MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 3
1.1. Khái quát về Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 4
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây 5
1.1.4. Vài nét về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 6
1.1.4.1. Về nghiệp vụ huy động vốn 6
1.1.4.2. Về nghiệp vụ sử dụng vốn 9
1.1.4.3. Về tình hình các hoạt động dịch vụ của ngân hàng 11
1.1.4.4. Hoạt động đầu tư khác 12
1.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 14
1.2.1. Đặc điểm dự án được thẩm định tại Chi nhánh 14
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh 15
1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây 17
1.2.3.1. Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu: 17
1.2.3.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự: 18
1.2.3.3. Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu tư. 19
1.2.4. Các nội dung thực hiện khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư và
1.2.4.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn 19
1.2.4.2. Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn 21
1.2.4.3. Thẩm định dự án đầu tư 22
1.2.4.4. Phân tích rủi ro, các biện pháp giảm thiểu rủi ro 23
1.2.4.5. Lập báo cáo thẩm định 24
1.2.4.6. Lưu trữ hồ sơ tài liệu 25
1.2.5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. 25
1.2.5.1. Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án 25
1.2.5.2. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án 26
1.2.5.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án 28
1.2.5.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 28
1.2.5.5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 30
1.2.5.6. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn 30
1.2.5.7. Thẩm định việc xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận và khả năng trả nợ của dự án 32
1.2.5.8. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án 37
1.3. Thẩm định dự án : “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp” của Công ty Liên doanh Style Stone 43
1.3.1. Giới thiệu về dự án đầu tư 43
1.3.2. Thẩm định về sự cần thiết đầu tư dự án 43
1.3.3. Thẩm định khách hàng vay vốn 45
1.3.3.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý 45
1.3.3.2. Thẩm định tình hình hoạt động và tài chính của khách hàng 47
1.3.4. Thẩm định dự án đầu tư 48
1.3.4.1. Thẩm định tính pháp lý của dự án 48
1.3.4.2. Thẩm định về mức vốn đầu tư và phương án nguồn vốn 49
1.3.4.3. Thẩm định về mặt thị trường và khả năng tiêu thụ 51
1.3.4.4. Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào 52
1.3.4.5. Đánh giá, nhận xét về phương diện kĩ thuật 53
1.3.5. Phân tích hiệu quả, khả năng đảm bảo và trả nợ vay 53
1.3.5.1. Cơ sở tính toán: 53
1.3.5.2. Hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của dự án: 57
1.3.5.3.Tài sản đảm bảo nợ vay: 59
1.3.6. Đánh giá rủi ro: 59
1.3.7. Đánh giá hoạt động thẩm định dự án:“ Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp” của Công ty Liên doanh Style Stone 60
1.3.7.1. Những mặt đạt được 60
1.3.7.2. Những điểm thiếu sót 61
1.4. Khái quát công tác thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây 61
1.5. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây 64
1.5.1. Những kết quả đạt được 64
1.5.1.1. Về công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư 64
1.5.1.2. Về thời gian thẩm định dự án đầu tư 65
1.5.1.3. Về phương pháp thẩm định dự án đầu tư 65
1.5.1.4. Về nội dung thẩm định dự án đầu tư 65
1.5.1.5. Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 66
1.5.1.6. Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư 66
1.5.1.7. Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 66
1.5.1.8. Về quy trình thẩm định 67
1.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân 67
1.5.2.1. Những tồn tại 67
1.5.2.2. Những nguyên nhân 70
Chương II: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 72
2.1. Định hướng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây trong thời gian tới 72
2.1.1. Môi trường và cơ hội kinh doanh của Hà Tây 72
2.1.2. Định hướng và mục tiêu hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây năm 2009 73
2.1.2.1. Mục tiêu 73
2.1.2.2. Phương hướng hoạt động 73
2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây 75
2.2.1. Về nội dung thẩm định 75
2.2.2. Về phương pháp thẩm định 77
2.2.3. Về tổ chức điều hành đối với hoạt động thẩm định dự án đầu tư 82
2.2.4. Về công tác thu thập và phân tích thông tin thẩm định 83
2.2.5. Về nguồn nhân lực thẩm định dự án 85
2.2.6. Về xây dựng chiến lược khách hàng của ngân hàng 87
2.2.7. Về công tác tổ chức hoạt động thẩm định dự án đầu tư 88
2.3. Những kiến nghị nhằm thực hiện hóa giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 88
2.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước và các Bộ ngành khác có liên quan 89
2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam 91
2.3.3. Kiến nghị đối với các chủ đầu tư 92
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài để đầu tư xây dựng mới dự án.
