể từ khi cổ phần hoá EMJ đã thay đổi cơ cấu tổ chức bộ may của mình cho phù với chức năng và kinh doanh trong tình hình mới . Dưới đây là cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Sơ đồ 2.1.5: Cơ cấu tổ chức của EMJ
MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ (EMJ )
Trung tâm kinh doanh Vật liệu điện & DCCK (E1)
Trung tâm tư vấn ELMACO (E3)
Trung tâm kinh doanh vật tư tổng hợp (E2)
Cty TNHH 1 TV điện máy ELMACO
Cty TNHH 1TV VL
điện và DC cơ khí tại
TP Hồ Chí Minh
Cty TNHH 1 TV tinh
bột sắn ELMACO
Cty TNHH 1 TV nước khoáng Cúc phương
Cty TNHH 1 TV XNK ELMACO
Cty TNHH 1TV cơ điện ELMACO
Cty TNHH 1TV Dây và cáp điện ELMACO
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi Nhánh Đông Hà
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh thái nguyên
Chi nhánh Hà Nam
Đại Hội đồng Cổ đông
Hội đồng quản trị
P Kế hoạch tài chính
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
P. Tổ chức hành chính
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận được xác định như sau:
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
- Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý. Thường xuyên thong báo với HĐQT về kết quả hoạt động; tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, quyết định và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty,quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc: Ở EMJ theo điều lệ của công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc có một số chức năng nhiệm vụ sau : lập chương trình kế hoạch của Hội đồng quản trị, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý, trừ những chức danh do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Phó tổng giám đốc : là người giúp TGĐ điều hành một số hoạt động của Tổng công ty theo phân công của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của TGĐ.
- Phòng kế hoạch tài chính : có nhiệm vụ chi chép và theo dõi tình hình tài chính của Công ty, lập báo cáo tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin về tài chính cho Ban giám đốc. Thực hiện các kế hoạch chi trả trong nội bộ và bên ngoài Công ty về các khoản vay nợ cũng như thanh toán hợp đồng.
- Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lực lượng lao động, tuyển dụng, đào tạo cán bộ, giải quyết các chế động chính sách về tiền lương, Bảo hiểm xã hội cho người lao động, đồng thơi tổ chức các công tác thanh tra, kiểm tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các đơn thư khiếu nại và đề xuất biện pháp xử lý lên Ban giám đốc.
- Các trung tâm E1,E2,E3 có trách nhiệm giúp việc cho Ban giám đốc trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc. Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh lên Ban giám đốc.
- Hệ thống các Xí nghiệp kinh doanh, các nhà máy sản xuất và các chi nhánh của Công ty có trách nhiệm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo lệnh và các quyết định của giám đốc. Đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các phó giám độc.
2.2 – Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1 - Mặt hàng kinh doanh, thị trường và Đối thủ cạnh tranh:
a. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh:
Đến nay, EMJ kinh doanh trên 2000 mặt hàng với hàng chục vạn quy cách khác nhau. Những mặt hàng mà EMJ kinh doanh nằm trong nhóm thiết bị điện, vật liệu điện, dung cụ cơ khí, kim khí, hóa chất, cao su, khoáng sản .
Bảng 2.2.1a: Danh mục mặt hàng kinh doanh chính của EMJ:
Tên hàng
Loại hình
Cà phê hòa tan, cà phê bột, cà phê hạt
E
Tùng hương
E
Quặng kẽm
E
Quặng Cromite
E
Quặng Titan
E
Quặng Zirconi
E
Sơn tẩm cách điện
I, D
Than hoạt tính
E
Nhựa LDPE,LLDPE, HDPE, XLPE
I
Nhựa PP các loại
I
Nhựa PS các loại, nhựa ABS
I
Nhựa PVC các loại
I
Nhựa Polycarbonat
I
Nhựa UREA
I
Nhựa Phenolic
E
Cao su tự nhiên
I, D
Ống cao su dẫn nước, dẫn khí nén
