Chuyên đề Hoạt động thâm nhập thị trường EU của công ty may Đức Giang. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 5

1.1. TỔNG QUAN VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI 5

1.1.1. Tổng quan về thị trường 5

1.1.2. Những vấn đề chung về thị trường nước ngoài 7

1.1.3. Lý luận chung về thâm nhập 8

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thâm nhập thị trường nước ngoài của DN 37

1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG EU NÓI RIÊNG 42

1.2.1. Sự cần thiết phải thâm nhập thị trường thế giới 42

1.2.2. Sự cần thiết phải thâm nhập thị trường may mặc EU 43

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 48

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 48

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty may Đức Giang 48

2.1.2. Bộ máy quản trị công ty may Đức Giang 51

2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty may Đức Giang 61

2.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU 66

2.2.1. Khái quát về thị trường may mặc EU 66

2.3. THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG THỜI GIAN QUA 78

2.3.1. Thực trạng thâm nhập thị trường may mặc EU của công ty may Đức Giang 78

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 79

2.4.1. Những ưu điểm trong việc thâm nhập thị trường may mặc EU của công ty may Đức Giang 79

2.4.2. Những tồn tại trong việc thâm nhập thị trường may mặc EU của công ty may Đức Giang 81

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 82

KẾT LUẬN 83

Danh mục tài liệu tham khảo 84

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động thâm nhập thị trường EU của công ty may Đức Giang. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t > 0: Hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp có hiệu quả, số thị trường doanh nghiệp mới thâm nhập được ít hơn số thị trường doanh nghiệp để mất. - Số mặt hàng thâm nhập thành công Công thức: H = Hn – Hm Trong đó H: Số mặt hàng thực mới thâm nhập vào một thị trường hàng năm Hn: Số mặt hàng mới thâm nhập vào một thị trường hàng năm Hm: Số mặt hàng mất đi ở một thị trường hàng năm Nếu H = 0, H < 0: Tức là hàng năm doanh nghiệp không đưa thêm mặt hàng nào ra thị trường, hoặc là số mặt hàng mới thực mà doanh nghiệp đưa vào thị trường nhỏ hơn hoặc bằng với số mặt hàng mà doanh nghiệp phải bỏ do thị trường không còn chấp nhận nó. Nếu H > 0: Tức là hàng năm doanh nghiệp đưa ra thị trường nhiều mặt hàng mới mà mặt hàng cũ của công ty vẫn được khách hàng ưa chuộng hoặc nhiều hơn cả số mặt hàng mất đi do thị trường không chấp nhận. - Hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đã thâm nhập - Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Công thức: S = x 100% Trong đó S: Thị phần hàng năm của doanh nghiệp trên thị trường thâm nhập Qi: Trị giá sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ hàng năm trên thị trường thâm nhập ∑Qi: Tổng giá trị sản phẩm hàng năm tiêu thụ trên thị trường mà doanh nghiệp thâm nhập Chỉ tiêu này cho biết được vị trí của doanh nghiệp trên mỗi thị trường, số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ở thị trường đó so với sức tiêu thụ của thị trường ấy là lớn hay nhỏ. Qua đó, nó phản ánh được mức độ thành công của doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường đó. - Tốc độ tăng doanh thu doanh nghiêp đạt được trên từng thị trường đã thâm nhập Công thức: D = x100% Trong đó: D: Tốc độ tăng doanh thu hàng năm trên thị trường thâm nhập Dn: Doanh thu năm n Dn-1: Doanh thu năm (n-1) Nếu doanh thu của doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước và ở con số đều đều nhau thì thể hiện hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp là tốt, ổn định và ngược lại. