Chuyên đề Hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3

1.1 Hoạt động của công ty chứng khoán. 3

1.1.1. Khái niệm chung về công ty chứng khoán. 3

1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán. 5

1.1.2.1. Đối với các tổ chức phát hành 5

1.1.2.2. Đối với nhà đầu tư 6

1.1.2.3. Đối với thị trường chứng khoán 6

Công ty chứng khoán có hai vai trò chính: 6

1.1.2.4. Đối với các cơ quan quản lý thị trường 7

1.1.3. Các hoạt động của công ty chứng khoán. 8

1.1.3.1. Các hoạt động chính của Công ty chứng khoán 8

1.1.4.2. Các hoạt động phụ trợ 15

1.2 Hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán. 15

1.2.1 Các khái niệm 15

1.2.2 Điều kiện để phát triển hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán 16

1.2.4.1. Điều kiện khách quan 16

1.2.4.2. Điều kiện chủ quan 18

1.2.3 Các phương pháp phân tích đầu tư chứng khoán. 19

1.2.3.1. Phương pháp cơ bản 19

1.2.3.2. Phương pháp kỹ thuật 23

1.2.4 Những khó khăn đối với một công ty chứng khoán khi thực hiện hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán. 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT TRONG THỜI GIAN QUA. 27

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. 27

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. 27

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động. 29

1.2 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt trong thời gian qua. 31

2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 31

2.2.1.1 Hoạt động mô giới 33

2.2.1.2 Hoạt động tự doanh. 35

2.2.1.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. 37

2.2.1.4 Hoạt động tư vấn. 39

2.2.1.5 Hoạt động quản lý danh mục đầu tư 42

2.2.1.6 Hoạt động lưu ký chứng khoán 43

2.3 Thực trạng hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt 44

2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt 44

2.2.3.1 Cơ sở hình thành và triển khai hoạt động tư phân tích đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt 44

2.2.3.2. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. 47

2.3.2 Thực trạng hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt. 47

2.3.2.1. Quy trình lập báo cáo phân tích. 50

2.3.2.2 Nội dung chính các báo cáo phân tích thị trường tại BVSC 52

2.3.2.3 Nội dung các báo cáo phân tích ngành và doanh nghiệp. 53

2.3.3 Kết quả của hoạt đông phân tích đầu tư chứng khoán tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt 55

2.3.4 Đánh giá chung tình hình thực hiện hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt 56

2.3.4.1 Ưu điểm. 56

2.2.4.2 Mặt hạn chế. 59

2.2.4.3 Nguyên nhân 60

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BẢO VIỆT 63

3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt trong tương lai 63

3.1.1 Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 63

3.1.2 Định hướng cho các hoạt động cơ bản của công ty 63

3.2 Định hướng phát triển hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt - BVSC trong thời gian tới 65

3.2.1 Định hướng phát triển hoạt động phân tích tại công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt - BVSC 65

3.2.2 Những khó khăn mà BVSC gặp phải khi tiến hành phát triển hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán. 67

3.3 Giải pháp đối với hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt trong thời gian tới 68

3.3.1. Xây dựng cấu trúc của báo cáo phân tích 68

3.3.2. Cấu trúc báo cáo phân tích dựa vào đối tượng cung cấp 68

3.3.3 VÒ quy tr×nh lËp b¸o c¸o ph©n tÝch ®Çu t­ chøng kho¸n 69

3.3.4. Xây dựng nguồn dữ liệu cho hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán. 70

3.3.4.1 Các trang web 71

3.3.4.3 Các tạp chí chuyên ngành 72

3.2.5. Phát triển các hoạt động tư vấn, phân tích 73

3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích 73

3.2.7. Thiết lập kênh liên kết với các công ty chứng khoán khác, tổ chức niêm yết và nhà đầu tư 74

3.4 Một số kiến nghị. 75

3.4.1 Kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ngành liên quan. 75

3.4.1.1.Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán 75

3.4.1.2.Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường. 75

3.4.1.3 Với các Bộ ngành có liên quan 76

3.4.2. Kiến nghị đối với ủy ban chứng khoán nhà nước 77

3.4.2.1. Về hoạt động công bố thông tin 77

3.4.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo kiến thức về chứng khoán và đầu tư chứng khoán 78

