MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2
1. Những lý luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư 2
1.1. Khái niệm về XTĐT 2
1.2. Vai trò hoạt động xúc tiến đầu tư 3
1.3. Mô hình và cơ cấu tổ chức của công tác xúc tiến đầu tư 4
1.3.1. Mô hình công tác XTĐT 4
1.3.2. Cơ cấu tổ chức 4
1.4. Nội dung hoạt động XTĐT 5
1.4.1. Xây dựng chiến lược về XTĐT 6
1.4.2. Xây dựng hình ảnh 8
1.4.3. Xây dựng quan hệ 10
1.4.4. Lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư 11
1.4.5. Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư 12
1.4.6. Đánh giá và giám sát công tác xúc tiến đầu tư 13
1.5. Các công cụ chính của hoạt động xúc tiến đầu tư 14
1.5.1. Quan hệ cộng đồng 15
1.5.2. Quảng cáo 16
1.5.3. Tham gia triển lãm 17
1.5.4. Tổ chức tham gia vận động đầu tư 17
1.5.5. Tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư 18
1.5.6. Sử dụng hệ thống Internet và thư điện tử 19
1.5.7. Sử dụng thư trực tiếp 20
1.6. Trình tự thực hiện các hoạt động XTĐT 21
1.6.1. Gửi thư trực tiếp 22
1.6.2. Gọi điện 22
1.6.3. Bài thuyết trình 22
1.6.4. Thăm thực địa 22
1.6.5. Những hoạt động sau chuyến thăm quan 23
1.6.6. Quyết định đầu tư 23
1.6.7. Hỗ trợ nhà đầu triển khai 23
2. Cơ quan thực thi chính sách XTĐT các cấp ở Việt Nam 24
2.1. Cục đầu tư nước ngoài 24
2.2. Trung tâm Xúc tiến đầu tư ba miền và Trung tâm Xúc tiến đầu tư cấp địa phương 24
2.3. Các cơ quan thực thi chính sách XTĐT khác 25
3. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động XTĐT thu hút FDI 26
3.1. Khái niệm FDI và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 26
3.2. Vai trò của FDI tới nước nhận đầu tư 27
3.3. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động XTĐT thu hút FDI 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG 30
1. Vài nét về tỉnh Hải Dương 30
1.1. Đặc điểm tự nhiên 30
1.2. Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh Hải Dương 31
1.3. Tài nguyên thiên nhiên 31
1.4. Dân số và lao động 33
1.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng 34
1.6. Tình hình kinh tế, xã hội 36
1.7. Giới thiệu về các khu công nghiệp 39
2. Tình hình thu hút vốn FDI và sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn FDI vào Hải Dương 43
2.1. Tình hình thu hút vốn FDI 43
2.1.1. Tổng quan tình hình thu hút vốn FDI tại Hải Dương 43
2.1.2. Tình hình thu hút FDI theo đối tác đầu tư 46
2.1.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư 48
2.1.4. Tình hình thu hút FDI phân theo ngành 49
2.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác XTĐT nhằm thu hút FDI vào Hải Dương 53
2.2.1. Tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài 53
2.2.2. Thu hút vốn và phát huy lợi thế của tỉnh 54
2.2.3. Tạo việc làm, tăng thu ngân sách 55
3. Thực trạng công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương 57
3.1. Khái quát về Trung tâm XTĐT tỉnh Hải Dương 57
3.2. Nội dung xúc tiến đầu tư 58
3.2.1. Chiến lược, chương trình XTĐT của tỉnh Hải Dương 58
3.2.2. Xây dựng hình ảnh 59
3.2.3. Xây dựng quan hệ đối tác và vận động đầu tư 59
3.2.4. Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư 60
3.2.5. Đánh giá và giám sát công tác xúc tiến đầu tư 62
3.2. Công cụ xúc tiến đầu tư 63
3.3. Trình tự xúc tiến đầu tư 64
4. Đánh giá hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương 65
4.1. Những kết quả đạt được 65
4.2. Hạn chế và các nguyên nhân tồn tại 68
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XTĐT NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO HẢI DƯƠNG 74
1. Phương hướng hoạt động XTĐT 74
2. Mô hình SWOT trong hoạt động XTĐT của tỉnh Hải Dương 75
3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương 78
3.1. Cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ XTĐT 79
3.2. Khắc phục hạn chế về tài chính trong công tác xúc tiến đầu tư 79
3.3. Sẵn sàng về quy hoạch sử dụng đất 80
3.4. Tăng cường hoạt động tiếp thị địa phương 80
3.5. Nâng cao chất lượng tài liệu giới thiệu 83
3.6. X ây dựng và nâng cao chất lượng chiến lược xúc tiến đầu tư 86
3.7. Thường xuyên giám sát và đánh giá các hoạt động và các kết quả đạt được 88
4. Một số kiến nghị 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2874 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óng với cả nước và thế giới.
