MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU 3
1.1. Lý luận chung về xúc tiến xuất khẩu 3
1.1.1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 3
1.1.2. Chức năng và vai trò của xúc tiến xuất khẩu 4
1.1.2.1. Chức năng của XTXK 4
1.1.2.2. Vai trò của XTXK 7
1.1.2.3. Các loại hình hoạt động XTXK và tổ chức XTXK 11
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XTXK 14
1.1.3.3. Các yếu tố khách quan 14
1.1.3.4. Các yếu tố chủ quan 16
1.1.4. Yêu cầu của hoạt động XTXK hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 17
1.2. Hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và phát triển hiệp hội ngành hàng. 18
1.2.1. Khái niệm. 18
1.2.1.1. Khái niệm Hiệp hội 18
1.2.1.2. Khái niệm hiệp hội ngành hàng 19
1.2.2. Vai trò của hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. 19
1.2.2.1. Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp ngành hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tạo ra sức mạnh xuất khẩu của ngành. 19
1.2.2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin và xúc tiến xuất khẩu. 20
1.2.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. 21
1.2.2.4. Hiệp hội ngành hàng là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế khác. 22
1.2.2.5. Hiệp hội ngành hàng trong mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp nước ta với các tổ chức quốc tế. 23
1.2.3. Phương thức hoạt động của hiệp hội ngành hàng. 24
1.2.3.1. Về phương thức hoạt động. 24
1.2.3.2. Về hình thức tổ chức. 25
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệp hội ngành hàng. 26
1.2.3.1. Nhận thức và tiềm lực kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp. 26
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và bài học rút ra cho Việt Nam. 29
1.3.1. Hoạt động của một số hiệp hội các nước châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan) 29
1.3.1.1. Hiệp hội giầy dép Đài Loan. 29
1.3.1.2. Hiệp hội cao su Thái Lan. 30
1.3.1.3. Hiệp hội da Trung Quốc. 32
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. 33
1.4. Sự cần thiết thúc đẩy hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu da - giầy Việt Nam. 37
1.4.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của hiệp hội ngành hàng trong thương mại quốc tế. 37
1.4.2 Hiệp hội ngành hàng là tổ chức tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. 39
1.4.3.Hiệp hội ngành hàng hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. 40
1.4.3.1. Đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 40
1.4.3.2. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước trước những rủi ro kinh doanh trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế. 41
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA – GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM 43
2.1. Tình hình hoạt động ngành da giầy xuất khẩu Việt Nam. 43
2.1.1. Tình hình chung. 43
2.1.1.1. Đánh giá chung: 43
2.1.1.2. Số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động. 43
2.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu. 44
2.1.1.4. Định hướng phát triển năm 2009 đến 2015. 44
2.1.2. Năng lực sản xuất kinh doanh. 45
2.1.3. Thị trường. 48
2.1.3.1. Thị trường xuất khẩu. 48
2.1.3.2. Thị trường nội địa. 50
2.2. Thực trạng hoạt động của Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2008 52
2.2.1. Về hoạt động xây dựng kế hoạch xúc tiến xuất khẩu 52
2.2.2. Về công tác trực tiếp thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tổ chức hội chợ triển lãm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam và tiếp xúc gặp gỡ các đối tác nước ngoài, tham tán kinh tế và tìm kiếm đối tác cho ngành da – giầy xuất khẩu Việt Nam 53
2.2.3. Về cung cấp thông tin cho doanh nghiệp ngành da – giầy Việt Nam 57
2.2.4. Về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp 59
2.2.4.1. Thiệt hại của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. 59
2.2.4.2. Tác động của vụ kiện đối với việc làm – đời sống kinh tế xã hội của người lao động. 62
2.3. Đánh giá hoạt động hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam. 66
2.3.1. Thành tựu. 66
2.3.1.1. Tập hợp những ý kiến đóng góp và những kiến nghị của hội viên lên Đảng, Nhà nước, các Bộ, thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước. 66
2.3.1.2. Hỗ trợ các hội viên chú trọng phát triển cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu. 66
2.3.1.3. Khuyến khích các hội viên ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và quảng bá nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam. 67
2.3.1.4. Hiệp hội có trang web riêng để cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm. 68
2.3.2. Tồn tại. 69
