Chuyên đề Hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 12

Những vấn đề lí luận chung về hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại 12

1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại: 12

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng: 12

1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng: 12

1.1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng: 12

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng: 13

1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng: 15

1.2. Hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng thương mại: 16

1.2.1. Khái niệm về tài trợ nhập khẩu 16

1.2.2. Vai trò của tài trợ nhập khẩu 17

1.2.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại 18

1.2.2.2. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: 19

1.2.2.3. Đối với nền kinh tế đất nước: 20

1.2.3. Các phương thức tín dụng tài trợ nhập khẩu 21

1.2.3.1.Cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu 21

1.2.3.2. Bảo lãnh: 22

1.2.3.3. Tín dụng ứng trước cho nhà nhập khẩu: 22

1.2.3.4. Chấp nhận của Ngân hàng: 22

1.2.3.5. Tín dụng chấp nhận hối phiếu của nhà nhập khẩu: 22

1.2.3.6. Tín dụng theo phương thức chi trả trực tiếp: 23

1.2.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng thương mại: 23

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan: 23

1.2.4.2. Nhân tố khách quan 25

1.3. Sự cần thiết của hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu: 27

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu : 29

1.4.1. Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (EXIMBANK) 30

1.4.2. Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc: 31

1.4.3. Ngân hàng Đức: 32

CHƯƠNG 2: 34

Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân Hàng Công thương Đống Đa 34

2.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Đống Đa 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCT Đống Đa: 34

2.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHCT Đống Đa: 36

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn (Mở tài khoản và nhận tiền gửi): 36

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng: 36

2.1.2.3. Dịch vụ kho quỹ 37

2.1.2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế: 37

2.1.2.5. Dịch vụ thanh toán điện tử: 37

2.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự của NHCT Đống Đa 37

2.1.3.1. Về nhân sự: 37

2.1.3.2. Bộ máy tổ chức: 38

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa (2005 - 2007) 39

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn: 40

2.1.4.2. Hoạt động đầu tư và cho vay: 41

2.1.4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại: 45

2.1.4.4. Hoạt động kế toán – tài chính: 46

2.1.4.5. Các dịch vụ ngân hàng khác: 47

2.1.4.6. Hoạt động thông tin điện toán: 47

2.1.4.7. Hoạt động tổng hợp và tiếp thị: 48

2.1.4.8. Hoạt động kinh doanh của NHCT ĐĐ từ 2005 đến 2007: 50

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại NHCT Đống Đa: 51

2.2.1. Một số chính sách của NHCT Việt Nam đối với hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu: 51

2.2.1.1. Điều kiện để doanh nghiệp được tài trợ nhập khẩu: 51

2.2.1.2. Thời hạn tài trợ: 52

2.2.1.3. Phương thức cho vay: 53

2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại NHCT Đống Đa trong những năm gần đây: 54

2.2.2.1. Quy mô vốn tài trợ nhập khẩu tại NHCT Đống Đa 54

2.2.2.2. Về cơ cấu tín dụng tài trợ nhập khẩu 55

2.2.2.3. Chất lượng cho vay nhập khẩu : 62

2.2.2.4. Tỷ lệ dư nợ cho vay nhập khẩu có tài sản đảm bảo: 63

2.2.2.5. Tác động của hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu đến hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại : 64

2.2.3. Các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu Ngân hàng Công thương Đống Đa cung cấp: 66

2.3.Đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu ở Ngân hàng Công thương Đống Đa: 68

2.3.1. Mặt được 68

2.3.1.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay nhập khẩu trên tổng dư nợ tăng: 68

