Chuyên đề Huy động và cho vay vốn đầu tư phát triển tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SeABank: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: Thực trạng tình hình huy động và sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 3

1.1. Một số nét khái quát về sự hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 3

1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 3

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 6

1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng 6

1.1.3.1. Huy động vốn 6

1.1.3.2. Hoạt động tín dụng 7

1.1.3.3. Hoạt động bảo lãnh 7

1.1.3.4. Dịch vụ thanh toán 7

1.1.3.5.Các hoạt động khác 7

1.1.4. Đối tác chiến lược của Ngân hàng 7

1.1.5.Các nguồn huy động vốn của Ngân hàng 8

1.1.6.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 9

1.2. Thực trạng về tình hình huy động và cho vay vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 10

1.2.1 Tình hình chung: 10

1.2.1.1. Tình hình huy động vốn chung: 10

1.2.1.2. Thực trạng cho vay vốn chung 14

1.2.2. Thực trạng về tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 16

1.2.3. Thực trạng cho vay vốn đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 19

1.2.3.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay đầu tư phát triển 19

1.2.3.2. Thực trạng cho vay vốn đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 29

1.2.4. Thực trạng quản lý vốn cho vay đầu tư phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 33

1.3. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 39

1.3.1. Kết quả đạt được: 39

1.3.1.1. Kết quả trong công tác huy động vốn cho vay đầu tư phát triển: 39

1.3.1.2. Kết quả trong công tác cho vay vốn đầu tư phát triển: 41

1.3.2. Hạn chế: 42

1.3.2.1. Hạn chế trong huy động vốn đầu tư phát triển: 43

1.3.2.2. Hạn chế trong sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển 44

CHƯƠNG II: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 45

2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng: 45

2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 49

2.2.1 . Các giải pháp chung đối với hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng: 49