3.4.2.3. Xúc tiến đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá và niêm yết các Tổng công ty nhà nước, các NHTM quốc doanh trên sàn giao dịch 79

3.4.3 Kiến nghị đối với công ty cổ phần chứng khoán bảo Việt 79

3.4.3.1.Nâng cao tiềm lực tài chính cho BVSC 79

3.4.3.2. .Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên phân tích tại BVSC 80

 

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính cho khách hàng như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khóan, cho vay hỗ trợ kinh doanh chứng khoán 2.2.1.2 Hoạt động tự doanh. Theo Luật Chứng khoán, tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình. Đây là hoạt động bắt buộc phải có nếu công ty muốn triển khai hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khóan , theo Điều 60 Luật Chứng khóan 2007. Hoạt động tự doanh chưa phải là môt thế mạnh của công ty. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tự doanh còn khá khiêm tốn. Năm 2005 hoạt động này chỉ mang về hơn 1,7 tỷ đồng doanh thu chiếm 7,7% tổng doanh thu. Năm 2006 doanh thu từ tự doanh tăng lên 18,7 tỷ (22,71%) và năm 2007 hoạt động này có sự tăng trưởng mạnh, doanh thu lên tới 143,1 tỷ đồng (39,11%) – tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Năm 2008, các chỉ số trên TTCKVN giảm điểm liên tục, hoạt động tự doanh của công ty đã gặp rất nhiều khó khăn nên tình trạng thua lỗ trong hoạt động này là không thể tránh khỏi. Doanh thu từ hoạt động tự doanh trong năm 2008 của toàn công ty là 31,993 tỷ đồng. Chỉ bằng 40% so với kế hoạch. Riêng thu nhập cổ tức, trái tức và lợi tức chứng chỉ quỹ đầu ta trong năm 2008 mang lại kết quả tốt đạt 50,882 tỷ đồng, tương đương 137,9% kế hoạch năm. Bảng 2.5 Doanh thu hoạt động tự doanh ( Nguồn bản cáo bạch năm 2008 của BVSC ) Nếu so sánh với một số các công ty chứng khóan khác cũng đã hoạt động hơn 5 năm trên thị trường chứng khóan thì tỷ trọng này còn khiêm nhường. Ví dụ như SSI, công ty chứng khóan Sài Gòn được thành lập từ năm 2000, hoạt động tự doanh luôn chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, do SSI có mức vốn điều lệ tăng trưởng khá cao và cao hơn nhiều so với BVSC nên công ty có điều kiện kinh doanh với quy mô lớn. (đơn vị: tỷ đồng) Bảng 2.6 Mức vốn điều lệ của SSI và BVSC – (Nguồn: Bản cáo bạch của SSI và BVSC) 2.2.1.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Theo Luật Chứng khóan, bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Do hoạt động bảo lãnh được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của công ty nên tỷ trọng doanh thu từ hoạt động này của BVSC là tương đối cao so với các công ty chứng khóan khác. Đồng thời, BVSC cũng là công ty chiếm thị phần bảo lãnh lớn nhất ở Việt Nam. Năm 2005, doanh thu từ bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 45%, tương đương với 10,1 tỷ. Năm 2006, BVSC vinh dự là đơn vị dẫn đầu về bảo lãnh phát hành cổ phiếu với thị phần khoảng 70% nhờ vào kết quả kinh doanh rất tốt của hoạt động này. Năm 2006 BVSC đã tiến hành bảo lãnh cho 10 đợt phát hành với giá trị bảo lãnh lên tới 928 tỷ đồng với các hợp đồng bảo lãnh lớn như: Bảo lãnh phát hành cho cong ty cổ phần giấy hải Phòng với tổng giá trj bảo lãnh trên 80 tỷ đồng bảo lãnh phát hành cho công ty cổ phần nhựa Bình Minh với tổng giá trị là 100 tỷ đồng….Doanh thu bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành đạt trên 32 tỷ đồng, tăng trên 300% so với năm 2005. cũng trong năm 2006, mặc dù doanh thu từ bảo lãnh nhưng tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ này giảm hẳn chỉ còn chiếm 15%-16,8%. Tuy nhiên