2.3.1.2. Chất lượng tín dụng tài trợ nhập khẩu cao: 69

2.3.1.3. Cơ cấu cho vay đang dần dịch chuyển theo hướng hợp lý và cân đối hơn 69

2.3.1.4. Hoạt động tín dụng nhập khẩu đã hỗ trợ tích cực hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh: 69

2.3.2. Mặt hạn chế: 70

2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tài trợ nhập khẩu thấp: 70

2.3.2.2. Sự đơn điệu trong các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu mà Chi nhánh cung cấp: 70

2.3.2.3. Sự bất hợp lý trong cơ cấu cho vay hiện tại theo thời hạn: 71

2.3.2.4. Tỉ lệ dư nợ cho vay nhập khẩu có tài sản đảm bảo cao trong khi giá trị tài sản đảm bảo thấp: 71

2.3.2.5. Sự mất cân đối trong việc cấp tín dụng nhập khẩu giữa các thành phần kinh tế: 71

2.3.2.6. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn phức tạp, phí thanh toán quốc tế cao: 72

2.3.3. Nguyên nhân: 72

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan: 72

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan: 75

CHƯƠNG 3: 78

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 78

3.1. Định hướng về hoạt động nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2010 78

3.2. Định hướng hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa: 78

3.2.1. Định hướng chung của NHCT Đống Đa: 79

3.2.2. Phương hướng trong hoạt động tài trợ nhập khẩu của NHCT Đống Đa: 80

3.3. Các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa 82

3.3.1. Giải pháp đối với NHCT Đống Đa: 82

3.3.1.1. Tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn nhằm mở rộng tín dụng nhập khẩu trung và dài hạn: 82

3.3.1.2. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng nhập khẩu: 84

3.3.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tài trợ nhập khẩu: 85

3.3.1.4. Tăng cường thu hút dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu: 87

3.3.1.5. Tăng cường hoạt động Marketing 87

3.3.1.6. Tăng cường công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng : 89

3.3.1.7. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tín dụng 90

3.3.1.8. Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu 91

3.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp nhập khẩu: 92

3.3.2.1. Về việc quản lý và điều hành vốn vay trong doanh nghiệp nhập khẩu: 92

3.3.2.2. Về việc lập kế họach chi tiết: 93

3.3.2.3. Về việc quản lý tài chính: 93

3.3.2.4. Về trình độ nghiệp vụ của các cán bộ thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu: 93

3.3.3. Kiến nghị 94

3.3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 94

3.3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 96

3.3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 97

KẾT LUẬN 99

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi nhánh năm 2005 – 2007 Đơn vị: Tỷ Đồng Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1 Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt 57.47 91.01 62.55 85.1 84.36 90.05 2 Doanh số thanh toán dùng tiền mặt 5.676 8.99 10.95 14.9 9320 9.95 Tổng 63.14 100 73.5 100 93.68 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2005 –2007) Nhờ vậy mà doanh số thanh toán qua ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2007 đạt 93.676 tỷ đồng, tăng 20.176 tỷ đồng (27%) so với năm 2006, tăng 30.532 tỷ đồng (48%) so với năm 2005. Trong đó thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn 90% trong thanh toán, điều đó đã tạo ra một nguồn vốn chi phí thấp có giá trị rất lớn cho ngân hàng. Công tác lập, luân chuyển, kiểm soát chứng từ đúng quy trình và thu chi nội bộ đúng quy định của NHCT Việt Nam. 2.1.4.5. Các dịch vụ ngân hàng khác: Để nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động trong hội nhập, Chi nhánh coi phát triển công nghệ là mũi nhọn, đã ứng dụng và phát triển nhiều công nghệ hiện đại như: chương trình hiện đại hóa Incas, giao dịch một cửa, thanh