Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của công ty TNHH Ngọc Linh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CÔNG NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3

I. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3

1. Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp đối với doanh nghiệp thương mại 3

1.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu thiết bị hàn cắt công nghiệp 3

1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu thiết bị công nghiệp đối với các doanh nghiệp thương mại. 4

2. Các hình thức nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp 5

2.1 Nhập khẩu trực tiếp 6

2.2 Nhập khẩu uỷ thác 6

2.3 Nhập khẩu tái xuất 7

2.4 Đấu thầu quốc tế 7

II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CÔNG NGHIỆP 8

1. Xác định nhu cầu cụ thể về hàng hoá cần nhập khẩu 8

2. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu, lựa chọn bạn hàng 8

3. Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu 8

4. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 10

4.1 Xin giấy nhập khẩu: 10

4.2 Đôn đốc người bán chuẩn bị hàng nhập khẩu 10

4.3 Bước đầu thực hiện thủ tục thanh toán 10

4.4 Thuê phương tiện vận tải 11

4.5 Mua bảo hiểm 11

4.6 Làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu 11

4.7 Giao nhận thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu 12

4.8 Làm thủ tục thanh toán 12

4.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 12

5. Đánh giá hoạt động nhập khẩu và tiếp tục hoạt động buôn bán 13

6. Hoạt động tiêu thụ thiết bị máy hàn cắt công nghiệp nhập khẩu 13

6.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu thụ thiết bị máy hàn cắt công nghiệp 13

6.2 Nội dung tiêu thụ thiết bị hàn cắt công nghiệp 14

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CÔNG NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 17

1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 17

1.1 Yếu tố chính trị và luật pháp 17

1.2 Các yếu tố về kinh tế 17

1.3 Các yếu tố về kỹ thuật công nghệ 17

1.4 Tác động của yếu tố văn hoá quốc tế 17

2. Môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị hàn cắt công nghiệp 18

2.1 Khách hàng của doanh nghiệp 18

2.2 Đối thủ cạnh tranh 18

2.3 Người cung ứng 18

2.4 Trung gian thương mại 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC LINH 19

I. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC LINH 19

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ngọc Linh 19

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Ngọc Linh 20

2.1 Chức năng 20

2.2 Nhiệm vụ 21

2.3 Quyền hạn của công ty 22

3. Cơ cấu tổ chức của công ty 23

3.1 Phòng kế toán: 23

3.2 Phòng xuất nhập khẩu(XNK) 24

3.3 Phòng kỹ thuật: 24

3.4 Phòng kinh doanh thiết bị: 24

3.5 Phòng kinh doanh vật liệu: 24

3.6 Phòng dự án: 25

4. Ngành hàng kinh doanh của công ty 25

II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC LINH 26

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty 26

1.1 Yếu tố kinh tế 26

1.2 Chính sách của nhà nước 27

1.3 Đặc điểm về thị trường nhập khẩu 28

1.4 Mặt hàng thiết bị máy hàn cắt 29

1.5 Tiềm lực tài chính của công ty 32

1.6 Khách hàng của công ty 33

1.7 Đối thủ cạnh tranh 34

2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của công ty 34

2.1 Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường nhập khẩu 34

2.2 Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng nhập khẩu 36

2.3 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp 37

2.4 Tiêu thụ thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu 41

3. Kết quả của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của công ty trong thời gian qua 42

3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2007 42

3.2 Kết quả của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của công ty trong những năm gần đây 44

3.3 Hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị hàn cắt công nghiệp của công ty 51

 

 

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA 53

1. Ưu điểm 53

2. Nhược điểm và nguyên nhân 56

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC LINH TRONG THỜI GIAN TỚI 59

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC LINH 59

1. Xu hướng nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp trong thời gian tới 59

2. Mục tiêu tương lai công ty hướng tới là 60

3. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty 62

II. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 64

1.Về trình độ công nhân viên 64

2. Phải hoàn thiện quá trình thực hiện hoạt động nhập khẩu hơn nữa 65

3. Huy động và sử dụng vốn hiệu quả 67

4. Xây dựng trang web và thực hiện thương mại điện tử 68

5. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ thiết bị cắt hàn sau nhập khẩu của doanh nghiệp 69

