MỤC LỤC
Trang
A . LỜI MỞ ĐẦU 1
B. PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC 3
I. Cơ sở lý luận 3
1.Vai trò của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân 3
2. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta từ năm 1990 tới nay 4
3. Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác 7
II. Hợp đồng và vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường 8
1. Khái niệm và đặc diểm của hợp đồng kinh tế 8
1.1 Khái niệm 8
1.2 Đặc điểm 8
2. Vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường 10
3. Quy trình thực hiện một hợp đồng kinh tế và các vấn đề pháp quy. 10
3.1 Các vấn đề pháp quy về ký kết hợp đồng 10
3.2 Chế độ pháp lý về thực hiện hợp đồng 13
4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 13
5. Các phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng kinh tế 15
III. Cơ sở pháp lý của hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu 17
1. Cơ sở pháp lý của hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu 17
1.1 Các vấn đề pháp quy về hợp đồng uỷ quyền 17
1.2 Cơ sở pháp lý của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 18
2. Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu ủy thác có hiệu lực pháp luật 19
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 20
CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC TẠI CÔNG TY CHÂU GIANG 21
I Khái quát về đơn vị thực tập 21
1. Quá trình hình thành và phát triển 21
2. Ngành nghề kinh doanh 22
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 23
3. Vai trò của nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác đối với công ty 26
II. Thực tiễn thực hiện hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở 27
1. Tổng quan về nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác 27
2. Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở 27
2.1 Số lượng hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu công ty đã thực hiện 27
2.2 Các đối tác chủ yếu của công ty trong loại hợp đồng này 28
2.3 Các bước thực hiện một hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu của công ty. 29
2.3.1 Mở LC (đối với hợp đồng ủy thác nhập khẩu). 29
2.3.2 Kiểm tra hàng hóa 30
2.3.3 Mua bảo hiểm 31
2.3.4 Làm thủ tục hải quan 31
2.3.5 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. 32
2.4 Việc tuân thủ các vấn đề pháp lý trong hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu 32
2.5 Thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 37
2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 38
2.7 Các tranh chấp xảy ra và hướng giải quyết 41
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HỢP ĐỒNG ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU 42
I. Đánh giá chung về nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác 42
1. Thị trường của nghiệp vụ này 42
2. Thực tiễn thực hiện loại hợp đồng này tại cơ sở 43
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các vấn đề pháp quy trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 45
1. Về phía nhà nước 45
2. Về phía công ty 48
C. KẾT LUẬN 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu các vấn đề pháp quy và thực tiễn tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu được quy định chi tiết trong quyết định của Bộ trưởng Bộ thương mại số 1172/TM-XNK ngày 23/04/1994 ban hành quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước. Trong văn bản trên có quy định Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với bên ủy thác có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận uỷ thác phí uỷ thác và các khoản phí tổn phát sinh khi thực hiện uỷ thác. Như vậy bên nhận uỷ thác ngoài nghĩa vụ thưc hiện công việc được uỷ thác còn phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin về thị trường giá cả và khách hàng cho bên uỷ thác, đây là quy định nhằm loại bỏ hành vi gian lận trong hợp đồng uỷ thác trong trường hợp bên nhận uỷ thác không trung thực khi ký kết loại hợp đồng này. Bên uỷ thác phải thanh toán cho bên uỷ thác phí uỷ thác và các loại chi phí phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ uỷ thác như cước phí vận chuyển, kho bãi, phí làm thủ tục hải quan, các loại thuế và sự chênh lệch về mức thuế do sự thay đổi của Bộ Tài chính trong quá trình thực hiện hợp đồng, một số loại chi phí hợp lý khác có chứng từ xác nhận hợp pháp.
Ngoài ra, Nghị định này có quy định mở, hai bên thương lượng và ký hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của 2 bên do 2 bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng. Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền tự do, bình đẳng trong giao kết hợp đồng của pháp luật, tuy nhiên các điều khoản thỏa thuận phải không trái với luật pháp và đạo đức.
