Chuyên đề Hoạt động thâm nhập thị trường EU của Công ty cổ phần may Đức Giang - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

CHƯƠNG I 4

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 4

1.1. TỔNG QUAN VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI 4

1.1.1. Tổng quan về thị trường 4

1.1.1.1. Khái niệm thị trường 4

1.1.1.2. Phân loại thị trường 5

1.1.1.3. Kết cấu thị trường (phần này em chưa tìm được cơ sở lý thuyết) 6

1.1.2. Những vấn đề chung về thị trường nước ngoài 6

1.1.2.1. Khái niệm thị trường nước ngoài 6

1.1.2.2. Kết cấu thị trường nước ngoài 7

1.1.3. Lý luận chung về thâm nhập 8

1.1.3.1. Khái niệm thâm nhập thị trường nước ngoài 8

1.1.3.2. Các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài 9

1.1.3.3. Các công việc của nhà quản trị trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài 21

1.1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thâm nhập thị trường nước ngoài 25

1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG EU NÓI RIÊNG 29

1.2.1. Sự cần thiết phải thâm nhập thị trường thế giới 29

1.2.2. Sự cần thiết phải thâm nhập thị trường may mặc EU 31

1.2.2.1. EU là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn về hàng may mặc 31

1.2.2.2. Là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi có được những cơ hội trên thị trường EU 32

1.2.2.3. Việt Nam có nhiều ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nước ngoài 34

1.2.2.4. Khả năng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng 34

CHƯƠNG II 36

THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 36

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 36

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển CTCP may Đức Giang 36

2.1.2. Bộ máy quản trị CTCP may Đức Giang 39

2.1.2.1 Bộ máy lãnh đạo: 39

2.1.2.2 Các phòng chức năng: 40

2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP may Đức Giang 48

2.1.3.1. Cơ cấu thị trường 48

2.1.3.2. Cơ cấu mặt hàng 51

2.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU 51

2.2.1. Khái quát về thị trường may mặc EU 51

2.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thâm nhập thị trường may mặc EU 55

2.3. THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG THỜI GIAN QUA 63

2.3.1. Thực trạng thâm nhập thị trường may mặc EU của CTCP may Đức Giang 63

2.3.1.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường 63

2.3.1.2. Quyết định chiến lược thâm nhập cho từng thị trường 64

2.3.1.3. Quyết định thời điểm thâm nhập 64

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 65

2.4.1. Những ưu điểm trong việc thâm nhập thị trường may mặc EU của CTCP may Đức Giang 65

2.4.2. Những tồn tại trong việc thâm nhập thị trường may mặc EU của CTCP may Đức Giang 66

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 67

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan: 67

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan: 68

CHƯƠNG III 69

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THÂM NHẬP HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU 69

3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU 69

3.1.1 Cơ hội 69

3.1.2 Thách thức 71

3.2 ĐỊNH HƯỚNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2010 72

3.3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY THÂM NHẬP HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU 72