nếu so sánh với công ty chứng khóan Sài Gòn thì tỷ lệ này chỉ chiếm dưới 10%. Trên đồ thị về thị phần hoạt động bảo lãnh của các công ty chứng khoán ở Việt Nam, BVSC luôn chiếm thị phần tương đối lớn trong hai năm 2005 và 2006. Nếu như năm 2005 BVSC chiếm 25% và chỉ đứng sau công ty chứng khóan của Ngân hàng ngoại thương, thì đến năm 2006, BVSC đã dẫn đầu với thị phần chiếm 26%. Trong năm 2007, thị trường chứng khoán có nhiều biến động nên các doanh nghiệp đã chọn hình thức bảo lãnh phát hành trong quá trình phát hành thêm cổ phiếu nhằm đảm bảo khả năng thành công cao nhất của đợt phát hành. Nắm bắt thời cơ, BVSC đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn kết hợp với bảo lãnh phát hành cho rất nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau với tổng doanh thu thừ hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành lên đén 52 tỷ đồng và giá trị bảo lãnh phát hành lên tới 4.456 tỷ đồng. Năm 2008, cùng với xu hướng chung của thị trường, hoạt đọng bảo lãnh phát hành diễn ra rất hạn chế. Hoạt động tiếp nhận đăng ký bán đấu giá của doanh nghiệp cũng không thu được kết quả như mong muốn. Tính chung doanh thu của các hoạt động bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành thực hiện năm 2008 là 11,609 tỷ đồng (đơn vị: tỷ đồng) Bảng 2.7 Doanh thu hoạt động bảo lãnh phát hành và đại lý đấu giá – (Nguồn: Bản cáo bạch của SSI và BVSC) Là một thành viên của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt, BVSC có ưu thế về uy tín và duy trì được nhiều mối quan hệ đối tác. Điều này giúp công ty ký được nhiều hợp đồng bảo lãnh với các khách hàng lớn, ví dụ như công ty cổ phần sữa Việt Nam và công ty cổ phần Nhựa Bình Minh. Ngoài ra, BVSC còn tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, ví dụ như đợt phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. 2.2.1.4 Hoạt động tư vấn. Theo Luật Chứng khóan, tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. Với các hình thức tư vấn phong phú và đa dạng, BVSC đã duy trì một thị phần khá ổn định cho mình trên thị trường tư vấn ở Việt Nam mặc dù thị phần của BVSC không phải là cao so với các công ty chứng khoán khác. Điều này thể hiện ở việc thị phần của BVSC không có biến động lớn trong các năm 2005 và 2006. Năm 2005, thị phần của BVSC là 19% chiếm tỷ trọng cao nhất, đến năm 2006, BVSC rút xuống vị trí thứ 3 (17%) sau công ty chứng khóan Sài Gòn và công ty chứng khóan của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC). Về mặt giá trị, doanh thu từ hoạt động tư vấn không có biến động nhiều qua các năm, từ năm 2005 đến hết năm 2007, hoạt động này mang lại khoảng 4-6 tỷ đồng doanh thu, vì vậy tỷ trọng doanh thu từ tư vấn giảm mạnh theo các năm. Năm 2005 doanh thu hoạt động này chiếm 18% thì năm 2006 chỉ còn 8% và năm 2007 là 1,7%. Năm 2006, BVSC đã thự hiện 31 hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, 35 hợp đồng tư vấn tài chính, phát hành chứng khoán và tư vẫn niêm yết. Các hợp đồng tư vấn này đã mang lại cho BVSC doanh thu 6,5 tỷ đồng. Với những kinh nghiệp tích lũy trong nhiều năm qua với việc triển khai tư vấn cho hàng trăm đơn vị, cùng với khả năng triển khai đồng bộ các nghiệp vụ tư vấn. Năm 2007 BVSC vẫn tiếp tục phát huy những lợi thế đó để đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp từ tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành và niêm yết chứng khoán, tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời kỳ trầm lắng của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã chủ động giãn việc phát hành và niêm yết cổ phiếu nên hoạt động tư vấn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy năm 2007 doanh thu từ hoạt động tư vấn của BVSC đạt 7,2 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2006. Năm 2008, với uy tín đã xây dựng trên thị trường chứng trong các năm qua cùng đội ngũ cán bộ tư vấn có năng lực, có trình độ, kinh nghiệm, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm, nhiều hoạt động tư vấn đã được chủ động triển khai.năm 2008, doanh thu tư vấn đạt 15,5 tỷ đồng, tăng 116% sơ với năm 2007.