Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu khoáng sản của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB

MỤC LỤC

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và quy trình xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khoáng sản Việt Nam 4

1.1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu khoáng sản Việt Nam 4

1.1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu khoáng sản 4

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu khoáng sản Việt Nam 5

1.1.3. Hình thức xuất khẩu khoáng sản chủ yếu 6

1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu khoáng sản đối với nền kinh tế Việt Nam 7

1.3. Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu khoáng sản của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam 11

1.3.1. Nghiên cứu thị trường và khách hàng 11

1.3.1.1. Nắm vững thị trường nước ngoài 12

1.3.1.2. Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước và lựa chọn mặt hàng kinh doanh 12

1.3.1.3. Tìm kiếm thương nhân giao dịch 13

1.3.2. Lập phương án kinh doanh 13

1.3.3. Đàm phám và kí kết hợp đồng 15

1.3.3.1. Đàm phám 15

1.3.3.2. Kí kết hợp đồng 16

1.3.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 17

1.3.4.1. Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá 17

1.3.4.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 17

1.3.5. Kiểm tra chất lượng hàng hoá 18

1.3.6. Mua bảo hiểm hàng hoá 19

1.3.7. Thuê phương tiện vận tải 20

1.3.8. Làm thủ tục hải quan 20

1.3.9. Giao hàng lên tàu 21

1.3.10. Làm thủ tục thanh toán 22

1.3.11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 23

1.4. Những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu khoáng sản Việt Nam 23

Chương 2 Tình hình hoạt động xuất khẩu khoáng sản tại Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 28

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 28

2.1.1.1. Lịch sử hình thành 28

2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh 29

2.1.1.3. Phạm vi hoạt động 30

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 30

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB từ năm 2006 đến 2008 33

2.1.4. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần khoáng sản và thương mại VQB, giai đoạn 2006- 2008 36

2.2. Thực trạng thực hiện quy trình hoạt động xuất khẩu khoáng sản tại Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 43

2.2.1. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác 43

2.2.2. Lập phương án kinh doanh 44

2.2.3. Giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh 45

2.2.3.1. Giao dịch đàm phán 45

2.2.3.2. Ký kết hợp đồng xuất khẩu 46

2.2.4. Tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu 48

2.2.4.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 48

2.2.4.2. Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu 50

2.2.4.3. Mua bảo hiểm hàng hóa 52

2.2.4.4. Thuê phương tiện vận tải 52

2.2.4.5. Làm thủ tục hải quan 53

2.2.4.6. Giao hàng cho phương tiện vận tải 54

2.2.4.7. Thủ tục thanh toán 55

2.2.4.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 57

2.3. Phân tích và đánh giá kết quả của việc thực hiện hoạt động xuất khẩu khoáng sản của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 58

2.3.1. Thành công 58

2.3.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 61

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 63

Chương 3 Phương hướng và một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu khoáng sản của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 66

3.1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 66

3.1.1. Phương hướng chung của Công ty 66

3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty trong năm 2009 và các năm tiếp theo 68

3.2. Cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 72

3.2.1. Cơ hội 72

3.2.2 Thách thức 73

3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu khoáng sản của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 74

3.3.1. Giải pháp từ phía Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 74

3.3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước 79

3.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu khoáng sản của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 82

