Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Máy và Phụ tùng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MÁY VÀ PHỤ TÙNG. 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 3

1.2 Cơ cấu tổ chức 4

1.2.1 Bộ phận quản lý: 4

1.2.2 Bộ phận kinh doanh: 5

1.2.3 Các đơn vị hạch toán: 5

1.3 Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty. 7

1.3.1 Chức năng: 8

1.3.2 Nhiệm vụ chính: 8

1.3.3 Ngành nghề kinh doanh: 8

1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật. 12

PHẦN II- THỰC TRẠNG VỀ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY VÀ PHỤ TÙNG 14

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 14

2.1.1 Nhân tố chủ quan. 14

2.1.2 Nhân tố khách quan. 15

2.2 Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị 18

2.2.1 Điều tra nghiên cứu thị trường. 18

2.2.2 Lựa chọn đối tác. 19

2.2.3 Đàm phán ký kết hợp đồng. 19

2.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng. 20

2.2.5 Tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu. 23

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty những năm gần đây 23

2.3.1 Kết quả nhập khẩu tổng quát. 23

2.3.2 Theo kim ngạch nhập khẩu 26

2.3.3 Theo cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. 26

2.3.4 Theo thị trường nhập khẩu. 27

2.3.5 Theo hình thức nhập khẩu mà Công ty thực hiện. 29

2.3.6 Kết quả nhập khẩu máy móc thiết bị. 30

2.4 Chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty. 36

2.4.1 Quan niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. 36

2.4.2 Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động nhập khẩu tổng hợp. 37

2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động kinh doanh nhập khẩu. 39