I,D
Dây đai truyền động bằng cao su các loại
I
Băng tải cao su
I
Lốp ô tô các loại
I
Bột giấy các loại
I
Giấy Kraft các loại
I
Giấy cách điện các loại
I
Băng tải, dây đai bằng vật liệu
I
Quần áo may sẵn
E
Các loại đá mài, đá cắt
I, D
Sợi, dây, vải amiant
I, D
Nồi nấu đồng
I
Sợi, vải thủy tinh
I, D
Phôi thép
I
Dây thép làm lõi que hàn
I
Dây thép chịu lực cho dây điện trần
I
Thép lá kĩ thuật điện
I
Đồng thỏi
I
Đồng dây
I, M
Đồng tấm, lá các loại
I
Dây điện trần bằng đồng bện
M
Niken catot
I
Nhôm thỏi
I
Nhôm lá
I
Dây điện trần bằng nhôm bện
M
Kẽm thỏi
I
Dụng cụ cơ khí cầm tay các loại
I, D
Dụng cụ cắt gọt cho dụng cụ cầm tay
I, D
Dao và lưỡi cắt cho máy, dụng cụ cơ khí
I, D
Que hàn, đây hàn và các vật liệu hàn
I, D
Động cơ đốt trong chạy xăng
E
Động cơ đốt trong chạy bằng diesel
E
Bơm nước và tổ máy bơm nước chạy điện
I, D
Quạt chống nóng, quạt thông gió
M, D
Máy nén khí
I
Pa lăng, tời, kích các loại
I,D
Dụng cụ cầm tay hoạt động bằng áp lực
I, D
Vòng bi các loại
I
Động cơ điện các loại
I, D
Tổ máy phát điện các loại
I, E
Máy biến áp, biến dòng
I, D
Dụng cụ cơ điện cầm tay
I, D
Máy hàn điện, hàn phơi và phụ kiện
M, I, D
Tụ điện
I
Thiết bị chuyển mạch, bảo vệ, điều khiển, tiếp nối dùng cho lưới điện trung, cao thế
I, D
Thiết bị chuyển mạch, bảo vệ, điều khiển, tiếp nối dùng cho lưới điện hạ thế
I, D
Tủ, bảng điện các loại
I, D
Đèn và bóng đèn các loại
I, D
Các loại dây điện, cáp điện, cáp tàu thủy, cáp điều khiển, cáp hàn, cáp phòng nổ, cáp đồng trục, các loại dây điện từ
M, I, D
Các vật liệu cách điện
I, D
Dụng cụ đo lường cơ khí chính xác
I
Máy thử độ cứng, bền, nén, đàn hồi và các đặc tính cơ học của vật liệu
I, D
Dụng cụ đo nhiệt độ, áp suất, độ ẩm
I, D
Dụng cụ đo độ nhớt, âm lượng, ánh sáng
I, D
Công tơ điện
I, D
Các thiết bị đo đếm, thử nghiệm điện
I, D
Trong đó:
M: sản xuất
D: Phân phối ( Sản phẩm do các đơn vị trong nước sản xuất, hoặc một phần từ các đầu mối nhập khẩu khác )
E: xuất khẩu
I: Nhập khẩu ( bao hàm cả D )
Qua bảng trên ta thấy hàng nhập khẩu vẫn là nguồn hàng chính, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các mặt hàng kinh doanh của công ty. Những mặt hàng có kim nghạch nhập khẩu lớn là: Nhôm thỏi, kẽm thỏi, thép lá, cáp điện, giấy cách điện, que hàn.
Về xuất khẩu, hiện nay những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty bao gồm: Tùng hương, cao su, quặng sắt, quặng kẽm, cáp điện, quạt điện, chấn lưu điện tử, phụ tùng phục vụ cho các máy cơ khí hoạt động trong sản xuất nông nghiệp. Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được củng cố, cơ cấu và chung loại hàng hóa đa dạng hơn.Đồng thời EMJ cũng tập trung vào việc tổ chức sản xuất những mặt hàng mà mình có thế mạnh như: Dây cáp điện, Máy hàn điện, Đèn cao áp thủy ngân, Quạt chống nóng.
b. Thị trường của công ty:
EMJ là doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vừa hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, công ty thực hiện cả hai hoạt động là mua và bán. Hoạt động mua là quá trình tìm kiếm các nguồn đầu vào cho quá trình sản xuất hoặc đơn giản chỉ là hoạt động mua để bán. Hoạt động mua liên quan đến thị trường đầu vào của doanh nghiệp còn hoạt động bán liên quan đến thị trường đầu ra.
Thị trường đầu vào của công ty chủ yếu thông qua con đường nhập khẩu, hàng năm có đến hơn 60% hàng hóa được nhập khẩu trên tổng hàng hóa mà công ty có được. Trước năm 1989, khi điều kịên sản xuất chưa phát triển, nguồn cung cấp vật tư cơ bản cho EMJ chủ yếu là từ Liên Xô và các nước Đông Âu, từ năm 1993 trở lai đây công ty đã mở rộng quan hệ với các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Tây Âu…thông qua các tổng công ty lớn đã từng có quan hệ trực tiếp hoặc tìm kiếm đối tác từ các thị trường này. Đến nay thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Italia.