3.4.1. Sự cần thiết phải thực hiện quy trình xuất khẩu khoáng sản 83

3.4.2. Giải pháp trong khâu chuẩn bị giao dịch đàm phán 83

3.4.3. Giải pháp trong khâu chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 84

3.4.4. Giải pháp trong khâu kiểm tra hàng hóa 85

3.4.5. Giải pháp trong khâu thuê phương tiện vận tải 85

3.4.6. Giải pháp trong khâu Làm thủ tục hải quan 86

3.4.7. Giải pháp trong khâu giao hàng xuất khẩu 86

3.4.8. Giải pháp trong khâu thanh toán 88

3.4.9. Giải pháp về giám sát và điều hành việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu 89

3.4.10. Giải pháp về bối dưỡng nguồn nhân lực 90

3.4.11. Một số giải pháp khác 90

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 01 94

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu khoáng sản của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương thức này cũng đem lại khá nhiều rủi ro vì nó hạn chế khả năng tìm hiểu đối tác của Công ty. Ngoài ra, đối với khách hàng mới, những hợp đồng có giá trị lớn và định hướng thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài, mục tiêu là tạo thị trường trọng điểm thì Công ty sử dụng hình thức đàm phán trực tiếp. Điều này giúp cho Công ty có thể hiểu rõ hơn về đối tác để từ đó có thể đưa ra các chiến lược đàm phán hiệu quả. Như vậy việc đàm phán cũng có nhiều khả năng tiến tới kí kết hợp đồng hơn và hợp đồng được kí kết cũng sẽ chặt chẽ hơn. Tuy nhiên Công ty rất ít khi sử dụng phương pháp này do hạn chế về khả năng tài chính và các lô hàng xuất khẩu thường có giá trị nhỏ. Khi tiến hành đàm phán, Công ty thường chỉ tập trung vào các điều khoản chính như tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì, đóng gói, điều kiện giao hàng, giá thanh toán, bảo hiểm, còn các điều khoản khác cũng như khiếu nại , phạt , bồi thường thiệt hại, trọng tài, trường hợp bất khả kháng… không được chú trọng nhiều. Đấy cũng là nguyên nhân gây ra những rủi ro và tranh chấp trong quá trình xuất khẩu. 2.2.3.2. Ký kết hợp đồng xuất khẩu Việc thực hiện ký kết hợp đồng của Công ty diễn ra như sau: Bên bán, bên mua cùng ghi rõ tên của công ty, địa chỉ, số điện thoại, fax, tên ngân hàng của Công ty, số tài khoản mở, tên đại diện cho Công ty và chức vụ của họ. Sau khi ghi rõ tất cả những điều kiện trên 2 bên cùng thoả thuận đồng kí kết hợp đồng theo những điều khoản ghi trong hợp đồng như: - Điều khoản tên hàng: đơn giá, số lượng, và giá cả trong hợp đồng xuất khẩu - Điều khoản về chất lượng và quy cách sản phẩm xuất khẩu - Điều khoản giao hàng - Điều khoản thanh toán - Điều khoản khiếu nại VD: CONTRACT No.P.T.IMPORT/FO-12 MS Bên bán: VQB MINERAL AND TRADING GROUP JOIN STOCK COMPANY Địa chỉ: No.34, Giang Van Minh Street- Ba Dinh District – Ha Noi – Viet Nam Tel : (84.4)37.346333; Fax: (84.4)62.731555 Email: vqb@vqbgroup.com Bên mua: Synn Lee Company SDN BHN Địa chỉ: Proezd 2/1 129343 Kuala lumpur, Malaysia Tel : 007/095/748-10-75 Cả hai cùng đồng ý kí hợp đồng này theo điều khoản và các điều kiện như cho phép về mặt hàng, số lượng, chất lượng, giá cả. - Mặt hàng: Thiếc thỏi (Sn) 99,95% - Số lượng: 1300 ton - Chất lượng : Thiếc(Sn) Chì(Pb) Đồng(Cu) Asen(As) Antimony(Sb) Sắt(Fe) Bimut(Bi) 99,95% 0,005% 0,003% 0,007% 0,005% 0,005% 0,007% - Giá cả: CIF 7,92 USD - Điều kiện giao hàng: Việt Nam PORT + Thời gian giao hàng: hàng sẽ được chuyển lên tàu nội trong 10 ngày sau khi nhận 10% giá trị hợp đồng đặt cọc. + Nội trong 05 ngày sau khi chuyển hàng. Người bán nên gửi bằng fax những thông tin về việc vận chuyển hàng cho người mua. - Điều kiện thanh toán: Thanh toán bằng T/T cho tài khoản của người bán: 001.1.37.0076699 ở Ngân hàng Vietcombank Việt nam. + Trả 10% sau khi kí hợp đồng. + 90% sau khi vận chuyển hoá đơn trong vòng 30 ngày từ ngày chuyển hàng. + Hoá đơn yêu cầu: giấy chứng nhận xuất xứ do phòng TM cấp :1bản chính, 2 bản photo. Hoá đơn thương mại: 3bản chính Một bộ 3 vận đơn sạch. Giấy chứng nhận về chất lượng và số lượng đưa ra bởi người bán: 3bản chính - Điều kiện khác. Hợp đồng có giá trị kể từ ngày kí kết :31/12/2007 2.2.4. Tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu 2.2.4.