3.3.1 Giải pháp từ phía công ty : 72

3.3.2 Về phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam 83

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động thâm nhập thị trường EU của Công ty cổ phần may Đức Giang - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội đồng Bộ trưởng giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp thì ngành vật tư may không còn đọng nhiều hàng hoá ở các kho của xí nghiệp vật tư nữa. Trước tình hình thực tế ấy, ngày 2/5/1989 Liên hiệp - xuất nhập khẩu May đã quyết định điều động 27 cán bộ công nhân của văn phòng Liên hiệp về xây dựng một phân xưởng may tại tổng kho vận I. Sau khi xem xét kỹ các điều kiện trong đó có tính đến tốc độ phát triển và tính hiện thực về việc làm của cán bộ công nhân viên, ngày 23/2/1990 - Bộ công nghiệp nhẹ đã chính thức ra quyết định số 102/CNN-TCLĐ thành lập xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang. Qua hơn hai năm phấn đấu và trưởng thành, toàn bộ xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang đã trưởng thành và đang trên đà phát triển. Với số vốn ban đầu là 1,2 tỷ đồng, từ một phân xởng may trực thuộc Liên hiệp may đến nay, xí nghiệp đã có hai phân xởng cắt may hoàn chỉnh với gần 500 may may hiện đại, trong đó có 60% là máy may JUKI của Nhật và máy FAF của Tây Đức - một đơn vị kinh doanh tổng hợp bao gồm một máy thêu TAJIMA 12 đầu 9 chỉ của Nhật, một đội xe vận tải container và nhà ăn cơm ca. Tổng số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp lên tới 1.200 ngời đã sản xuất các sản phẩm cao cấp nh Jacket, Sơ mi xuất khẩu sang các nước ở khu vực II, cộng đồng Châu Âu, Nhật và Canađa... Sản phẩm ban đầu từ 70.000 áo Jacket/năm đến năm 1991 năng suất đã đạt 500.000 áo Jacket/năm. Ngày 20/11/1991, Doanh nghiệp may Đức Giang đã được Bộ công nghiệp nhẹ xét và cho phép được thành lập doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 388 của HĐBT. Trong quá trình hoạt động, ngay từ những năm đầu hình thành và phát triển xí nghiệp đã gặt hái được nhiều kết quả, thu nhập của công nhân ngày càng tăng, việc làm đã ổn định, uy tín chất lợng sản phẩm và năng suất của xí nghiệp ngày một nâng cao. Xí nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng sản xuất, các khách hàng thuộc khối EU, Nam Triều Tiên, Canada, rất mến mộ và tin tởng vào năng lực tổ chức sản xuất, chất lợng sản phẩm của xí nghiệp nên đã cộng tác làm ăn lâu dài với xí nghiệp. Trước yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, năng lực sản xuất của xí nghiệp ngày càng nâng cao, càng có nhiều khách hàng, đòi hỏi xuất nhập khẩu tăng lên. Ngày 3/4/1992 xí nghiệp đã Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ và Bộ Thương mại và du lịch cho phép xí nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo công văn số 2607/TMDL - XNK. Do tốc độ phát triển toàn diện về quy mô, phát triển về tổ chức sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong cơ chế thị trường, mặt khác, để phù hợp với yêu cầu tổ chức hoạt động đa dạng hoá, phong phú trong quan hệ hợp tác sản xuất liên doanh liên kết với khách hàng trong và ngoài nước. Bộ công nghiệp nhẹ đã có quyết định số 1274/CNN/TCLĐ ngày 12/12/1992 cho phép xí nghiệp đổi tên xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang thành CTCP may Đức Giang - Tên giao dịch đối ngoại là Duc Giang Import-Export Garment Company, viết tắt là DUGARCO. Trụ sở chính của Công ty đóng tại thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ những ngày đầu đi vào sản xuất, Công ty chỉ có 1,2 tỷ đồng tiền vốn, trong đó tài sản có132 máy may Liên Xô (cũ) và máy Textima (của Đức) đến nay Công ty đã có số vốn và tài khoản