MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI VIỆT NAM 10
1.1 Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 10
1.1.1 Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu của Việt Nam 10
1.1.1.1 Hàng gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài mỹ nghệ 10
1.1.1.2 Hàng mây tre xuất khẩu, hàng thêu ren, hàng cói, ngô dừa, thảm các loại 11
1.1.1.3 Hàng thủ công mỹ nghệ khác 12
1.1.2 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 13
1.1.2.1 Đặc điểm sản xuất 13
1.1.2.2 Đặc điểm tiêu dùng 15
1.1.2.3 Đặc điểm về thương phẩm 15
1.2 Vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân 16
1.2.1 Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động 16
1.2.2 Sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước 17
1.2.3 Tăng thu ngoại tệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 18
1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa 19
1.2.5 Duy trì bản sắc văn hoá dân tộc 19
1. 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 20
1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
1.3.1.1 Do khả năng tài chính của doanh nghiệp 21
1.3.1.2. Do trình độ tổ chức quản lí 21
1.3.1.3. Do tác động của quá trình xúc tiến bán hàng 21
1.3.1.4 Do tác động của thông tin thị trường 21
1.3.1.5 Do vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường 22
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 22
1.3.2.1 Do công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước 22
1.3.2.2 Do điều kiện tự nhiên 23
1.3.2.3 Do tác động của khoa học công nghệ 23
1.3.2.4 Do tác động của thị trường lao động 23
1.3.2.5 Do tác động của hệ thông giao thông vận tải, thông tin liên lạc, kho tàng bến bãi 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH TRẦN GIA 24
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Trần Gia 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Trần Gia 24
2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 2002 đến 2005 24
2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay 24
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 25
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 25
2.1.2.2 Quyền hạn của công ty 26
2.2 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Trần Gia 26
2.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu 27
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 28
2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 31
2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Trần Gia 33
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 33
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 34
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY TNHH TRẦN GIA 38
3.1 Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Trần Gia 38
3.1.1 Về kinh doanh 38
3.1.2 Về công tác quản lý 38
3.1.2 Về công tác thị trường 38
3.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Trần Gia 39
3.2.1 Giải pháp về mặt vi mô 39
3.2.1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin 39
3.2.1.2 Nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả nghiệp vụ kinh doanh chú trọng đầu tư vào các thị trường truyền thống 40
3.2.1.3 Xây dựng chiến lược thị trường toàn diện và tăng cường hoạt động giao tiếp, khuếch trương, quảng bá sản phẩm 40
3.2.1.4 Hoàn thiện công tác lãnh đạo và tổ chức nhân sự và nâng cao chất lượng tay nghề công nhân 41
3.2.2 Giải pháp về mặt vĩ mô 45
3.2.2.1 Chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại 45
3.2.2.2 Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng tích cực 46
3.2.2.3 Nâng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hoá thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 47
3.2.2.4 Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ và cơ sở xúc tiến cần thiết hỗ trợ cho xuất khẩu 47
3.2.2.5 Có chính sách phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và thu hút khách du lịch quốc tế 48
KẾT LUẬN 50
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Trần Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất bạn hàng…
1.3.1.2. Do trình độ tổ chức quản lí
Đây cũng là khâu rất yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trình độ tổ chức bộ máy trong các doanh nghiệp cồng kềnh khiến hiệu quả công việc kém, đồng thời tăng chi phí, ngoài ra việc tổ chức giám sát các đơn vị sản xuất, đặc biệt là làng nghề còn kém khiến cho hàng kém chất lượng mẫu mã xấu hơn nữa đội ngũ cán bộ đặc biệt là các nghệ nhân chuyên viên thiết kế còn thiếu do vậy không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đánh mất cơ hội kinh doanh.
1.3.1.3. Do tác động của quá trình xúc tiến bán hàng
Hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng là một hoạt động quan trọng nó giúp cho khách hàng biết đến doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp và thương hiệu của doanh nghiệp. Hiện nay việc quảng bá loại hàng này ở các doanh nghiệp Việt Nam còn kém. Do vậy tuy các sản phẩm mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng phong phú song chưa được các bạn hàng trên thế giới biết đến đặc biệt là chưa tạo được nhiều thương hiệu nổi tiến gây ấn tượng với khách hàng.
