MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - VN 4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4
1.1.1. Lịch sử hình thành 4
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 5
1.1.2.1. Giai đoạn I ( 12/1981-12/1992) 5
1.1.2.2. Giai đoạn II (1/1993-12/2004) 6
1.1.2.3. Giai đoạn III ( từ 2004 đến nay) 8
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty 9
1.2.1. Chức năng của Công ty 9
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty 9
1.2.3. Quyền hạn 10
1.2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty 10
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 14
1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh 14
1.3.2. Thị trường của Công ty 15
1.3.3. Vốn và nguồn lực tài chính 16
1.3.3.1. Nguồn vốn và cơ cấu vốn của Công ty: 16
1.3.3.2. Khả năng tài chính 17
1.3.4. Nguồn nhân lực của Công ty 17
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây .19
1.4.1. Tốc độ phát triển 20
1.4.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - VN 25
2.1. Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty Cp Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - VN 25
2.1.1. Danh mục hàng nông sản xuất khẩu 25
2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I- VN 27
2.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng nông sản của Công ty 33
2.1.4. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Công ty 35
2.2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I - VN 41
2.2.1. Thành tựu 42
2.2.2. Hạn chế 43
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 44
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan 44
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - VN 47
3.1.Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 47
3.2. Phương hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu nông sản của công ty 48
3.2.1. Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam 48
3.2.1.1. Cơ hội 48
3.2.1.2. Thách thức 50
3.2.2. Phương hướng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới. 53
3.2.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty 54
3.2.3.1. Mục tiêu phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty 54
3.2.3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty 56
3.3. Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp I - VN. 58
3.3.1. Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu 58
3.3.1.1. Xây dựng thương hiệu và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, từng bước chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang sản phẩm đã qua chế biến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu 58
3.3.1.2. Nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản ( HACCP) 60
3.3.1.3. Nâng cao chất lượng của khâu bảo quản, dự trữ hàng nông sản 61
3.3.1.4. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu 62
3.3.2. Giải pháp đối với công tác nghiệp vụ 63
3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu 63
3.3.2.2. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu 64
3.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý 65
3.3.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cón bộ công nhân viên trong Công ty 65
3.3.3.2. Nâng cao nghiệp vụ kí kết hợp đồng 66
3.3.3.3. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả 67
3.4. Kiến nghị đối với nhà nước 67
3.4.1. Xây dựng chính sách về thị trường nông sản xuất khẩu 67
3.4.2. Hình thành và phát triển sàn giao dịch nông sản 68
3.4.3. Xây dựng môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 69
KẾT LUẬN 70
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Nam Á sụt giảm do ảnh hưởng lớn từ sự hội nhập và sự gia tăng mức độ cạnh tranh với các thị trường tiềm năng khác. Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia có mối quan hệ gần gũi với Việt Nam và việc tấn công vào thị trường này dường như dễ dàng hơn so với các thị trường khó tính khác. Với sản lượng là 6.149 tấn năm 2005 và tăng lên gần gấp đôi chỉ sau 3 năm vào năm 2008 con số này đạt mức 11.756 tấn với 11.950 nghìn USD. Cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc còn hạt tiêu và tinh bột là hai mặt hàng được thị trường Hàn Quốc ưa chuộng. Dự đoán trong những năm tới, cà phê và hạt tiêu vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này trong đó Nhật Bản là thị trường mà Công ty có những chiến lược để đẩy mạnh trở thành thị trường chủ lực.
Thị trường Bắc Mỹ: đây là thị trường xuất khẩu mà trong đó Mỹ và Mexico là hai quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất. Nếu như năm 2005, sản lượng nông sản xuất khẩu đạt 4.228 tấn với trị giá gần 5 triệu USD thì đến năm 2006, sản lượng này tăng lên hơn 1000 tấn và đạt trị giá là 5.147 nghìn USD, trong khi đó vào hai năm tiếp theo, năm 2007 và 2008 sản lượng và trị giá xuất khẩu của công ty vào thị trường này đề tăng và Công ty vẫn luôn duy trì tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường này.
