MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSON 7
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần gia dụng
GoldSun 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 7
2. Tầm nhìn và sứ mệnh 8
3. Chiến lược phát triển của công ty 9
4. Nhiệm vụ hoạt động của công ty 9
5. Chức năng của công ty 10
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10
III. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 13
1. Nhiệm vụ sản xuất và tính chất của sản phẩm 13
2. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm 14
3. Đặc điểm về lao động, máy móc, nguyên vật liệu 16
IV. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gia dụng GoldSun 21
1. Kết quả sản xuất kinh doanh 21
1.1. Vốn và nguồn vốn cuả công ty 21
1.2. Khả năng thanh toán 25
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 26
2. Về thị trưòng tiêu thụ 27
2.1. Thị trường trong nứơc 28
2.2. Thị trường xuất khẩu 29
3. Đóng góp vào ngân sách của nhà nước và thu nhập bình quân của người lao động 29
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HÀNG TIÊU THỤ GIA DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSON 31
I. Đặc điểm mặt hàng gia dụng và đặc điểm hoạt động tiêu thụ mặt hàng này 31
1. Đặc điểm mặt hàng gia dụng 31
2. Đặc điểm hoạt động tiêu thụ mặt hàng gia dụng của công ty 32
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng của công ty 34
1.Môi trường vĩ mô 34
1.1 Những ảnh hưởng của chính trị luật pháp 34
1.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 37
1.3. Yếu tố kinh tế 38
1.4 Yếu tố khoa học công nghệ 40
1.5 Yếu tố văn hoá 41
1.6 Các nhân tố tự nhiên 41
1.7 Cơ sở hạ tầng 41
2. Môi trường tác nghiệp 42
2.1 Đối thủ cạnh tranh 42
2.2 .Khách hàng 42
2.3 Nhà cung cấp 43
2.4. Sản phẩm thay thế 43
3. Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp 43
III. Thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng của công ty 44
1. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty 44
2. Thị trường tiêu thụ hàng gia dụng của công ty 46
2.1 Thị trường trong nứơc 47
2.2 Đối với thị trường xuất khẩu 48
3.Chủng loại sản phẩm 48
4. Hệ thống kênh phân phối hàng gia dụng của công ty 49
5. Thực trạng về khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ hàng gia dụng tại công ty cổ phần gia dụng GoldSun 52
5.1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm 52
5.2. Thương hiệu sản phẩm 53
5.3. Giá bán 53
5.4. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm gia dụng của công ty 55
5.5. Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị bán hàng 56
5.6. Các công cụ cạnh tranh khác 56
VI. Đánh giá hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng của công ty 57
1. Thành tựu 58
2. Hạn chế 59
3. Nguyên nhân 60
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG GIA DỤNGTẠI CÔNG CY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSON 61
I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty cổ phần gia dụng Goldsun trong thời gian tới 61
1.Mục tiêu 61
2.Phương hướng 61
II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng ở công ty cổ phần gia dụng Goldsun 62
1 Những giải pháp vi mô 62
1.1.Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường 62
2. Hoàn thiện chất lượng sản phẩm. 63
3. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ. 65
4. Nâng cao tay nghề cho người lao động. 66
5. Đầu tư cho xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hoá. 67
6. Đầu tư cho công tác thiết kế mẫu. 68
7. Chính sách giá cả 69
8.Hoàn thiện kênh phân phối. 71
9. Hoạt động xúc tiến 73
10. Phát triển các hoạt động trước và trong sau khi bán hàng 74
III. Một số kiến nghị với nhà nứơc 74
1. Chính sách về thuế 74
2. Chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho ngành gia dụng 75
3. Ưu tiên về lãi suất tín dụng 75
4.Nhà nước cần sửa đổi, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn, huy động vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 76
5. Áp dụng một chê độ tỷ giá hối đoái tương đối ổn định phù hợp và khuyến khích xuất khẩu. 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng tại công ty cổ phần gia dụng Goldsun- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trường bên trong
Một loạt những cải cách trong cơ chế quản lý được lập lại .Ngay khởi đầu năm 2009 với việc đổi tên công ty với tên giao dịch là: Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun đi vào hoạt động ngày 1/1/2009.Bộ máy quản lý được điều chỉnh phù hợp .Công ty đã tăng cường đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
- Tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất các sản phẩm có tiềm năng tiêu thụ trên thị trường nội địa cũng như ở nước ngoài.
- Cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của từng thị trường.
- Củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, phát triển dịch vụ sau bán, tăng cường công tác quảng bá sản phẩm.
- Gia tăng giá trị bổ sung cho các sản phẩm XK, hoàn thiện các hoạt động kinh doanh theo hướng tạo nên chuỗi cung ứng giá trị, từ đầu vào đến đầu ra và nhấn mạnh việc tạo dựng các quan hệ vơi các nhà cung cấp, cũng như các nhà phân phối và các khách hàng truyền thống.
- Đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường nước ngoài để gia tăng XK.
- Liên doanh liên kết với các DN có thế mạnh trong lĩnh vực liên quan để phát huy lợi thế sẵn có của DN và tăng sức mạnh cạnh tranh.
- Với nguồn tài chính vững manh công ty đã tạo được uy tín vói các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp vốn liên doanh liên kết.
1.3. Yếu tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp .Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế : tăng trưởng, ổn định hay suy thoái .Mà thực chất nó chính là các yếu tố như : sự tăng trưởng của GDP, lãi suât tiền vay, tiền gửi ngân hàng, tỷ giá hối đoái…các yếu tố này tạo lên sự tăng giảm, cơ hội thách thức cho hoạt động kinh doanh ở những mức độ khác nhau.Những yếu tố này tác động trực tiếp đến sức mua hàng, nhu cầu tiêu dùng và các yếu tố nguồn lực sử dụng trong kinh doanh .
Những bất ổn của thị trường tài chính nước Mỹ khởi phát vào mùa hè năm 2007 sau đó đã biến thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ mùa thu năm 2008. Sang năm 2009 tỷ lệ tăng trưởng tiếp tục đi xuống.Tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn thế giới trong năm 2009 ở mức 0,9%, thấp nhất kể từ năm 1970 đến nay. Ở các nước công nghiệp hóa, tỷ lệ này chỉ còn 0,1%, trong khi tại các nước đang phát triển, mức tăng trưởng từ 7,9% (năm 2007) và 6,3% (năm 2008) , sẽ giảm còn 4,5% trong năm mới 2009. Riêng khu vực các nước Trung Đông và Bắc Phi, cũng bị giảm từ 5,8% xuống còn 3,9%. Thị trường thế giới tác động nặng nề lên các nước đang phát triển.Doanh số thương mại thế giới trong năm 2009 sụt giảm 2,1% so với năm 2008. Các nước đang phát triển ít tiếp xúc với thị trường tài chính quốc tế, vì thế sự suy thoái tác động lên nền kinh tế của họ theo cơ chế gián tiếp. Trước hết chỉ cơ hội xuất khẩu hàng hóa của họ sẽ bị giảm sút nhanh chóng do các nước có thu nhập cao giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu (trong năm 2009, tỷ lệ giảm nhập khẩu ở những nước này khoảng 3,4%), các khoản tín dụng xuất khẩu bị cạn kiệt và phí bảo hiểm trở nên đắt đỏ hơn. Hậu quả là sản xuất bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, người lao động bị mất việc, thị trường nội địa ế ẩm…Việt Nam là một trong những nước bị tác động của cuộc khủng hoảng này .Mặc dù nó không lớn như các nứơc khác nhưng cũng không thể tránh khỏi.Bởi vậy phần nhiều các doanh nghiệp trong nứơc đều bị tác động tới hoạt động kinh doanh .Công ty cổ phần gia dụng Goldsun cũng vâỵ mặc dù hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dung tuy nhiên nó cũng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các chinh sách của chính phủ, cách thức chi tiêu của người tiêu dung…
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có những bước tăng trưởng rất nhanh.Năm 2007 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong vòng 10 năm gần lại đây có mức tăng trưởng 8,48% , chính điều này giúp cho các nhà đầu tư nâng cao lợi nhuận, người dân cũng có đời sống cao hơn tạo điều kiện cho đầy nhanh tốc độ tiêu dung sản phẩm của công ty được tiêu thụ khá cao do nhu cầu tiêu dung của con người ngày càng phát triển, nhưng sang năm 2008 mức độ tăng trưởng giảm xuống còn 6,23% tài chính thế giới khủng hoảng, lạm phát cao .Người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm, gây khó khăn cho hoạt động tiêu thụ vì vậy các mặt hàng của công ty tiêu thụ bị chững lại . Để làm giảm sự tác động này chính phủ liên tiếp thực hiện các giải pháp như giảm chi tiêu, tiết kiệm, cắt giảm đầu tư… dẫn đến khó khăn cho hoạt động kinh doanh .Vì vậy công ty cổ phần gia dụng nói riêng, cũng như các công ty khác khó khăn trong việc huy động vốn cải tiến sản xuất đôi khi nó cũng trực tiếp làm giảm khả năng tiêu thụ hàng gia dụng của công ty.