6. Thực hiện tốt mối quan hệ với các doanh nghiệp khác ở trong nước và nước ngoài 69

7. Giảm chi phí kinh doanh 70

III. KIẾN NGHỊ 70

1. Đối với cơ quan nhà nước 70

2. Đối với hải quan 71

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của công ty TNHH Ngọc Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y hàn một chiều BUFFALO 500 DC điện áp nguồn: 3pha, 380 – 400V, 50/60Hz; Máy hàn bán tự động OPTIMAG 500s điện áp nguồn: 380/400/415/440V, 50/60Hz,… - Thiết bị hàn cắt công nghiệp có kết cấu chắc chắn, trọng lượng lớn. Hầu hết các thiết bị máy này được lắp ráp kiên cố, chắc bền đảm bảo khi hoạt động thì độ rung là tối thiểu nhất. Đồng thời, trọng lượng của các thiết bị máy này khá lớn có loại phải vận chuyển bằng một containơ (máy cắt Gas – plasma CNC OxyTome: 2500kg; máy hàn TIG xung dòng VINA TIG 500 AC/DC: 250kg…). Điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh loại mặt hàng này phải bố trí kho, bãi đủ rộng để chứa hàng nhập về, công tác bảo quản cũng được chuẩn bị kỹ. - Thiết bị hàn cắt công nghiệp cho hiệu quả sử dụng cao. Thực tế cho thấy với các đơn vị ứng dụng máy hàn cắt công nghiệp đã có được kết quả tốt như cho mối hàn bền, chắc chắn, vết cắt đẹp. Với kỹ thuật xung của thiết bị máy TIG khi ứng dụng vào hoạt động sửa chữa, hoàn thiện các bộ phận máy công nghiệp, nhất là công nghiệp đóng tàu thuỷ đã để lại ấn tượng tốt cho người sử dụng. Như vậy, các thiết bị máy hàn cắt công nghiệp là điều kiện không thể thiếu trong các ngành công nghiệp trọng tâm là ngành đóng tàu, ví dụ: máy cắt pha băng/CNC – CG 4000A độ chính xác khi cắt: +(-)0,5%; máy hàn OPTIMAG 500s (Pháp): mối hàn 0,8mm – 1,2mm… Ngoài ra, các thiết bị máy hàn cắt còn có loại cắt bằng tay cũng cho mối hàn cắt bền, đẹp. Một số thiết bị máy hàn cắt công nghiệp mang tính mỹ thuật công nghiệp cao như máy cắt gas – plasma. Về giá cả của mặt hàng này cũng khá cao có loại lên tới 3 tỷ, 10 tỷ nhưng cũng có loại chỉ 3 triệu VND. Mối quan hệ mật thiết giữa các ngành công nghiệp với các thiết bị máy hàn cắt công nghiệp đã và đang thúc đẩy hoạt động nhập khẩu các thiết bị này. * Các loại thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu - Dây chuyền hàn dầm H: Máy cắt pha băng/CNC – CG 4000A, tổng công suất: 2KVA; Tổ hợp gá – đính hàn Z15, tổng công suất: 11,8KW không kể nguồn hàn; Máy hàn dầm tự động dạng cổng LHA 2x1000, tổng công suất: 10,44KW không kể nguồn hàn; Máy nắn dầm tự động HYJ – 800, tổng công suất: 24,2KW - Máy hàn TIG xung dòng VINATIG P: VINATIG 250P, VINATIG 350P, VINATIG 500P - Máy hàn TIG xung dòng VINATIG AC/DC: VINATIG 250 AC/DC, VINATIG 350 AC/DC, VINATIG 500 AC/DC - Thiết bị cắt được sử dụng trong công nghiệp đóng tàu có hai loại chính: Xe cắt mang mỏ cắt gas (máy cắt con rùa); Máy cắt gas CNC của hãng SAF có các kích thước khác nhau đáp ứng các nhu cầu khách hàng. - Máy hàn hồ quang điện một chiều: Máy hàn một chiều DYNAMIC 500 công nghệ Thyristor cho chất lượng hàn tốt. Máy được thiết kế với hệ số làm việc cao. Dễ mồi hồ quang. Mối hàn hình thành đẹp. Máy hàn một chiều BUFFALO 500 DC (Hàn Quốc): có chất lượng hàn và độ bền vượt trội, so với các dòng máy cùng loại. - Máy hàn bán tự động trong khí bảo vệ CO2: có kết cấu máy chắc chắn. Mồi hồ quang dễ dàng, cho chất lượng hàn cao, gồm máy hàn bán tự động VINAMAG 500 công nghệ máy chắc chắn, mồi hồ quang dễ dàng, cho chất lượng hàn cao; Máy hàn bán tự động OPTIMAG 500S (Hàn Quốc) có kết cấu chắc chắn, cho chất lượng hàn cao; Máy hàn bán tự động POWER - MASTER 500 công nghệ Inverter, chuyên dùng cho hàn ở chế độ làm việc cao, dòng hàn lớn. - Máy hàn tự động dưới lớp thuốc: Thiết bị hàn tự động dưới lớp thuốc MEGASAF 4 – STARMATIC 1003 DC; - Thiết bị hàn ke góc dạng cổng nhiều mỏ. 1.5 Tiềm lực