2.2.1.1. Tổ chức tốt hệ thống thu thập thông tin về khách hàng: 49

2.2.1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: 49

2.2.1.3. Áp dụng công nghệ hiện đại: 50

2.2.1.4. Công tác thông tin quảng cáo: 50

2.2.2. Giải pháp về huy động vốn 50

2.2.2.1. Mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa hình thức huy động vốn 50

2.2.2.2. Giải pháp về lãi suất 53

2.2.3. Giải pháp về cho vay vốn 55

2.2.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định 55

2.2.3.2. Hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn 58

2.2.3.3. Quản lý sau cho vay 59

2.2.3.4. Tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn cho vay đầu tư hợp lý: 60

2.2.4. Một số kiến nghị 61

2.2.4.1. Đối với Nhà nước và NHNN 61

2.2.4.2. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 62

KẾT LUẬN 64

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Huy động và cho vay vốn đầu tư phát triển tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SeABank: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dự án mở rộng sx 297,85 851,533 3202,861 2349,119 4243,621 Tổng vốn thu nợ từ đầu tư phát triển 808,275 1976,915 5443,226 6256,98 7677,42 Cho vay đầu tư dự án mới 511,873 1129,384 2255,098 3918,197 3519,962 Cho vay mở rộng sản xuất 296,402 847,531 3188,128 2338,783 4157,458 Từ bảng 7 ta thấy như đã phân tích ở tình hình huy động cho vay vốn chung cũng như huy động cho vay vốn đầu tư phát triển, trong nawmg 2005 và 2006, tình hình huy động vốn còn nhỏ hẹp do đó tổng vốn cho vay đầu tư phát triển trong các năm nay cũng còn khiêm tốn và chỉ tăng nhẹ, chuyển biến không mạnh từ năm 2005 sang 2006. Cụ thể là con số vốn được cho vay đầu tư phát triển năm 2005 là 812,5 tỷ đồng tức là tỷ lệ cho vay là 87,77% trên 926,117 tỷ đồng tổng vốn huy động, cho thấy lượng vốn huy động cho đầu tư phát triển của Ngân hàng gần như được sư dụng tối đa cho mục đích này. Thêm vào đó lượng vốn cho đi vay đã thu nợ được là 808,275 tỷ đồng, thu nợ được 99,48% vốn cho vay, cho thấy công tác quản lý vốn của Ngân hàng rất hiệu quả. Số dự án cho vay được trong năm này là 83 dự án. Sang tới năm 2006, số vốn cho vay đầu tư phát triển tăng lên là 1986,25 tỷ đồng tức là tăng 244% so với năm 2005 và đạt tỷ lệ 96,8% trên tổng vốn huy động được cho vay hạng mục vay này. Tức là tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động được tăng lên tới 10%, với số dự án là 125 dự án tăng 42 dự án. Tổng thu hồi vốn là 1976,925 tỷ đồng, đạt 99,53% vốn đã cho vay. Sang tới năm 2007, con số tăng tới 275% so với năm 2006, sử dụng được 90,82% tổng vốn huy động, thu về lượng vốn đạt 99,54%. Con số năm 2007 mặc dù tăng song so trên toàn bộ lượng vốn huy động được thì lại không bằng con số của năm 2006. Tuy nhiên lý do là vì lượng vốn của năm 2007 huy động được cho đầu tư tăng lên gấp 3,6 lần nhưng lượng vốn cho vay chỉ tăng chưa đến 3 lần. Năm 2008, số vốn cho vay đầu tư phát triển là 6284,6 tỷ đồng đạt tỷ lệ 72.43% số vốn huy động được, tăng 115% so với năm 2007 và vẫn tiếp tục thu lại nợ trên 99%. Năm 2009, số vốn cho vay là 7886.5 tỷ đồng, chiếm 87,3% vốn huy động, tăng 125% so với năm 2008. Trong năm 2008, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, các dự án đều giảm sút, lượng vốn xin vay cũng ít so với lượng vốn huy động được. Sang tới năm 2009, các con số mới bắt đầu có xu hướng phục hồi. Bảng 8: Các loại dự án được cho vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank Đơn vị: Tỷ đồng Loại dự án 2005 2006 2007 2008 2009 Đầu tư CN chế biến 32,4 80,712 269,984 443,061 689,944 Đầu tư thiết bị, CSHT của DN 167,95 536,411 2772,87 1692,13 3105,67 Đầu tư xây dưng văn phòng cao ốc 447,15 966,567 2213,469 3012,031 2588,829 Đầu tư khu sản xuất điện, khí đốt và nước 67,5 168,15 552,05 923,45 1004,05 Đầu tư mua ô tô của DN 97,5 234,41 160,007 213,928 448,007 Tổng vay vốn đầu tư phát triển 812,5 1986,25 5468,38 6284,6 7836,5 Như đã thấy trên bảng 7, lượng vốn cho vay của Ngân hàng phân khá đều cho cả dự án cho