- Quy mô, công suất:
* Quy mô:
+ Diện tích chiếm đất: 85.700 m2
+ Diện tích xây dựng: 48.050 m2
+ Diện tích cây xanh, dự phòng phát triển nhà máy: 37.650 m2
*Công suất dây chuyền: 980.000 m2
1.3.2. Thẩm định về sự cần thiết đầu tư dự án
Hiện nay, nhu cầu sử dụng đá trong các công trình xây dựng dân dụng rất lớn. Việc sử dụng đá nhân tạo để thay thế các loại đá tự nhiên đang trở thành xu thế vật liệu xây dựng cao cấp, vì đá nhân tạo đa dạng về màu sắc, nhẹ hơn và rẻ hơn các loại đá tự nhiên.
Với dây chuyền sản xuất đá ốp lát cao cấp hiện đại, Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex đã chiếm lĩnh được nhiều thị trường trên khắp các châu lục, trong đó có các thị trường tiềm năng như: Úc, Niu-di-lân, Mỹ, Canada, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch… Đặc biệt sản phẩm của VICOSTONE đã chiếm lĩnh trên 40% thị phần tại Úc. Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex đã từng bước khẳng định được thương hiệu trên thị trường Quốc tế.
Đến đầu năm 2007, theo kế hoạch làm việc với các đối tác nước ngoài, nhu cầu mới của thị trường các nước EU và thị trường Mỹ rất lớn: Thị trường Mỹ các đối tác đặt hàng từ 70-80 container/tháng tương đương hơn 300.000 m2/năm. Thị trường EU (Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Đức, Ý…) số lượng đơn đặt hàng dự kiến là 50 container/tháng. Tổng số đơn đặt hàng đã ký tối thiểu là 254 container/tháng, tương đương 1.219.200 m2/năm, nhưng khả năng cung cấp của Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex hiện tại chỉ đạt 100 container/tháng tương đương 42.000 m2/tháng. Như vậy, việc đầu tư mới một dây chuyền sản xuất là một đòi hỏi khách quan.
Với sự hợp tác giữa Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex và Công ty W.K Marble & Granite PTY.,LTD (Úc) là sự lựa chọn tối ưu, bởi sẽ giúp hai bên cùng khai thác được các mặt mạnh cũng như tiềm năng về vốn, công nghệ và con người trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Sau hơn 3 năm vận hành, có kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty CP đá ốp lát VICOSTONE đã vận hành được nhà máy và làm chủ được công nghệ; Thương hiệu và chất lượng sản phẩm đã được khẳng định trên thị trường Quốc tế, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng với số lượng lớn nhưng Công ty CP đá ốp lát VICOSTONE không đáp ứng được như: thị trường Mỹ 1 năm 70-80 container/tháng tương đương: 300.000 m2 sản phẩm năm; thị trường EU số lượng đơn hàng dự kiến là 50 container/tháng tương đương: 200.000 m2 sản phẩm năm
Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ và kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP đá ốp lát VICOSTONE hiện tại trên thị trường nước ngoài và trong nước. Việc đầu tư xây dựng 1 nhà máy sản xuất Đá ốp lát nhân tạo cao cấp với công suất 700.000-800.000 m2/năm là cần thiết và cấp bách vừa tạo công ăn việc làm cho trên 200 lao động, vừa thúc đẩy ngành sản xuất Đá ốp lát Việt Nam phát triển, đóng góp vào tăng Ngân sách Nhà nước hàng năm hàng tỷ đồng.