toán điện tử, trả lương qua tài khoản thẻ... nhờ vậy mà mọi hoạt động của Chi nhánh được thông suốt và tiếp tục tăng trưởng. Sản phẩm thẻ ghi nợ E – Partner của NHCT Việt Nam có nhiều tiện ích vượt trội và được khách hàng đánh giá cao. Trong năm 2007, các phòng ban trong Chi nhánh đã tích cực và chủ động trong công tác tiếp thị, phát hành và trả lương qua thẻ, đã phát hành được 9.083 thẻ vượt 13,5% kế hoạch năm, tăng 3.991 thẻ so với năm 2006. Thực hiện chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản, Chi nhánh đã tích cực, chủ động tiếp thị các khách hàng để phát hành và trả lương qua thẻ. Kết quả đã phát hành và trả lương qua thẻ đối với các đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp của quận Đống Đa, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ Xây dựng, Viện Kinh tế Xây dựng, Sở giao thông Công chính Hà Nội... Thêm vào đó, Chi nhánh đã xây dựng và thực hiện chính sách marketing, chăm sóc khách hàng lớn, khách hàng chiến lược nhằm tăng cường mối quan hệ, tăng khả năng cạnh tranh để giữ và thu hút khách hàng. 2.1.4.6. Hoạt động thông tin điện toán: Để nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động trong hội nhập, Chi nhánh đã coi phát triển công nghệ là mũi nhọn. Trong những năm qua, công tác Thông tin điện toán đã được hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Năm 2005 đã chuyển đổi thành công từ hệ thống OSFA sang chương trình hiện đại hóa, giao dịch một cửa INCAS, xây dựng và đưa hệ thống mạng Internet và Internet banking vào hoạt động. Trang thiết bị tin học của Chi nhánh rất lớn và mạng lưới rộng, trong khi cán bộ của phòng thông tin điện toán mỏng nhưng anh chị em đã cố gắng sửa chữa máy móc kịp thời, bảo dưỡng thường xuyên, duy trì đường truyền thông được thông suốt cho toàn Chi nhánh Triển khai ứng dụng các chương trình do NHCT Việt Nam và Cục công nghệ Tin học NHNN Việt Nam cung cấp. Đồng thời chủ động nghiên cứu và phát triển các chương trình phục vụ riêng cho Chi nhánh như chương trình Backup dữ liệu hàng ngày và chương trình báo cáo kế toán phục vụ quyết toán Làm tốt công tác quản lí công nghệ thông tin và bảo mật hệ thống theo quy định của NHCT Việt Nam và được đánh giá là một trong những đơn vị làm tốt nhất của hệ thống. Chứng từ được cập nhật, cân đối hàng ngày, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo Chi nhánh và các phòng ban của cơ quan 2.1.4.7. Hoạt động tổng hợp và tiếp thị: Hàng tháng, quý phòng tổng hợp tiếp thị đều thực hiện lập, gửi và truyền kịp thời các báo cáo định kì và đột xuất. Phối hợp với các phòng ban lập kế hoạch để trụ hạng của Chi nhánh, phối hợp với các phòng làm tốt công tác cân đối, điều chuyển vốn nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán và hiệu quả kinh doanh. Công tác tiếp thị khách hàng mở tài khoản luôn được quan tâm đúng mức, năm 2007 số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh là 4812 tài khoản tăng 677 tài khoản so với năm 2006, tăng 1237 tài khoản so với năm 2005( biểu đồ 2.2) Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2005 –2007) Các phòng khách hàng thường xuyên chủ động tìm kiếm khách hàng và tích cực tiếp thị các sản phẩm dịch vụ: sản phẩm thẻ và dịch vụ trả lương qua thẻ ATM tới các khách hàng, các doanh nghiệp. Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2005 –2007) Qua biểu đồ 2.3 trên ta thấy trong năm 2007 số thẻ đã phát hành là 7.765 thẻ tăng 152% so với năm 2006, và tăng 462% so với năm 2005. Cũng trong năm 2007 Chi nhánh đã lắp đặt thêm 1 máy ATM tại Khách sạn Kim Liên, nâng số máy ATM Chi nhánh đang quản lý lên 9 máy, đồng thời kí thêm được nhiều hợp đồng trả lương qua thẻ với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Xí nghiệp kinh doanh Tổng hợp Hà nội, Công ty cổ phần Tập đoàn liên kết Việt Nam... Tuy nhiên do chỉ tiêu Trung ương giao cho Chi nhánh lớn (12.000 thẻ) nên Chi nhánh mới đạt 26% so với kế hoạch. 