vay đầu tư mới và cả dự án cho vay mở rộng sản xuất. Trong năm 2005, vốn cho dự án mới là 514,64 tỷ đồng, chiếm 63,3%. Sang đến năm 2006, con số khoảng cách đã rút ngắn với lượng vốn giành cho dự án vay vốn mở rộng sản xuất là 815,533 tỷ đồng, chiếm 43,1% trên tổng vốn cho vay. Tức là cho thấy SeABank đã cân đối và lựa chọn các dự án mở rộng sản xuất nhằm tăng cường khả năng vận động nhanh của đồng vốn, lựa chọn các dự án mà khả năng thu hồi vốn nhanh hơn để đảm bảo an toàn vốn vay hơn so với các dự án vay mới. Các năm 2007-2008, con số cho vay vốn vẫn khá cân băng với số vốn cho dự án mới chỉ chênh hơn gần 10%. Sang tới năm 2009 thì vị trí chiếm ưu thế lại thuộc về các dự án cho vay mở rộng sản xuất. Cho thấy, Ngân hàng đã dần chuyển hướng dang các loại hình cho vay an toàn hơn bằng việc mở rộng sản xuất, cho vay tăng cường vào trang bị máy móc cho công nghiệp chế biến hoặc cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh trên bất động sản, cho vay xây dựng văn phòng mở rộng kinh doanh, các thiết bị Doanh nghiệp. Tiếp tục theo dõi bảng 8 cho thấy Công nghiệp chế biến ban đầu chưa được chú trọng. Các con số gia tăng là 32,4 tỷ năm 2005 tăng lên 2,5 lần trong năm 2006, tiếp tục tăng gấp 3,4 lần trong năm 2008 và duy trì ở mức tăng 1,6 lần trong hai năm 2008 và 2009, trung bình đầu tư vào Công nghiệp chế biến mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn cho vay là 4% năm 2005 và 2006, tăng lên 5% trong năm 2007-2008, 8% năm 2009. Đầu tư thiết bị chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn cho vay, tăng lên cùng với lượng vốn cho vay đầu tư mở rộng sản xuất trong Doanh nghiệp là 167,95 tỷ đồng năm 2005, tăng mạnh lên tới 319,38% đạt 536,411 tỷ đồng trong năm 2006. Năm 2007 vốn này tiếp tục tăng gấp 5 lần, chiếm tỷ trọng tới 50,7% vốn vay trong tổng vốn cho vay đầu tư phát triển của Ngân hàng. Tuy nhiên sang đến năm 2008, con số có phần sụt giảm chỉ bằng 65% vốn cho vay cho đầu tư thiết bị của năm 2007, chiếm 27% tổng vốn cho vay. So sánh trên bảng 7 ta cũng thấy sự sụt giảm của vốn cho vay vào dự án mở rộng sản xuất trong năm 2008 so với 2007. Và trong năm 2009 là sự phục hồi trở lại chiếm 39,6% tổng vốn cho vay cả năm này đạt 3105,67 tỷ đồng, tăng 183,5% so với năm 2008. Vốn cho đầu tư xây dựng văn phòng cao ốc hầu hết thuộc các dự án đâu tư cho dự án mới, chỉ có một phần là cho dự án mở rộng sản xuất. Con số này đều cao qua các năm. Năm 2005 chiếm 35% tổng vốn cho vay; năm 2006 tăng lên chiếm 48,6%; năm 2007 chiếm 40,48%; năm 2008 do sự sụt giảm trong vốn cho vay vào thiết bị sản xuất mà tỷ lệ đầu tư cho dự án mới vào văn phòng cao ốc là 3012,031 tỷ đồng chiếm tới 48%. Năm 2009 giảm chỉ còn 2588,829 tỷ đồng chiếm 33% tổng vốn cho vay đầu tư phát triển. Còn lại là các con số cho vay vào các dự án khu sản xuất và khí đốt, điện nước, đầu tư cho mua ô tôt Doanh nghiệp, một hình thức cho vay mà Ngân hàng tách riêng khỏi đầu tư trang bị thiết bị cho Doanh nghiệp. Kết luận: Có thể thấy rằng vốn cho vay đầu tư phát triển của Ngân hàng vẫn chú trọng vào các dự án mang tính chất công trình, các dự án mở rộng sản xuất thiên về xây dựng và thiết bị. Việc dần hướng cho vay đầu tư phát triển sang dầu tư mở rộng sản xuất là một lựa chọn khôn khéo của Ngân hàng nhằm giảm thiểu bớt rủi ro từ dự án mới, tăng cường khả năng quản lý rủi ro vốn. Khi cho vay hướng sang mở rộng sản xuất, Ngân hàng có thể nắm rõ hơn khả năng kinh doanh của Doanh nghiệp, vì điều kiện cho vay rất gắt gao, việc cho một Doanh nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm vay vốn sẽ đảm bảo an toàn hơn và đỡ vất cả hơn trong quá trình thẩm định dự án cũng như quản lý vốn. Quá trình ra quyết định đầu tư sẽ được tiết kiệm thời gian và chi phí về thông tin. Tuy nhiên, vốn cho Công nghiệp chế biến vẫn còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ, trong xu thế hiện nay, công nghiệp ngày càng trở thành mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta, SeABank cần nắm bắt được tâm lý này và hướng thêm vốn đầu tư phát triển sang Công nghiệp này, không những góp phần mở rộng các loại hình đầu tư của Ngân hàng mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp đất nước và nền kinh tê đất nước. 1.2.4. Thực trạng quản lý vốn cho vay đầu tư phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank Mục đích của việc cho vay vốn nói chung và cho vay vốn đầu tư phát triển nói riêng là phải phát huy được hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển cần được đánh giá từ cả hai phía: Ngân hàng và khách hàng. Nó được đảm bảo trong suốt quá trình cho vay. Một dự án vay vốn đầu tư phát triển thường tốn thời gian đánh giá hiệu quả về các mặt, đòi hỏi về các mặt thi công, thời gian, tiến độ, vận hành kết quả đầu tư và nhiều điều kiện khách quan khác. Tuy nhiên, đối với Ngân hàng và khách hàng, mặt hiệu quả dễ nhìn thấy nhất chính là hiệu quả về tài chính, do đó, chú trọng quan tâm nhiều tới việc Ngân hàng thu nợ và Doanh nghiệp trả được nợ cho Ngân hàng. Bảng 9: Bảng nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 1350 3363 11041 18459 20081 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.42 0.23 0.24 0.26 1.8 Tổng dư nợ đầu tư phát triển (Tỷ đồng) 812,5 1986,25 5468,38 6284,6 7836,5 Thu nợ đầu tư phát triển (Tỷ đồng) 808,275 1976,915 5443,226 6256,98 7677,42 Tỷ lệ nợ quá hạn đầu tư phát triển(%) 0.52 0.47 0.46 0.44 2.03 Khi xét chung trên toàn tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á SeABank, ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng luôn dưới mức 1% giai đoạn từ các năm 2005-2008. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu mà nhà nước đề ra phù hợp với thông lệ quốc tế là 5%. Ngân hàng với vốn huy động ngày càng tăng cao, hiện này là 24817 nghìn tỷ đồng, và số dư nợ trên số huy động chiếm 54% năm 2007, 67% năm 2008 và 81% năm 2009 mà chỉ bị tỷ lệ nợ xấu là dưới 1% chứng tỏ công tác quản lý vốn chung của Ngân hàng là rất chặt chẽ và đáng kể. Trong năm 2009, mặc dù tỷ lệ nợ xấu có tăng lên là 1,8% xong con số này là không đáng kể so với con số cho vay 20081 nghìn tỷ đồng và nợ xấu không trả được là 361,458 tỷ đồng. Khi xét tới cho vay vốn đầu tư phát triển ta cũng có thể thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của vốn này không quá 1% mặc dù có cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của Ngân hàng. Việc tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong năm 2009 có thể giải thích do tình hình biến động bất ổn của thị trường tài chính trong gia đoạn 2007-2009 do khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng không nhỏ tới nước ta vừa qua, các nguyên do khách quan do sự biến động của tỷ giá vật tư khiến các doanh nghiệp khi vay vốn sản xuất cũng gặp phải nhiều khó khăn dẫn đến việc đầu tư mở rộng sản xuất không đem lại nhiều lợi nhuận, hoặc việc xây mới, phát triển mới các dự án chưa có điều kiện để hoạt động hết công suất sinh lời, do đó, việc tỷ lệ nợ xấu sẽ cần phải được xem xét xử lý và theo dõi trong các giai đoạn tiếp theo của các dự án. Trước khi thông qua một hồ sơ vay vốn đầu tư phát triển, Ngân hàng phải nghiên cứu rất kỹ về bản thân Doanh nghiệp, mục đích sử dụng vốn, các kế hoạch hoạt động sản xuất cũng như kế hoạch trả nợ Ngân hàng. Việc quản lý vốn nói chung rất của Ngân hàng khá tốt có thể kể tới việc thẩm định của Ngân hàng rất chặt chẽ trong tất cả các khâu nhằm lựa chọn khách hàng tối ưu và dự án tối ưu cùng các chính sách ưu đãi, công tác tư vấn trước và sau cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng. Thực tế ta cũng có thể thấy rằng, khách hàng chủ yếu của SeABank chiếm tới 64% là khách hàng cá nhân, lượng vốn vay của một cá nhân hoạt động khó có thể lớn bằng với vốn cho vay đầu tư phát triển cho một dự án. Đối với một Ngân hàng đang tạo lập chỗ đứng giữa các Ngân hàng lớn đã chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường tài chính và thị trường vốn của Việt Nam hiện nay như BIDV, AgriBank… thì việc phát triển khách hàng cá nhân là một lựa chọn khôn ngoan và sáng suốt của SeABank bởi không những có thể thâm nhập sâu vào thị trường cá nhân còn nhiều tiềm năng về kinh doanh vừa và nhỏ mang tính chất gia đình hợp tác xã mà còn phân tán rủi ro, khiến cho tỷ lệ nợ xấu được hạ xuống thấp nhất. Công tác thẩm định là khâu đầu tiên quyết định hiệu quả hoạt động cho vay vốn. Thẩm định là sự kiểm tra, phân tích đánh giá và kết luận các mặt về khách hàng vay vốn và dự án vay vốn để đi đến quyết định có cho vay hay không. Đây chính là khâu kiểm tra trước khi cho vay của ngân hàng. Hầu hết các khoản cho vay của ngân hàng đều được kiểm tra trước khi cho vay. Việc kiểm tra, phân tích, đánh giá hết các chi tiết tuân theo đúng các quy trình thẩm định do ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam hướng dẫn, ít gây phiền hà đối với khách hàng và đưa ra những ý kiến tham mưu cho ban lãnh đạo một cách cụ thể, rõ ràng. Ngân hàng đã đề cập, xem xét trên nhiều khía cạnh, tiến hành phân tích nhiều chỉ tiêu để đưa ra được những kết luận chung nhất về các khoản vay như tư cách - uy tín của khách hàng vay, khả năng tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tư cách pháp lý của dự án vay vốn và tính khả thi của dự án đó. Việc thẩm định dự án về mặt tài chính được chú trọng các chỉ tiêu cơ bản như: giá trị hiện tại thuần (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR). Trong việc phân tích các vấn đề này ngân hàng cũng đã ứng dụng các phần mềm tin học vào để phân tích, đặc biệt là phần mềm Excel với tính năng vô cùng lớn. Quyết định cho vay dù sao cũng chỉ dựa vào các cơ sở pháp lý và các dự đoán, còn kết quả cuối cùng của mục tiêu cho vay vốn là công trình phát huy được hiệu quả và trả được nợ vay. Điều này lại tuỳ thuộc vào tình hình thực hiện thi công có đúng tiến độ, đúng mục đích ban đầu hay không. Điều đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm theo dõi, quản lý món vay trong suốt quá trình xây dựng và phát huy hiệu quả của dự án, trả được nợ vay. Hay nói cách khác công tác này chính là khâu kiểm tra trong quá trình cho vay và kiểm tra sau khi cho vay mà ngân hàng luôn quán triệt. Công tác này được ngân hàng thực hiện rất tốt, từ việc theo dõi tiến độ thi công để có kế hoạch giải ngân kịp thời đúng lịch trình đến việc theo dõi sử dụng vốn có đúng mục đích, đúng tiến độ và có hiệu quả hay không bằng cách xuống tận cơ sở để xem xét, thu thập các thông tin và đánh giá những thuận lơi, khó khăn của dự án, những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý kịp thời. Cán bộ ngân hàng luôn bám sát từng khách hàng để tháo gỡ những khó khăn phát sinh trog quá trình sử dụng vốn vay, tích cực trong công tác thu nợ bằng cách định ra thời hạn trả nợ gốc và lãi hợp lý, chủ động nhắc nhở khách hàng về việc trả nợ. Ngân hàng đã luôn đạt vượt mức kế hoạch Trung ương giao về thu nợ tín dụng đầu tư, góp phần tạo nguồn vốn để cho vay tiếp và đảm bảo an toàn hiệu quả cho đồng vốn đầu tư. Việc quản lý món vay và khách hàng vay đã được giao thành nhiệm vụ trực tiếp cho từng cán bộ tín dụng, góp phần nâng cao trách nhiệm của họ và thực hiện có hiệu quả, luôn bám sát khách hàng - bám sát địa bàn, phân loại cho vay để có biện pháp xử lý kịp thời những vướng mắc. Đặc biệt là việc phân loại tín dụng để có kế hoạch lập dự phòng rủi ro thích hợp, tránh được những tổn thất lớn và đột ngột. Tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để đánh giá được tình hình cho vay vốn và hiệu quả cho vay, phát hiện ra những thiếu sót và nguy cơ để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Công tác xử lý các khoản cho vay cũng đã được như ý và thực hiện tốt. Các khoản cho vay có vấn đề xấu đều được xử lý kịp thời. Cán bộ ngân hàng luôn cùng khách hàng tháo gỡ mọi khó khăn, thực hiện giảm nợ, điều chỉnh nợ hợp tình hợp lý, phân loại nợ, thực hiện khoanh nợ hoặc xoá nợ, xử lý các vấn đề về tài sản thế chấp để thu nợ kịp thời. Ngân hàng đã không ngừng tạo các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, coi