Bước sang năm 2009 nhà nước thực hiện một loạt các hoạt động hỗ trợ như nới lỏng lãi suất, khuyến khích tăng trưởng tín dụng …mức độ tăng trưởng đã bắt đầu hồi phục dần.Bởi vậy công ty cổ phần gia dụng Goldsun đã có những chuyển hướng tích cực bởi các yếu tố như lãi suất, tín dụng đã phần nào khả quan hơn năm 2008 bởi chính những yếu tố này tác động trực tiếp đến nhu cầu vay vốn , lợi nhuân, doanh thu của doanh nghiệp .Ngoài ra khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng mạnh dẫn tới xu hướng: tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ và dẫn đến đa dạng hoá các loại cầu và xu hướng phổ biến tăng cầu . Nhu cầu tiêu dùng của con người gia tăng họ chi nhiều hơn, thoáng hơn .Vì vậy những sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh hơn.Ngoài ra các yếu tố như tỷ giá hối tác động trực tiếp đến các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu như mua nguyên vật liệu, bán hàng hoá …của công ty .Hơn nữa, công ty chủ yếu xuất khẩu hàng hoá và phải nhập nguyên vật liệu từ các nứoc khác về sản xuất.Vì vậy khi tỷ giá thay đổi đều tác động trực tiếp đến hoạt đông kinh doanh đến tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm ,mà những yếu tố này tác động trực tiếp đến quá trình tiêu thụ hàng hoá.
1.4 Yếu tố khoa học công nghệ
Trong xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế hiện nay chịu sự tác động manh mẽ của lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.Nếu các doanh nghiệp nước ta muốn nhanh chóng vươn lên, tạo ra khả năng cạnh tranh để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường khu vực và quốc tế sẽ không thể không chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển không chỉ là chuyển giao làm chủ công nghệ nhập ngoại mà phải có khả năng sang tạo được công nghệ kỹ thuật tiên tiến . Đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh mà công ty đang cung cấp trên thị trường , ngành hàng gia dụng ứng dụng chủ yếu là kỹ thuật công nghệ, muốn tạo ra được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng thì luôn phải cải tiến mặt hàng.Trong khi thực tế máy móc dùng cho sản xuất của công ty còn hạn chế về cả trình độ và tốc độ, công suất nên một phần ảnh hưởng đến quá trình sản xuất không đạt được tốc đô như yêu cầu đặt ra. Đôi khi những hợp đồng lớn cần gấp nhưng do số lượng máy móc còn hạn chế,mặc dù vận hành hết công suất nhưng đôi khi kế hoạch không thực hiện được.Trong quá trình sản xuất đôi khi máy móc hỏng nhưng chưa có máy móc thay thế kịp thời nên dẫn tới nhiều hợp đồng không đúng thời hạn, làm mất khách hàng .Chính vì vậy làm giảm bớt quá trình tiêu thụ nói chung.
