MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK TÂN THỊNH 5
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh 5
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 6
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 7
1.4. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty 11
1.4.1. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty 11
1.4.2. Vốn và tài sản của công ty 12
1.4.3. Lực lượng lao động của công ty 12
1.4.4. Đặc điểm về khách hàng và bạn hàng 14
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK TÂN THỊNH 15
2.1. Giới thiệu về sản phẩm rượu nhập khẩu của công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh 15
2.1.1. Các dòng rượu đặc trưng trên thế giới 15
2.1.2. Giới thiệu các sản phẩm rượu nhập khẩu của công ty Tân Thịnh 17
2.2. Quy trình nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh 19
2.2.1. Nghiên cứu thị trường 19
2.2.2. Lập kế hoạch nhập khẩu 21
2.2.3. Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu 22
2.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 23
2.3. Kết quả hoạt động nhập khẩu rượu của công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh 24
2.3.1. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 24
2.3.2. Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường 26
2.3.3. Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 28
2.3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu 29
2.3.5. Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước 30
2.3.6. Kết quả tiêu thụ theo thị trường 32
2.3.7. Phương thức tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của công ty 33
2.3.8. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu 34
2.4. Đánh giá về tình hình nhập khẩu rượu của công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh 36
2.4.1. Những thành tựu đạt được 36
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế 38
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 39
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK TÂN THỊNH 41
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 41
3.1.1. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 41
3.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty 42
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh. 42
3.2.1. Giải pháp về phía công ty 42
3.2.1.1. Giải pháp về tạo nguồn hàng nhập khẩu 42
3.2.1.2. Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu 44
3.2.1.3. Quản lý và tiết kiệm chi phí trong kinh doanh 46
3.2.1.4. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh 47
3.2.1.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nhập khẩu 48
3.2.1.6. Xây dựng chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm 51
3.2.1.7. Đạo tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên 53
3.2.2. Những giải pháp về phía nhà nước 54
3.2.2.1. Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế 54
3.2.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu 55
3.2.3.3. Tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu 56
3.2.2.4. Nhà nước nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu 56
3.2.2.5. Nhà nước nên tổ chức thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu rượu tại Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Tân Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập khẩu (USD)
Mức tăng giảm so với năm trước
Giá trị (USD)
Tỷ lệ (%)
2005
82353
-
-
2006
105882
23529
28,57
2007
133529
27647
26,11
2008
164705
31176
23,34
2009
188235
23530
14,29
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Từ bảng trên có thể thấy kim ngạch nhập khẩu rượu của công ty không ngừng gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trung bình trung khoảng 23%/năm, cụ thể năm 2006 kim ngạch nhập khẩu tăng 28,57% so với năm 2005, năm 2007 tăng 26,11% so với năm 2006, năm 2008 tăng 23,34% so với năm 2007. Riêng trong năm 2009 tốc độ tăng trong kim ngạch nhập khẩu rượu giảm hơn so với những năm trước đó điều này là do năm 2009 nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, giá hàng hóa giảm do đó mặc dù lượng hàng hóa nhập khẩu của công ty có tăng nhưng kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng nhẹ hơn so với những năm trước đó, năm 2009 kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng 14.29% so với năm 2008
Nguyên nhân của sự tăng trưởng trong nhập khẩu trước hết là do sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường mới cùng với những kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm và có những đối tác uy tín cung cấp rượu cho công ty đã làm cho khối lượng nhập khẩu của công ty ngày càng tăng, bên cạnh đó việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO buộc Việt Nam phải thực hiện việc cắt giảm thuế nhập khẩu làm cho thuế nhập khẩu rượu giảm từ 80% xuống còn 65% điều này cũng góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu rượu của công ty thời gian qua.
Việc gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu tại công ty thời gian qua là một động lực rất lớn để công ty tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển chung của đất nước.
