Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 3

1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty THNN máy xây dựng và thương mại Việt Nhật 3

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý 5

1.2 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 11

1.3 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 13

1.3.1 Nghiên cứu thị trường 13

1.3.2 Hoạt động lập kế hoạch nhập khẩu 15

1.3.3 Hoạt động giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu máy móc xây dựng 16

1.3.4 Hoạt động triển khai thực hiện kế hoạch 18

1.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIÊT NHẬT 23

1.4.1 Giá trị nhập khẩu của công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật giai đoạn 2007 - 2009 23

1.4.2 Thị trường nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT 25

1.4.3 Thị trường tiêu thụ máy móc, thiết bị của công ty Viet Nhat CMT 28

1.4.4 Sản phẩm nhập khẩu của công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật 29

1.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG 32

1.5.1 Ưu điểm 32

1.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 34

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 38

2.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 38

2.1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty đến năm 2015 38

2.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty 38

2.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 39

2.2.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị xây dựng 39

2.2.2 Hoàn thiện hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu 41

2.2.3 Tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng để đẩy mạnh đầu ra 43

2.2.4 Nâng cao chất lượng nhân lực 46

2.2.5 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả 48

2.2.6 Xây dựng thương hiệu cho công ty 49

2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN 51

2.3.1 Kiến nghị với nhà nước 51

2.3.2 Kiến nghị với các đơn vị 52

2.3.3 Kiến nghị với cơ quan hải quan 54

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bãi tại Gia Lâm-Hà Nội Khi hàng đến nơi, cắt cử người theo dõi quá trình dỡ hàng và nhận hàng từ người vận tải: Nhận và ký chấp nhận vào thông báo sẵn sàng hãng tàu chuyển bến à Xuất trình B/L gốc cho đại diện hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàngà Kiểm tra sơ bộ hầm tàu xem có vấn đề gì đặc biệt không à Cuối cùng tổ chức tiếp nhận bốc dỡ hàng và làm biên bản quyết toán nhận hàng với ta Trong hợp đồng Việt Nhật CMT luôn quy quy định rõ ràng về thời gian giao hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số chuyến để việc nhận hàng được dễ dàng Bên bán sẽ gửi cho Việt Nhật CMT : tên tàu, số và trọng lượng hàng, trị giá hóa đơn, số vân đơn, ngày tàu khởi hành và các thông tin khác có liên quan Công ty thường cắt cử nhân viên có trình độ am hiểu về máy móc và thiết bị xây dựng để kiểm tra cẩn thận số lượng chất lượng hàng nhập về xem có đúng với hợp đồng đã ký kết hay không và xem xét các tổn thất nếu có để tiến hành khiếu nại đòi bồi thường Khiếu nại và đòi bồi thường nếu có Một điều tối kỵ là xảy ra các tranh chấp khiếu nại do các sai lầm của hoạt động triển khai của công ty. 1.