1.5 Yếu tố văn hoá
Văn hoá xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp song cũng ảnh hưởng rất sâu sắc tới hoạt động tiêu thụ của mọi doanh nghiệp.
Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ, tôn giáo… đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tiêu thụ .Vì đôi khi khách hàng ở mỗi nơi yêu cầu một kiểu dáng hay mẫu mã khác nhau do phong tục tập quán, biểu tượng nền văn hoá của mỗi nước khác nhau .Nên nếu không hiểu văn hoá của mỗi nuớc, doanh nghiệp sản xuất ra cung cấp vào thị trường nước đó sẽ có lúc không tiêu thụ được hoặc doanh số tiêu thụ thấp . Văn hoá xá hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường kinh doanh, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với các đối tác kinh doanh …Chính nó hình thành nên các mối quan hệ giúp việc ký kết các hợp đồng được thực hiện một cách nhanh chóng đôi khi nó cũng là những cản trở đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào công ty cổ phần gia dụng Goldsun cũng không phải là một ngoại lệ.
1.6 Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như điều kiện khí hậu, thời tiết …ở trong nước cũng như từng khu vực.Nó tác động tới hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp .Khi điều kiện tự nhiên không tốt làm chậm quá trình sản xuất, tăng chi phí phụ cho quá trình sản xuất, tác động xấu đến quá trình tiêu thụ hàng hoá và vận chuyển sản phẩm nhất là những mặt hàng của công ty khá cồng kềnh. Đôi khi do yếu tố của thời tiết xấu làm cản trở đến quá trình cung cấp yếu tố đầu vào, làn ảnh hưởng quá trình vận chuyển dẫn đến thiếu nguyên liệu cho sản xuất ,đều ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất sản phẩm .Tác động chính vào quá trình tiêu thụ hàng gia dụng của công ty.
1.7 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc..
Những yếu tố này tác động trực tiếp trong qúa trình vận chuyển sản phẩm đến tay ngưòi tiêu dùng, ảnh hưởng đến quá trình phân phối sản phẩm .Hiện nay kênh bán hàng chủ yếu của công ty là thông qua hôi trợ, các siêu thị, cửa hàng…chiếm một lượng lớn tới 80% .Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 400 siêu thị, 60 trung tâm thương mại, 2000 cửa hàng mua sắm tiện lơị và 900000 cửa hàng khác .Nói chung hệ thống kênh phân phối của Việt Nam còn manh mún ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty .
2. Môi trường tác nghiệp
2.1 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ canh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu kìm hãm hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.Hiện nay sức ép về đối thủ canh tranh là một yếu tố rất quan trọng kìm hãm khả năng tiêu thụ của công ty cổ phần gia dụng Goldsun.Đối thủ cạnh tranh hiện nay không chỉ là các doanh nghiệp cùng sản xuất trong nước mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang gây sức ép khá lớn cho hoạt động tiêu thụ của công ty. Đối thủ cạnh tranh gia tăng làm cho doanh số bán càng giảm, chi phí thì gia tăng do thực hiện nhiều hơn chi phí cho xúc tiến bán hàng .Hiện nay trong ngành hàng gia dụng các đối thủ cạnh tranh lớn đang chiếm lĩnh một thị phần lớn là các công ty như Sunhouse, các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc vơi ưu thế giá rẻ hơn…đang gây áp lực lớn trong hoạt động tiêu thụ chính cho công ty .Họ có những ưu thế nhất định so với sản phẩm của công ty như giá rẻ hơn, mẫu mã đa dạng mặc dù độ bền sản phẩm không cao nhưng những yếu tố này là những nguyên nhân chính đánh vào tâm lý của khách hàng.Bởi vậy công ty cần tập trung vào những yếu tố này để có những chính sách phát triển phù hợp.