1.3.3. Thẩm định khách hàng vay vốn
1.3.3.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý
a. Hồ sơ pháp lý của Công ty liên doanh Style Stone gồm có:
- Hợp đồng liên doanh giữa Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex (Việt Nam) và Công ty W.K Marble & Granite PTY LTD (Úc) ngày 27/09/2007;
- Điều lệ liên doanh giữa Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex (Việt Nam) và Công ty W.K Marble & Granite PTY LTD (Úc) ngày 27/09/2007;
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex và Công ty W.K Marble & Granite PTY LTD;
- Bản đăng ký đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 28/09/2007 của Style Stone;
- Giấy chứng nhận đầu tư số 032022000012 của Ban quản lý các KCN- UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp lần đầu ngày 17/10/2007;
- Danh sách thành viên Công ty Liên doanh Style Stone và phần vốn góp lập ngày 28/09/2007;
- Biên bản họp V/v bầu HĐTV, Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐTV Công ty liên doanh Style Stone ngày 28/09/2007;
- Nghị quyết số 65NQ-VCS ngày 22/09/2007 của HĐQT Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex V/v: Hợp tác Công ty W.K Marble & Granite PTY LTD (Úc) để góp vốn thành lập Công ty liên doanh Style Stone;
- Quyết định số 900QĐ/VCS-ĐT ngày 22/09/2007 của HĐQT Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex V/v: Quyết định góp vốn thành lập và cử người đại diện quản lí phần vốn góp của Công ty đá ốp lát cao cấp Vinaconex tại Công ty liên doanh Style Stone;
- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng số 01QĐ/STS-TCHC ngày 18/10/2007 của HĐTV Công ty liên doanh Style Stone.
b. Thẩm định hồ sơ pháp lý khách hàng:
b1. Tình hình chung về khách hàng đề nghị vay vốn:
* Công ty liên doanh Style Stone: là doanh nghiệp mới được thành lập dưới sự hợp tác giữa Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex (Việt Nam) và Công ty W.K Marble & Granite PTY LTD (Úc) theo Hợp đồng liên doanh ngày 27/09/2007.
Hiện tại Công ty đang trong quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản và nhập khẩu dây chuyền sản xuất chính.
* Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của Công ty theo giấy chứng nhận đầu tư là 100.000.000.000 đồng. Trong đó:
- Công ty CP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex: 35.000.000.000 đồng (35% VĐL)
- Công ty W.K Marble & Granite PTY LTD: 65.000.000.000 đồng (65% VĐL)
Đến nay các thành viên của Công ty Liên doanh đã góp phần đầy đủ vốn điều lệ. Ngày 29/10/2007, Công ty liên doanh Style Stone đã chuyển 500.000,00 EUR tiền đặt cọc mua dây chuyền sản xuất chính theo Hợp đồng số NoVN347-07 ngày 27/10/2007. Số vốn điều lệ còn lại đang được lưu kí trên tài khoản tiền gửi của Công ty tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây.
b2. Tình hình chung về các thành viên trong liên doanh:
* Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex là một trong những khách hàng uy tín tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. Trong quan hệ tín dụng, mở L/C tại Chi nhánh, Công ty là khách hàng lớn có doanh số vay, trả và mở L/C lớn, phát sinh thường xuyên. Sau khi chấm điểm và xếp loại khách hàng cho thấy Công ty thuộc Doanh nghiệp có qui mô lớn và xếp loại A, nợ nhóm I, độ rủi ro thấp. Thể hiện:
Bảng 1.13: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
6 tháng đầu năm 2007
1
Tổng tài sản
373.821
384.333
414.436
2
Tài sản lưu động
107.601
154.848
200.356
3
Doanh thu
135.773
203.876
127.221
4
Lợi nhuận sau thuế
-7.963
5.624
21.017
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án “ Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp”
Tính đến thời điểm 31/10/2007 vốn điều lệ của Công ty là 100.000.000.000 đồng, đảm bảo năng lực tài chính của Công ty trong việc góp vốn liên doanh.
* Công ty W.K Marble & Granite PTY LTD:
Công ty W.K là khách hàng chính, lớn nhất tiêu thụ sản phẩm đá ốp lát của Công ty đá ốp lát cao cấp Vinaconex và cung cấp vào thị trường Úc. Số lượng đặt hàng tối thiểu/tháng của công ty WK với Công ty CP đá ốp lát Vinaconex là 60conteiner/tháng. Tương đương 24.000m2/tháng. Giá trị 24 tỷ đồng/tháng. Việc thanh toán tiền hàng chủ yếu là Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex mở L/C hàng xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây.
Qua thời gian cho thấy Công ty WK là khách hàng lớn và thường xuyên, có tín nhiệm và có đủ năng lực tài chính. Thể hiện:
Bảng1.14: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty W.K Marble & Granite
PTY LTD
Đơn vị: Triệu AUD
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng tài sản
37
44
2
Tài sản lưu động
25.5
31
3
Doanh thu
38
46
4
Lợi nhuận sau thuế
3.1
4.31
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án “ Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp”
1.3.3.2. Thẩm định tình hình hoạt động và tài chính của khách hàng
- Hiện tại Công ty mới ở giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản nên về hoạt động sản xuất cũng như cơ cấu tổ chức đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện. Về cơ bản đã hoàn thiện thủ tục pháp lý.
