Chuyên đề Hoạt động quảng cáo của Trung tâm quảng cáo và dịch vụ phát thanh – Đài Tiếng nói Việt Nam, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRONG KINH DOANH 3

1.1 KHÁI NIỆM QUẢNG CÁO VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 3

1.1.1 Khái niệm quảng cáo và đặc trưng của quảng cáo 3

1.1.2 Chức năng, vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của quảng cáo 4

1.2 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO 6

1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢNG CÁO TRÊN PHÁT THANH 12

1.3.1 Điều kiện kỹ thuật phương tiện 12

1.3.2 Đối tượng nhận tin 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TẠI TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ PHÁT THANH ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 16

2.1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ PHÁT THANH – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 16

2.1.1 Khái quát về Trung tâm 16

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm 19

2.1.3 Môi trường hoạt động kinh doanh của Trung tâm 25

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ PHÁT THANH – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 28

2.2.1 Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Trung tâm 28

2.2.2 Chiến lược dài hạn trong kinh doanh của Trung tâm 28

2.2.3 Chiến lược Marketing của Trung tâm 29

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 36

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ PHÁT THANH – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 40

2.3.1 Kế hoạch mục tiêu quảng cáo chung 40

2.3.2 Thực trạng quy trình xây dựng chiến lược quảng cáo của Trung tâm 42

2.3.3 Đánh giá nhận xét về hoạt động quảng cáo của Trung tâm 52

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ PHÁT THANH ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 56

3.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ PHÁT THANH – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 56

3.1.1 Giải pháp cho mục tiêu và kế hoạch quảng cáo 56

3.1.2 Giải pháp cho các bước trong chiến lược quảng cáo 57

3.2 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC PHỤ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ PHÁT THANH – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 64