Biểu 2.1: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng trong nhập khẩu của công ty
Tân Thịnh
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rõ xu hướng gia tăng nhập khẩu rượu của công ty thời gian qua, trong vòng 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của công ty đã tăng lên gấp đôi (từ 82353USD năm 2005 lên 188235USD năm 2009) điều này là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của công ty.
Hàng năm công ty sẽ dựa trên số liệu về sự tăng trưởng tiêu thụ trong nước, xu hướng phát triển của thị trường trong nước và quốc tế và sự tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu để đề ra kế hoạch nhập khẩu hàng hóa phù hợp trong năm tiếp theo.
2.3.2. Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường
Trong quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh luôn cố gắng nghiên cứu tìm ra những thị trường nơi cung cấp nguồn đầu vào cho công ty. Hoạt động này tương đối khó và phức tạp vì thông tin thu thập được rất hạn chế, tuy nhiên các nhân viên trong công ty đã rất cố gắng để có thể tìm ra được những nhà cung cấp có lợi nhất cho công ty, chính vậy mà hoạt động nhập khẩu rượu của công ty trong những năm qua khá thuận lợi vơi kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng. Dưới đây kết quả nhập khẩu theo thị trường của công ty trong thời gian qua:
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty 2007-2009
Thị trường
2007
2008
2009
Giá trị(USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị(USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị(USD)
Tỷ trọng(%)
Ba lan
14020
10,5
15762
9,57
15360
8,16
Mỹ
13847
10,37
18447
11,2
23115
12,28
Pháp
83496
62,53
107437
65,23
126927
67,43
Scotlen
12552
9,4
14378
8.73
13572
7,21
Khác
9587
7,2
8645
5,27
9261
4,92
Tổng
133529
100
164705
100
188235
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Từ bảng trên có thể thấy Pháp là thị trường nhập khẩu chính và lớn nhất của công ty, kim ngạch nhập khẩu rượu từ thị trường này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu và tỉ trọng này ngày càng gia tăng theo các năm, điều này cho thấy công ty rất coi trọng việc nhập khẩu các sản phẩm từ nước Pháp. Nguyên nhân của sự gia tăng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, mặc dù có khá nhiều sản phẩm rượu được nhập từ các quốc gia khác nhưng các sản phẩm rượu nhập từ Pháp luôn được người tiêu dùng ưa thích đặc biệt là các loại rượu vang của Pháp do vậy mà trong kim ngạch nhập khẩu của công ty các sản phẩm có xuất xứ từ Pháp chiếm đến 60%. Bên cạnh các sản phẩm nhập khẩu từ Pháp thì công ty cũng tiến hành giao dịch với những thị trường khác như Ba Lan, Mỹ, Scotlen…Sản phẩm rượu nhập khẩu từ các thị trường này tuy chiếm một tỉ trọng nhỏ nhưng lại góp phần làm đa dạng nguồn hàng của công ty, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Cũng có thể nhận thấy rằng trong những năm qua thì kim ngạch nhập khẩu rượu từ thị trường Mỹ của công ty cũng ngày một tăng. Năm 2009 tỉ trọng trong kim ngạch nhập khẩu rượu từ thị trường này là 12.28% tương đương với 23115USD tăng 25% so với năm 2008, nguyên nhân là do các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ của công ty có giá cả phải chăng đáp ứng được cả nhu cầu về chất lượng cũng như khả năng thanh toán của người tiêu dùng nhất là đối với những khách hàng ở các tỉnh lẻ do vậy công ty cũng chú trọng nhập khẩu nhiều hơn từ thị trường này.
Biểu 2.2: Đồ thị thể hiện kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty qua các năm
Có thể thấy rõ xu hướng nhập khẩu ngày càng gia tăng từ thị trường Pháp của công ty Tân Thịnh trong thời gian qua qua biểu đồ trên. Năm 2008 công ty nhập khẩu 107435USD từ thị trường này tăng 28% so với năm 2007 và con số này năm 2009 là 126927USD tăng 18% so với năm 2008, điều này thể hiện sự phụ thuộc rất lớn của công ty vào thị trường này.