Hệ thống tín dụng ngân hàng:
Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh.
Hệ thống thương mại khách sạn:
Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu mối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng.
Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.
Cơ sở y tế:
Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường. Bình quan 10000 dân có 4 bác sỹ, 21 giường bệnh. Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: Máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp…
Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một được nâng cấp hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương.
Tình hình kinh tế, xã hội
Kinh tế:
Về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 10,8%/ năm giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình quân GDP là 11,5%/năm trở lên.
Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm - ngư nghiệp phù hợp với xu thế chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương
Đơn vị: %
Ngành
2003
2004
2006
Kế hoạch 2010
Nông – lâm - ngư nghiệp
30,0
28,5
26,9
19
Công nghiêp – xây dựng
41,5
42,3
43,7
48
Dịch vụ
28,5
29,2
29,4
33
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Hoạt động đầu tư:
Tỉnh Hải Dương chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN) tập trung của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 10 KCN với tổng diện tích trên 1.957 ha. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tỉnh đã quy hoạch 33 CCN nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, điện, thông tin liên lạc…trên địa bàn các huyện trong tỉnh.
Trong vài năm trở lại đây, tình hình đầu tư của tỉnh Hải Dương đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đến ngày 30/09/2008, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có gần 2.800 doanh nghiệp trong nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký gần 18.000 tỷ đồng; có 187 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 21 Quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 2 tỷ 174 triệu USD, đứng trong tốp các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của các Doanh nghiệp FDI đến nay tại địa bàn ước tính đạt 1.003 triệu USD. Có 106 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 59.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.
Hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những năm qua có tiến bộ cả về mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2001-2006 xuất khẩu hàng hoá có tốc độ tăng khá, bình quân gần 20%/năm nhưng quy mô kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, đạt giá trị 224,4 triệu USD (2006). Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến, trong đó các sản phẩm giầy dép, may mặc, bánh kẹo, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm có khối lượng lớn (hàng dệt may chiếm 29,5% kim ngạch, giầy dép chiếm 28,6%). Thị trường xuất khẩu từng bước phát triển ra nhiều châu lục như Châu Á khoảng 60-70%, Châu Âu 30% và đang từng bước vào các thị trường khác như Bắc Mỹ và một số khu vực khác.
Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, chủ yếu là vật tư, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất. Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất là do một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Với những thành tựu đạt được từ phát triển kinh tế đã đem lại nguồn thu cho tỉnh nhà, tổng thu ngân sách là 2.317 tỷ VNĐ (2008).
1.7. Giới thiệu về các khu công nghiệp
Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực và đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” và Nghị Quyết Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2001 – 2005, tỉnh Hải Dương đặc biệt quan tâm tới giải pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Đặc biệt là các biện pháp thu hút đầu tư phát triển các KCN, CCN. Theo đó, việc hình thành và phát triển các KCN để tổ chức lại nền sản xuât, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là biện pháp thực hiện chủ trương trên, đẩy nhanh CNH – HĐH. Vì vậy, việc hình thành các KCN trong không gian lãnh thổ kinh tế trên phạm vi cả nước nói chung và phạm vi địa phương, tỉnh Hải Dương nói riêng là một tất yếu.