2.2.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động. 41

2.5 Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty 43

2.5.1 Những mặt đã đạt được trong quá trình nhập khẩu. 43

2.5.2. Những tồn tại chủ yếu. 45

2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại 46

PHẦN III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY VÀ PHỤ TÙNG 49

3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty trong những năm tới 49

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty 50

3.2.1 Tăng cường khả năng sử dụng vốn 50

3.2.2. Tăng cường khai thác thị tường tiêu thụ hàng nhập khẩu 52

3.2.3 Đa dạng hóa hình thức nhập khẩu. 53

3.2.4 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. 54

3.2.5 Hoàn thiện bộ máy quản lý tổ chức tốt nguồn nhân lực. 55

3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước. 57

KẾT LUẬN 59

Danh mục tài liệu tham khảo: 60

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5264 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Máy và Phụ tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi thanh toán phải thực hiện đúng như trong hợp đồng ghi. Khiếu nạo và xử lý khiếu nại (nếu có): khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hành phát hiện ra hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ hay hư hỏng thì chủ hàng cần phải làm thủ tục khiếu nại ngay. Bên ngập khẩu cần phải viết đơn khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại trong thời hạn qui định, kèm theo chứng cứ về tổn thất. Tùy theo mức độ tổn thất mà có cách giải quyết khác nhau, 2 bên có thể tự thỏa thuận giải quyết khiếu nại nếu không thống nhất thì làm đơn gửi đến trọng tài kinh tế giải quyết. Tổ chức hợp đồng nhập khẩu là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố. Nó bao gồm nhiều nghiệp vụ, nhiều giai đoạn khác nhau nhưng phải được tiến hành theo trình theo trình tự nhất định. Công ty Máy và phụ tùng đã thực hiện tốt khâu này nên hiệu quả nhập khẩu đã tăng lên đáng kể do tiết kiệm được thời gian, chi phí. Để thực hiện tốt hơn nữa khâu này Công ty cần phải nâng cao trình độ của cán bộ, thiết lập được mối quan hệ tốt với các cơ quan như: ngân hàng, hải quan, cơ quan vận chuyển… 2.2.5 Tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu. Sau khi nhập hàng về, Công ty Máy và phụ tùng đã tổ chức tiêu thụ hàng, hoặc giao hàng cho các đơn vị đặt hàng ngay tránh để hàng tồn kho lâu làm tăng chi phí của công ty. Mặt khác tổ chức tốt tiêu thụ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sản xuất. Nhận thức được điều này Công ty đã thực hiện rất tốt khâu tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả nhập khẩu cho Công ty. 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty những năm gần đây 2.3.1 Kết quả nhập khẩu tổng quát. Quá trình hoạt động của công ty giai đoạn hiện nay đã phải trải qua không ít khó khăn do cả những yếu tố khách quan và chủ quan mang lại. Vào tháng 1-2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với đó là lộ trình giảm thuế một số mặt hàng theo cam kết. Đó là lúc mà người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn hàng hóa hơn cũng như chất lượng cao hơn từ nước ngoài. Tuy nhiên đó cũng là lúc mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như công ty Máy và Phụ tùng đối mặt với rất nhiều khó khăn, đó là khó khăn về vốn, về nguồn nhân lực quản lý, về trình độ công nghệ…Công ty đã gặp một số khó khăn nhất định, bởi lẽ lĩnh vực nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những biến động của thị trường, của các chính sách pháp luật của nhà nước. Đặc biệt, năm 2008 là một năm mà nền kinh tế chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Việt nam cũng không tránh khỏi những tác động đó, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như công ty Máy và Phụ tùng thì các ảnh hưởng đó lại càng mạnh mẽ và rõ rệt. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên là uy tín lâu năm trên thị trường của công ty nên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có những nét khả quan. Cụ thế, trong những năm gần đây, công ty đã có được những kết quả như sau: Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2004- 2008 ( Đơn vị: Triệu VNĐ ) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 so sánh 05/04 so sánh 06/05 so sánh 07/06 so sánh 08/07 chênh lệch tăng trưởng(%) chênh lệch tăng trưởng (%) chênh lệch tăng trưởng (%) chênh lệch tăng trưởng (%) Tổng doanh thu 420245 492234 570785 730453 855550 71989 17.13 78551 15.958 159668 27.973 125097 17.126 Tổng chi phí 378392 443300 513350 645425 758535 64908 17.15 70050 15.802 132075 25.728 113110 17.525 Lợi nhuận 41853 48934 57435 85028 97015 7081 16.92 8501 17.372 27593 48.042 11987 14.098 Nộp NSNN 25387 26458 30671 37451 40523 1071 4.219 4213 15.923 6780 22.106 3072 8.2027 Thu nhập BQ 2 2.3 2.6 3.1 3.4 0.3 15 0.3 13.043 0.5 19.231 0.3 9.6774 Nguồn: báo cáo tài chính các năm từ 2004 tới 2008 2.3.2 Theo kim ngạch nhập khẩu Biểu đồ 2.1: kim ngạch nhập khẩu qua các năm. Nguồn: Báo cáo tổng hợp- Phòng kinh doanh tổng hợp Qua biểu đồ trên ta thấy được, hoạt động nhập khẩu là hoạt động mang thế mạnh của công ty. Qua các năm, tổng kim ngạch càng tăng, mặc dù năm 2008 là năm nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nghiêm trọng và nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nặng đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như công ty Máy và Phụ tùng, nhưng năm qua hoạt động nhập khẩu vẫn tăng 4,4% so với năm 2007. Đây là sự ghi nhận cho sự cố gắng nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. Các mặt hàng chủ yếu của công ty vẫn là : máy xây dựng, khai khoáng; phương tiện bốc dỡ; phôi thép, sắt thép các loại; nguyên vật liêu; săm lốp ô tô… 2.3.3 Theo cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. Kinh doanh nhập khẩu là hoạt động thế mạnh chủ lực của công ty từ giai đoạn TCT Máy và Phụ tùng, gồm có nhập khẩu kinh doanh trực tiếp và nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị trong nước và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Mặt hàng chủ yếu của Công ty gồm : - Máy khai khoáng xây dựng. - Máy công cụ. - Phương tiện bốc dỡ. - Thiết bị thí nghiệm. - Phôi thép, sắt thép các loại - Dây chuyền thiết bị toàn bộ. - Nguyên vật liệu cho sản xuất. - Săm lốp ô tô. - Dây điện tử. - Vòng bi. - Phụ tùng ô tô. - Ô tô, xe máy. 2.3.4 Theo thị trường nhập khẩu. Trong hoạt động nhập khẩu thì thị trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tham gia, vậy việc nắm bắt thị trường là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Hiểu được điều này Công ty đã chú trọng đặc biệt đến việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, nhưng nhìn chung so với thị trường xuất khẩu thì thị trường nhập khẩu của Công ty rộng hơn, với các loại mặt hàng nhập khẩu đa dạng hơn. Công ty Máy và phụ tùng là một trong những Công ty được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, nhưng cũng giống như hầu hết các Công ty khác ở nước ta hiện nay, thì hoạt động nhập khẩu diễn ra thường xuyên và có ưu thế hơn hoạt động xuất khẩu, chiếm khoảng 80- 90% doanh thu của toàn Công ty, chính vì thế các thị trường mà Công ty nhập khẩu thường là những thị trường đã có quan hệ từ rất lâu. Công ty lựa chọn những mặt hàng có uy tín chất lượng cao và giá cả phù hợp để nhập khẩu thỏa mãn nhu cầu trong nước. Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty trong 5 năm gần đây. Đơn vị: 1000 USD Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Thị trường Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nga- Đông Âu 4699.6 23.15 5176.6 20.96 7770.5 19.92 8398 19.44 7618.1 16.89 Châu Á- TBD 4958.9 24.43 6023.7 24.39 8768.9 22.48 8723.7 20.19 10056 22.3 Châu Âu 4962.8 24.45 6104.4 24.71 9846.3 25.25 11370 26.32 12383 27.46 Thị Trường khác 5678.7 27.97 7395.3 29.94 12614 32.34 14708 34.05 15043 33.35 Tổng giá trị 20300 100 24700 100 39000 100 43200 100 45100 100 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004- 2008 Công ty thường xuyên nhập khẩu từ thị trường Nga và Đông Âu những sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng và giao thông vận tải như các loại máy cắt, máy khoan, phương tiện bốc dỡ,…Nhưng tất nhiên Công ty cũng không thể tránh khỏi một số khó khăn, do biến động giá và cạnh tranh của thị trường nhập khẩu cũng như thị trường trong nước nên có vẻ tiêu thụ cũng khó khăn hơn,thể hiện trong những năm trở lại đây, tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường này liên tục giảm, năm 2004 tỷ lệ này là 23,15% nhưng tới năm 2008 chỉ còn 16,89%. Điều này là do các mặt hàng từ thị trường này không