- Ngày 27/10/2007, công ty đã ký kết Hợp đồng nhập khẩu dây chuyền sản xuất chính theo Hợp đồng số NoVN 347-07 với nhà sản xuất là Công ty Breton S.P.A tại Via Gribaldi, 27, 31030 Castello di Godedo (TV) Italy với tổng giá trị của Hợp đồng là: 16.000.000,00 EUR. Theo điều khoản thanh toán của hợp đồng:
+ Ngày 29/10/2007, Style Stone chuyển 500.000,00 EUR tiển đặt cọc đợt I
+ Ngày 15/11/2007, Style Stone chuyển 4.300.000,00 EUR tiền đặt cọc đợt 2
+ Chậm nhất ngày 30/12/2007, Style Stone phải mở L/C thanh toán không hủy ngang với tổng số tiền là 15.500.000,00 EUR phát hành bởi NHĐT & PT Hà Tây.
Hiện Công ty đã sử dụng vốn tự có để chuyển đặt cọc đợt I là 500.000,00 EUR và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở L/C nhập khẩu thiết bị gửi tới nhà sản xuất.
- Công ty đã nhận bàn giao mặt bằng và tiến hành xây dựng cơ bản nhà máy theo Hợp đồng thuê đất số 09VC/HĐKT-TLĐKCNBPC ngày 01/11/2007 giữa ban quản lý các dự án đầu tư Hòa Lạc – Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam và Công ty Liên doanh Style Stone và biên bản bàn giao mốc mặt bằng cho Công ty Liên doanh Style Stone ngày 01/11/2007.
1.3.4. Thẩm định dự án đầu tư
1.3.4.1. Thẩm định tính pháp lý của dự án
a. Khái quát về vị trí dự án
Dự án được triển khai xây dựng tại lô đất A3 trong Quy hoạch chi tiết khu công nhiệp Bắc Phú cát, Thạch Thất, Hà Tây với diện tích 85.700m2. Đây là vị trí có nhiều thuận lợi: nằm về phía Tây thành phố Hà Nội, cách thành phố Hà nội với những khu đô thị có tính chất đô thị hóa cao như KĐT Trung Hòa, Nhân Chính, KCN Cao Láng Hòa Lạc, KĐT An Khánh; nằm giáp với Công ty CP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex. Tuy nhiên cũng có khó khăn nhất định như : địa điểm xa bến xảng nên chi phí vận tải hàng nhập và hàng xuất khẩu cao.
b. Hồ sơ pháp lý dự án đầu tư
Hồ sơ pháp lý cơ bản đầy đủ theo quy định. Bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 032022000012 của Ban quản lý các KCN- UBND tỉnh Hà Tây cấp lần đầu ngày 17/10/2007;
- Báo cáo đầu tư dự án Nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp
- Công văn số 2210CV/VC-ĐT ngày 14/08/2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty về việc thỏa thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo rung ép chân không sử dụng chất kết dính hữu cơ.
- Báo cáo năng lực tài chính của các bên tham gia; các giải trình liên quan đến dự án đầu tư;
- Văn bản cam kết tham gia đầy đủ vốn tự có để đầu tư xây dựng nhà máy đá ốp lát nhân tạo cao cấp của công ty Liên doanh Style Stone ngày 25/10/2007.
- Hợp đồng thuê lại đất số số 09VC/HĐKT-TLĐKCNBPC ngày 01/11/2007 giữa ban quản lý các dự án đầu tư Hòa Lạc – Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam và Công ty Liên doanh Style Stone và biên bản bàn giao mốc mặt bằng cho Công ty Liên doanh Style Stone ngày 01/11/2007.
- Biên bản ghi nhớ ngày 01/11/2007 giữa Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Tây, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây và Công ty Liên doanh Style Stone về việc: Thống nhất cho vay vốn dự án đầu tư nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp của Công ty Liên doanh Style Stone.