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thâm nhập thị trường nước ngoài của DN 1.1.4.1. Nhân tố khách quan - Yếu tố quốc gia Các yếu tố về quốc gia của doanh nghiệp như là vị trí địa lý, thể chế chính trị, các quy định về pháp lý, quan hệ quốc tế của nhà nước, môi trường kinh doanh của quốc gia có ảnh hưởng lớn đến việc thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp. Vị trí địa lý có ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí sản xuất và vận chuyển, và do đó liên quan đến việc quyết định nơi sản xuất sản phẩm. Thể chế chính trị và quân hệ quốc tế cảu Nhà nước có ảnh hưởng đến việc đối xử của quốc gia mục tiêu với doanh nghiệp. Ở một số quốc gia, một số ngành có sự hỗ trợ của nhà nước để tạo nên hay phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy các doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế. Ngược lại, một số quốc gia lại ngăn cản các doanh nghiệp của mình thâm nhập thị trường cụ thể nào đó, đặc biệt là vì lý do chính trị hay là an ninh quốc gia (ví dụ như các doanh nghiệp Đài Loan khi thâm nhập thị trường Trung Quốc bị hạn chế về một số ngành nghề và quy mô đầu tư). Hoặc như tại một số quốc gia châu Âu từ chối nhập khẩu những sản phẩm sử dụng lao động trẻ em vì lý do nhân quyền. Các doanh nghiệp tại những quốc gia có thị trường nội địa nhỏ cũng có xu hướng tăng cường thâm nhập thị trường quốc tế nhiều hơn. - Các yếu tố quốc tế + Các yếu tố về địa lý của thị trường thâm nhập Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu của quốc gia mục tiêu là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá thị trường. Một số quốc gia có thể có lợi thế hơn các quốc gia khác do những điều kiện địa lý thuận lợi (nhiều cảng nước sâu, nằm trên trục giao thông quốc tế …). Điều này có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Điều kiện khí hậu cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn, đặc biệt là khi quyết định nơi sản xuất của sản phẩm. + Môi trường văn hoá Các quốc gia có sự giống nhau về văn hoá xã hội có cùng cách hành xử, chung ngôn ngữ và trình độ giáo dục. Sự khác nhau trong các yếu tố văn hoá xã hội dẫn đến sự không chắc chắn và thường dẫn đến hiểu nhầm. Sự khác nhau về văn hoá có thể dẫn đến sự nhận thức hoàn toàn khác nhau về các giá trị của sản phẩm, về thị hiếu tiêu dùng. Ngày nay, các doanh nghiệp nhận thức rõ sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá tôn giáo với kinh doanh quốc tế và thường phải có những điều chỉnh cho thích hợp với văn hoá bản địa. Thông thường các doanh nghiệp khi bắt đầu tham gia thị trường quốc tế sẽ có xu hướng chọn các thị trường gần gũi hơn về địa lý, có cùng ngôn ngữ, tôn giáo hoặc có những điều kiện về thị trường giống như thị trường nội địa. Còn khi thâm nhập các thị trường quá xa lạ về văn hoá, có thể các nhà quản lý sẽ thiếu tự tin và có khuynh hướng tránh các phương thức thâm nhập qua đầu tư mà lựa chọn các phương thức qua hợp đồng hoặc xuất khẩu. + Môi trường chính trị và luật pháp Chế độ và sự ổn định chính trị ở thị trường mục tiêu là vấn đề mà doanh nghiệp cần phải quan tâm khi cân nhắc khik quyết định thâm nhập thị trường. Thị trường nước ngoài nói chung là rủi ro hơn thị trường nội địa. Thậm chí sau khi đã phân tích rủi ro và nhu cầu, còn rất nhiều điều không rõ rang, không chắc chắn khiến cho việc đầu tư vào thị trường nước ngoài trở nên khó dự đoán hơn thị trường trong nước. Nếu có sự khác biệt lớn về chính trị hoặc có những nguy cơ bất ổn chính trị cao, các doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường đòi hỏi đầu tư ít và an toàn hơn. Hệ thống luật pháp nước sở tại cũng ảnh hưởng đến việc thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp. Việc phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp sở tại có thể mang lại những bất lợi về cạnh tranh cho doanh nghiệp. Những quy định về lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, chính sách thuế, các thủ tục hành chính đôi khi hạn chế sự lựa chọn của doanh nghiệp. Các rào cản thương mại trực tiếp và gián tiếp dựa trên hệ thống luật pháp như các quy định về thuế suất, hạn ngạch, các quy định về nhân quyền, về