Sau hơn 8 năm hoạt động, công ty Vinare đã góp phần nâng mức giữ lại trong nước thông qua các hợp đồng nhượng tái cho các công ty bảo hiểm trong nước và giữ lại tại chính công ty mình. Những năm đầu hoạt động, cùng với sự hỗ trợ từ phía Bộ Tài Chính thì tỷ lệ giữ lại và mức giữ lại đã dần dần tăng lên. Và đã hạn chế được phần nào dù là rất nhỏ lượng ngoại tệ chảy ra nước ngoài.
Trong 5 năm trở lại đây, với kinh nghiệm tích luỹ được qua quá trình hoạt động kinh doanh, thu thập được từ sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài hình ảnh và uy tín của công ty đã được gây dựng nên từ phía các công ty bảo hiểm gốc. Bên cạnh đó, còn phải kể đến số vốn hoạt động của công ty đã không ngừng được tăng lên thông qua kết quả hoạt động kinh doanh. Từ số vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 40 tỷ đồng khi mới thành lập tới nay con số đó đã đạt 277,63 tỷ đồng.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại công ty trong giai đoạn 1998 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bảo hiểm bắt buộc cho công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam là 20% dịch vụ và gần đây nhất là thông tư số 78/1998/TT-BTC ngày 09/6/1998 trong đó khi định mức tái bảo hiểm tối đa cho công ty bảo hiểm nội bộ hay công ty tái bảo hiểm chỉ định là 50% dịch vụ thì các công ty bảo hiểm trong nước đã có cơ sở pháp lý để đàm phán với các nhà thầu dầu khí cũng như nâng phần dịch vụ thu xếp vào các hợp đồng tái bảo hiểm cố định. Tuy vậy mức nhượng tái ra nước ngoài của dịch vụ này trên thị trường vẫn còn cao (94-96%). Điều này cũng đang đặt ra cho Chính phủ và các công ty bảo hiểm trong nước nghiên cứu và tìm ra giải pháp hợp lý và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí.
Chương II
Tình hình hoạt động tái bảo hiểm
thăm dò và khai thác dầu khí
tại Vinare giai đoạn 1998 - 2002
I . Sơ lược về công ty :
1. Sự ra đời và mục đích họat động của công ty :
Với mỗi một ngành nghề trong xã hội luôn tiềm ẩn những rủi ro. Những rủi ro đó có thể làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn tới sự phá sản. Bảo hiểm là một ngành luôn mang lại sự tin tưởng cho các công ty kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành bảo hiểm lại luôn tiềm ẩn những rủi ro bản thân bên trong nó. Và để tạo ra sự ổn định và phát triển ổn định và bền vững của bảo hiểm thì tái bảo hiểm đã ra đời. Đối với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn nói chung và với các đối tượng được bảo hiểm trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí nói riêng, tổn thất khi xảy ra có khả năng đánh gục bất kỳ công ty bảo hiểm nào. Do vậy các công ty bảo hiểm thường phải nhượng tái bảo hiểm các nghiệp vụ của mình cho các công ty tái bảo hiểm.
Trước đây khi trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa có công ty nào nhận dịch vụ này thì một số lượng lớn ngoại tệ phí đã chảy ra nước ngoài. Dòng ngoại tệ lớn này trên tổng phí bị thất thoát là một thiệt thòi không chỉ riêng ngành bảo hiểm mà còn cả nền kinh tế trong nước. Chính vì vậy, để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong nước và hạn chế sự thất thoát này, Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) đã ra đời. Vinare là một doanh nghiệp Nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài Chính, được thành lập ngày 27/9/1994 theo qui định số 920TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài Chính và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995 với số vốn 40 tỷ đồng.
Hiện nay công ty đang tiến hành triển khai các nghiệp vụ :
- Tái bảo hiểm hàng không
Tái bảo hiểm năng lượng
Tái bảo hiểm kỹ thuật
Tái bảo hiểm hàng hải
Tái bảo hiểm nhân thọ
Tái bảo hiểm P&I
2. Chức năng hoạt động của công ty :
Với nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, công ty đã từng bước thực hiện các chức năng chính của mình, góp phần tạo ra sự phát triển sôi động của thị trường.