1.3.1.4 Do tác động của thông tin thị trường
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thì việc tìm kiếm thông tin là rất nhanh chóng. Song nó lại rất hạn chế với các doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ chuyên trách năng lực kém. Việc nắm bắt được thông tin được coi là rất quan trọng. Có được nhiều thông tin có nghĩa là có nhiều cơ hội kinh doanh đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Muốn có được nguồn thông tin thì ngoài việc phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách giỏi thì các doanh nghiệp phải liên kết với Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, phòng Thương mại - công nghiệp Việt Nam, phòng Xúc tiến thương mại… để nắm rõ và thu nhập nhiều thông tin hơn.
1.3.1.5 Do vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Nhiều khi khách hàng mua sản phẩm không để ý đến giá cả, chất lượng sản phẩm mà họ mua sự sang trọng, uy tín của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường điều này nó ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu hàng hoá. Uy tín của doanh nghiệp được đánh giá qua các hệ thống chi tiêu đánh giá và quá trình thực tế cuả doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh. Khi có uy tín thì việc kinh doanh thường có hiệu quả hơn rất nhiều.
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1 Do công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước
Công cụ chính sách vĩ mô của nhà nước là nhân tố quan trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải nắm rõ và tuân theo vô điều kiện bởi vì nó thể hiện ý chí của đảng và nhà nước công cụ chính sách vĩ mô của nhà nước bảo vẹe lợi ích chung của mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi vậy nó chịu tác động của các chính sách chế độ pháp luật ở quốc gia mình và đồng thời cũng phải tuân theo những quy định quốc tế.
Ở nước ta chính sách ngoại thương thường tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh tham gia sâu vào sự phân công lao động quốc tế mở mang hoạt động xuất khẩu và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt được các mục tiêu và yêu cầu kinh tế, chính trị xã hội trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Đối với hoạt động ngoại thương, nhà nước thường sủ dụng các công cụ thuế quan hoặc phi thuế quan để điều chỉnh lượng hàng hoá phù hợp với nhu cầu trong nước đồng thời khuyến khích xuất nhập khẩu hoặc hạn chế nó.
1.3.2.2 Do điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lí, khí hậu, phân bố dân cư… Nó có ảnh hương đến hoạt động xuất khẩu đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, ngành xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nó vì dùng tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu chính như mây tre đan, gốm sứ, đồ gỗ, khảm trạm…
1.3.2.3 Do tác động của khoa học công nghệ
Hoạt động xuất khẩu nói chung va xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng đều chịu tác động của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ phất triển giúp cho con người sản xuất được nhiều hàng hơn chất lượng cao hơn, kiểu dáng mẫu mã đẹp hơn. Ngành mỹ nghệ là ngành có đặc thù riêng manh đậm nét bản sắc của dân tộc, để có những sản phẩm tốt chất lượng cao kiểu dáng đẹp rất cần đến các nghệ nhân tuy nhiên sự hỗ trợ của khoa học công nghệ sẽ giúp cho các nghệ nhân tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp hơn và chi phí nhỏ hơn.
1.3.2.4 Do tác động của thị trường lao động
Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng nó quyết định vận mệnh của doanh nghiệp vì vậy nếu doanh nghiệp có được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ thì doanh nghiệp đó có một nửa là thành công. Nếu có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tốt làm giảm giá thành sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí sửa chữa, hỏng... Đặc biệt đối với ngành mỹ nghệ cần sự khéo léo tài giỏi thì vấn đề nhân lực càng trở nên quan trọng.
1.3.2.5 Do tác động của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, kho tàng bến bãi
Việc thực hiện xuất khẩu gắn liền với công việc vận chuyển hệ thống thông tin liên lạc mà các thoả thuận có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Thực tế cho thấy rằng ảnh hưởng của hệ thông tin với fax, điện thoại, internet… đã đơn giản hoá công việc của hoạt động xuất khẩu rất nhiều, giảm đi hàng loạt các chi phí nâng cao kịp thời nhanh gọn và việc hiên đại hoá phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản góp phần cho quá trình thực hiện xuất khẩu nhanh chóng và an toàn.