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIÊT NHẬT 1.4.1 Giá trị nhập khẩu của công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật giai đoạn 2007 - 2009 Có hai loại chính trong danh mục nhập khẩu của công ty là máy móc và phụ tùng, tuy phụ tùng chỉ chiếm một phần nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu nhưng nó đang tăng dần tỷ trọng qua các năm, và sắp trở thành một hạng mục kinh doanh chủ yếu, bởi năm 2005 công ty đã triển khai việc cung cấp thiết bị chính hãng OEM của các hãng nổi tiếng thế giới. Lấy được phụ tùng chính hãng là cách giảm chi phí và nâng cao chất lượng. Kim ngạch cụ thể của hai loại trên được thể hiện ở bảng sau Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT giai đoạn 2007 – 2009 Đơn vị: Triệu USD Năm 2007 2008 2009 Máy móc 6,122 7,339 8,925 -Máy xúc đào 1,759 2.110 2,569 -Máy ủi 0,741 0,710 1,081 -Máy san 1,141 1,353 1,664 -Xe lu 0,621 0,641 0,905 -Máy xúc lật 0,521 0,514 0,759 -Cần cẩu 0,407 0,431 0,594 -Máy khoan cọc nhồi 0,294 0,153 0,429 -Khác 0,638 1,427 0,924 Phụ tùng 0,757 0,930 1,135 -Phin lọc 0,212 0,310 0,318 -Thiết bị bám đất 0,146 0,202 0,219 -Thiết bị điện 0,065 0,069 0,097 -Chuyền động 0,142 0,143 0,213 -Bộ phận gầm xích 0,030 0,039 0,045 -Bơm thủy lực 0,062 0,074 0,093 -Bộ phận của Diezel 0,010 0,012 0,015 -Khác 0,090 0,081 0,135 Tổng giá trị nhập khẩu 6,879 8,269 10,06 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Bảng 3.1 cho thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 đạt 6,879 triệu USD, năm 2008 là 8,269 triệu USD tăng 20,21% so với năm 2007 và năm 2009 là 10,06 triệu USD tăng 21,66% so với năm 2008. Trong đó kim ngạch nhập khẩu máy móc luôn chiếm hơn 80% tổng kim ngạch nhập khẩu, nhưng tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu máy móc giảm dần qua các năm. Điều đó cho thấy công ty đang mở rộng nhập khẩu thêm các loại phụ tùng. Ngoài ra cũng có thể thấy được rằng cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của các loại máy móc, thết bị không thay đổi mấy qua 3 năm gần đây. Máy xúc đào, máy ủi, máy san là ba loại có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao so với các loại máy móc nhập khẩu khác, cao nhất là máy xúc đào đạt 1,759 triệu USD năm 2007, năm 2008 đạt 2,110 triệu USD, năm 2009 đạt 2,569 triệu USD chiếm tỷ trọng tương ứng là 28,73%, 28,52% và 28,78% tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc. Máy xúc đào và máy san là hai loại máy được ưa chuộng nhất, công ty nên có loại hàng này dự trữ trong kho bãi của mình để bán cho khách hàng có nhu cấu lấy ngay. Trong thiết bị thì phin lọc và thiết bị bám đất cũng được nhập khẩu nhiều nhất. Biểu hiện là hai loại phụ tùng này chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu phụ tùng và có giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng qua các năm. Cụ thể, phin lọc nhập khẩu năm 2007 là 0,212 triệu USD, năm 2008 là 0,259 triệu USD tăng 22,17% so với 2007, năm 2009 là 0,318 triệu USD tăng 22,78% so với 2008; chiếm tỷ trọng tương ứng là 36,87%, 33,33%, 28,02% tổng kim ngạch nhập khẩu phụ tùng. 1.4.2 Thị trường nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT Đúng như chính tên của mình Việt Nhật CMT chủ yếu giao dịch đối tác với bạn hàng Nhật Bản. Nhưng nền kinh tế Mỹ lại là nước đúng đầu thế giới về loại máy này, và Trung Quốc hiện đang là nền kinh tế phát triển mạnh, nên công ty còn nhập khẩu của cả Mỹ và Trung Quốc và Singapore…. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa máy xây dựng và phu tùng, phụ tùng công ty nhập chủ yếu từ bên Trung Quốc chứ ít nhập từ Nhật Bản Bảng 4.1: Kim ngạch nhập khẩu tính theo thị trường của công ty Viêt Nhật CMT giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: Triệu USD Tên nước nhập khẩu Giá trị nhập khẩu 2007 2008 2009 Nhật Bản 5,303 6,252 7,514 Trung Quốc 1,167 1,405 1,710 Singapore 0,312 0,413 0,603 Nước khác 0,0 0,199 0,233 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty từ các thị trường đều tăng qua 3 năm. Năm 2008, đứng đầu về tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu là thị trường các nước khác, tăng 105,15% so với 2007. Tiếp theo là thị trường Singapore tăng 30,37%, thị trường Trung Quốc tăng 20,39% và cuối cùng là thị trường Nhật Bản tăng 17,9% so với 2007. Nhưng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu là thị trường Nhật Bản, đạt 6,252 triệu USD tăng 17,9% so với 2007 và thấp nhất là thị trường nước khác đạt 0,199 triệu USD. Năm 2009, thị trường đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch lớn nhất là thị trường Singapore, tăng 60,00% so với 2008. Theo sau là thị trường Trung quốc tăng trưởng 21,71%, thị trường Nhật Bản tăng 20,19% và thị trường khác tăng 17,08%. Giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt cao nhất vẫn là thị trường Nhật Bản 7,514 triệu USD, thấp dần thị trường Trung Quốc là 1,710 triệu USD, thị trường Singapore là 0,603 triệu USD và thấp nhất là thị trường các nước khác 0,233 triệu USD. Công ty có nhiều nhà cung cấp nhưng hàng công ty nhập hàng của 2 hãng Sumitomo và Yanmar là chủ yếu. Nếu chia theo số lượng máy nhập theo nhà cung cấp ta có thể chia máy nhập của công ty theo các hãng như sau Hình 1.1: Cơ cấu máy nhập khẩu theo hãng sản xuất của công ty Việt Nhật CMT năm 2009 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Nhìn trên biểu đồ ta thấy công ty nhập đến 60% máy của Sumitomo, điều này cũng dễ hiểu do Việt Nhật CMT là đại lý độc quyền cho Sumitomo nên khi nhập máy của Sumitomo công ty được rất nhiều sự hỗ trợ về kỹ thuật và vốn cũng như các chính sách khuyến mại. Một bạn hàng hữu hảo nữa của công ty phải kể đến đó la Yanmar số lượng máy nhập cũng lên tới 30% tổng số máy đã nhập trong thời gian qua. Các nhà cung cấp của công ty đều là các bạn hàng lâu năm nên sức ép từ nhà cung cấp đến công ty khá mờ nhạt. Nhưng để phục vụ cho các chiến lược phát triển trong tương lai công ty vẫn tiếp xúc và nhập khẩu máy móc của các nước khác như Italia, Hàn Quốc và Singapore nó chiếm khoảng 10% số lượng hàng nhập về. Để nắm thế chủ động hơn và không bị nhà cung cấp gây sức ép thì công ty phải mở rộng thêm các mối hàng mình khác. Phải tổ chức tìm kiếm thông tin của các thị trường khác nữa. 1.4.3 Thị trường tiêu thụ máy móc, thiết bị của công ty Viet Nhat CMT Là nhà đại lý phân phối nên thị trường của Viet Nhat CMT chủ yếu là thị trường trong nước. Công ty luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về máy móc xây dựng và các phụ tùng cho bất cứ khách hàng nào trên 64 tỉnh thành phố một cách nhanh nhất với chất lượng cao. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn có thị trường Lào, Campuchia, Mông Cổ, sắp tới trong tương lai gần là thị trường các nước Châu Phi. Với thị trường tiêu thụ không lớn nhưng cường độ cạnh tranh của các công ty đối thủ cạnh tranh cũng tương đối lớn nên công ty phải luôn đáp ứng các hợp dồng một cách nhanh chóng chính xác và chất lượng tốt nhất là sự lựa chọn của các khách hàng. Thị trường miền bắc chiếm khoảng 70% các hợp đồng đặt hàng, miền nam chiếm khoảng 20% số lượng hợp đồng, còn lại là thị trường miền trung. Miền Nam một thị trường khá tiềm năng và rộng lớn