Tuy nhiên việc nhập khẩu rượu chủ yếu từ một thị trường sẽ khiến cho công ty gặp nhiều rủi ro hơn nếu thị trường đó lâm vào khủng hoảng do vậy công ty nên chú trọng vào việc nghiên cứu những thị trường mới để phân tán rủi ro, tạo sự phát triển ổn định trong công ty.
2.3.3. Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu
Hiện tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh thực hiện nhập khẩu dưới hai hình thức là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác.
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà trong đó người nhập khẩu trực tiếp giao dịch, kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của mình với đối tác nước ngoài
Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhập khẩu trong đó doanh nghiệp ủy quyền và chi trả phí dịch vụ cho doanh nghiệp khác giao dịch, kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của mình với đối tác nước ngoài.
Bảng 2.4 : Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu
Hình thức nhập khẩu
2007
2008
2009
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Trực tiếp
57017
46,3
68188
41,4
70588
37,5
Ủy thác
76512
53,7
96517
58,6
117647
62,5
Tổng
133529
100%
164705
100%
188235
100%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Nhìn vào bảng trên cho thấy công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh nhập khẩu chủ yếu theo phương thực nhập khẩu ủy thác. Cụ thể năm 2007 nhập khẩu ủy thác của công ty chiếm 53,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty và hình thức nhập khẩu này cũng gia tăng trong các năm tiếp theo năm 2008 là 58,6% và năm 2009 là 62,5%. Nguyên nhân của sự gia tăng nhập khẩu theo hình thức ủy thác là do trong những năm gần đây công ty có mối quan hệ với một số công ty nhập khẩu rượu lớn khác trong nước như công ty XNK Minh Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh; công ty TNHH Đức Thủy ở Hải Phòng do vậy trong một số hợp đồng nhập khẩu gần đây công ty đã ủy thác cho đối tác nhập khẩu hộ, còn đối với hình thức nhập khẩu trực tiếp trong những năm qua tại công ty có xu hướng giảm, năm 2007 kim ngạch nhập khẩu trực tiếp đạt 57017USD chiếm 46,3% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007. Năm 2008 nhập khẩu theo hình thức trực tiếp đạt 68188USD tương ứng với 41,4% và con số này năm 2009 là 70588 và 37,5%.
2.3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu
Căn cứ vào tình hình nhập khẩu năm trước cũng như những thông tin thu thập được về tình hình tiêu thụ trong nước hàng năm công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh đều đề ra kế hoạch nhập khẩu hàng hóa nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu từ phía khách hàng cũng như đảm bảo cho việc kinh doanh diễn ra thông suốt.
Trong những năm gần đây kế hoạch nhập khẩu của công ty đặt ra luôn hoàn thành vượt mức so với dự kiến, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu của công ty từ năm
2007-2009
ĐVT: USD
Năm
Kế hoạch
Thực hiện
% Thực hiện kế hoạch
2007
120.000
133.529
111,27%
2008
150.000
164.705
109,8%
2009
170.000
188.235
110,73%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong những năm gần đây công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch nhập khẩu đã đề ra, cụ thể năm 2007 công ty dự kiến sẽ nhập khẩu 120000USD nhưng thực tế con số nhập khẩu năm 2007 đạt 133529USD tức đã hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đề ra tăng 11,27% so với kế hoạch. Trong 2 năm 2008 và 2009 công ty cũng đã nhập khẩu vượt mức kế hoạch đề ra, năm 2008 tổng kim ngạch nhập khẩu thực tế tăng 9,8% so với kế hoạch nhập khẩu năm 2008 và con số tương ứng này của năm 2009 là 10,73%. Nguyên nhân của việc nhập khẩu gia tăng so với kế hoạch chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ trong những năm qua vượt quá so với mức dự kiến của công ty do vậy công ty đã tăng mức nhập khẩu để đảm bảo cho việc kinh doanh được thuận lợi.