3.2.1 Một số giải pháp về hoạt động Marketing 64

3.2.2 Một số giải pháp về hoạt động kinh doanh 66

KẾT LUẬN 67

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động quảng cáo của Trung tâm quảng cáo và dịch vụ phát thanh – Đài Tiếng nói Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều bất cập. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu sâu hơn về bản chất, tính chuyên nghiệp cũng như đóng góp của quảng cáo đối với kinh tế để đưa ra những quyết định sát thực hơn. Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ phát thanh - Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như các công ty kinh doanh quảng cáo khác luôn tuân thủ theo những quy định của nhà nước về quảng cáo, đặc biệt luôn đảm bảo thực hiện đúng Pháp lệnh quảng cáo. Môi trường khoa học công nghệ Xét chung về ngành quảng cáo, nhân tố khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự bùng nổi của công nghệ mới trong thập kỷ 21 đã ảnh hưởng lớn đến ngành quảng cáo. Bên cạnh các hình thức quảng cáo truyền thống: báo giấy, pano, apphich, đài phát thanh, thì với truyền hình, quảng cáo đến từng nhà, từng người, từng ngành, dù khán giả muốn hay không. Đến khi Internet và mạng viễn thông ra đời và phát triển mạnh thì công nghệ quảng cáo đã tiến thêm một bước dài, hay nói đúng hơn đã tạo ra một cuộc “cách mạng” trong ngành quảng cáo, với khái niệm quảng cáo online và quảng cáo mobile (quảng cáo trên mạng Internet và quảng cáo trên điện thoai di động). Các hình thức quảng cáo mới này, đang tạo ra sức ép rất lớn với quảng cáo trên đài phát thanh. Xét trong nội bộ quảng cáo trên đài phát thanh, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng đã mở ra cho loại hình này nhiều cơ hội lớn để đổi mới. Với các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho thu âm, lồng tiếng, ghép nhạc... quảng cáo trên đài phát thanh ngày càng có sức thuyết phục và sức lôi cuốn thính giả hơn, đồng thời giúp các cán bộ kỹ thuật thao tác đơn giản và dễ dàng hơn. Ngoài ra, bên cạnh thu âm bằng kỹ thuật kiểu cũ – kiểu Analog, hiện nay với thu âm kỹ thuật số đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quảng cáo trên đài phát thanh. Với công nghệ hiện đại, Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ phát thanh - Đài Tiếng nói Việt Nam cho ra đời nhiều sản phẩm quảng cáo chất lượng cao, ngày càng dành được sự hài lòng của khách hàng và sự hưởng ứng của bạn nghe Đài. Khách hàng Năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Trong tương lai không xa, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam. Đây chính là một cơ hội lớn cho Trung tâm, có thể mở rộng thị trường khách hàng của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn. Do tuổi đời còn rất trẻ, liệu Trung tâm có thể làm hài lòng được những khách hàng khó tính vốn đã quen với thị trường quảng cáo nước ngoài chuyên nghiệp và lâu đời. Để đứng vững trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Trung tâm cần nỗ lực nhiều để tự hoàn thiện mình. Môi trường nội bộ của Trung tâm Đội ngũ nhân viên của Trung tâm đều là những người trẻ tuổi, năng động, hết lòng với công việc. Nhờ đó nội dung các chương trình quảng cáo do Trung tâm làm đều mới mẻ, hiện đại, có sức lôi cuốn. Trung tâm có chính sách lương, thưởng, nhuận bút hợp lý, tạo điều kiện cho nhân viên yên tâm làm việc và thêm nhiệt tình với công việc được giao. Cơ cấu các phòng ban gọn nhẹ, số lượng nhân viên không lớn (65 người), nhờ đó tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các nhân viên trong Trung tâm ngày một nâng cao, các phòng ban phối hợp làm việc ăn ý, không khí là việc trong Trung tâm luôn sôi nổi, hăng hái. Tất cả những nhân tố trên tạo nên một môi trường nội bộ lành mạnh giúp các nhân viên làm việc có hiệu quả. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ PHÁT THANH – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 2.2.1 Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Trung tâm Với diện phủ sóng 98% trên cả nước và số thính giả thường xuyên từ 70 quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những phương tiện truyền thông rộng khắp và có hiệu quả nhất ở Việt Nam hiện nay, là cầu nối gần gũi với công chúng nghe đài trong nước cũng như nước ngoài. Là một đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm quảng cáo và dịch vụ phát thanh đã và đang phấn đấu trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh với quý khách hàng, trở thành một kênh thông tin hữu hiệu đưa sản phẩm dịch vụ đến gần người tiêu dùng hơn. Là một đơn vị kinh doanh, mục tiêu cơ bản của Trung tâm là có nhiều hợp đồng, đem về nguồn thu lớn cho Đài nói chung và cho Trung tâm nói riêng. 2.2.2 Chiến lược dài hạn trong kinh doanh của Trung tâm Tiếp tục mở rộng địa bàn kinh doanh đến mọi miền, vùng, ngành. Xây dựng những phương thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng cụ thể (Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp). Qua đó đáp ứng các nhiệm vụ: tuyên truyền theo đường lối của Đảng – Chính phủ, thiết thực với từng đối tác và hấp dẫn với từng người nghe. Mở rộng mạng lưới cộng tác viên tiếp thị, đặc biệt xây dựng được hệ thống đại lý vệ tinh đủ mạnh trên cả nước và nước ngoài. Nâng cao nghiệp vụ Marketing và nghiệp vụ phát thanh cho từng cá nhân của Trung tâm, sao cho mỗi cá nhân có thể tự hoàn thiện các hợp đồng từ khâu đầu đến khâu cuối (từ tiếp thị đến sản xuất chương trình). Triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả. Sắp xếp lại nhân lực theo hướng chủ yếu để chăm sóc khách hàng và giải quyết hợp đồng quảng cáo của các doanh nghiệp. Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ có thu theo quy đinh của Nhà nước, phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm. Điều chỉnh giá quảng cáo và tài trợ phù hợp với mặt bằng giá cả chung. 2.2.3 Chiến lược Marketing của Trung tâm 2.2.3.1 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu Phân đoạn thị trường dựa trên quy mô doanh nghiệp Gồm có 2 loại: doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa, nhỏ. Doanh nghiệp lớn: là những doanh nghiệp có doanh thu lớn, chiếm thị phần lớn và sẵn sàng dành khoản chi phí đáng kể cho hoạt động Marketing nói chung và quảng cáo nói riêng. Mặt khác do quy mô lớn nên doanh nghiệp có chiến lược sử dụng tất cả các phương tiện quảng cáo có tính khả thi để bao phủ được thị trường, do đó quảng cáo trên sóng phát thanh là không thể bỏ qua. Đây chính là loại doanh nghiệp mà Trung tâm lựa chọn làm thị trường mục tiêu của mình. Doanh nghiệp vừa và nhỏ: là những doanh nghiệp có doanh thu không lớn, ngân sách dành cho Marketing và quảng cáo không dồi dào vì tiềm lực tài chính còn hạn chế. Với đoạn thị trường này, Trung tâm không xác định là thị trường mục tiêu, nhưng cũng lên danh sách khách hàng tiềm năng với các khách hàng thuộc 2 diện sau: Nhóm doanh nghiệp có sản phẩm cung cấp ra thị trường có thể phù hợp với quảng cáo trên sóng phát thanh (như doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, dược phẩm, các tổ chức phi lợi nhuận...) Nhóm doanh nghiệp rất cần quảng cáo nhưng khả năng tài chính chưa đủ để thực hiện quảng cáo bằng các hình thức khác, vì quảng cáo trên sóng phát thanh được đánh giá là có chi phí rẻ nhất trong các phương tiện quảng cáo khác. Phân đoạn thị trường dựa trên phạm vi địa lý mà khách hàng hướng tới Gồm có 2 loại: khách hàng hướng tới khu vực thành thị và khách hàng hướng tới khu vực nông thôn tỉnh lẻ. Khu vực nông thôn, tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa là những nơi điều kiện giao thông vận tải chưa hoàn thiện, phương tiện thông tin liên lạc chưa phong phú, thậm chí có nơi sóng truyền hình vẫn còn kém, báo chí không cập nhật, sóng điện thoại chập chờn, càng không thể nói đến mạng Internet... Với những nơi như vậy, sóng phát thanh là phương tiện cung cấp thông tin lý tưởng. Vì hiện nay mạng lưới phủ sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam là hơn 90% trên lãnh thổ Việt Nam. Đài Tiếng nói Việt Nam chính là phương tiện lý tưởng để các doanh nghiệp hướng tới nhóm khách hàng nông thôn, tỉnh lẻ, vùng xâu vùng xa có thế đến được với đối tượng mục tiêu của mình. Do đó những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hướng tới các nhóm khách hàng này chính là thị trường mục tiêu của Trung tâm. Khu vực thành thị: là những thành phố, có nền kinh tế mạnh, thông tin liệc lạc giao thông vận tải, truyền thông đại chúng đều phát triển mạnh. Ở những vùng này, sóng phát thanh trở nên lạc hậu lỗi thời, người ta có nhiều phương tiện thu nhận thông tin khác hiệu quả hơn hiện đại hơn, như: truyền hình, Internet, điện thoại di động... Tuy không lựa chọn là thị trường mục tiêu, nhưng Trung tâm cũng lên danh sách khách hàng tiềm năng. Vì khu vực này vẫn luôn là thị trường hấp dẫn. 2.2.3.2 Định vị thị trường Do Trung tâm là một đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam, nghĩa là đơn vị duy nhất có khả năng phân phối quảng cáo của mình đến khán giả khắp cả nước. Chính vì thế, Trung tâm luôn phấn đấu trở thành đơn vị hàng đầu cả nước trong lĩnh vực cung cấp quảng cáo và dịch vụ quảng cáo trên sóng phát thanh, về chất lượng sản phẩm, và hiệu quả của sản phẩm, bao gồm: phạm vi biết đến (về địa lý), số lượng người được tiếp xúc. 2.2.3.3 Các quyết định Marketing – Mix của Trung tâm Trước năm 2004, khi vẫn còn là một ban trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm hầu như chỉ sản xuất theo chỉ đạo và kế hoạch của Đài. Nhưng từ khi trở thành đơn vị sự nghiệp có thu, hoàn toàn nắm quyền chủ động trong kinh doanh, đồng thời do môi trường cạnh tranh gay gắt, Trung tâm đã nhìn nhận được tâm quan trọng của hoạt động Marketing và bước đầu tiến hành Marketing chuyên nghiệp. Quyết định sản phẩm Phân loại sản phẩm Sản phẩm cung cấp cho khách hàng gồm 2 dạng: các clip quảng cáo và các chương trình phát thanh mang tính tuyên truyền quảng cáo. Các clip quảng cáo Là các clip quảng cáo dài tối thiểu 30 giây (30s) phát trên các kênh sóng của VOV. Các clip này có thể do Trung tâm sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc là clip quảng cáo do khách hàng tự thực hiện nhưng đã được Trung tâm kiểm duyệt và ký hợp đồng cho phép lên sóng. Thời lượng phát sóng Đài giao cho Trung tâm thực hiện (không kể các thời lượng được thực hiện vào các chương trình của các ban Biên tập khác trong Đài, theo yêu cầu làm chương trình của khách hàng) là 170 phút/ ngày. Bảng 2.3: Khung chương trình quảng cáo VOV1 VOV2 VOV3 Giờ Thời lượng Giờ Thời lượng Giờ Thời lượng 5h50 - 6h00 10 phút 7h00 - 7h15 15 p 5h55 - 6h00 5 p 11h45 - 12h00 15 p 8h55 - 9h00 5 p 17h45 - 18h00 15 p 11h00 - 11h05 5 p 13h00 - 13h05 5 p 15h05 - 15h10 10 p (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Các chương trình phát thanh Có 2 loại chương trình phát thanh Loại 1: Các chương trình phát thanh 30 phút Đây là các chương trình phát thanh mang nội dung tuyên truyền quảng cáo do Trung tâm thực hiện và chịu trách nhiệm. Loại chương trình phát thanh này làm theo đơn đặt hàng lâu dài của khách hàng. Trung tâm đã thực hiện nhiều chương trình loại này và nhận được sự yêu thích, hưởng ứng của nhiều bạn nghe Đài. Hiện nay trên sóng của Đài còn duy trì 4 chương trình loại này, đó là “Thương hiệu và Hội