Đặc biệt cũng trong năm 2008, BVSC là công ty chứng khoán duy nhất ở VN đã vinh dự nhận được giải thưởng “Best Equity House 2008” ( Công ty tư vấn tốt nhất năm 2008) do tạp chí tài chính uy tín Finance Asia trao tặng. Đây chính là phần thưởng ghi nhận những nỗ lực không ngừng của BVSC về nghiệp vụ tư vấn với những thành tựu được công nhận trong nước và quốc tế. (đơn vị: tỷ đồng) Bảng 2.8 Doanh thu từ hoạt động tư vấn - (Nguồn: Bản cáo bạch BVSC) *Các hình thức tư vấn của BVSC + Tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp Hoạt động tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp bao gồm hỗ trợ tái cấu trúc vốn trước và sau khi chuyển đổi, định giá doanh nghiệp và định giá chứng khóan. Trong năm 2005, tổng số hợp đồng ký kết và thực hiện đạt hơn 185 hợp đồng mang về hơn 4 tỷ đồng doanh thu, tăng 140% so với năm 2004. Một số khách hàng lớn sử dụng dịch vụ tư vấn của BVSC như : Công ty Bóng đèn Điện Quang; Công ty Kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội; Công ty Cổ phần Nhựa Bao Bì Tân Tiến, Công ty Dây cáp điện Taya Việt Nam, Công ty Xi măng Hà Tiên, Công ty May Việt Tiến, Công ty Vận tải Dầu khí. + Tư vấn tài chính doanh nghiệp và phát hành chứng khóan Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp và phát hành chứng khóan bao gồm đánh giá tình hình và tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp. Một số khách hàng lớn của công ty như: Công ty Cổ phần Gas Petrolimex, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty Cổ phần Sông Đà 10, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông. + Tư vấn niêm yết chứng khóan Hoạt động tư vấn niêm yết chứng khóan bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu vốn, đạt đủ các điều kiện để được niêm yết chứng khóan trên thị trường tập trung, xác định giá niêm yết, soạn thảo hổ sơ và thực hiện các thủ tục đăng ký niêm yết theo quy định pháp luật. Một số khách hàng lớn của công ty như: công ty Kinh Đô, công ty Kinh Đô miền Bắc, công ty Phương Nam và công ty Taya. Năm 2006  BVSC đã tư vấn thành công cho 33 doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đến quý III năm 2007, trong số 206 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường thì đã có 54 doanh nghiệp do BVSC tư vấn niêm yết (chiếm 40%). + Tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn đầu tư Hoạt động tư vấn quản trị doanh nghiệp bao gồm tư vấn quản trị hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế điều chỉnh hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và quy trình công bố thông tin. Trong hoạt động tư vấn đầu tư, công ty cung cấp cho khách hàng các sản phẩm phân tích cơ bản và kỹ thuật đối với từng loại mã chứng khóan và với toàn thị trường. 