2.3.5. Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh luôn có những chuyển biến tích cực, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu liên tiếp tăng qua các năm. Có được những thành tựu này là nhờ vào sự nỗ lực và cố gắng của các thành viên trong công ty đưa công ty ngày càng phát triển và tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty với nhau, do đó công ty muốn tồn tại và phát triển được buộc công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào nền kinh tế thị trường, phục vụ kịp thời nhu cầu của thị trường, có kế hoạch đầu vào đầu ra hợp lý và phù hợp với tiềm lực của công ty.
Để ổn định kinh doanh đảm bảo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động công ty đã rất cố gắng để mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Sau đây là kết quả cụ thể về tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
Bảng 2.6: Bảng tổng kết kết quả kinh doanh của công ty từ năm
2005-2009
ĐVT: 1000VND
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Doanh thu thuần
3.381.056,2
3.990.824,8
4.720.155
5.558.487,5
6.503.978
Tổng chi phí
2.757.764,3
3.304.334,7
3.961.194,6
4.732.374,5
5.547.864,6
Lợi nhuận trước thuế
623.291,9
686.490,1
758.960,4
826.113
951.113,4
Thuế thu nhập
174.521,732
192.217,22
212.508,912
231.311,64
267.711,75
Lợi nhuận sau thuế
448.770,168
494.272,87
546.451,488
594.801,36
683.401,64
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Bảng trên cho thấy doanh thu của công ty liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 2005-2009 với tốc độ tăng trung bình 17,76%/năm. Điều này là dễ hiểu bởi kim ngạch nhập khẩu hàng năm của công ty đều gia tăng. Sự tăng trưởng trong doanh thu của công ty phán ảnh kết quả kinh doanh của công ty thời gian qua là tương đối tốt, đây là động lực để công ty tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng tăng qua các năm. Năm 2006 lợi nhuận của công ty tăng 45.512.704VND so với năm 2005 tương đương với 10,14%. Năm 2007 lợi nhuận tăng 52178616VND so với năm 2006 tương ứng 10,55%. So với năm 2007 thì năm 2008 lợi nhuận của công ty tăng thêm 48349872VND tương ứng là 8,85% và năm 2009 so với năm 2008 thì lợi nhuận tăng thêm 86600288VND tương ứng là 14,9%. Sự gia tăng trong lợi nhuận là động lực lớn nhất để công ty tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh sự gia tăng về doanh thu và lợi nhuận tì mức thuế nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động nhập khẩu của công ty cũng tăng qua các năm. Trong những năm qua công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước với mức thuế ngày càng cao năm 2005 nộp ngân sách nhà nước của công ty là 174521732VND, năm 2009 mức thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải đóng góp là 267.711.752VND, tăng khoảng 53,4% so với năm 2005.
2.3.6. Kết quả tiêu thụ theo thị trường
Việc tiêu thụ hàng hóa của công ty được thực hiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và với phạm vi thị trường rộng lớn như vậy, công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh đã không thể có sự quan tâm đồng đều ở tất cả các phân đoạn thị trường. Do đó, doanh thu tại các khu vực thị trường khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Doanh số tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn đặc biệt là tại thành phố Hà Nội.
Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh theo thị trường của công ty từ 2007-2009
Thị trường
2007
2008
2009
Doanh thu (VND)
Tỷ trọng(%)
Doanh thu (VND)
Tỷ trọng(%)
Doanh thu (VND)
Tỷ trọng(%)
Hà nội
2520983000
53,4
2818153100
50,7
3219469110
49,5
Hải phòng
816586815
17,3
1083905000
19,5
1346323446
20,7
Thái nguyên
618340305
13,1
822656150
14,8
1008116590
15,5
Quảng ninh
405893000
8,6
489146900
8,8
591861998
9,1
Khác
358351880
7,6
344626350
6,2
338206856
5,2
Tổng
4720155000
100
5558487500
100
6503978000
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Có thể thấy trong những năm qua công ty đang dần mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các tỉnh lẻ khác cụ thể từ năm 2007 tỷ trọng doanh thu trên thị trường Hà Nội có xu hướng giảm dần từ 53,4% năm 2007 xuống còn 50,7% năm 2008 và 49,5% năm 2009. Trong khi đó tỷ trọng về doanh thu tại các tỉnh Hải Phòng, Thái Nguyên và Quảng Ninh lại có xu hướng tăng lên.