vệ sinh, về môi trường cũng ảnh hưởng đến việc thâm nhập thị trường của doanh nghiệp. + Môi trường chinh trị và luật pháp Môi trường kinh tế nước sở tại có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định thâm nhập thị trường của doanh nghiệp. Quy mô và tốc độ tăng trưởng, tiềm năng của thị trường chính là sự hấp dẫn các doanh nghiệp thâm nhập thị trường. Môi trường kinh doanh thuận lợi như là chi phí rẻ về nhân công, về giao thông vận tải hay liên lạc, sự gần gũi với nguồn nguyên liệu, nhà cung ứng……..có thể làm giảm chi phí sản xuất hoặc kinh doanh nói chung của doanh nghiệp cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường. Sự có mặt của các nhà đầu tư và kinh doanh nước ngoài cũng mang lại sự tin tưởng vào sự ổn định và hấp dẫn của thị trường. Một yếu tố khác cũng cần phải được nhắc đến đó là giai đoạn của thị trường. Cũng như sản phẩm, thị trường có những giai đoạn như là bắt đầu, phát triển, bão hoà và suy thoái. Ở các giai đoạn khác nhau của thị trường cũng cần có những chiến lược và phương thức thâm nhập thị trường khác nhau. Ở giai đoạn ban đầu của thị trường, sản lượng bán hàng còn thấp, mức độ ổn định của thị trường không cao, doanh nghiệp thường chọn những phương thức thâm nhập không yêu cầu sự cam kết sâu với thị trường. Ở giai đoạn phát triển, với sản lượng bán hàng tăng cao và ổn định, doanh nghiệp có thể sẽ sử dụng những phương thức yêu cầu đầu tư hoặc chuyển địa điểm sản xuất sản phẩm vaà trong thị trường mục tiêu. Sự có mặt và quy mô của những đối thủ cạnh tranh, của các sản phẩm thay thế trong thị trường có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, nhiều rủi ro. Mức độ cạnh tranh ở thị trường có ảnh hưởng lớn đến quyết định thâm nhập thị trường là do nó quyết định tiềm năng lợi nhuận của thị trường. Thông thường sự cạnh tranh cao sẽ kéo giá của sản phẩm đi xuống, do đó giảm lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Đây là điều các doanh nghiệp phải cân nhắc, nhất là khi có các quyết định đầu tư vào thị trường. 1.1.4.2. Nhân tố chủ quan - Quy mô của doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp thể hiện số lượng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, một yếu tố cơ bản để thành công trong kinh doanh. Trong kinh doanh quốc tế, điều này cũng không phải là một ngoại lệ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều tiềm lực, ngoài việc có những lợi thế về cạnh tranh như công nghệ, tính kinh tế của quy mô, sự sẵn có của nguồn lực, cũng thuận lợi hơn trong các quyết định thâm nhập thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp này có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn những phương thức thâm nhập thị trường, kể cả những phương thức đòi hỏi đầu tư nhiều, rủi ro cao. Trong khi đó các doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế, cả về tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ sẽ thường phải chọn phương thức thâm nhập thị trường đì hỏi đầu tư ít hơn như là xuất khẩu, hợp đồng cấp phép hoặc đặc quyền kinh tiêu. Quy mô của doanh nghiệp cũng cho phép doanh nghiệp đầu tư nguồn lực vào công tác thu nhập thông tin để đánh giá về thị trường một cách chính xác và toàn diện hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển về công nghệ thông tin và giao thông vận tải, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng có được nhiều thuận lợi hơn khi tham gia thị trường quốc tế. - Kinh nghiệm quốc tế Kinh nghiệm và sự tham gia vào thị trường quốc tế của người quản lý doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp nói chung sẽ làm cho doanh nghiệp sắn sàng tăng mức độ đầu tư và cam kết vào một thị trường mới. Kinh nghiệm quốc tế cũng mang lại cho doanh nghiệp kiến thức tốt về thị trường quốc tế. Điều này làm giảm bớt những chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường mới. Khi doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm quốc tế hơn, doanh nghiệp có thể sẽ lựa chọn các phương thức thâm nhập sâu hơn, đồng nghĩa với việc sẵn sàng chịu nhiều rủi ro hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp ít kinh nghiệm sẽ không sẵn sàng cho những đầu tư rủi ro cao mà thông thường làm quen với thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu. - Đặc tính của sản phẩm Sản phẩm có ảnh hưởng lớn tới quyết định thâm nhập thị trường của doanh nghiệp. Đặc tính tự nhiên của sản phẩm như là tỉ lệ giữa giá trị và trọng lượng, sự phân huỷ và thành phần cấu tạo là quan trọng trong việc quyết định nơi sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, đặc tính nhận thức của sản phẩm như là các thương hiệu là một tài sản quan trọng mà doanh nghiệp không bao giờ muốn đánh mất sự kiểm soát nó. Sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống cũng ảnh hưởng đến việc thâm nhập thị trường của doanh nghiệp. Thông thường, ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống, sản phẩm được sản xuất tại quốc gia sáng chế và được xuất khẩu đi các thị trường khác, trong khi ở giai đoạn của chu kỳ sống thì khả năng doanh nghiệp sẽ tìm cách để chuyển địa điểm sản xuất tới thị trường cần thâm nhập. Đặc tính sản phẩm còn được thể hiện ở sự thích nghi hay có thể tiêu chuẩn hoá của sản phẩm. Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa có thể áp dụng chiến lược đa dạng hóa, sử dụng các phương thức thâm nhập đòi hỏi cam kết thấp như là cấp giấy phép hoặc xuất khẩu. Trong khi đó, một số sản phẩm khác lại yêu cầu sự chuyên biệt hoá cho từng thị trường, cẩn phải được sản xuất tại điạ phương. Các sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ chủ yếu do yêu cầu cũng khác với sản phẩm tiêu dùng, bị ảnh hưởng lớn bởi sự khác nhau về văn hoá. 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG EU NÓI RIÊNG 1.2.1. Sự cần thiết phải thâm nhập thị trường thế giới Vấn đề thâm nhập thị trường thế giới là vô cùng bức thiết đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như nền kinh tế Việt Nam. Khi thâm nhập nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất. Trong suốt thập niên 1990 đã có một sự gia tăng đáng kể nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đã tham gia vào kinh doanh quốc tế. Ðây là kết quả của quá trình quốc tế hóa. Các công ty chỉ chuyên doanh trong nước đã đến lúc nhận ra rằng cung của họ đã vượt cầu, ít ra là ở phương diện năng suất sản xuất ngày một nâng cao; điều này ảnh hưởng đến một số nhân tố làm giảm dần sự tăng trưởng của thị trường (hoặc chựng lại), làm gia tăng thêm sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong nước kể cả đối với các Công ty ngoại quốc. Như vậy, việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc, một yêu cầu khách quan, mà khi tham gia vào mậu dịch thế giới, doanh nghiệp tìm thấy môt số thuận lợi như sau: - Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ, kể cả dịch vụ, vì rõ ràng là thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước; mở rộng được đầu tư. - Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm của Công ty, thì thị trường quốc tế là một lối thoát duy nhất để tiêu thụ sản phẩm dư thừa, kết quả nhà xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận, dẫn đến giá bán có khả năng hạ thấp tạo điều kiện tác động trở lại để đẩy mạnh khối lượng hàng hóa bán ra hơn nữa. - Giảm được rủi ro: bán ở nhiều thị trường tốt hơn chỉ bán ở một nước. - Ước vọng của các nhà lãnh đạo: các nhà lãnh đạo cao cấp, cổ đông đều muốn Công ty của họ tham gia thương mại quốc tế. - Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm. - Khai thác lợi thế hiện có trong thị trường chưa được khai thác. - Tạo thêm thu nhập từ những kỹ thuật hiện có thông qua nhượng bản quyền (licensing) đặc quyền kinh tiêu ( franchising). - Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế. - Phát triển thêm lợi nhuận để đầu tư, tạo công ăn việc làm. - Thực hiện tốt quản trị nhân viên cũng như tiến bộ của sản phẩm (do thông qua cạnh tranh). 