2.2.1.5 Hoạt động quản lý danh mục đầu tư Theo Luật Chứng khóan, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện quản lý theo uỷ thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán và nắm giữ chứng khoán. Mặc dù doanh thu hoạt động quản lý danh mục đầu tư của BVSC có tăng lên qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng nhưng hoạt động này vẫn chưa phải là một nguồn thu lớn của công ty do tỷ trọng doanh thu khá thấp so với các hoạt động khác. Năm 2005, BVSC thực hiện quản lý danh mục với tổng giá trị nhận ủy thác lên tới 120 tỷ đồng, mang về hơn 200 triệu đồng doanh thu, chiếm gần 1%. Năm 2006 doanh thu từ hoạt động này tăng lên gấp 6 lần đạt 1,3 tỷ đồng (1,6%), năm 2007 con số này là 4,2 tỷ (1,2%).năm 2008 BSVC không chú trọng và triển khai hoạt động này nên không có doanh thu. 2.2.1.6 Hoạt động lưu ký chứng khoán Theo Luật Chứng khóan, lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán. Dịch vụ này thường được các công ty chứng khoán kết hợp với dịch vụ quản lý sổ cổ đông để đảm bảo lợi ích cho khách hàng và hỗ trợ hoạt động của các công ty chứng khóan. Doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khóan không phải là một nguồn thu mạnh của công ty. Qua số liệu các năm, doanh thu hoạt động này có xu hướng giảm dần về mặt tỷ trọng và tăng về mặt giá trị. Năm 2006, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã chính thức đi vào hoạt động. Hoạt động lưu ký và thanh toán bù trừ được tiến hành độc lập với hai trung tâm giao dịch đã tạo điều kiện cho BVSC thực hiện tốt và tiếp cận với các hệ thống quốc tế về lưu ký chứng khoán. Mặt khác, trước tác động của việc bãi bỏ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch dẫn đến làn sóng các doanh nghiệp thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường tập trung vào những tháng cuối năm 2006. Chính yếu tố này đã làm gia tăng lượng hàng hoa lưu ký cho công ty, làm cho doanh thu hoạt động lưu ký trong năm 2006 đạt xấp xỉ 500 triệu đồng, tăng 272% so với năm 2005. Năm 2007, quy mô thị trường có sự gia tăng mạnh mẽ với 56 mã chứng khoán mới lên sàn dẫn đến khối lượng chứng khoán lưu ký qua các công ty chứng khoán nói chung và BVSC nói riêng là rất lớn. Bên cạnh đó BVSC đã khia thác được nhiều hợp đồng quản lý cổ đông cho các doanh nghiệp lớn nên đã đánh dấu bước nhảy vọt trong doanh thu của dịch vụ lưu ký này. Doanh thu của dịch vụ lưu ký năm 2007 là 1,5 tỷ đồng, tăng 300% so với năm 2006. Năm 2008, khắc phục những biến động bất lợi trên TTCK, hoạt động lưu ký chứng khoán của BVSC vẫn được duy trì rất tốt. Tính đến hết năm 2008, số lượng tài khoản giao dịch mở tại BVSC đạt 33.403 ( riêng số tài khoản mở mới năm 2008 đạt hơn 7000 ). Hình ảnh của BVSC ngày càng được nâng cao, doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng cũng góp phần vào việc gia tăng doanh thu cho hoạt động lưu ký. Theo đó, doanh thu lưu ký đạt 2,361 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2007. (đơn vị: tỷ đồng) Bảng 2.9 Doanh thu từ lưu ký chứng khoán - (Nguồn: Bản cáo bạch BVSC năm 2008) 2.3 Thực trạng hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt 2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt 2.2.3.1 Cơ sở hình thành và triển khai hoạt động tư phân tích đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt - Cơ sở pháp lý: Khi một doanh nghiệp muốn thực hiện một hoạt động kinh doanh nào đó thì nó phải dựa vào một chuẩn mực đó là khung pháp lý quy định cho loại hình kinh doanh đó để các hoạt động có thể diễn ra một cách bình thường và đảm bảo sự công bằng. Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt khi thực hiện các hoạt động về tài chính doanh nghiệp nói chung và hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán nói riêng cũng đều thực hiện theo những quy định chung của khung pháp lý mà UBCK nhà nước đề ra. Cơ sở pháp lý ở đây chính là các văn bản các quy phạm pháp luật quy định về các chủ thể cũng như các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, đến hoạt động kinh doanh về chứng khoán…hiện nay ở Việt Nam có một số những văn bản pháp luật cao nhất hiện vẫn còn hiệu lực đó là: các Nghị định như Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Ngoài ra còn một số những quy định, những văn bản pháp luật khác có liên quan khác mà công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt cần phải căn cứ vào để thực hiện - Vấn đề hàng hoá trên thị trường: chứng khoán là một hàng hoá đặc biệt trên thị trường tài chính bậc cao, trong giai đoạn này khi mà thị trường ngày càng thiếu những hàng hóa này để cung cấp cho nhà đầu tư. Vì vậy việc tạo hàng hoá trên thị trường chứng khoán là một việc làm cấp bách. để tạo được hàng hoá cho thị trường trước tiên phải hoàn thành quá trình CPH… mà doanh nghiệp không thể tự nó hoàn thành các công việc của công tác CPH như công việc xác định giá trị doanh nghiệp, công việc phát hành chứng khoán cũng như niêm yết chứng khoán trên thị trường… để làm được những công việc này thì doanh nghiệp cần đến sự trợ giúp của các công ty chứng khoán. Chính vì vậy, nhu cầu có các công ty chứng khoán với các dịch vụ phân tích đầu tư chứng khoán lúc này rất cao, công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt tiến hành các hoạt động về phân tích đầu tư chứng khoán này cũng là xuất phát từ thực tiễn của thị trường. - Năng lực của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt : Thứ nhất, đó là năng lực về tài chính: như ta đã biết công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt thành lập với số vốn hiện nay là 450 tỷ đồng nó đã đáp ứng đầy đủ điều kiện về vốn đó là công ty chứng khoán phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn pháp định thường được quy định cho từng loại hình nghiệp vụ. ở Việt Nam mức vốn pháp định cho từng loại hình kinh doanh như sau: Môi giới: 3 tỷ đồng; Tự doanh: 12 tỷ đồng; Quản lý danh mục đầu tư: 3 tỷ đồng; Bảo lãnh phát hành: 22 tỷ đồng; Tư vấn đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng. Chính vì vậy mà công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt có đầy đủ tiềm lực và điều kiện để thực hiện hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán Thứ hai, đó là tiềm lực về nhân sự của công ty: Điều kiện của công ty chứng khoán là những người quản lý hay nhân viên giao dịch của công ty phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, giấy phép hành nghề và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như mức độ tín nhiệm, tính trung thực. Chính nhờ năng lực chuyên môn cao mà nhân viên công ty chứng khoán có khả năng nắm bắt thông tin một cách nhạy bén và chính xác. Tính trung thực và mức độ tín nhiệm sẽ là một tiềm lực để thu hút sự chú ý quan tâm của khách hàng, tạo được lòng tin cho khách hàng. Đội ngũ cán bộ của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt là những cán bộ năng động, có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tín dụng, pháp luật, đầu tư, kinh doanh tiền tệ và đã được lựa chọn kỹ lưỡng. Coi yếu tố con người là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công và sự phát triển của Công ty, công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt luôn chú trọng hoạt động đào tạo con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng. Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt đã trải qua kỳ thi sát hạch và được UBCKNN cấp Giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán. Các cán bộ quản lý và kinh doanh đều có bằng cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán, đầu tư trở lên. Nhìn chung, những cơ sở trên đã giúp cho công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt hình thành và phát triển hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán. 2.2.3.2. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. Công ty chứng khóan Bảo Việt (bvsc) chính thức hoạt động kể từ ngày 26/11/1999 theo giấy phép hoạt động à hoạt động theo số 01/GPHĐKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056655 đăng ký lần đầu 20/07/1999, thay đồi lần thứ 5 ngày 15/11/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Cổ đông sáng lập của công ty là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/11/1999 Nghiệp vụ phân tích đầu tư chứng khoán được hình thành từ khi công ty chính thức đi vào hoạt động. Từ khi hình thành và đi vào hoạt động cho đến nay hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán đã đóng góp một phần lớn vào thu nhập của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. Doanh thu hàng năm của hoạt động này vẫn tăng đều qua các năm. Không những đóng góp vào doanh thu mà hoạt động này còn tạo cho công ty có mạng lưới khách hàng rộng khắp cả khách hàng chiến lược và khách hàng truyền thống đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh vị thế của công ty trên thị trường chứng khoán. Thực trạng hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt. Hiện nay BVSC đang đầu tư lớn để từng bước xây dựng một trung tâm nghiên cứu (Resreach Center). Trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức công tác nghiên cứu vĩ mô, nghiên cứu về ngành và các doanh nghiệp. Tính đến thời điểm tháng 4/2009, BVSC đang có 30 chuyên gia phân tích. Chuyên gia của BVSC được đào tạo bài bản ở cả trong nước và nước ngoài. BVSC đã phối hợp với các công ty chứng khoán lớn của nước ngoài để đưa chuyên gia phân tích của BVSC sang nghiên cứu và làm viêc tại các công ty này trong vòng 6 tháng sau đó lại trở về làm tại BVSC. Từ đầu năm 2008, BVSC đã phát hành định các báo cáo phân tích. Các báo cáo này chia làm 2 nhóm chính. Các báo cáo thị trường ( strategy reports ) bao gồm các báo cáo ngày, tuần và báo cáo hàng quý bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, tập trung phân tích diễn biến thị trường trong thời gian tiến hành phân tích, nhận định về xu hướng và chiến lược đầu tư trong thời gian tới. Các báo cáo phân tích ngành và công ty ( sector reports ) sẽ tập trung phân tích các ngành kinh tế trong điểm và các công ty lớn trong các ngành đó. Hiện BVSC đã chia ra làm 10 ngành và đều có các chuyên gia phân tích từng ngành.Theo như thông tin từ website chính thức của BVSC (www.bvsc.com.vn), Cấu trúc ngành nghề mà BVSC chia ra để lập các báo cáo phân tích được hệ thống lại như sau: Ngành vật liệu cơ bản. Vật liệu khô. + Công nghiệp sắt thép và khai khoáng. + Khai khoáng. + Gỗ và Giấy. Hóa chất. Ngành Y tế Thiết bị và sản phẩm Y tế. Dược phẩm và công nghê sinh học. Ngành Tài chính Ngân hàng. Bảo hiểm. + Bảo hiểm nhân thọ. + Bảo hiểm phi nhân thọ. Bất động sản. + Quỹ ủy thác đầu tư bất động sản. + Đầu tư bất động sản và dịch vụ bất động sản. Dịch vụ tài chính. + Dịch vụ tài chính. + Cung cấp công cụ đầu tư không phải cổ phiếu. + Cung cấp công cụ đầu tư cổ phiếu. Các dịch vụ hạ tầng Điện. Gas, nước, các dịch vụ hạ tầng khác. Ngành Công Nghiệp Xây dựng và vậy liệu xây dựng. Hàng hóa và dịch vụ. + Công nghiệp vận tải. + Điện tử và thiết bị điện. + Hàng không và quốc phòng. + Cơ khí + dịch vụ hỗ trợ. + Công nghiệp. Ngành Công Nghệ. Phần cứng và thiết bị. Dịch