2.3.2.1. Chưa thực hiện tốt chức năng đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp hội viên 69
2.3.2.2. Hội viên các hiệp hội chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng nhỏ, và có rất ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hiệp hội. 69
2.3.2.3. Bị động, lúng túng, không đưa ra được những dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên trong lĩnh vực xúc tiến hỗ trợ kinh doanh. 70
2.3.2.4. Yếu kém về mặt tài chính và nhân sự tạo nên vòng luẩn quản, bế tắc của hiệp hội. 70
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 70
2.3.3.1. Do hoạt động tìm kiếm thông tin của nước ta còn yếu. Hệ thống máy móc thiết bị nghèo nàn lạc hậu. 70
2.3.3.2. Các hiệp hội mới thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm. 71
2.3.3.3. Nguồn tài chính của Hiệp hội còn eo hẹp. 71
2.3.3.4 Hiệp hội thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi. 72
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI DA – GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM 73
3.1. Xu thế hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới. 73
3.2. Quan điểm và mục tiêu. 74
3.3. Một số giải pháp phát triển hiệp hôi. 76
3.3.1. Các giải pháp đối với hiệp hội 76
3.3.1.1. Nâng cao năng lực bộ máy lãnh đạo hiệp hội. 76
3.3.1.2. Nâng cao năng lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp. 78
3.3.1.3. Quan hệ với các cơ quan nhà nước. 82
3.3.1.4. Quan hệ đối ngoại. 83
3.3.2. Các giải pháp về quản lý nhà nước. 83
3.3.2.1. Xây dựng khung pháp lý cho việc tổ chức và quản lý hoạt động các hiệp hội làm cơ sở nâng cao năng lực tổ chức, quản lý của các Hiệp hội ngành hàng. 83
3.3.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo 85
3.3.2.3. Một số giải pháp khác. 86
3.3.2.4. Chú trọng công tác phối hợp giữa các bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương trong công tác XTXK hàng hóa 88
3.3.3. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 88
3.3.3.1. Tăng cường công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, phối hợp với các cơ quan XTTM 88
3.3.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn thị hiếu khách hàng và tiêu dùng của thị trường xuất khẩu 89
3.3.3.3. Tham gia vào hiệp hội da –giầy Việt Nam 90
3.3.3.4. Tìm kiếm và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn cao trong công tác XTXK 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kim ngạch XK ngành Da – Giầy 2006-2008 và dự kiến 2009. 44
Bảng 2: Năng lực sản xuất theo cơ cấu sản phẩm và theo thành phần kinh tế 46
Bảng 3: Năng lực thực tế huy động qua các năm 47
Bảng 4: Đóng góp của ngành Da – Giầy Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 48
Bảng 5: kim ngạch xuất khẩu theo chủng loại sản phẩm 49
Phụ lục 1. Số lượng giầy mũ da NK vảo EU qua các năm 2005 – 2007 61
Phụ lục 2: Bảng số lượng xuất khẩu giày vào EU của một số nước 61
Phụ lục 3. Gia tăng giá bán lẻ tại Châu Âu 62
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
Như đã trình bày trên đây, nhiệm vụ thứ nhất của các chính phủ các nước đang trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là phải tiến hành rất nhiều các cuộc đàm phán gia nhập. Trong đó, bao gồm cả các cuộc đàm phán đa phương và song phương. Nội dung của các cuộc đàm phán gia nhập kể cả đa phương lẫn song phương bao giờ cũng tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu đối tác chấp thuận việc mở cửa thị trường đối với những ngành hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh và hạn chế đến mức cần thiết việc mở cửa thị trường đối với những mặt hàng mà các doanh nghiệp trong nước còn có khả năng cạnh tranh thấp. Ngoài ra, có một số ngành mang tính nhạy cảm, liên quan đến các vấn đề như tôn giáo, an ninh quốc gia, xã hội,... đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Đây là những vấn đề động chạm mạnh đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hội viên của hiệp hội.
Vì vậy, cho nên trong thực tế ở các nước cũng như ở nước ta, thái độ chủ quan của các Hiệp hội ngành hàng về tham gia hội nhập rất khác nhau. Đối với những ngành hàng mà các doanh nghiệp của Hiệp hội có khả năng cạnh tranh cao và Hiệp hội nhận thấy việc mở cửa hội nhập sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng các doanh nghiệp của mình cơ hội phát triển tốt hơn, thì các Hiệp hội ngành hàng đó thường ủng hộ các chủ trương hội nhập của Chính phủ. Ngược lại, những ngành hàng mà khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành còn thấp, thì các Hiệp hội lại chính là người dè chừng với chủ trương hội nhập của chính phủ. Thậm chí trong một số trường hợp còn phản đối chủ trương hội nhập của chính phủ.