Thị trường khác: Bao gồm một số quốc gia tại Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Các mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là cơm dừa và hạt tiêu. Tuy sản lượng này còn thấp so với các thị trường khác và đặc biệt là có suy giảm một chút về sản lượng vào năm 2009 so với năm 2008 nhưng sự suy giảm này vẫn là không đáng kể so với trị giá đã đạt được là 6.554 tăng so với 6.535 nghìn USD của 1 năm trước đó.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu qua các năm của Công ty
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty sang một số nước
Năm
Tên Công ty nhập khẩu
Khối lượng ( Tấn)
Trị giá ( Nghìn USD)
2006
Olam/ Singapore
2.980
3.072
Noble/ Thụy Sĩ
20.900
19.505
Ecom/ Thụy Sĩ
4.800
4.367
Taloca/Thụy Sĩ
7.800
6.541
Louis/Anh
3.400
2.912
Finagra/Anh
2.990
2.882
Armajaro/Anh
3.670
3.464
Alantic/Mỹ
4.900
4.480
Hacofco/Đức
3.000
2.316
2007
Olam/ Singapore
1600
1915
Noble/ Thụy Sĩ
8.170
10.730
Ecom/ Thụy Sĩ
14.270
16.763
Taloca/Thụy Sĩ
10.600
14.165
Louis/Anh
1.520
1.711
Finagra/Anh
1.480
1.641
Armajaro/Anh
6.100
6.946
Sucafina/ Thụy Sĩ
1.550
1.782
Alantic/Mỹ
2.940
3.726
Volcafe/Thụy Sĩ
1.512
1.724
2008
Olam/ Singapore
1.800
1.915
Noble/ Thụy Sĩ
24.428
22.215
Ecom/ Thụy Sĩ
16.100
14.252
Taloca/Thụy Sĩ
10.100
11.165
Finagra/Anh
2.200
1.898
Armajaro/Anh
6.500
6.978
Alantic/Mỹ
3.145
4.438
Volcafe/Thụy Sĩ
2.752
2.625
2009
Olam/ Singapore
1.540
2.012
Noble/ Thụy Sĩ
18.245
16.230
Ecom/ Thụy Sĩ
12.010
13.141
Taloca/Thụy Sĩ
8.000
9.102
Louis/Anh
1.200
1.520
Finagra/Anh
2.001
1.850
Armajaro/Anh
7.120
7.240
Alantic/Mỹ
2.150
3.258
Hacofco/Đức
3.874
3.254
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu qua các năm của Công ty
Qua bảng 2.4, khối lượng hàng nông sản xuất khẩu của Công ty từ năm 2006-2009 đã có khá nhiều thay đổi, từ việc thay đổi về các thị trường tiềm năng tới khối lượng và kim ngạch đạt được. Nhìn chung, Công ty tập trung vào năm thị trường chính là Thụy Sĩ, Mỹ, Anh, Đức và Singapore. Trong đó Thụy Sĩ là thị trường có nhiều khách hàng quen thuộc hơn cả với Noble, Ecom, Taloca trong đó Noble chiếm vị trí cao nhất không chỉ tại thị trường Thụy Sĩ mà còn so với tất cả 4 thị trường còn lại với mức nhập khẩu lên tới 20.900 tấn năm 2006 và đạt 19.505 nghìn USD cho lượng tương ứng. Sau nó là công ty Taloca cũng tại thị trường Thụy Sĩ với lượng hàng nhập khẩu là 7.800 tấn với 6.541 nghìn USD. Đối với các thị trường khác thì năm 2006 là một khởi đầu tốt đẹp với mức sản lượng và kim ngạch là tương đương nhau tại các thị trường khác nhau.
Năm 2007, vị trí của các thị trường đối với công ty vẫn không có gì thay đổi, tuy nhiên số lượng của công ty Ecom đã sụt giảm một cách đáng kể so với cách đó 1 năm, sự sụt giảm này gần 50% nhưng vẫn đảm bảo cho sức hút của Công ty đối với khách hàng này. 10.600 tấn và 14.165 nghìn USD là con số đáng ấn tượng của đối tác từ Taloca, con số này đã tăng lên nhanh chóng so với năm 2006. Bên cạnh đó, một số đối tác mới đã xuất hiện, trở thành nguồn khai thác lớn lao đối với Công ty như Volcafe của Thụy Sĩ thay thế cho Halcofo của Đức. Nói tóm lại, trong thời điểm này, Thụy Sĩ vẫn là thị trường được khai thác nhiều nhất so với các thị trường khác, được thể hiện bởi số lượng khách hàng cũng như số lượng mặt hàng nhập khẩu cùng với trị giá mà Công ty đã thu được từ đối tác này.