1.3.4.2. Thẩm định về mức vốn đầu tư và phương án nguồn vốn
a. Mức độ đầy đủ, hợp lý của tổng vốn đầu tư:
Tổng mức đầu tư theo QĐ đầu tư: 898.732.212.626 đồng
- Vốn cố định
: 664.411.885.742 đồng
+ Chi phí XDCB
: 91.778.272.844 đồng
+ Chi phí thiết bị
: 482.969.514.195 đồng
+ Chi phí đất đai
: 47.135.000.000 đồng
+ Chi phí dự phòng
: 42.529.098.703 đồng
- Vốn lưu động
: 234.320.326.884 đồng
Tổng mức vốn đầu tư sau thẩm định lại: 898.732.212.626 đồng
- Vốn tự có, tự bổ sung
: 100.000.000.000 đồng
(đã góp đủ)
- Vốn vay Ngân hàng
: 798.732.212.626 đồng
(89% tổng VĐT)
Trong đó:
Vốn cố định
: 564.750.102.880 đồng
+ Vay NHPT Hà Tây
: 465.088.320.020 đồng
(70% VCĐ)
+ Vay NH BIDV Hà Tây
: 99.661.782.861 đồng
(15% VCĐ)
Vay VLĐ BIDV Hà Tây
: 233.982.109.746 đồng
b. Phân bổ nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư là vốn góp của các thành viên sáng lập Công ty với tổng số vốn là 100.000.000.000 đồng. Trong đó 99.965.776.994 đồng tham gia vào là vốn đối ứng trong vốn cố định, số tiền còn lại để sử dụng cho vốn lưu động năm đầu tiên. Đến thời điểm tháng 11/2007, vốn tự có tham gia của dự án đã được các thành viên góp đầy đủ. Công ty liên doanh đã sử dụng một phần vốn này để đặt cọc mua dây chuyền sản xuất chính.
+ Đối với nguồn vốn vay từ phía các Ngân hàng: Theo kết quả làm việc giữa Công ty Liên doanh Style Stone với Ngân hàng Phát triển chi nhánh Hà Tây và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây, cũng như tại Biên bản ghi nhớ ngày 01/11/2007, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Tây sẽ tham gia cho vay vốn đầu tư chi phí cố định cho dự án với mức 70% vốn cố định, 15% chi phí cố định còn lại vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây, đồng thời toàn bộ hoạt động mở L/C cho dự án cũng như vốn lưu động cho dự án sẽ ưu tiên thực hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây
Nhận xét: Như vậy, về cơ bản nguồn vốn tín dụng đã có chủ trương tham gia của Ngân hàng Phát triển Hà Tây và đang được tiến hành các thủ tục thẩm định dự án để ra quyết định cho vay.
c. Mức độ khả thi của nguồn vốn:
Theo nhìn nhận và đánh giá, nếu Ngân hàng phát triển Việt Nam phê duyệt ưu đãi đầu tư với Dự án xây dựng nhà máy thì dự án sẽ có tính khả thi cao về nguồn vốn tài trợ cho dự án, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây sẽ chấp thuận và trình Trung Ương xét duyệt phần tham gia tài trợ dự án theo biên bản thỏa thuận ghi nhớ giữa Công ty Liên doanh Style Stone với Ngân hàng phát triển Chi nhánh Hà Tây và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
d. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư:
+ Giai đoạn I: Trả tiền đất, tiền hạ tầng khu công nghiệp, tiến hành Xây dựng nhà máy, đặt cọc mua thiết bị từ nước ngoài cuối năm 2007 – Quý III/2008
+ Giai đoạn II: Quý IV/2008 hoàn thiện, chạy thử, Quý I năm 2009 đưa nhà máy vào hoạt động chính thức
1.3.4.3. Thẩm định về mặt thị trường và khả năng tiêu thụ
a. Tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Hiện tại, đá ốp lát cao cấp của công ty đá ốp lát cấp VICOSTONE đã có mặt trên 30 nước trên thế giới ở 5 châu lục, trong đó có các thị trường lớn và giàu tiềm năng như: Úc, Mỹ, Canada, Anh, Singapo, Ấn Độ, Hồng Công… Đặc biệt tại Úc, sản phẩm của VICOSTONE đã chiếm trên 40% thị phần. Hiện nay công ty VICOSTONE đã ký những hợp đồng xuất khẩu lớn, ổn định lâu dài với những khách hàng trên thế giới với số lượng yêu cầu khá lớn, nhưng công suất và năng lực cung cấp của công ty VICOSTONE không đáp ứng được, đây chính là tiền đề cho công ty liên doanh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế: Một số khách hàng và hợp đồng kinh tế đã ký kết theo danh mục lâu dài với công ty VICOSTONE:
Bảng 1.15: Số lượng khách hàng của Công ty CP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex
STT
Khách hàng
Số lượng đặt hàng tối thiểu/ tháng
(Container)
1
Công ty W.K MARBLE&GRANITE PTY.LTD
60
2
Công ty Sincrest International PTE Ltd.Singapor tại thị trường Anh Quốc
30
3
Công ty Sincrest International PTE Ltd.Singapor tại thị trường Hy Lạp và Agentina
16
4
Công ty Brachort-Herman NV.Bỉ
15
5
Công ty TFI (Mỹ)
40
6
Công ty Venerable Capital.Tây Ban Nha
10
7
Công ty M.S International.Tnc.Mỹ
15
8
Công ty Formica.Mỹ
10
9
Các công ty khác
30
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư)
Tổng số đơn hàng đã ký: 254 container/ tháng, tương đương 100.000 m2/tháng. Nhưng khả năng cung cấp của công ty VICOSTONE chỉ là: 100 container/tháng, tương đương 42.000 m2/tháng; vì vậy đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm tiềm năng của sản phẩm đá ốp lát cao cấp và là lý do để đầu tư xây dựng nhà máy mới của công ty liên doanh Style Stone ra đời.
