Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội – Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty Cỏ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội 6

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 6

1.1. Lịch sử ra đời 6

1.2. Các giai đoạn phát triển 6

1.2.1. Trước khi cổ phần hóa 6

1.2.2. Sau khi cổ phần hóa 6

1.3. Chức năng, nhiệm vụ hiện nay của công ty 7

1.3.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty 7

1.3.2. Nhiệm vụ của công ty: 7

2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh 8

2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 8

2.2. Đặc điểm đội ngũ lao động: 11

2.3.Đặc điểm tình hình tài chính 11

2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn 11

2.3.2. Một số chỉ tiêu tài chính 12

2.4. Đặc điểm về thị trường và khách hàng 13

2.4.1. Khách hàng của công ty 13

2.4.2. Thị trường của công ty 14

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2009 15

3.1. Kết quả về sản phẩm 16

3.2. Kết quả về thị trường 16

3.3. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận 18

Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội 21

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty 21

1.1. Các nhân tố bên ngoài 21

1.1.1. Chính sách thuế 21

1.1.2. Chính sách đầu tư và quản lý vốn 21

1.1.3. Chính sách khai thác lâm sản 24

1.1.4. Chất lượng hàng lâm sản xuất khẩu 25

1.2. Các nhân tố bên trong 26

1.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất 26

1.2.2. Tiềm lực tài chính 26

2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2009 27

2.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty 27

2.1.1. Phân chia theo thị trường 27

2.1.1.1. Thị trường châu Á 27

2.1.1.2. Thị trường châu Âu 27

2.1.1.3. Thị trường châu Mỹ 28

2.1.2. Phân chia theo nhóm sản phẩm 28

2.1.2.1. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 28

2.1.2.2. Quế và hồi 29

2.1.3. Phân chia theo hình thức xuất khẩu 32

2.1.3.1. Xuất khẩu qua trung gian: 32

2.1.3.2. Xuất khẩu trực tiếp 32

2.2. Thực trạng quy trình xuất khẩu 34

2.2.1. Hoạt động marketing 34

2.2.1.1.Phân tích các điều kiện của thị trường xuất khẩu 34

2.2.1.2. Nghiên cứu về giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới 36

2.2.1.3. Dự đoán xu hướng biến động giá cả 36

2.2.1.4. Lựa chọn thị trường xuất khẩu 37

2.2.2. Lựa chọn đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch 37

2.2.2.1. Lựa chọn đối tượng giao dịch 37

2.2.2.2. Các phương thức giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 38

2.2.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu 39

2.2.3.1.Chuẩn bị ký kết hợp đồng 39

2.2.3.2. Phương thức ký kết hợp đồng 39

2.2.4. Thực hiện hợp đồng: 40

3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu: 41

3.1. Những kết quả đạt được và ưu điểm 41

3.1.1. Kết quả 41

3.1.2. Ưu điểm 42

3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 43

3.2.1. Hạn chế 43

3.2.2. Nguyên nhân 44

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khảu của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội 46

1. Định hướng phát triển của công ty 46

1.1. Định hướng phát triển chung 46

1.2. Định hướng phát triển về hoạt động xuất khẩu 46

2. Các giải pháp chủ yếu 47

2.1. Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu thị trường 47

2.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định 48

2.3. Giảm rủi ro khi xuất khẩu 49

2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh 50

2.5. Nâng cao trình độ nhân viên xuất nhập khẩu 51

3. Một số kiến nghị 51

3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để giải quyết vấn đề nguyên liệu cho sản xuất 51

3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn 53

đề vốn, thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp 53

3.3. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề phát triển cơ sở hạ 54

tầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu 54

3.4. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn 55

nhân lực 55

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội – Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự án khả thi nên nguồn vay từ ODA và FDI mới đạt khoảng 6,2% và 8%. Qua xem xét, phân tích nguồn vốn đầu tư của ngành lâm sản qua các giai đoạn, ta nhận thấy rằng: muốn đạt được các mục tiêu đặt ra và hội nhập với thế giới, sự huy động nguồn lực trong nước là cơ bản, nhưng sự giúp đỡ của quốc tế là không thể thiếu và rất quan trọng. Trong nguồn lực quốc tế, về chỉ đạo chúng ta cần khơi thông nguồn FDI, sao cho tỷ trọng này ngày càng cao, giá trị ngày càng lớn và tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 nguồn FDI và ODA để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. 1.1.3. Chính sách khai thác lâm sản Quyết định 08/TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý 3 loại rừng quy định việc khai thác sử dụng rừng, cụ thể: + Đối với rừng đặc dụng: chỉ được tận thu, tận dụng gỗ đối với rừng đặc dụng là các khu rừng văn hoá-lịch sử-môi trường (cây gỗ đã chết đứng , gẫy đổ..). Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, khoán để kinh doanh dịch vụ, du lịch sinh thái. Nghiêm cấm việc sử dụng đất và rừng quy hoạch khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) của vườn quốc gia để cho thuê, khoán hoặc liên doanh làm thay đổi diễn thế tự nhiên của rừng. + Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: được phép khai thác tận dụng cây khô chết, cây sâu bệnh, cây cụt ngọn, cây già cỗi, cây ở nơi mật độ quá dầy, với cường độ khai thác không quá 20%, trừ các loại gỗ nhóm IA quy định tại Nghị định số 18/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) ngày 17/1/1992 về quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ; được phép tận thu cây đổ gãy, gỗ nằm còn lại từ lâu năm để tạo điều kiện tái sinh tự nhiên. Được phép tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ, tre, nứa mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loại lâm sản thuộc nhóm I quy định tại Nghị định 18/HĐBT (17/1/1992). Rừng tre nứa khi đã đạt yêu cầu phòng hộ (có độ che phủ trên 80%) được phép khai thác với cường độ tối đa 30% và được khai thác măng. + Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng: rừng phòng hộ do Nhà nước đầu tư gây trồng đựơc phép khai thác cây phù trợ, tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định với cường độ khai thác không quá 20% và đảm bảo rừng có độ tàn che trên 60% sau khi tỉa thưa; khi cây trồng chính đạt tiêu chuẩn khai thác, được phép khai thác chọn với cường độ không quá 20%. Rừng trồng do Ban quản lý hay Chủ hộ nhận khoán tự đầu tư gây trồng, khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác tối đa 1/10 diện tích do chủ rừng gây trồng thành rừng. + Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên: được khai thác tận dụng trong nuôi dưỡng, làm giàu, tỉa thưa rừng, khai thác tận dụng cây chết đứng, tận thu gỗ nằm.v.v... được khai thác chính gỗ và lâm sản khác theo phương án điều chế rừng hoặc phương án hay kế hoạch sản xuất kinh doanh rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt. 1.1.4. Chất lượng hàng lâm sản xuất khẩu Quế là sản phẩm có những chỉ tiêu chất lượng được nghiên cứu kỹ càng. Chất lượng của vỏ quế biểu hiện ở chiều dầy, hàm lượng tinh dầu và thành phần của tinh dầu. Nhưng những chỉ số này còn phụ thuộc vào độ cao của lập địa trồng Quế. Kết quả nghiên cứu ở Trà My (Quảng Nam) cho thấy ở đai cao trên 700m, cây có đường kính 22-25 cm cho vỏ dầy 0,7-1,0 cm, hàm lượng tinh dầu 4-4,5% vào tháng 9, hàm lượng aldehyt cinnamic lên tới 88%, trong khi ở đai thấp 200-300 m, chỉ số đó còn 84% (Ngô Quế - Viện Khoa học Lâm nghiêp). Về tuổi khai thác vỏ, mỗi vùng có kinh nghiệm riêng, ở Miền Bắc (Thái nguyên, Quảng Ninh…) người ta khai thác vỏ quế khi cây 10 tuổi; ở Trà Bồng (Quảng Nam) ở tuổi 6-7, nhưng ở Sơn Hà (Quảng Ngãi) cây 15-20 tuổi mới được bóc vỏ. Theo nghiên cứu của trường Đại học Lâm nghiệp, trên cơ sở lập biểu tăng trưởng của Quế, kết luận rằng ở tuổi 20 thu hoạch vỏ Quế là tối ưu. Các thị trường nước ngoài có các quy định rất chặt chẽ về vấn đề chất lượng. Nhập khẩu quế, hồi vào các thị trường thường phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ thực vật và Luật về vệ sinh thực phẩm của chính nước nhập khẩu. Luật bảo vệ thực vật nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm các loại sâu bệnh, côn trùng… có thể làm ảnh hưởng đến cây trồng và mùa màng của nước họ. Trước khi hàng nhập cảng, nhà nhập khẩu phải xuất trình “Đơn xin kiểm dịch thực vật và các mặt hàng cấm nhập khẩu” cùng với “Giấy chứng nhận kiểm dịch” do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Nếu phát hiện được tác nhân gây bệnh trong lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải khử nhiễm, hủy bỏ hoặc trả lại. Luật về vệ sinh thực phẩm chỉ áp dụng cho các hàng quế, hồi khô đã đóng gói và dán kí để bán lẻ ngay tại nước nhập khẩu. Nhưng do công ty chỉ xuất khẩu quế và hoa hồi khô ở dạng nguyên liệu chưa qua chế biến nên không phải tuân theo luật vệ sinh thực phẩm. 1.2. Các nhân tố bên trong 1.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất Công ty Naforimex hiện hoạt động trên tòa nhà bảy tầng tại địa chỉ 19 Bà Triệu, nhưng vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Công ty không có hệ thống kho bảo quản, hay các cơ sở chế biến lâm sản xuất khẩu. Các phương tiện vận tải phục vụ cho việc vận chuyển hàng nhìn chung khá đầy đủ. Như vậy điều kiện cơ sở vật chất của công ty còn nhiều hạn chế trong việc chủ động sơ chế hàng hóa phục vụ xuất khẩu, dự trữ hay bảo quản hàng trong khi chờ tiêu thụ. Với hệ thống cơ sở vật chất như vậy, hoạt động xuất khẩu của công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. 1.2.2. Tiềm lực tài chính Công ty hiện nay có tiềm lực tài chính còn hạn chế. Với tổng nguồn vốn kinh doanh bình quân hiện nay là 45 tỷ VND, công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu gỗ hoặc nhập khẩu các mặt hàng khác về tiêu thụ trong nước. Phần vốn dành cho hoạt động xuất khẩu quế và hoa hồi không nhiều, đặc biệt là trong quá trình tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu. Với nguồn lực tài chính như vậy, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng hoạt động xuất khẩu quế và hoa hồi mặc dù hiện nay, đây là hai mặt hàng đặc sản xuất khẩu chính của phòng kinh doanh đặc sản. 2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2009 2.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty 2.1.1. Phân chia theo thị trường 2.1.1.1. Thị trường châu Á Công ty thường xuyên xuất khẩu gỗ, quế, hồi sang các nước Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singpore. Nguyên nhân là do đây là thị trường quen thuộc trong hoạt dộng xuất khẩu của công ty. Thị trường châu Á thường xuyên nhập khẩu về chế biến lại để tái xuất hoặc làm nguyên liệu trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm trong nước. Trong nhiều năm , tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường châu Á luôn giữ ở mức cao (60%), đặc biệt tới năm 2009 đã đạt mức cao kỷ lục là 88,1%. Có thể thấy châu Á đã và đang là thị trường xuất khảu chính của công ty. Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu tại thị trường Châu Á Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kim ngạch XK Tỷ trọng Kim ngạch XK Tỷ trọng Kim ngạch XK Tỷ trọng Kim ngạch XK Tỷ trọng Trung Quốc 20.100 25,09 25.050 27,51 23.500 26,25 45.900 30,58 Nhật Bản 25.200 31,46 24.100 26,47 27.240 30,42 50.250 33,48 Hàn Quốc 15.050 18,79 16.200 17,79 20.800 23,23 25.030 16,68 Singapore 12.250 15,29 14.250 15,65 13.600 15.19 20.300 13,53 Đài Loan 7.500 9,37 11.450 12,58 4.400 4,91 8.600 5,73 Tổng 80.100 100 91.050 100 89.540 100 150.080 100 2.1.1.2. Thị trường châu Âu Đây là thị trường lớn thứ hai của công ty. Nhu cầu tại thị trường này khá ổn định qua các năm, thường đạt tỷ trọng khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên do công ty ngày càng chú trọng hơn vào thị trường châu Á, thị trường khó tính này ngày càng nhận được ít sự quan tâm. Trong 2 năm gần đây đã có dấu hiệu sụt giảm đáng kể lượng hàng xuất khẩu sang châu Âu. Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu tại thị trường châu Âu Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kim ngạch XK Tỷ trọng Kim ngạch XK Tỷ trọng Kim ngạch XK Tỷ trọng Kim ngạch XK Tỷ trọng Anh 12.300 40,46 11.350 36,43 10.900 33,74 5.550 35,67 Đức 9.150 30,10 10.200 32,74 11.700 36,21 4.350 27,96 Pháp 8.950 29,44 9.600 30,83 9.710 30,05 5.660 36,37 Tổng 30.400 100 31.150 100 32.310 100 15.560 100 2.1.1.3. Thị trường châu Mỹ Đây là thị trường mới, còn nhiều tiềm năng khai thác nhưng cũng có sự cạnh tranh rất gay gắt. Khách hàng chủ yếu là các công ty dược phẩm Canada. Trong những năm qua công ty cố gắng duy trì lượng hàng xuất khẩu đều đặn sang thị trường này. Tuy nhiên việc xuất khẩu sang thị trường này àng gặp nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh của các công ty Trung Quốc. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt mức thấp nhất trong 4 năm qua và vẫn có nguy cơ tiếp tục giảm. 2.1.2. Phân chia theo nhóm sản phẩm 2.1.2.1. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ Hiện nay các sản phẩm gỗ của công ty chủ yếu được xuất sang Trung Quốc. Các mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu là gỗ nội thất, ngoài ra là gỗ dùng trong xây dựng, trang trí và gỗ xẻ, gỗ tấm. Cùng với sự phát triển không ngừng của Trung Quốc, nhu cầu gỗ của họ tăng cao khiến nguồn cung nội địa không đáp ứng nổi. Và một trong những giải pháp các công ty xây dựng, chế biến gỗ của Trung Quốc nhắm tới là nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Việt Nam. Ngoài ra với mức sồng người dân tăng cao, nhu cầu về các loại gỗ cao cấp để làm đồ nội thất cũng gia tăng nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty sang Trung Quốc trong những năm qua luôn duy trỳ ở mức ổn định và có xu hướng tăng nhẹ trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty được phản ánh trong bảng sau: Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu gỗ trong giai đoạn 2006-2009 Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Gỗ nguyên liệu 15.500 55,55 17.300 53,23 18.150 56,54 20.600 52,41 Gỗ nội thất 12.100 44,45 15.200 46,77 13.950 43.46 18.700 47,59 Tổng 27.600 100 32.500 100 32.100 100 39.300 100 Qua bảng trên có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gỗ được chia đều cho cả hai loại mặt hàng là gỗ nguyên liệu và gỗ nội thất. Nhu cầu về gỗ có xu hướng tăng dần kéo theo kim ngạch xuất khẩu gỗ cũng tăng theo thời gian. 2.1.2.2. Quế và hồi Với mặt hàng quế công ty thường xuất khẩu là quế ống, quế thanh, quế chi, quế bột. Các loại quế nhìn chung không phong phú về chủng loại. Người ta phân chia các loại quế dựa vào phần nào của cây được thu hoạch và hình dạng bên ngoài của nó ra sao. Quế ống và quế thanh là hai loại quế có giá cao nhất. loại quế chi có chất lượng thấp hơn khoảng 100 USD mỗi tấn. Quế bột có giá thấp nhất nhưng công ty ít xuất khẩu loại này vì yêu cầu chất lượng cao. Quế bột là loại được xay từ các vụn quế ra nên chất lượng thường không được đảm bảo. Tình hình xuất khẩu quế của công ty Naforimex trong những năm gần đây được phản ánh trong bảng sau: Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Quế ống 28.000 39,4 35.000 35,9 32.000 35,9 48.000 37,6 Quế thanh 30.000 42,2 40.000 41,0 36.000 40,4 52.000 40,7 Quế chi 10.000 14,1 16.000 16,4 16.000 17,9 23.000 18,0 Quế bột 3.000 4,3 6.500 6,7 5.100 5,8 4.500 3,7 Tổng 71.000 100 97.500 100 89.100 100 127.500 100 Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng của công ty có xu hướng tương đối ổn định. Trong mỗi năm thì mặt hàng quế thanh bao giờ cũng chiếm kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất (trên 40%). Quế ống chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo (từ 25% đến dưới 40%), quế chi (từ 14%-18%), thấp nhất là quế bột (dưới 7%). Đây cũng là một ưu điểm mà cong ty duy trì được trong nhiều năm qua do quế thanh và quế ống có giá trị xuất khẩu cao nhất. Hai loại này chiếm tỷ trọng cao nhất sẽ làm kim ngạch xuất khẩu quế của công ty ngày càng lớn. Tỷ lệ quế thanh và quế ống thường được xuất khẩu ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch có nguyên nhân chính là do thói quen mua bán của công ty. Công ty hầu như chi chào hàng những mặt hàng thông thường với những bạn hàng đã từng có mối quan hệ buôn bán trước đây, rất ít khi tìm được bạn hàng mới. Điều thuận lợi là khi công ty đã làm ăn quen với