2.1 Trung tâm điều phối thị trường trong nước:
Do đặc điểm có nhiều thuận lợi với quy định của Nhà nước về tái bảo hiểm bắt buộc, Vinare ưu đãi thực hiện việc nhượng tái cho các công ty bảo hiểm trong nước sau khi giữ lại một phần phù hợp với khả năng của mình trước khi tái cho các công ty tái bảo hiểm nước ngoài. Tổng phí nhượng tái cho các công ty bảo hiểm trong nước trong năm 2002 đạt 70,47 tỷ đồng, tăng so với 38% so với năm 2001. Mặc dù hoạt động nhượng tái cho các công ty bảo hiểm trong nước còn có nhiều hạn chế tuy nhiên công ty đã và đang cố gắng nỗ lực hợp tác cùng với các công ty bảo hiểm trong nước. Qua đó nâng dần mức giữ lại của toàn thị trường. Thị trường bảo hiểm dầu khí là một trong những thị trường thực hiện tốt công việc này. Qua các năm mức, giữ lại tại Vinare và các công ty bảo hiểm trong nước đã tăng dần lên, góp phần làm giảm lượng ngoại tệ chảy ra nước ngoài.
2.2 Nhà tư vấn kỹ thuật về bảo hiểm, tái bảo hiểm cho thị trường bảo hiểm trong nước :
Với tư cách là một nhà tái chuyên nghiệp, Vinare đã hết sức nỗ lực trong việc thực hiện các chức năng: cung cấp các qui tắc, điều khoản, điều kiện và tỷ lệ phí cho các công ty bảo hiểm, khách hàng và các nhà môi giới. Trong rất nhiều các nghiệp vụ, các điều kiện, điều khoản, tỷ lệ phí do Vinare đưa ra luôn đem lại lợi ích lớn cho khách hàng, mang đến sự đảm bảo tốt cho lợi ích của họ.
Ngoài ra, Vinare cũng đã được một số doanh nghiệp bảo hiểm chọn làm nhà tái đứng đầu cho một số nghiệp vụ của họ và cũng được công nhận bởi các đối tác quốc tế.
Đối với một số nghiệp vụ bảo hiểm còn khá mới mẻ và phức tạp như hàng không, dầu khí thì công ty đã giúp cho các công ty bảo hiểm gốc kinh doanh nghiệp vụ này những kỹ thuật cần thiết như các bước thực hiện trong quá trình khai thác, giám định, bồi thường.
2.3 Trung tâm tổng hợp, phân tích và đánh giá hoạt động của thị trường bảo hiểm trong nước :
Do được hưởng ưu đãi từ qui định tái bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước đối với tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm gỗc trên thị trường, công ty có thể thực hiện được việc tổng hợp, phân tích và đánh giá hoạt động chung của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm đang được triển khai trên toàn bộ thị trường nội địa.
Dựa trên những phân tích, đánh giá này, các nhà bảo hiểm trực tiếp có thể thấy được cần phải chú ý vào việc phát triển những thuận lợi hay khắc phục những khó khăn để phát triển theo đúng hướng cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích của khách hàng nói riêng và của cả thị trường bảo hiểm nói chung.
2.4 Trung tâm cung cấp dịch vụ đào tạo chuyên môn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành bảo hiểm :
Một trong những khó khăn mà ngành bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt là vấn đề con người, lực lượng lao động còn ít về số lượng và kém về chuyên môn nghiệp vụ. Để giải quyết vấn đề này trong những năm qua, công ty đã tổ chức rất nhiều các cuộc hội thảo về các nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng không, dầu khí, bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt, bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt khác cho hàng nghìn cán bộ trong ngành cũng như khách hàng.