Xét về doanh số thì doanh thu tại các thị trường đều tăng qua các năm điều này chứng tỏ công ty luôn giữ vững được lòng tin từ khách hàng, điều này thúc đẩy công ty tiếp tục mở rộng thị trường vươn xa hơn nữa.
2.3.7. Phương thức tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của công ty
Công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh thực hiện tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu theo 2 phương thức sau:
+ Phương pháp trực tiếp:
Công ty sẽ đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mà không qua bất kì khâu trung gian nào. Người tiêu dùng có thể mua sản phẩm của công ty tại cửa hàng tại tầng một của công ty hoặc công ty sẽ trực tiếp mang hàng đến tận nơi người tiêu dùng trong phạm vi Hà Nội.
+Phương pháp gián tiếp:
Công ty bán sản phẩm của minh cho các của hàng bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng này sẽ lấy hàng của công ty theo giá bán buôn và hưởng chênh lệch giá khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Bảng 2.8: Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu theo phương thức phân phối
Phương thức phân phối
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị(VND)
Tỷ trọng
Giá trị(VND)
Tỷ trọng
Trực tiếp
1527460700
27,5%
1676403500
25,8%
Gián tiếp
4031026800
72,5%
4827574500
74,2%
Tổng
5558487500
100%
6503978000
100%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Trong hai năm 2008–2009, giá trị hàng hóa tiêu thụ theo cả hai phương thức tiêu thụ đều tăng lên
Phương thức phân phối trực tiếp, năm 2008 đạt mức doanh thu 1.527.460.700VND, năm 2009 tăng lên 1.676.403.500VND, còn phương thức phân phối gián tiếp năm 2008 đạt mức doanh thu 4.031.026.800VND và năm 2009 tăng lên 4.827.547.500VND.
Về cơ cấu, kết quả tiêu thụ trên cho thấy công ty có xu hướng tăng tỷ trọng doanh thu từ phương thức tiêu thụ gián tiếp. Năm 2008, doanh thu từ phân phối gián tiếp chiếm 72,5%%, năm 2009 tăng lên chiếm 74,2%%. Ngược lại, doanh thu từ phân phối trực tiếp giảm từ 27,5% năm 2008 xuống còn 25,8% năm 2009.
Xu hướng trên cho thấy công ty đã và đang có sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn đến việc phát triển mối quan hệ với những khách hàng quy mô lớn. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị phần tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ gián tiếp của công ty
2.3.8. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu
Lập kế hoạch kinh doanh là một trong những công tác rất quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra trôi chảy đồng thời tạo thế chủ động trong kinh doanh.
Dưới đây là bảng tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty Tân Thịnh trong thời gian qua:
Bảng 2.9: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu qua các năm
Năm
Doanh thu kế hoạch (VND)
Doanh thu thực hiện(VND)
% Thực hiện kế hoạch
2007
4.323.662.000
4.720.155.000
109,17%
2008
5.180.510.000
5.558.487.500
107,3%
2009
6.009.675.000
6.503.978.000
108,22%
Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm
Từ năm 2007 đến năm 2009, kết quả tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của công ty luôn cao hơn mức kế hoạch doanh thu đề ra. Năm 2007, doanh thu thực hiện cao hơn so với kế hoạch 9,17%, năm 2008, doanh thu thực hiện vượt 7,3% so với kế hoạch và năm 2009, kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu vượt 8,22% so với kế hoạch, đạt 6.503.978.000VND.