Năm 2008 và năm 2009, ở giai đoạn này, Ecom đã sụt giảm và đứng sau Noble với mức sản lượng là 24.428 tấn cho năm 2008 và 18.245 vào năm 2009. Mặc dù có sự suy giảm từ 2008 đến 2009 do bị tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng so với các thị trường khác thì con số này cũng là con số cao. Sau Ecom là sự vượt trội của Công ty khi thâm nhập vào thị trường Anh tại công ty Armaljaro từ 6.500 tấn lên 7.120 tấn vào năm 2009 với giá trị kim ngạch từ 6.978 nghìn USD tới 9.102 nghìn USD, và đây là một sự tăng mạnh về kim ngạch.
2.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng nông sản của Công ty
Trong giai đoạn từ 2005-2009 xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chủ lực của Công ty. Các hợp đồng xuất khẩu được ký kết một cách liên tục và đều đặn vào tất cả các thời điểm trong năm tuy nhiên các hợp đồng đó chủ yếu là hợp đồng vừa và nhỏ và Công ty đã tiến hành hoạt động xuất khẩu hàng nông sản thông qua hai hình thức chính đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Điều đó thể hiện ở trong bảng sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I – VN giai đoạn 2005-2009
Hình thức
2005
2006
2007
2008
2009
Giá trị
TT
(%) (
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Trực tiếp
7.799
67,7
10.917
74.8
12.692
73,7
11.194
87,1
12.541
85,0
Ủy Thác
3.718
32,3
3.681
25,2
3.514
26,3
1.657
12,9
2.210
15,0
Tổng
11.517
100
14.598
100
17.206
100
12.851
100
14.751
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2009
Bảng số liệu trên đã cho thấy rằng trực tiếp là hình thức xuất khẩu chủ yếu, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong các hình thức xuất khẩu. Tỉ trọng của hình thức xuất khẩu tăng dần qua các năm từ 67,7% năm 2005 tới 74,8% năm 2006 và giảm một chút còn 73,7% vào năm 2007 nhưng đã kịp lấy lại vị trí khi đạt 87,1% năm 2008 và 85% năm 2009. Những mặt hàng mà Công ty xuất khẩu trực tiếp là những mặt hàng chủ lực của Công ty là cà phê và hạt tiêu, điều này cho thấy rõ công tác xuất khẩu của Công ty đang trở nên ngày càng chủ động hơn, không còn bị phụ thuộc nhiều vào các nhà phân phối nước ngoài về việc thâm nhập hay đưa mặt hàng này vào thị trường nước ngoài.
Trái lại, hình thức ủy thác xuất khẩu lại giảm dần qua thời kì 4 năm từ 2005-2009, con số này đã sụt giảm một cách đáng kể do sự phổ biến của hình thức trực tiếp, chỉ chiếm 32,3% vào năm 2005 với 3.718 nghìn USD, bằng một nửa của hình thức trực tiếp. Năm 2006 thị phần của hình thức này giảm xuống chỉ còn 25,2% mặc dù có tăng nhẹ lên 26,3% vào năm 2007 nhưng số lượng tăng lên rất nhỏ, không thể phản ánh được sự hồi phục về mức độ phổ biến của hình thức này. Từ 26,3% năm 2007 giảm xuống chỉ còn 12,9% năm 2008 và tăng nhẹ so với năm 2008 lên 15% vào năm 2009 không chỉ phản ánh vị thế của hình thức trực tiếp mà còn khẳng định sự tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng bằng các phương tiện nhạy bén của Công ty. Những mặt hàng nông sản mà Công ty nhận ủy thác xuất khẩu là các mặc hàng như hồi, quế, cao su.. vì đây là những mặt hàng chiếm tí trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty. Tuy hình thức này không phải hình thức chủ lực của Công ty nhưng với hình thức này, Công ty đã có thêm điều kiện để mở rộng hoạt động xuất khẩu cũng như phát triển mối quan hệ với bạn hàng.
Trong giai đoạn từ năm 2005-2009, các mặt hàng nông sản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty khoảng từ 78%-90%.