Do đó, để đảm bảo lợi ích một cách tổng thể, các chính phủ phải có chiến lược mở cửa thị trường, xác định lộ trình mở cửa đối với từng ngành hàng tuỳ theo năng lực cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp. Đó là một thực tế và yêu cầu các hiệp hội chủ động tham gia xây dựng lộ trình hội nhập trong đàm phán. Vấn đề là ở chỗ, muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập các hiệp hội phải tìm cách nâng dần khả năng cạnh tranh của ngành mình. Tuy nhiên, cùng với các Hiệp hội ngành hàng các chính phủ cũng có chiến lược bảo hộ thích hợp đối với các ngành hàng còn yếu kém.
Với chức năng tư vấn cho chính phủ trong quá trình đàm phán hội nhập, Hiệp hội ngành hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến thực trạng của ngành hàng mình, kể cả thực trạng trong nước lẫn thực trạng của phía đối tác mà hiệp hội nắm được.
Cùng với việc cung cấp các thông tin, các hiệp hội phải đề xuất với chính phủ về mức độ và lộ trình mở cửa thích hợp để chính phủ có căn cứ và quyết định phương án đàm phán nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất. Bản chất của đàm phán là sự cân nhắc, so sánh các lợi ích của mình và đối tác, nên khi có các thông tin chính xác về thực trạng, nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và của đối tác thì các đoàn đàm phán mới đưa ra được phương án tối ưu.
Hiệp hội ngành hàng hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
1.4.3.1. Đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đây là chức năng quan trọng nhất của hiệp hội để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Để làm được việc đó trước hết phải nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về mọi mặt mà trước hết là nhận thức về xu thế khách quan của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Những thuận lợi và khó khăn của quá trình của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đối với doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc áp dụng kỹ thuật mới, cải tiến mẫu mã hàng hoá. áp dụng quy trình quản lý mới vào sản xuất như hệ thống quản lý chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000... để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tăng năng suất lao động, hạ giá thành... Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài các chức năng như tư vấn thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội ngành hàng còn phải giúp các doanh nghiệp trong việc định hướng từ sản xuất, chế biến, phân phối và xuất khẩu. Để có thể thực hiện được tốt nhiệm vụ này các Hiệp hội ngành hàng cần phải xây dựng chiến lược phát triển cho ngành hàng của mình nhằm định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp trong Hiệp hội.
Các hiệp hội cũng chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Hiệp hội ngành hàng còn là người đóng vai trò trung gian giúp các doanh nghiệp trong Hiệp hội phát triển xuất khẩu một cách có hiệu quả, chống các hành vi gian lận, cửa quyền, tranh mua tranh bán trong kinh doanh xuất khẩu.
Thực tế rất nhiều hàng hoá của Việt Nam chất lượng không thua kém gì hàng hoá của nước ngoài nhưng thường có giá thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân một phần do tình trạng tranh mua, tranh bán đang diễn ra phổ biến, các doanh nghiệp thường hoạt động đơn lẻ trong quá trình chào hàng, bán hàng cho các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp vô hình chung đã tự phá giá hàng hoá của chính mình. Hơn nữa, các công ty nước ngoài thường lợi dụng tình trạng này nhằm ép giá đối với các công ty Việt Nam làm giảm hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam.
1.4.3.2. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước trước những rủi ro kinh doanh trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.
Với vai trò là người bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp trong nước trước các rủi ro kinh doanh trên thị trường thế giới, Hiệp hội phải cùng với nhà nước đề có các biện pháp bảo hộ thích hợp. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các nước thường sử dụng các công cụ bảo hộ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước của mình. Hiện nay nhiều công cụ kỹ thuật được sử dụng để bảo hộ các doanh nghiệp yếu kém, một trong những công cụ như vậy là thuế chống bán phá giá.
Theo như các quy định của WTO bất kỳ hàng hoá nào được bán phá giá với biên độ phá giá lớn hơn hoặc bằng 2% giá xuất khẩu và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước lớn hơn hoặc bằng 3 % đều có thể bị xem xét điều tra xem có chống bán phá giá hay không. Vì vậy, nếu như các doanh nghiệp ồ ạt bán hàng hoá của mình vào một thị trường rất có thể sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá. Muốn bảo vệ lợi ích chung cho toàn bộ ngành hàng thì doanh nghiệp phải thông qua Hiệp hội để phối hợp hành động nhằm hạn chế xuất khẩu quá mức vào các thị trường, tránh bị đánh thuế chống bán phá giá của nước nhập khẩu. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp chủ động đối phó với các chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu.