khách hàng nào thì lúc họ có nhu cầu bao giờ cũng ưu tiên hỏi công ty ta trước xem có loại hàng họ cần không. Nhưng công ty chưa có các hình thức giới thiệu, quảng cáo một cách có hệ thống và đầy đủ về các loại sản phẩm quế để khách hàng tìm đến và lựa chọn. Kế hoạch, định hướng và chiến lược xuất khẩu quế của công ty còn sơ sài và chưa cụ thể, linh hoạt nên công ty mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm và ký kết hợp đồng nào thì thực hiện hợp đồng đó. Các hợp đồng xuất khẩu thường được tiến hành theo từng thương vụ nhỏ lẻ. Mỗi hợp đồng chỉ xuất khẩu từ vài trăm kg đến vài tấn nên giá trị xuất khẩu nhỏ. Riêng về mặt hàng hoa hồi thì công ty chỉ xuất khẩu hoa hồi nguyên cánh. Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu hồi theo mặt hàng Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hoa hồi 37.900 15.500 23.260 3.605 2.1.3. Phân chia theo hình thức xuất khẩu 2.1.3.1. Xuất khẩu qua trung gian: Theo phương thức này công ty Naforimex là người đứng ra tiến hành các thủ tục xuất khẩu, làm trung gian thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu cho bên ủy thác và hưởng lợi nhuận theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Việc tìm kiếm đối tác nước ngoài, chuẩn bị và vận chuyển hàng hóa ra cảng xếp hàng, Naforimex đều không thực hiện. Công ty chỉ phải làm các chứng từ, mở L/C và các thủ tục thanh toán khác. Hiện nay, mỗi hợp đồng xuất khẩu ủy thác công ty thu phí, sau khi trừ đi chi phí thì lãi khoảng dưới 1% tổng trị giá lô hàng. Trước đây, khi hoạt động xuất khẩu bị hạn chế với nhiều doanh nghiệp trong nước thì các công ty đó thường thuê Naforimex thực hiện xuất khảu ủy thác. Nhưng kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế đều tham gia xuất khảu thì nhiều doanh nghiệp khác đã tự xuất khẩu mà không cần thuê Naforimex nữa. Tuy nhiên, vài năm gần đây, các doanh nghiệp trong nước lại thường nhờ công ty thực hiện xuất khẩu ủy thác vì muốn công ty ứng vốn cho họ, giúp họ mở rộng kinh doanh, và thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu. khi ứng vốn cho các doanh nghiệp này, công ty cũng đươc hưởng lãi suất từ khoản tiền này. 2.1.3.2. Xuất khẩu trực tiếp Hình thức này đem lại hiệu quả cao hơn các hình thức khác nhưng công ty hiện nay đang thực hiện khá thụ động. Chủ yếu doanh nghiệp chỉ mua hàng xuất khẩu khi có đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài. Bên canh đó công ty cũng chủ động tìm kiếm bạn hàng mới nhưng hiệu quả không cao. Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu lâm sản theo phương thức xuất khẩu Năm Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu ủy thác Tổng kim ngạch XK (USD) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) 2006 85.300 62,4 51.300 37,6 136.600 2007 98.150 67,5 47.350 32,5 145.500 2008 100.160 69,3 44.300 30,7 144.460 2009 120.200 70.5 50.205 29.5 170.405 Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu lâm sản theo phương thức xuất khẩu Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, công ty thực hiện xuất khẩu dưới hình thức trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn hình thức xuất khẩu ủy thác. Tùy từng năm, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp gấp rưỡi đến gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu ủy thác và ngày càng có xu hướng tăng. Điều này cũng là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp vì kinh doanh theo phương thức xuất khẩu trực tiếp thể hiện sự chủ động và linh hoạt. Cụ thể năm 2006 xuất khẩu trực tiếp chiếm 62,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng đến năm 2009 đã tăng lên 70,5%. Hiện nay để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, công ty bao giờ cũng ký hợp đồng xuất khẩu xong mới ký hợp đồng mua hàng trong nước phục vụ cho xuất khẩu. Công ty nhận hàng và giao hàng ngay mà không mua và dự trữ trong kho vì hiện tại công ty không có kho hàng. 2.2. Thực trạng quy trình xuất khẩu 2.2.1. Hoạt động marketing Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là: điều tra xem nên buôn bán gì, bằng phương pháp nào, quyết định phương châm buôn bán (điều tra thị trường, chọn bạn hàng). Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn tham gia kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. Nghiên cứu thị trường đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, phải trả lời được các câu hỏi quan trọng sau đây: -Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp? -Khả năng số lượng xuất khẩu được bao nhiêu? -Sản phẩm cần có những thích ứng gì trước đòi hỏi của thị trường đó? -Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp? Thương nhân trong giao dịch là ai? Phương thức giao dịch xuất khẩu? Nội dung nghiên cứu thị trường bao gồm một số vấn đề sau 2.2.1.1.Phân tích các điều kiện của thị trường xuất khẩu Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xác định và phân tích cẩn thận các điều kiện sau: -Điều kiện về quy chế và pháp lý: +Quy chế về giá cả; +Quy chế về những hoạt động thương mại; +Hóa đơn Hải quan hoặc hóa đơn lãnh sự; +Kiểm soát hối đoái; +Chuyển tiền về nước; +Hạn ngạch; +Giấy phép xuất khẩu; +Giấy chứng nhận y tế, chứng nhận phẩm chất v.v... những điều ghi chú riêng trên sản phẩm v.v... -Điều kiện về tài chính +Thuế quan; +Chi phí vận chuyển; +Bảo hiểm vận chuyển; +Bảo hiểm tín dụng; +Chi phí có thể về thư tín dụng; +Cấp vốn cho xuất khẩu; +Thay đổi tỷ lệ hối đoái; +Giá thành xuất khẩu; +Hoa hồng cho các trung gian... -Điều kiện về kỹ thuật +Vận chuyển: kích thước, trọng lượng các kiện hàng; +Lưu kho: vấn đề khí hậu và các vấn đề khác; +Tiêu chuẩn sản phẩm; +Khả năng sản xuất của doanh nghiệp. -Điều kiện về con người, về tâm lý +Khả năng trình độ và đào tạo nhân viên; +Trình độ ngoại ngữ; +Những cách sử dụng và thói quen tiêu dùng; +Những điều cấm kỵ về xã hội và văn hóa; +Vấn đề an ninh; +Liên kết không tốt giữa các bộ phận trong nội bộ. 2.2.1.2. Nghiên cứu về giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới Giá cả hàng hóa trên thị trường phản ánh quan hệ cung- cầu hàng hóa trên thị trường thế giới. Và nó có ảnh hưởng đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hóa nhất định trên thị trường thế giới. Giá đó được dùng trong giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, có thể coi những giá sau đây là giá quốc tế. -Đối với những hàng hóa không có trung tâm giao dịch truyền thống trên thế giới, thì có thể lấy giá của những nước xuất khẩu hoặc những nước nhập khẩu chủ yếu biểu thị bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. -Đối với những hàng hóa thuộc đối tượng buôn bán ở các sở giao dịch (cao su thiên nhiên, kim loại màu) hoặc ở các trung tâm bán đấu giá (chè, thuốc lá...), thì có thể tham khảo giá ở các trung tâm giao dịch đó. -Đối với máy móc thiết bị rất đa dạng, việc xác định giá cả quốc tế tương đối khó. Vì vậy, trong thực tế chủ yếu căn cứ vào giá cả các hãng sản xuất và mức cung trên thị trường. 2.2.1.3. Dự đoán xu hướng biến động giá cả Để có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cả của loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới, phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường hàng hóa đó, đồng thời đánh giá chính xác các nhân tố tác động tới xu hướng biến đổi giá cả. Có nhiều nhân tố tác động đến giá cả hàng hóa trên thế giới và có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Có thể nêu ra một số nhân tố chủ yếu là: -Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế. -Nhân tố lũng đoạn và giá cả: có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành và biến động giá cả. -Nhân tố cạnh tranh: có thể làm cho giá cả biến động theo các xu hướng khác nhau. 2.2.1.4. Lựa chọn thị trường xuất khẩu Trước hết, cần xác định những tiêu chuẩn mà các thị trường phải đáp ứng được đối với việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn chung -Về chính trị -Về địa lý -Về kinh tế -Về kỹ thuật -Biện pháp bảo hộ mậu dịch -Tình hình tiền tệ Tiêu chuẩn về thương mại -Phần của sản xuất nội địa; -Sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường; -Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn. Những tiêu chuẩn trên phải được cân nhắc, điều chỉnh tùy theo mức quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp. 2.2.2. Lựa chọn đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch 2.2.2.1. Lựa chọn đối tượng giao dịch Trong kinh doanh xuất khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hay tổ chức có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Xét về tính chất và mục đích hoạt động, khách hàng trong kinh doanh xuất khẩu có thể được chia làm ba loại: -Các hãng hay công ty. -Các tập đoàn kinh doanh. -Các cơ quan nhà nước. Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề sau: -Tình hình kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng mua hàng thường xuyên của hãng. -Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. -Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng giành lấy độc quyền về hàng hóa. -Uy tín của bạn hàng. Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch, tốt nhất là nên lựa chọn đối tác trực tiếp, tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm. 2.2.2.2. Các phương thức giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa Trên thị trường thế giới, đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào mặt hàng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch phù hợp, chủ yếu là các phương thức sau đây: -Giao dịch trực tiếp. -Giao dịch qua trung gian. -Phương thức buôn bán đối lưu. -Đấu giá quốc tế. -Đấu thầu quốc tế. -Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa. -Giao dịch tại hội chợ và triển lãm. -Phương thức kinh doanh tái xuất khẩu. 2.2.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu 2.2.3.1.Chuẩn bị ký kết hợp đồng Trước khi ký kết hợp đồng, phải chuẩn bị một số nội dung sau đây: -Nghiên cứu tình hình thị trường các nước và khu vực cũng như thị trường của mặt hàng dự định xuất nhập khẩu. Nếu là thị trường mới, mặt hàng lần đầu tiên tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu phải chuẩn bị từ đầu và phải nắm chắc thị trường mới đàn phán. -Tìm hình thức và biện pháp phù hợp để chuẩn bị đàm phán giao dịch. -Xác định hướng nhằm mục đích thu được hiệu quả tối đa. -Đàm phán giao dịch để ký hợp đồng. -Khi thực hiện hợp đồng, tranh thủ điều kiện hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. -Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ, kiểm tra và làm các thủ tục khi cần phải khiếu nại. Nếu bị khiếu nại phải bình tĩnh giải quyết để đạt chi phí tối thiểu. 2.2.3.2. Phương thức ký kết hợp đồng Việc ký kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng một số cách sau đây: -Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua- bán (một văn bản). -Người mua xác định nhận thư chào hàng cố định của người bán (bằng văn bản). -Người bán xác nhận (bằng văn bản) là người mua đã đồng ý với các điều khoản của thư chào hàng tự do, nếu người mua viết đúng thủ tục cần thiết và gửi trong thời hạn quy định cho người bán. -Người bán xác nhận (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua. Trường hợp này hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản, đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán. -Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thỏa thuận trước đây giữa các bên (nêu rõ các điều khoản đã thỏa thuận). Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp được các bên ký vào hợp đồng. Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ trong hợp đồng. Hợp đồng được coi như ký kết chỉ khi những người tham gia ký có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếu không hợp đồng không được công nhận là một văn bản có cơ sở pháp lý. 2.2.4. Thực hiện hợp đồng: Sau khi ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Tất cả các sai sót là cơ sở phát sinh khiếu nại. Phải yêu cầu đối phương thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng. Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước theo sơ đồ sau: Hình 2: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu Kiểm tra L/C Chuẩn bị hàng xuất khẩu Xin giấy phép (nếu có) Ký kết hợp đồng xuất khẩu Thuê tàu (nếu có) Mua bảo hiểm (nếu được) Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Thủ tục hải quan Xử lý tranh chấp (nếu có) Giao hàng cho tàu Thủ tục thanh toán Khi nghiên cứu trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu cần lưu ý: -Tùy thuộc vào từng hợp đồng mà cán bộ xuất nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ khác nhau. Trình tự thực hiện các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 55.doc
Tài liệu liên quan