2.1.4. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Công ty
Trong vài năm trở lại đây, việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản gặp phải khá nhiều khó khăn khi xuất hiện rất nhiều quy định về thuế quan, hạn ngạch cũng như các tiêu chuẩn về chất lượng đặc biệt khi hàng hóa được xuất khẩu sang EU, một trong những đối tác thân thiết của Công ty. Chính vì vậy, việc xuất khẩu mặt hàng nông sản nào, tập trung chiến lược ra sao được Công ty hết sức chú trọng và cẩn thận trong các khâu xuất khẩu hàng hóa. Sau đây là bảng số liệu về cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Công ty giai đoạn từ năm 2005-2009.
Bảng 2.6: Cơ cấu xuất khẩu của hàng nông sản của Công ty giai đoạn 2005-2009
Đơn vị: Nghìn USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Kim ngạch XK nông sản
30.787
39.150
49.307
53.503
52.970
Tổng kim ngạch XK
36.616
41.523
56.750
57.265
58.791
Tỷ trọng (%)
84,08
94,26
86,88
93,4
90,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005-2009
Theo bảng số liệu trên, ta thấy rõ từ năm 2005 đến năm 2009, mặc dù có chút dao động vào khoảng giữa thời kì nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản gần như chiếm trọn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty với thị phần thấp nhất là 86,88% năm 2007 và đạt cao nhất vào năm 2006 với 94,26% trên tổng số, như vậy đối với các mặt hàng khác thì chỉ dao động trong thị phần là khoảng từ 14%-15%, tức chỉ khoảng 3/20 trên tổng số kim ngạch mà Công ty thu được từ các mặt hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, bảng số liệu 2.1 ở trên đã cho thấy chi tiết về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản của Công ty trong giai đoạn 2005-2008.
Mặt hàng cà phê:
Đây là mặt hàng chủ lực của Công ty, được tập trung phát triển và mở rộng ra hầu khắp các vùng trong và ngoài nước. Tuy không phải là doanh nghiệp có sản lượng cà phê được xuất khẩu lớn nhất, nhưng Công ty cũng đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu cà phê, cả về uy tín lẫn số lượng.
Bảng 2.7: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu Cà Phê
Mặt hàng xuất khẩu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
Cà phê
31.500
22.560
25.672
25.563
24.500
28.238
26.000
25.500
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I là Công ty có uy tín và thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Từ bảng số liệu cho thấy, sản lượng cà phê xuất khẩu có sự tăng mạnh qua các năm. 31.500 tấn của năm 2005 đạt trị giá là 22.560 nghìn USD, tới năm 2006, mặc dù sản lượng giảm xuống chỉ còn 25.672 tấn nhưng trị giá lại tăng nhiều hơn so với năm 2005, điều này chứng tỏ rằng giá trị cà phê ngày càng tăng trên thị trường thế giới. Điều này giúp cho hoạt động xuất khẩu của Công ty thu được lợi nhuận cao.
Trong hai năm 2007 và 2008, sản lượng có giảm đi chút ít và kéo theo sự suy giảm về trị giá vào năm 2008 do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trị giá năm 2007 là 28.238 trong khi năm 2008 con số này chỉ còn 25.500 quay trở lại với thời điểm năm 2006.
Nguồn:Tổng hợp từ các báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm.
Mặt hàng hạt tiêu:
Đến năm 2007, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu trên thế giới với sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 2.000 tấn, Công ty CP XNK Tổng hợp I-VN là doanh nghiệp góp phần lớn vào thành tựu đó của Việt Nam. Năm 2005, sản lượng chỉ đạt 552 tấn tương ứng với trị giá là 872 nghìn USD nhưng đến năm 2006, con số này vượt trội và tăng gần 2 lần cả về số lượng lẫn giá trị.
Bảng 2.8: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu Hạt tiêu
Mặt hàng xuất khẩu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
Hạt tiêu
552
872
1.030
1.120
2.200
3.375
1.280
2.630
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Năm 2007 là thời kì đỉnh cao của việc xuất khẩu hạt tiêu ra nước ngoài, với trị giá 3.375 nghìn USD cho 2.200 tấn hạt tiêu đã khẳng định được vị thế của không chỉ Công ty mà còn nâng cao giá trị xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Tuy nhiên, con số này vào năm 2008 đã giảm đi và bằng với năm 2006 nhưng giá trị tương ứng thì vẫn giữ được ở mức cao với 2.630 nghìn USD.
Arap, Philipines, Yemen là những thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Công ty, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Công ty.