Với nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí, Vinare đã giúp đỡ công ty PVIC trong việc đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật. Điều này đã làm cho thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam ngày càng phát triển hơn cùng với sự vững vàng về chuyên môn của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này.
2.5 Trung tâm cung cấp thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm cho các nhà tái bảo hiểm trong nước và ngoài nước:
Đối với các công ty, một trong những vấn đề mang tính sống còn là phải liên tục đổi mới, theo sát các hoạt động, tiến bộ về bảo hiểm, tái bảo hiểm trên toàn thế giới cũng như sự phát triển của các loại hình bảo hiểm khác nhau ở phạm vi trong và ngoài nước nhằm tích luỹ kinh nghiệm, rút ra được các bài học cho hoạt động của mình. Hiểu được sự cần thiết này và với vai trò của mình, kể từ năm 1997, Vinare bắt đầu ấn hành tạp chí thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm ra hàng quý, nhằm cung cấp các thông tin về thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm nội địa, khu vực và toàn cầu cho các công ty bảo hiểm cung như khách hàng. Đồng thời Vinare cũng cho ra đời hai ấn bản hàng năm về hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm cung cấp cho các công ty bảo hiểm nước ngoài những thông tin mới nhất, khuyến khích sự hỗ trợ và hợp tác của họ đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam. Những tạp chí này - biểu hiện cụ thể những cố gắng của Vinare đối với sự phát triển của bảo hiểm Việt Nam - dù nội dung còn có nhiều hạn chế nhưng cũng đã được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao.
II. Hoạt động tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại Vinare :
1. Hoạt động nhận tái bảo hiểm :
Đối với công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, hoạt động nhận tái chủ yếu được tiến hành với hai công ty có thị phần bảo hiểm dầu khí lớn nhất trên thị trường hiện nay là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt(37,5%) và Công ty bảo hiểm dầu khí - PVIC(61%). Quy trình nhận tái thường được tiến hành như sau :
1.1 Với hợp đồng nhận tái bảo hiểm tạm thời : (Facultative Reinsurance)
Với loại hình hợp đồng này, khi phát sinh nhu cầu tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm sẽ gửi thông báo thứ nhất dưới hình thức một bản chào tái (còn gọi là phiếu đề nghị) cho Vinare về một dịch vụ nào đó mà họ cần tái đi trong có ghi rõ các đặc điểm chính của rủi ro được tái bảo hiểm bao gồm:
Tên của dịch vụ
Tên người được bảo hiểm
Thời hạn bắt đầu và kết thúc của hợp đồng
Các lợi ích được bảo hiểm
Mức bồi thường
Mức khấu trừ
Các điều kiện, điều khoản được áp dụng trong dịch vụ
Những điều khoản loại trừ
Phí bảo hiểm và thời hạn thanh toán của phí bảo hiểm gốc
Một số quy định về phần nhận tái và hoa hồng tái bảo hiểm
Sau khi nhận được bản chào tái này, công ty có quyền tự do lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay bằng một số tiền cố định trên cơ sở rủi ro được đề nghị.
Nếu Vinare đồng ý thì bước tiếp theo là ký xác nhận (Confirmation) vào bản chào đó và gửi trả cho công ty gốc. Để đảm bảo tính thời gian, việc xác nhận có thể được thực hiện bằng điện tín hay điện thoại nhưng sau đó vẫn phải gửi xác nhận bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng.
Tất nhiên Vinare có quyền khước từ tham gia vào hợp đồng nếu họ muốn. Việc nhà tái bảo hiểm im lặng, không trả lời theo thông lệ quốc tế thì không thể được coi như là một sự chấp nhận.
Trước khi có ý kiến chính thức nhận hay khước từ, Vinare có thể yêu cầu được biết thêm thông tin và các chi tiết khác để đánh giá rủi ro mà mình sẽ nhận. Cuối cùng nhà bảo hiểm gốc sẽ gửi cho công ty nhận tái bản hợp đồng chính thức và sau khi được chấp thuận ký kết thì dịch vụ theo hình thức tuỳ ý lựa chọn mới được coi là hoàn thành.