trên 37 tỷ đồng, gồm 6 xí nghiệp thành viên với 1.992 cán bộ công nhân viên (trong đó: 87,2% là lao động nữ) trên 1.344 máy may công nghiệp hiện đại và đầy đủ các loại máy chuyên dùng tiên tiến của Nhật và Cộng hoà Liên bang Đức, có 4 dàn máy thêu điện tử TAJIMA, 12 đầu và 20 đầu 9 chỉ của Nhật, ngoài ra Công ty còn có dây chuyền giặt mài với công nghệ tiên tiến đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năng lực sản xuất của Công ty mỗi năm trên 7triệu sơ mi quy đổi, gồm các loại sơ mi nam nữ, áo Jacket, quần âu, quần Jean và các loại hàng may mặc khác. Sản phẩm của DUGARCO được sản xuất với số lợng lớn qua 46 khách hàng của 21 quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ... ngoài ra sản phẩm trong nước của Công ty cũng được khách hàng mến mộ. Không chỉ đầu tư về chiều sâu, khai thác năng lực trong phạm vi Công ty mà những năm qua CTCP may Đức Giang đã mở rộng quan hệ với các cơ sở “vệ tinh” tại Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình... Đặc biệt thực hiện chỉ thị của đồng chí Bộ trưởng công nghiệp và Tổng giám đốc Công ty Dệt May Việt Nam, May Đức Giang đã đầu tư cùng địa phương xây dựng 3 Công ty May liên doanh: May Việt Thành (tại tỉnh Bắc Ninh). May Việt Thái (tại thành phố Thái Nguyên). May Việt Thânh (tại thành phố Thânh Hoá). Như vậy, chỉ qua 9 năm hoạt động, CTCP may Đức Giang đã có những bước tiến vững chắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là việc vợt qua khó khăn của thời kỳ chuyển đổi kinh tế, tăng tốc độ đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng các mặt hàng sản xuất kinh doanh và sự có mặt của các sản phẩm may mặc tại các nước Nhật, Bắc Mỹ, EU... Hoà cùng với tiến trình hội nhập với thế giới, để có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ, CTCP may Đức Giang đã có những thay đổi cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Ngày 13/09/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp kí quyết định số 2882/QĐ-TCCB chuyển CTCP may Đức Giang thành công ty cổ phần Đức Giang. Từ 01/01/2006, công ty đã chính thức hoạt động theo qui chế công ty cổ phần trong đó phần vốn nhà nước chiếm 45% vốn điều lệ. Mở ra một thời kỳ phát triển mới cho công ty. 2.1.2. Bộ máy quản trị CTCP may Đức Giang 2.1.2.1 Bộ máy lãnh đạo: Gồm có: - Tổng giám đốc. - Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất. - Phó tổng giám đốc điều hành kinh doanh. - Phó tổng giám đốc điều hành xuất nhập khẩu. * Tổng giám đốc: là người xác định và triển khai chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch nghiên cứu thị trường, quan hệ giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước. Phê duyệt, phân công trách nhiệm cho cán bộ thuộc quyền, phê duyệt các hợp đồng kinh tế, các quyết định về nhân sự, kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên chức, chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chats lượng, môi trường… Như vậy, Tổng giám đốc là người lãnh đạo và quản lý tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty và các quan hệ đối ngoại, chỉ đạo thông qua chương trình kế hoạch hàng tháng, quý và trực tiếp phụ trách các phòng: tài chính - kế toán, phòng kinh doanh tổng hợp và phòng tổng hợp. * Phó tổng giám đốc sản xuất: trực tiếp chỉ đạo công tác kỹ thuật, công nghệ và thiết bị. Chỉ đạo các công tác đánh giá nội bộ, tổ chức xem xét đánh giá định kỳ hệ thống chất lượng môi trường, trách nhiệm xã hội. Đại diện cho Tổng giám đốc làm việc với các khách hàng về sản xuất và chất lượng. * Phó tổng giám đốc kinh doanh xuất nhập khẩu: trực tiếp làm việc với khách hàng trong và ngoài nước, phụ trách các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá của công ty. Điều phối hoạt động và giám sát chặt chẽ công tác kế hoạch, xuất nhập khẩu để đảm bảo năng suất và thời gian làm việc theo quy định của công ty. * Phó tổng giám đốc đầu tư: chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng của toàn công ty với các xí nghiệp liên doanh. Triển khai xây dựng và quản lý các dự án đầu tư từ đầu tư thiết bị cho tới cơ sở hạ tầng đảm bảo chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Quản lý và quy hoạch đất đai đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất và phù hợp với luật pháp. 2.1.2.2 Các phòng chức năng: * Văn phòng tổng hợp - Chủ trì, phối hợp với trưởng các đơn vị xác định cấp bậc công việc ở các công đoạn sản xuất và trình độ chuyên môn, công việc ở các phòng ban. - Phối hợp với các đơn vị để xác định nhu cầu đào tạo. Xác lập kế hoạch thi tuyển công nhân. - Xây dựng chính sách tiền lương công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho ngời lao động. - Lập kế hoạch và tiến hành đào tạo tại công ty hoặc gửi đi đào tạo tập trung tại các trường để tăng nguồn lực phục vụ theo yêu cầu của quá trình sản xuất. - Tham mưu giúp Tổng Giám đốc các biện pháp để động viên khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả. - Kiểm soát hành động khắc phục/ phòng ngừa, giải quyết các phản ánh, khiếu nại của khách hàng, nhân viên và các bên liên quan về vấn đề môi trường SA 8000, - Triển khai chơng trình đào tạo về chất lượng- môi trường – trách nhiệm xã hội cho các cấp của Công ty. - Lưu giữ hồ sơ đào tạo và hồ sơ cán bộ công nhân viên. - Xây dựng các nội quy quy chế, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận trong Công ty. - Duy trì và đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc bằng điện thoại, internet trong Công ty được thông suốt. Đảm bảo hệ thống các máy tính máy in trong Công ty hoạt động liên tục. - Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp tổng giám đốc. - Thực hiện mục tiêu chất lượng – môi trường đã đề ra - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Phòng kinh doanh tổng hợp - Kinh doanh các sản phẩm dệt may (chủ yếu là các đơn hàng FOB). Kinh doanh thiết bị máy móc ngành may - Nhập khẩu sắt, thép, gỗ, máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh, kinh doanh kim loại màu(kẽm, nhôm, chì) làm nguyên liệu cho sản xuất. - Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường dựa trên các lĩnh vực kinh doanh của phòng và của công ty, tìm kiếm khách hàng, trao đổi, đàm phán với khách hàng để tìm đối tác ký kết các hợp đồng. Có nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu để lập các báo giá sao cho phù hợp vừa để có lợi nhuận cho công ty vừa có thể bán được hàng. - Xây dựng hệ thống giới thiệu, phân phối sản phẩm may mặc và NVL may mặc trong nước và nước ngoài. - Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng từ bộ phận Marketing để triển khai may mẫu cho các đơn hàng. Thiết kế, tạo mẫu mã mới và triển khai mẫu theo yêu cầu của khách hàng. - Kết hợp với phòng kỹ thuật để triển khai sản xuất các đơn hàng đã ký với khách hàng. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Phòng tài chính-kế toán - Cân đối các nguồn thu chi tài chính theo đúng chế độ - Đảm bảo cho CBCNV lĩnh lương theo đúng kỳ hạn - Giám sát việc mua bán vật tư tài sản của Công ty - Quản lý tài sản của Công ty - Báo cáo theo định kỳ lên các cơ quan nhà nước - Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng - môi trường làm việc trong phòng. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Tham mưu cho Tổng giám đốc về các vấn đề về kinh doanh và XNK để hoạch định kế hoạch kinh doanh của công ty theo từng vụ, từng năm. - Tham mưu cho Tổng giám đốc về nhiệm vụ đối ngoại, tiếp xúc khách hàng, chủng loại mặt hàng, giá cả…. đảm bảo hiệu quả cao cho sản xuất kinh doanh của công ty. - Phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu, thị tròng nguyên phụ liệu, mở rộng mạng khách hàng, tìm kiếm các hướng thương mại khác. - Là phòng nghiệp vụ đảm bảo thực hiện toàn bộ hoạt động XNK của công ty, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác nh phòng KH-VT, phòng Kế toán, phòng Kỹ thuật và các đơn vị sản xuất. - Thực hiện mục tiêu chất lượng – môi trường đã đề ra. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Phòng kế hoạch vật tư - Lập kế hoạch, theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch của các đơn vị liên quan. - Kiểm tra nguyên liệu và phụ liệu đầu vào. Theo dõi, kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp. - Quản lý kho nguyên phụ liệu, thành phẩm, hòm hộp theo đúng yêu cầu của hệ thống chất lượng. - Lên kế hoạch và chỉ đạo việc cấp phát NPL phục vụ sản xuất. - Kiểm soát hoạt động mua hàng, lu giữ hồ sơ mua hàng, hồ sơ nhà cung ứng. - Xem xét và phê duyệt tài liệu mua hàng trước khi gửi đi. - Tập hợp hồ sơ có liên quan cho việc đánh giá nhà cung ứng. Xem xét khả năng đáp ứng của nhà cung ứng - Nhận lệnh và báo cáo lên phó tổng giám đốc kỹ thuật, phó tổng giám đốc sản xuất kỹ thuật hoặc Tổng giám đốc. - Thực hiện mục tiêu chất lượng - môi trường đã đề ra. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Phòng ISO - Giúp đại diện lãnh đạo trong việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng – môi trường- trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, ISO14001:2004, SA8000. - Tập hợp các hồ sơ liên quan cho việc xem xét của lãnh đạo. - Tổng hợp và theo dõi hành động khắc phục, phòng ngừa, giải quyết các phản ánh, khiếu nại của khách hàng và các đơn vị. - Lập kế hoạch, theo dõi và tổ chức thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ. - Kiểm soát các tài liệu, hồ sơ của hệ thống quản lý chất lượng – môi trường- trách nhiệm xã hội, kể cả các loại hồ sơ tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài. - Tham gia đánh giá chất lượng nhà thầu phụ. - Xây dựng và hướng dẫn áp dụng kỹ thuật thống kê. - Có quyền kiểm tra các đơn vị trong Công ty thực hiện việc xây dựng, áp dụng duy trì hệ thống hệ thống quản lý chất lượng – môi trường- trách nhiệm xã hội. - Giúp đại diện lãnh đạo trong việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng – môi trường- trách nhiệm xã hội. - Theo dõi đôn đốc nhắc nhở các đơn vị thực hiện mục tiêu chất lượng – môi trường- trách nhiệm xã hội - Nhận lệnh trực tiếp và báo cáo Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc sản xuất, kỹ thuật. * Phòng kỹ thuật - Đầu mối về công tác chuẩn bị sản xuất, xác định chính sách chất lượng và năng suất trong từng thời kỳ cụ thể. - Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng để triển khai may mẫu cho các đơn hàng. Thiết kế, tạo mẫu mã mới và triển khai mẫu theo yêu cầu của khách hàng. Giám sát và hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật các đơn hàng. - Tham gia hội đồng đánh giá nhà thầu phụ. - Xây dựng định mức nguyên liệu trung bình, định mức phụ liệu và định mức quy cách hòm hộp carton. - Kiểm soát hành động khắc phục/ phòng ngừa, giải quyết các phản ánh, khiếu nại của khách hàng, nhân viên về vấn đề chất lượng. - Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp lên phó tổng giám đốc sản xuất kỹ thuật. - Thực hiện mục tiêu chất lượng – môi trường đã đề ra. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Phòng kỹ thuật - Phụ trách công tác đầu tư toàn Công ty lên kế hoạch đầu tư, phương hướng đầu tư. - Triển khai công tác đầu tư bao gồm đầu tư theo dự án cũng như đầu tư bổ sung, đầu tư lẻ để tiếp cận kịp thời yêu cầu công nghệ, đầu tư bao gồm XDCB cũng như thiết bị máy móc; - Theo dõi về đầu tư, lập dự toán, thiết kế, giám sát, quyết toán…đầu tư của Công ty, lợi nhuận mang lại, các hướng đầu tư mới để phù hợp với tình hình mới…. - Quản lý đất đai, xây dựng quy hoạch đất đai của Công ty, đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả; - Trong tương lai gần còn thêm các chức năng khác như: quản lý và kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà ở, siêu thị, và các hoạt động khác. - Thực hiện mục tiêu chất lượng - môi trường đã đề ra. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Phòng cơ điện - Chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp điện, nước phục vụ sản xuất liên tục, đảm bảo kế hoạch giao hàng. Lắp đặt, kiểm soát hiệu chỉnh các thiết bị kiểm tra, đo lượng và thử nghiệm, các thiết bị áp lực và toàn bộ tràng thiết bị sản xuất phục vụ cho công nghệ may. - Lưu giữ hồ sơ các thiết bị áp lực, các thiết bị kiểm tra, đo lượng và thử nghiệm. - Tham gia đánh giá nhà thầu phụ: cung cấp các dịch vụ sửa chữa vật tư phụ tùng và tràng thiết bị. - Giám sát việc thực hiện các nội qui, qui phạm an toàn trong Công ty. - Tham gia xây dựng cấp bậc kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân điện, thợ cơ khí. - Lưu giữ và cập nhật hồ sơ tràng thiết bị sản xuất. - Nhận lệnh và báo cáo Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật sản xuất. - Uỷ quyền cho Phó phòng khi vắng mặt. - Thực hiện mục tiêu chất lượng - môi trường đã đề ra. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Phòng đời sống - Đảm bảo các dụng cụ, bát đĩa….gọn gàng ngăn nắp, hợp vệ sinh và phải có phân biệt dụng cụ đựng thực phẩm sống - chín. - Thực phẩm mua về đảm bảo tươi ngon, không ôi thiu, phải được y tế của Công ty kiểm tra - Trong lúc làm việc phải mặc đồng phục do Công ty cấp (quần áo, mũ, khẩu tràng), đối với ngời làm nhiệm vụ chia thức ăn chín phải đi găng tay cao su (dùng 1 lần) - Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường làm việc trong phòng. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Xí nghiệp may - Tổ chức và điều hành sản xuất theo kế hoạch và lệnh sản xuất của Công ty. - Kiểm soát và theo dõi quá trình sản xuất, đảm bảo thực hiện đúng các qui trình, hướng dẫn đã ban hành, đảm bảo các tiêu chuẩn, và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. - Xây dựng tiến độ sản xuất, năng suất để đáp ứng kế hoạch và thời gian lao động do Công ty đề ra. - Quản lý máy móc tràng thiết bị được giao. - Phân công nhiệm vụ và kiểm soát hoạt động của nhân viên thuộc quyền quản lý. - Xử lý sản phẩm không phù hợp xuất hiện trong quá trình sản xuất. - Phê duyệt các văn bản kỹ thuật cho từng mã hàng của tổ kỹ thuật trước khi chuyển xuống các bộ phận để thực hiện (sau quá trình chuẩn bị sản xuất). - Phối hợp với các phòng chức năng (Phòng KDXNK – KHVT - KT) trong việc kiểm soát nguyên phụ liệu để sản xuất và giao hàng đúng thời hạn. - Khi vắng mặt, uỷ quyền cho các Trưởng ka. - Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về mọi hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất của đơn vị mình. - Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp tới Phó Tổng giám đốc sản xuất kỹ thuật hoặc Tổng Giám đốc Công ty. - Thực hiện mục tiêu chất lượng - môi trường đã đề ra. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Xí nghiệp giặt mài - Chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành, hướng dẫn và kiểm soát quá trình giặt mài từ đầu vào - quá trình sản xuất - đến đầu ra đảm bảo yêu cầu năng suất, chất lượng. - Tham gia đánh giá nhà thầu phụ. - Xử lý sản phẩm không phù hợp xuất hiện trong quá trình sản xuất. - Quản lý máy móc, tràng thiết bị, vật tư được giao. - Nhận lệnh và báo cáo Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật sản xuất hoặc Tổng Giám đốc. - Tham gia xây dựng cấp bậc kỹ thuật. Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân giặt mài. - Uỷ quyền cho Tổ trưởng kiêm kỹ thuật khi vắng mặt. - Thực hiện mục tiêu chất lượng – môi trường đã đề ra. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. * Xí nghiệp thêu - Chịu trách nhiệm trong việc điều hành, giám sát, Hướng dẫn và kiểm tra sản xuất tại Xí nghiệp thêu đảm bảo yêu cầu năng suất và chất lượng. - Nhận lệnh và báo cáo Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật sản xuất hoặc Tổng Giám đốc. - Uỷ quyền cho Cán bộ kỹ thuật hoặc Trưởng ka khi vắng mặt. - Tham gia xây dựng cấp bậc kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân thêu. - Thực hiện mục tiêu chất lượng – môi trường đã đề ra. - Kết hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để phòng ngừa, giải quyết các hành động không phù hợp. 2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP may Đức Giang 2.1.3.1. Cơ cấu thị trường - Thị trường nước ngoài:Trong kinh doanh mọi doanh nghiệp đều phải lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu sau khi tiến hành phân khúc thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hoạt động ở phạm vi quốc tế. Bởi vì khi thị trường mục tiêu được xác lập, doanh nghiệp sẽ biết mình phục vụ đối tợng khách hàng nào, bằng mặt hàng gì, số lợng bao nhiêu và cần khi nào... Ngợc lại, nếu doanh nghiệp không xác định được đâu là thị trường mục tiêu thì nguy cơ đổ vỡ là rất lớn. Hiểu được điều này trong những năm đầu tìm hướng đi Công ty thực hiện chiến lợc đa dạng hoá thị trường. Tức là khai thác tất cả những thị trường có thể từ Châu Âu sang Châu Mỹ. Khu vực thị trường rộng cho phép tiếp cận với nhiều cơ hội kinh doanh hơn, từ đó tạo tiền đề cho Công ty tăng doanh thu, tránh rủi ro về biến động thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là thị trường nước ngoài. Đến nay công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu lên 25 quốc gia trải rộng ở khắp các châu lục. Các bạn hàng lớn của công ty chủ yếu đến từ các quốc gia và khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Eu,vv……Hiện nay, các thị trường chủ yếu của may Đức Giang là thị trường Mỹ, Eu và Nhật Bản Thị trường EU: là một thị trường khu vực rộng lớn, bao gồm 25 quốc gia và lãnh thổ. Đây là thị trường truyền thông của CTCP may Đức Giang. Đến nay, CTCP may Đức Giang đã có bạn hàng và hệ thống đại lý phân phối ở hầu hết các quốc gia và lãnh thổ ở thị trường EU. Lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu vào Eu trong những năm vừa qua của CTCP may Đức Giang luôn chiếm vị trí thứ 2 sau thị trường Mỹ. Năm vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt giá trị 25triệu euro chiếm tỷ trọng 39% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Những năm vừa qua, trong quá trình xuất khẩu sang thị trường này CTCP may Đức Giang còn vấp phải nhiều rào cản như hạn ngạch và rào cản phi thương mại. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ tháng 11/2007, các hạn ngạch đối với thị trường này đã bị xoá bỏ tạo điều kiện cho công ty thâm nhập và mở rộng thị trường lớn và đầy tiềm năng này. Thị trường Mỹ: đây là thị trường mà những năm qua CTCP may Đức Giang có lượng hàng hoá xuất khẩu sang lớn nhất. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và quy trình thực hiện sản phẩm và các rào cản thương mại và phi thương mại.Từ tháng 11 /2007, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO thì rào cản lớn nhất đối với ngành may mặc Việt Nam nói chung và CTCP may Đức Giang nói riêng đó là hạn ngạch đã chính thức bị xoá bỏ. Đây là một tín hiệu lạc quan đối với ngành may mặc Việt Nam và CTCP may Đức Giang. Điều này mở ra một cơ hội lớn cho CTCP may Đức Giang trong việc chiếm lĩnh và phát triển thị trường giàu tiềm năng này. Thị trường Nhật Bản: đây là một thị trường lớn hiếm hoi mà CTCP may Đức Giang không vấp phải những rào cản về hạn ngạch tuy nhiên đây cũng là một thị trường rất khó tính với nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng và mẫu mã. Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 sau Mỹ và EU. CTCP may Đức Giang vẫn đang từng bước phát triển quan hệ buôn bán với thị trường này. Nếu đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của đối tác này, công ty có nhiều triển vọng để phát triển mạnh ở thị trường này Bên cạnh các thị trường lớn trên thì CTCP may Đức Giang còn có quan hệ với nhiều bạn hàng trên khắp năm châu như Iraq, Nga, Hàn Quốc,… (Xem bảng 2.1) - Thị trường trong nước: Trong những năm trước đây, CTCP may Đức Giang chưa chú trọng thị trường trong nước, chưa quan tâm đến một thị trường tiềm năng và nhiều lợi nhuận này. Những năm gần đây, khi đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đất nước ta đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, đời sống của nhân dân cũng được cải thiẹn rõ rệt đi kèm theo đó là nhu cầu về vật chất cũng nâng cao. Thời tràng Việt Nam cũng phát triển với tốc độ nhanh chóng và bắt kịp với xu hướng thời tràng trên thế giới. Với sự nhạy bén của mình, CTCP may Đức Giang đã nắm bắt được sự thay đổi này và đã bắt đầu có những chính sách và những hành động nhằm tấn công vào thị trường tưởng như rất gần gũi nhưng vẫn còn khá xa lạ với công ty. Công ty đã bắt đầu mở ra các cửa hàng đại lý giới thiệu sản phẩm, mở tràng web để đưa hình ảnh sản phẩm của công ty đến gần hơn với khách hàng Việt Nam. Các sản phẩm của công ty cũng được thiết kế cho phù hợp với vóc dáng, hình thể và thẩm mỹ của người Việt Nam. Do đó, hiện nay, sản phẩm của CTCP may Đức Giang đang là một trong những sản phẩm được ưa chuộng đối với người Việt. Bảng 2.1: Số liệu xuất khẩu sang các thị trường chính qua các năm (Đơn vị: USD) Danh mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Tổng kim ngạch xuất khẩu 66271335 100 79691280 100 95829761 100 EU (25 nước) 24756440 37.35 29769 619 37.35 37344723 39% Mỹ 40422280 60.99 48607 791 60.99 56669960 59% Nhật 1059293 1.59 1273 800 1.59 1744182 1,8% Các nước khác 33322 0.05 40070 0.05 70896 0,2% (Số liệu được lấy từ phòng Xuất nhập khẩu) 2.1.3.2. Cơ cấu mặt hàng Lĩnh vực mà công ty đang hoạt động là lĩnh vực dệt – may. Đây cũng là lĩnh vực được Nhà nước quan tâm và đặt vị trí là ngành mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường nước ngoài chủ yếu là các mặt hàng như sơmi, áo jacket, quần âu. Đây đều là các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường lớn. (Xem bảng 2.2). 2.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU 2.2.1. Khái quát về thị trường may mặc EU EU là một trong các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng cao tương đối ổn định, có đồng tiền riêng khá vững chắc. EU là một thị trường rộng lớn, tính đến năm 2006 bao gồm 27 quốc gia, với diện tích là 4.000.000 km2 tổng số dân là 493 triệu người. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Về thói quen tiêu dùng EU gồm 27 thị trường quốc gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26419.doc
Tài liệu liên quan