nhưng phần trăm lượng hợp đồng chiếm thì không lớn. Đây cũng là vấn đề mà công ty quan tâm, xem xét thấy khả năng cạnh tranh của công ty ở thị trường này là không cao do công ty vẫn chưa có trụ sở đại diện giao dịch trong đó.Vì vậy công ty đang xúc tiến hoàn tất công việc để có thể xây dựng một trụ sở giao dịch cho công ty ở trong Thành Phố Hồ Chí Minh để có thể khai thác tốt hơn thị trường này. Với các sản phẩm chính hãng được nhập là một lợi thế cho công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng có nhu cầu. Bạn hàng trong nước: khu khai thác than Quảng Ninh, tập đoàn công nghiệp và các công ty các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy điện, xi măng… 1.4.4 Sản phẩm nhập khẩu của công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật Sản phẩm chính mà công ty cung cấp cho thị trường là các máy xây dựng và các phụ tùng khác. Là nhà nhập khẩu công ty nhập các máy móc thiết bị và phụ tùng của nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới khác nhau bán trên thị trường Việt Nam nên ta có thể tạm chia sản phẩm mà công ty nhập như sau: Máy xây dựng của hãng Sumitomo( Nhật Bản) Chế tạo, sản xuất máy xây dựng là một lĩnh vực kinh doanh hết sức thành công của Sumitomo - một trong những tập đoàn hùng mạnh và lâu đời bậc nhất tại Nhật Bản. Chỉ được sản xuất tại thành phố Chiba, Nhật Bản và toàn bộ quá trình thiết kế, sản xuất, phân phối được kiểm soát vô cùng chặt chẽ, máy xây dựng mang thương hiệu Sumitomo ngày càng nổi tiếng trên toàn cầu bởi chất lượng, sự hoàn hảo và độ tin cậy. Là đại lý độc quyền của Sumitomo tại Việt Nam, công ty không chỉ cung cấp đến khách hàng tất cả các loại máy xúc đào thủy lực có trọng lượng từ 7 đến 80 tấn mà còn cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo trì, tư vấn kỹ thuật và cung cấp phụ tùng chính hãng cho toàn bộ các sản phẩm này. Hai sản phẩm hay được nhập nhất Máy xúc đào Việt Nhật CMT có thể cung cấp tất cả các chủng loại của máy xúc đào thủy lực Sumitomo như sau Loại Trọng lượng( tấn) Dung tích gầu(m3) Công suất(kw) Nhỏ 12-17 0,25-0,7 70-90 Trung bình 20-35 0,5-2,2 110-200 Lớn 45-80 1,6-5,0 250-400 Bán kính quay toa nhỏ nhất 7-24 0,1-1,1 40-100 Máy rải bê tông atfan Công ty có thể cung cấp máy rải thảm nhãn hiệu Sumitomo có chiều rộng lớp rải từ 2,3 đến 6,0 m. Máy xây dựng của hãng Yanmar (Nhật Bản) Yanmar không phải là một thương hiệu quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Với gần 100 năm kinh nghiệm từ ngày sản xuất những chiếc động cơ diesel đầu tiên, ngày nay, động cơ, máy phát điện, máy thủy, máy xây dựng, máy nông nghiệp và rất nhiều sản phẩm khác nữa của Yanmar đang được cả thế giới tin dùng và ưa chuộng. Công ty rất tự hào là đại lý được Yanmar chỉ định tại Việt Nam phân phối và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì, tư vấn kỹ thuật và cung cấp phụ tùng chính hãng cho các sản phẩm máy xây dựng công suất nhỏ ( bao gồm xúc đào, xúc lật và máy xúc đào - xúc lật mini) Máy xúc đào mini Viet Nhat CMT có thể cung cấp các loại máy xúc đào Mini có trọng lượng dưới 7 tấn, dung tích gầu từ 0,02 đến 0,15 m3 và công suất từ 7 đến 40 kw. Máy xúc lật mini Công ty cung cấp các loại máy xúc lật Mini có trọng lượng từ 1 đến 3,5 tấn, dung tích gầu từ 0,15 đến 0,5 m3, công suất động cơ từ 12 đến 40 kw. Máy xúc đào – xúc lật Cung cấp các loại máy xúc lật Mini có trọng lượng đến 3,5 tấn, công suất động cơ từ đến 27 kw. Phụ tùng máy xây dựng Một trong những