b. Chính sách Nhà nước: Ưu đãi và khuyến khích
c. Thế mạnh của sản phẩm dự án: so với các loại sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường là khả quan, chiếm lĩnh được thị phần đá tự nhiên, khả năng thay thế tại Việt Nam trong giai đoạn này là khó.
d. Tình hình và khả năng cạnh tranh:
* Biện pháp tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm: thông qua quảng cáo, tiếp thị và chất lượng
* Tình hình nhập khẩu sản phẩm cùng loại: không có
e. Chính sách thuế đối với sản phẩm: Nhà nước ưu đãi
g. Khối lượng và dự kiến mức độ tiêu thụ, vòng đời của sản phẩm, quy cách mẫu mã của sản phẩm… của dự án được xây dựng phù hợp với các sản phẩm mà Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex hiện tại đang sản xuất với đặc tính và cơ cấu sản phẩm phù hợp với các đơn đặt hàng.
1.3.4.4. Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào
+ Dự án chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào trên cơ sở sản phẩm đá ốp lát nhân tạo được sản xuất chính là Đá Quartz và cát Silic sử dụng chất kết dính hữu cơ.
* Về Đá Quartz: Chiếm tỷ trọng 60% trong tổng số nguyên liệu cho sản phẩm, nguồn nguyên liệu này hiện nay đang có sẵn ở Việt Nam, nằm ở các tỉnh: Thanh Hóa, Gia Lai, Khánh Hòa… nhưng do cơ sở cung cấp chưa được đầu tư khai thác phục vụ cho sản xuất loại đá này cho nên Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex đã ký thỏa thuận với nhà cung cấp Ấn Độ về 2 nhà máy cung cấp nguyên liệu Đá Quartz độc quyền cho Việt Nam; về cơ bản nguyên liệu là bảo đảm lâu dài.
* Về cát Silic: Chiếm tỷ trọng 40% trong tổng số nguyên liệu cho sản phẩm, nguồn nguyên liệu này hiện nay đang sẵn có ở miền Trung Việt Nam, giá rẻ = 1/3 so với giá nhập khẩu, trữ lượng rất lớn đảm bảo cung cấp ổn định lâu dài.
* Các loại phụ kiện và hóa chất: Hóa chất chính sử dụng để sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp là chất kết dính hữu cơ Resin cũng được nhập khẩu vì loại hóa chất này chưa được sản xuất ở Việt Nam, tuy nhiên đây là loại hóa chất phổ biến được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới và không thể thiếu đối với các ngành kinh tế trọng điểm. Mặc dù nhập khẩu nhưng loại hóa chất này luôn dễ mua, không có rủi ro trong việc cung cấp. Tương lai ngành Dầu khí Việt Nam phát triển sẽ sản xuất ra loại hóa chất này với nguồn dầu thô rất tiềm năng.
1.3.4.5. Đánh giá, nhận xét về phương diện kĩ thuật
Theo tiêu chí:
+ Địa điểm xây dựng: Tại Khu công nghiệp Bắc Phú Cát – Hà Tây là phù hợp
+ Quy mô sản xuất: Xây dựng mới toàn bộ nhà máy trên diện tích đất được thuê 8,5 ha
+ Công nghệ thiết bị: Tiên tiến (Của Italia)
+ Giải pháp xây dựng: Tự làm theo thiết kế và xây dựng được phê duyệt
+ Khả năng tác động đến môi trường. phòng cháy chữa cháy, biện pháp phòng ngừa, xử lý: Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận cấp phép đầu tư.
