Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU- Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 3

1.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 3

1.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam 3

1.1.2. Các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam 4

1.1.4. Nguồn nhân lực trong ngành dệt may 4

1.1.5. Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam 6

1.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua 8

1.2.1. Thực trạng sản xuất hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 8

Tình hình về ngành dệt may Việt Nam hiện nay 8

1.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 11

1.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 11

1.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của dệt may Việt Nam 13

1.2.2.3. Hình thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 14

1.2.2.4. Thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam 14

1.2.3. Đánh giá khái quát về tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 18

2.1. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU 18

2.1.1. Một số đặc điểm về thị trường hàng dệt may EU 18

2.1.1.1. Dung lượng thị trường 19

 

2.1.1.2. Tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may EU 19

2.1.1.3. Kênh phân phối 20

2.1.1.4. Những quy định của EU đối với hàng dệt may nhập khẩu 21

2.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 24

2.1.2.1. Vị trí của xuất khẩu hàng dệt may trong nền kinh tế Việt Nam 24

2.1.2.2. Một số thoả thuận giữa Việt Nam và EU về hàng dệt may 24

2.1.2.3. EU là “thị trường vàng” cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 26

2.2. Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua 27

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 27

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU 29

2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trong EU 30

2.3. Một số đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua 32

2.3.1. Thành công đạt được: 32

2.3.2. Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua 33

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 34

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI 36

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 36

3.1.1. Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 36

3.1.2. Phương hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 37

3.2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 38

3.2.1. Dự báo thị trường dệt may EU đến năm 2020 38

 

3.2.2. Những cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 38

3.2.2.1. Những cơ hội 38

3.2.2.2. Thách thức 39

3.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới 41

3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 41

3.3.1.1. Nâng cao vai trò của Cục xúc tiến Thương mại Việt Nam 41

3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may 42

3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may 42

3.3.1.4. Hoàn thiện công tác quản lý hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng dệt may 43

3.3.1.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan 43

3.3.1.6. Các giải pháp khác 44

3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 44

3.3.2.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng thị trường hàng dệt may EU 44

3.3.2.2. Doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường EU 45

3.3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của doanh nghiệp 46

3.3.2.4. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh đổi mới mẫu mã, đa dạng hoá hàng dệt may xuất khẩu 47