quan tâm hàng đầu của tất cả các quý khách hàng khi mua các sản phẩm máy xây dựng là phụ tùng thay thế cho các máy móc và thiết bị đó. Chúng tôi mang đến một giải pháp toàn diện cho quý khách bằng việc cam kết cung cấp các phụ tùng chính hãng cho máy Sumitomo và Yanmar cũng như các phụ tùng OEM cho các loại máy mang thương hiệu khác như CAT, Komatsu, Hitachi, Kobelco, Volvo... đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý nhất. Luôn luôn lựa chọn kỹ lưỡng các nhà cung cấp thực sự có uy tín từ những nước công nghiệp hàng đầu: ITM, Verco, ETP (Italia), PE (Nhật Bản), Donaldson (Mỹ), CF, Toungmung (Hàn Quốc)... ngày càng đa dạng về chủng loại sản phẩm, không ngừng cải tiến phương thức quản lý và phân phối sản phẩm đến tận tay người sử dụng, chắc chắn quý khách sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi Phụ tùng chính hãng Là nhà phân phối độc quyền và đại lý bán hàng Máy xúc đào thủy lực Sumitomo và máy xây dựng Yanmar tại Việt nam, Viêt Nhật CMT cam kết sẽ cung cấp tất cả các loại phụ tùng chính hãng Sumitomo và Yanmar. Sử dụng phụ tùng chính hãng để đảm bảo máy móc và thiết bị luôn vận hành với hiệu quả cao nhất. Phụ tùng OEM Có rất nhiều nhà sản xuất phụ tùng nổi tiếng trên thế giới (ITM, Donaldson, TPI…) là các nhà cung cấp cho các hãng sản xuất máy xây dựng như Komatsu, Caterpillar, Hitachi, Kobelco, Volvo… Công ty có thể cung cấp sản phẩm - phụ tùng OEM và After market của các nhà sản xuất phụ tùng này cho quý khách. Nhờ hoạt động lưu kho, phân phối và giao dịch được phối hợp chặt chẽ, công ty có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Máy xây dựng đã qua sử dụng Các loại máy được Việt Nhật CMT nhập khẩu trực tiếp bởi các đối tác hết sức tin cậy từ Nhật Bản, Hoa Kỳ với chủng loại vô cùng đa dạng, các thiết bị đã qua sử dụng của chúng tôi sẽ là sự lựa chọn thích hợp với các khả năng tài chính khác nhau của quý khách hàng. Công ty có thể cung cấp tất cả các chủng loại máy xây dựng đã qua sử dụng: Máy xúc đào, máy xúc lật, máy ủi, máy khoan, cần cẩu, xe lu, máy rải thảm bê tông atfan... với chất lượng và giá cả phù hợp. Dâu mỡ cho các thiết bị máy móc Công ty nhập các loại dầu mỡ của các hãng nổi tiếng với chất lượng cao đảm bảo cho máy móc hoạt động với năng suất cao. 1.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG 1.5.1 Ưu điểm + Kinh doanh hoạt động tốt Nhìn vào bảng doanh thu, và lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng mạnh qua các năm là cơ hội tốt để công ty mở rộng quy mô trở thành công ty lón, quy mô lớn để đủ sức thu hút và đáp ứng các đơn đặt hàng của nhà nước. Chính vì kết quả hoạt động kinh doanh tốt như vậy nên các ngân hàng và tổ chức tín dụng mới tin tưởng cho vay các khoản vốn đột xuất nhiều. Và cũng nhờ đó mà SUMITOMO đã tin cậy lựa chọn làm đại lý hoa hồng độc quyền tại Việt Nam một vinh dự và yếu tố sức mạnh trong công cuộc cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế và sẽ có một loạt các doanh nghiệp nước ngoaì sắp vào Việt Nam đầu tư + Nắm bắt và vận dụng tốt các yếu tố truyền thông tin liên lạc hiện đại vào hoạt động kinh doanh Hiếm có doanh nghiệp tư nhân nào quy mô nhỏ có được các trang thiết bị thông tin liên lạc tốt như Việt Nhật CMT: Mỗi nhân viên đều được sở hữu một máy vi tính chất lượng cao nối mạng có Webcam và Chatvoice. một máy điện thoại bàn với số riêng nội bộ, một không gian làm việc riêng, máy Fax, photocopy chất lượng dùng chung cho công ty. Một mô hình