2.2 .Khách hàng
Khách hàng là người quyết định chính trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy quá trình tiêu thụ của công ty, là người tạo ra lợi nhuận cho công ty .Một doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn hay không đòi hỏi khách hàng phải có lượng cầu về sản phẩm đó lớn.Nhu cầu của khách hàng là một phạm trù không giới hạn, vì vậy công ty cần phải biết khai thác và biến nhu cầu của khách hàng thành cầu của doanh nghiệp thì công ty sẽ nắm chắc phần thắng lợi.
2.3 Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào khác nhau bao gồm cả ngừơi bán thiết bị, các yếu tố đầu vào, người cấp vốn và những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp
Tính chất của các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.Trên thực tế số lượng các nhà cung cấp lớn tạo điều kiện cho doanh nghiệp chọn lựa nhà cung cấp dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí , giảm sức ép của nhà cung cấp .Đặc biệt với sản phẩm của công ty sản xuất và cung cấp trên thị trường yêu cầu rất nhiều yếu tố nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu .Vì vậy khi nhà cung cấp nhiều nên , sức ép từ nhà cung cấp nhỏ hơn, công ty sẽ có sự lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn và công ty có sức ép đối với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào , lúc này đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất , sẽ cung cấp đầy đủ số lượng cho nhu cầu tiêu thụ . Hoạt động tiêu thụ được lưu thông dễ dàng hơn không bị gián đoạn do ảnh hưởng trong quá trình sản xuất .Ngược lại khi nhà cung cấp có sức ép lớn , doanh nghiệp sẽ chịu những chi phí cao hơn, bị sức ép về giá .Vì vậy nhà cung cấp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty .
2.4. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .Sản phẩm thay thế càng ra đời nhiều làm cho sản phẩm của công ty bị cạnh tranh ác liệt hơn .Bởi thường sản phẩm thay thế có tính năng ưu việt hơn rất nhiều do tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại.Nó đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp cần nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm có tính năng ưu việt.
3. Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp như : tình hình tài chính của doanh nghiệp, các hoạt động marketing, nguồn nhân lực… đều tác động trực tiếp tới kết quả của hoạt động tiêu thụ trong một doanh nghiệp .
Như tình hình tài chính nó chính là thước đo hiệu quả kinh doanh của công ty. Tất cả các hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, tồn kho cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào khả năng tài chính .Khi một doanh nghiệp có tài chính vững mạnh nó tạo điều kiện tăng khả năng huy động vốn và luân chuyển vốn một cách nhanh chóng, quá trình quay vòng vốn nhanh chóng hơn quá trình sản xuất diễn ra không bị gián đoạn , lợi nhuận kinh doanh thu được cao hơn tận dụng triệt để công suất máy móc giảm hao mòn vô hình .Phù hợp cho cung luôn cân bằng cầu. Làm cho quá trinh tiêu thụ không bị tác động, đúng như kế hoạch đặt ra.
Yếu tố nhân lực cũng là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường bên trong doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động lưu thông hàng hoá .Khi một doanh nghiệp có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi sẽ điều hành doanh nghiệp sản xuất hoạt động trôi chảy,cân đối thu chi phù hợp, kế hoạch sản xuất diễn ra như đúng dự đinh , sản phẩm đạt chỉ tiêu đúng như chất lượng đề ra .Làm cho quá trình tiêu thụ hàng hoá diễn ra nhanh chóng do chính đội ngũ nhân lực tạo ra nhũng sản phẩm có những tính năng ưu việt hơn trong quá trình sản xuất trước, trong và sau khi bán hàng.
III. Thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng của công ty
1. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty
Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty được thể hiện qua doanh thu bán hàng qua các năm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Bảng doanh thu bán hang qua các năm
(Đvt: Vnđ)
Năm
2007
2008
2009
Doanh thu
410.562.221.664
460.565.985.658
481.851.179.610
(Nguồn: Phòng kế toán )
Trong khi đó doanh thu thu được từ hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng là:
Bảng 10: Bảng doanh thu tiêu thụ hang gia dụng
(Đvt: Vnđ)
Năm
Giá trị
Tỷ trọng ( trong tổng doanh thu bán hàng)
2007
348.977.888.414
85 %
2008
450.652.653.353
97,8%
2009
470.891.125.461
97,7%
( Nguồn : Phòng kế toán )
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu thu được từ hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng tăng nhanh qua các năm .Năm 2007 doanh thu bán hàng là 348.977.888.414 VNĐ nhưng sang năm 2009 doanh thu đã lên đến 470.891.125.461 VNĐ chứng tỏ trong những năm qua công ty cổ phần gia dụng Goldsun làm ăn khá phát triển .Mặc dù trong năm 2008 nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nặng nề nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phá sản nhưng công ty cổ phần gia dụng Goldsun vẫn có những bước tăng trưởng vững mạnh.Thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng11: Bảng chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu tiêu thụ hàng gia dụng
(Đvt: Vnđ)
Năm
Kế hoạch
Đạt được
2007
513.202.777.080
348.977.888.414
2008
850.414.964.145
450.652.653.353
2009
602.313.974.513
470.891.125.461
( Nguồn : Phòng kế hoạch sản xuất)
Như vậy so kế hoạch đặt ra ta thấy qua các năm tình hình tiêu thụ đạt đựơc so với chỉ tiêu đặt ra là :
Bảng 12: Tỷ lệ phần trăm đạt được trong doanh thu tiêu thụ hang gia dụng so với kế hoạc đặt ra
Năm
Phần trăm đạt được
2007
68%
2008
52,9%
2009
78,1%
( Nguồn: Phòng kế hoạc sản xuất)
Qua đây ta thấy công ty có những chính sách tiêu thụ sản phẩm rất phù hợp mặc dù năm 2008 có những bước suy giảm .Tuy nhiên vẫn đạt được 52,9 % so với kế hoạch đề ra .
Sau khi trừ đi các chi phí ta có bảng lợi nhuận thuần từ hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp như sau:
Bảng13 : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hàng gia dụng qua các năm
(Đvt:VNĐ)
Năm
Giá trị
Tỷ trọng
2007
86.972.068.469
83%
2008
67.384.256.408
65%
2009
98.792.073.102
87%
( Nguồn: Phòng tài chính)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tiêu thụ tăng nhanh qua các năm nhưng do năm 2008 có nhiều biến động nên các khoản giảm trừ doanh thu tăng, các khoản chi phí để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ gia tăng như chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp …nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bị giảm xuống còn 67.384.256.408 VNĐ ( từ 86.972.068.469 năm 2007).Tuy vậy sang năm 2009 nền kinh tế đã bắt đầu bình ổn trở lại lợi nhuận của công ty đã tăng lên nhanh chóng với 98.792.073.102 VNĐ.
Tóm lại hoạt động tiêu thụ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp qua các năm qua.
2. Thị trường tiêu thụ hàng gia dụng của công ty
Thi trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần gia dụng Goldsun khá rộng lớn bao gồm thị trường trong nứơc và thị trường nứơc ngoài
Bảng 14: Bảng doanh thu tiêu thụ hàng gia dụng tại các thị truờng
(Đvt: Vnđ)
Năm
Thị trường nội địa
Thị trường nước ngoài
Doanh thu
Tỷ trọng
Doanh thu
Tỷ trọng
2007
32.774.581.053
9,39%
316.203.307.361
90,61%
2008
34.443.909.185
7,64%
416.208.744.168
92,36%
2009
46.291.693.461
9,84%
424.599.432.000
90,16%
(Nguồn: Phòng xuất khẩu)
Nhìn vào bảng doanh thu ta thấy doanh thu tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu chiếm thị phần lớn tới trên 90% tổng doanh thu tiêu thụ hàng gia dụng của công ty, còn tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ đem lại chỉ chiếm một thị phần nhỏ .