3.3.2.5. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường EU 48

3.3.2.6. Liên kết các doanh nghiệp trong nước trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang EU 49

KẾT LUẬN 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vững chắc. Bởi vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU là vấn đề cấp bách và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Với vị thế của EU trên trường quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU cần biết tới EU với một số đặc điểm sau: 2.1.1.1. Dung lượng thị trường EU hiện là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế thế giới, với diện tích khoảng 3.978.372km2, dân số trên 500 triệu người. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Đây là một thị trường lớn, thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thứ giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng lên. Theo thống kê của cơ quan thống kê EU (EUROSTAT) cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của EU: sản phẩm chế tạo chiếm khoảng 67,19% tổng kim ngạch nhập khẩu hằng năm, sản phẩm thô chiếm 29,74%, các sản phẩm khác chiếm khoảng 3,07%. EU còn nhập khẩu một số mặt hàng dệt may, khoáng sản, thuỷ sản, giày dép, nông sản, cà phê… Đây là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, chúng ta cần tận dụng những cư hội, có phương thức thâm nhập tốt vào thị trường EU – một thị trường lớn và ngày càng mở rộng. Đối với mặt hàng dệt may nói riêng, EU là khu vực đứng đầu thế giới về nhập khẩu mặt hàng này, chiếm 46% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của toàn thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hằng năm của EU vào khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẵn và hàng dệt các loại đem đến cơ hội tuyệt vời cho các nước xuất khẩu hàng dệt may trong đó có Việt Nam. 2.1.1.2. Tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may EU EU là liên minh của 27 nước thành viên với trình độ phát triển kinh tế xã hội khá đồng đều, sự tương đồng về văn hoá và địa lý cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Những sản phẩm nổi tiếng có thương hiệu trên thị trường thế giới được người tiêu dùng EU rất ưa chuộng, vì họ cho rằng những thương hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và đảm bảo chất lượng an toàn cho người sử dụng. Đối với khách hàng EU họ sẵn sàng mua những sản phẩm giá đắt, có thương hiệu nổi tiếng mà không dùng những sản phẩm không nổi tiếng cho dù giá rất rẻ. Đối với mặt hàng dệt may: Người tiêu dùng EU thường dùng những sản phẩm không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ. Họ đặc biệt quan tâm tới chất lượng và tính thời trang của loại sản phẩm này. Tính thời trang của sản phẩm đôi khi là tiêu chí đặt trên giá cả. Một sản phẩm có thể được ưa chuộng trong thời gian này nhưng sau một thời gian lại lỗi mốt và không được người tiêu dùng ưa thích. Như vậy, nhu cầu về mặt hàng dệt may thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mã. Do đó bên cạnh những tiêu chuẩn về chất lượng, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần thay đổi mẫu mã để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân EU. Thị trường thống nhất EU được chia làm 3 nhóm: Thứ nhất là nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm khoảng 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng cao, giá cả đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm hoặc độc đáo. Thứ hai là nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số EU, sử dụng những hàng có chất lượng kém hơn và giá cả rẻ hơn so với nhóm thứ nhất. Thứ ba là nhóm có khả năng thanh toán thấp, chiếm 10% dân số EU, tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng thấp hơn nữa. Như vậy, hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường EU bao gồm cả hàng hoá cao cấp và hàng bình dân phục vụ mọi đối tượng. Đối tượng tiêu dùng hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm hai và nhóm ba, các đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp của Trung Quốc và các nước ASEAN. 