còn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước nữa. Thị trường Châu Á- Thái Bình Dương: Thị trường này bao gồm nhiều thị trường khác nhau trong đó mà Công ty lựa chọn để nhập khẩu, nhưng hai thị trường mà Công ty chú ý nhiều nhất vẫn là thị trường Trung Quốc và thị trường Nhật Bản vì hàng hóa khi nhập khẩu ở hai thị trường này thì có rất nhiều chủng loại, chất lượng tốt nên tiêu thụ tốt ở trong nước. Chính vì thế nên tỷ lệ khu vực này luôn ổn định từ 22-24%, trong năm 2008 đã tăng lên 22,3% so với năm 2007 là 20,19% đạt tổng giá trị 10,056 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng điện tử gia dụng phục vụ cho chính nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thị trường Châu Âu( EU): Đây là một trong những thị trường tiềm năng cho việc nhập khẩu các loại hàng hóa có chất lượng tốt, như máy móc thiết bị, phụ tùng… phục vụ cho yêu cầu sản xuất và công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế mà giá trị các đơn hàng này là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong những năm lại đây tỷ lệ này tiếp tục tăng và luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 27,46%, đạt tổng giá trị 12,383% tăng so với năm 2007 là 26,32%. Thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Canada, Braxin… tuy tỷ trọng so với tổng kim ngạch nhập khẩu không lớn như các thị trường Nga- Đông Âu, thị trường Châu Á,… Nhưng cơ cấu doanh thu thì tăng đều và khá ổn định. 2.3.5 Theo hình thức nhập khẩu mà Công ty thực hiện. Hình thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty la nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Hai hình thức mua bán máy móc, thiết bị này được tiến hành bởi các doanh nghiệp có giấy phép kinh daonh nhập khẩu máy móc, thiết bị sử dụng với các ưu điểm tạo hiệu quả kinh doanh trong việc tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, do không phải qua trung gian mua bán, đồng thời nhà nhập khẩu còn nhận biết được năng lực tài chính, kinh nghiệm qua giao dịch trực tiếp với người cung ứng. Bảng 2.3: Các hình thức nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2004- 2008 Hình thức NK 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị Giá trị % Giá trị % Giá trị % NK trực tiếp 10072.6 49.62 11845.75 48 17950.83 46.03 19157.28 44.3 17563.3 38.9 NK ủy thác 10227.4 50.38 12854.25 52 21049.17 53.97 24042.75 55.7 27536.7 61.1 Tổng giá trị 20300 100 24700 100 39000 100 43200.03 100 45100 100 (Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp) Qua bảng phân tích ta thấy xu hướng nhập khẩu ủy thác tăng lên so với nhập khẩu trực tiếp, năm 2004 tỷ lệ này khá cân bằng khi nhập khẩu trực tiếp là 49,62% còn nhập khẩu ủy thác là 50,38%. Nhưng tới năm 2008 tỷ lệ này là 38,9% và 61,1%, điều này cho thấy công ty có mối quan hệ rất tốt với những bạn hàng trong nước, uy tín của công ty tăng lên nên nhân được nhiều đơn hàng ủy thác và từ đó tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, hình thức nhập khẩu trực tiếp lại đang có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ hoạt động tự tiêu thụ, bán hàng trong nước của công ty chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. 2.3.6 Kết quả nhập khẩu máy móc thiết bị. Kinh doanh nhập khẩu là hoạt động thế mạnh, chủ lực của Công ty. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty bao gồm: - Máy khai khoáng - Máy công cụ - Phương tiện bốc dỡ - Dây chuyền thiết bị toàn bộ - Các loại phụ tùngTình hình nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Máy và phụ tùng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Tình hình nhập khẩu máy và phụ tùng. ( Đơn vị tính : nghìn USD) Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Máy khai khoáng 252 5.04 409.5 6.50 1104 9.20 1965 9.50 3069 9.51 Máy công cụ 213 4.26 346.5 5.50 804 6.70 1363 6.60 2167 6.72 Phương tiện bốc dỡ 370 7.40 492 7.80 1392 11.60 3276 15.80 7944 24.64 Dây truyền thiết bị toàn bộ 184 3.70 252 4.00 696 5.80 1132 5.50 2080 6.43 Các loại phụ tùng 3981 79.60 4800 76.20 8000 66.70 13000 62.60 16981 52.72 Tổng 5000 100 6300 100 11996 100 20736 100 32241 100 Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp Từ bảng trên cho thấy các loại phụ tùng: săm lốp ô tô, dây điện tử, vòng bi, phụ tùng ôtô, xe máy chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu, giá trị nhập khẩu các loại phụ tùng luôn tăng qua các năm. Năm 2004 đạt 3981 nghìn USD thì năm 2005 là 4800 nghìn USD, năm 2006 đạt 8000 nghìn USD, năm 2007 đạt1300 nghìn USD, năm 2008 đạt 16981 nghìn USD. Gía trị nhập khẩu các loại phụ tùng luôn tăng theo các năm nhưng tỷ trọng trong tổng giá trị nhập khẩu lại có xu hướng giảm từ 79,6% năm 2004 xuống 52,7% năm 2008. Tỷ trọng giảm thể hiện doanh nghiệp đã thực hiện đa dạng hóa trong kinh doanh nhập khẩu. Đặc biệt năm 2008, tỷ trọng giảm 9,9% so với năm 2007 cho thấy có sự điều chỉnh lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty Máy và phụ tùng, các mặt hàng máy móc trên thị trường có nhu cầu ngày càng tăng. Biểu đồ 2.2: giá trị nhập khẩu các loại phụ tùng. Phương tiện bốc dỡ, phương tiện vận tải: Gíá trị nhập khẩu luôn tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty Máy và phụ tùng, do nhu cầu ngày càng cao về phương tiện vận tải trong nước làm cho giá trịn nhập khẩu phương tiện vận tải luôn tăng và ổn định. Nhất là năm 2008 giá trị nhập khẩu đạt 7944 nghìn USD tăng 4668 nghìn USD so với năm 2007 tương ứng với 142,5%. Trong năm 2008 công ty ký kết được nhiều hợp đồng nhập khẩu với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên Công ty chưa đáp ứng hết nhu cầu trong nước, Công ty cần có những biện pháp để khai thác tối đa nguồn lực của Công ty đáp ứng nhu cầu ngày tăng của thị trường trong nước. Biểu đồ 2.3: giá trị nhập khẩu phương tiện bốc dỡ Máy khai khoáng gồm: máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp thủy lợi, máy móc khai khoáng, xây dựng, làm đường. Công ty máy và phụ tùng chủ yếu nhập khẩu máy khai khoáng theo đơn đặt hàng Bộ giao và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhìn chung giá trị nhập khẩu máy khai khoáng của công ty luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Biểu đồ2.4: giá trị nhập khẩu máy khai khoáng Dây chuyền thiết bị phục vụ chế biến nông lâm hải sản, công nghiệp nhẹ, dệt, in, hóa chất, phân bón…đây là mặt hàng nhập khẩu mà thị trường trong nước thường xuyên có nhu cầu, giá trị nhập khẩu dây chuyền thiết bị toàn bộ ngày càng tăng cao nhất là năm 2008 đạt 2080 nghìn USD. Nhập khẩu dây chuyền thiết bị toàn bộ đang được Công ty máy và phụ tùng quan tâm do yêu cầu đổi mới công nghệ thay đổi dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để cạnh tranh với các đối thủ do đó nhu cầu về dây chuyền thiết bị toàn bộ tăng lên nhanh chóng. Tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho Công ty máy và phụ tùng. Biểu đồ2.5: giá trị nhập khẩu dây chuyền thiết bị toàn bộ Máy công cụ: giá trị nhập khẩu cũng tăng qua các năm thể hiện ở sơ đồ sau Biểu đồ 2.6: Giá trị nhập khẩu máy công cụ 2.4 Chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty. 2.4.1 Quan niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cảu quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh với chi phí ít nhất. Nó không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quả lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong kinh tế, hiệu quả là mục tiêu, không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu thường xuyên, xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh nhập khẩu thong qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chi tiêu kết quả đạt được và các chỉ tiêu phản ánh các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Xét về góc độ xã hội thì nhập khẩu chỉ thực sự đạt được khi kết quả thu được từ hoạt động nhập khẩu cao hơn so với kết quả đạt được khi tiến hành sản xuất những mặt hàng đó trong nước. Nghĩa là nó góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước phải góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chung và đảm bao cho lợi ích của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Như vậy, xem xét hiệu quả kinh doanh nhập khẩu phải xem xét tổng thể vì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh doanh nói chung về mức độ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế và xã hội. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp có quan hệ đến toàn bộ các yêu tố của quá trình kinh doanh nhập khẩu, và doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bàn của quá trình kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả 2.4.2 Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động nhập khẩu tổng hợp. Bảng 2.5: Kết quả hoạt động nhập khẩu từ năm 2004- 2008 Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng doanh thu (DT) 420245 492234 570785 730453 855550 DT Nhập Khẩu (DTNK) 312384.5 383192.5 448558.5 591483.5 735828 Tổng chi phí NK (CPNK) 288769 351801 419013 547821 685624.5 Lợi nhuận từ NK (LNNK) 23615.5 31391.5 29545.5 43662.5 50203.5 Hiệu quả NK (DT/CP) 1.0817 1.0892 1.0705 1.0797 1.0732 LNNK/CPNK(%) 8.18 8.92 7.05 7.97 7.32 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004-2008 Biểu đồ 2.7: Tỷ suất doanh thu trên chi phí nhập khẩu của công ty từ năm 2004-2008 Như vậy, chúng ta có thể thấy được, xét về mặt tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty chính là doanh thu nhập khẩu, nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động nhập khẩu. Theo bảng 2.5 ta thấy được, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua luôn đảm bảo kinh doanh có lãi, lợi nhuận qua các năm có sự tăng trưởng đều, duy có năm 2006 có giảm đi so với năm 2005 khoảng 1.846 trđ. Nhưng đến năm 2007 lại tăng trở lại, đạt 43.662,5 trđ và tiếp tục tăng tới 50.203,5 trđ vào năm 2008. Qua đó, ta có thể thấy được xét về mặt tuyệt đối thì trong những năm qua công ty kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả. Nếu xét về mặt tuyệt đối thì chúng ta chưa tính đến chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu, đối với hoạt động nhập khẩu thì đây là một lượng chi phí rất lớn nên khi đánh giá hiệu quả nhập khẩu chúng ta phải xem xét tỷ lệ: doanh thu nhập khẩu / Tổng chi phí nhập khẩu. Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ lệ là luôn lớn hơn 1, có nghĩa là doanh thu nhập khẩu luôn luôn lớn hơn tổng chi phí bỏ ra hay nói cách khác công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên hiệu quả này là rất thấp, ta thấy tỷ lệ này rất thấp chỉ dao động từ 1,07 tới 1,09. Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ này tăng giảm không ổn định, cao nhất chỉ là 1,0892 năm 2005, tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm nhanh vào năm 2006 còn 1.0705. Sau đó, tỷ lệ này đã được tăng lên năm 2007 là 1,0797 nhưng tới năm 2008 thì tiếp tục giảm, năm 2008 tỷ lệ này là 1.0732, có nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thu được 1,0732 đơn vị doanh thu. Nguyên nhân chính là sự tăng lên của các chi phí hoạt động NK như tăng lên phí vận chuyển, thanh toán lãi ngân hàng…cho nên doanh thu qua các năm tăng lên nhưng hiệu quả lại không đạt được như ý muốn. Vì thế, công ty muốn kinh doanh hiệu quả thì phải nỗ lực tìm ra các biện pháp giảm chi phí trong các khâu kinh doanh NK. 2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động kinh doanh nhập khẩu. Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động kinh doanh nhập khẩu từ năm 2004 – 2008. Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Vốn kinh doanh NK 553662 594231 391000 331920 454284 Vốn lưu động NK 413400 438296 240440 249020 354776 Doanh thu NK( DT) 312384.5 383192.5 448558.5 591483.5 735828 Lợi nhuận NK (LN) 23615.5 31391.5 29545.5 43662.5 50203.5 LN/ VLĐ (%) 5.71 7.16 12.29 17.53 14.15 LN/ VKD NK(%) 4.26 5.28 7.55 13.15 11.05 Vòng quay VLĐ NK 0.76 0.87 1.86 2.37 2.07 Nguồn: Công ty máy và phụ tùng. Biểu đồ 2.8: Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động kinh doanh nhập khẩu của công ty từ năm 2004-2008 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi vốn lưu đông kinh doanh NK được tính theo công thức: Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động= Lợi nhuận NK/ vốn lưu động NK. Đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì vốn lưu động đóng vai trò hết sức quan trọng. Cho nên khi xem xét hiệu quả hoạt động nhập khẩu chúng ta phải tính đền chỉ tiêu này. Nhìn vào biểu đồ trên ta thây, chỉ tiêu này khá cao và có sự tăng nhanh trong những năm trước đây. Cụ thể, năm 2006 là 7,55% tăng lên 13,15% trong năm 2007. Mặc dù vậy, tốc độ tăng nhanh này không được duy trì cho tới năm 2008 đã giảm xuống còn 11,05%. Đây là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn câu, làm lợi nhuận của công ty giảm đi trong khi đó vốn lưu động thì vẫn phải đầu tư nhiều hơn. Mặc dù trong năm 2008 đã giảm so với năm 2007 nhưng 11,05% vẫn là một mức khá cao, nghĩa là cứ 100đ vốn lưu động thì tạo ra 11,05đ lợi nhuận. Qua đó ta thấy được sự tiến bộ trong việc sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian qua. Để có được thành quả này, công ty đã rất nỗ lực bổ sung các khoản vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh được tiến hành theo đúng kế hoạch đã ra. Một chỉ tiêu nữa, đó là vòng quay vốn cố đinh, trong những năm gần đây cũng tăng lên đều. Đây là chỉ tiêu phán ánh một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh nhập khẩu, được tính bằng công thức: Doanh thu thuần/ vốn lưu động NK. Năm 2004 ,số vòng quay là 0,76 thì tới năm 2007 ( năm cao nhất) là 2,37 cao gấp 3 lần năm 2004, tới năm 2008 giảm đi một chút còn 2,07. Điều này cho thấy, tính hình sử dụng vốn lưu động ngày càng có hiệu quả cao hơn. Vòng quay của nó càng được rút ngằn trong mọt kỳ kinh doanh. 2.4.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động. Một chỉ tiêu không thể không xét đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đó là hiệu quả công tác sử dụng lao động. Đây là chỉ tiêu phán ánh mức đóng góp của mỗi lao động cho lợi nhuận của công ty. Được tính theo công thức: Lợi nhuận NK/ Số lao động.Mức đóng góp càng cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả lao động và cho thấy hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Bảng 2.7. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 DT Nhập Khẩu (DTNK) 312384.5 383192.5 448558.5 591483.5 735828 Lợi nhuận từ NK (LNNK) 312034.5 382818.5 448152.5 591064.5 735403 Số lao động 350 374 406 419 425 LN/ LĐ 891.527 1023.58 1103.82 1410.65 1730.36 Nguồn: Công ty Máy và Phụ tùng. Biểu đồ 2.9: Tỷ suất sinh lợi của lao động từ năm 2004-2008 Qua bảng chỉ tiêu và biểu đồ ta có thể thấy được, hiệu quả sử dụng lao động của công ty có xu hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2004, mức đóng góp của một nhân viên trong công ty chơ lợi nhuận là 891.527 tr VNĐ nhưng tới năm 2008 là 1730.36 Tr VNĐ, tức tăng lên gấp đôi. Đây là một bước tiến mạnh trong việc sử dụng lao động, điều này cũng chứng tỏ, những nhân viên trong công ty có sự hoạt động hiệu quả hơn. Hàng năm, quy mô của công ty được mở rộng cùng với đó là số lượng lao động cũng tăng lên. Nhưng số lượng tăng lên khá ít, mỗi năm tăng khoảng 20-25 người nhưng chất lượng của họ lại được nâng cao cả về chuyên môn và nghiệp vụ nên mức đóng góp của mỗi công nhân tăng lên rõ rêt. Đây là kết quả của quá trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và quá trình tuyển dụng nhân viên được quan tâm hơn, khắt khe hơn nên công ty chon được nhưng người thật sự có năng lực. Cùng với đó là sự quản lý hiệu quả hơn của bộ máy quản lý và sự áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin giúp các nhân viên nâng cao năng suất lao động. Điều any đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay. 2.5 Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty 2.5.1 Những mặt đã đạt được trong quá trình nhập khẩu. Trong những năm gần đây nhìn chung hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty đã được cải thiện đáng kể, dẫn đến kết quả đáng được ghi nhận. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty luôn có xu hướng tăng đều qua các năm, và vượt mức kế hoạch mà ban lãnh đạo Công ty đã đề ra. Chủng loại hàng hóa kinh doanh của Công ty ổn định và luôn được chú tâm thay đổi sao cho phù hợp với thị trường, đáp ứng được yêu cầu của đường lối chính sách Nhà nước. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay việc mở rộng hợp tác quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới đã có thêm nhiều cơ hội trong việc phát triển thị trường nhập khẩu và mở rộng mặt hàng nhập khẩu. Sự gia nhập vào các tổ chức kinh tế, chính trị trên thế giới như ASEAN, APEC, hay mới đây nữa là việc gia nhập của Việt Nam vào WTO một tổ chức thương mại toàn cầu, đã tạo những điều kiện tích cực trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Công ty khi tham gia trực tiếp vào lĩnh vực này. Điều đó tạo được cho doanh nghiệp tính chủ động trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Trong thời gian qua Công ty đã nhập khẩu được những mặt hàng đáp ứng tốt về chất lượng, mẫu mã đối với các bạn hàng trong nước. Tạo sự tin cậy cho người sử dụng, hơn nữa Công ty cũng rất chú trọng tăng cường các mối quan hệ với khách hàng, luôn nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22066.doc
Tài liệu liên quan