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu Chuẩn bị hàng được coi là một bước khởi đầu rất quan trọng, nó quyết định và ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu khoáng sản cũng như tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành thu mua mặt hàng thiếc từ những công ty thuộc nhà nước hay các Công ty cổ phần có giấy phép khai khoáng. Các Công ty khai khoáng này chủ yếu nằm ở các tỉnh như Nghệ An, Cao bằng, Thái Nguyên. Để có được nguồn hàng phục vụ xuất khẩu Công ty phải tiến hành gửi các bản chào mua tới các Công ty khai khoáng. Trong các bản chào mua Công ty sẽ nêu các thông tin về yêu cầu chất lượng của thiếc, khối lượng cần mua, giá cả, phương thức thanh toán, vận chuyển…Sau đó nếu bên bán gửi bản chào có thông tin phản hồi chấp nhận bản chào thì Công ty sẽ tiến hành đàm phán với các nhà cung cấp để có thể đạt được các thỏa thuận phù hợp và chấp nhận được với hai bên. Trong giai đoạn hiện nay, mặt hàng thiếc đang trong tình trang cầu lớn hơn cung nên trong thu mua có sự cạnh tranh gay gắt. Do vậy Công ty luôn chủ động trong việc tiếp cận và giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp. Trong các mối quan hệ kinh doanh, Công ty luôn giữ chữ tín và được sự tín nhiệm của các đối tác trong hoạt động kinh doanh Giá trong các hợp đồng mua bán của Công ty với các nhà cung cấp là giá đã tham khảo giá thế giới qua thị trường giao dịch kim loại màu London (LME). Công ty luôn theo dõi chặt chẽ các biến động về giá cả của mặt hàng thiếc thế giới để từ đó đưa ra các bản chào mua có giá phù hợp với các diễn biến mới nhất trên thị trường thế giới. Đây là một hình thức hoạt động đem lại cho Công ty nhiều lợi thế trong việc tổ chức các hoạt động thu mua hàng để phục vụ cho các hợp đồng xuất khẩu. Nhìn chung việc thu mua hàng hóa hiện nay của Công ty là khá thuận lợi. Do trong thời gian hoạt động kinh doanh vừa qua Công ty đã tạo uy tín với các nhà cung cấp hàng hóa cho mình. Công ty cũng luôn theo dõi sát các diễn biến của thị trường, đặc biệt là về giá. Đây là điểm mạnh trong việc tổ chức thu mua hàng xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên cũng do giá cả biến động thường xuyên nên trong một vài trường hợp có nhà cung cấp không muốn giao hoặc trì hoãn việc giao hàng. Đây là khó khăn cơ bản trong việc thu mua hàng xuất khẩu của Công ty hiện nay. Sau khi ký kết hợp đồng nua bán với các công ty cung cấp hàng hóa để phục vụ xuất khẩu, Công ty sẽ chuẩn bị việc tiếp nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng. 2.2.4.2. Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu Việc kiểm tra hàng hóa luôn được Công ty hết sức quan tâm vì nó ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh. Đặc biệt với mặt hàng thiếc thỏi là loại hàng hóa có quy định chất lượng rất chặt chẽ vì trong quặng thiếc luôn có chứa các tạp chất. Do đó chất lượng thiếc luôn được kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ. Việc kiểm tra hàng hóa đối với mặt hàng thiếc của Công ty được kiểm tra về chất lượng, trọng lượng, số luợng, độ đồng nhất. Tất cả các tiêu chí kiểm tra này Công ty đều thuê công ty Davicontrol kiểm tra. Khi có yêu cầu công ty giám định tới kho của Công ty giám định về số lượng và trọng lượng hàng hóa. Còn về chất lượng và độ đồng nhất thì họ sẽ lấy mẫu về giám định. Sau đó họ sẽ cung cấp chứng thư giám định cho Công ty về các nội dung mà họ thực hiện giám định. Trong các hợp đồng chi nhánh ký kết với nhà cung cấp trong nước cũng như các hợp đồng xuất khẩu đều thỏa thuận rằng kết quả