2.1.1.3. Kênh phân phối Hệ thống kênh phân phối mặt hàng dệt may của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối các loại mặt hàng của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập. Hình thức tổ chức phổ biến nhất của kênh phân phối trên thị trường EU là tổ chức theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ được cung cấp hàng hoá cho hệ thống các siêu thị cửa hàng của tập đoàn mình mà không được cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, cho phép các nhà sản xuất và nhập khẩu của một tập đoàn có thể cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ khác ngoài việc cung cấp hàng cho hệ thống siêu thị, cửa hàng của tập đoàn mình. Đây là điều khác biệt khá rõ giữa thị trường EU so với thị trường khác, tạo nên điểm nổi bật mà các doanh nghiệp cần quan tâm hơn để có thể xuất khẩu thành công sang thị trường EU. Để tiếp cận với hệ thống phân phối này là điều không dễ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Rất hiếm doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với những dây chuyền phân phối hàng hoá này để có thể đưa được hàng dệt may của mình vào thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay muốn tiếp cận được hệ thống kênh phân phối này thì phải tiếp cận được các nhà nhập khẩu của EU bằng con đường xuất khẩu trực tiếp sang EU hoặc thành lập các công ty liên doanh với các công ty xuyên quốc gia của EU để trở thành công ty con. 2.1.1.4. Những quy định của EU đối với hàng dệt may nhập khẩu * Những quy định đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường EU EU là một trong những đối tác quan trọng không chỉ của Việt Nam với dung lượng thị trường rất lớn. Tuy nhiên thì đây là một thị trường tương đối khó tính. Hàng hoá để xuất khẩu vào thị trường này phải thoả mãn 5 tiêu chuẩn sau: Thứ nhất: Tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá: Doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống chất lượng ISO-9000. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất muốn xuất khẩu hàng của mình sang thị trường EU, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai: Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng: Nhằm bảo vệ cho sức khoẻ người tiêu dùng, hàng hoá nhập khẩu vào EU phải được mã hiệu theo quy định của EU. Thứ ba: Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Tất cả các nhà chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu hàng hoá sang EU đều chịu sự bắt buộc mang tính pháp lý, phải áp dụng quy trình sản xuất theo hệ thống HACCP ngay từ đầu. Thứ tư: Quy định về bảo vệ môi trường: EU buộc các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang EU phải có chứng chỉ ISO-14000 và hàng hoá liên quan đến môi trường thì phải cung cấp ký mã hiệu theo quy định của EU như dán nhãn sinh thái, quản lý đồ phế thải… Thứ năm: Tiêu chuẩn về lao động: Tất cả các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sang EU phải chú ý đến yếu tố xã hội, đạo đức trong kinh doanh. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thực hiện SA 8000. Để hàng dệt may Việt nam được nhập khẩu vào thị trường EU thì các doanh nghiệp dệt may cần tuân thủ 5 tiêu chuẩn chung đối với hàng hóa nhập khẩu như trên. Ngoài ra còn có các quy định riêng đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường EU. * Một số quy định về hàng dệt may nhập khẩu vào EU Dưới đây là những quy định chung cho hàng dệt may nhập khẩu vào các nước trong EU. Tuy nhiên ở mỗi thị trường thành viên lại có những yêu cầu khác nhau liên quan đến vấn đề chất lượng, loại vải, sợi, các tiêu chuẩn, kích cỡ, mầu sắc… Quy định pháp lý Có rất nhiều qui định pháp lý đối với hàng dệt may tại thị trường EU. Dưới đây là một số quy định tham khảo: - Chỉ thị số 2003/53/EC (sửa đổi từ Chỉ thị 76/769/EEC), EU đã đặt ra những quy định hạn chế đối với việc sử dụng những hóa chất dễ gây nguy hiểm, trong đó có nonyl phenols (NP) và nonyl phenol ethoxylates (NPEs), là những hóa chất có ảnh hưởng đến tuyến nội tiết nếu được sử dụng trong các sản phẩm dệt may. - Chỉ thị số 76/769/EEC (sửa đổi từ Chỉ thị số 83/264/EEC) là Chỉ thị đã được áp dụng hài hòa trong EU, cấm việc marketing và sử dụng những sản phẩm dệt tiếp xúc với da nếu những sản phẩm này chứa các chất làm chậm khả năng bắt cháy. Chỉ thị này đã được áp dụng hài hòa trong EU. - Chỉ thị số 2002/61/EC (sửa đổi từ Chỉ thị số 2004/21/EC) hạn chế việc sử dụng thuốc nhuộm Azo trong các sản phẩm dệt ở Khu vực Kinh tế Châu Âu (European Economic Area - (EEA)). - EU đã có quy định hài hòa trong toàn liên minh về tên gọi, thành phần sợi dệt và nhãn mác sản phẩm dệt nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng và ngăn chặn những sự khác biệt giữa các quy định liên quan ở cấp thành viên. Chỉ thị số 96/74/EC về tên sản phẩm dệt đưa ra những quy định dán nhãn đối với sản phẩm dệt. Theo chỉ thị này, các sản phẩm dệt dự định được nhập khẩu vào EU phải được dán nhãn. Trên nhãn phải thể hiện tên sản phẩm, mô tả sản phẩm, chi tiết về hàm lượng sợi dệt của sản phẩm.  