Dịch vụ tái bảo hiểm này cũng sẽ tự động chấm dứt nếu như đến ngày mãn hạn của hợp đồng mà không có sự tái lập của hợp đồng. Tuy nhiên dù là hợp đồng bảo hiểm đã tái lập thì cũng không có nghĩa là Vinare buộc phải tiếp tục nhận hợp đồng tái bảo hiểm cho thời hạn kế tiếp mà có quyền tự do lựa chọn tiếp tục nhận hay từ chối không tham gia tiếp nữa, trừ khi có sự giao kết nào khác. Hơn nữa hợp đồng tái bảo hiểm theo hình thức này, không có ràng buộc là công ty Vinare phải chấp nhận những thay đổi, sửa đổi về nội dung, điều kiện hay giá phí mà đã thoả thuận ban đầu với công ty bảo hiểm gốc. Mọi sự thay đổi như vậy đều phải được thông báo trước và được sự chấp thuận của Vinare.
Hiện nay những hợp đồng tạm thời trong bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí được ký kết ở Vinare là không nhiều do tính ổn định, ít thay đổi của các dịch vụ trọn gói dài hạn đã được ký kết trong các dịch vụ trọn gói dài hạn đã được ký kết trong các hợp đồng tái bảo hiểm cố định
1.2 Với hợp đồng nhận tái bảo hiểm cố định (Obligatory Reinsurance):
Các hợp đồng tái cố định thường được Vinare sử dụng nhiều hơn cả trong nghiệp vụ thăm dò và khai thác dầu khí. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì như đã nói ở trên, các đối tượng được bảo hiểm trong thăm dò và khai thác dầu khí nói chung có độ ổn định tương đối cao. Hơn nữa với những ưu điểm của mình do tiết kiệm và không phức tạp trong công tác quản lý cho nên hợp đồng này tỏ ra hết sức thích hợp.
Hằng năm thường là vào ngày 1/1, Vinare cùng các công ty bảo hiểm gốc sẽ ký kết các hợp đồng bao gồm các điều khoản, điều kiện cung cấp đảm bảo cho một loạt các rủi ro. Thông thường thì các hợp đồng bảo hiểm này được gọi là các đơn bảo hiểm trọn gói có hiệu lực trong một năm. Sau ngày 31/12 của năm đó, Vinare cũng như các công ty bảo hiểm gốc sẽ xem xét, tổng kết tình hình, sửa đổi, bổ sung và tiến hành tái lập cho các hợp đồng. Trước hết người ta ký kết một thoả thuận tái bảo hiểm (Reinsurance Agreement) về những điều kiện chung nhất như phạm vi, đối tượng chung của hợp đồng, thời hiệu bắt đầu và kết thúc hiệu lực của hợp đồng, điều khoản về hoa hồng phí, về bồi thường... Sau đó đối với mỗi một dịch vụ phát sinh thêm, người ta lại soạn một đơn riêng cụ thể hoá các điều khoản trong thoả thuận tái bảo hiểm.
Khi hợp đồng đã được ký kết thì giữa các công ty nhượng với Vinare coi như đã có một sự ràng buộc. Mọi dịch vụ thuộc phạm vi của nghiệp vụ tái sẽ được chuyển vào các hợp đồng này và được thông báo cho Vinare theo quý theo bảng thông báo Borderaux. Lúc này công ty Vinare sẽ xem xét và loại bỏ những dịch vụ không đủ điều kiện. Các dịch vụ còn lại sẽ được Vinare chấp nhận và gửi xác nhận lại cho công ty bảo hiểm gốc. Đây là một khá riêng trong các hợp đồng nhận tái của Vinare. Việc thanh toán phí tái, hoa hồng phí cũng như bồi thường sẽ được tiến hành theo định kỳ đã thoả thuận trong hợp đồng (hiện nay thường là hàng quý).