2.1 Thị trường trong nứơc
Công ty cổ phần gia dụng Goldsun cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm trong số đó thì bếp gas và đồ dùng nhà bếp là hai mặt hàng chủ lực của công ty .Hai mặt hàng này của công ty chiếm một thị phần khá lớn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, bởi đây là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty. Công ty cổ phần gia dụng Goldsun duy trì mạng lưới phân phối trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường các tỉnh thành phía Bắc
Với chất lương tốt, giá cả phải chăng sản phẩm của công ty đựoc thị trường miền Bắc khá ưa chuộng cụ thể là khu vực hai gồm Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.Mặc dù thị trường này khá xa công ty, tốn kém chi phí vận chuyển dẫn đến nâng giá thành sản phẩm, sóng đây vẫn là thị trường tiêu thụ lớn của công ty .Các thị trường khác doanh số thu được không nhiều, tuy nhiên đây vẫn là một thị trường tiềm năng cho công ty trong tương lai. Công ty cần tập trung đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường miền Bắc hơn nữa do có thể tiết kiệm được chi phí giảm bớt giá thành sản phẩm.Công ty có thể cung cấp cho khách hàng mà có thể giảm bớt qua trung gian . Bên cạnh đó, công ty duy trì các văn phòng chi nhánh tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.Các chi nhánh này quản lý các nhà phân phối cho các tỉnh thành Trung Bộ và Nam Bộ. Công ty duy trì nhiều nhãn hiệu cho những nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, trong đó nhãn hiệu chủ lực là Goldsun cho bếp gas và KINEN cho nồi INOX.
Bảng 15: Tình hình tiêu thụ nội địa sản phẩm nồi inox
(Đvt: Cái )
Sản phẩm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
2008/2007
2009/2008
Nồi inox
269216
327552
401219
122%
123%
( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Nhìn vào bảng ta thấy năm 2008 so với năm 2007 có sản luợng bán ra nồi inox tăng gấp 1,22 lần .Năm 2009 so với năm 2008 tăng 1,23 lần .
2.2 Đối với thị trường xuất khẩu
Mặc dù sản phẩm của công ty được khách hàng trong nứơc khá ưa chuộng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa sóng sản phẩm xuất đi chiếm một tỷ lệ nhỏ .Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một phần là do máy móc thiết bị của công ty lạc hậu so với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới.Vì vậy sản phẩm của công ty ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường mặc dù chất lượng sản phẩm có thể đựoc chấp nhận trên các thị trường .Bên cạnh đó còn có những nguyên nhận như : giá cả, khâu quảng cáo, khả năng tự tìm kiếm đồi tác nứơc ngoài của công ty còn hạn chế dẫn đến nhiều khó khăn trong xuất khẩu.Hiện tại công ty đang tăng cường tham gia các hội trợ và triển lãm ở trong và ngoài nước để gặp gỡ và tìm kiếm khách hàng và giới thiệu sản phẩm của công ty.Ngoài ra công ty cũng kết hợp chặt chẽ với Bộ Thương Mại, các tham tán thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu của thị trường và đối tác để thúc đẩy xuất khẩu phát triển phát triển.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Mỹ, Trung Quốc, Đức và một số thị truờng khác. Doanh thu xuất khẩu của các thị trường này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 16: Doanh thu xuất khẩu hàng gia dụng tại thị trường nứơc ngoài
(Đvt: VNĐ)
Năm
Mỹ
Đức
Trung Quốc
Nước khác
2007
100.564.895.000
30.568.987.000
180.546.213.000
4.523.212.361
2008
130.023.556.000
54.456.321.000
150.561.325.000
81.167.542.168
2009
150.066.987.000
80.466.123.000
187.566.322.000
6.500.000.000
( Nguồn : Phòng xuất khẩu )
3.Chủng loại sản phẩm
Công ty cổ phần gia dụng Goldsun có 4 dạng chủng loại sản phẩm chính như :
Bếp gas
Điện gia dụng
Thiết bị nhà bếp cao cấp
Đồ gia dụng cao cấp
Sản phẩm được sản xuất ra với các mẫu mã và kích cỡ khác nhau.Dưới đây là tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chính trong chủng loại sản phẩm của công ty
Bảng17 : Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm gia dụng
(Đvt:Vnđ)
Mặt hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Tỷ trọng trong tổng doanh thu tiêu thụ hàng gia dụng
Giá trị
Tỷ trọng trong tổng doanh thu tiêu thụ hàng gia dụng
Giá trị
Tỷ trọng trong tổng doanh thu tiêu thụ hàng gia dụng
Bếp gas
40.664.654.655
11,65%
46.656.333.987
14,47%
65.326.125.658
15,06%
Nồi inox
80.884.665.655
23,18%
98.265.366.311
30,48%
120.365.644.122
27,76%
Lò Vi song
30.654.668.122
8,78%
20.654.987.654
6,4%
150.665.658.324
34,74%
Mặt hàng khác
196.773.899.982
43,39%
156.819.502.009
48,65%
97.308.633.545
22,44%
( Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất)
Nhìn vào bảng ta thấy tình hình tiêu thụ các mặt hàng có sự chuyển biến qua các năm .Ta thấy nồi inox vẫn là mặt hàng có tốc độ tiêu thụ nhanh nhất chiếm 23.18% (năm 2007) sang 2008 là 30,48% và 2009 là 27,76%.Nồi inox được đánh giá là một trong những mặt hàng chủ lực trong tiêu thụ của công ty qua các năm.