Ở nước ta hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất kém và lạc hậu do vậy vấn đề cấp bách đặt ra cho chúng ta là phải nhanh chóng hoàn thành cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH TRẦN GIA
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Trần Gia
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Trần Gia
Tên gọi chính: Công ty trách nhiệm hữu hạn Trần Gia
Trụ sở chính: 235 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Tài khoản tiền gửi USD: 001.370.380 99.5 – Ngân hàng Công thương Việt Nam, 23 Phan Chu Trinh, Hà Nội.
Tài khoản tiền gửi VNĐ: 011.1.000.380 985 – Ngân hàng Công thương Việt Nam, 23 Phan Chu Trinh, Hà Nội.
Công ty TNHH Trần Gia đã hoạt động được gần 09 năm. Nếu xét về qui mô thì công ty thuộc loại qui mô nhỏ, ra đời với chức năng kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm 2 giai đoạn chính:
2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 2002 đến 2005
Đây là giai đoạn hình thành của công ty. Giai đoạn này công ty cũng gặp phải một số khó khăn vì bước đầu mới thành lập, còn bỡ ngỡ khi ra nhập vào thị trường đã có khá nhiều doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra qui mô của công ty là một doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn huy động có hạn, kinh nghiệm hoạt động chưa có, chưa có thương hiệu của mình, luồng thông tin hai chiều của công ty còn nhiều hạn chế.
2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Đây là thời kỳ bước đầu công ty đã thu được thành công. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào trạng thái an toàn và có lãi. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty ngày càng tăng về kim ngạch xuất khẩu, dẫn đầu là mặt gốm sứ, sơn mài và thêu ren trong ba năm gần đây luôn đạt xấp xỉ 1 triệu USD/năm. Những mặt hàng như mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, thảm cói, đay, thổ cẩm, dần chiếm lĩnh được thị trường.
Những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Đài Loan, và những thị trường mới như Mỹ, Canada,…đã dần tiếp nhận chất lượng hàng hoá của công ty trong 3 năm gần đây mà không có một khoản khiếu nại và từ chối thanh toán nào.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH Trần Gia có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản và con dấu riêng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập nên công ty phải đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là không trái với pháp luật, thực hiện mọi chế độ kinh doanh theo luật Thương mại Việt Nam, chịu mọi trách nhiệm về hành vi kinh doanh.
Trong quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới. Các cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều, nếu như doanh nghiệp thu, tìm được nhiều bạn hàng thì sẽ xuất khẩu được nhiều hàng hoá và sẽ thu được nhiều ngoại tệ cho quốc gia cũng như cho chính doanh nghiệp để đầu tư phát triển. Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp thu được khoa học kĩ thuật, từ đó có khả năng củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao mẫu mã, chất lượng, uy thế và địa vị của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm của mình củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu, mục đích để tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường thế giới.
Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Trần Gia có những chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
- Tổ chức thu mua từ các chân hàng, các công ty để xuất khẩu
- Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dệt gia dụng và các loại mặt hàng khác được Chính phủ cho phép
- Tổ chức sản xuất hàng thêu tại công ty
- Thực hiện hoạt động kinh doanh an toàn và có lãi, đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống cho cấn bộ, công nhân viên trong công ty
2.1.2.2 Quyền hạn của công ty
Công ty TNHH Trần Gia có các quyền hạn sau đây:
- Có quyền tự do sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký
- Công ty được chủ động giao dịch, đàm phán, kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.
- Được vay vốn ở trong và ngoài nước, được liên doanh liên kết với các tổ chức, đơn vị kinh tế trong và ngoài nước
- Công ty có quyền bảo vệ hợp pháp uy tín của mình về tất cả mọi phương diện: tư cách pháp nhân, mẫu mã, đề tài, uy tín sản phẩm…
- Được quyền khước từ mọi hình thức thanh, kiểm tra của các cơ quan không được pháp luật cho phép
- Được mở rộng các cửa hàng đại lý mua bán ở trong và ngoài nước để bán và giới thiệu sản phẩm
2.2 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Trần Gia
Trong những năm qua, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, điều đó được thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của công ty qua từng năm.