Các hợp đồng cố định tỷ lệ mà Vinare cung cấp cho các công ty gốc hiện nay được cho là khá tốt xét về phạm vi và các điều kiện, điều khoản. Một số rủi ro trước đây không được bảo hiểm trong các hợp đồng truyền thống như bảo hiểm cho rủi ro xây dựng lắp đặt ngoài khơi nay cũng được công ty đưa vào trong hợp đồng. Phạm vi địa lý không gian cũng đã được mở rộng hơn. Ví dụ như trước đây phạm vi đó chỉ thuộc lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam đối với các tàu khoan, giàn di động... nhưng nay việc các đối tượng trên tiến hành di chuyển ra nước ngoài để bảo trì, sửa chữa đã được bổ sung thêm. Những đặc điểm này có được một phần là nhờ tình hình cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí luôn được chú trọng và phát triển. Với định hướng phát triển nước ta thành một nước công nghiệp, Đảng và Nhà nước đã và đang có những bước đi đúng hướng nhằm thu hút nguồn vốn cũng như kỹ thuật vào các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Điều này đã có tác động tích cực tới thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
Biểu 5: Tình hình thu phí bảo hiểm dầu khí giai đoạn 1998-2002 tại Việt Nam
Đơn vị : triệu USD
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh thu phí
5,161
4,8
5,3
18,3
32,5
(Nguồn: Tạp chí thông tin bảo hiểm, tái bảo hiểm số 1/2003)
Thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường bảo hiểm dầu khí thế giới. Năm 1998, lượng phí bảo hiểm dầu khí của thị trường Việt Nam đạt 5,161 triệu USD. Nếu so sánh với các năm gần trước đó thì đây là dấu hiệu tụt lùi. Sang năm 1999, thị trường trong nước cũng chưa có sự khởi sắc, lượng phí chỉ đạt 4,8 triệu USD. Đến năm 2000, lượng phí đã bắt đầu tăng lên đạt 5,3 triệu USD, báo hiệu một thời kỳ thuận lợi cho thị trường trong nước. Lần lượt qua 2 năm tiếp theo 2001, 2002 lượng phí đột ngột tăng mạnh lên 18,3 và 32,5 triệu USD. Có được điều này phần lớn là do phí bảo hiểm trên toàn thế giới của nghiệp vụ này đã tăng. Trong năm 2002, ngoài các dịch vụ được tái tục hàng năm khối lượng dịch vụ dầu khí ở Việt Nam đã tăng nhiều hơn so với cùng kỳ những năm trước với một số dự án mới như xây dựng lắp đặt các giàn đầu giếng, giàn bơm nước, giàn nhà ở tại mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC với tổng giá trị hợp đồng là 180,596 triệu USD, giàn đầu giếng WHP-A tại lô 15-1 của liên doanh dầu khí Cửu Long tại giếng Sư Tử Đen với giá trị hợp đồng gần 15,444 triệu USD, chương trình khoan 4 giếng thăm dò tại lô 16-1 của liên doanh Hoàn Vũ và Hoàng Long và gần đây nhất là chương trình khoan 3 giếng phát triển của xí nghiệp liên doanh Việt Xô tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Đại Hùng.
Điều này thể hiện rõ sức thu hút các doanh nghiệp của nghiệp vụ này cũng như khối lượng vật chất của đối tượng tham gia bảo hiểm to lớn tới mức nào. Có được những con số trên một phần là do trong những năm qua mức phí bảo hiểm dầu khí đã tăng lên đáng kể trên toàn thị trường thế giới. Một số dịch vụ trong bảo hiểm dầu khí đã có mức tăng phí lên tới 200-300%. Chính điều này đã có động rất lớn tới nghiệp vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí mà công ty Vinare đang tiến hành triển khai.