CHƯƠNG II
HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC TẠI CÔNG TY CHÂU GIANG
I Khái quát về đơn vị thực tập
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu giang được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số:
0103001102 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 04/06/2002 với:
- Tên giao dịch: Chau giang freight international and trading joint stock company
- Tên viết tắt: C&G.JSC
- Mã số thuế: 0101252363
- Địa chỉ trụ sở chính: 12 Bích Câu –Phường Quốc tử Giám –Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
- Chi nhánh tại Hải Phòng: Số 01- Ngô Quyền - Hải An - Hải Phòng
- Điện thoại: 031 741 814
Nay đang trong quá trình xin chuyển địa chỉ trụ sở chính công ty về Tầng 1 –Nhà 6B- Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính –Quận Thanh Xuân –Thành phố Hà Nôi
- Danh sách các cổ đông sáng lập:
STT
Tên cổ đông sáng lập
Nơi đămg ký hộ khẩu thường trú
Số cổ phần
1
Nguyễn Châu Thành
P305-C6-Giảng Võ- Ba Đình – Hà Nội
14.000
2
Dương Tuấn Cường
106B-Ngõ Xã Đàn II –Nam Đồng – Đống Đa – Hà Nội
3.000
3
Nguyễn Hạnh Phúc
Số 14 – Bích Câu – Quốc Tử Giám – Đống Đa – Hà Nội
3.000
(Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103001102)
Công ty được thành lập trong khi nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong các năm gần đây đều đạt tỷ lệ trên 7% một năm, luôn xếp vào danh sách các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh đó các chính sách vĩ mô của nhà nước ngày càng được hoàn thiện theo hướng thông thoáng khuyến khích đầu tư. Đây là một môi trường kinh doanh thuận lợi đối với các doanh nghiệp, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động nắm bắt sự biến động của nền kinh tế thị trường, đó là hai yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công của công ty trên thương trường và trong quá trình kinh doanh công ty đã thực hiện tốt chức năng của mình đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước qua các loại thuế và đã tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 30 lao động với mức lương chung bình chung đạt 1,8 triệu đồng/ người/ tháng. Ngoài ra công ty còn tạo công ăn việc làm không thường xuyên cho gần 40 lao động thông qua hình thức hợp đồng lao động thời vụ. Với quy mô có xu hướng ngày càng mở rộng công ty đang có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động và trong tương lai công ty sẽ tạo việc làm ổn định cho một số lượng lớn lao động, góp phần vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp thực hiện mục tiêu chung do Đảng và Nhà nước đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới.
2. Ngành nghề kinh doanh
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế, nghiệp vụ vận tải là một nghiệp vụ chính của công ty, bên cạnh đó công ty còn kinh doanh trên các lĩnh vực như:
Đại lý vận tải và hàng không
Dịch vụ làm thủ tục hải quan, khai thuê hải quan, cho thuê kho bãi
Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa
Ủy thác mua bán hàng hóa
Mua bán hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống, rượu, bia, thuốc lá
Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng
Các ngành nghề trên là cơ sở để công ty thực hiện nghiệp vụ ủy thác xuất nhập khẩu bởi nghiệp vụ này gồm tập hợp các nghiệp vụ trên và nó phù hợp với bản đăng ký nghành nghề kinh doanh của công ty. Nghiệp vụ này giúp đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của công ty.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong những năm gần đây công ty luôn hoạt động hiệu quả và có lãi liên tiếp từ năm 2003 tới nay, tuy với doanh thu và lợi nhuận chưa phải là cao nhưng kết quả đó cho thấy khả năng đứng vững và phát triển của công ty. Để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ta xét bảng cân đối kế toán năm trước của công ty dưới đây:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006
TÀI SẢN
Mã
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
1,981,369,259
1,225,522,106
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
810,646,148
295,932,768
1. Tiền
111
1
808,209,789
282,378,936
2. Các khoản tương đương tiền
112
1
2,436,359
13,553,832
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư ngắn hạn
121
11
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*)
129
III. Các khoản phải thu
130
800,328,394
228,455,388
1. Phải thu của khách hàng
131
2
768,508,678
223,775,388
2. Trả trước cho người bán
132
-
-
3. Phải thu nội bộ
133
2
-
-
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
-
-
5. Các khoản phải thu khác
138
2
31,819,716
4,680,000
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
139
2
-
-
IV. Hàng tồn kho
140
-
10,229,520
1. Hàng tồn kho
141
3
-
10,229,520
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
370,394,717
690,904,340
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
370,394,717
676,515,451
2. Các khoản thuế phải thu
152
4
-
14,388,889
3.Tài sản ngắn hạn khác
158
-
-
TÀI SẢN
Mã