2.1.4.8. Hoạt động kinh doanh của NHCT ĐĐ từ 2005 đến 2007: Qua 3 năm 2005, 2006, 2007 kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có sự thay đổi khác biệt: Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng doanh thu 286,825 223,772 468,017 2 Tổng chi phí 200,977 172,872 260,442 3 Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro 85,848 50,9 207,555 4 Trích dự phòng rủi ro 49,232 110,1 87,326 5 Lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro 36,616 -59,2 120,229 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2005 – 2007) Trong năm 2006 mặc dù nhiều hoạt động của chi nhánh vẫn diễn ra rất tốt nhưng lợi nhuận của Chi nhánh âm xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Dư nợ của Chi nhánh giảm trong năm 2006 trong khi đó nợ xấu tăng đột biến nên số dự phòng rủi ro phải trích rất lớn. - Do tài sản có không sinh lời của Chi nhánh lớn nên không thu được lãi. - Do NHCT Việt Nam thay đổi phương pháp hạch toán dự thu trong đó các khoản nợ từ nhóm 2 không thu được lãi thì không được hạch toán vào thu nhập mà phải hạch toán ngoại bảng. - Ảnh hưởng tiêu cực của một số vụ án liên quan đến ngành giao thông, sự đóng băng của thị trường bất động sản gây chậm chễ trong việc thanh quyết toán cũng là những yếu tố có tác động trực tiếp đến việc cho vay và thu nợ của Chi nhánh NHCT Đống Đa - một ngân hàng có tỷ trọng dư nợ với ngành giao thông và xây dựng cơ bản là khá cao. - Thị trường vốn bùng nổ cả về giá và quy mô huy động vốn kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền gửi dân cư. Tuy nhiên, trong năm 2007 với những bước đi, định hướng đúng Chi nhánh đã bước đầu khắc phục được những khó khăn và đạt mức lợi nhuận 120,229 tỷ đồng tăng 328% so với năm 2005, song mới chỉ đạt 85% so với kế hoạch đề ra. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại NHCT Đống Đa: 2.2.1. Một số chính sách của NHCT Việt Nam đối với hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu: 2.2.1.1. Điều kiện để doanh nghiệp được tài trợ nhập khẩu: Các doanh nghiệp được NHCT Đống Đa cho vay nhập khẩu khi đáp ứng đủ mãn các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển theo các ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép hành nghề. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: + Khách hàng phải có năng lực tài chính, cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảo tính thanh khoản và ổn định đến thời điểm vay vốn. + Sản xuất kinh doanh hiệu quả, không còn lỗ lũy kế đến thời điểm vay vốn, nếu lỗ thì phải có cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ - Mặt hàng nhập khẩu phải nằm trong danh mục mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước quy định - Chấp nhận thực hiện đúng các quy định về tài trợ của NHCT Việt Nam - Có đầy đủ các chứng từ cần thiết ( hợp đồng nhập khẩu, L/C, đơn xin vay, giấy phép nhập khẩu...) 2.2.1.2. Thời hạn tài trợ: Thời hạn tài trợ nhập khẩu phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Đối với dạng tài trợ để ký quỹ mở L/C thời hạn tài trợ phụ thuộc vào thời gian chuẩn bị hàng hóa, dịch vụ của bên xuất khẩu và thời hạn thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu theo thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu chỉ có thể trả tiền khi hàng nhập được tiêu thụ nghĩa là thời hạn tài trợ còn phụ thuộc vào điều kiện tiêu thụ của hàng hóa đó. + Đối với dạng tài trợ để thanh toán L/C thì thời hạn tài trợ được ấn định theo thời hạn nhận hàng và tình hình tiêu thụ. + Đối với dạng tài trợ theo phương thức bảo lãnh thì thời hạn tài trợ căn cứ vào thời hạn vay vốn hoặc cam kết của khách hàng trong nước với nước ngoài. Đối với L/C trả chậm, NHCT Đống Đa bảo lãnh cho nhà nhập khẩu nên thời hạn tài trợ phụ thuộc vào thời hạn trả chậm L/C và điều kiện tiêu thụ hàng nhập. Tuy