tài chính của công ty Qua tài liệu thu thập được từ công ty thấy rằng vốn điều lệ của công ty năm 2007 là 6 tỷ VND chứng tỏ tiềm lực về tài chính của công ty khá mạnh. Xem xét thêm về tình hình tổng tài sản của công ty những năm gần đây Bảng 1: Biểu về tài sản của công ty năm (2005 – 2007) Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tài sản lưu động 26,5 31,0 63,5 Tài sản cố định 4,8 4,5 6,0 Tổng tài sản 31,3 35,5 69,5 (Báo cáo tài chính - kế toán) Từ bảng số liệu trên ta thấy, tài sản của doanh nghiệp tăng lên theo các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tài sản lưu động cũng tăng lên đáng kể ở năm 2007 lên tới 63,5 (tỷ đồng) gấp đôi năm 2006. Chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng bán mặt hàng thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu, chớp được thời cơ kinh doanh. Mặt khác, tài sản lưu động cũng tăng lên cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng hơn về hệ thống cơ sở hạ tầng của mình, hệ thống kho bãi chứa hàng nhập về, các thiết bị bảo quản các thiết bị máy nhập khẩu…điều này chứng tỏ rằng chất lượng phục vụ hoạt động kinh doanh và dịch vụ phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Theo báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty Ngọc Linh thấy rằng doanh thu hàng năm của Ngọc Linh lên tới hàng trăm tỷ đồng và lợi nhuận kinh doanh tăng theo năm đã khẳng định hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Điều này, cho thấy Ngọc Linh đã và đang lớn mạnh dần. 1.6 Khách hàng của công ty Khách hàng của Ngọc Linh có mặt ở khắp nơi trên thị trường nội địa, khách hàng đến với công ty thông qua mối quan hệ quen biết. Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng chiếm phần lớn. Khách hàng chính của công ty là công ty nhà nước trong lĩnh vực đóng tàu và kết cấu thép. Đây là khách hàng truyền thống của công ty chiếm 70 – 80% trong tổng số khách hàng của công ty. Là khách hàng có tiềm lực tài chính lớn và có khả năng thanh toán cao để được đáp ứng về loại thiết bị máy hàn cắt mà công ty kinh doanh. Nhu cầu của nhóm khách hàng này ưa dùng những loại thiết bị máy hàn cắt có công nghệ cao, chất lượng tốt, đặc biệt ít nhạy cảm về giá. Đây là khách hàng lớn của công ty, do vậy công ty luôn quan tâm đến việc duy trì tốt mối quan hệ này. Các khách hàng có thể kể đến đó là: Công ty Hồng Hà, Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, Trung tâm thương mại Hồ Gươm, Xí nghiệp xây lắp Công nghiệp và dịch vụ… Ngoài ra, công ty luôn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng đó là các đơn vị mua hàng của công ty về bán lẻ thông qua việc quảng cáo, catalog, đặc biệt là qua sự giới thiệu của khách hàng đã dùng hàng của công ty. 1.7 Đối thủ cạnh tranh Trong kinh doanh không tránh khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường về cùng lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thiết bị máy hàn cắt. Các đối thủ cạnh tranh nặng ký của công ty đó là: Công ty Công nghiệp hàn, Công ty Hòa Thịnh, EVD, Công ty An Hòa… Đây là những công ty đã có mặt trên thị trường từ lâu, cùng kinh doanh các sản phẩm nhập từ cùng thị trường nhập khẩu của công ty. 2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của công ty 2.1 Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường nhập khẩu * Nghiên cứu thị trường nhập khẩu (thị trường đầu vào) Đây là hoạt động đầu tiên cần phải làm của công ty trước khi bước vào hoạt động nhập khẩu. Công ty liệt kê các thị trường mà doanh nghiệp dự định sẽ nhập khẩu như: Pháp, Mỹ, Đài Loan, Ytalia, Trung Quốc, Malayxia… Thu thập thông tin của các đối tác này về khả năng cung ứng, về các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty. Công ty TNHH Ngọc Linh thường tiến hành thu thập thông