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Mặt hàng gạo
Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng gạo được xuất khẩu thuộc vào hàng lớn nhất thế giới, với các thị trường tiềm năng như Philipines, Indonesia, Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I đã coi mặt hàng này là thế mạnh của mình bên cạnh mặt hàng cà phê, lạc hay hạt tiêu. Vì là mặt hàng thế mạnh nên sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu của mặt hàng nông sản này hơn hẳn các mặt hàng khác, chỉ đứng sau cà phê.
Bảng 2.9: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu Gạo
Mặt hàng xuất khẩu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
Gạo
4.690
3.471
3.900
3.210
5.150
5.786
7.890
8.943
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Năm 2005, số tấn gạo được xuất khẩu là 4.690 nhưng chỉ thu được giá trị là 3.471 nghìn USD, như vậy tính trung bình ra 1 tấn gạo Công ty nhận được là 740 USD trong khi đó, vào năm 2006, cứ mỗi 1 tấn gạo 823 USD, mức giá này còn tăng lên nhiều vào những năm sau như năm 2007 là 1.123 USD/tấn, năm 2008 là 1.133 USD/tấn.
Về sản lượng thì từ năm 2005-2009, sản lượng tăng dần đều, tuy có chững lại và giảm vào năm 2006 so với năm 2005, nhưng tới năm 2007, thì Công ty đã tự khắc phục được những khó khăn và tiếp tục tăng sản lượng cũng như giá trị của mặt hàng này lên cao. Cao nhất là năm 2008 với 7.890 tấn tương ứng với 8.943 nghìn USD trong khi thấp nhất là năm 2006 chỉ đạt được 3.900 tấn và 3.210 nghìn USD, con số này giảm đáng kể về số lượng nhưng chỉ thấp hơn một chút về trị giá so với năm 2005. Nói chung, sự chênh lệch về mức độ giảm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo qua 4 năm từ 2005-2008 là không đáng kể, vẫn trở thành một động lực nhằm nâng cao giá trị của gạo Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế.
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Mặt hàng hành và lạc
Singapore, Malaysia và các nước châu Á là những đối tác mạnh trong loạt mặt hàng này, tuy nhiên lạc là mặt hàng được ưa chuộng nhiều hơn so với hành.
Bảng 2.10: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu Hành, Lạc
Mặt hàng xuất khẩu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
SL
(tấn)
TG
(nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(nghìn USD)
Hành
1.650
416
1.438
702
1.645
600
1.520
670
Lạc
2.432
1.466
2.400
1.523
2.514
1.596
2.000
1.784
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Trong năm 2005, lạc có số lượng xuất khẩu gấp đôi hành và thu về trị giá gần gấp 3 lần mặt hàng kia. Với đặc điểm là chỉ khoảng 252 USD/ tấn hành, mặt hàng này vẫn duy trì mức thu đó cho tới năm 2008 mặc dù sản lượng có tăng nhưng không đáng kể, đặc biệt năm 2006, sản lượng giảm xuống chỉ còn 1.438 tấn và tăng lên 1.645 tấn năm 2007, đến năm 2008, lại giảm còn 1.520 tấn với trị giá 670 nghìn USD.
Đối với mặt hàng lạc thì đây là mặt hàng tiềm năng của Công ty với mức sản lượng là 2.432 tấn năm 2005, sau đó 3 năm, năm 2008, con số này chỉ còn là 2.000 tấn và trị giá là 1.784 nghìn USD cao nhất trong các năm. Năm 2007 là năm sản lượng lạc đạt cao nhất tại 2.514 tấn và 1.596 nghìn USD.
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Mặt hàng nông sản khác
Mặt hàng hồi và bột gừng là mặt hàng mới đang được Công ty quan tâm để tiến hành xuất khẩu. Với mặt hàng này thì thị trường xuất khẩu còn hạn chế nhưng trong giai đoạn từ năm 2005-2008 thì sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có sự tăng dần qua các năm.
Bảng 2.11: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu Hồi, Bột gừng
Mặt hàng xuất khẩu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn USD)
Hồi
21
31
14
20
32
41
35
40
Bột gừng
1
3
5
14
10
24
20
38
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm.
Năm 2005 hồi xuất khẩu với 21 tấn thì bột gừng chỉ được tiêu thụ với 1 tấn và thu về với kim ngạch là 3 nghìn USD, đây cũng là một mức thu khá cao so với các mặt hàng khác, chỉ kém là số lượng đem ra xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp.