Nếu như thị trường đầu vào của công ty chủ yếu là thị trường ngoài nước thì thị trường tiêu thụ chính cuả công ty lại là thị trường trong nước. Cho đến nay,ngoài hệ thống các xí nghiệp, cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội được tăng cường và mở rộng, EMJ đã đứng vững và tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả ở các chi nhánh Thái Nguyên, Quảng Nam, Hải Phòng,Hà Nam, Đông Hà, Đà Nẵng
Bảng 2.2.1b: Tình hình thị trường tiêu thụ khu vực miền Bắc
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉtrọng (%)
Tổng doanh thu
161.492,92
100
201.461,321
100
1. Hà Nội
62.832,82
38,9
75.399,384
37,43
2. Bắc Giang
4.236,02
2,62
5.506,826
2,73
3. Quảng Ninh
12.116,50
7,5
14.418,635
7,16
4.Hải Phòng
15.242,00
9,44
19.816,60
9,84
5.Thái Nguyên
16.780,14
10,4
23.492,196
11,66
6.Nam Định
21.497,42
13,3
27.946,646
13,87
7.Vinh
18.400,00
13,4
21.896,00
10,87
8.Thanh Hóa
10.388,02
4,44
12.985,025
6,44
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty
Trong những năm gần đây công ty cũng đã chú trọng tới thị trường xuất khẩu và đã gặt hái được nhiều thành công. kim nghạch xuất khẩu tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty nhưng cũng đã góp phần quan trọng giải quyết vấn đề về ngoại tệ để chi trả cho bạn hàng nước ngoài, giảm thiểu phát sinh chênh lệch tỷ giá.
c. Môi trường kinh doanh của công ty:
+. Khách quan:
Hiện nay EMJ đang được kinh doanh trong môi trường của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh đó với việc nước ta hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và Thế giới như: gia nhập ASEAN,WTO…, gia nhập các diễn đàn kinh tế như: ASEM, APEC… đã tạo cho nền kinh tế của nước ta cởi mở và thông thoáng hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các danh nghiệp mà trong đó có EMJ. Sự thông thoáng của cơ chế chính sách giúp EMJ có nhiều điều kiện hơn trong việc lựa chọn thị trường, bên cạnh các thị trường truyền thống công ty còn được tiếp cận, thâm nhập và mở rộng thị trường mới, điều này giúp EMJ có nhiều bạn hàng hơn, từ đó giúp công ty đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh của mình, tăng doanh thu tài chính; quy mô và vị thế của doanh nghiệp cũng được nâng lên.
Tuy nhiên, mặt trái của sự thông thoáng về cơ chế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với EMJ cũng không nhỏ. Đó là thách thức từ các Đối thủ cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước. Khi nước ta đã gia nhập WTO, thị trường trong nước không còn là sân chơi riêng, được ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước; sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài sẽ tràn vào tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt nghành kinh doanh của EMJ là một trong những mặt hàng khó kinh doanh nhất Điều này đòi hỏi EMJ phải nỗ lực và không ngừng cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình để có thể đủ năng lực cạnh tranh và giành phần thắng trên thương trường. Bên cạnh đó EMJ đã từng vấp phải quá nhiều sự cạnh tranh không lành mạnh làm cho công ty phải thu hẹp thị phần hoặc gần như từ bỏ kinh doanh một số mặt hàng. Những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như: Làm hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn, thực hiện những hành vi gian lận thương mại như giảm giá và lượng hàng nhập khẩu để trốn thuế…là một thách thức không nhỏ đối với EMJ.
+. Chủ quan
► Thuận lợi:
Công ty đã có kinh nghiệm kinh doanh hơn 30 năm, đã tạo dựng cho mình hệ thống khách hàng và nguồn cung cấp hàng truyên thống, đến nay Công ty đang có quan hệ với gần 1000 khách hàng trong và ngoài nước; hiện nay công ty đang kinh doanh khoảng 300 mặt hàng chính, trong đó có nhiều nghành hàng mũi nhọn đã tạ dựng được chỗ đứng vững chắc trên thương trường, có nhiều mặt hàng đại lý chính thức cho các hãng nước ngoài; thương hiệu kinh doanh EMJ đã có uy tín trên thương trường cả trong và nước ngoài. Công ty có hệ thống chi nhánh, cửa hàng và các đại lý rộng khắp trong cả nước, có các nhà máy đang và sẽ hoạt động tốt, trong đó nhà máy sản xuất dây và cáp điện ELMACO năm 2001 đã được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO – 9002. Công ty có đội ngũ lao động có lý luận, có thực tiễn, có kinh nghiệm, gắn bó chặt chẽ với công ty và tâm huyết cho sự phát triển chung của Công ty.