ứng dụng thương mại điện tử ở mức thấp ở công ty : mọi công tác giao dịch được thực hiện qua mạng Điện tử, thanh toán “Chuyển tiền bằng điện”, giao dịch với ngân hàng, chào hàng, ngã giá, tìm khách hàng, thông báo kế hoạch kinh doanh… + Đang là đại lý độc quyền cho một thương hiệu mạnh của Nhật Bản được hỗ trợ về tài chính rất nhiều, công ty không phải mất công tìm hiểu nghiên cứu thị trường đối tác nữa, cũng không bị áp lực về thanh toán hay tồn đọng hàng nếu lấy hàng của thương hiệu SUMIMOTO. Đây quả thực là một hình thức thông minh để cạnh tranh lại các hãng máy nước ngoài trong thời gian tới, một màu sắc ấn tượng cho thương hiệu mà công ty đang gầy công xây dựng. Nhu cầu máy mới không còn khan hiếm như trước kia, bởi sự thay đổi trong tư duy khách hàng muốn có máy mới và tốt để đảm bảo chất lương công trình và việc hạn chế nhập khẩu những máy móc cũ ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường, rác thải công nghiệp + Chủ yếu làm việc với các đối tác Nhật Bản, thiết lập mối quan hệ tốt với họ, là đối tác được đánh giá cao trong hoạt động kinh doanh. Người Nhật bản nổi tiếng là trọng chữ tín và chất lượng trong kinh doanh,chọn họ làm bạn hàng thì không có quá nhiều để lo lắng: Vừa qua trong quan hệ chính trị., nước ta và Nhật đã tiến thêm một bước nữa trong quan hệ, tóm lại có thể nói họ là nước rất có thiện chí trong quan hệ với nước ta, thông cảm và giúp đỡ Việt Nam nhiều + Mặt hàng kinh doanh được nhà nước khuyến khích nhập khẩu Không nằm trong hạng mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu mà còn ngược lại máy móc thiết bị xây dựng mà công ty nhập khẩu được coi là giúp đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Góp phần vào phân công lao động quốc tế, giải quyết vệc làm nên thuế nhập khẩu bị đánh bằng Không, ít bị hải quan kiểm tra quá gắt gao + Trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại và Việt Nam vừa mới gia nhập WTO nên hoạt động này càng được gạt bỏ bớt rào cản, được hỗ trợ nhiều mặt của nhà nước giúp doanh nghiệp Việt Nam nói chung hội nhập và doanh nghiệp Việt Nhật CMT nói riêng hội nhập. + Văn hóa công ty Việt Nhật CMT. Một nét văn hoá đăc biệt trong công ty là sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở phân công chuyên môn hoá từng khâu, từng công việc, giai đoạn trách nhiệm cho từng người. Cũng chính nhờ một phần cách bố trí bàn làm việc của các nhân viên bằng những khoang gỗ, đảm bảo riêng tư và dễ dàng trao đổi ý kiến rút gọn khoảng cách đi lại. Giám đốc tiện quản lý nhân viên, đúc thốc họ làm việc. Giống như một gia đình công việc, các thành viên luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành công việc chung. Ai có công việc người nấy, mức lương bổng xứng đáng nên không có hiện tượng thiếu hợp tác trong nội bộ công ty xảy ra. 1.5.2 Hạn chế và nguyên nhân + Quy mô nhỏ và các khó khăn về vốn: Doanh thu không lớn, lợi nhuận thuần không lớn, tri giá tài sản, số lượng các công nhân viên trong công ty, số năm tồn tại chính thức mới được gần 7 năm. Vậy quy mô nhỏ này giống như : “ Lưới nhỏ đánh cá nhỏ, lưới lớn bắt cá to” chính vì vậy nên công ty cũng chỉ đảm đương và có được những cơ hội xứng với quy mô của mình. Do thông thường khi mua mặt hàng của công ty, khách hàng cũng có các cân nhắc lựa chọn tìm hiểu rất kỹ, họ dễ lưa chọn một công ty bề thế hơn là công ty nhỏ bé. Quy mô nhỏ này là một hạn chế rất lớn, các nhân viên luôn làm phải làm việc quá tải để đáp ứng công