2.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty những năm gần đây (2005-2009)
Đơn vị: 1000 USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Kim ngạch Xuất khẩu
10566
7493
10718
12096
10404
Tốc độ tăng trưởng (%)
-
-29
43
12,86
-13,98
(Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng Tài chính Kế hoạch)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có tốc độ tăng trưởng khác nhau, có năm tăng, cũng có năm giảm. Qua đó ta thấy thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng giảm thất thường. Để thấy rõ hơn điều này, ta xem biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của công ty các năm gần đây:
Trong 5 năm gần đây (2005 – 2009) tốc độ tăng cao nhất là 43% hay 3.225.000 USD đó là năm 2007 so với 2006 song có năm giảm đến 29% (năm 2006 so với 2005). Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2009 cũng không loại trừ công ty, khiến cho kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2009 so với năm 2008 cũng giảm đến 13,98%. Để hiểu rõ lý do tại sao có điều đó xảy ra ta hãy xem chi tiết vào cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất khẩu.
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia
Đơn vị: 1000USD
Năm
Tổng kim ngạch
xuất khẩu
Hàng gốm sứ
Hàng sơn mài
Hàng cói, ngô, dừa, mây
Hàng thêu ren
Hàng dệt may
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác
2005
10566
1607
302
1008
2386
3109
2154
2006
7493
1396
1441
1140
1504
379
1633
2007
10718
2894
929
1730
1211
1028
2926
2008
12096
4203
624
957
1347
795
4170
2009
10404
3815
1966
812
1584
965
1262
Tổng
51277
13915
5262
5647
8032
6276
12145
(Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng Tài chính Kế hoạch)
Qua bảng trên ta thấy rằng mặt hàng xuất khẩu của công ty Trần Gia là tương đối đa dạng, song tập trung lớn vào hai mặt hàng chủ đạo là: hàng gốm sứ và thêu ren. Hai mặt hàng này luôn là hai mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong số những mặt hàng xuất khẩu của công ty.
Tốc độ xuất khẩu của mặt hàng gốm sứ qua các năm không đều, đặc biệt năm 2007 trị giá xuất khẩu hàng gốm sứ trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 2.894.000USD chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 107,3% so với năm 2006. Qua số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu hàng gốm sứ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty là 27,14%. Đây là một mặt hàng trong những năm gần đây tiêu thụ khá mạnh, được coi là mặt hàng chủ lực của công ty. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu hàng gốm sứ trong những năm gần đây so với tổng kim ngạch xuất khẩu là tăng, tuy nhiên không đều và có năm giảm do công ty còn gặp khó khăn nhất định, đặc biệt năm 2009 hàng gốm sứ giảm 9,23% so với 2008.
Trị giá xuất khẩu hàng sơn mài mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 10,26%. Năm 2006 trị giá xuất khẩu là: 1.441.000USD chiếm tỷ trọng 19,23%, tăng 377,15% so với năm 2005. Song năm 2007 và 2008 lại giảm, đặc biệt là năm 2008 trị giá xuất khẩu của mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng 5,16%, giảm đến 32,83% so với năm trước. Nhưng năm 2009, do có đổi mới về mặt hàng này, kim ngạch xuất khẩu của công ty lại tăng lên 1.966.000USD.