Ở hầu hết các nước, việc khởi kiện và kháng kiện đều do các Hiệp hội ngành hàng chủ động phát động chứ không phải là do các cơ quan quản lý Nhà nước. Vấn đề khởi kiện và kháng kiện trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế không phải vấn đề là để phán xử ai thắng, ai thua mà là để đòi hỏi các quyền đối xử bình đẳng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Cho đến nay, các Hiệp hội ngành hàng của chúng ta mới chỉ tập trung vào việc đi hầu kiện mà chưa chủ động trong việc khởi kiện và kháng kiện. Vì vậy, trong thời gian tới các Hiệp hội ngành hàng tuỳ theo điều kiện của mình mà cần thiết thì sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện.
Tóm lại: Hiệp hội ngành hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp của một ngành hàng với chính phủ và cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp hội viên. Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hiệp hội phải hiểu rõ bản chất và tính tất yếu của quá trình này. Từ đó hiệp hội ngành hàng phải tham gia hoặc kiến nghị với chính phủ về chiến lược hội nhập, về công tác hoạch định các chính sách phù hợp với những yêu cầu, cam kết của quá trình hội nhập. Đối với cộng đồng quốc tế, hiệp hội phải tập hợp lực lượng của các hội viên nhằm đấu tranh vì lợi ích chính đáng của mình trên thương trường quốc tế. Cuối cùng và quan trọng nhất là Hiệp hội ngành hàng phải tiến hành các hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đó chính là biện pháp bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp một cách bền vững lâu dài.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA – GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Tình hình hoạt động ngành da giầy xuất khẩu Việt Nam.
Tình hình chung.
Đánh giá chung:
Da – Giầy là ngành thu hút và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động xã hội.
Là ngành có lợi thế xuất khẩu và có tiềm năng xuất khẩu lớn (Trên 90% sản phẩm sản xuất được xuất khẩu sang các nước trên thế giới)
Chịu sức ép trực tiếp của tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực. Quá trình hội nhập tạo nhiều cơ hội cho ngành Da – Giầy phát triển, song cũng gặp không ít thách thức.
Việt Nam là một trong 5 nước sản xuất và xuất khẩu giầy lớn trên thế giới. Ngành tiếp tục có điều kiện phát huy được các lợi thế và tranh thủ thời cơ thuận lợi mới để phát triển cùng với một số nước trong khu vực Châu Á ( Khu vực có tỷ trọng sản xuất giầy lớn nhất trên thế giới).
Số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động.
Tổng số doanh nghiệp của ngành: 507 doanh nghiệp
( 385 Miền Nam – 10 Miền Trung – 112 Miền Bắc)
Tổng số lao động: 610.000 lao động.
Thu nhập bình quân/lao động: Phía Bắc: 1.200.000 – 1.700.000 đ
Phía Nam: 1.500.000 – 2.300.000 đ
Cơ cấu giới tính nam/nữ: 20 – 80 %
Năm 2008, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, đời sống của người lao động không được đảm bảo làm cho nhiều lao động di dời hoặc bỏ việc, các Doanh nghiệp chịu nhiều sức ép trong thu hút lao động mới, trong việc giao hàng đúng thời hạn…
Kim ngạch xuất khẩu.
Ngành Da – Giầy Việt Nam một ngành xuất khẩu mũi nhọn đứng thứ ba trong đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của tình hình khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, thuế chống bán phá giá giầy mũ da vào EU và đặc biệt việc EU bãi bỏ ưu đãi thuế quan GSP,…nhưng kim ngạch xuất khẩu giầy dép năm 2008 ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17% và vượt kế hoạch đặt ra (4,5 tỷ USD)
Bảng 1: Kim ngạch XK ngành Da – Giầy 2006-2008 và dự kiến 2009.
Đơn vị: triệu USD – triệu đôi
Năm
2006
2007
2008
Dự kiến 2009
KIM NGẠCH XUẤTKHẨU
Tổng số
Tăng trưởng
Tổng số
Tăng trưởng
Tổng số
Tăng trưởng
Tổng số
Tăng trưởng
1. Số lượng
579,28
3.591,5
18.10%
502,79
3.993,28
11.21%
620,000
4.700,00
17,00%
680,00
5.300,00
16,00%
2.Kim ngạch xuất khẩu
(Nguồn: Thống kê hiệp hội Da Giầy Việt Nam)
Định hướng phát triển năm 2009 đến 2015.