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A.TÀI SẢN DÀI HẠN
200
952,692,596
915,540,350
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
-
-
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
5
-
-
2. Phải thu nội bộ dài hạn
212
-
-
3. Phải thu dài hạn khác
213
-
-
4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
219
-
-
II. Tài sản cố định
210
189,069,596
151,917,350
1. Tài sản cố định hữu hình
221
6
189,069,596
151,917,350
Nguyên giá
222
320,230,017
236,563,350
Giá trị hao mòng luỹ kế (8)
223
(131,160,421)
(84,646,000)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
7
-
-
Nguyên giá
225
-
-
Giá trị hao mòng luỹ kế (8)
226
-
-
3. Tài sản cố định vô hình
227
8
-
-
Nguyên giá
228
-
-
Giá trị hao mòng luỹ kế (8)
229
-
-
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
9
-
-
III. Bất động sản đầu tư
240
10
-
-
1. Nguyên giá
241
-
-
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
242
-
-
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
11
763,623,000
763,623,000
1. Đầu tư vào công ty con
251
-
-
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
-
-
3. Đầu tư dài hạn khác
258
763,623,000
763,623,000
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
259
-
-
Tài sản dài hạn khác
260
-
-
1.Chi phí trả trước dài hạn
261
12
-
-
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
-
-
3. Tài sản dài hạn khác
268
13
-
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
2,934,061,855
2,141,062,366
NGUỒN VỐN
Mã
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A. NỢ PHẢI TRẢ
300
904,396,786
112,751,648
I. Nợ ngắn hạn
310
904,396,786
112,751,648
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
14
295,396,786
100,631,946
2. Phải trả cho người bán
312
15
556,402,757
18,644,720
3. Người mua trả tiền trước
313
15
-
-
4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
314
16
6,497,203
(6,525,018)
5. Phải trả công nhân viên
315
-
-
6. Chi phí phải trả
316
17
-
-
7. Phải trả nội bộ
317
-
-
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
318
-
-
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
18
46,226,040
-
II. Nợ dài hạn
320
-
1. Phải trả dài hạn người bán
321
-
-
2. Phải trả dài hạn nội bộ
322
-
-
3. Phải trả dài hạn khác
323
-
-
4. Vay và nợ dài hạn
324
20
-
-
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
325
13
-
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
2,029,665,069
2,028,310,718
I. Vốn chủ sở hữu
410
2,029,665,069
2,028,310,718
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
2,000,000,000
2,000,000,000
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
-
-
3.Cổ phiếu ngân quỹ
413
-
-
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
414
-
-
5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
-
-
6. Quỹ đầu tư phát triển
416
21
-
-
7.Quỹ dự phòng tài chính
417
21
-
-
8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
418
21
-
-
9. Lợi nhuận chưa phân phối
419
29,665,069
28,310,718
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
420
-
-
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
421
-
-
2. Nguồn kinh phí
422
22
-
-
Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
423
-
-
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
430
2,934,061,855
2,141,062,366
( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006)
Qua bảng cân đối kế toán trên ta thấy được tài sản và nguồn vốn của công ty tăng trưởng với tốc độ khá cao (37 %). Điều này chứng tỏ khả năng phát triển của công ty là khá lớn. Tuy nhiên, quy mô của nguồn vốn cũng như tài sản của công ty là nhỏ do vậy cần phải có các biện pháp huy động nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.
3. Vai trò của nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác đối với công ty
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại vận tải, ngành nghề chủ yếu của công ty là vận tải hàng hóa và doanh thu từ nghiệp vụ này chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn thu của công ty (năm 2005 là 83%, năm 2006 là 81% ), doanh thu từ nghiệp vụ ủy thác xuất nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty ( năm 2005 đạt 10% và năm 2006 đạt 8,3% ). Tuy nhiên đây lại là một nghiệp vụ bổ trợ cho nghiệp vụ vận tải. Một hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu thông thường của công ty bao gồm cả hợp đồng vận tải. Nghiệp vụ này còn tăng thêm uy tín của công ty trên thương trường bởi tâm lý khách hàng thông thường chọn các nhà cung cấp dịch vụ trọn gói, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí, mặt khác khi xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết cũng đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều so với việc xây dựng các hợp đồng riêng lẻ. Bên cạnh đó việc thực hiện nghiệp vụ uỷ thác xuất nhập khẩu công ty tạo điều kiện tiếp xúc với các khách hàng có nhu cầu vận tải từ đó tạo thuận lợi cho việc thiết lập các hợp đồng vận tải là ngành nghề kinh doanh chính và mang lại lợi nhuận chính cho công ty.