KCN có thể được hiểu là một khu vực có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp (cả bên trong và bên ngoài hàng rào KCN, gồm cả cơ sở hạ tầng kinh tế và các cơ sở hạ tầng xã hội). KCN là khu vực có điều kiện để tập trung các cơ sở công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định. Nếu kết hợp với hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo cung cấp dịch vụ cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp (cấp phép, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ đào tạo…) các KCN sẽ có điều kiện phát huy ưu thế của mình, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại mỗi địa phương cũng như cả nước.
Các KCN đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Chính sự phát triển các KCN cũng đã thúc đẩy việc phát triển các khu đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội chung. Nhằm phát triển công nghiệp, tỉnh Hải Dương đã sớm có chủ trương quy hoạch phát triển các vùng công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu và quy hoạch phát triển đồng bộ các KCN quản lý theo Nghi định 36/CP của Chính phủ. Hải Dương đã xây dựng và phê duyệt Đề án “Xây dựng hạ tầng các KCN để thu hút đầu tư giai đoạn 2001-2005”. Đồng thời thành lập và giao cho Ban quản lý các KCN tỉnh làm đầu mối để triển khai thực hiện đề án. Ban đầu là xây dựng quy hoạch và khuyến khích ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN. Tiếp đó là khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất trong các KCN.
Hiện tại, tỉnh Hải Dương có 8 KCN trong, với diện tích khoảng 1.642 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch xây dựng nhà máy công nghiệp gần 1.100 ha.
Bảng 2.2: Các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
Tên
Tổng diện tích
Địa điểm
Ngành nghề thu hút
Số dự án đầu tư
Số vốn đăng ký
Diện tích đất cho thuê
Tỷ lệ lấp đầy
1. KCN Đại An
433 ha, xây dựng nhà máy 279,64 ha
Thành phố Hải Dương, thị trấn Lai Cách và Cẩm Giàng
Dệt may, giầy da và sản xuất hàng tiêu dùng; sản phẩm nông nghiệp; sản xuất phụ tùng và lắp ráp điện tử; sản xuất sành sứ thuỷ tinh; hàng thủ công mỹ nghệ;…
21 dự án
Trong đó có 20 dự án 100% vốn nước ngoài
222,59 triệu USD
76,795 ha
75,8% (giai đoạn I), 14% (giai đoạn II)
2. KCN Nam Sách
63,93 ha, đất xây dựng nhà máy 44,25 ha
Xã Ái Quốc, xã Nam Đồng, Huyện Nam Sách
Dệt may, giầy da, bao bì, giấy, chế biến nông lâm sản và các ngành nghề khác…
19 dự án trong đó có 15 dự án 100% vốn nước ngoài
201,64 triệu USD
47,821 ha
100%
3. KCN Phúc Điền
87 ha, đất xây dựng nhà máy 58,74 ha
Xã Cẩm Phúc, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng
Gia công, cơ khí, lắp ráp điện tử; dệt may và hàng tiêu dùng, chế biến sản phẩm nông nghiệp; sản xuất hàng thủ công truyền thống,…
25 dự án, trong đó có 23 dự án có vốn nước ngoài
181,45 triệu USD
58,51 ha
99,6%
4. KCN Việt Hoà Kenmark
46,4 ha, đất xây dựng nhà máy 30,99 ha
Xã Việt Hoà, TP Hải Dương
Điện tử, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và một số ngành nghề khác
6 dự án đều là dự án 100% vốn nước ngoài
127 triệu USD
8,5 ha
27, 4%
5. KCN Tàu Thuỷ -
Lai Vu
212,89 ha
6. KCN Tân Trường
199,3ha, đất xây dựng nhà máy 131,7 ha
Xã Tân Trường, xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng
Công nghệ cơ khí lắp ráp điện tử; chế biến nông, lâm sản; xây dựng vật liệu và sản xuất hàng tiêu dùng
1 dự án là dự án 100% vốn nước ngoài
299,86 triệu USD
45,95 ha
69,5%
7. KCN Phú Thái
72 ha, đất xây dựng nhà máy 245,47 ha
Thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành
Lắp ráp và chế tạo cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, các xí nghiệp dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng, da giày,…
8. KCN Cộng Hoà- Chí Linh
357 ha (giai đoạn I)
Huyện Chí Linh
Dự kiến thu hút các ngành nghề như công nghiệp điện tử, tin học, viễn thông, thiết bị điện, công nghệ lắp ráp ôtô xe máy, cơ khí chế tạo, sản xuất cao su…
Đang trong giai đoạn xây dựng
Tính cho tới thời điểm hiện nay, các KCN đã được xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra của tỉnh. Trong 8 KCN, có 7 KCN do nhà đầu tư trong nước xây dựng hạ tầng và 1 KCN do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng (KCN Việt Hoà – Kenmark). Tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đã thực hiện là 1.219 tỷ đồng, đạt 60% tổng vốn đầu tư dự kiến. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư hạ tầng trong nước.