nhiên NHCT Đống Đa quyết định khi hạn thanh toán L/C trả chậm nhập nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng tối đa là 1 năm + Đối với dạng tài trợ theo phương thức tín dụng ứng trước cho người nhập khẩu thì thời hạn tài trợ phụ thuộc vào ngày thanh toán theo hợp đồng ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Khi đó ngân hàng sẽ thay mặt nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. + Đối với dạng tài trợ theo phương thức chấp nhận của Ngân hàng: thời hạn tài trợ phụ thuộc vào từng thời kì nhất định, thời kì mà nhà xuất khẩu cần nhận tiền hàng ngay do có nhu cầu về vốn khi hối phiếu chưa đáo hạn. + Đối với dạng tài trợ theo phương thức tín dụng chấp nhận hối phiếu của nhà nhập khẩu : Thời hạn tài trợ phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng tín dụng kí kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhập khẩu. Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng có thể chấp nhận tài trợ theo từng chuyến giao hàng riêng biệt, cũng có thể chấp nhận một hạn ngạch nhất định cho nhiều chuyến giao hàng trong một thời gian nhất định. được tính từ khi nhà xuất khẩu chuyển thẳng hối phiếu cho ngân hàng cấp tin dụng cho người nhập khẩu để chấp nhận trả tiền + Đối với dạng tài trợ theo phương thức chi trả trực tiếp thì thời hạn tài trợ phụ thuộc vào thời gian mà nhà nhập khẩu nhận được hàng hóa, yêu cầu ngân hàng trả tiền cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên dù tài trợ dưới hình thức nào thì thời hạn tài trợ ngắn hạn cũng không quá 12 tháng. Thời hạn này tính từ ngày giải ngân đầu tiên đến ngày hoàn tất chu kì sản xuất kinh doanh. 2.2.1.3. Phương thức cho vay: Đối với hoạt động nhập khẩu, NHCT Đống Đa áp dụng những phương thức chủ yếu sau: - Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và NHCT Đống Đa thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng. Số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở dự án, phương án, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền vay của NHCT Việt Nam, nguồn trả nợ và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHCT Đống Đa và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức cho vay, thời gian duy trì hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở phương án kế hoạch kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền vay của NHCT Việt nam, nguồn trả nợ, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay. - Cho vay thấu chi: NHCT Đống Đa thỏa thuận bằng văn bản cho phép khách hàng chi vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với quy định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại NHCT Đống Đa trong những năm gần đây: 2.2.2.1. Quy mô vốn tài trợ nhập khẩu tại NHCT Đống Đa Trong những năm qua, NHCT Đống Đa đã mở rộng và phát triển quy mô vốn tài trợ nhập khẩu để nhằm nâng cao hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp nhập khẩu, và tăng thu từ hoạt động này. Mặc dù tổng dư nợ tín dụng qua 4 năm 2004 – 2007 có xu hướng giảm xuống do Chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng; những đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ Chi nhánh không thể đầu tư vốn tín dụng tiếp mà chỉ thu nợ. Mặt khác, theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam Chi nhánh cũng đã động viên những khách hàng có điều kiện trả nợ trước hạn. Việc tìm kiếm khách hàng mới kinh doanh có hiệu quả để đầu tư là rất khó khăn một mặt do tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, một mặt do cán bộ của Chi nhánh chưa tích cực, chủ động. Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2004 – 2007 (Đơn vị: Tỷ đồng) Tuy nhiên quy mô tín dụng tài trợ nhập khẩu của NHCT Đống Đa vẫn liên tục tăng trong thời gian vừa qua, điều này có thể thấy rõ doanh số tín dụng tài trợ nhập khẩu tăng từ 650,25 tỷ đồng năm 2004 lên 905,4 tỷ đồng năm 2007.Dư nợ tăng từ 433,5 tỷ đồng năm 2004 lên đến 503 tỷ VNĐ năm 2007 . Song mức tăng dư nợ TDTTNK qua các năm còn thấp với tốc độ trung bình 5% /năm. Sở dĩ tín dụng tài trợ nhập khẩu đạt được kết quả tăng như trên là do Chi nhánh đã mở rộng đầu tư cho các khách hàng lớn truyền thống, có tình tài chính lành mạnh nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất phục vụ cho quá trình kinh doanh. Mặt khác, vì nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Do đó phải nhập khẩu những mặt hàng then chốt phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước như sắt thép, dược phẩm, dây chuyền công nghệ... Cũng chính vì thế mà nhu cầu vốn cho nhập khẩu từ nền kinh tế tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng khá cao, môi trường đầu tư được cải thiện, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được gỡ bỏ tạo điều kiện cho tín dụng của các NHTM nói chung và NHCT Đống Đa nói riêng phát triển. 2.2.2.2. Về cơ cấu tín dụng tài trợ nhập khẩu a. Cơ cấu tài trợ nhập khẩu theo thời hạn Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2004 – 2007 (Đơn vị: Tỷ đồng) Trong thời gian vừa qua, hoạt động TDTTNK trung và dài hạn của NHCT Đống Đa diễn biến theo 2 chiều hướng khác nhau. Từ năm 2004 đến 2006, dư nợ TDTTNK trung và dài hạn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ TDTTNK. Sở dĩ như vậy là vì : + Năm 2000, NHCT Đống Đa cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam vay 85 triệu USD thực hiện dự án nhập khẩu tàu biển trong thời gian 8 năm với thời gian ân hạn 3 năm. + Năm 2004 Chi nhánh đầu tư số tiền 182,5 tỷ đồng cho Công ty dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà nội mua thiết bị viễn thông từ Singapore để nâng cấp mạng truyền hình cáp trong 4 năm. + Năm 2005 Chi nhánh đã đầu tư dự án của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nhập khẩu dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất đèn huỳnh quang công suất 7.000.000 sản phẩm/năm với số tiền đầu tư lên đến 63,9 tỷ đồng để mở rộng phân xưởng sản xuất trả nợ trong 3 năm. Hoạt động hiệu quả và làm ăn có lãi, các công ty trên đã nhanh chóng hoàn trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đúng thời hạn, thậm chí Tổng công ty Hàng hải còn trả nợ trước hạn. Mặt khác do lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ đến với Ngân hàng còn chưa nhiều, chủ yếu vẫn là những khách hàng truyền thống, các dự án nhập khẩu máy móc thiết bị thi công của các đơn vị xây dựng chưa hiệu quả, do đó mà dư nợ TDTTNK giảm từ 338,8 tỷ đồng năm 2004 xuống còn 176 tỷ đồng năm 2007. Qua đó chứng tỏ trong các năm 2004 đến 2006 hoạt động TDTTNK trung và dài hạn đã có những bước phát triển nhất định, dần dần đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp chủ yếu để nhập nguyên vật liệu, dược phẩm, sắt thép luôn tăng theo thời gian nên dư nợ ngắn hạn có sự phát triển mạnh mẽ từ 94,7 tỷ đồng năm 2004 lên 327 tỷ đồng năm 2007, dẫn đến cơ cấu TDTTNK theo thời hạn đã có sự thay đổi, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng đến 65,1% và dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm có 34,9 % trong tổng dư nợ TDTTNK năm 2007. b. Cơ cấu tài trợ nhập khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại NHCT Đống Đa Qua bảng số liệu phía dưới ta thấy hơn 70% các khoản tín dụng tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp của Chi nhánh đều là USD. Song, do sự dao động thất thường của tỷ giá hối đoái trong từng thời kì nên không phải doanh nghiệp nào cũng vay ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu, do đó dẫn đến sự tăng giảm tỷ trọng dư nợ cho vay nhập khẩu bằng USD và VNĐ tại Chi nhánh. Tùy thuộc vào mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ, cũng như biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường, nhà nhập khẩu sẽ quyết định vay bằng VNĐ hay ngoại tệ sao cho có lợi cho mình. Nếu tỷ giá hối đoái USD/VNĐ biến động theo chiều hướng tăng có nghĩa là đồng tiền trong nước mất giá, khi đó các nhà nhập khẩu sẽ vay bằng VNĐ chủ yếu là để hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái, sau đó làm đơn xin mua ngoại tệ tại Ngân hàng. Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ TDTTNK theo loại tiền Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Dư nợ tín dụng nhập khẩu 433.5 100% 455.2 100% 475 100% 503 100% - VNĐ 81.02 18.7% 64.2 14.1% 105 22.1% 150 29.8% - USD quy đổi 352.48 81.3% 391 85.9% 370 77.9% 353 70.2% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2004 – 2007 Trong năm 2004 – 2005 tỷ giá USD/VNĐ tương đối ổn định nên các doanh nghiệp muốn nhận nợ USD với lãi suất thấp hơn. Bởi vậy dư nợ VNĐ giảm từ 18,69 % xuống 14,10% USD, dư nợ USD tăng 81,31% lên 85,90%. Năm 2005 có thời kì do nhu cầu khách hàng vay ngoại tệ của NHCT Đống Đa lớn nên Chi nhánh đã phải xin vốn điều hòa từ NHCT Việt Nam. Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2004 – 2007 Tuy nhiên năm 2006 – 2007 tỷ trọng vay USD giảm do tỷ giá có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp chuyển sang VNĐ sau đó chuyển sang mua ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nhằm tránh rủi ro tỷ giá và lạm phát cũng như giá cả nhập khẩu, giá bán trên thị trường trong nước, vì vậy tỷ trọng dư nợ vay VNĐ tăng từ 14,1% năm 2005 lên 29,8% năm 2007 trong tổng dư nợ TDTTNK, và tỷ trọng dư nợ vay USD lại có xu hướng giảm từ 85,9% trong năm 2005 xuống 70.2% trong năm 2007. c. Cơ cấu tài trợ nhập khẩu theo mặt hàng đầu tư tại NHCT Đống Đa NHCT Đống Đa đã tiến hành phân loại khách hàng và phân loại các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước để có chính sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư kinh doanh. Bảng 2.7 : Cơ cấu dư nợ TDTNK theo mặt hàng của NHCT Đống Đa năm 2004 - 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Dược phẩm 20.74 44.46 79.98 129.44 + Nguyên vật liệu, hóa chất, tinh dầu 14.52 31.12 55.99 90.61 + Thuốc viên 6.22 13.34 24.00 38.83 2 Sắt thép 45.46 71.14 106.42 156.96 3 Nguyên liệu sản xuất dây cáp điện 28.5 32.6 35.3 40.6 4 Hàng hóa khác: 338.8 307 253.3 176 + Thiết bị viễn thông 15.3 23.2 48.6 95.4 + Dây chuyền sản xuất bóng đèn 0 12.6 20.7 30.6 + Tàu biển 323.5 271.2 184 50 Dư nợ tín dụng tài trợ nhập khẩu 433.5 455.2 475 503 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2004 – 2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết vốn tài trợ cho các mặt hàng nhập khẩu qua NHCT Đống Đa đều tăng qua các năm 2004 - 2007, trong đó mặt hàng dược phẩm tăng 108,7 tỷ đồng, sắt thép tăng 111,5 tỷ đồng, nguyên liệu sản xuất dây cáp điện tăng 12,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó dư nợ cho vay nhập khẩu những loại hàng hóa khác giảm là do Tổng Công ty Hàng hải Việt nam đã nhanh chóng tất toán món nợ vay từ năm 2000 để nhập khẩu tàu biển 85 triệu USD nên dư nợ cho vay nhập khẩu tàu biển giảm, song dây chuyền sản xuất bóng đèn vẫn tăng 18 tỷ đồng, thiết bị viễn thông tăng 80,1 tỷ đồng. Sở dĩ như vậy là do trong những năm gần đây, tình hình sắt thép có nhiều biến động, nhu cầu xây dựng cầu cống, nhà máy, nhà cao tầng tăng cao nên để phục vụ những dự án lớn cần nhập khẩu nhiều sắt thép. Ngoài ra do nhu cầu tiêu dùng tăng, nhiều loại bệnh xuất hiện mà nguyên liệu không đủ hay các doanh nghiệp trong nước không sản xuất được nên doanh nghiệp phải vay để nhập khẩu dược liệu, hóa chất tinh dầu để sản xuất thuốc chữa bệnh phục vụ cho đời sống người dân, điển hình là Công ty Cổ phần Dược. Mặt khác do các doanh nghiệp muốn đầu tư đổi mới thiết bị, mua sắm thêm nguyên vật liệu dây chuyền sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường như doanh nghiệp như Công ty TNHH một thành viên Cơ điện Trần Phú nhập nguyên liệu sản