tin trên các trang web, trên tạp chí thương mại, thông tin từ thị trường ngay cả ở đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin từ những lần thực hiện quan hệ mua bán… Đối với các đối tác đã quen thuộc ở thị trường Pháp, Mỹ, Đài Loan thì việc lấy thông tin được công ty tiến hành một lần từ khi tạo lập mối quan hệ với họ, việc tiến hành nhập hàng sau này sẽ dựa trên nguồn thông tin đó để thực hiện. Còn đối với các đối tác mới thì công ty sẽ tiến hành lấy nguồn thông tin trên các công cụ như trên, đối với các thị trường nhập khẩu mới này thì công ty biết đến họ thông qua sự giới thiệu, sự gặp gỡ trong những lần tham gia hội trợ, triễn lãm quốc tế… * Lựa chọn thị trường nhập khẩu Sau khi đã có đầy đủ thông tin về các đối tác thì công ty tiến hành lựa chọn lọc những thông tin cần thiết và tiến hành công tác lựa chọn thị trường nhập khẩu. Lựa chọn nhập khẩu đầu tiên công ty sẽ ưu tiên cho các đối tác truyền thống là đối tác ở thị trường Pháp, Mỹ, Đài Loan. Đối với các đối tác quen thuộc này mặc dù giá cả của thiết bị máy hàn cắt khá cao, về vị trí địa lý không phải là gần nhưng sự uy tín và do đặc điểm của khách hàng ưa thích loại mặt hàng phải được nhập từ thị trường đó. Do vậy, quyết định nhập khẩu ở thị trường này luôn được công ty quan tâm nhất. Sau đó, công ty căn cứ vào nhu cầu nhập khẩu do phòng kinh doanh cung cấp xem xét lượng nhập khẩu còn thiếu sẽ lựa chọn nhập khẩu ở các thị trường khác có giá cả phải chăng, chất lượng tương đối tốt, có vị trí địa lý thuận lợi về giao nhận và vận chuyển hàng. * Nghiên cứu thị trường đầu ra Đây cũng là hoạt động quan trọng không kém bởi quá trình tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu có tốt thì mới tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu liên tục. Nghiên cứu thị trường đầu ra thì công tác tiến hành dựa trên các yếu tố cung cầu thị trường nội địa, nhu cầu khách hàng, giá cả các thiết bị máy hàn cắt trên thị trường, mức độ cạnh tranh…Để từ đó công ty có kế hoạch nhập khẩu cho thời gian sắp tới và có chiến lược tiêu thụ hàng nhập khẩu sẽ tập trung trên các phân đoạn thị trường nào. 2.2 Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng nhập khẩu Do khoảng cách về vị trí địa lý do vậy công việc giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng chủ yếu được thực hiện trên internet, qua email, qua điện thoại, máy fax… * Với các đối tác là người nước ngoài - Giao dịch và đàm phán Trước khi tiến hành giao dịch đàm phán với đối tác mà công ty sẽ nhập khẩu thì công ty sẽ lựa chọn thời gian giao dịch đàm phán và người tham gia vào quá trình đàm phán. Đó là người có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, có kỹ năng làm việc sáng tạo, hiểu ngôn ngữ giao tiếp từ phía đối tác… Tùy thuộc vào việc giao dịch với đối tác thuộc thị trường nào thì công ty sẽ có sự lựa chọn người tham gia khác nhau. Với đối tác là người Mỹ thì họ coi trọng thời gian, họ biết đàm phán như thế nào để giành phần thắng cho cả hai bên, không thích lời lẽ rườm rà, yêu cầu cao về thời gian giao hàng, thanh toán… Người Pháp rất coi trọng đối tác làm ăn, tôn trọng đối tác biết ngôn ngữ của họ. Việc giao dịch thường diễn ra trên mạng tức là công ty sẽ vào trang web của đối tác để xem xét những mặt hàng thiết bị máy hàn cắt thông qua các hình ảnh với đặc điểm và công dụng mà đối tác cung cấp. Hoạt động này sẽ tiết kiệm chi phí về đi lại, tiết kiệm về thời gian tuy nhiên sẽ khó khăn khi công ty không biết được biểu hiện của đối tác trong giao dịch và đàm phán. Cùng với sự quan sát hình ảnh mặt hàng có được các thông tin về mặt hàng đó công ty sẽ tiến hành trao đổi thỏa thuận về giá cả, điều kiện mua hàng, địa điểm giao hàng, bao bì thường công ty ghi trong hợp đồng là đóng gói bao bì