4. Hệ thống kênh phân phối hàng gia dụng của công ty
Với đặc điểm kinh doanh và quy mô sản xuất của công ty đòi hỏi công ty phải xây dựng cho mình một hệ thống tiêu thụ rộng khắp .Công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất đồng thời mở rộng hệ thống tiêu thụ thành phẩm, đưa sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng .Khi mới đi vào hoạt động công ty gặp phải không ít những khó khăn trong viêc phân phối các sản phẩm, nhưng do sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao cùng với đội ngũ phòng kinh doanh chuyên nghiệp, nhiệt tình với công việc nên đã chiếm được long tin của người tiêu dùng, cho đến nay công ty đã xây dựng được một hệ thống chi nhánh, đại lý rộng khắp trong cả nứơc.Công ty đã xây dựng đựơc hai chi nhánh lớn đó là chi nhánh Đà Nẵng và chi nhánh Sài Gòn, còn đại lý của công ty thì xuất hiện hầu hết khắp cả nứơc.Nhờ có hệ thồng phân phối rộng khắp sản phẩm của công ty đã được hầu hết người tiêu dùng biết đền và tin dùng. Trong những năm gần đây công ty đã chú trọng phát triển hệ thống đại lý và chi nhánh nên lượng sản phẩm được tiêu thụ là rất lớn .Công ty tiêu thụ sản phẩm chủ yếu theo hình thức các đại lý, sau một thời gian tiêu thụ sản phẩm công ty nhận thấy rằng việc áp dụng hình thức tiêu thụ thành phẩm theo đại lý (đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 ) là rất phù hợp với loại hình sản phẩm của công ty, mang lại doanh thu tôi đa. Đối với mỗi loại đại lý công ty áp dụng các chính sách khác nhau .Các đại lý cấp 1 được áp dụng các chính sách ưư đãi hơn các đại lý cấp 2 .Ví dụ đối với các sản phẩm gia dụng cao cấp chính sách bán hàng công ty áp dụng đối với cấp 1 là hoa hồng 9%, chiết khấu sản lượng là 15000 đồng, thưởng sản lượng là 4000-7000 đồng, đối với đại lý cấp 2 chiết khấu hoa hồng là 3%, chiết khấu sản lượng là 15000-20000 đồng không có chính sách thưởng sản lượng .Vì vậy các đại lý cấp I thường có mức tiêu thụ lớn hơn các đại lý cấp II, các đại lý cấp I thường mang lại mức doanh thu từ 70-80 triệu/ngày, còn các đại lý cấp II từ 20-30 triêu/ngày. Đối với các chi nhánh tại miền Nam và miền Trung thì tình hình tiêu thụ cũng rất khả quan, đây cũng là một thị trường tiềm năng mà công ty đang khai thác, với những đặc điểm riêng về tính cách người tiêu dùng công ty lập ra những kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25592.doc