việc. Vì quy mô nhỏ mà đành ngậm ngùi nhìn cơ hội lớn đi qua, do không đủ trình độ quy mô vốn để làm được yêu cầu quá cao của khách hàng. Vì quy mô nhỏ nên dễ bị yếu thế trên bàn đàm phán, phải chịu theo kẻ mạnh hơn. Trên thực tế công ty đã không ngừng hoàn thiện , phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao để có thể làm chủ sản phẩm và kỹ thuật của các thiết bị hiện đại để từ đó có thể làm tốt cai trò tư vấn, cung ứng sản phẩm dịch vụ toàn diện nhất cho khách hàng. Để làm tốt công việc đòi hỏi nhân viên nắm tốt các kỹ năng ngoại thương, không chỉ một bộ phận mà phải là tất cả các bộ phận cùng cố gắng, phối hợp với nhau bởi đây là hoạt động có nhiều giai đoạn mắt xích phải đồng bộ và làm việc theo nhóm. + Ít khi giành được quyền thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa: Vì giá trị hợp đồng không nhỏ lại thường xuyên thì ký kết hợp dồng bằng điều kiện CIF cảng đến, sẽ chịu mức phí tổn bảo hiểm và vận tải khá cao, thụ động trong nhận hàng phải phụ thuộc vào bên xuất khẩu thuê tàu, còn có thể gặp khó khăn trong khiếu nại đòi bồi thường tổn thất nếu xảy ra. Mất đi khoản tiền hoa hồng của người vận chuyển và người bảo hiểm dành cho khách hàng của họ + Văn phòng giao dịch khá xa so với kho bãi: Nhìn lên trên bản đồ Hà Nội thấy văn phòng làm việc giao dịch ở khu Thanh Xuân – Láng hạ còn khu kho bãi thì ở tận đường quốc lộ 5. Nguyễn Văn Linh – Gia Lâm, hai nơi ở hai đầu Hà Nội. Khoảng cách xa như vậy là một khó khăn đi lại cho nhân viên xuất nhập khẩu xuống kho bãi xem hàng giao dịch và về văn phòng, hoặc cho lãnh đạo có thể thực hiện tốt công việc quản lý quản trị nhân viên của mình ở cả hai nơi. + Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp thương mại Mới xuất hiện tại Việt Nam 3 năm, dưới cái tên Việt Nhật CMT nên chưa tạo dựng được thương hiệu, nhưng mỗi khách hàng đã qua sử dụng sản phẩm của công ty đều chung một cảm nhận “ Uy tín” từ cung cách phục vụ và sản phẩm của công ty. Nhật Bản là một thương hiệu lớn, nên máy móc, phụ tùng của họ cũng đã mang uy tín thương hiệu. Song đó chỉ là uy tín của sản phẩm nhưng công ty Việt Nhật chưa thực sự tạo dựng được thương hiệu cho công ty của mình Bản thân thương hiệu Sumitomo là một trong 4 tập đoàn lớn nhất tại Nhật Bản, được công nhận là thương hiệu mạnh có uy tín. Đã khẳng định được thương hiệu tại thị trường Châu Âu và Mỹ Latinh nhưng mới xuất hiện tại Viêt Nam trong 3, 4 năm gần đây. Vậy hiện tại thương hiệu Việt Nhật CMT còn chưa mạnh mà cần có hẳn một chiến lược xây dựng thương hiệu cho công ty. Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh đắc lực và nhất thiết phải có cho công ty nếu muốn tồn tại, cạnh tranh, vươn lên trong thời kỳ hội nhập như hiện nay + Khó khăn chung hiện nay, cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam Cơ hội mở của thị trường nhập khẩu do WTO mang lại, đi kèm với thách thức chỉ trong một vài năm gần đây thôi công ty sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh của các công ty từ chính quốc sang đầu tư tại Việt Nam. Với các lợi thế bán máy chính gốc, không qua trung gian nhập khẩu mà từ họ mang trực tiếp về Việt Nam, hiển nhiên một phép lập luận đơn giản sẽ thấy họ thu hút hết các khách hàng trong nước với giá thấp và mác nước ngoài vì người Việt vốn hay sính ngoại. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật được thành lập năm 2003 với chức năng chính là buôn bán máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ các ngành giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, kiểm định đo lường. Sau bảy năm hoạt động, công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các thương hiệu nổi tiếng; đặc biệt trở thành đại lý độc quyền cho một thương hiệu mạnh của Nhật Bản; doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh qua các năm. Tuy đã đạt những kết quả như vậy nhưng quy mô của công ty vẫn còn nhỏ và có những khó khăn nhất đinh về vốn. Qua phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu ở trên đã khái quát tình hình hoạt động xuất khẩu máy móc, thiết bị của công ty trong thời gian qua. Đánh giá được những thành tựu và khó khăn tồn tại của hoạt động này từ đây doanh nghiệp có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu, trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong 10 năm tới. CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 2.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 2.1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty đến năm 2015 + Mục tiêu tăng trưởng nhanh: phải luôn cao hơn mức bình quân toàn ngành. + Có vị thế cạnh tranh lớn hơn: Vượt qua đối thủ tư nhân như Trường Thành và Đông Á….. hiện đang là các đối thủ trong cũng lĩnh vực, trở thành cái tên ưu tiên trong danh mục các lựa chọn hãng để lấy hàng của khách hàng. Không còn bị yếu thế về khả năng cung cấp nguồn hàng so với các doanh nghiệp nhà nước + Tạo dựng thương hiệu Việt Nhât CMT trở thành một thương hiệu có tiếng tăm uy tín không chỉ trong nội ngành cung cấp máy móc và thiết bị xây dựng mà còn phấn đấu trở thành thương hiệu mạnh của thành phố Hà Nội. + Trở thành nhà phân phối độc quyền cho hãng mãy Sumitomo và thương thảo để trở thành đại lý phân phối cấp hai cho KOMATSU ( một thương hiệu bán chạy hiện nay) tại Việt Nam 2.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty Đây là những thành quả, những kỳ vọng mà công ty mong muốn sẽ đạt được trong 3 năm tới Mục tiêu chiến lược của công ty xoay quanh ba điều sau: lợi nhuận, an toàn và vị thế cạnh tranh: đầu tiên phải đảm bảo kinh doanh có lãi, lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước, đảm bảo đời sống công nhân viên. Tích cực tìm kiếm khách hàng tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ ở trong nước mà còn sang các thị trường kém phát triên khác như: Lào, Campuchia, hay khu vực Châu Phi… Vị thế cạnh tranh hiện đang là mục tiêu lớn, bởi có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này, cùng cung cấp một loại sản phẩm là máy xây dựng, cần củng cố vị thế đang có, tăng cường hơn nữa. Khi sản phẩm không có nhiều sự khác biệt thì cần tạo dựng thương hiệu và cung cấp dịch vụ trước sau khi bán hàng sẽ là sức mạnh cạnh tranh tạo dựng vị thế cho doanh nghiệp. 2.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 2.2.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị xây dựng Hiện tại công ty đang gặp phải khó khăn lớn là có nhiều đối thủ cạnh tranh, họ cạnh tranh nhau để giành khách hàng, nắm bắt được các thị trường mới, nhu cầu mới, nhanh chân đến trước,và đơn đặt hàng thuộc về họ.Công ty cần phải nhanh hơn trong việc nghiên cứu thị trường. Khi kinh doanh nhập khẩu cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường máy móc xây dựng.Bao gồm Thông tin về hàng hóa Trước hết phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về những mặt hàng định kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31597.doc
Tài liệu liên quan