vụ phần mền và máy tính. Hàng Tiêu dùng Ô tô và phụ tùng ô tô. Thực phẩm và bia rựợu nước giải khát + Bia rượu, nước giải khát. + Sản xuất thực phẩm Hàng gia dụng và cá nhân + Hàng gia dụng và xây dựng dân dụng. + Sản phẩm phục vụ giải trí + Đồ dùng cá nhân. + Thuốc lá Ngành Viễn thông Dịch vụ viễc thông cố định. Dịch vụ viễn thông di động. Dịch vụ tiêu dùng Bán lẻ + Bán lẻ thực phẩm và thuốc. + Bán lẻ các sản phẩm khác. Truyền thông. du lịch và giải trí Ngành Dầu khí 2.3.2.1. Quy trình lập báo cáo phân tích. Tại BVSC, các nhân viên phân tích lập báo cáo phân tích theo trình tự 4 bước như sau: Bước 1: Xác định mục đích, giới hạn, phạm vi, đối tượng Đây là phần cơ bản, giúp cho nhân viên phân tích có cái nhìn tổng quát về đối tượng phân tích và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Các nhân viên phân tích của BVSC hiểu rằng các định mục đích là vấn đề cơ bản, quyết định nội dung của báo cáo Xác định giới hạn, phạm vi và đối tượng giúp nhân viên phân tích khoanh vùng được đối tượng phân tích và các đối tượng có liên quan, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các bộ phận nghiệp vụ và nhà đầu tư. Nếu giới hạn vượt quá tầm ảnh hưởng tới đối tượng phân tích, báo cáo sẽ bị loãng và không nêu được những nội dung cơ bản cần phân tích. Nhân viên phân tích căn cứ vào mục đích lập báo cáo và đối tượng cung cấp báo cáo mà xác định giới hạn, phạm vi và đối tượng cho phù hợp. Bước 2: Thu thập và thẩm định dữ liệu Sau khi đã quyết định xác định được mục đích, giới hạn, xây dựng được cấu trúc báo cáo phân tích, lựa chọn được mô hình phân tích, thì bước tiếp theo phải tiến hành thu thập dữ liệu. Có 2 nguồn dữ liệu có thể lấy, đó là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã qua xử lý. Có thể thu thập dữ liệu này từ các nguồn do chính doanh nghiệp công bố (các báo cáo về lỗ lãi, các công bố thông tin định kỳ, thông tin bất thường theo yêu cầu của UBCKNN và TTGDCK, và một nguồn thông tin nữa là từ bản cáo bạch của chính doanh nghiệp); từ thông tin do UBCKNN và TTGDCK công bố; thông tin từ các Bộ ngành có liên quan. Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý. Để có được những dữ liệu sơ cấp về tổ chức, phân tích viên có thể phải đến gặp trực tiếp tổ chức niêm yết kiểm tra xem xét lại tính đúng đắn của những gì mà tổ chức niêm yết công bố, hoặc thu thập những thông tin khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động phân tích. Mặt khácphân tích viên luôn tiến hành thu thập thông qua công tác điều tra, chọn mẫu khách hàng của đối tượng phân tích, bao gồm các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư để có được những thông tin đầy đủ bên cạnh những thông tin đã có. Bước 3: Viết báo cáo Những sản phẩm đến tay nhà đầu tư và bộ phận nghiệp vụ của CTCK là các báo cáo. Do vậy, công việc viết báo cáo là vô cùng quan trọng. Việc viết báo cáo phải đảm bảo được tính hợp lý và thống nhất giữa các thông tin thu thập được, đồng thời phải đảm bảo được tính cập nhật. Bước 6: Hiệu chỉnh, hoàn thiện báo cáo Như đã phân tích ở phần trên, yếu tố thông tin trên TTCK luôn luôn biến đổi, và do vậy ảnh hưởng ngay tức khắc đến các hoạt động trên TTCK. Do vậy, khi báo cáo đã được viết xong, phân tích viên BVSC luôn phải hoàn thiện và hiệu chỉnh báo cáo cho sát với tình hình thực tế. Công tác hoàn thiện và hiệu chỉnh có thể được thực hiện bằng việc phỏng vấn trực tiếp nhà đầu tư và bộ phận nghiệp vụ của CTCK về những lợi ích gì mà báo cáo mang lại cho họ, những yêu cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21737.doc
Tài liệu liên quan