theo tiêu chuẩn quốc tế, phương thức thanh toán đối với hợp đồng mua với số lượng lớn thì thanh toán bằng L/C, với hợp đồng nhỏ thì thực hiện thanh toán bằng T/T… - Hợp đồng nhập khẩu Kết thúc giao dịch đàm phán hai bên sẽ ký kết hợp đồng mua bán. Hợp đồng bằng văn bản được soạn thảo bằng tiếng anh, bên bán sẽ gửi fax tới công ty. Nhân viên ở phòng xuất nhập khẩu sẽ xem xét các điều khoản trong hợp đồng và xin ý kiến của giám đốc nếu đồng ý sẽ tiến hành ký và gửi cho người bán. Các điều kiện mua bán được thỏa thuận ở quá trình giao dịch và đàm phán sẽ được quy định trong hợp đồng như: giá cả của từng loại thiết bị hàn cắt, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán… * Với các đối tác là các khách hàng nội địa Với những khách hàng trong nước, đây là thị trường mà công ty thực hiện hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu của mình. Công tác giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán diễn ra đơn giản hơn. Với những hợp đồng có giá trị lớn thì hai bên gặp nhau trao đổi và ký kết hợp đồng. Với những hợp đồng có giá trị nhỏ thì công ty không lập hợp đồng mà thực hiện mua bán tại công ty. 2.3 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp Công ty thường nhập khẩu mặt hàng thiết bị máy hàn cắt theo giá FOB do đó công ty TNHH Ngọc Linh sẽ mua bảo hiểm cho mặt hàng thiết bị máy hàn cắt công nghiệp và thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa về nước mình. Công tác tiến hành thực hiện hợp đồng như sau: * Xin giấy phép nhập khẩu Quy định của chính phủ về mặt hàng thiết bị máy hàn cắt công nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp nhập khẩu không cần xin giấy phép nhập khẩu. Do đó, công ty chỉ cần làm thủ tục hải quan cho lô hàng thiết bị máy hàn cắt tại cảng Hải Phòng, Cảng Tân Sơn Nhất, cảng Đà Nẵng, hay cảng TP.Hồ Chí Minh. * Chuẩn bị hàng nhập khẩu Một mặt doanh nghiệp sẽ hối thúc đối tác đẩy nhanh công tác chuẩn bị hàng để giao hàng cho công ty đúng tiến độ, đủ về số lượng, kịp thời tránh tình trạng hàng về muộn làm chậm trễ quá trình giao hàng cho khách hàng của công ty. Mặt khác, công ty chuẩn bị nhân viên giao nhận, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc nhận hàng, chuẩn bị phương tiện vận chuyển, công tác kho bãi chứa hàng khi hàng về đến công ty. * Bước đầu thực hiện thủ tục thanh toán Tùy theo phương thức thanh toán đã quy định trong hợp đồng nhập khẩu mà công ty sẽ thực hiện thủ tục thanh toán khác nhau. - Với hợp đồng thanh toán bằng L/C: Công ty cử nhân viên đến ngân hàng viết đơn xin mở L/C. Tại đây, nhân viên sẽ điền các thông tin cần thiết vào mẫu đơn in sẵn của ngân hàng. Thường thì công ty mở L/C ở Ngân hàng HABU BANK, TECHCOM BANK. Công việc tiếp theo là công ty ký quỹ mở L/C theo quy định của ngân hàng. Nộp và xuất trình hợp đồng nhập khẩu gốc, phải nộp một phần tiền vào ngân hàng và ngân hàng sẽ kiểm soát bộ chứng từ. Công ty sẽ nhận lại bộ chứng từ khi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số tiền còn nợ ngân hàng. - Hợp đồng thanh toán bằng phương thức điện chuyển tiền (T/T): Công ty cử nhân viên đến ngân hàng HABU BANK, hay ngân hàng TECHCOM BANK để làm thủ tục chuyển tiền trả người bán. Tại đây, nhân viên điền đầy đủ thông tin trong hồ sơ xin chuyển tiền có sẵn của ngân hàng và xuất trình các tài liệu giấy tờ là: lệnh chuyển tiền, hợp đồng nhập khẩu, nộp trước một phần tiền nhất định để đặt cọc tại ngân hàng. * Thuê phương tiện vận tải Do công ty nhập khẩu các thiết bị máy hàn cắt công nghiệp theo điều kiện FOB, nên công ty sẽ chủ động thuê phương tiện vận chuyển hàng từ nước xuất khẩu về cảng Việt Nam. Thông thường thì công ty sẽ ủy thác việc thuê phương tiện vận tải cho Công ty Forwarding company đây là đơn vị chuyên giao nhận vận tải tức là nhận hàng từ nước xuất khẩu và đặt tàu hộ mình. Đối với một số thiết bị máy hàn cắt có trọng lượng bé thì công ty tự thuê phương tiện vận chuyển là máy bay. * Mua bảo hiểm cho thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ nước này sang nước kia không tránh khỏi hư hỏng do điều kiện môi trường bên ngoài tác động. Do đó để giảm thiểu tổn thất cho các thiết bị máy hàn cắt thì công ty đã tiến hành mua bảo hiểm cho mặt hàng đó tại công ty Bảo hiểm Bảo Việt. * Làm thủ tục hải quan cho lô hàng thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu Công ty trước khi nhận hàng nhập khẩu từ kho ở cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Tân Sơn Nhất cần phải tiến hành khai báo hải quan cho lô hàng đó. - Công ty cần phải hoàn thành bộ hồ sơ hải quan gồm: chứng từ bắt buộc phải có như (tờ khai hải quan, hợp đồng nhập khẩu, vận đơn, lệnh giao hàng, hóa đơn thương mại, chứng từ nộp thêm (bảng kê chi tiết mặt hàng thiết bị máy hàn cắt công nghiệp, giấy giới thiệu của công ty). - Công ty kê khai tính các loại thuế ghi trên tờ khai: đối với thiết bị máy hàn cắt công nghiệp là 0%, do đó công ty sẽ kê khai các khoản thuế đó là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế suất ưu đãi kèm theo giấy chứng nhận xuất xứ, tỷ giá tính thuế. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ thì công ty sẽ nhận được một bộ hồ sơ và nộp các khoản thuế ngay khi thông quan. * Giao nhận hàng nhập khẩu tại cảng hải quan Sau khi hải quan kiểm hóa về số lượng ngay tại cảng, công ty sẽ thanh toán các khoản cước phí lưu kho của mặt hàng thiết bị máy hàn cắt tại kho ở cảng hải quan. Xong mọi thủ tục thì công ty sẽ nhận lô hàng nhập khẩu của mình, đồng thời thông báo cho các khách hàng của công ty đã có đơn đặt hàng trước về việc hàng đã về. Công việc tiếp theo là công ty sẽ thuê phương tiện vận tải chuyển lô hàng nhập khẩu về kho của công ty ở Văn Điển. Cùng với việc cử nhân viên theo sát để kiểm soát hàng trên đường vận chuyển về kho. * Làm thủ tục thanh toán Trước tiên công ty và ngân hàng sẽ phối hợp cùng nhau kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu. Công ty sẽ cử nhân viên ở phòng tài chính kế toán và phòng xuất nhập khẩu để cùng ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ vì đây có thể xảy ra các tranh chấp. Nội dung kiểm tra gồm có: - Lệnh thanh toán thông thường sử dụng làm hối phiếu - Chứng từ gửi ngân hàng - Vận đơn vận tải - Phiếu đóng gói hàng nhập khẩu - Giấy chứng nhận về số lượng hàng nhập khẩu - Giấy chứng nhận về xuất xứ hàng nhập - Chứng từ bảo hiểm theo giá CIF hay CIP Sau khi kiểm tra nếu thấy không có sai xót gì thì công ty tiến hành thanh toán phần tiền còn lại và nhận chứng từ về. * Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) Trong kinh doanh vấn đề về tranh chấp là điều mà các đơn vị, doanh nghiệp không mong muốn có. Đối với công ty TNHH Ngọc Linh thì trường hợp khiếu nại chưa từng xảy ra kể từ khi công ty tiến hành hoạt động nhập khẩu với các đối tác nước ngoài. Điều này, thể hiện năng lực về soạn thảo hợp đồng nhập khẩu, thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty trong thời gian qua của công ty tương đối tốt. 2.4 Tiêu thụ thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu Thông thường sau khi đưa hàng về kho của doanh nghiệp thì Công ty TNHH Ngọc Linh sẽ thông báo cho khách hàng có đơn đặt hàng trước đến công ty để nhận hàng về. Khách hàng chủ yếu của công ty là người tiêu thụ cuối cùng chủ yếu là các công ty nhà nước thuộc lĩnh vực đóng tàu và kết cấu thép: công ty đóng tàu 189 - Bộ quốc phòng; công ty CN tàu thuỷ Nam Triệu; công ty đóng tàu Phà rừng; công ty đóng tàu Hà Nội… Ngoài ra, khách hàng của công ty là các đơn vị bán lẻ, các trường dạy nghề