► Khó khăn:
Tuổi lao động bình quân của nhân viên trong công ty cao, số đông kém năng động sáng tạo, năng suất lao động chưa cao, tâm lý trâu ỳ của thời kỳ doanh nghiệp nhà nước vẫn tác động đến suy nghĩ và hành động. Lực lượng lao động trẻ thiếu nhiều người giỏi, thiếu những người được đào tạo toàn diện, thiếu những người phấn đấu không biết mệt mỏi cho sự nghiệp của bản thân cũng như Công ty. Bên cạnh đó, là một doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phầ hóa nên Công ty phải tiếp tục xử lý một số tồn tại về tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
2.2.2 - Đặc điểm về nhân sự của công ty
Nhân tố con người đóng một vai trò quan trọng , nó là một trong những nguyên nhân có tính quyết định đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nhận thức được điều này EMJ luôn chú trọng đến khâu tuyển dụng, đào tạo,bố trí lao động phù hợp với công việc, tạo điêù kiện thuận lợi cho người lao động thăng tiến trong công việc.
Tính đến hết ngày 31/12/2007 tổng số lao động của Công ty là 627 người.
Bảng 2.2.2: Cơ cấu lao động của EMJ theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trên đại học
2
0.32
Đại học
210
33.50
Cao đẳng
127
20.26
Trung cấp
146
23.29
Lao động phổ thông
142
22.63
Tổng
627
100
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính EMJ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động của EMJ theo trình độ học vấn
22,63%
23,29%
20,26%
33,50%
0,32%
Trong đó lao động dài hạn là 494 người, lao động hợp đồng 133 người.Cũng tại thời điểm ngày 31/12/2007 thu nhập bình quân của lao động trong công ty là: 1.500.000đ.
Qua bảng 3 ta thấy số lao động có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất, đây là một lợi thế không nhỏ về nhân lực của EMJ.
2.2.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí trong những năm gần đây:
Trong những năm gần đây, với chiến lược đa dạng hóa kinh doanh, tăng cường mở rộng thị trường dựa trên mục tiêu thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng, bằng sự nỗ lực của tập thể lao động toàn Công ty nên trong những năm qua doanh thu của doanh nghiệp đều tăng.
Bảng 2.2.3 : Kết quả kinh doanh của EMJ trong những năm gần đây
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh thu
448.508,625
506.809,096
557.490,006
Chi phí giá vốn hàng bán
336.381,47
395,311,095
434.842,2
Chi phí bán hàng
22.425,431
25.340,454
29.024,3
Chi phí sản xuất
45.150.861
40.544,728
43.112,808
Chi phí QLDN
19.734,38
16.724,7
18.954,66
Lợi nhuận trướcthuế
25.116,483
28.888,119
31.556,038
Thuế thu nhập DN
7.032,615
8.088,673
8.835,691
Lợi nhuận sau thuế
18.083,868
20.799,446
22.720,347
(Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm )
Qua bảng 3, ta thấy tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty đêù tăng qua các năm. Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là: 13%, năm 2007 tăng so với năm 2006 xấp xỉ 10%. Lợi nhuận trước thuế của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 15,02%, năm 200 tăng so với năm 2006 là: 10,9%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động trong những năm của công ty trong những năm gần đây không ngừng tăng trưởng, nó phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty là “ phát triển EMJ thành tập đoàn sản xuất – thương mại – dịch vụ đa sở hữu ”.
Về chi phí, cùng với sự mở rộng quy mô kinh doanh kéo theo sự tăng lên về chi phí, tổng chi phí của năm 2006 tăng 12,88% so với năm 2005, Năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 10%.
2.3 – Tình hình nhập khẩu của EMJ từ 2005 - 2007
2.3.1 - Kim ngạch nhập khẩu.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhu cầu về năng lượng điện phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế, kéo theo đó là sự ra tăng của cầu về vật liệu điện. Tuy nhiên nghành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí là một trong những nghành hàng khó kinh doanh. Trên thị trường Việt Nam EMJ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên với truyền thống và kinh nghiệm kinh doanh nghành hàng này trên 30 năm, ngoài việc nâng cao khả năng sản xuất trong những năm qua EMJ cũng đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu các mặt hàng trong nghành hàng mình kinh doanh để nâng cao khă năng cạnh tranh của mình cũng như tìm kiếm lợi nhuận.
Bảng 2.3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của EMJ 2005 – 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Kim nghạch xuất khẩu
6.335
7.285,25
8.013,075
Kim nghạch nhập khẩu
300.912,5
338.526,56
324.985,5
Tổng kim nghạch XNK
307.24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí - Thực trạng và giải pháp.DOC