Dự kiến trong thời gian tới các KCN sẽ sớm được xây dựng đồng bộ hạ tầng theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đã có 6 KCN cơ bản đầu tư xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật như KCN Nam Sách, Đại An (giai đoạn I), Phúc Điền, Việt Hoà – Kenmark, Tàu Thuỷ - Lai Vu, Tân Trường. Các KCN khác đang được khẩn trương xây dựng hạ tầng để thu hút đầu tư. Vừa xây dựng hạ tầng kỹ thuật vừa thu hút đầu tư, đến nay trong các KCN của tỉnh đã thu hút được 111 dự án đầu tư trong nước và ngoài nước, với số vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ 556 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện đến nay khoảng 500 triệu USD. Các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu là có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng công nghệ cao thuộc các tập đoàn đầu tư lớn của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ca-na-da, Ma-lai-xi-a, Pháp…Đến nay đã có 62 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, với giá trị sản xuất, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hằng năm khoảng 211 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 2 vạn lao động và đóng góp nguồn thu ngân sách địa phương hằng năm khoảng 3,5 triệu USD.
Ngoài ra, ngày 08/05/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 692/TTg-KTN về việc bổ sung các KCN của tỉnh Hải Dương vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung KCN Cẩm Điền – Lương Điền và KCN Lai Cách vào Danh mục các KCN ưu tiên thành lập mới đến 2015 và định hướng đến năm 2020. KCN Cẩm Điền – Lương Điền có diện tích quy hoạch 200 ha và KCN Lai Cách có quy hoạch 135 ha đều thuộc huyện Cẩm Giàng.
Việc hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh thực sự đã tạo động lực và môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tình hình thu hút vốn FDI và sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn FDI vào Hải Dương
Tình hình thu hút vốn FDI
2.1.1. Tổng quan tình hình thu hút vốn FDI tại Hải Dương
Năm 2008 tỉnh Hải Dương thu hút được 481,6 triệu USD vốn FDI (tương đương với lượng vốn FDI thu hút được năm 2007) trong đó:
+ Cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) mới cho 46 dự án với tổng số vốn đăng ký 345,3 triệu USD.
+ 27 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm là 136,3 triệu USD.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 200 dự án ĐTNN đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đăng ký 2.306,4 triệu USD trong đó có 95 dự án trong KCN, số vốn 1.425,2 triệu USD; ngoài KCN 105 dự án, số vốn 881,2 triệu USD. Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của các Doanh nghiệp FDI ước đạt 1.170 triệu USD, chiếm 50,7% tổng số vốn đầu tư đăng ký, cao hơn tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trung bình của cả nước 27,7%; trong đó tại các KCN tỷ lệ vốn thực hiện đạt 42,3%, ngoài KCN tỷ lệ này đạt 62,7%. Có 116 dự án đã đi vào hoạt động.