Yêu cầu không mang tính pháp lý Nhà nhập khẩu EU có thể đặt ra một số yêu cầu đối với nhà cung cấp hàng dệt may từ các nước đang phát triển liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ, an toàn đối với môi trường và xã hội... Nhiều khách hàng EU đòi hỏi các sản phẩm dệt may phải được sản xuất trong những điều kiện lao động có thể chấp nhận với mức tiền công hợp lý, trong đó cơ sở sản xuất hàng dệt may phải áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, phòng tránh tai nạn lao động trong quá trình sản xuất; giữ gìn vệ sinh khu vực sản xuất; áp dụng đúng quy trình quản lý lưu kho... Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác Uỷ ban Châu Âu đã hài hòa các quy định về tên gọi, thành phần cấu tạo và nhãn mác của các sản phẩm dệt nhằm đảm bảo sự cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm đến người tiêu dùng và tránh những khác biệt trong các quy định giữa các quốc gia thành viên. Các quy định về nhãn hàng dệt được nêu tại Chỉ thị số 96/74/EC. Chỉ thị số 96/73/EC bổ sung thêm các bộ quy tắc về tên gọi của hàng dệt trên toàn EU nhằm tạo điều kiện thuận lợi hóa thương mại trong phạm vi EU. Các quốc gia thuộc EU hầu hết đều đặt ra một số yêu cầu bắt buộc đối với nhãn mác hàng dệt may như: trên nhãn mác một số mặt hàng phải có thông tin về hàm lượng sợi dệt, tên nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu, hướng dẫn cách làm sạch sản phẩm... Thuế suất và hạn ngạch Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan thông thuờng khi hàng nhập khẩu từ bên ngoài EU. Nếu không có hiệu lực của một Hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được áp dụng. Đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào EU: Việt Nam được hưởng Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) của EU từ 1/7/1996 nên hàng hóa được nhập khẩu với mức thuế ưu đãi. Từ ngày 1/1/2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam nên hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU không bị hạn chế về số lượng. Trên đây là một số quy định đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần biết để có những biện pháp nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu trên. 2.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 2.1.2.1. Vị trí của xuất khẩu hàng dệt may trong nền kinh tế Việt Nam Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về xuất khẩu. - Ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò tích cực trong việc tạo vốn tích luỹ cho quá trình công nghiệp hoá, đây là ngành không đòi hỏi lượng vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn nhanh. - Công nghiệp dệt may là ngành thu hút nhiều lao động, không chỉ tạo việc làm cho những công nhân trực tiếp trong ngành mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động của những ngành phụ trợ, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nền kinh tế. - Ngành công nghiệp dệt may phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác như ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may, ngành nông nghiệp trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm… - Xuất khẩu dệt may tạo nguồn thu ngoại tế phục vụ nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. 2.1.2.2. Một số thoả thuận giữa Việt Nam và EU về hàng dệt may Chính sách của EU đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU dựa trên cơ sở các Hiệp định về dệt may và Hiệp định hợp tác được ký kết giữa Việt Nam và EU. Những chính sách này được điều chỉnh thay đổi phụ thuộc vào từng thời kỳ, theo mức độ phát triển kinh tế của hai bên. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU. - Ngày 18/12/1992 Việt Nam và EU đã ký Hiệp định về các sản phẩm dệt may, tạo hành lang pháp lý đầu tiên cho việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU. Theo đó các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU được chia làm 2 loại, mặt hàng xuất khẩu theo hạn ngạch và mặt hàng tự do xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu sang EU 151 chủng loại hàng trong đó có 46 loại xuất khẩu tự do vào EU và 105 loại xuất khẩu theo hạn ngạch. - Tháng 8/1995 Việt Nam và EU đã ký kết sửa đổi Hiệp định dệt may. Trong lần sửa đổi này, EU đã đồng ý tăng hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam từ 20-23%, đồng thời giảm số chủng loại hàng chịu hạn ngạch từ 105 xuống còn 54 mặt hàng. Hiệp định lần này giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng hạn ngạch, tăng KNXK hàng dệt may vào thị trường EU, góp phần đưa ngành dêt may Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, biến thị trường EU thành thị trường trọng điểm của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. - Ngày 7/11/1997 Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – EU một lần nữa được ký lại. EU đồng ý tăng 40% khối lượng hạn ngạch so với Hiệp định lần trước và cho phép Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc, nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU hưởng thuế suất 0%. - Ngày 3/11/2004 Việt Nam – EU đã ký tắt thoả thuận hạn nghạch dệt may, từ ngày 1/1/2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU không bị hạn chế về số lượng. Đây là một thoả thuận có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. - Đặc biệt là kể từ 11/01/2007 Việt Nam chính thức tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, khung pháp lý về thị trường thương mại dịch vụ giữa Việt Nam – EU đã được mở hoàn toàn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tham gia các thị trường trên thế giới. 2.1.2.3. EU là “thị trường vàng” cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam EU là khu vực đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may, chiếm 46% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của toàn thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hằng năm của EU vào khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẵn và hàng dệt các loại đem đến cơ hội tuyệt vời cho các nước xuất khẩu hàng dệt may trong đó có Việt Nam. Năm 2005 sau khi hạn ngạch được dỡ bỏ giữa các nước thành viên WTO nhập khẩu hàng dệt may của EU tăng mạnh, tăng 21,5% so với năm 2004. Sang năm 2006, EU nhập khẩu 165.549 triệu USD hàng dệt may tăng 12% so với năm 2005. Theo thống kê của cơ quan thống kê EU (EUROSTAT), thị phần dệt may của EU trên thế giới là khoảng 26% với kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên tới 60 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Các nước trong EU xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm da cao cấp, quần áo thời trang, dạ hội, áo lông thú. Như vậy các nước EU chỉ quan tâm tới những sản phẩm may mặc cao cấp mà vẫn bỏ ngỏ thị trường sản phẩm may mặc đại trà phục vụ cho nhu cầu ăn mặc thông thường, trong khi đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được khoảng trống này. Thị trường EU tạo điều kiện để hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khác. EU không chỉ được biết đến là nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới mà còn là một trong những nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. EU nhập khẩu hàng dệt may từ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam dưới hình thức gia công hoặc đặt hàng trực tiếp sau đó đưa vào kênh bán lẻ trên khắp châu Âu, bán trực tiếp sang các thị trường khác dưới những thương hiệu của nhà bán lẻ. Như vâỵ, thị trường EU chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị buôn bán hàng dệt may của thế giới, là một trong những thị trường xuất khẩu và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và EU về dệt may, với vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang một thị trường tiềm năng như EU là thiết thực và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua Sau khi Hiệp định khung hợp tác Việt Nam – EU được ký kết năm 1995, quan hệ giữa hai bên có nhiều bước phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương. KNXK của Việt Nam sang EU không ngừng tăng lên, dệt may là ngành tiên phong tìm chỗ đứng trên thị trường EU. Tuy nhiên EU là thị trường rất khó tính, nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan được áp dụng nên hàng dệt may Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn va thách thức. Tuy vậy, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU cũng đã đạt được nhiều thành tích trong thời gian qua. 