II. Thực tiễn thực hiện hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở
1. Tổng quan về nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác
Nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác trước đây chỉ do các công ty xuất nhập khẩu thực hiện nhưng hiện nay chính sách mở, khuyến khích xuất nhập khẩu của nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hàng hóa quốc tế đều thực hiện nghiệp vụ này đi kèm với nghiệp vụ vận tải. Theo thống kê của hiệp hội vận tải Việt Nam VIFFAS thì cả nước ta có tới gần 2500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa quốc tế, trong đó hầu hết các doanh nghiệp này đều thực hiện nghiệp vụ ủy thác xuất nhập khẩu. Những con số này cho thấy đây là một thị trường lớn giàu tiềm năng bởi các yếu tố:
- Xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng cao của nền kinh tế nước ta khiến việc thông thương hàng hóa trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng;
- Sự cải cách trong các chế định pháp quy về xuất nhập khẩu ngày càng thông thoáng, thủ tục xuất nhập khẩu ngày càng được đơn giản và hiệu quả;
- Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nước ta ngày càng tăng, để đáp ứng nó một cách hiệu quả nhất thì việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế nếu như sản xuất trong nước là một lời giải hợp lý;
- Tính chuyên môn hóa ngày càng tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu khiến cho các quốc gia tập trung vào sản xuất các mặt hàng có thế mạnh và nhập khẩu những mặt hàng không có thế mạnh trong việc sản xuất nó, có những sản phẩm chỉ có thể hoàn thành sau nhiều công đoạn và mỗi công đoạn đó được thực hiện ở một quốc gia khác nhau.
2. Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở
2.1 Số lượng hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu công ty đã thực hiện
Trong năm 2005 công ty đã ký kết và thực hiện 173 hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, năm 2007 con số này là 182 hợp đồng, riêng trong quý I năm 2007 công ty đã thực hiện 73 hợp đồng, theo dự kiến của giám đốc công ty trong năm nay số lượng hợp đồng loại này sẽ tăng một cách đột biến bởi các yếu tố chính sau:
. Nền kinh tế nước ta có tốc độ phát triển cao
. Nước ta là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO
. Các chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ và chiến lược kinh doanh của công ty
. Hiện nay công ty có chiến lược thu hút khách hàng trong lĩnh vực này bằng các chiến lược chăm sóc khách hàng, bổ sung lực lượng marketting và đặc biệt là việc không thu phí ủy thác xuất nhập khẩu, miễn cho khách hàng một số phí hải quan, mở thêm các đại lý ở các quốc gia khác.
2.2 Các đối tác chủ yếu của công ty trong loại hợp đồng này
Như trong phần I của đề tài đã nêu nên một số nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh nghiệp vụ ủy thác xuất nhập khẩu, các đối tác chính của công trong loại hình này chủ yếu là các làng nghề truyền thống. Do sản xuất không tập trung và chỉ chuyên vào sản xuất lên các làng nghề thường rất yếu trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, không đăng ký mã số xuất nhập khẩu, có khi cả trong lĩnh vực thị trường tiêu thụ sản phẩm như thông tin về đối tác, thị hiếu và quy mô của thị trường ..Do vậy các làng nghề thường ủy thác cho các đơn vị vận tải việc xuất khẩu cũng như nhờ họ tìm kiếm thị trường tiêu thụ bởi các doanh nghiệp này nắm bắt được thông tin về khách hàng qua những hợp đồng ủy thác xuất khẩu của các đơn vị cùng ngành khác. Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, các đối tác chính của công ty vận tải quốc tế Châu Giang trong nghiệp vụ này gồm:
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng
+ Công ty gốm sứ Minh Hải
+ Công ty gốm sứ Quang Minh
+ Công ty gốm sứ Thủy Toan
Làng lụa Vạn Phúc Hà Tây
+ Của hàng Xuân Hương Silk
+ Của hàng XN dệt lụa tơ tằm Hà Đông
Ngoài ra còn một số đối tác thường xuyên khác như
Làng nghề Đồng Kỵ
Làng nghề mây tre Chương Mỹ - Hà Tây
Đồ gỗ Kinh Bắc, Mỹ Hà
Làng nghề sơn mài Duyên Thái - Hà tây
Làng nghề đay cói Kim Sơn – Ninh Bình
Đồ đá mỹ nghệ Quảng Ninh, Đà nẵng
Và một số các doanh nghiệp chuyên doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu như máy móc thiết bị vật tư như:
Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị vật tư Hải Hoàng
Công ty cổ phần Sunco
Công ty cổ phần chè Thái Nguyên
Công ty TNHH Ferroli Việt Nam
Công ty cổ phần Thiên Lộc
Công ty Accord Logistics Việt Nam …..