Tại công ty Tân Thịnh hàng năm ban giám đốc đưa ra kế hoạch tiêu thụ để các nhân viên kinh doanh thực hiện hoạt động tiêu thụ. Đồng thời, kế hoạch tiêu thụ cũng là cơ sở để xác định lương, thưởng cho các nhân viên kinh doanh. Do đó cơ sở để lập kế hoạch tiêu thụ của công ty chủ yếu dựa vào mức tiêu thụ của năm trước và lực lượng nhân viên kinh doanh của năm kế hoạch chứ chưa thực sự dựa vào nhu cầu của thị trường. Vì vậy, những mục tiêu của kế hoạch chưa thực sự phù hợp với thực tế, thường không ở mức thấp hơn so với cầu của thị trường.Mặt khác mục đích của việc lập kế hoạch của công ty không phải là tạo cơ sở cho công tác chuẩn bị các nguồn lực mà chủ yếu là làm chỉ tiêu cho các phòng ban với mục tiêu khuyến khích lao động bằng các mức chỉ tiêu thấp do vậy mà hàng năm mức doanh thu thực tế thường cao hơn so với dự kiến của công ty.
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU RƯỢU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK TÂN THỊNH
2.4.1. Những thành tựu đạt được
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động trải qua rất nhiều những khó khăn và thách thức, công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh đã dần hoàn thiện và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Để có được những thành công ngày hôm nay tập thể cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo công ty đã phải nỗ lực hết mình, luôn cố gắng tìm ra những phương thức mới để có thể cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường vốn rất khốc liệt và xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh.
Có thể đánh giá một cách tổng quát những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua như sau:
Thứ nhất là kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng qua các năm. Trong những năm gần nhìn chung hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của công ty đã được cải thiện một cách đáng kể, dẫn đến những kết quả đáng ghi nhận. Kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độ cao, chủng loại hàng hoá kinh doanh ổn định và luôn được chú tâm thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với thị trường, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Có được những kết quả này là do sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, ban giám đốc và nhân viên trong công ty, đặc biệt có sự đóng góp lớn của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời đó là sự phối hợp đồng bộ phận trong công ty và sự nhạy bén trong kinh doanh của ban giám đốc công ty.
Thứ hai là hiệu quả sử dụng vốn đã được nâng cao rõ rệt. Nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn thể hiện ở lợi nhuận trên tổng nguồn vốn. Hiệu quả sử dụng con người cũng được cải thiện một cách đáng kể. Như một tất yếu, khi mà trình độ người lao động được nâng cao và họ có nhiều cơ hội để chứng tỏ khả năng của mình hơn thì hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.
Thứ ba là uy tín của công ty trên thị trường trong nước ngày càng được nâng cao.Trong thời gian qua công ty đã nhập khẩu được những mặt hàng đáp ứng tốt về chất lượng, mẫu mã phù hợp với yêu cầu trong nước. Điều này chứng tỏ công tác nghiên cứu thị trường của công ty là khá tốt. Công ty cũng đã chú trọng tăng cường các mối quan hệ với khách hàng không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động kinh doanh, do đó kim ngạch nhập khẩu, doanh số bán hàng nhập khẩu và khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu thời gian qua của công ty đều tăng.
Thứ tư là mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như thị trường nhập khẩu. Thời gian qua công ty đã không ngừng tìm mọi biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, cố gắng tạo ưu thế trên thị trường, ngày càng mở rộng thêm thị trường nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, phát triển thêm cả những bạn hàng trong nước và quốc tế. Công ty đã tiến hành nhập khẩu được hàng hóa từ nhiều nước, tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu dài với nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới, từ đó đã được hưởng ưu đãi của bạn hàng trong quá trình thanh toán, đồng thời trong quá trình hoạt động công ty không ngừng tích luỹ kinh nghiệm nâng cao uy tín của mình cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã chứng tỏ khả năng phát triển của mình thông qua chỉ tiêu lợi nhuận không ngừng tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo cho mình hướng đi đúng đắn, áp dụng các biện pháp tích cực, có hiệu quả trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh xuất nhập khẩu.