Đồng thời công ty sẽ tiến hành các dịch vụ thúc đẩy hoạt động tiêu thụ các thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu như: quảng cáo, các dịch vụ hậu mãi, tham gia hội chợ triễn lãm quốc tế, tham gia hoạt động từ thiện… Các giao dịch với khách hàng thông qua điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp để trao đổi mua bán. Thông thường là gặp trực tiếp tại công ty, khách hàng sẽ được tư vấn về tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị máy hàn cắt, về công nghệ sản xuất, và được các nhân viên kỹ thuật lắp đặt thiết bị máy theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đối với trường hợp khách hàng mua với số lượng lớn thì công ty sẽ lập hợp đồng mua bán. Do đó, phương thức thanh toán, và phương thức vận chuyển hàng thiết bị máy theo quy định trong hợp đồng. Đồng thời, doanh nghiệp còn tiến hành dịch vụ hậu mãi nhằm đảm bảo cho các sản phẩm của Ngọc Linh luôn được bảo trì trong được điều kiện tốt nhất. Điều này, tạo nên uy tín của Công ty dưới con mắt khách hàng so với đối thủ cạnh tranh 3. Kết quả của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của công ty trong thời gian qua 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2007 Công ty TNHH Ngọc Linh cũng như các công ty khác kinh doanh trên thị trường đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Trên thực tế trong quá trình kinh doanh có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như: doanh số bán, giá vốn, chi phí…nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó là doanh số bán ra, tăng doanh số bán, phấn đấu giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết, chỉ có như vậy doanh nghiệp mới đạt được các mục tiêu mà mình đã đặt ra. Bảng 2: Biểu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm (2005 -2007) như sau: Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 1.Doanh thu thuần 47,614,910 47,656,414 52,576,018 2.Gía vốn 41,390,093 40,652,398 44,749,420 3.Lợi nhuân gộp 6,224,816 7,004,016 7,826,589 4.Doanh thu từ hoạt động tài chính 502,141 54,176 113,901 5.Chi phí tài chính 1,220,402 1,570,188 1,855,822 - Trong đó: Lãi vay phải trả 1,141,211 1,222,422 2,410,034 6.Chi phí bán hàng 5,122,870 5,117,650 5,543,928 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp - - - 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tàichính 383,648 370,353 540,740 9.Thu nhập khác - 8,890 - 10.Chi phí khác - 76,892 - 11.Lợi nhuận khác - 68,002 - 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 383,648 370,285 540,740 13.Thuế thu nhập doanh nghiệp 107,431 103,680 230,369 14.Lợi nhuận sau thuế 276,252 266,605 310,371 (Báo cáo tài chính - Phòng tài chính kế toán) * Về doanh thu Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy doanh số bán của công ty không ngừng tăng lên cụ thể: Năm 2006/2005: doanh số bán tăng lên với số tiền là 41(trđ) hay tăng 0.086%. Năm 2007/2006: doanh số bán tăng lên 8000 (trđ) hay tăng 18.7% * Về mặt lợi nhuận của công ty ta thấy cụ thể: Bảng 3: So sánh về lợi nhuận giữa các năm gần đây: Đơn vị: 1000(đồng) Chỉ tiêu So sánh năm06/05 So sánh năm07/06 Gía trị -9,647 43,766 Tỷ lệ % (-)3,5 16.4 So sánh năm 2006 với năm 2005 thấy lợi nhuận kinh doanh đã giảm xuống hơn 9 (trđ) tức là giảm: 3,5%. So sánh năm 2007 với năm 2006 lợi nhuận tăng lên 43 (trđ) tức là tăng : 16.4%. Tuy nhiên con số tăng lên về lợi nhuận kinh doanh vẫn nhỏ hơn so với sự tăng lên về chi phí cho hoạt động kinh doanh. Vấn đề đặt ra ở đây mà công ty cần xem xét quan tâm, nghiên cứu điều chỉnh ra sao để cố gắng giảm tối thiểu các khoản chi phí không cần thiết, có như vậy mới làm tăng lợi nhuận hàng năm cho công ty. Bảng 4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu từ HĐKD 48,117,051 47,719,480 52,689,919 