nhập”, “Siêu khuyến mãi”, “Thông tin lao động việc làm”, “Xone FM VOV”. Riêng chương trình “Xone FM VOV” là một loại sản phẩm rất riêng biệt. Đây là chương trình hợp tác giữa Trung tâm, Ban Âm nhạc – Đài Tiếng nói Việt Nam và công ty TNHH Sóng Xuân. Toàn bộ nội dung chương trình do công ty TNHH Sóng Xuân chịu trách nhiệm sản xuất, Trung tâm chỉ tiến hành kiểm duyệt và lên sóng. Mục đích của “Xone FM VOV” là hướng tới tiếp cận các luồng thông tin âm nhạc hiện đại của Việt Nam và thế giới. Chương trình có những mục khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của các lứa tuổi khác nhau, từ 16 đến 30. Xen giữa các mục là nhiều clip quảng cáo và chương trình phát thanh mang nội dung quảng cáo. “Xone FM VOV” phát sóng mỗi ngày 600 phút, trên sóng VOV3, từ thứ 2 đến Chủ nhật. Loại 2: Các chuyên đề 5 phút Đây là các chuyên đề nằm trong một chương trình phát thanh do một ban khác của Đài thực hiện. Chuyên đề này cũng do Trung tâm thực hiện và chịu trách nhiệm, mang tính chất tuyên truyền quảng cáo. Có thể kể tên một số chuyên đề như: “Bác sỹ cây trồng” trong chương trình “Nông nghiệp và Nông thôn”, “Cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập” trong chương trình “Hội nhập kinh tế quốc tế” do Tổng công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp tài trợ... Trên đây là hai hệ thống sản phẩm mà hiện nay Trung tâm đang sản xuất để phát sóng trên các kênh VOV theo quy định của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể đến các sản phẩm quảng cáo loại khác do các đơn vị trực thuộc khác của Đài sử dụng cũng đều do Trung tâm sản xuất và cung cấp, bao gồm: quảng cáo trên báo Tiếng nói Việt Nam và trên các website của Đài: www.vovas.com.vn, www.vovnews.com.vn, www.vov.org.vn... Quy trình cho ra đời một quảng cáo trên sóng phát thanh của Trung tâm Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất một quảng cáo của Trung tâm Tìm kiếm khách hàng Tư vấn khách hàng Đăng ký sóng trên Đài Sản xuất chương trình Ký kết hợp đồng (Nguồn phòng Kinh doanh) Quyết định giá Kể từ năm 2004, Chiến lược giá của Trung tâm điều chỉnh 2 lần để phù hợp với mặt bằng giá chung và đảm bảo tuân thủ quy định của Nhà nước. Từ năm 2004 đến hết năm 2007: Trung tâm xây dựng Chiến lược giá theo đối tượng khách hàng. Phân chia thành các đối tượng như sau: Các cá nhân, đơn vị sản xuất trong nước (cung cấp các sản phẩm trong nước sản xuất). Các cá nhân, đơn vị liên doanh với nước ngoài và các cá nhân đơn vị trong nước bán sản phẩm cho nước ngoài. Cá nhân, đơn vị nước ngoài. Các khách hàng thuộc các nhóm đã phân chia như trên sẽ áp dụng các mức giá khác nhau với cùng một kênh sóng, cùng một thời điểm. Từ năm 2008: Do mặt bằng giá cả có biến động mạnh, đặc biệt theo chủ trương của Nhà nước, tuân thủ cam kết gia nhập WTO, tất cả các khách hàng đều bình đẳng không phân biệt trong nước hay quốc tế, Trung tâm thực hiện chiến lược giá mới. Theo đơn giá năm 2008, tất cả các đối tượng khách hàng khác nhau đều chung một mức giá, việc phân chia đơn giá dựa vào nội dung thông tin quảng cáo. Chiến lược giá mới chia nội dung thông tin thành các loại sau: Nội dung quảng cáo sản phẩm dịch vụ hay doanh nghiệp. Nội dung thông tin xã hội, như: thi hành án, rơi giấy tờ, thông báo, mời họp mặt... Nội dung thông tin nhân đạo, như: tìm thân nhân, tìm người thất lạc do chiến tranh, cụ già, cháu nhỏ, người bị tâm thần, bệnh tật đi lạc... Nội dung thông tin đặc biệt: Quảng cáo trong các chương trình tường thuật trực tiếp. Quảng cáo mời thầu. Các loại quảng cáo với những nội dung khác. Dưới đây là Bảng giá mới và cũ của Trung tâm. (có tài liệu kèm theo) Chiến lược phân phối Kênh phân phối sản phẩm của Trung tâm chính là các kênh sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện Đài Tiếng nói Việt Nam duy trì 6 kênh sóng. Các clip quảng cáo và chương trình phát thanh của Trung tâm xuất hiện hàng ngày trên cả 6 kênh. Bảng 2.4: Các kênh sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV1: Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp Phát sóng liên tục 20h/ ngày, trên sóng FM 102,7 MHz. VOV2: Hệ Văn hóa và đời sống xã hội Phát sóng liên tục 19h/ ngày, trên sóng FM 102,7 Mhz. VOV3: Hệ Âm nhạc thông tin giải trí Phát sóng liên tục 24h/ ngày, trên sóng FM 102,7 Mhz. VOV4: Hệ Phát thanh Dân tộc Phát sóng liên tục 17 giờ 30 phút/ ngày. VOV5, 6: Hệ Phát thanh Đối ngoại (Nguồn: Bộ phận Hành chính) Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Kể từ năm 2004, cùng với sự chú trọng vào hoạt động Marketing, Trung tâm cũng bắt tay vào xây dựng hoạt động xúc tiến hỗn hợp có chiến lược, có mục tiêu, kế hoạch cụ thể. Quảng cáo Hoạt động quảng cáo của Trung tâm sẽ được trình bày kỹ hơn ở mục “2.3: Thực trạng hoạch định chiến lược quảng cáo của Trung tâm”. Xúc tiến bán Trung tâm có một số quy định về giảm cước quảng cáo, luôn được các khách hàng lưu ý như sau: Ưu tiên cho khách hàng thường xuyên, có ký hợp đồng quảng cáo dài hạn, khách hàng có doanh số quảng cáo lớn, khách hàng có các chương trình hay hợp tác với Đài Tiếng nói Việt Nam. Ưu tiên cho khách hàng đạt doanh số cao, thanh toán theo đúng như hợp đồng; khách hàng thanh toán tiền trước. Ưu tiên cho khách hàng là Nhà sản xuất, các sản phẩm mới sản xuất. Giảm giá được tính trên tổng giá trị quảng cáo đạt được. Quan hệ công chúng Đây là một trong những hoạt động quan trọng góp phần đưa hình ảnh của Trung tâm đến gần thính giả nói riêng và gần khách hàng nói chung. Hàng năm Trung tâm trích quỹ hoặc vận động cán bộ nhân viên tham gia hưởng ứng các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt, đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa, gia đình chính sách, có công với Cách Mạng... Năm 2004: Trung tâm đóng góp được tổng số tiền là 3.087.000 đồng. Năm 2005: Trung tâm đóng góp được tổng số tiền là 7.721.000 đồng. Năm 2006: Trung tâm đóng góp được tổng số tiền là 6.991.000 đồng, trong đó Trung tâm đã ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão Chan Chu và XangSene tàn phá là 3.800.000 đồng. Năm 2007: Trung tâm đóng góp được tổng số tiền là 5.144.000 đồng, trong đó, Quỹ khuyến học: 1.672.000 đồng, Quỹ đền ơn đáp nghĩa: 2.2.72.000 đồng, ủng hộ nạn nhân sập cầu Cần Thơ: 1.200.000 đồng. Trên đây là những hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm. Tuy chưa phong phú nhưng bước đầu có hiệu quả với kết quả kinh doanh của Trung tâm. Trong tương lai, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp sẽ được chú trọng nhiều hơn nữa để phổ biến hình ảnh của Trung tâm đến khách hàng và đông đảo quý thính giả. 2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.4.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận Năm 2004 là năm Trung tâm trở thành đơn vị sự nghiệp có thu, nên năm 2004 thường được lấy làm mốc để xem xét đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Doanh thu của Trung tâm tăng rõ rệt từ năm 2004. Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm cho thấy, kể từ sau khi trở thành đơn vị sự nghiệp có thu, Trung tâm đã hoạt động hiệu quả hơn. Doanh thu và lợi nhuận tăng lên hàng năm. Nhìn vào kết quả, ta thấy cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Doanh thu năm 2007 tăng đột biến, gấp 2,8 lần năm 2004, gấp 2,3 lần năm 2005, gấp 1,4 lần năm 2006. Cùng với sự tăng lên của doanh thu, lợi nhuận cũng tăng, năm 2007 lợi nhuận tăng gấp đôi so với năm 2004, gấp 1,53 lần năm 2005, và gấp 1,47 lần năm 2006. Sau khi trở thành đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện khoán thu khoán chi, hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm ngày càng thu được nhiều kết quả cao, vượt mức kế hoạch đề ra, mang lại khoản thu đáng kể cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Doanh thu theo sản phẩm Theo số liệu của bộ phận Tài vụ, doanh thu từ sản phẩm là các clip quảng cáo cao và tăng đều hàng năm. Đáng kể hơn là doanh thu từ sản phẩm là các chương trình phát thanh. Doanh thu từ loại hình sản phẩm này là nguồn thu đáng kể của Trung tâm. Biểu đồ 2.2: Doanh thu theo sản phẩm (Nguồn: Bộ phận Tài vụ) Năm 2004 doanh thu từ các chương trình phát thanh là 4,6 tỷ (chiếm 33% tổng doanh thu). Năm 2005 là 6,6 tỷ (chiếm 39,3%). Năm 2006 là 13,9 tỷ (Chiếm 51,5%). So với các năm trước doanh thu từ loại hình sản phẩm này tăng đột biến, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu của Trung tâm. Năm 2007, doanh thu từ các chương trình phát thanh tiếp tục chiếm hơn một nửa tổng doanh thu (53,8%). Điều này cho thấy, đây chính là loại hình sản phẩm thị trường đang cần. Trong tương lai, Trung tâm cần tiếp tục duy trì tốt hơn những chương trình phát thanh hiện có, đồng thời nghiên cứu thị trường để cho đời nhiều chương trình mới thỏa mãn nhu cầu thính giả cũng như nhu cầu khách hàng. Doanh thu theo đối tượng khách hàng Xét về doanh thu tính theo đối tượng khách hàng, nguồn thu từ nhóm các cá nhân, đơn vị trong nước luôn chiếm tỷ trọng cao so với các nhóm khách hàng khác. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3: Doanh thu theo đối tượng khách hàng (Nguồn: Bộ phận Tài vụ) Từ năm 2004 cho đến năm 2006, doanh thu từ nhóm các cá nhân, đơn vị trong nước luôn giữ tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm hơn 50% tổng doanh thu. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, các cá nhân, đơn vị nước ngoài bắt đầu xuất hiện, nhờ đó doanh thu từ nhóm khách hàng này của Trung tâm tăng hơn hẳn so với các năm trước, gấp 7,9 lần năm 2004, gấp 6 lần năm 2005, gấp 2,6 lần năm 2006, chiếm 26,4% tổng doanh thu năm 2007. Đến năm 2008, tuy Trung tâm áp dụng mức giá như nhau với tất cả các đối tượng khách hàng, nhưng chắc chắn trong thời kỳ hội nhập như hiện nay doanh thu từ nhóm các khách hàng nước ngoài vẫn sẽ tăng. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh gay gắt cũng sẽ giúp doanh thu từ các nhóm khách hàng khác (nhóm khách hàng trong nước và liên doanh) cũng tăng lên không ngừng. Trung tâm cần đưa ra những chính sách hợp lý để làm hài lòng tất cả các nhóm khách hàng khác nhau. 2.2.4.2 Tình hình tài chính Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm năm 2007 (Nguồn: Bộ phận Tài vụ) 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ PHÁT THANH – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM Năm 2004, Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ phát thanh – Đài Tiếng nói Việt Nam được cấp phép hoạt động như một đơn vị kinh doanh. Từ đây, các hoạt động Marketing nói chung và quảng cáo nói riêng bắt đầu được triển khai. Dưới đây là thực trạng hoạt động quảng cáo của Trung tâm được xem xét theo tiến trình một chiến lược quảng cáo. 2.3.1 Kế hoạch mục tiêu quảng cáo chung Giai đoạn năm 2004 Mục tiêu quảng cáo: tăng cường nhận thức về Trung tâm của đối tượng nhận tin trên địa bàn Hà Nội. Từ khi ra đời cho đến năm 2004, Trung tâm luôn núp sau cái bóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, sự biết đến của mọi người đến Trung tâm rất hạn chế. Do đó năm 2004, được chính thức hoạt động như một đơn vị kinh doanh độc lập, mục tiêu đầu tiên của Trung tâm là quảng bá nhằm nâng cao nhận thức về Trung tâm. Khu vực thực hiện: Hà Nội và các vùng lân cận. Thời gian thực hiện: năm 2004. Đối tượng nhận tin: Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng tiêu dùng phục vụ cho nhóm khách hàng bình dân và nhóm khách hàng ở vùng nông thôn, tỉnh lẻ. Đây chính là những nhóm khách hàng tiềm năng của Trung tâm. Ngay từ giai đoạn này, Trung tâm đã xác định hướng tới nhóm khách hàng này để làm tiền đề cho việc xây dựng danh sách khách hàng trung thành. Hình thức thực hiện: Quảng cáo trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Gửi thư mời, tờ rơi, catalogue giới thiệu đến các đối tượng khách hàng. Giai đoạn năm 2005 Mục tiêu quảng cáo: Nâng cao sự hiểu biết về Trung tâm. Tạo thiện cảm và sự ghi nhớ về Trung tâm trong tâm trí đối tượng nhận tin. Địa bàn thực hiện: mở rộng ra phạm vi cả nước. Thời gian thực hiện: năm 2005. Đối tượng nhận tin: Các doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào thị trường nhằm mục đích kinh doanh hoặc phi kinh doanh. Các cá nhân, kinh doanh cá thể. Các tổ chức trung gian của hoạt động quảng cáo: như các công ty quảng cáo, các công ty truyền thông, các công ty tổ chức sự kiện, các công ty môi giới quảng cáo... Hình thức thực hiện: Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông của Đài Tiếng nói Việt Nam: sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Tiếng nói Việt Nam, các website của Đài và của Trung tâm. Tham gia các hoạt động của ngành có khả năng tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Trung tâm và thu hút được các hợp đồng, như: “Liên hoan phát thanh toàn quốc” (được tổ chức vào tháng 8/2005), hội chợ các ban, đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam nhân kỉ niệm “60 năm – Đài Tiếng nói Việt Nam” (được tổ chức vào tháng 9/2005). Tham gia tích cực các hoạt động xã hội cộng đồng, như:quyên góp “Vì người nghèo”, ủng hộ đồng bào bão lụt thiên tai, tham gia các khuyến học, quỹ bảo trợ xã hội... nhằm nâng cao sự hiểu biết về Trung tâm, tạo ra hình ảnh tốt đẹp về Trung tâm của công chúng. Giai đoạn năm 2006 - 2007 Mục tiêu quảng cáo: Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đài phát thanh khác và các phương tiện quảng cáo khác. Xây dựng các nhóm khách hàng thường xuyên, trung thành. Thu hút nhóm doanh nghiệp nước ngoài. Địa bàn thực hiện: phạm vi cả nước. Thời gian thực hiện: 2 năm: 2006, 2007. Đối tượng nhận tin: Nhóm khách hàng thường xuyên. Nhóm khách hàng không thường xuyên và nhóm khách hàng mới. Hình thức thực hiện: Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông của Đài Tiếng nói Việt Nam: sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Tiếng nói Việt Nam, các website của Đài và của Trung tâm. Tham gia tích cực các hoạt động xã hội, cộng đồng nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng, nâng cao hình ảnh của Trung tâm. 2.3.2 Thực trạng quy trình xây dựng chiến lược quảng cáo của Trung tâm 2.3.2.1 Quyết định mục tiêu quảng cáo của Trung tâm Giai đoạn năm 2004 Đối tượng nhận tin: Nhóm 1: Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn. Nhóm 2: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng tiêu dùng phục vụ cho nhóm khách hàng bình dân và nhóm khách hàng ở vùng nông thôn, tỉnh lẻ. Mục tiêu truyền thông Bảng 2.9: Mục tiêu truyền thông giai đoạn năm 2004 Nhóm 1 Nhóm 2 Đặc điểm Có khả năng tài chính mạnh, ngân sách quảng cáo lớn. Có nhu cầu quảng cáo cao, nhằm bao phủ thị trường. Luôn muốn trở thành độc quyền. Riêng với khối doanh nghiệp nhà nước: bảo thủ, quen dựa vào cơ chế, ít năng động. Quảng cáo trên đài phát thanh là rất phù hợp vì đối tượng của đài phát thanh là nhóm thính giả bình dân, phân bố ở khu vực nông thôn, tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa. Mục tiêu quảng cáo Quảng cáo thông tin: Nhằm thông báo cho khách hàng sự hiện diện của Trung tâm. Cho khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33090.doc