Định hướng và mục tiêu phát triển:
Về sản xuất – kinh doanh: Với kết quả đạt được của những năm qua, toàn ngành Da – Giầy dự kiến phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2009: 5,3 tỷ USD tăng trưởng 16% và 6,2 tỷ USD vào năm 2010.
Về thị trường, phát triển thương hiệu và uy tín doanh nghiệp: Năm 2009, ngành hướng tập trung thúc xây dựng thương hiệu, thực hiện quảng bá ngành công nghiệp, khuyến khích
Doanh nghiệp tăng cường quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, tổ chức các hội chợ triển lãm, mở các văn phòng, thành lập các trung tâm thương mại tại các thị trường lớn, thực hiện giao dịch điện tử trên Internet; tập trung phát triển thị trường nội địa, thiết lập các kênh phân phối nội địa, hỗ trợ và phát triển các làng nghề, cơ sở sản xuất giầy truyền thống nhằm nâng cao chất lượng giầy dé, mẫu mã cung cấp cho thị trường nội địa, nâng sức cạnh tranh của các sản phẩm so với giầy Trung Quốc tại thị trường Việt Nam.
Về sản phẩm: Xây dựng các trung tâm thiết kế mẫu và phát triển sản phẩm phù hợp với xu hướng thời trang của thị trường. Đầu tư các phòng thí nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt trình độ quốc tế nhằm kiểm soát chất lượng và nâng cao uy tín của sản phẩm và thương hiệu hàng Việt Nam;
Về môi trường: Thành lập trung tâm phân tích kiểm nghiệm giày, vật tư, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, đồng thời có các biện pháp cải thiện, bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tích cực quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14 000.
Về công nghệ thuộc da: Phát triển công nghệ thuộc da tại các Doanh nghiệp và cơ sở thuộc da trong nước, nâng cao chất lượng nguồn da nguyên liệu trong nước bằng cách cải tiến phương pháp lột mổ, ngay cả trong điều kiện giết mổ thủ công, lột da theo phương pháp treo (như khuyến cáo của tổ chức FAO). Thực hiện các biện pháp sử dụng lại nước thải của một số công đoạn quan trọng, xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ phận xử lý nước thải tại các Doanh nghiệp và cơ sở thuộc da, đảm bảo các yêu cầu về môi trường, giảm thiểu ô nhiễm,…
Năng lực sản xuất kinh doanh.
Từ năm 1992, ngành Da – Giầy tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất từ các nước trong khu vực thông qua sự hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau. Toàn ngành có tốc độ phát triển cao (cả số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng và mẫu mã) đặc biệt giai đoạn 2002 – 2004. Từ giữa 2005 – 2008, do tác động của vụ kiện chống bán phá giá các loại giầy có mũ từ da xuất xứ VN, Trung Quốc xuất khẩu sang các nước EU, nên sản xuất của các DN trong ngành cũng bị chững lại.