giám định của Davicontrol là kết quả giám định cuối cùng đều được các bên chấp nhận. Hiện nay việc kiểm tra chất lượng hàng hóa của Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào những đơn vị được thuê làm công tác giám định chất lượng hàng hóa. Điều này có thể phát sinh một số khó khăn trong quá trình kinh doanh do Công ty không thể chủ động kiểm tra được chất lượng của hàng hóa. Tổ chức vận chuyển hàng hóa Trong các hợp đồng mua bán thường thỏa thuận Công ty phải tới nhận hàng tại kho của nhà cung cấp. Việc giao nhận tại kho của nhà cung cấp khiến Công ty là bên thuê phương tiện vận tải. Việc thuê phương tiện vận tải là khá thuận lợi vì thị trường này có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ và họ thường xuyên gửi các bản chào tới Công ty. Với mỗi tuyến, Công ty sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với một công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển trên tuyến đó. Do đặc thù mặt hàng kinh doanh nên trong quá trình vận chuyển hàng của Công ty thường không có nhiều tổn thất. Nhập kho và bảo quản hàng hóa Sau khi hoàn tất các thủ tục để nhận hàng từ nhà cung cấp, các công ty vận chuyển mà Công ty thuê sẽ chở hàng về kho ở Hưng Yên. Tại đây hàng hóa sẽ được đưa vào kho bằng các xe nâng chuyên dụng không dùng nhiều nhân lực. Công ty sẽ cử nhân viên tới để giám sát và điều hành các công việc nhận hàng và sắp xếp hàng vào kho. Hàng được chuyển vào kho sẽ được nhận theo số lượng phù hợp với hóa đơn và vận đơn. Vì đặc thù hàng hóa của Công ty là hàng rời kim loại nên trong thực tế rất ít xảy ra việc mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Việc bảo quản hàng hóa trong kho được Công ty hết sức quan tâm trong việc lựa chọn thuê kho hàng, xác định vị trí từng nhóm hàng sao cho phù hợp, đảm bảo khoảng cách và phải tiết kiệm diện tích kho chứa. Đóng gói hàng xuất khẩu Việc đóng gói các lô hàng thường tùy thuộc vào quy định cụ thể trong hợp đồng. Với mặt hàng thiếc thỏi Công ty thường có 3 cách đóng gói: In bulk, In bundles, In pallet. +In Bulk: xếp 20 thỏi (500 kg) thành một chồng và chất vào container +In Bundles: cũng xếp như In Bulk những mỗi chồng buộc thêm dây thép cho chắc chắn, dùng để vận chuyển đi các tuyến xa. +In Pallet: 2 Bundles như trên sẽ được xếp trên một Pallet go (Wooden Pallet). Khoảng 1 MT/1Pallet. Do đặc thù hàng hóa và theo thông lệ buôn bán thiếc thỏi trên thế giới thì sau khi đóng hàng không cần phải kẻ mã kí hiệu hàng hóa. Và việc đóng gói hàng hóa của mặt hàng thiếc cũng đơn giản và không tốn kém nhiều như nhiều mặt hàng khác Sau khi đóng gói hàng hóa, Công ty sẽ thực hiện việc xuất kho giao hàng để đón hàng vào các container. Sau khi đã đóng hàng vào các container, Công ty sẽ thuê phương tiện vận tải nội vận chuyển các container đã đóng hàng từ kho Hưng Yên xuống cảng Hải phòng để chuẩn bị cho các quy trình tiếp theo nhằm thực hiện hợp đồng xuất khẩu 2.2.4.3. Mua bảo hiểm hàng hóa Trong các hợp đồng xuất khẩu của Công ty, có một số hợp đồng được ký theo điều kiện CIF, nên Công ty phải có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa cho lô hàng xuất khẩu. Khi có nhu cầu cần mua bảo hiểm cho hàng hóa thì Công ty thường chỉ mua bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Petrolimex - PJICO. Đây là một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Khi ký hợp đồng với điều kiện CIF, với trách nhiệm mua bảo hiểm, Công ty sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm và gửi đến Công ty bảo hiểm giấy yêu cầu bảo hiểm. Sau đó Công ty sẽ tiến hành đàm phán với công ty bảo hiểm các nội dung của hợp đồng bảo hiểm. Vì không có nhiều các hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF nên Công ty chỉ sử dụng loại hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy). 