Tỷ trọng xuất khẩu trung bình hàng cói, mây, ngô, dừa trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia là 11,01%. Tỷ trọng xuất khẩu có những năm cao, đặc biệt năm 2007 tốc độ tăng khá cao là 51,75% so với năm 2006. Nhưng giai đoạn 2008 – 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm mạnh. Năm 2008 là 957.000USD chiếm tỷ trọng 7,91% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung, giảm 44,68 % so với năm 2007, năm 2009 tỷ trọng đạt 7,80 % giảm 15,15% so với năm 2008 do khủng hoảng kinh tế. Hiện nay, công ty đang đa dạng hoá mặt hàng này, sản xuất theo thị hiếu tiêu dùng để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Qua bảng số liệu trên trị giá xuất khẩu hàng thêu ren chiếm tỷ trọng 15,66% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren của công ty tăng không đều qua các năm, năm tăng, năm giảm, thị trường biến động thất thường. Năm 2006 trị giá xuất khẩu hàng thêu ren đạt 1.504.000USD đạt tỷ trọng 20,07%, giảm 36,97% so với 2005. Đến năm 2009 do công ty có những thay đổi nhất định, cải tiến mẫu mã, tạo ra kiếu dáng riêng và tính độc đáo đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu lên 1.584.000USD, đặc biệt thị trường mở rộng, hiện nay công ty đã xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới gấp đôi số nước xuất khẩu trong nhữmg năm trước kia nên giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên. Tuy nhiên công ty cần phải nghiên cứu thị trường, tích cực thay đổi kiểu dáng mẫu mã, chất lượng để cạnh tranh với các đối thủ, thu hút khách hàng.
Hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu rất bấp bênh, lúc tăng mạnh, lúc giảm mạnh, tính chất đặc biệt của mặt hàng này là tính độc đáo, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Năm 2007 tỷ lệ tăng 171,2%, song năm 2006 giảm 87,8%. Vài năm gần đây việc xuất khẩu mặt hàng này càng trở nên khó khăn do công ty chưa cạnh tranh được với các đối thủ về giá cả, chất lượng, mẫu mã, đặc biệt chưa tìm ra thị trường mới, trong khi thị trường cũ lại mất đi nên năm 2008 và 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty giảm nhẹ so với 2007.
Ta thấy từ năm 2005 đến 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác của công ty đạt 12.145.000USD, đạt tỷ trọng 23,68% tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu từng năm không ổn định. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 2.926.000USD chiếm tỷ trọng 27,3 %, tăng 79.18% so với năm 2006. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.262.000USD đạt tỷ trọng 12.13%, giảm 69,74% so với 2008. Do vậy công ty cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao dẫn đến tình trạng này và tìm cách khắc phục.
2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia
Đơn vị: 1000USD
Năm
Tổng kim ngạch
Bắc Mỹ
Nhật Bản
Đài Loan
Tây- Bắc Âu
Đông Âu-SNG
Thị trường khác
2005
10566
1890
436
1302
1654
4870
414
2006
7493
2356
1045
1706
1267
821
298
2007
10718
2837
1492
1720
2042
997
1630
2008
12096
2815
979
1769
3661
2169
703
2009
10404
3213
1015
1012
4554
165
445
Tổng
51277
13111
4967
7509
13178
9022
3490
(Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng Tài chính Kế hoạch)
Qua số liệu trên bảng ta thấy, thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Tây-Bắc Âu. Trong những năm gần đây, khu vực thị trường này luôn chiếm một tỷ trọng lớn hàng hóa xuất khẩu của công ty và không ngừng tăng lên qua các năm.
Từ năm 2005 – 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Tây – Bắc Âu đạt 13.178.000USD hay 25,70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các thị trường Đức, Hà Lan, Pháp đều thuộc khối EU, họ thích các mặt hàng gốm sứ, hàng cói và một số hàng mỹ nghệ chạm khảm, họ mua hàng với giá trị lớn, đòi hỏi cao về mỹ thuật, làm ăn sòng phẳng nghiêm túc. Thị trường Pháp chủ yếu là thêu ren, sơn mài mỹ nghệ, có thẩm mỹ cao, kiểu dáng đẹp. Đây chính là cơ hội để công ty cần duy trì và phát triển thêm thị trường bằng cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu của công ty là thị trường Bắc Mỹ với 25,57% tổng giá trị mặt hàng xuất khẩu trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, giai đoạn 2007-2008, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này có xu hướng giảm nhưng không đáng kể.
Từ năm 2005-2009 tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đông Âu-SNG chiếm trị giá 9.022.000USD hay 17,59% tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh, (tăng 117,55% so với 2007), nhưng năm 2009 lại giảm đến 92,39 % do không có động lực để thay đổi mẫu mã, kiểu dáng của hàng hóa xuất sang khu vực này. Đây là thị trường truyền thống do vậy công ty cần có biện pháp khôi phục thị trường này.