Năm 2006-2007, số lượng mặt hàng hồi đem xuất khẩu có chút giảm nhẹ còn 14 tấn vào cuối năm 2006 nhưng lại lấy lại tốc độ vào cuối năm 2007 là 32 tấn với 41 nghìn USD. Bên cạnh đó thì số lượng hàng bột gừng tăng lên hàng năm, cứ mỗi năm là số lượng lại tăng lên gấp đôi và giá trị cũng theo đà đó tăng lên dần, và đỉnh điểm cao nhất là năm 2008 với kim ngạch là 38 nghìn USD cho 20 tấn bột gừng.
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm.
2.2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I - VN
Công ty CP XNK Tổng hợp I – VN đã nỗ lực hết mình trong việc tìm tòi các chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như con đường vượt lên những khó khăn để tồn tại và phát triển trên thị trường thế giới đặc biệt là thời kỳ khủng hoảng như hiện nay. Bằng việc tìm ra và đánh giá được những thành tựu cũng như những vấn đề nổi lên trong hoạt động xuất khẩu của Công ty sẽ giúp Công ty định hướng được đường lối, cơ hội kinh doanh và tận dụng hết những điểm mạnh và vượt qua những điểm yếu còn tồn tại. Do vậy, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong những năm tới đây là cấp thiết cho sự phát triển của Công ty nói riêng và cho nước ta nói chung.
2.2.1. Thành tựu
Gần đây, Công ty CP XNK Tổng hợp I - VN đã gặp khá nhiều khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu, trước vấn đề này, lãnh đạo Công ty đã nỗ lực tìm ra giải pháp để vượt qua những khó khăn về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình cũng như nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên để có thể nắm bắt được thông tin về thị trường một cách nhanh nhất và có được kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài.
Với bề dày lịch sử hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, Công ty đã trở thành một thương hiệu kinh doanh đại diện cho sự uy tín và hiệu quả ở thị trường trong nước và quốc tế. Sau thời gian dài hoạt động, Công ty đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ lâu dài, bền vững với các bạn hàng truyền thống như Mỹ, Anh, Philipines, Malaysia, Trung Quốc…., mở rộng và phát triển các bạn hàng tiềm năng như Thụy Sĩ, Đức… và một số quốc gia ở Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. Chính điều này đã tạo cho Công ty ngày càng được mở rộng và ổn định khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2007.
Nguồn hàng xuất phong phú và ổn định: Công ty luôn cố gắng giữ được nguồn cung cấp ổn định, đảm bảo vận chuyển đúng hẹn, do đó, ngày càng tạo được lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao vì thế Công ty không ngừng tìm những nguồn cung cấp mới để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Một nét nổi bật nữa đó là Công ty có một hệ thống thu mua hàng nông sản trên toàn quốc. Việc Công ty làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất địa phương đã giúp họ có một nguồn hàng tốt, chi phí thấp mà không phải qua trung gian. Ngoài ra, Công ty còn liên kết xuất khẩu khá hiệu quả. Sự giúp đỡ nhau về nguồn hàng, thông tin về thị trường và những thủ tục pháp lý khiến hoạt động xuất khẩu của Công ty hiệu quả và nhanh chóng.
Đa dạng về sản phẩm xuất khẩu: Kể từ khi Công ty thành lập đã xuất khẩu một số lượng lớn sản phẩm mà chủ yếu là sản phẩm nông sản và dệt may. Con số này ngày càng tăng đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, hồi, bột gừng, lạc, gạo… trong đó cà phê và gạo là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty. Ngoài ra, Công ty luôn tìm tòi, phát triển các mặt hàng mới như cơm dừa, bột dừa, tinh bột sắn… Bên cạnh đó, nguồn hàng của Công ty khá lớn và ổn định do Công ty duy trì được mối quan hệ với các đầu mối thu mua một cách có hệ thống nên nguồn hàng của Công ty khá ổn định và chất lượng cao.
Sản lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của Công ty có sự tăng đều và ổn định qua các năm trong đó trị giá hàng nông sản xuất khẩu chiếm đến 90% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao, trình độ đại học và trên đại học lớn bên cạnh một đội ngũ công nhân lành nghề lâu năm. Ngoài ra công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực cũng được Công ty quan tâm và có sự đầu tư lớn.