Với sự linh hoạt và nhạy bén trong quản lý kinh doanh, chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời xác định đúng đắn mặt mạnh và mặt yếu của mình để xây dựng mục tiêu, phương hướng kinh doanh hợp lý. Đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty luôn coi trọng công tác marketing nhằm đáp ứng được hai mục tiêu là kinh doanh để mang lại hiệu quả cao và tự học tập để nâng cao khả năng nhận thức, trình độ quản lý phù hợp với công việc, xây dựng ý thức làm việc thực hiện tốt mọi hoạt động của công ty.
Tóm lại hiệu quả nhập khẩu của Công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh đã và đang được củng cố. Mặc dù kinh nghiệm thương trường của công ty được tích lũy qua từng năm chưa cao nhưng cùng với sự lãnh đạo, quản lý giám sát của ban giám đốc công ty cùng với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại công ty chắc chắn sẽ ngày càng phát triển, các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày càng được tạo lập và củng cố.
2.4.2.Những tồn tại và hạn chế
Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của công ty trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc chỉ ra được những thành tựu của công ty đã đạt được, chúng ta không thể không đề cập đến những khó khăn vẫn còn tồn tại để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, từng bước hoàn thiện hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của công ty để thúc đẩy công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của cơ chế thị trường. Những tồn tại trong công ty thời gian qua có thể kể đến bao gồm:
Một là chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh còn khá cao. Thời gian thực hiện một hợp đồng là khá dài thường phải từ 3 đến 6 tháng. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Một số mặt hàng khi nhập về được đến trong nước thì nhu cầu đã bị hạ xuống rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công ty cũng như gây mất uy tín của công ty với các bạn hàng trong nước, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi, quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu.
Hai là trình độ của nhân viên vẫn còn yếu kém. Một số cán bộ kinh doanh đang công tác trong lĩnh vực nhập khẩu thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ, thiếu nhạy bén trên thương trường gây ảnh hưởng không tốt trong buôn bán và quản lý hàng hoá.
Ba là giá hàng nhập khẩu mà công ty mua từ nước ngoài về không phải là mức giá thấp nhất ngoài thực tế. Đồng tiền tính toán thường là tiền của nước đối tác do đó công ty không thể dự đoán trước được sự biến động về đồng tiền ấy trên thị trường ra sao, nên nhiều khi công ty đã phải chịu những khoản chi phí khá lớn cho sự biến động về tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. Điều đó dẫn đến lợi nhuận kinh doanh không phù hợp với lợi nhuận đáng ra phải có.
Bốn là vấn đề về giá mua hàng nhập khẩu. Hiện tại giá mua hàng của công ty thường là giá CIF cảng đến, tức là quyền thuê tàu thuộc về bạn hàng nước ngoài (mà trong kinh doanh ngoại thương, người giành được quyền thuê tàu là người có ưu thế, luôn chủ động trong kinh doanh) do đó công ty luôn ở thế thụ động phụ thuộc vào bạn hàng vì vậy công ty cần phải quan tâm và tìm cách giải quyết vấn đề này.
2.4.3.Nguyên nhân của những tồn tại
Trong kinh doanh việc xảy ra những sai sót là điều không thể tránh khỏi. Những tồn tại ở công ty trong thời gian qua có thể kế đến bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do thông tin Việt nam chưa phát triển, đặc biệt là thông tin về thị trường nước ngoài còn bị nhiều hạn chế, các dự báo thiếu chính xác do đó các doanh nghiệp không có đủ thông tin cho hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này đã làm cho việc mua bán kém hiệu quả, đây là nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp bị mua hàng hoá ở nước ngoài với giá cao hơn giá thực tế.
Thứ hai là các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và cả những công đoạn như chuyên chở bốc dỡ, giao nhận hàng hoá ở Việt nam còn nhiều hạn chế gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của tất cả các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và công ty nói riêng.
Thứ ba là hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động nhập khẩu rượu tại Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Tân Thịnh.doc