2.2.4.4. Thuê phương tiện vận tải Tình trạng chung ở Việt Nam hiện nay là phương tiện vận chuyển đặc biệt là tàu biển không được lớn mạnh như ở các nước khác, chúng ta có nhiều đội tàu nhưng đa phần là những tàu già hầu hết đã quá tuổi đi biển. Do tình trạng là như vậy nên ảnh hưởng đến phương thức xuất khẩu của Công ty. Hiện nay phương thức mà Công ty thường sử dụng khi xuất khẩu mặt hàng rau quả đó là FOB, CIF và CFR trong đó chủ yếu là CFR (là điều kiện giao dịch áp dụng cho đường biển và đường sông nội địa trong đó người bán có nghĩa vụ thuê tàu và gía thanh toán gồm tiền hàng và cước phí, đồng thời người bán không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm cho hàng hoá. Khi ký kết được hợp đồng xuất khẩu ngay lập tức Công ty sẽ lên kế hoạch giao hàng để phù hợp với các mốc thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong buôn bán quốc tế ngoài việc giữ chữ tín trong việc đảm bảo chất lượng và số lượng của hàng hóa còn phải đảm bảo được thời gian giao hàng theo đúng như cam kết trong hợp đồng với các đối tác. Công ty luôn ý thức được điều này, do vậy Công ty luôn có kế hoạch chi tiết cho từng bước trong việc giao hàng trong đó có việc thuê phương tiện vận tải. Sau khi thỏa thuận với hãng tàu xong, họ sẽ fax cho chi nhánh đơn xin lưư khoang (booking note). Công ty sẽ gửi đơn xin lưu khoang này cho hãng vận tải nội mà đã ký hợp đồng từ trước để họ liên hệ lấy container từ hãng tàu về đóng hàng của Công ty là kho ở Hưng Yên. Công ty hiện nay thường sử dụng rất nhiều hãng tàu cho việc vận chuyển hàng hóa như: APM, MSC, Viconship, Vosa Hải Phòng, China Shipping,…. Các hãng tàu này tùy từng thời điểm sẽ đáp ứng các yêu cầu của Công ty . 2.2.4.5. Làm thủ tục hải quan Sau khi thuê tàu, thuê vận tải nội vận chuyển container của hãng tàu về kho để đóng hàng, Công ty sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Để tiến hành thông quan hàng hóa, Công ty phải lập một bộ hồ sơ Hải quan. Trong trường hợp đối với mặt hàng thiếc thì bộ hồ sơ hải quan của Công ty thường gồm các giấy tờ sau: - Phiếu theo dõi nghiệp vụ Hải quan - Tờ khai hải quan và phụ lục tờ khai - Hóa đơn thương mại - Bản kê chi tiết hay phiếu đóng gói - Bản sao hợp đồng xuất khẩu - Bản sao L/C ( nếu thanh toán bằng L/C) - Đơn xin lưu khoang Sau khi nhận được đủ bộ hồ sơ hải quan theo quy định, nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa, sau đó cho kẹp chì container. Sau khi đã kiểm tra hàng hóa đúng với chủng loại số lượng và trọng lựong, hải quan chấp nhận cho thông quan lô hàng. Công ty sẽ tiến hành việc kê khai và tính thuế xuất khẩu phải nộp. Thuế xuất khẩu đối với mặt hàng thiếc thỏi phải nộp là 5%. 2.2.4.6. Giao hàng cho phương tiện vận tải Giao hàng xuất khẩu với phương tiện vận tải nói chung được Công ty ý thức và xem xét là bước quan trọng và khá phức tạp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nó bao gồm nhiều giấy tờ, thủ tục có liên quan trực tiếp đến chất lượng, số lượng hàng, các cán bộ trực tiếp tham gia đều thận trọng thực hiện theo đúng trình tự mà các thông lệ buôn bán qui định, giám sát chặt chẽ để nắm bắt số lượng hàng giao và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh. Trong trường hợp giao hàng với tàu, thì việc đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển được coi là quan trọng nhất và vận đơn đòi hỏi phải là vận đơn hoàn hảo. Việc giao hàng của Công ty được thực hiện ở cảng Hải Phòng. Để thực hiện nghiệp vụ giao hàng sau khi Công ty đã chuẩn bị hàng hóa, Công ty phải thực hiện việc thuê tàu, hãng tàu sẽ fax cho Công ty đơn xin lưu khoang, Công ty sẽ ký đơn xin lưu khoang và gửi đơn này cho hãng vận tải nội để hãng này liên hệ với hãng tàu lấy container chở về kho của Công ty để phục vụ cho việc đóng hàng. Sau khi dàm phán ký kết hợp đồng vận tải với Công ty, và sau khi Công ty ký đơn xin lưu khoang và nộp cước phí, hãng tàu sẽ ra lệnh cấp container theo yêu cầu của Công ty và giao cho hãng vận tải nội mà Công ty đã thuê. Khi đã có container Công ty sẽ mời đại diện bên thực hiện giám định là Davicontrol tới kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container và họ sẽ kiểm tra luôn các yếu tố về số lượng và quy cách của hàng hóa. Sau đó họ sẽ lấy mẫu về kiểm định chất lượng và độ đồng nhất rồi cấp chứng thư giám định cho Công ty. Sau khi nhân viên hải quan kiểm tra hàng hóa xong sẽ tiến hành niêm phong và kẹp chì container. 