Đến hết năm 2007, năng lực sản xuất của ngành đạt:
giầy dép các loại 715,00 triệu đôi
Trong đó: - Giầy thể thao 500,50 triệu đôi
- Giầy vải 27,15 triệu đôi
- Giầy nữ 107,25 triệu đôi
- CL giầy dép khác 80,00 triệu đôi
Cặp, túi xách các loại 80,00 triệu chiếc
Da thuộc thành phẩm 120,00 triệu sqft
Bảng 2: Năng lực sản xuất theo cơ cấu sản phẩm và theo thành phần kinh tế
Chủng loại sản phẩm
DNQD
Doanh nghiệp ngoài QD
Dn 100% vốn nước ngoài
DN liên doanh
Tổng sản lượng
Giầy dép CL (Tr. Đôi)
826,00
357,50
71,50
715,00
Cặp, túi xách CL
(Tr. Chiếc)
8,00
40,00
32,00
80,00
Da thuộc thành phẩm
(Tr.Sqft)
-
48,00
72,00
120,00
Nguồn: Hiệp hội Da – Giầy VN
Bảng 3: Năng lực thực tế huy động qua các năm
(2003 – 2007)
Đ/vị tính
2003
2004
2005
2006
2007
1. Giầy dép các loại
Tr. đôi
- 1,64
- 441,25
- 499,0
- 627,5
- 715,0
-Giầy thể thao
Tr. đôi
234,80
256,13
288,16
401,73
457,30
-Giầy vải
Tr. đôi
28,56
21,90
44,37
50,71
57,83
-Giầy nữ
Tr. đôi
82,42
93,40
94,59
91,68
104,55
-CL giầy dép khác
Tr. đôi
70,77
69,83
71,89
83,38
95,32
2.Cặp túi CL
Tr. Chiếc
35,00
41,00
51,70
59,00
70,00
3.Da thuộc TP
Tr. sqft
32,00
39,00
47,00
70,00
87,00
Nguồn: Hiệp hội Da – Giầy VN
Kết quả đầu tư trong 5 năm 2002 – 2007, tổng vốn đầu tư trên 6.500,00 tỷ đồng ( Kể cả nhà xưởng cải tạo và xây mới). Lĩnh vực thuộc da có tốc độ phát triển nhanh từ năm 2002 – 2007, các DN và các sơ sở thuộc da đã được đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiến (thiết bị của Ý, công nghệ Hà Lan,…), một số DN thuộc da mới ra đời và đã đi sâu vào sản xuất ổn định, góp phần giảm nhập khẩu các loại da thuộc. Nguyên liệu da được nhập khẩu từ nước ngoài nhiều ( để đảm bảo chất lượng da thuộc thành phẩm). Chất lượng khâu chau chuốt hoàn thiện cũng ngày càng được cải thiện.
Thị trường.
Thị trường xuất khẩu.
Theo tạp chí World Shoes, nhu cầu thị trường giày thế giới 17 tỷ đôi/năm. Góp phần vào thị trường thế giới, Việt Nam xuất khẩu trên 600 triệu đôi chiếm gần 3% thị phần xuất khẩu của các nước trên thế giới.
Trong những năm qua, mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động nhưng các doanh nghiệp ngành Da – Giầy đã phấn đấu phát triển và mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu hang năm, tranh thủ tối đa các lợi thế, ngành có đống góp tích cực trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước (bảng ). Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành Da –Giầy VN chiếm bình quân hơn 10.0% ( so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Năm 2002 toàn ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 1.846 tỷ USD, năm 2008 đạt 4,7 tỷ USD.
Bảng 4: Đóng góp của ngành Da – Giầy Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đơn vị: Triệu USD
Kim ngạch XK
2006
2007
2008
KNXK của ngành Da – Giầy VN
3.590,00
3.994,24
4.700,00
KNXK của cả nước
39.605,00
48.380,00
Tỷ trọng %
9,70
8,37
Nguồn: Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan và Hiệp hội Da – Giầy VN
Bảng 5: kim ngạch xuất khẩu theo chủng loại sản phẩm
2005
2006
2007
Giầy thể thao
1,789,291
2,633,042
2.701.933
Giầy vải
611,05
217,195
205.178
Giầy nữ
93,721
538,703
802,567
Giầy khác
545,521
202,625
284,562
Tổng số
3,039,583
3,591,564
3,994,240
Nguồn: Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan và Hiệp hội Da – Giầy VN
Thị trường EU:
Chiếm xấp xỉ 54 - 60% tổng số kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt nam, hiện không bị hạn ngạch, được ưu đãi GSP. Song chỉ đến hét năm 2008, hiện tại ưu đãi này EU đã loại bỏ GSP cho giai đoạn tới đây (2009 - 2011), đồng thời các DN sản xuất giầy xuất khẩu của Việt nam đang phải chịu Thuế chống bán phá giá AD 499
Thị trường ASEAN
Hiện tại VN đang thực hiện theo lộ trình cắt giảm và sẽ xoá bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu và là khu vực tập trung các nớc sản xuất và xuất khẩu giầy dép(như Việt nam) nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn..