Nhìn chung các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương có quy mô tương đối nhỏ, đạt 11,52 triệu USD/dự án, cao hơn một chút so với mức trung bình của cả nước 9,1 triệu USD/dự án. Việc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh Hải Dương với các dự án quy mô nhỏ khác với xu hướng đầu tư nước ngoài, các công ty đầu tư ra nước ngoài thường tập trung với quy mô tương đối lớn để phát huy thế mạnh về vốn và công nghệ sản xuất và tận dụng lợi thế sản xuất nhờ quy mô.
Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, tỉnh đến hết tháng 3 năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương là 201 dự án với tổng vốn đăng ký 2314,72 triệu USD, vốn thực hiện 1215,7 triệu USD, đứng thứ 7 trong top 10 tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Biểu 2.1 dưới đây cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.
Biểu 2.1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương qua các năm
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
Ngay từ khi Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận Việt Nam, đã có rất nhiều TNCs xúc tiến việc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Hải Dương nói riêng. Luồng vốn đầu tư từ các TNCs đã tăng nhanh so với các nguồn vốn khác vào Hải Dương. Sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương càng trở nên vững chắc khi các bước phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước ngày càng được củng cố. Đến nay, Hải Dương đã thu hút được một số TNCs hàng đầu như Tập đoàn HITACHI (Nhật Bản), tập đoàn Ford, Sumidenso, Brother, UMC, IQLinks…Điều này cho thấy các chi nhánh TNCs quan tâm đến thị trường Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Theo số liệu thống kê cho thấy qua các năm 1995, 1996 nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng tương đối cao, do vậy, lượng vốn FDI hút vào tỉnh Hải Dương cũng tăng đột biến 156 triệu USD (1995), 286 triệu USD (1996). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 thì lượng vốn FDI vào Hải Dương bắt đầu suy giảm cho đến năm 2000 thì bắt đầu hồi phục và có xu hướng tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vốn đăng ký vào năm 2006 (654 triệu USD). Có được kết quả tăng nhanh vốn đăng ký là do những nỗ lực trong cải cách hành chính và sự ra đời của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (2005) đã làm cho môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Mặt khác, với những nỗ lực của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong nỗ lực chung của đất nước nhằm tăng cường thu hút lượng vốn FDI nhằm bổ sung cùng với nguồn vốn trong nước phát triển nền kinh tế trong nước.
2.1.2. Tình hình thu hút FDI theo đối tác đầu tư
Kể từ khi đổi mới thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính cho tới thời điểm hiện nay (hết tháng 3/2009) ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm khả năng đầu tư vào địa bàn tỉnh Hải Dương và đi đến quyết định đầu tư tại địa bàn tỉnh. Với mỗi một quốc gia có một đặc điểm, xu hướng đầu tư ra nược ngoài khác nhau. Dựa trên đặc điểm, xu hướng đó tỉnh cần lựa chọn những quốc gia, những công ty có trình độ công nghệ phù hợp với tình hình phát triển cũng như tiềm năng hiện có của tỉnh để tiến hành xúc tiến thu hút đầu tư. Ví dụ như các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin tập trung vào Công nghệ phần cứng - điện tử, chủ yếu đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ; đối với các dự án của Đài Loan thường về các ngành như may mặc, chế biến nông sản, rau quả xuất khẩu, thức ăn chăn nuôi, linh kiện điện tử. Đối với Nhật Bản, các dự án thường về sản xuất kinh doanh các loại linh kiện, bộ phận, chi tiết điện và điện tử dùng cho các thiết bị; các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử công nghệ cao. Đối với Hàn Quốc, các dự án thường về may mặc, linh kiện điện tử…Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp cho nên cần phải thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài thông thường ít khi lựa chọn ngành nông nghiệp để đầu tư vào đó vì đầu tư vào ngành này thường có nhiều rủi ro hơn đối với ngành công nghiệp và dịch vụ, cho nên hiện nay con số nhà đầu tư đầu tư vào ngành này vẫn còn rất hạn chế. Các nhà đầu tư đầu tư vào ngành nông nghiệp hiện nay có Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Bảng 2.3: Một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Hải Dương
(tính đến hết tháng 3/2009)
STT
Đối tác
Số dự án
Vốn đăng ký (triệu USD)
Quy mô vốn bình quân của 1 dự án (triệu USD)
Vốn thực hiện (triệu USD)
VTH/ VĐK (%)
1
Nhật Bản
34
660.984
19.44
171.711
25.98
2
Samoa
9
255.930
28.44
126.129
49.28
3
Singapore
4
18.5
4.625
6.38
34.49
4
Hoa Kỳ
5
143.2
28.64
84.5
59.00
5
Hàn Quốc
26
110.69
4.26
34.499
31.17
6
Trung Quốc
17
64.096
3.77
30.606
47.75
7
Đài Loan
44
501.761
11.04
170.6
34.00
8
Hồng Kông
12
75.25
6.72
25.67
34.11
9
Anh
6
28.98
4.83
10.841
37.41
10
Malaysia
4
19.7
4.925
5.97
30.30
11
Canada
4
26.1
6.525
8.894
34.08
Tổng FDI tại Hải Dương
201
2314.72
11.52
1215.7
52.52
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương
Bảng 2.3 trên đây thống kê tình hình đầu tư của các công ty của các quốc gia trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Theo đó, Đài Loan là quốc gia có số dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh nhiều nhất 44 dự án, đứng thứ hai là Nhật Bản với 34 dự án, đứng thứ ba là Hàn Quốc với 26 dự án. Tuy nhiên, quy mô vốn bình quân của 1 dự án tương đối nhỏ 11,04 triệu USD (Đài Loan), 19,44 triệu USD (Nhật Bản) và 4,26 triệu USD (Hàn Quốc) và tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký còn tương đối thấp. Bên cạnh đó, một số đối tác đầu tư nước ngoài như Samoa, Hoa Kỳ tuy có số dự án thấp hơn nhiều nhưng quy mô vốn bình quân của một dự án cao 28,44 triệu USD (Samoa), 28, 64 triệu USD (Hoa Kỳ) và đạt tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký cao 49,28% (Samoa) và 59% (Hoa Kỳ).
2.1.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư
Trong quá trình hoạt động các nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển đổi hình thức đầu tư của mình trong quá trình triển khai dự án đầu tư trực tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất đã góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Cho đến nay các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn thông qua 4 hình thức truyền thống: 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Biểu 2.2: Cơ cấu các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn bước đầu để tiến hành xây dựng nhà máy và tiến hành kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Liên doanh trước đây cũng là hình thức thường được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Đầu tư của Việt Nam ra đời cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau, phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn. Với hình thức này, sở hữu 100% vốn, họ có thể toàn quyền quyết định đầu tư kinh doanh mà không phụ thuộc vào các bên đối tác. Có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng này trong Biểu 2.2.
Nghiên cứu cơ cấu đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua nghiên cứu cơ cấu vốn đăng ký và vốn thực hiện theo ngành chúng ta có thể thấy được thực trạng khả năng thu hút FDI trong từng ngành, từng lĩnh vực của tỉnh.
2.1.4. Tình hình thu hút FDI phân theo ngành
Nếu như trước kia các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu đến lĩnh vực công nghiệp thì hiện nay họ lại quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ là một lĩnh vực khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam đối với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư có cơ hội lớn thâm nhập vào thị trường dịch vụ và gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tăng mạnh vốn đầu tư vào ngành dịch vụ (khách sạn, du lịch, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu điện,…). Dưới đây là biểu 2.3 thể hiện cơ cấu đầu tư trực tiếp tại tỉnh Hải Dương theo ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tính đến hết tháng 3/2009.
Biểu 2.3: Cơ cấu đầu tư trực tiếp tại Hải Dương theo ngành
(Tính đến hết tháng 3/ 2009)
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Tuy nhiên theo biểu 2.3, cơ cấu vốn thực hiện theo ngành vẫn duy trì tỷ trọng cao của ngành công nghiệp. Quan sát biểu trên, cũng có thể thấy một vài câu hỏi đặt ra, đó là sự chênh lệch quá lớn giữa cơ cấu vốn đăng ký thì các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ áp đảo, còn cơ cấu vốn thực hiện thì vị trí này lại thuộc về các dự án công nghiệp và xây dựng. Điều này xảy ra là do tỷ lệ thực hiện của các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thực hiện của các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cũng như lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp. Sở dĩ tỷ lệ thực hiện của dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ thấp như vậy là do đây là một lĩnh vực thu hút đầu tư mới mẻ. So với các lĩnh vực thu hút đầu tư truyền thống thì đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ có nhiều điểm mới mẻ hơn với các nhà đầu tư và bởi vậy quá trình thực hiện thủ tục để triển khai dự án sau cấp phép gặp nhiều bỡ ngỡ và vướng mắc hơn. Trong khi đầu tư vào lĩnh vực truyền thống đã có nhiều dự án đầu tư, các nhà đầu tư có nhiều thông tin, hiểu biết kinh nghiệm hơn trong việc triển khai dự án sau cấp phép thì đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề mới mẻ.
Điều này cho thấy một thực trạng cần quan tâm trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới là mở cửa thông thoáng lĩnh vực dịch vụ và làm tốt công tác xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này.
Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp, tuy nhiên, con số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này vẫn là một con số hạn chế. Số nhà đầu tư vào ngành nông nghiệp vẫn còn rất ít so với tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này cũng không nhiều.
Bảng 2.4: Các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp
(tính đến hết tháng 3/2009)
STT
Tên dự án
Vốn đầu tư (triệu USD)
Nước đầu tư
Mặt hàng sản xuất
1
Công ty PTNN Việt Hưng
3,85
Đài Loan
Chế biến nông sản
2
Công ty TNHH Yamazaki
0,5
VN + Nhật Bản
Rau quả, trồng măng
3
Công ty TNHH thực phẩm tin tin
1,5
Trung Quốc
SXKD nước uống từ sản phẩm nông nghiệp, nước tinh khiết, nước có ga.
4
Công ty TNHH Nam Tiến
3,1
Trung Quốc
SX các sản phẩm từ rau quả tươi
5
Công ty TNHH gia công chế biến rau quả Vạn Phúc
0,428
Trung Quốc
Rau quả, nông lâm thủy sản và các loại thịt
6
Công ty Châu Á – Thái Bình Dương
3,95
Đài Loan
Chế biến nông sản
7
Công ty TNHH Vạn Đắc Phúc
3
Đài Loan
Chế biến nông sản
8
Công ty TNHH Cẩm Thái Hưng
12
Đài Loan
SX hàng nông sản, lâm sản
9
Công ty TNHH Vân Bỉnh
1,3
Đài Loan
Xúc xích, lạp sường
10
Công ty TNHH Hae Woo Vina Co.Ltd
2
Hàn Quốc
SXKD hàng nông sản
11
Công ty TNHH CBNS XK Thái Dương
1
VN + Đài Loan
Chế biến nông sản
Tổng vốn đầu tư (Triệu USD)
21,828
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
Bảng 2.4 trên cho thấy hiện nay trên địa bàn Hải Dương mới thu hút được 11dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 21, 828 triệu USD, so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì đây là một con số bé nhỏ. Mặt hàng sản xuất của các dự án này chủ yếu là sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, lâm sản, rau quả. Điều này cho thấy cần tăng cường hơn nữa khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, từ giữa năm 2008 số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đến Hải Dương để khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư giảm rõ rệt; các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư quy mô còn nhỏ, chưa có bước đột phá trong việc thu hút các dự án có quy mô vốn lớn và công nghệ cao.
Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác XTĐT nhằm thu hút FDI vào Hải Dương
Trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, cùng với việc học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động XTĐT. Công tác XTĐT trong thời gian qua đã có những đóng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21651.doc