2.2.4.7. Thủ tục thanh toán Trong quá trình thực hiện xuất khẩu Công ty ý thức được việc thanh toán là rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến quyết định, hiệu quả kinh tế kinh doanh. Công ty rất có nhiều khách hàng khác nhau ở các nước trên thế giới, có thể là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới giao dịch lần đầu…Vì với mỗi loại khách hàng Công ty thoả thuận, yêu cầu thanh toán ở những phương thức khác nhau đảm bảo được sau khi giao hàng Công ty sẽ nhận được tiền thanh toán một cách nhanh nhất. Thông thường đối với những khách hàng quen thuộc, đã có quan hệ kinh doanh với Công ty từ lâu và Công ty có những hiểu biết nhất định về thế mạnh, tình hình tài chính của đối tác khi đó Công ty thường sử dụng 3 phương thức thanh toán là nhờ thu kèm chứng từ (D/P), điện chuyển tiền (T/T) và L/C. Trong 3 phương thức trên thì phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức Công ty thường sử dụng nhất. Ngân hàng phục vụ Công ty là Ngân hàng Vietcombank Hà Nội. Nhờ thu kèm chứng từ D/P: - Sau khi giao hàng cho hãng vận tải Công ty sẽ tiến hành lập bộ chứng từ theo các quy định trong hợp đồng - Bộ chứng từ sẽ được gửi cho Ngân hàng Vietcombank - Ngân hàng sẽ gửi bộ chứng từ này cho ngân hàng phục vụ người bán - Nhà nhập khẩu tiến hành thanh toán để nhận bộ chứng từ nhận hàng - Ngân hàng phục vụ người bán sẽ chuyển tiền tới cho ngân hàng Vietcombank - Việc thanh toán kết thúc khi Ngân hàng báo CÓ cho Công ty Phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho nhà nhập khẩu vì ngân hàng đã thay mặt người bán khống chế chứng từ. Việc thanh toán tiền hàng luôn được Công ty chú ý thực hiện đúng thời gian, số lượng vì đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo uy tín với đối tác. Việc thanh toán tiền hàng của Công ty thường được thực hiện bằng phương thức chuyển khoản. Công ty sẽ thực hiện việc thanh toán từ 3 đến 5 ngày sau khi nhận hàng. Tiền sẽ được chuyển từ tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank Hà Nội tới tài khoản của nhà cung cấp tại ngân hàng phục vụ họ như quy định đã nêu trong hợp đồng. Xu hướng chung hiện nay là Công ty sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Sau khi Công ty giao hàng cho nhà vận tải và nhận chứng từ vận tải. Công ty xuất trình các chứng từ giao hàng cho Ngân hàng thông báo .Sau đó ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho Ngân hàng phát hành, Ngân hàng phát hành chuyển số tiền cần thiết đến Ngân hàng thông báo. Việc thanh toán của Công ty với các nhà cung cấp luôn diễn ra an toàn và thuận lợi. Do hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau nên việc thanh toán diễn ra thường nhanh gọn và chính xác không phát sinh nhiều vướng mắc phức tạp. Công ty thường tiến hành làm thủ tục thanh toán thông qua ngân hàng lớn ở Hà nội là Vietcombank. Nói chung việc tiến hành thanh toán của Công ty cho tới nay với các khách hàng diễn ra an toàn thuận lợi không gặp những rủi ro đáng tiếc. 2.2.4.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Hoạt động kinh doanh quốc tế phức tạp và đa dạng nên việc xảy ra các tranh chấp trong quá trình kinh doanh quốc tế tại các đơn vị kinh doanh quốc tế là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay Công ty chưa phải giải quyết các khiếu nại dẫn đến tranh chấp. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khách hàng có sự vi phạm thì Công ty có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trường hợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu khiện phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời, dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo. Trong trường hợp Công ty bị khiếu nại đòi bồi thường Công ty đã có thái độ nghiêm túc thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khâu chương kịp thời và có tình có lý. Việc khiếu nại của Công ty có thể xảy ra trong trường hợp: đối với khách hàng trong nước thường trả tiền chậm khi yêu cầu trả tiền thì khất lần khất lượt và thường trả thiếu hoặc đôi khi không chịu trả, còn khác hàng nước ngoài thì tìm mọi cách để giảm giá hàng bán để không phải trả tiền cho Công ty hoặc để giảm bớt số tiền mua hàng. Còn Tổng công ty có thể bị đối tác khiếu nại do: giao hàng thiếu, hàng kém phẩm chất, giao hàng muộn … Nội dung trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu rất dễ xảy ra các tranh chấp khiếu nại khi thực hiện. Nhìn chung khi có tranh chấp xảy ra như về chất lượng hàng hoá chẳng hạn thì bên nhập khẩu sẽ làm giám định và có biên bản giám định gửi cho bên xuất khẩu sau đó 2 bên có thể thương lượng lại qua điện thoại...và thường thường có 2 cách để giải quyết vấn đề. Thứ 1: Giao hàng bù với số lượng tương đương trị giá hàng kém chất lượng trong lô hàng sau. Thứ 2: Trừ vào số tiền mà bên mua phải thanh toán với giá trị bằng giá trị hàng hỏng. 2.3. Phân tích và đánh giá kết quả của việc thực hiện hoạt động xuất khẩu khoáng sản của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 2.3.1. Thành công Chỉ trong vài năm thành lập, hoạt động và trưởng thành, toàn Công ty đã phấn đấu để vượt qua nhiều khó khăn bên cạnh những thuận lợi vốn có của mình để hoàn thành cơ bản những mục tiêu đề ra cả về kim ngạch XNK lẫn hiệu quả kinh doanh. Những thành công trên đây của Công ty phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt kịp thời nhạy bén của Ban lãnh đạo Công ty cùng với sự cố gắng quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viển trong Công ty. Biết được tình hình kinh tế thị trường, am hiểu, nghiệp vụ của mình. Công ty đã lựa chọn mô hình quản lý trực tuyến - chức năng, là mô hình chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên xuống đồng thời nhận được thông tin phản hồi chính xác kịp thời. Trong những năm gần đây việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã đạt được một số kết quả sau: - Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Công ty nhìn chung có sự tăng trưởng thưo chiều hướng tốt. Điều này phản ánh qua kết quả kinh doanh của Công ty. Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu của công ty là khá cao, ổn định và có mức tăng trưởng đều theo các năm. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục tăng trưởng với mức cao và ổn định trong các năm 2006, 2007, 2008. Thêm vào đó tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu của Công ty là khá cao từ 3,52% năm 2006 đến 5,22% năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là khá cao, phản ánh sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty. - Thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB Công ty đã có quan hệ kinh doanh với nhiều Công ty ở các nước trên thế giới ngoài Malaysia, Nhật Bản, UK, Lào, Hà Lan,... Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty ngừng được mở rộng, bên cạnh những thị trường truyền thống Công ty tích cực chủ động mở rộng thêm một số thị trường mới đặc biệt là sau một số sự kiện kinh tế nổi bật của Việt Nam như việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại với các nước như Nhật Bản…tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường. Trong việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, Công ty luôn theo dõi sát các diễn biến về giá thiếc trên thị trường thế giới nên trong bản chào mua luôn đưa ra mức giá hợp lý nhất và luôn thuyết phục được các nhà cung cấp trong nước. Việc chào mua với giá sát với diễn biến giá trên thị trường thế giới đã giúp cho Công ty chiếm được lòng tin của các nhà cung cấp. Nhu cầu của bạn hàng được đáp ứng vì Công ty có kinh nghiệm là có những mối quan hệ tốt, truyền thống, đảm bảo được công tác hàng xuất với một số lượng ký kết trong hợp đồng, chất lượng tốt. - Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu Giai đoạn đầu mới thành lập Công ty chủ yếu xuất khẩu Thiếc (Sn) đến nay đã mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu là Antimony (Sb) chiếm khoảng 10% tỷ trọng hàng xuất khẩu. - Vấn đề thanh toán Trong hoạt động kinh doanh, toàn bộ cơ chế quản lý, giao dich phương án ký kêt hợp đồng và thanh toán hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học dẫn đến hiệu quả kinh doanh được an toàn ít gây thất thu cho Công ty và Nhà nước. Do áp dụng phương thức thanh toán D/P nên thu hồi được tiền nhanh và nhờ uy tín của mình Công ty đã thuyết phục được bạn hàng dùng phương thức thanh toán D/P. Phương thức này giúp Công ty thu hồi vốn trong vòng 3 ngày làm việc , dẫn đến việc thu hồi nhanh để quay vòng vốn giúp Công ty phát triển và tăng trưởng mạnh. - Các vấn đề khác liên quan việc thực hiện hợp đồng Các công tác tiến hành thực hiện hợp đồng được thực hiện theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, luật pháp trong nước và các quy định trong hợp đồng, hạn chế được rủi ro, tránh được tranh chấp, khiếu nại xảy ra. Quy trình thực hiện hợp đồng được đẩy nhanh tốc độ, đảm bảo thời gian thực hiện hợp đồng. Điều này đã tạo uy tín cho Công ty trên thị trường thế giới và Việt nam. Công ty đã đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu, cơ chế thưởng để khuyến khích xuất khẩu, phát huy các phong trào thi đua để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. - Đóng góp vào Ngân sách Nhà nước Tốc độ tăng doanh thu liên tục ở mức độ cao và lợi nhuận cũng tăng dần, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty đóng góp cho Ngân sách Nhà nước ngày một nhiều hơn góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước , giải quyết công ăn việc làm, ngăn chặn tình trạng lạm phát do giá cả tăng nên. 2.3.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Bên cạnh những thành tích đạt được là những khó khăn tồn tại cần được hạn chế khắc phục giải quyết để Công ty tiếp tục phát triển nhất là trong cơ chế mở thị trường cạnh tranh gay gắt không chỉ trong nội địa mà còn có cả yếu tố nước ngoài trong khi đó Công ty chưa có chính sách chiến lược về thị trường trong và ngoài nước. - Trong hoạt động kinh doanh của Công ty các thông tin về thị trường, hàng hoá, giá cả chỉ được thực hiện qua các nhân viên xuất nhập khẩu hoặc qua các bản chào hàng khác nhau của các bạn hàng nước ngoài hoặc các Công ty kinh doanh cùng ngành. Do vậy lượng thông tin chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp lại không kịp thời nên chưa sử dụng có hiệu quả. - Do giá cả cửa mặt hàng thiếc trên thế giới biến động liên tục và có những thời điểm biến động với biên độ rất rộng. Điều này làm cho trong một số trường hợp giá biến động bất lợi cho nhà cung cấp họ sẽ tìm cách trì hoãn không giao hàng hoặc muốn thương lượng lại giá cả của hàng hóa. Điều này ít nhiều cũng gây khó khăn cho Công ty trong việc thu mua hàng hóa phục vụ xuất khẩu. - Quy trình làm thủ tục hải quan vẫn còn nhiều bất cấp, dễ nảy sinh tiêu cực (chủ yếu từ phía khách quan). Không riêng gì ở Việt Nam mà ở các nước khác , hải quan hiện là khâu phức tạp nhất đối với những nhà xuất khẩu trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21973.doc
Tài liệu liên quan