Biểu 6: Tình hình khai thác nghiệp vụ tái bảo hiểm dầu khí tại Vinare giai đoạn 1998-2002
Đơn vị : triệu USD
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh thu phí nhận tái
0,997
1,421
1,316
3,012
4,973
(Nguồn: Tạp chí thông tin bảo hiểm, tái bảo hiểm số 1/2003)
Việc khai thác nghiệp vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí trong giai đoạn 1998 - 2002 đã có sự tăng trưởng khá tốt. Năm 1998, doanh thu nhận tái của nghiệp vụ này đạt 0,997 triệu USD. Đây là con số khá nhỏ nếu so với tổng phí bảo hiểm dầu khí của toàn thị trường trong năm đó là 5,1 triệu USD. Đến năm 1999, phí nhận tái tăng lên 1,421 triệu USD. Nếu so sánh với năm 1998 thì đã tăng lên 42,5%. Năm 2000 đạt 1,316 triệu USD, thấp hơn so với năm trước 0,105 triệu USD. Trong hai năm 2001 - 2002, phí nhận tái đã tăng lên rất lớn đạt 3,012 triệu USD năm 2001 và 4,973 triệu USD năm 2002. Năm 2001 phí nhận đã tăng hơn 2 lần và năm 2002 cũng đã tăng gần 4 lần so với năm 2000.
Đây là nỗ lực rất lớn từ phía công ty trong việc cải thiện năng lực nhận tái từ thị trường bảo hiểm dầu khí trong nước. Cũng do ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm dầu khí nên thị trường tái bảo hiểm dầu khí cũng tăng theo. Lượng phí nhận tái của công ty Vinare đã tăng dần đến năm 2002 đã đạt 4,973 triệu USD, tuy chưa đạt tới đỉnh điểm như năm 1995 nhưng các chuyên gia đã dự báo rằng thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm dầu khí tại Việt Nam đang trong thời kỳ thuận lợi.
Tuy nhiên nếu so sánh số phí nhận tái của công ty với số phí tái của nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí trên toàn thị trường thì chúng ta sẽ có sự nhìn nhận khác
Biểu 7: Tổng số phí tái của nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí trên thị trường Việt Nam giai đoạn 1998 - 2002
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng phí tái toàn thị trường
4,98
4,72
5,19
16,84
30,72
(Nguồn: Tạp chí bảo hiểm, tái bảo hiểm số 9/2002)
Qua bảng số liệu chúng ta mới thấy rõ mức nhận tái của Vinare đối với dịch vụ này còn quá nhỏ. Năm 1998, tổng phí nhận tái toàn thị trường đạt 4,98 triệu USD và đến năm 1999 đã lại giảm xuống còn 4,72 triệu USD. Nhưng từ năm 2000 đến nay tổng phí nhận tái liên tục tăng và tăng rất nhanh cùng với việc tăng nhanh của phí bảo hiểm nghiệp vụ gốc. Như vậy mặc dù mức nhận tái của công ty cũng đã tăng lên nhưng tốc độ tăng còn thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng phí toàn thị trường. Chính điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của công ty cũng như mức giữ lại của toàn thị trường. Bởi vì ngoài số nhỏ phí do Vinare nhận được thì phần lớn số phí còn lại của nghiệp vụ này sẽ rơi vào tay các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài theo chỉ định của các công ty thma gia bảo hiểm.