Lý do chính của các công ty này khi chọn phương án ủy thác là thiếu cán bộ chuyên trách về lĩnh vực xuất nhập khẩu và tâm lý thuận tiện trong việc thiết lập hợp đồng với một đối tác trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh đó cũng có một vài đối tác do không có năng lực xuất nhập khẩu như chưa đăng ký mã số suất nhập khẩu hoặc chưa có giấy phép xuất nhập khẩu đối với một số hàng hóa trong những trường hợp nhất định
2.3 Các bước thực hiện một hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu của công ty.
Đối với mỗi loại hợp đồng ủy thác xuất hoặc nhập khẩu thì các bước thực hiện có sự khác biệt ở việc tổ chức thực hiện và quy trình thực hiện nhưng có thể khái quát chung các bước thực hiện loại hợp đồng này theo các bước dưới đây:
Mở L/C (nếu bên ủy thác có ủy thác và trong trường hợp nhập khẩu ủy thác và hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, tổ chức phương tiện vận tải, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu (nếu đơn vị thuê vận tải các đơn vị khác) mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có)
2.3.1 Mở LC (đối với hợp đồng ủy thác nhập khẩu).
Nếu bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác mở LC thì bên nhận ủy thác phải mở LC tại một ngân hàng nào đó, có thể tại một ngân hàng do bên bán hàng yêu cầu. Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì, phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 20 - 25 ngày trước khi đến thời gian giao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu). Căn cứ mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C, công ty dựa vào căn cứ này để điền vào mẫu " Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu". Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai uỷ nhiệm chi: một uỷ nhiệm chi đã ký quỹ theo quy định về việc mở L/C là công ty - người ủy thác mở LC và một uỷ nhiệm chi nữa để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C là bên ủy thác hoặc là công ty nếu có thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác. Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng. Khi hoàn tất thủ tục mở LC công ty đã hoàn tất chứng từ để đi nhận hàng.
Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, công ty phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền. Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận hàng chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh doanh nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định, nếu trong thời gian này, đơn vị kinh doanh nhập khẩu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền hợp lệ. Quá thời hạn quy định cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp giữa bên bán và bên mua về thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải quyết giữa các bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài.
2.3.2 Kiểm tra hàng hóa
Đối với hợp đồng ủy thác nhập khẩu trước khi nhận hàng, công ty kiểm tra đối chiếu các thông số về hàng hóa như số lượng, quy cách đóng gói, các thông số bên ngoài của hàng hóa dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa mà bên ủy thác cung cấp, có quyền từ chối nhận hàng và thông báo cho bên ủy thác biết nếu hàng hóa không có các thông số như đã ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bởi bên ủy thác và bên bán hàng. Tuy nhiên đơn vị được ủy thác không phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, xuất xứ của hàng hóa, tính hợp pháp của hàng hóa
2.3.3 Mua bảo hiểm
Nếu bên ủy thác thỏa thuận bên được ủy thác sẽ mua bảo hiểm cho hàng hóa thì công ty sẽ tiến hành mua bảo hiểm cho lô hàng đó. Thông thường khi cần mua bảo hiểm công ty thường mua bảo hiểm tại công ty Việt Nam. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao hoặc là hợp đồng bảo hiểm chuyến. Khi mua bảo hiểm bao, công ty ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng lên phương tiện vận tải công ty gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là: "Giấy báo bắt đầu vận chuyển" khi mua bảo hiểm chuyến, công ty phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là: "Giấy yêu cầu bảo hiểm ". Trên cơ sở "Giấy yêu cầu..."này, công ty và công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.
2.3.4 Làm thủ tục hải quan
Ở khâu này, công ty phải thực hiện các bước:
-. Khai báo hải quan.
Công ty khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như: Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất...), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào…(các thông số trên được cung cấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa do bên ủy thác cung cấp) tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu; hoá đơn phiếu đóng gói; bảng kê chi tiết
- Xuất trình hàng hoá.
Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. Ðể thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan cho cơ quan hải quan thực hiện chức năng kiểm tra hàng hóa.
- Thực hiện các quyết định của hải quan
Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan có thể ra những quyết định như: Cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại...) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế, lưu kho ngoại quan hàng không được xuất (hoặc nhập) khẩu... nghĩa vụ của công ty là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó và thông báo cho bên ủy thác biết về các quyết định của cơ quan hải quan kèm theo các giấy tờ xác nhận các quyết định đó của cơ quan hải quan, để làm các thủ tục thanh toán sau này.
Sau khi hàng hóa được vận tải về đến địa điểm giao hàng tại địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu, bên ủy thác hoàn tất thủ tục giao hàng cho bên ủy thác.
2.3.5 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Nếu bên ủy thác phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đỗ vỡ thiếu hụt, mất mát thì đối tượng khiếu nại sẽ là chính công ty bởi hợp đồng vận tải do bên ủy thác ký kết với công ty, trong trường hợp này công ty sẽ tự giải quyết với bên ủy thác bằng các con đường như đàm phán, trọng tài hoặc tòa án. Đối tượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng, hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn....Ðối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá - đối tượng của bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tại nạn bất ngò hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên, khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm.Trong hai trường hợp này, công ty sẽ thay mặt bên ủy thác giải quyết các vấn đề trên với các đối tượng trong từng trường hợp cụ thể. Ðơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản giám định, hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm) v.v...
2.4 Việc tuân thủ các vấn đề pháp lý trong hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu
Trong hợp đồng ủy thác xuất cũng như nhập khẩu, các vấn đề pháp quy được quy định tại Điều 28 của Luật thương mại và tại Nghị định của Chính Phủ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Để xem xét việc áp dụng các vấn đề pháp quy trong hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu ta xét một trong các hợp đồng ủy thác nhập khẩu của công ty dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Hà nội, ngày 23 tháng 01 năm 2007
Số hợp đồng: 240107/GN-CG
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU ỦY THÁC
Căn cứ vào Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về pháp lệnh hợp đồng kinh tế
Căn cứ Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng Chính Phủ
Căn cứ hợp đồng ngoại thương số 23 giữa công ty TNHH TM và XD Giao Ngoan và công ty SISO (Đan Mạch)
Bên A: Công ty TNHH TM & XD Giao Ngoan
Địa chỉ: SHOP 17 và 20 Tháp Hà Nội
Tel/Fax: 04 9347069
Mã số thuế: 0100909092
Do bà: Lê thị Hồng Ngoan - Chức vụ giám đốc làm đại diện
Bên B : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ CHÂU GIANG
Mã số thuế: 0101252363
Tài khoản tiền Việt Nam: Số 60849
Tại ngân hàng Indovina
Do ông: Nguyễn Châu Thành - Chức vụ giám đốc làm đại diện
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu lô hàng theo những điều kiện và điều khoản sau:
Điều 1: Tên hàng, số lượng, giá cả
- Tên hàng: Ray ô kéo, chân nhựa, ốc giường, đỡ đợt nhựa
- Số lượng: Như đơn đặt hàng đính kèm
- Trị giá : 7.462,2USD
- Xuất xứ hàng hóa: Đan Mạch
- Mã số hải quan của hàng
- Bên bán (đối tác nước ngoài) Công ty SISO
- Tel + 45 45 830 900 Fax + 45 45 950 926
-Thời gian giao hàng : sau khi chuyển tiền một tháng
Điều 2: Chất lượng bao bì, đóng gói: Theo tiêu chuẩn xuất khẩu
Điều 3: Trách nhiệm bên A
- Bên A sẽ chuyển đơn hàng đã được bên đối tác nước ngoài của bên A –Công ty SISO đã ký (chuyển bằng email in ra từ máy tính) cho bên B để bên B trình ngân hàng chuyển tiền cho công ty SISO từ tài khoản của bên B – Bên A sẽ chuyển tiền từ tài khoản của bên A số tiền như trong đơn hàng với công ty SISO cho bên B
- Sau khi nhận được thông báo của bên B về việc giao hàng, bên A có trách nhiệm thanh toán cho bên B các khoản chi phí liên quan tới việc giao nhận hàng hóa bao gồm:
+ P
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32194.doc