1.2.2. Sự cần thiết phải thâm nhập thị trường may mặc EU 1.2.2.1. EU là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn về hàng may mặc Hàng năm, EU có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia châu Á, nơi đang có lợi thế cạnh tranh mạnh về giá nhân công, mức độ khéo léo trong những sản phẩm quần áo đòi hỏi có những chi tiết, hoạ tiết thủ công như thêu, ren, móc. Các quốc gia trong khối EU cũng tham gia sản xuất và cung cấp cho thị trường nội địa nhưng với quy mô nhỏ và ngày càng bị thu hẹp do không thể cạnh tranh với hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các quốc gia châu Á. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của EU vượt qua cả Hoa Kỳ và Nhật Bản, tốc độ nhập khẩu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trong nhập khẩu của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của EU là 108,3 triệu USD, tăng 20% so với năm 2002, trong khi đó Hoa Kỳ nhập khẩu là 71,2 triệu USD, Nhật Bản là 19,4 triệu USD và mức tăng tương ứng so với năm 2002 là 7% và 10%. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu của EU là 121,6 triệu USD, tăng 12,2% so với năm 2003, còn Hoa Kỳ nhập khẩu 75,7 triệu USD và Nhật Bản nhập khẩu là 21,7 triệu USD với mức tăng tương ứng là 6% và 11,8%. Vì thế, đây là thị trường mang lại nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu hàng may mặc trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường này. Sự mở rộng thị trường và thị phần hàng may mặc của các quốc gia xuất khẩu trên thị trường EU phụ thuộc nhiều vào khả năng cạnh tranh của hàng may mặc quốc gia đó. Những yêú tố thể hiện khả năng cạnh tranh đó là: kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thương hiệu, chất lượng, mức độ hấp dẫn, giá cả. Thị trường EU có quy mô tiêu dùng hàng may mặc rất lớn. Theo thống kê của tổ chức xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của các nước đang phát triển của EU. Năm 2004, ước tính chi tiêu cho hàng may mặc của người dân EU lên tới 274 tỷ Euro, trong đó chi cho hàng may mặc mặc ngoài đạt khoảng 225 tỷ Euro, chiếm 82% tổng chi tiêu cho hàng may mặc và mức tăng hàng năm là 5,2%. Nếu tính riêng 15 nước thành viên EU cũ thì mức tăng thấp hơn là 4,5%, nhưng với 10 nước thành viên mới (tính từ 1/5/2004) có mức tăng đáng kể là 25,6%. Trong 15 quốc gia EU cũ, Đức là quốc gia có mức chi tiêu cho hàng may mặc lớn nhất, năm 2004 đạt tới 58,497 triệu Euro, sau đó là Anh đạt 53,158 triệu Euro, Ý đạt 43,514 triệu Euro, Pháp đạt 31,700 triệu Euro, Tây Ban Nha là 22,280 triệu Euro. Còn với 10 quốc gia thành viên mới, nước tiêu dùng nhiều hàng may mặc nhất là Ba Lan, năm 2004, chi tiêu cho hàng may mặc đạt 5,054 triệu Euro, tiếp đến là các quốc gia Cộng hoà Séc là 1,842 triệu Euro, Hunggari đạt 1,471 triệu Euro. Năm 2004, riêng 5 quốc gia Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha đã có mức chi tiêu cho hàng may mặc chiếm tới 77% trong tổng chi tiêu của 25 quốc gia thuộc EU. Với 15 quốc gia thuộc EU cũ, năm 2004, người dân Anh có mức tiêu dùng trên đầu người về quần áo lớn nhất trong các quốc gia đạt 880 Euro/người, tiếp đến Áo đạt 850 Euro/người, Ailen là 805 Euro/người, Bỉ đạt 764 Euro/người, Luých xăm bua đạt 754 Euro/người, Ý đạt 749 Euro/người. Với những quốc gia đông dân cư như Đức, Anh, Ý, mức chi tiêu theo đầu người cao là bình thường bởi dân số đông sẽ phải chi tiêu nhiều cho hàng may mặc. Nhưng những quốc gia nhỏ và ít dân cư như Áo, Luých xăm bua, Bỉ, Thuỵ Điển cũng đều có mức tiêu dùng/người cho hàng may mặc khá cao. Điều này có thể giải thích theo hai hướng, thứ nhất người dân của những quốc gia này chi tiêu nhiều cho hàng may mặc mặc ngoài, thứ hai, người dân tiêu dùng nhiều hàng may mặc cao cấp, hàng có thương hiệu nổi tiếng và giá thành cao. Nhưng theo các nhà nghiên cứu thị trường giải thích, việc các nước này có số dân nhỏ lại có mức tiêu dùng/người cao về hàng may