Chí phí cho HĐKD 47,733,365 47,417,128 52,149,170 Hiệu quả từ HĐKD (%) 10.08% 10.06% 10.1% Qua bảng trên ta thấy rằng: hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngọc Linh có xu hướng tăng mặc dù có giảm ở năm 2006, xong năm 2007 lại đạt ở mức cao hơn là 10.1%. Như vậy, xét một cách toàn diện thì doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty luôn có sự tăng lên mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù, chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Ngọc Linh cũng tăng song sự tăng lên đó là không đáng kể so với lợi nhuận đạt được. Thấy rằng, lợi nhuận của công ty qua các năm có xu hướng tăng lên. Điều này, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đang có những bước tiến mới với hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới. 3.2 Kết quả của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của công ty trong những năm gần đây Công ty TNHH Ngọc Linh với lĩnh vực chính là kinh doanh nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp. Qua những năm kinh doanh nhập khẩu công ty đã có những kết quả kinh doanh đáng kể. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thiết bị máy hàn cắt tăng lên theo năm. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại WTO thì công ty cũng đã có sự mở rộng quy mô nhập khẩu hơn thể hiện ở năm 2007 có sự đột biến về kim ngạch nhập khẩu các loại mặt hàng nói chung và thiết bị hàn cắt nói riêng, lượng hàng hoá được nhập khẩu từ nhiều thị trường khác nhau. Công ty đã kịp thời xây dựng chiến lược nhập khẩu cho thời gian sắp tới nhằm khai thác triệt để hiệu quả nhập khẩu ở thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, Ngọc Linh còn tìm kiếm những thị trường mới, và xây dựng mối quan hệ kinh doanh quốc tế với các đối tác trên thị trường. Bảng 5: Biểu về tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của công ty từ năm 2005 - 2007 như sau: Đơn vị tính: 1000 đồng Năm Số tiền 2005 17,063,371 2006 22,486,903 2007 30,850,428 (Nguồn: Báo cáo của phòng xuất nhập khẩu) Bảng 6: So sánh kết quả về giá trị nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt giữa các năm (2005 – 2007) Chỉ tiêu Năm 06/05 Năm 07/06 Gía trị 5,423,532 8,363,525 Tỷ lệ % 31.78% 37.19% (Nguồn: Báo cáo của phòng xuất nhập khẩu) Nhận thấy, kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của công ty năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 là hơn 17 tỷ đồng thì năm 2007 kim ngạch nhập khẩu lên tới hơn 30 tỷ đồng tăng gấp đôi năm 2005 và cao hơn 8 tỷ đồng so với năm 2006. Tỷ lệ % nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt cũng tăng đáng kể từ 31.78% (năm 06/05) lên tới 37.19% (năm 07/06). Có thể nói năm 2007 là năm tăng trưởng mạnh nhất của công ty trong những năm hoạt động kinh doanh. Phải chăng việc Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra thành công này của công ty. Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh thiết bị hàn cắt công nghiệp nhập khẩu Đơn vị tính: 1000đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu bán TBHC 35,711,182 35,742,310 43,112,334 Chi phí nhập khẩu 35,495,705 35,526,359 42,835,564 Lợi nhuận HĐKD TBHC 215,476 215,915 276,770 Nộp ngân sách 1,355,650 1,356,830 1,930,658 (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu – phòng nhập khẩu) - Chú thích: TBHC - Thiết bị hàn cắt công nghiệp HĐNKTBHC - Hoạt động kinh doanh thiết bị hàn cắt công nghiệp So sánh doanh thu bán thiết bị máy hàn cắt của năm 2007 với năm 2005, năm 2006 thấy doanh thu lớn hơn rất nhiều. Nếu như ở năm 2005, năm 2006 công ty chỉ duy trì mức doanh thu ở quanh con số 35 tỷ đồng thì đến năm 2007 doanh thu đã trên 43 tỷ đồng. Về lợi nhuận từ kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20488.doc