+ Vấn đề khác: Theo báo cáo khả thi
1.3.4.6. Đánh giá về phương diện tổ chức và quản lý dự án
+ Phương pháp tổ chức: trực tiếp
+ Phương pháp quản lý: Liên doanh và chịu trách nhiệm chính là phía Việt Nam: Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex
1.3.5. Phân tích hiệu quả, khả năng đảm bảo và trả nợ vay
1.3.5.1. Cơ sở tính toán:
a. Tiến độ thực hiện đầu tư, rút vốn của Dự án:
- Hiện nay, dự án đã bắt đầu triển khai xây dựng và Công ty liên doanh đã ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị cho dây chuyền. Tiến độ thực hiện đầu tư đến đầu Quý I/2009 đây chuyền đi vào hoạt động.
- Về lịch rút vốn vay Ngân hàng: Công ty sẽ sử dụng toàn bộ vốn tự có để chi trả phí đất đai, tiền đặt cọc thiết bị và xây dựng cơ bản. Kế hoạch vay vốn Ngân hàng Phát triển Hà Tây trong năm 2008. Vốn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây chi trả tiền thiết bị khi thiết bị đã về tới Nhà máy, dự kiến giải ngân trong Quý III/2008.
b. Cơ cấu, định mức tiêu hao Nguyên vật liệu chính của sản phẩm:
- Trong một đơn vị sản phẩm (m2) là Đá ốp lát cao cấp thì nguyên vật liệu chính cấu thành là đá Quartz, cát Silic và chất keo dính hữu cơ Resin (chủ yếu được nhập khẩu). Tùy theo loại sản phẩm, nhu cầu thực tế của khách hàng thì tỷ trọng nguyên vật liệu tiêu hao khác nhau, nhưng tỷ lệ giữa đá Quartz và cát Silic trung bình đạt là 60/40.
- Các thành phần khác cấu thành nên sản phẩm là Bột màu các loại, Acetol, chất chống dính, hỗ trợ phản ứng (catalyst) và các chi phí năng lượng: điện, gas, nước
c. Chi phí nguyên vật liệu chính, năng lượng:
- Với công suất của dây chuyền hoạt động 100% công suất, đạt 980.000m2sp/năm. Dự án xây dựng chi phí nguyên vật liệu chính, năng lượng tiêu hao trong một năm theo đơn giá thực tế năm 2007 của Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex đang thực hiện. Các năm sau, trong tính toán có tính đến mức độ tăng giá của các chi phí đầu vào với tỷ lệ 2 năm + 10%.
d. Chi phí nhân công:
Khi nhà máy đi vào hoạt động, để đảm bảo công suất hoạt động theo thiết kế, Nhà máy sẽ hoạt đông 3 ca/ngày đêm. Cùng với bộ máy quản lý, điều hành thì số lượng cán bộ công nhân viên cần thiết dự tính là 256 người và với mức lương trả cho người lao động được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu 540.000 đồng.
e. Doanh thu của dự án:
- Theo công suất thiết kế của dây chuyền thiết bị là: 980.000 m2sp/năm. Dự kiến đầu Quý I/2009 dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Trong tính toán hiệu quả đầu tư, tính công hoạt động của dây chuyền năm 2009 đạt 70%, các năm sau trở đi công suất đạt 80% công suất thiết kế.
- Đơn giá/1m2 sản phẩm: Trong dự án xây dựng giá bán sản phẩm được tính toán trên cơ sở giá bán hiện tại (năm 2007) của Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex với mức giá thành sản xuất bình quân là 58USD/m2; giá bán (FOB) bình quân là 75USD/m2, trong đó giá bán (FOB) tại thị trường Mỹ có thể đạt đến 100USD/m2. Giá bán cụ thể từng sản phẩm của dự án sẽ phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng, từng yêu cầu của khách hàng khi Dự án đi vào hoạt động.