2.2.2. Hạn chế
Doanh thu xuất khẩu qua các năm không ổn định: Phần lớn hàng xuất khẩu là hàng nông sản và may mặc chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu. Cung và cầu trên thị trường thế giới không ổn định, thay đổi qua các năm, do vậy, Công ty đã đạt được lợi nhuận cao nhưng vẫn gặp nhưng rủi ro lớn. Công ty đã chưa thể có những bước đi tiên phong trong hoạt động kinh doanh của mình do bị phụ thuộc vào biến động thị trường thế giới.
Công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường còn nhiều hạn chế. Hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trường chưa được hoàn thiện, thông tin còn thiếu cập nhật và chính xác. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thị trường chủ yếu thông qua các hội chợ triển lãm diễn ra hàng năm mà không có hoạt động cụ thể, do đó Công ty đã mất đi khá nhiều cơ hội kinh doanh cũng như né tránh rủi ro khi thị trường có nhiều biến động bất lợi.
Chất lượng của một số sản phẩm nông sản chưa cao và giá của hàng nông sản còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của một số thị trường và khách hàng khó tính. Hơn nữa, chất lượng của hàng nông sản còn phụ thuộc rất nhiều vào bảo quản, chế biến trong khi công tác bảo quản, dự trữ, chế biến của Công ty còn kém và chưa đươc đầu từ một cách đồng bộ với khâu thu mua.
Giá nông sản còn thấp và không có được thương hiệu riêng, thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù khối lượng xuất khẩu hàng năm tăng nhanh, nhưng giá trị xuất khẩu ngoài một số mặt hàng tiềm năng thì đối với các mặt hàng khác con số này tăng không nhiều và đồng thời làm giảm vị trí của Công ty trên thị trường thế giới cũng như lãng phí nguồn lực nước nhà.
Ngoài ra Công ty còn gặp khó khăn trong vấn đề về kho chứa hàng cho những mặt hàng dự trữ. Điều này đôi khi khiến Công ty bị các nhà cung cấp ép giá khi đến mùa vụ cần hàng giao gấp, nó thể hiện sự thiếu năng động trong quản lý nguồn hàng.
Nguồn nhân lực của Công ty tuy đã có tiến bộ nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ và mới, còn với những cán bộ lâu năm thì có sự bất lợi lớn nhất là khả năng về ngoại ngữ và công nghệ thông tin khiến việc giao dịch và đàm phán với đối tác gặp khá nhiều khó khăn.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Nông sản là hàng xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu sự biến động thất thường của giá cả trên thị trường thế giới trong khi công tác dự báo thị trường ở Công ty còn hạn chế do đó hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty gặp phải khó khăn trong thời gian gần đây là điều không thể tránh khỏi.
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu nông sản đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ… Đây là những quốc gia có sản lượng nông sản xuất khẩu hàng năm lớn trên thế giới với chất lượng cao, cạnh tranh trực tiếp với nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngành công nghiệp chế biến ở các quốc gia này cũng cao hơn so với Việt Nam, do vậy hàng nông sản xuất khẩu chế biến của họ cũng nhiều hơn và đạt được trị giá xuất khẩu cao hơn.
Chính sách bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu. Hiện nay, các nước phát triển đang áp dụng những chính sách ngày càng khắt khe hơn trong việc bảo hộ nền nông nghiệp của nước họ, các nước này đã dựng nên các hàng rào về kỹ thuật, nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và chất lượng cao. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi các doanh nghiệp này muốn thâm nhập vào các thị trường đó.
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ thường xuyên có những diễn biến bất thường gây ra sự bất lợi cho việc xuất khẩu của Việt Nam nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà đồng Đô la Mỹ giảm so với đồng Việt Nam.
Các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rườm rà, chưa hoàn thiện gây khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan của các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Mặc dù Công ty đã cố gắng cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng tốt, nhưng điều đó còn phụ thuộc khá nhiều vào bạn hàng của Công ty. Một thực tế dễ dàng nhận ra là các nhà sản xuất còn hạn chế về vốn và khả năng sản xuất còn thấp, do đó họ chỉ dừng lại ở số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng của một số mặt hàng nông sản và hoạt động kinh doanh của Công ty ở thị trường quốc tế.. Và đó cũng là lý do Công ty phải bỏ qua nhiều hợp đồng có giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 123.doc