mặc do người dân chi nhiều cho những hàng may mặc có chất lượng cao, hàng may mặc “sạch”, hàng may mặc có thương hiệu nổi tiếng, những quốc gia nhỏ bé này đều là những quốc gia có thu nhập bình quân trên đầu người khá cao và phong trào sử dụng sản phẩm “sạch” hết sức mạnh mẽ. 1.2.2.2. Là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi có được những cơ hội trên thị trường EU Ngày 01/11/2007 đánh dấu cột mốc mới trên chặng đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong một hệ thống thương mại đa biên mở như của WTO, sẽ tăng mạnh cơ hội cho hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Cũng như các thành viên khác trong WTO, thông tin thương mại được cung cấp thờng xuyên và đầy đủ, cũng như được hưởng ngay lập tức và vô điều kiện thành tựu cắt giảm thuế đa phương của WTO trong 50 năm qua, và đặc biệt hàng may mặc của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ được đối xử bình đẳng. Chính vì thế, việc xuất khẩu các mặt hàng này sẽ có được nhiều thuận lợi, được dành nhiều u đãi hơn so trước kia. Do đó, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc tăng cờng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, một mặt tranh thủ những yếu tố thuận lợi này, mặt khác còn tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Trong số những lợi ích mà WTO mang lại sẽ bao gồm việc giảm hạn chế đối với xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên khác, trong đó có thuế quan thấp hơn và sự bãi bỏ hạn ngạch của Liên minh châu Âu (EU) đối với hàng dệt và hàng may mặc (chiếm khoảng 15% xuất khẩu của Việt Nam). Đây là điều quan trọng không chỉ vì may mặc là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau dầu mỏ, mà còn vì Việt Nam được đặt ngang hàng với các thành viên khác trong WTO, vốn không bị áp đặt hạn ngạch kể từ khi cơ chế hạn ngạch toàn cầu buôn bán hàng dệt và may mặc hết lục từ đầu năm 2006. Một lợi ích lớn nữa khi trở thành thành viên WTO là tăng lòng tin đối với Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài như tập đoàn Intel (Mỹ) đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với Việt Nam khi biết chắc chắn Việt Nam sẽ gia nhập WTO. Các doanh nghiệp nước ngoài đã cam kết đầu tư khoảng gần 6,5 tỷ USD vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2006, tăng 41,4 % so với cùng kỳ này năm 2005. Xu hướng đầu tư này sẽ tiếp tục tăng, vì các công ty nước ngoài hiện nay có thể coi Việt Nam như một nơi an toàn để đầu tư. Trong khi các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam - một trong những điều kiện để gia nhập WTO - sẽ thu hút mạnh mẽ hơn các nhà đầu tư thì sự phát triển quan trọng tương tự là cải cách quy chế của Việt Nam cũng đã có hiệu quả trong tiến trình chuẩn bị gia nhập WTO. Các Luật đầu tư chung (Common Investment Law) và Luật hoạt động kinh doanh thống nhất (Unified Enterprise Law) đã có hiệu lực từ tháng 7/06, hình thành một bộ luật chung cho các công ty trong nước và nước ngoài, đồng thời tạo nền móng để khuyến khích và bảo vệ tất cả hình thức đầu tư. Theo WTO, Việt Nam đã tiến tới điều hòa luật về quyền mậu dịch, do đó thủ tục đăng ký đối với các nhà kinh doanh trong nước và nước ngoài sẽ như nhau. 1.2.2.3. Việt Nam có nhiều ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nước ngoài May mặc là ngành có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sản xuất may mặc được coi là nghề truyền thống và hiện đang là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Ngành sản xuất hàng may mặc đòi hỏi lực lượng nhân công đông đảo, đây lại chính là lợi thế của Việt Nam. Hơn nữa, theo thống kê, hiện nay giá nhân công hàng may mặc của Việt Nam thuộc hàng rẻ nhất trong khu vực và thế giới, điều này làm cho giá thành sản phẩm rẻ hơn, và tạo ra lợi thế trong cạnh tranh của hàng may mặc. Không chỉ có vậy, ngời lao động Việt Nam với tính cần cù, khéo léo và tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến,vì thế tạo nên những sản phẩm độc đáo, yêu cầu tay nghề thủ công cao góp phần đem lại thế mạnh cho mặt hàng này. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc một mặt sẽ phát huy được những lợi thế này, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc, mặt khác thúc đẩy sản xuất trong nước để tiến tới không chỉ xuất khẩu những mặt hàng hiện có mà còn những mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao hơn, từ đó tạo thêm việc làm cho ngời lao động, tăng thu nhập cho họ với mức tốt hơn. 1.2.2.4. Khả năng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất hàng may mặc. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chưa khai thác được hết những điểm mạnh này, vì thế hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này còn khiêm tốn, chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng quốc tế và chưa phát huy được thực lực của mình. Thêm đó, giá trị tăng thêm trong mỗi sản phẩm may mặc xuất khẩu lại không đáng kể. Điều này đòi hỏi hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam một cách bức thiết để chiếm lĩnh được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty may Đức Giang Tên gọi : công ty cổ phần may Đức Giang Tên giao dịch quốc tế : May Duc Giang Joint-stock Company Tên viết tắt : MAYDUCGIANG., JSC Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp cổ phần với 51% vốn nhà nước Cơ quan chủ quản : Tập đoàn dệt may Việt Nam Trụ sở giao dịch : 59 phố Đức Giang- Q. Long Biên- Hà Nội Công ty cổ phần may Đức Giang ( tiền thân là công ty may Đức Giang ) được thành lập theo quyết định số 102/CNN-TCLĐ ngày 02/05/1989 trên cơ sở Tổng kho vận I thuộc liên hiệp các xí nghiệp may. Cơ quan tổng kho vận I trực thuộc liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu may gồm có 5 nhà kho, mỗi kho có diện tích 1.000m2 trên tổng diện tích mặt bằng là 17.000m2, với tổng số 300 cán bộ công nhân viên. Sau khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý theo quyết định số 217/HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp thì ngành vật tư may không còn đọng nhiều hàng hoá ở các kho của xí nghiệp vật tư nữa. Trước tình hình thực tế ấy, ngày 2/5/1989 Liên hiệp - xuất nhập khẩu May đã quyết định điều động 27 cán bộ công nhân của văn phòng Liên hiệp về xây dựng một phân xưởng may tại tổng kho vận I. Sau khi xem xét kỹ các điều kiện trong đó có tính đến tốc độ phát triển và tính hiện thực về việc làm của cán bộ công nhân viên, ngày 23/2/1990 - Bộ công nghiệp nhẹ đã chính thức ra quyết định số 102/CNN-TCLĐ thành lập xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang. Qua hơn hai năm phấn đấu và trưởng thành, toàn bộ xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang đã trưởng thành và đang trên đà phát triển. Với số vốn ban đầu là 1,2 tỷ đồng, từ một phân xởng may trực thuộc Liên hiệp may đến nay, xí nghiệp đã có hai phân xởng cắt may hoàn chỉnh với gần 500 may may hiện đại, trong đó có 60% là máy may JUKI của Nhật và máy FAF của Tây Đức - một đơn vị kinh doanh tổng hợp bao gồm một máy thêu TAJIMA 12 đầu 9 chỉ của Nhật, một đội xe vận tải container và nhà ăn cơm ca. Tổng số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp lên tới 1.200 ngời đã sản xuất các sản phẩm cao cấp nh Jacket, Sơ mi xuất khẩu sang các nước ở khu vực II, cộng đồng Châu Âu, Nhật và Canađa... Sản phẩm ban đầu từ 70.000 áo Jacket/năm đến năm 1991 năng suất đã đạt 500.000 áo Jacket/năm. Ngày 20/11/1991, Doanh nghiệp may Đức Giang đã được Bộ công nghiệp nhẹ xét và cho phép được thành lập doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 388 của HĐBT. Trong quá trình hoạt động, ngay từ những năm đầu hình thành và phát triển xí nghiệp đã gặt hái được nhiều kết quả, thu nhập của công nhân ngày càng tăng, việc làm đã ổn định, uy tín chất lợng sản phẩm và năng suất của xí nghiệp ngày một nâng cao. Xí nghiệp đã ký

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12080.doc
Tài liệu liên quan