Thị trường Mỹ:
Một thị trường rộng lớn, tiềm năng đối với các quốc gia xuất khẩu, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu giầy dép của VN vào Mỹ chiếm trên 22% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của VN (885,0 Triêu USD) và tiếp tục gia tăng trong năm 2008…
Thị trường Nhật:
Tuy có ưu đãi về chính sách thuế theo hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ, trong đó có mặt hàng Giầy, dép. Song khả năng tăng trương vào thị trờng Nhật khó do yêu cầu cao về chất lưọng sản phẩm, mẫu mã. Để xõm nhập, cỏc DN cần nỗ lực và sản xuất cỏc loại giầy da cú chất lượng
Thị trường Đông âu và các thị trường khác:
Thị trường Đụng Âu hiện đã được cải thiện một phần cùng với việc 12 nước mới gia nhạp EU. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt phương thức thanh toán còn nhiều rủi ro, mạo hiểm. Cỏc thị trường khác tỷ trọng rất, đang có khả năng phát triển mạnh từ sau khi VN gia nhập WTO
Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường XK:
Chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, chất lượng, về và cạnh tranh ngay cả về sản xuất với giầy dép Trung Quốc
Phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường thế giới: Khi thị trường thế giới khó khăn, sức mua giảm, giá gia công cũng như giá bán bị ép giảm, khi thuận lợi....
Tác động trực tiếp của các rào cản thương mại và phi thương mại, hệ thống thuế quan và ưu đãi của các nước nhập khẩu (dành cho VN)
Chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế chuyển dịch, sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu của các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ...), sự thay đổi trong cách thức mua hàng và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn môi trờng, hạn chế sử dụng các hoá chất độc hại (Theo các quy định về REACH), trách nhiệm xã hội DN v.v...của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu.
Thị trường nội địa.
Nền kinh tế trong nước mấy năm gần đây có tốc độ tăng trưởng cao, mức sống của người dân được cải thiện nên nhu cầu thiết yếu về giầy dép cũng được nâng lên. Với người dân trên 84 triệu người, thị trường trong nước cũng là thị trường có tiềm năng đối với ngành, nhưng trong những năm qua, thị trường này còn bỏ ngỏ. chưa được ngành tập trung khai thác. Hàng năm chỉ có khoảng 25 – 30 triệu đôi giầy dép các loại được sản xuất cho tiêu dùng nội địa và gần 10% sản lượng giầy dép các loại dư thừa từ xuất khẩu…tiêu thụ trong nước. Số lượng này còn qúa ít so với nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Đời sống và nhu cầu văn hóa thể thao ngày càng tăng.
Dưới tác động của cơ chế thị trường, nhiều sản phẩm giầy dép, đồ da của nước ngoài mẫu mã đa dạng, được bán tại Việt nam với giá rẻ do nhạp lậu, trốn thuế (Đặc biệt giầy dép nhập khẩu theo con đường phi mậu dịch từ Trung quốc) đã làm cho sản xuất giầy và đồ da trong nước bị thu hẹp và bị cạnh tranh gay gắt.
Giầy dép tiêu thụ tại thị trường nội địa chủ yếu do lực lượng thủ công, các doanh nghiệp nhỏ - tư nhân sản xuất với công nghệ đơn giản, mẫu mã nghèo nàn.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến nhu cầu của thu trường nội địa, cần nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm để chiếm lĩnh được thị trường, có thể cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của Trung Quốc và các nước lân cận.
Theo thống kê sơ bộ thì với dân số 85 triệu người, nhu cầu tiêu thụ nội địa hàng năm vào khoảng 102 – 110 triệu đôi giầy dép các loại, với doanh thu riêng cho ngành giầy xấp xỉ 612 triệu USD. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên phụ liệu trong nước và cơ sở sản xuất giầy chiếm khoảng hơn 300 doanh nghiệp và cơ sở, thu hút lực lượng hơn 200.000 lao động thủ công.
- Các doanh nghiệp lớn như Bitis, Bitasm Asia, T&T, VINA giầy, Công ty Giầy Thượng Đình… đã kinh doanh rất thành công trên thị trường nội địa và có lợi thế cạnh tranh vì họ vừa là nhà sản xuất có khả năng tự thiết kế mẫu mã, làm chủ về công nghệ, máy móc thiết bị và khả năng cung cấp lớn, vừa có hệ thống phân phối rộng khắp ở các thành phố lớn trên cả nước. làng nghề sản xuất giầy truyền thống cũng phát huy được lợi thế, do đặc thù cung cấp thị trường nội địa, yêu cầu giầy truyền thống cũng phát huy được lợi thế, do yêu cầu chất lượng không quá cao của sản phẩm, đặc thù cung cấp cho thị trường nội địa …
- Các cơ sở sản xuất cần chủ động nhiều hơn trong việc phát triển mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và cạnh tranh với hàng giày dép nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, … với mức thuế nhập khẩu được cắt giảm đối với giày dép từ các nước trong WTO.