- Trong tính toán, dự kiến giá bán bình quân của sản phẩm đạt 56USD/m2sp và độ tăng giá bán theo các năm là +5%
Bảng 1.16: Tổng thu dự án
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Tổng doanh thu theo cơ sở thiết kế
936.842.760
983.684.898
1.032.869.142
1.138.738.230
1.195.675.141
1.255.458.898
1.318.231.843
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư)
f. Khấu hao: Tính toán thời gian khấu hao trên cơ sở Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về việc: Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ tài chính và dự kiến khấu hao tài sản cố định của Công ty như sau:
- Khấu hao thiết bị
: 06 năm
- Khấu hao nhà điều hành
: 25 năm
- Khấu hao XDCB khác
: 07 năm
- Khấu hao phần dự phòng và chi phí khác
: 05 năm
Bảng1.17: Kế hoạch trích khấu hao hàng năm
(Đơn vị: Đồng)
Các chỉ tiêu
Các hạng mục xây dựng
Nhà điều hành sản xuất
Các hạng mục thiết bị
Chi phí dự phòng
Tổng cộng giá trị khấu hao
Giá trị KH
133.513.272.844
5.400.000.000
482.969.514.195
42.529.098.703
664.411.885.742
TGKH
7
25
6
5
Năm 2009
19.073.324.692
216.000.000
80.494.919.032
8.505.819.741
108.209.063.465
Năm 2010
19.073.324.692
216.000.000
80.494.919.032
8.505.819.741
108.209.063.465
Năm 2011
19.073.324.692
216.000.000
80.494.919.032
8.505.819.741
108.209.063.465
Năm 2012
19.073.324.692
216.000.000
80.494.919.032
8.505.819.741
108.209.063.465
Năm 2013
19.073.324.692
216.000.000
80.494.919.032
8.505.819.741
108.209.063.465
Năm 2014
19.073.324.692
216.000.000
80.494.919.032
99.784.243.724
Năm 2015
19.073.324.692
216.000.000
19.289.324.692
Từ năm 2016 -2034
3.888.000.000
3.888.000.000
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư)
g. Các chi phí khác:
- Chi phí bán hàng
: 5% doanh thu
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
: 5% doanh thu
- Chi phí quản lý trả BQL KCN phải trả hàng năm
: 3.500 đồng/m2
- Chi phí khác
: 1% doanh thu
h. Kế hoạch trả nợ vay Ngân hàng:
- Dự án được thực hiện bằng vốn vay của hai Ngân hàng là Ngân hàng phát triển Hà Tây (lãi suất 8,4%/năm) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây (dự kiến lãi suất vay năm 2007 là 12.6%; các năm sau bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng + phí dịch vụ tối thiểu 4% năm). Như vậy lãi suất vay Ngân hàng bình quân của dự án là 10.5%/năm. Nhưng trong dự án thẩm định và tính toán hiệu quả, tính lãi suất vay vốn cố định và vốn lưu động Ngân hàng là 12%/năm.
- Thời gian vay vốn là: 84 tháng (7 năm) kể từ ngày nhận nợ vay đầu tiên. Thời gian ân hạn: 08 tháng. Hàng năm trả nợ gốc vào cuối mỗi quý. Lãi vay được trả hàng tháng. Bắt đầu trả nợ gốc, lãi từ 25/03/2009. Lãi vay trong thời gian đầu tư (Từ năm 2008 -> 25/02/2009) được nhập gốc. Hạn trả nợ cuối cùng 25/12/2014.
i. Nguồn trả nợ vay Ngân hàng: Từ nguồn khấu hao và lợi nhuận hàng năm của Dự án.
k. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 và các hướng dẫn kèm theo Luật, khi dự án đi vào hoạt động, trong 2 năm đầu (2009 - 2010) Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; 03 năm tiếp theo (2011 - 2013) Công ty được giảm 50% thuế.
- Về thuế suất áp dụng: Trong 10 năm đầu hoạt động Công ty được hưởng thuế suất là 20%/năm (2009 - 2018); các năm sau dự án chịu thuế suất 28%.
l. Kiểm tra lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư
* Lợi nhuận của dự án.
Trên cơ sở các kết quả tính toán doanh thu, chi phí và các khoản thuế phải nộp ở trên, ta có bảng dòng tiền của dự án như sau:
Bảng 1.18. Doanh thu- chi phí- lợi nhuận của dự án
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Khoản mục
Năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
…
1
Doanh thu
0
655,789
786,947
826,295
910,990
956,540
2
Tổng chi phí
41,641
676,025
786,047
777,514
831,978
823,914
3
Thu nhập trước thuế
-41,641
-20,235
0,9
48,780
79,011
132,625
4
Thuế thu nhập doanh nghiệp
0
0
0
4,878
7,901
13,2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21650.doc