xuất dây cáp điện các loại, Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nhập dây chuyền sản xuất bóng đèn phích nước thiết bị chiếu sáng, Công ty dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà nội mua thiết bị viễn thông nâng cấp mạng truyền hình cáp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nhập tàu biển... d. Cơ cấu tài trợ nhập khẩu theo thành phần kinh tế Bên cạnh việc duy trì với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn và cũng là khách hàng mục tiêu của NHCT Đống Đa là các doanh nghiệp quốc doanh như Công ty Dược Trung ương MEDIPLANTEX, Công ty Dược TW 1 – PHABARCO, Công ty Kim khí Hà Nội, Công ty vận tải Biển Bắc...Trong những năm qua, NHCT Đống Đa còn đang tích cực triển khai mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế khác đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phương án khả thi, có tài sản đảm bảo như Công ty TNHH một thành viên Cơ điện Trần Phú vay vốn để nhập nguyên liệu sản xuất dây cáp điện các loại... Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2004 – 2007 (Đơn vị: Tỷ đồng) Từ năm 2004 đến nay ta thấy cơ cấu tín dụng tài trợ nhập khẩu theo thành phần kinh tế đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh và tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh từ 358,2 tỷ VNĐ năm 2004 xuống còn 313,2 tỷ VNĐ năm 2007, tuy nhiên phần lớn dư nợ vẫn tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh. Từ năm 2004, do nắm bắt được xu hướng phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng như nhiều khách hàng của NHCT Đống Đa đã thực hiện cổ phần hóa nên năm 2004, dư nợ cho vay nhập khẩu doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 75,3 tỷ đồng, chiếm 17,3% dư nợ cho vay nhập khẩu thì sang năm 2007 đã tăng lên gấp 2,3 lần, chiếm tỷ trọng 37,7 % dư nợ cho vay nhập khẩu. Với kết quả này, NHCT Đống Đa bước đầu đã thực hiện chủ động mở rộng và đa dạng hóa khách hàng và tiến tới một cơ cấu cho vay hợp lý hơn: tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân theo chủ trương đề ra. Trong thời gian tới, khi xu hướng việc cổ phần hóa các doanh nghịêp nhà nước diễn ra mạnh mẽ cùng với chủ trương của Nhà nước phát triển mọi thành phần kinh tế một cách bình đẳng thì số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu sẽ tăng lên, qua đó dư nợ TDTTNK của các doanh nghiệp này cũng sẽ tăng lên đáng kể và chiếm phần lớn trong tổng dư nợ TDTTNK. 2.2.2.3. Chất lượng cho vay nhập khẩu : Song song với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng tài trợ nhập khẩu cũng đạt kết quả khả quan. Trong vòng khống chế của Ngân hàng, các loại nợ xấu, nợ quá hạn đã được xử lý triệt để đặc biệt trong năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn đạt 0%. Bảng 2.8: Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay nhập khẩu tại NHCT Đống Đa năm 2004 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1. Nợ quá hạn 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 2. Dư nợ cho vay nhập khẩu 433.5 455.2 475 503 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2004 – 2007 Đạt được kết quả trên là nhờ chủ trương tăng cường kiểm tra kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng nhập khẩu của NHCT Đống Đa được thực hiện từ năm 2003. Chi nhánh đã quyết liệt giải quyết giảm nợ xấu và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro bằng cách phân loại khách hàng, phân loại nợ phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng khách hàng và phòng quản lý nợ có vấn đề để áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, thu nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng như bám sát tình hình hoạt động của các đơn vị, tích cực thu nợ trực tiếp từ khách hàng, xác định giới hạn tín dụng cho hầu hết khách hàng là d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26368.doc
Tài liệu liên quan