Ngoài ra, không thể không kể đến hai thị trường xuất khẩu đầy triển vọng là Nhật Bản và Đài Loan. Từ năm 2005 đến 2009, giá trị xuất khẩu hàng hóa của công ty sang Nhật Bản chiếm 9,69%, sang Đài Loan chiếm 14,64% trên tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2008 giá trị xuất khẩu sang có giảm nhưng đến năm 2009 do Nhật có văn hoá đặc trưng, công ty đã có thay đổi nhất định trong kiểu dáng, mẫu mã, mang đậm văn hoá Phương Đông nhằm phát triển thị trường đầy hứa hẹn này nên giá trị xuất khẩu đã tăng 3,67% so với năm trước. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu của công ty sang Đài loan năm 2009 chỉ còn 1.012.000USD, giảm 42,79%. Nguyên nhân do công ty bị cạnh tranh bởi kiểu dáng, mẫu mã đặc biệt là giá cả của Trung Quốc. Tuy nhiên Đài Loan là một thị trường mà tỷ trọng hàng hóa của công ty xuất khẩu sang tương đối cao.
Từ năm 2005-2009 giá trị xuất khẩu sang các thị trường khác là 3.490.000USD, chiếm 6,8% tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường này biến động không đều, lúc tăng, lúc giảm. Đặc biệt năm 2007 trị giá xuất khẩu là 1.630.00USD chiếm 15,21% tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung, tăng 446,98 % so với 2006. Công ty có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm thị trường mới song chưa có hiệu quả do vậy giá trị xuất khẩu các năm sau lại giảm. Đến năm 2009 giá trị kim ngạch xuất sang các thị trường khác chỉ còn 445.000USD.
2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Trần Gia
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được
Công ty đă thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thu được kết quả qua phân tích tình hình và kết quả kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, về cơ bản cao, làm ăn có hiệu quả, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt, mặt hàng đa dạng hơn, thị trường rộng lớn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về mặt hàng: Trong quá trình kinh doanh, trước những khó khăn vấp phải, công ty đã tự tìm ra và lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu của mình đó là gốm sứ, cói, dừa, mây, tre, thêu ren, dệt may và sơn mài mỹ nghệ… Công ty còn từng bước đa dạng hoá mặt hàng, tìm kiếm mặt hàng mới, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã đặc biệt nâng cao chất lượng hàng hoá.
Thứ hai, về cơ cấu thị trường: hiện nay công ty đã có một số thị trường truyền thống như các nước ASEAN, khu vực Tây Bắc Âu, Đông Âu và một số thị trường ở Trung Cận Đông, Nam Á . Ngoài ra công ty một mặt duy trì thị trường truyền thống như Đức, Anh, Pháp, Nhật, Đông Âu và các nước SNG, mặt khác công ty vẫn tích cực tìm kiếm thị trường mới, mở rộng hướng xuất khẩu ra Trung Cận Đông và Châu Mỹ.
Thứ ba về hiệu quả kinh doanh: Mặc dù nguồn vốn còn nhiều hạn chế xong công ty đã rất chú trọng đến vấn đề sử dụng vốn. Trong giai đoạn 2005 – 2009, vốn kinh doanh của công ty năm 2006 là 45.655.000USD nhưng công ty đã đưa doanh thu lên đến 75.863.000USD, gấp 1,66 lần số vốn bỏ ra. Trêm vào đó lợi nhuận qua các năm tăng dần từ 1.176.000.000 (2006) lên 4.150.000.000 (2009), đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân tăng từ 1.256.000VNĐ/Người/Tháng năm 2006 lên đến 2.210.000VNĐ/người/Tháng năm 2009.
Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm đặc biệt năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu là 10.404.000USD, cơ cấu bộ máy công ty được củng cố, sắp xếp lại một số phòng ban, phòng kinh doanh từ 7-10 phòng, phòng chuyển doanh từ 4-5 phòng, thành lập thêm cái ban kinh doanh dịch vụ mới.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất qua phân tích cơ cấu thị trường ta thấy hiệu quả kinh doanh thị trường truyền thống giảm mạnh. Tỷ trọng của thị trường Đông Âu và các nước SNG chiếm 17,59% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay công ty cũng đang rơi vào tình trạng xuất khẩu hàng gì, xuất khẩu đi đâu và xuất khẩu cho ai sao cho có hiệu quả, sức mua giảm đáng kể, hiện nay thị trường truyền thống gần như mất hẳn, chỉ còn lại một phần nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, khó thực hiện, có rất nhiều trở ngại trong giao dịch, ký kết hợp đồng.