Ước tính sẽ có khoảng 4 – 5 triệu đôi giày dép sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, Hiệp hội tin tưởng rằng khu vực sản xuất nội địa sẽ cạnh tranh tốt với hàng nhập khẩu nếu các doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào khâu thiết kế phát triển mẫu mã và hoàn thiện hệ thống phân phối.
Thực trạng hoạt động của Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2008
Thành lập từ 1990, với mục tiêu đẩy mạnh ngành sản xuất kinh doanh Da – Giầy trong nước, với 52 Doanh nghiệp hội viên, Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên. Bị tác động bởi nhiều yếu tố, mục tiêu, cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, phương hướng hoạt động của Hiệp hội có những thay đổi lớn sau các nhiệm kì. Từ tháng 11/2003, thực hiện mục tiêu thống nhất của BCH Hiệp hội tại kỳ họp lần thứ 11, nhiệm kỳ IV (ngày 22/8/2003), văn phòng Hiệp hội được di dời về địa điểm mới. Các hoạt động của Hiệp hội được tách độc lập, từng bước được củng cố mở rộng theo hướng tăng cường các hoạt động đại diện và các hoạt động hỗ trợ DN, trong thực hiện chương trình XTTM trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Đặc biệt đối với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, hiệp hội đã có sự nỗ lực và phát triển qua từng năm, đối với từng mảng hoạt động.
2.2.1. Về hoạt động xây dựng kế hoạch xúc tiến xuất khẩu
Tháng 9/2003, Hiệp hội Da Giày VN (VN Lefaso) đã bắt đầu xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của ngành trong năm 2004. Theo đó, Hiệp hội sẽ tổ chức các khóa đào tạo về nâng cao năng lực và kỹ năng XK cho doanh nghiệp sản xuất da giày.
Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ cùng với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép tham gia hội chợ các sản phẩm từ xa Garda và hội chợ giày Micam Milano (Italia), Dusseldorf (Đức), hội chợ giày dép, các sản phẩm từ da thuộc và nguyên phụ liệu sản xuất giày Đông Quan (Trung Quốc), triển lãm về nguyên phụ liệu sản xuất giày Hồng Kông, Las Vegas (Mỹ). Các thị trường sẽ được khảo sát và tìm hiểu là Italia, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
6 chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) trọng điểm của ngành bao gồm: thông tin thương mại, tuyên truyền XK, lập cơ sở dữ liệu hỗ trợ DN; Tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo liên quan tới hoạt động XTTM;Tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế chuyên ngành và khảo sát thị trường; Quảng bá SP và tuyên truyền XK; Xây dựng websitegiới thiệu về ngành và Chương trình thứ 6 là Thành lập trung tâm XTTM tại Hải Phòng, Hà Nội và Tp HCM.
Theo dự toán của Lefaso tổng kinh phí để thực hiện 6 chương trình XTTM này trên 25 tỷ đồng, trong đó, dự kiến Nhànướchỗ trợ khoảng 14 tỷ đồng Cũng theo QĐ số 0104/2003/QĐ-BTM ngày 24/1/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, “chương trình XTTM trọng điểm quốc gia” được áp dụng đến hết năm 2005. Theo thông báo của Lefaso, Lefaso chọn các DN tham gia chương trình theo cách rất khắt khe: không dàn trải, lựa chọn DN nào có tiềm năng XK, ưu tiên DN có khả năng chuyển từ sản xuất gia công sang làm hàng F0B, DN có dự án cho chiến lược XK, DN có quy mô sản xuất lớn, các DN có quy mô vừa và nhỏ,nhưng không có khả năngtự tổ chức các hoạt động XTTM. Được biết, cho đến thời điểm này, Lefaso mới triển khaiđược 1 chươngtrình, đó là Triển lãm – Hội chợ giày quốc tế tại TP HCM từ 2-4/7. Còn từ nayđến cuối năm vừa làm, vừa triển khai. Dự kiến,sẽ có 4 đoàn đi khảosát TT Mỹ, Nhật, Italia, Pháp, Trung Quốc,chuẩn bị tham gia hội chợ giày ở Đức; tiến hànhxây dựng website của ngành, đang xúc tiến lập trung tâm XTTM tại Hải Phòng, Hà Nội và TP HCM.Mở 4 lớp đào tạonâng cao năng lựcvà kỹ năngkinh doanh XK cho DN.
2.2.2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22043.doc