Biểu 8: Tỷ lệ nhận tái của Vinare đối với nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí giai đoạn 1998 - 2002
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Tỷ lệ nhận tái của Vinare(%)
20,02
30,11
25,85
17,89
16,19
Tốc độ tăng (giảm) tỷ lệ nhận tái (%)
-
50,49
-14,15
-30,79
-9,5
(Nguồn: Tạp chí thông tin bảo hiểm, tái bảo hiểm số 1/2003)
Qua biểu số liệu trên chúng ta thấy rõ là tỷ lệ nhận tái của công ty là thấp và đang có dấu hiệu suy giảm dần. Trong giai đoạn 1998 - 2002 chỉ có năm 1999 đạt tỷ lệ nhận tái cao nhất là 30,11%. Còn lại trong các năm khác tỷ lệ nhận tái là thấp, chỉ có 2 năm đạt trên 20% là năm 1998 và năm 2000. Có một thực tế đang diễn ra tại thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam là mặc dù theo quy định của Bộ Tài Chính thì các công ty bảo hiểm gốc khi tiến hành tái bảo hiểm phải bắt buộc tái cho Vinare là 20% lượng phí tái đi; nhưng điều này đã không được các công ty thực hiện nghiêm túc. Nhìn vào bảng chúng ta thấy đến năm 2001 và năm 2002 tỷ lệ này đã không được các công ty bảo hiểm gốc thực hiện đúng. Năm 2001 tỷ lệ nhận tái từ thị trường của Vinare chỉ đạt 17,89% và năm 2002 chỉ còn 16,19%.Tỷ lệ nhận tái liên tục giảm qua các năm. Năm 1999 tỷ lệ nhận tái có tăng so với năm trước 50,49%. Sang đến năm 2000, tỷ lệ nhận tái đã giảm xuống và giảm hơn 14,15% so với năm 1999. Trong 2 năm 2001 và 2002 tỷ lệ này cũng giảm. Năm 2001, tỷ lệ nhận tái giảm mạnh chỉ còn 17,89% giảm hơn 30,79% so với năm 2000. Đến năm 2002, tỷ lệ nhận tái đạt 16,19% và giảm 9,5% so với năm 2001.
Điều này chứng tỏ các công ty bảo hiểm gốc đã cố tình phớt lờ quy định trên. Nguyên nhân chính mà các công ty này đưa ra là do khi ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc thì họ luôn bị chỉ định tái bảo hiểm cho các công ty tái bảo hiểm quốc tế. Một nguyên nhân nữa là do tỷ lệ hoa hồng phí mà các công ty nước ngoài đưa ra luôn cao hơn công ty Vinare và kèm theo đó là những điều kiện thuận nhất trong hợp đồng. Chính điều này gây ra khó khăn cho công ty. Và công ty cần nhanh chóng tìm ra cách khắc phục. Bên cạnh đó công ty cũng cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc đưa ra các quy định trong việc tái bảo hiểm chỉ định ra nước ngoài và tính nghiêm minh trong việc thực hiện các quy định này.
Một đặc điểm trong hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm chính là việc chi trả hoa hồng nhận tái bảo hiểm cho các công ty nhượng tái. Nhìn từ góc độ thực tế có thể coi hoa hồng phí chính là cái giá của các dịch vụ mà công ty phải trả do nhận được từ các công ty nhượng tái. Đây là một căn cứ manh tính cạnh tranh để các công ty bảo hiểm gốc cân nhắc, lựa chọn và quyết định nên chọn công ty tái bảo hiểm nào khi tiến hành hoạt động tái bảo hiểm. Đối với các dịch vụ nhận tái bảo hiểm đang được triển khai tại Vinare, Bộ Tài Chính đã có các biểu phí qui định cụ thể về tỷ lệ hoa hồng.
Năm 1995, từ khi Vinare ra đời, tỷ lệ hoa hồng phí của nghiệp vụ này là 10%. Qua thực tế triển khai nghiệp vụ trong 1-2 năm đầu cho thấy tỉ lệ này là không phù hợp vì đôi khi nó thậm chí còn thấp hơn các khoản chi phí mà các công ty bảo hiểm gốc đã bỏ ra để có được nghiệp vụ đó như chi phí môi giới nhiều khi cũng xấp xỉ 10% và còn các chi phí khác. Vì vậy mà sau khi được áp dụng trong 2 năm 95 và 96, tỷ lệ này đã được nâng lên thành 12% vào năm 97. Và kể từ năm 98 đã được nâng lên thành 15%. Nếu cộng thêm với phần thuế VAT được loại trừ thì tỷ lệ hoa hồng phí đã là 25% tức là khá cao so với tỷ lệ 12% cả thuế trước đây. Dù vậy tỷ lệ hoa hồng này vẫn là thấp so với tỷ lệ hoa hồng mà các công ty nhận tái nước ngoài chào cho các công ty bảo hiểm gốc. Đối với chính sách hoa hồng cho các dịch vụ tự nguyện, Vinare đã có lúc đưa ra tỷ lệ hoa hồng lên đến gần 26%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao nhằm hấp dẫn được phần dịch vụ tiềm tàng này.