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Các thành viên EU: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan… là các bạn hàng truyền thống của dệt may Việt Nam từ những năm 1980, nhưng với số lượng không lớn. Từ sau khi Hiệp định dệt may Việt Nam – EU được ký kết thì KNXK dệt may Việt Nam sang EU có sự tăng đột phá, trong vòng 4 năm KNXK tăng 201 triệu USD, với tốc độ bình quân là 13,2%/năm. Bảng 2.1: KNXK dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua Đơn vị: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 KNXK 610 591 546 600 660 841 1243 1459 1704 1644 % tăng 9,75 -3,21 -7,61 9,89 10.0 27,42 47,8 17,37 16,79 -3,5 Nguồn: Niên giám thống kê Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy năm 2001 và 2002 là hai năm đáng buồn của xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU, KNXK giảm 64 triệu USD so với năm 2000. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, các doanh nghiệp dệt may đã quá tập trung vào thị trường Mỹ mà bỏ quên thị trường EU. Năm 2003, thời gian tự do xuất khẩu sang Mỹ đã hết và với việc EU tăng hạn ngạch cho Việt Nam nên KNXK dệt may sang EU đã tăng trở lại, đạt 600 triệu USD, tăng 9,89% so với năm 2002. KNXK dệt may của nước ta sang EU tiệp tục tăng trong những năm gần đây, năm 2004 đạt 660 triệu USD, năm 2005 đạt 841 triệu USD, đến năm 2006 KNXK đạt 1243 triệu USD - đánh dấu một mốc lịch sử lần đầu tiên KNXK dệt may Việt Nam sang EU đạt trên 1 tỷ USD, với tốc độ tăng là 47,8% so với năm 2005. Đến năm 2007, 2008 tốc độ tăng vẫn cao nhưng có phần bị chững lại. Năm 2009, tốc độ tăng đã giảm 3,5%. Mặc dù KNXK dệt may nói chung có tăng nhưng do nhu cầu tiêu dùng tại các nước EU đã sụt giảm nghiêm trọng dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên KNXK dệt may sang EU đã giảm 3,5% so với năm 2008. Hình 2.1: KNXK dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua Đơn vị: triệu USD Nguồn: Niên giám thống kê Về tỷ trọng, mặc dù thị trường EU từ vị trí số 1 đã tụt xuống vị trí thứ 2 trong KNXK dệt may của Việt Nam, nhưng trong thời gian tới EU vẫn được xác định là thị trường mục tiêu của dệt may Việt Nam, một thị trường đầy tiềm năng, chỉ tiêu đặt ra trong năm 2010 này là KNXK đạt 2,2 tỷ USD. Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tăng KNXK sang EU nhiều hơn. 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU Có thể nhận thấy rằng dệt may Việt Nam đang trong tình trạng thiếu trầm trọng đội ngũ thiết kế giỏi, do đó những mặt hàng xuất khẩu của chúng ta thường đơn giản về mẫu mã, chủng loại và màu sắc. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may đã nỗ lực nhiều trong khâu thiết kế và đa dạng hoá sản phẩm nhưng do một số điều kiện có hạn nên sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sang EU nói riêng vẫn chỉ là những sản phẩm truyền thống như: áo sơ mi, áo khoác, quần âu, áo jacket… Các sản phẩm quần âu, áo sơ mi, áo jacket chiếm phần lớn trong KNXK của nước ta. Các sản phẩm này là các sản phẩm truyền thống của ta, là những sản phẩm dễ làm, không có độ phức tạp cao. Giai đoạn 2002-2004 là giai đoạn xuất khẩu dệt may sang EU tăng cao, một phần là do EU tăng hạn ngạch dệt may sau khi ký Hiệp định khung về quan hệ Việt Nam – EU. Đến năm 2006, các mặt hàng có KNXK cao và tăng mạnh là: áo jacket, áo sơ mi, quần âu, áo khoác… bên cạnh đó lại giảm xuất ở các mặt hàng như: áo len, đồ lót, khăn, càvạt… Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2008 các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là: áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short… và giảm xuất ở một số mặt hàng như: áo len, đồ lót, khăn, quần jacket… Xét về trị giá, mặt hàng quần là chủng loại mặt hàng có KNXK tăng cao nhất, tăng tới 81 triệu USD so với năm 2007, đạt 205 triệu USD. Đứng thứ hai là mặt hàng áo jacket với mức tăng 63 triệu USD. Tuy nhiên xét theo tổng KNXK thì áo jacket là mặt hàng có KNXK cao nhất, đạt 246 triệu USD. Năm 2009 là năm kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU giảm đáng kể do nhu cầu tiêu dùng tại các nước EU đã sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế toàn cầu khiến người tiêu dùng EU phải thắt chặt chi tiêu. Hy vọng trong những năm tới KNXK dệt may sang thị trường EU sẽ tiếp tục lấy lại đươc đà tăng trưởng. Trong những năm tới việc đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm và sự quan tâm nhiều hơn của chính phủ, các bộ ban ngành liên quan đến ngành dệt may sẽ có những chiến lược phát triển ngành dệt may phù hợp hơn, có những chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ cũng như công nhân có trình độ cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khoa học công nghệ. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang EU sẽ đa dạng hơn về mẫu mã và chất lượng, ngày càng có nhiều những sản phẩm có tính phức tạp được sản xuất và xuất khẩu. 2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trong EU Cơ cấu thị trường trong EU có sự phân tách khá rõ ràng, trong các nước thành viên của EU một số quốc gia nhập khẩu chính hàng dệt may Việt Nam là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia chiếm tới 80-90% KNXK hàng dệt may của Việt Nam. Các nước còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Từ trước đến nay Đức vẫn là thị trường truyền thống số một của dệt may Việt Nam trong số các nước thành viên EU. Đức luôn đứng đầu về KNXK hàng dệt may của Việt Nam. Năm 2003, KNXK dệt may của Đức từ Việt Nam là 184,5 triệu USD tăng lên đến năm 2009 đạt 395,5 triệu USD chiếm 23,32% thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang EU, chiếm 4,34% tổng KNXK dệt may của EU. Trước năm 2002 thì Pháp luôn là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai trong EU của Việt Nam. Tuy nhiên từ sau 2002, Anh đã vượt qua Pháp để trở thành nước nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong khối EU với KNXK năm 2003 là 74,4 triệu USD tăng lên 316,5 triệu USD năm 2008, từ chỗ chiếm 12,3% năm 2003 tăng lên 18,5% năm 2009 tỷ trọng nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong các nước thành viên EU. Hình 2.2: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam trong các nước EU năm 2009 Đơn vị tính: % Nguồn: Niên giám Thống kê và Bộ Công thương Năm 2003, Tây Ban Nha nhập khẩu dệt may của Việt Nam 41,3 triệu USD đến năm 2004 thì đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 66,5 triệu USD tăng 61% so với năm 2003. Từ chỗ chỉ đứng thứ tư trong số các thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong khối EU thì đến năm 2008 Tây Ban Nha đã vươn lên chiếm 13% thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 222,86 triệu USD. Pháp là bạn hàng lâu năm của Việt Nam, vài năm trở lại đây thì mức nhập khẩu đã sụt giảm đáng kể, từ chỗ đứng thứ hai trong số các nước EU nhập khẩu dệt may Việt Nam thì đến năm 2009 đã tụt xuống đứng thứ năm sau Hà Lan, đạt 150,33 triệu USD, do mức tiêu dùng của người dân Pháp đối với hàng dệt may Việt Nam giảm mạnh; họ chuyển sang dùng những mặt hàng dệt may cao cấp của các nước xuất khẩu khác. Nhìn chung, tốc độ tăng KNXK hàng dệt may Việt Nam sang các nước thành viên EU tăng khá mạnh. Dự đoán xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong những năm tới sẽ có nhiều kết quả lạc quan hơn. 2.3. Một số đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua Qua những phân tích về thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU trong thời gian qua, có thể rút ra những thành công và những hạn chế tồn tại như sau: 2.3.1. Thành công đạt được: Thứ nhất: KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng với tốc độ bình quân khá cao. Theo số liệu bảng 2.1, giai đoạn từ 2000-2009 KNXK dệt may Việt Nam sang EU tăng bình quân khoảng 13,8%/năm, giai đoạn 2001-2002 có sự sụt giảm về KNXK sang EU do nguyên nhân chủ yếu là thời kỳ này Hiệp định BTA với Mỹ có hiệu lực nên các doanh nghiệp đã quá tập trung vào thị trường Hoa Kỳ mà lơ là thị trường EU. Nhưng ngay sau đó thì tốc độ tăng trưởng lại được phục hồi. Năm 2006, KNXK đạt 1243 triệu USD tăng 47,6% so với năm 2005, đây là mức tăng kỷ lục từ trước đến nay. Đến năm 2009, KNXK dệt may sang EU cũng tăng cao đạt 2,1 tỷ USD tăng 19,19% so với năm 2007. Dự tính trong năm 2010 này sẽ đạt được khoảng 2,2 tỷ USD. Thứ hai: Năng lực xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong những năm gần đây dần được nâng cao. Sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đang dần được cải thiện, tạo được sự tin cậy của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU- Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan