Chuyên đề Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3

1. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động XTĐT và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng. 3

1.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng. 3

1.2 Các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 11

1.2.1 Môi trường tự nhiên. 11

1.2.2 Môi trường pháp lý 15

1.2.3 Dân số, lao động tại Hải Phòng. 16

1.2.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 17

1.2.5 Tình hình kinh tế- xã hội. 21

2. Thực trạng công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Phòng 24

2.1 Cơ quan XTĐT thành phố Hải Phòng. 24

2.1.1 Quá trình hình thành 24

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 26

2.2 Nội dung XTĐT nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng. 27

2.2.1 Xây dựng chiến lược, chương trình XTĐT của thành phố Hải Phòng 28

2.2.2 Xây dựng các mối quan hệ đối tác hiệu quả. 33

2.2.3 Xây dựng hình ảnh thành phố Hải Phòng trong mắt các nhà đầu tư . 38

2.2.4 Tiến hành vận động đầu tư 46

2.2.5 Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư 51

2.2.6 Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả XTĐT. 55

3. Đánh giá về kết quả và hiệu quả của hoạt động XTĐT nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 57

3.1 Một số kết quả đã đạt được 57

3.1.1 Kết quả đạt được 57

3.1.2 Các kết quả cụ thể 60

3.1.3 Nguyên nhân làm lên thành công của hoạt động XTĐT 68

3.2 Một số hạn chế trong công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 69

3.2.1 Một số hạn chế. 69

3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 72

CHƯƠNG II- GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 74

1. Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI và hoạt động XTĐT của thành phố Hải Phòng 74

1.1 Phương hướng, mục tiêu thu hút FDI đến năm 2020 74

1.2 Phương hướng, mục tiêu hoạt động XTĐT của thành phố Hải Phòng 78

2. Mô hình SWOT trong hoạt động XTĐT tại thành phố Hải Phòng 80

3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 82

3.1 Nâng cao chất lượng chiến lược XTĐT 82

3.2 Nâng cao chất lượng các công cụ XTĐT. 86

3.3 Tăng cường hoạt động Marketing( tiếp thị) địa phương 89

3.4 Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố. 92

3.5 Đảm bảo các vấn đề về quy hoạch 95

3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác XTĐT. 96

3.7 Thường xuyên giám sát và đáng giá các hoạt động và các kết quả đạt được trong công tác XTĐT 98

3.8 Khắc phục hạn chế về tài chính 99

4. Một số kiến nghị 101

KẾT LUẬN 103

 

 

doc126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng các bước cụ thể cho chiến dịch vận động đầu tư. Cụ thể gồm 3 việc chính như sau: Xây dựng kế hoạch marketing về những vấn đề trọng tâm của cuộc vận động, các mục tiêu cụ thể và các kế hoạch cụ thể. Gửi thư trực tiếp cho các nhà đầu tư tiềm năng, lá thư phải chứa đựng đầy đủ các thông tin để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng nhưng vẫn đảm bảo cô đọng và súc tích. Thuyết trình tại công ty cho để thuyết phục các nhà đầu tư về cơ hội đầu tư tại thành phố. Bài thuyết trình phải đảm bảo có sức lôi cuốn, sinh động và tập trung được sự chú ý của các nhà đầu tư. Bảng 1.15: Một số buổi thuyết trình tại các công ty Tên buổi thuyết trình Địa điểm Thời gian Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty POSCO 2005 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty JH COS 2005 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH Showa Gloves 2006 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH Korg 2006 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH Sunwood Vina 2006 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH Kian Joo Canpack 2007 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH Seibi Semiconductor 2007 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH Acrylic Idea Factory East 2008 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH YAZAKI 2008 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH MASUOKA 2008 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH Tohuku Pioneer 2009 Hải Phòng- điểm đến của các nhà đầu tư Công ty TNHH Maiko 2009 (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Thứ ba, tạo ra các hướng vận động mới thông qua các hoạt động XTĐT như tham gia các cuộc triển lãm được tổ chức trong và ngoài nước ( bảng 1.9), tố chức các cuộc hội thảo về đầu tư là nơi gặp gỡ giữa các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước, các nhà đầu tư đã từng đầu tư hoặc đang tiến hành đầu tư tại thành phố, một cuộc hội thảo chuyên sâu vào một lĩnh vực đang kêu gọi đầu tư là một cách làm hiệu quả để tạo ra các đầu mối vận động đầu tư mới; tổ chức các đoàn vận động đầu tư giới thiệu cho các nhà đầu tư tiềm năng những cơ hội đầu tư của thành phố ( Bảng 1.10 và bảng 1.11). 2.2.5 Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư Không chỉ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trước và trong quá trình triển khai dự án đầu tư mà các cơ quan XTĐT cần phải có dịch vụ hỗ trợ thuận lợi sau khi đầu tư. Khi các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư thì không có nghĩa là mọi nhiệm vụ của cơ quan xúc tiến đã chấm dứt. Thực ra đó mới chỉ là bắt đầu- sự bắt đầu công việc hỗ trợ một cách có bài bản và lâu dài. Vấn đề này rất quan trọng để bảo đảm rằng khi một nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, quá trính đầu tư của họ sẽ diễn ra thuận lợi nhất có thể. Chỉ có như vậy thành phố mới có thể giữ chân các nhà đầu tư, giúp họ thực sự an tâm và hài lòng về quyết định đầu tư của mình và tiếp tục có kế hoạch tái đầu tư hoặc mở rộng sản xuất trong tương lai và đồng thời giúp các nhà đầu tư mới an tâm hơn khi đầu tư vào thành phố bởi họ tin tưởng rằng họ sẽ được hỗ trợ nhiệt tình và chu đáo như các nhà đầu tư trước đó. Hơn thế nữa, nó tạo ra mối quan hệ khăng khít cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư với cơ quan xúc tiến của thành phố Hiện nay, cơ quan XTĐT Hải Phòng đã phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư từ việc tổ chức các cuộc đi thăm thực địa miễn phí, cũng như trong công tác cấp giấp phép kinh doanh, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ sau cấp phép...Cụ thể như sau: Tổ chức các cuộc đối thoại với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn theo từng nhóm vấn đề như: đất đai (đền bù giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), hạ tầng kỹ thuật cung cấp cho doanh nghiệp (điện, nước, bưu chính viễn thông, đường gom…), lao động (hỗ trợ đào tạo, chính sách cho người lao động, giải quyết đình công tự phát…), thuế, hải quan… Bảng 1.16: Một số cuộc đối thoại với các doanh nghiệp FDI của cơ quan XTĐT thành phố Hải Phòng STT Địa điểm tổ chức Thời gian 1 Sở Kế hoạch- Đầu tư Hải Phòng Feb-05 2 Khách Sạn Tray Jun-05 3 Khách Sạn Tray Mar-06 4 Khách Sạn quân đội Sep-06 5 Nhà hát lớn Apr-07 6 Khách sạn Hàng Hải Aug-08 7 Khách sạn Tray Nov-08 (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Tố chức các chuyến đi thăm thực địa miễn phí khi các nhà đầu tư có nhu cầu (bao gồm: lên kế hoạch thăm, thu xếp chuyến thăm và chuẩn bị tài liệu hỗ trợ) để giới thiệu cụ thể cho các nhà đầu tư về địa điểm triển khai dự án. Bảng 1.17: Các chuyến thăm thực địa trong các năm 2005- 2008 (Đơn vị: Chuyến) Năm 2005 2006 2007 2008 Số chuyến thăm thực địa đã được tổ chức 23 37 89 112 (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Đối với những dự án đầu tư có quy mô lớn và mục tiêu hoạt động thuộc lĩnh vực thành phố đặc biệt cần kêu gọi đầu tư, cần thành lập tổ công tác hoặc cán bộ theo dõi chuyên trách hỗ trợ nhà đầu tư trong suốt quá trình từ khi khảo sát, lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đến triển khai hoạt động. Bảng 1.18: Các dự án quan trọng của thành phố năm 2008 STT Tên dự án Tổng vốn đầu tư ( triệu USD) 1 Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng 1200 2 Dự án xây dựng cầu Đình Vũ- Cát Hải 1130 3 Dự án xây dựng cảng biển quốc tế Hải Phòng 1740 4 Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo sân bay Cát Bi 100 5 Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 132 6 Dựa án xây dựng khu công nghiệp Đình Vũ- Cát Hải 1310 (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Tập trung cao độ cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho một số khu, cụm công nghiệp có tính khả thi cao. Hỗ trợ, hướng dẫn quá trình cấp phép đầu tư hỗ trợ cho hoạt động đầu tư được triển khai một cách nhanh chóng, thuận lợi; tránh tình trạng gây kéo dài thời gian, gây khó khăn trong khâu cấp phép cũng như các vấn đề nảy sinh khác sau cấp phép như: xin giấy phép lao động, xin giấy phép cư trú, hải quan, giấy phép xây dựng, chế độ thuế… Cụ thể, thời gian thực hiện cấp đăng ký kinh doanh đã được rút ngắn 50% so với qui định, góp phần giảm thời gian thực hiện thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp từ 45 ngày xuống còn 15 ngày giảm bớt các thủ tục hành chình rườm rà. Cụ thể như sau: Lĩnh vực Đăng ký kinh doanh: 57 thủ tục hành chính (thành lập và hoạt động Doanh nghiệp 40 thủ tục hành chính, thành lập và hoạt động Hợp tác xã: 17 thủ tục hành chính). Lĩnh vực đầu tư: 15 thủ tục hành chính Lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn Ngân sách nha nước: 6 thủ tục hành chính Lĩnh vực đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 2 thủ tục hành chính. Lĩnh vực đấu thầu: 01 Thủ tục hành chính Tóm lại, về các dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư, từ khi Luật đầu tư 2005 có hiệu lực, thành phố quán triệt tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Luật bãi bỏ các ưu đãi về vấn đề giải phóng mặt bằng, thuế, phí lệ phí… mà áp dụng theo Luật chung, điều này tạo ra một hành lang pháp lý chung cho tất cả các nhà đầu tư. Tuy nhiên, với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và yêu nghề, cơ quan xúc tiến luôn sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin họ cần thiết cũng như giải đáp các thắc mắc của họ mà không thu bất kỳ một khoản phí dịch vụ nào, tổ chức cho họ đi thăm, khảo sát thực địa cũng như hướng dẫn cụ thể các thủ tục cần tiến hành để triển khai dự án. Chính thái độ nhiệt tình của các chuyên viên xúc tiến đầu tư khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư vào một môi trường đầu tư hoàn toàn xa lạ. Chúng ta có thể tóm tắt các hoạt động XTĐT của thành phố thông qua mô hình sau: Đầu tư Chấp thuận đầu tư (2%) Các chuyến tham quan, khảo sát thực địa của các nhà đầu tư tiềm năng ( 3%) Tham quan và thuyết trình tại các công ty tiềm năng (10%) Đầu mối liên hệ được tạo ra thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư (100%) Có thể nhận thấy một thực tế rằng: theo mô hình tháp- chân tháp, từ các mối quan hệ được tạo ra thông qua quá trình XTĐT cho đến khi các nhà đầu tư quyết định đầu tư là một quá trình dài, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan XTĐT để thuyết phục và hỗ trợ quá trình ra quyết định cho các nhà đầu tư. Muốn thực hiện được điều đó, đòi hỏi cơ quan XTĐT thành phố phải biết kết hợp hài hòa các nội dung, các giai đoạn cũng như các công cụ XTĐT một cách hợp lý để có thể mang lại hiệu quả cao nhất, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến đầu tư tại thành phố. Thêm vào đó cần có sự giám sát, đánh giá thường xuyên của các cấp lãnh đạo trong quá trình quản lý hoạt động XTĐT để hoạt động này mang lại hiệu quả cao nhất. 2.2.6 Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả XTĐT. Để hoạt động XTĐT đem lại hiệu quả cao, ngoài sự nỗ lực của các nhân viên xúc tiến còn cần có sự giám sát, kiểm tra, đánh giá kịp thời của các cấp lãnh đạo để có sự điều chỉnh thường xuyên, phù hợp với tình hình mới và mục tiêu mới. Việc giám sát và đánh giá sẽ thu được những lợi ích quan trọng nếu được tiến hành một cách đều đặn, thường xuyên và liên tục. Nó tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT thành phố đạt được các mục tiêu sau: Theo dõi có tính hệ thống và đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu và kế hoạch đề ra của thành phố từ đó đưa ra các quyết định cụ thể cho các bước đi tiếp theo. Việc thu thập, tổng hợp số liệu và giám sát các hoạt động, các thông tin theo các báo cáo, biểu mẫu…sẽ rất hữu ích cho các nhà đầu tư cũng như cho các cấp lãnh của thành phố trong việc giám sát, kiểm tra Rút ra các bài học từ những sai lầm đã mắc phải để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm đem lại kết quả, hiệu quả cao hơn. Giúp các nhà lãnh đạo của cơ quan xúc tiến nắm bắt được tình hình hoạt động của đơn vị mình từ đó có những báo cáo, đề xuất cụ thể với cấp trên như bổ sung ngân sách tài trợ… Nhận thức được điều này, cơ quan XTĐT thành phố đã có những biện pháp cụ thể phục vụ quá trình giám sát, đánh giá. Tùy thuộc vào từng vấn đề mà mức độ thường xuyên của hoạt động giám sát, đánh giá là khác nhau. Tuy nhiên, các cấp lãnh đạo không thể giám sát, đánh giá tất cả các hoạt động của cơ quan một cách thường xuyên do sự hạn chế về thời gian và nguồn lực. Chính vì thế họ thường giám sát các vấn đề chính sau: Bảng 1.19: Các hoạt động giám sát và đánh giá của cơ quan XTĐT thành phố Hải Phòng STT Hoạt động Kết quả 1 Đánh giá, giám sát việc thực hiện các chức năng của cơ quan XTĐT ( VD: việc xây dựng hình ảnh thành phố, thiết lập các mối quan hệ đối tác, hỗ trợ các nhà đầu tư) Các báo cáo theo tuần, tháng, quý và cả năm 2 Đánh giá, giám sát việc sử dụng nguồn ngân sách hạn chế của cơ quan xúc tiến Các báo cáo, bản kế hoạch chi tiết về các khoản thu chi, xin xét duyệt về việc sử dụng ngân sách cho các hoạt động XT 3 Đánh giá, giám sát các kết quả hoạt động của cơ quan xúc tiến Báo cáo tháng, quý, năm với các chỉ tiêu về tình hình thu hút đầu tư, số dự án đầu tư mới, đầu tư bổ sung… (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Có thể nói, giám sát đánh giá các hoạt động của cơ quan XTĐT cũng như các kết quả đạt được trong công tác xúc tiến là cô cùng cần thiết. Nó quyết định một phần hiệu quả của công tác xúc tiến và đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các hoạt động của cơ quan xúc tiến. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức được rằng hoạt động giám sát, đánh giá không thể thu được kết quả như mong đợi nếu không được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.Cụ thể trong thời gian vừa qua, bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác đánh giá, giám sát trong cơ quan XTĐT thành phố Hải Phòng còn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể như sau: Tình trạng nộp báo cáo chậm, thông tin thiếu chính xác vẫn còn xảy ra. Bệnh “thành tích” vẫn là căn bệnh nan giải trong các báo cáo được nộp. Các cơ quan quản lý vẫn chưa thực sự theo sát thực tế mà vẫn quản lý chủ yếu dựa vào các báo cáo từ cấp dưới đưa lên. Các báo cáo đôi khi còn mang tính chung chung, đôi khi không nhất quán giữa các bộ phận và các tài liệu khác nhau. Tóm lại, hoạt động giám sát, đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong cá hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3. Đánh giá về kết quả và hiệu quả của hoạt động XTĐT nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 3.1 Một số kết quả đã đạt được 3.1.1 Kết quả đạt được Công tác xúc tiến đầu tư thời gian qua đã được lãnh đạo thành phố quan tâm trên một số lĩnh vực và đã mang lại những kết quả khả quan: - Thứ nhất, từng bước cải thiện môi trường - đầu tư kinh doanh của thành phố theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư; tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng ngày càng tinh giản, gọn nhẹ. Từng bước nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian xử lý công việc của các phòng chuyên môn, đặc biệt là khâu Đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thời gian thực hiện cấp đăng ký kinh doanh đã được rút ngắn 50% so với qui định, góp phần giảm thời gian thực hiện thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp từ 45 ngày xuống còn 15 ngày giảm bớt các thủ tục hành chình rườm rà tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng triển khai dự án. - Thứ hai, đã quan tâm đến việc xây dựng các công cụ tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của thành phố cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước như: sách giới thiệu về thành phố bằng tiếng Anh, CD ROM giới thiệu thành phố (tiếng Anh và tiếng Việt) như “Hai Phong – destination of investment” hay các cuốn “Investment Data Sheet” được xuất bàn hàng năm, “Hai Phong- Sharing in success”( 2008), in các tờ rơi giới thiệu về tình hình và danh mục kêu gọi đầu tư vào Hải Phòng, Website giới thiệu môi trường đầu tư (tiếng Anh và tiếng Việt).Cuốn phim trên đĩa VCD giới thiệu về thành phố trong đó nhấn mạnh môi trường đầu tư, thương mại, du lịch, các nét văn hoá đặc trưng của Hải Phòng bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiến Nhật, tiếng Hàn và tiếng Trung Quốc. Quảng bá hình ảnh và kêu gọi đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo Viet Nam investment review..... - Thứ ba, thành phố đã tổ chức một số đoàn đi xúc tiến, vận động đầu tư, kinh doanh tại các thị trường tiềm năng tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia. Kết quả thu được là đã có nhiều dự án đầu tư, hợp đồng thương mại, du lịch đang được khảo sát, đàm phán. Trong số đó có một số đã đi đến ký kết các biên bản ghi nhớ như: Tập đoàn GE (Hoa Kỳ), Hiệp hội người Việt tại Vương quốc Anh, Tập đoàn Sembcope (Singapore), Tập đoàn Lion (Malaysia), Tập đoàn khu kinh tế mở Quảng Châu (Trung Quốc), Tập đoàn Hồng Hải, Hiệp hội bản mạch điện tử (Đài Loan), Tập đoàn Mibaek và Hyundai (Hàn Quốc) về giai đoạn 2 của dự án khu tổ hợp sông Giá ; tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ( xem phụ lục 2) - Thứ tư, hàng năm thành phố đã đứng ra tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch theo các chuyên đề như: Hải Phòng điểm đến của các nhà Đầu tư; tham gia triển lãm thu hút đầu tư do Bộ, các địa phương tổ chức. - Thứ năm, xây dựng được danh mục các dự án kêu gọi đầu tư 2007- 2010 tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm được những cơ hội đầu tư phù hợp với mục đích của mình, đi theo đúng định hướng chiến lược của thành phố ( phụ lục 1) - Thứ sáu, thành phố đã tiếp và làm việc với trên 600 đoàn khách. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Chương trình hỗ trợ kinh phí tư nhân Việt Nam tổ chức một số Hội thảo quốc tế về thu hút đầu tư vào Hải Phòng; phối hợp với Công ty LD phát triển KCN Đình Vũ tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp với Báo Hải Phòng tổ chức tọa đàm về môi trường đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu cải tiến cách thức làm việc và tiếp đón, hướng dẫn các nhà đầu tư. Xây dựng chuỗi quy trình thủ tục hoàn chỉnh về đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố. - Thứ bảy, các Sở, Ban ngành khác cũng tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến vào lĩnh vực hoạt động của mình và thu được kết quả đáng ghi nhận: Sở Thương mại tích cực đầu tư trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện đề án thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến đầu tư, tìm hiểu đối tác, định hướng thị trường thông qua kênh thông tin điện tử của Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại, qua Website Thương mại và ứng dụng thương mại điện tử và qua Trung tâm Thông tin Tư vấn và Đào tạo về thương mại. Sở Du lịch tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư vào hoạt động du lịch thông qua việc đầu tư in ấn các ấn phẩm, tập gấp, đĩa VCD karaoke trên nền các hình ảnh tuyến, điểm du lịch của Hải Phòng; thông qua việc phối hợp với các cơ quan truyền thông, phát thanh truyền hình xây dựng các chuyên tin, phóng sự về du lịch Hải Phòng; thông qua việc tổ chức các sự kiện tại nhiều điểm văn hoá- du lịch; tham dự hội chợ du lịch quốc tế. Sở Ngoại vụ tham mưu cho UBND TP triển khai các hoạt động nối lại quan hệ với các đối tác trước đây như: Seattle (Hoa Kỳ), thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với TP Brest (CH Pháp), Sanfransisco (Hoa Kỳ), Vancouver (Canada); triển khai nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 10 năm quan hệ kết nghĩa với thành phố Incheon (Hàn Quốc), tham mưu cho UBND TP ký kết văn bản tiếp tục hợp tác với TP Viêng Chăn (Lào) nhân kỷ niệm 45 năm thành lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ngày ký Hiệp ước quan hệ hữu nghị Việt- Lào; Tích cực tham gia các hoạt động văn hoá đối ngoại như: tổ chức cho đoàn Múa rối biểu diễn thành công tại Ixrael, tham gia triển lãm về bảo tàng tại TP Incheon (Hàn Quốc) với chủ đề “Hải Phòng, cửa ngõ của Việt Nam”, giao lưu biểu diễn của các đoàn nghệ thuật TP Nam Ninh, Macao (Trung Quốc), đoàn nghệ thuật múa Step Africa (Hoa Kỳ) tại Hải Phòng, góp phần làm sôi động các hoạt động đối ngoại tại thành phố, tạo hình ảnh đẹp về Hải Phòng, tạo tiền đề cho các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, du lịch …. 3.1.2 Các kết quả cụ thể Một trong những kết quả có thể nhìn thấy cụ thể và rõ nét nhất về hiệu quả và chất lượng hoạt động XTĐT thể hiện thông qua tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố. Có thể nói để có một Hải Phòng như ngày hôm nay, ngoài sự đóng góp của người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp FDI. Nguồn vốn FDI là một nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển của thành phố, bổ sung lượng vốn thiếu hụt. Đặc biệt trong xu hướng phát triển hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, một thành phố không thể phát triển hết tiềm năng của mình nếu tự cô lập mình ra khỏi phần còn lại của thế giới. “ Vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng”. nhận thưc được vai trò đó của nguồn vốn FDI, trong thời gian qua hoạt động XTĐT nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được một số thành tựu cụ thể đáng ghi nhận, đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của thành phố. Thứ nhất, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Phòng trong thời gian qua đã đạt được những thành công đáng ghi nhận đặc biệt là năm 2008- một năm đầy khởi sắc trong việc thu hút vốn FDI. Ta có thể có một cái nhìn tổng quan về tình hình thu hút FDI từ năm 1989 đến 9 tháng đầu năm 20009 qua bảng số liệu sau: Bảng 1.20: Tình hình thu hút vốn FDI Đơn vị: 1000 USD Năm Số dự án cấp mới Tổng vốn đầu tư cấp mới Số dự án ĐC tăng vốn Tổng vốn đầu tư ĐC tăng vốn Tổng vốn đầu tư cấp mới và ĐC tăng vốn 1989 3 11505000 - - 11505000 1990 3 2849000 - - 2849000 1991 4 7582000 - - 7582000 1992 9 333180000 - - 333180000 1993 3 164358900 - - 164358900 1994 14 299566150 - - 299566150 1995 17 142345000 0 0 142345000 1996 13 93923976 4 52041762 145965738 1997 23 365790428 11 54586896 420377324 1998 7 10975000 10 12076439 23051439 1999 13 40267000 4 25541718 65808718 2000 6 6890000 6 12814015 19704015 2001 14 30692069 6 29220000 59912069 2002 24 40854213 4 20860000 61714213 2003 42 148622229 12 21681413 170303642 2004 18 88782653 17 187913480 276696133 2005 34 251110292 18 71317700 322427992 2006 37 156168253 33 41642168 197810421 2007 43 279623940 25 133746993 413370933 2008 46 915484127 23 699971867 1615455994 9T/2009 9 17250000 7 56000000 73250000 (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Biểu đồ 1.6: Tổng vốn đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn Có thể nói, lượng vốn FDI tại Hải Phòng khá đều đặn trong các năm 1993-1997 và có dấu hiệu sụt giảm từ những năm 1997 do ảnh hường của cuộc khủng hoàng tài chính, tình hình khá ảm đạm trong suốt những năm 1998- 2002 và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ những năm 2003 với mức tăng trưởng khá đều đặn và có sự tăng lên đột biến vào năm 2008 như một dấu hiệu lạc quan về tiềm năng thu hút vốn FDI của Hải Phòng trong tương lai. Có được thành công như vậy có lẽ không thể không nhắc đến việc ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực đã tạo ra một môi trường đầu tư thực sự bình đẳng và thông thoáng hơn, mở ra một bức tranh tươi sáng cho Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung trong hoạt động tăng cường thu hút FDI vào sự nghiệp phát triển, công nghiệp hóa- hiện đại hóa thành phố. Bảng 1.21: Số dự án còn hiệu lực tính đến 9 tháng đầu năm 2009 Đơn vị: 1000 USD Năm Số dự án Tổng số vốn Vốn pháp định Vốn PĐ Việt Nam góp Quy mô trung bình trên 1 DA 1991 2 16732 5150 3085 8366 1992 6 502530 127830 36693 83755 1993 1 11554 3397 1699 11554 1994 9 278131 98588 34980 30903 1995 10 112928 63290 18235 11293 1996 8 147210 54398 9026 18401 1997 17 355852 145838 32875 20932 1998 4 8050 7850 180 2013 1999 8 23870 17520 780 2984 2000 3 3225 2225 225 1075 2001 10 48808 16159 831 4881 2002 21 55433 27448 5663 2640 2003 39 183652 76055 9426 4709 2004 17 169986 86841 8039 9999 2005 30 281327 138591 11010 9378 2006 34 199731 90610 5953 5874 2007 42 299624 115637 19312 7134 2008 45 1605455 405034 25341 35677 9t/2009 9 17250 6950 577 1917 Tổng 277 4224303 1489411 174501 15250 (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Tính đến nay, toàn thành phố có 277 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 4,2 tỷ USD, trong đó, vốn điều lệ gần 1,5 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư đưa vào thực hiện chiếm 43,5% tổng vốn đầu tư. Số dự án đang ngày càng có xu hướng tăng cae về số lươmhj và quy mô của vốn trung bình trên một dự án, ngày càng nhiều dự án có quy mô lớn được triển khai tại Hải Phòng hứa hẹn nhiều cơ hội cũng như tiềm năng mới, góp phần thay đổi diện mạo thành phố, chứng tỏ các nhà đầu tư đang ngày càng yên tâm hơn khi bỏ vốn cũng như tài sản của mình để đầu tư vào thành phố. Quy mô vốn trung bình trên một dự án có xu hướng tăng lên qua các năm đặc biệt là năm 2008 với các dự án quy mô vốn lớn. Tuy nhiên, bước sang năm 2009, quy mô vốn có phần giảm sút do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng của năm 2008. Các công ty cũng như các nhà đầu tư còn đang tập trung nguồn lực khô phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước minh nên chưa có nhiều nhu cầu đầu tư tại các nước khác. Mặc dù đang có dấu hiệu phục hồi nhưng có thể phải sang năm 2010 mới có thể cso những dấu hiệu khởi sắc trở lại Thứ hai, xét theo hình thức đầu tư: Đối với các dự án cấp mới, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm ưu thế, chiếm 78,3% về số dự án và 74,9% về số vốn đầu tư; hình thức liên doanh chiếm 10,9% về số dự án và 16,8% về số vốn đầu tư; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 2,2% về số dự án và 0,3% về số vốn đầu tư; hình thức chi nhánh kèm theo dự án đầu tư chiếm 8,7% về số dự án và 7,9% về số vốn đầu tư. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm ưu thế chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có xu hướng muốn độc lập trong kinh doanh, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình, không phụ thuộc vào bên đối tác đặc biệt là kể từ khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực cho phép các nhà đầu tư được đối xử bình đẳng, công bằng thì hình thức này càng được ưa chuộng hơn.Trong quá trình hoạt động,các nhà đầu tư nước ngoài có quyền chuyển đổi hình thức đầu tư một cách linh hoạt nhằm thu được hiệu quả đầu tư, kinh doanh cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Biểu đồ 1.7: Kết quả thu hút FDI theo hình thức đầu tư (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Thứ ba, xét theo đối tác đầu tư: Các dự án FDI tại Hải Phòng đã có mặt của 27 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư. Xét về số dự án đầu tư, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu, sau đó là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. Xét về số vốn đầu tư, hiện nay đứng đầu là Nhật Bản, sau đó Đài Loan và Hàn Quốc. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư vào Hải Phòng vẫn xuất phát chủ yếu từ Nhật Bản và các nước của Châu Á. Các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đầu tư vào Hải Phòng chưa nhiều và cũng chỉ tập trung vào các ngành thương mại và dịch vụ nhằm khai thác thị trường trong nước của Việt Nam. Hiện nay, có nhiều Tập đoàn lớn đang xúc tiến đầu tư vào Hải Phòng như: Tập đoàn Semcop (Singapore) sẽ đầu tư xây dựn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31692.doc
Tài liệu liên quan