Hiện nay với những hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc giữa công ty Vinare và các công ty bảo hiểm gốc trong nước thông thường có tỷ lệ hoa hồng phí là 12%. Đây là tỷ lệ phí phù hợp cho những hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc bởi vì trong thời gian tới tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc của các công ty bảo hiểm gốc cho Vinare sẽ giảm xuống. Và tới năm 2007, tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sẽ bằng không, thay vào đó trên thị trưòng sẽ hoàn toàn là tái bảo hiểm tự nguyện. Đây là sự thay đổi có tính chất bước ngoặt, nó đòi hỏi công ty phải có những điều chỉnh phù hợp. Trong thời gian gần đây công ty cũng đã từng bước nâng dần mức hoa hồng phí tái bảo hiểm tự nguyện nhằm cạnh tranh với các công ty tái bảo hiểm quốc tế.
Hoạt động nhận tái bảo hiểm luôn đi kèm với hoạt động nhượng tái bảo hiểm. Bởi vì ngay bản thân mỗi công ty tái bảo hiểm cũng không có đủ khả năng nhận hết trách nhiệm mà công ty bảo hiểm gốc nhượng cho mình. Trên thế giới ngay cả với các công ty tái bảo hiểm quốc tế lớn mạnh về mọi mặt cũng đều phải tiến hành hoạt động nhượng tái bảo hiểm. Và đây là hoạt động không thể thiếu được của hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của bất kỳ công ty tái bảo hiểm nào do những đặc tính cần thiết của nó.
2. Hoạt động nhượng tái bảo hiểm :
Thực tế tại công ty Vinare, trước khi ký kết các hợp đồng nhận tái bảo hiểm công ty thường chào các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cho các công ty nhận tái trong nước và quốc tế. Các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm về dịch vụ thăm dò và khai thác dầu khí cũng được tiến hành theo những trình tự giống như các nghiệp vụ tái bảo hiểm khác mà công ty đang tiến hành triển khai. Sau khi đã đạt được các thoả thuận với các công ty nhận tái bảo hiểm về các điều khoản, điều kiện...thì công ty Vinare mới tiến hành chính thức thoả thuận với các công ty nhượng tái bảo hiểm. Điều này sẽ rất có lợi cho công ty trong việc thu xếp hợp đồng. Nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành nhanh gọn, chính xác và an toàn. Vì mục đích hoạt động của mình nên các công ty trong nước luôn là đối tượng được ưu tiên nhượng nhằm nâng cao mức giữ lại của thị trường trong nước. Với hình thức tái tạm thời, Vinare sẽ chào tái các nghiệp vụ của mình trước hết cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước như Bảo Minh, PJICO, Bảo Long, PTI... theo những mức nhất định tuỳ theo khả năng tài chính của mỗi công ty. Các dịch vụ này được thực hiện theo đúng quy trình nhận tái bảo hiểm cho mỗi lần phát sinh.
Còn về hợp đồng cố định theo dạng treaty thì hiện nay trong số các công ty bảo hiểm trong nước chỉ có Bảo Minh là có hợp đồng nhận với Vinare về các dịch vụ dầu khí mà thôi. Điều này có được là do mối quan hệ truyền thống tốt đẹp và sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai công ty.
Trong trường hợp tái ra nước ngoài, trường hợp này phải thực hiện hầu hết với các dịch vụ thăm dò và khai thác dầu khí, Vinare phải tiến hành thông qua sự giúp đỡ của các tổ chức môi giới. Nếu là dạng hợp đồng tạm thời thì sau khi được Vinare chào dịch vụ, các nhà môi giới sẽ thu xếp hợp đồng với các nhà nhận tái bảo hiểm trên thé giới và sẽ đại diện cho họ trong quan hệ với Vinare. Thường là họ sẽ cung cấp cho công ty một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100835.doc