Thứ hai, sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Việc cạnh tranh không chỉ trong nước mà cạnh tranh giữa nước này với nước khác, khối này với khối khác làm cho thị phần của công ty ngày càng bị thu hẹp.
Thứ ba, kỹ thuật công nghệ còn yếu, một số sản phẩm như tranh gỗ, sản phẩm sơn mài, tượng gỗ sau một thời gian bị nứt nẻ, vênh méo do công nghệ sấy và dán ép còn kém không cạnh tranh được với các đối thủ về chất lượng, mẫu mã, giá cả với Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, ví dụ hàng thêu ren, hàng mây tre đan… kiểu dáng còn kém phong phú và đa dạng so với hàng của Indonesia và Tây Ban Nha.
Thứ tư là ở thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, hiện nay Nhật là khách hàng tiềm năng của công ty song công ty còn thiếu thông tin về thị trường Nhật, không nắm bắt hết nhu cầu của khách hàng, thị hiếu tiêu dùng cũng như những quy định về quản lý nhập khẩu của thị trường Nhật. Đặc biệt với đồ gốm sứ, mây tre đan, sản phẩm gỗ, Nhật có nhu cầu rất lớn song công ty chưa khai thác được, trong giai đoạn 2005 – 2009 tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật chiếm 9,69% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Thứ năm, tổng kim ngạch xuất khẩu tại một số thị trường còn khá khiêm tốn, tại thị trường EU sản phẩm gỗ là xuất khẩu nhiều nhất đặc biệt sang Anh và Đức, tuy nhiên hiện nay công ty đang gặp vấn đề khó khăn do các tổ chức, môi trường tại Anh và Hà Lan đã phát động nhiều chiến dịch chống lại mua đồ gỗ của Việt Nam vì cho rằng Việt Nam không chỉ tàn phá rừng của mình mà cả các nước láng giềng.
Sở dĩ công ty còn gặp những khó khăn như vậy bởi còn một số công việc vẫn làm chưa tốt như:
Thứ nhất, về công tác thị trường:
- Công tác của thị trường làm chưa cụ thể, thị trường thế giới đã được phân chia và tự do gia nhập nhưng để cạnh tranh là rất khó khăn.
- Hoạt động liên doanh, liên kết chưa đạt công ty hiệu quả
- Chất lượng bị hạn chế vì tổ chức xuất khẩu phân công, nhiều đầu mối, thiếu quy định hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là các đơn vị làm hàng xuất khẩu nhiều khi làm ẩu do thiếu sự quản lý chặt chẽ đôi khi vi phạm các quy định về quy cách và chủng loại nhất là mầu sắc.
- Công ty còn hạn chế ở khả năng tiếp thị ở thị trường nước ngoài, do vậy việc xuất khẩu chủ yếu của công ty là do môi giới với nước ngoài chứ không bàn trực tiếp cho người tiêu dùng, khó xâm nhập vào thị trường nước ngoài và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Tình hình biến động thị trường trong khu vực thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, một số nước đã từ chối không nhập hàng, hoặc yêu cầu giảm giá.
Thứ hai, về công tác kinh doanh:
- Chưa nắm rõ hết về nghiệp vụ kinh doanh, phương thức thanh toán, chưa nắm bắt quy luật chung của cơ chế thị trường.
- Một số phòng trong công ty chưa xác định rõ hướng đi, làm theo kiểu ”chộp giật, nhất thời”, không nghĩ đến xây dựng thị trường khách hàng ổn định đường dài, cán bộ làm việc thiếu trách nhiệm, mặc dù rất nhỏ song đánh mất tư cách của mình, làm mất uy tín đối với khách hàng. Ví dụ phòng tổng hợp 11 liên tục nợ lương kéo dài, kinh doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112137.doc