khách hàng là những người bạn thân thiết của ngân hàng. Khi vay vốn tín dụng đầu tư, doanh nghiệp vay vốn phải mở tài khoản tại ngân hàng. Dựa vào tình hình gửi tiền vào và rút tiền ra cũng như sự biến động số dư tài khoản ngân hàng có thể dự đoán được tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ đó đề ra những biện pháp nhất thời và lâu dài nhằm tránh rủi ro tín dụng, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Khi số dư tiền gửi bị giảm liên tục một cách bất thường điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều trục trặc và ngân hàng cần tìm hiểu rồi yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình rõ. Ngân hàng phải phối hợp với doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó hay đề ra những biện pháp khẩn trương để thu nợ. Trong việc quản lý món vay và khách hàng vay ngân hàng còn gặp phải một số khó khăn như sau: việc kiểm tra chất lượng tài sản hết sức khó khăn vì cán bộ ngân hàng chưa hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kỹ thuật... Xử lý tín dụng là vấn đề thường xuyên trong quá trình cho vay do nguyên nhân chủ quan và khách quan trong triển khai vận hành dự án. Cơ sở để ngân hàng xử lý chủ yếu dựa trên tài sản thế chấp trong khi đó tài sản thế chấp hầu như không được đánh giá lại sau khi cho vay và trong suốt thời gian thực hiện món vay. Do vậy ngân hàng không thấy được những biến động về giá cả của tài sản thế chấp, mặt khác những tài sản thế chấp thường là lạc hậu, giá trị thanh lý không bù đắp nổi những tổn thất của ngân hàng. Việc nhận biết những rủi ro tiềm ẩn và những phát sinh trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng là rất khó do có sự gian lận cung cấp thông tin cho ngân hàng về các rủi ro này. Tóm lại: tuy còn nhiều khó khăn song những kết quả tốt đẹp trong tín dụng đầu tư đã chứng tỏ côngtác quản lý món vay và khách hàng vay vốn tại Ngân hàng là có chất lượng cao và xu hướng ngày càng được nâng cao hơn. Bảng 8 dưới đây cho thấy các khoản nợ quá hạn trên từng loại dự án của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank. Như ta đã theo dõi ở bảng 6, vốn cho vay đầu tư vào Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn vay đầu tư phát triển, chỉ khoảng 3% trong tổng vốn cho vay đầu tư các năm do đó việc thu hồi vốn khá dễ dàng và trong các năm 2005, 2006, 2007, không xuất hiện nợ xấu. Tuy nhiên trong năm 2008, 2009 do tình hình khó khăng của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ và Châu Âu, nợ xấu đầu tư cho công nghiệp chế biến đã xuất hiện 1,949 tỷ đồng năm 2008 và lên tới hơn 15 tỷ đồng năm 2009. Tương tự, khoản cho vay đầu tư mua ô tô cho Doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ 6% trong tổng vốn đầu tư phát triển chỉ xuất hiện nợ khó đòi vào năm 2006 và đến cuối 2009 mới xuất hiện trở lại, điều này cũng có thể lý giải do hiện nay thị trường ô tô tại Việt Nam đang phát triển nóng, việc đầu tư mua ô tô tại doanh nghiệp năm 2009 do phát sinh thuế mới đánh vào các mặt hàng tiêu thụ đặc biệt khiến thuế trước bạ ô tô tăng them, cũng gây một phần khó khăn trong tính toán trả nợ của doanh nghiệp. Trong đầu tư vào thiết vị cơ sở hạ tầng cho Doanh nghiệp, đầu tư các dự án mới về văn phòng cao ốc và đầu tư khu khí đốt, khu sản xuất, nợ xấu chiếm từ 30% - 40% tổng nợ xấu. Trong năm 2008, 2009 Ngân hàng chú trọng đầu tư vào xây dựng dự án mới hơn ,mà các loại dự án này đòi hỏi đàm phán giải phóng đền bù mặt bằng, có thời gian xây dựng dài, vận hành lâu, thời gian thu hồi vốn chậm do đó nợ xấu tăng cao là 14,163 và 59,59 tỷ đồng đối với xấy dựng văn phòng cao ốc, mặt khác ta thấy rằng tình hình biến động khiến thị trường bất động sản có chiều hướng bị chững, một số văn phòng cao ốc khi xét duyệt dự án mang tính khả thi rất cao xong do biến động mạnh của thị trường nên trong quá trình thi công và vận hành cũng tốn khá nhiều thời gian sắp xếp chỉnh sửa lại kế hoạch vận hành và sử dụng. Tiếp đến, đầu tư cơ sở hạ tầng nợ xấu là 7,445 và 55,9 tỷ đồng. Các loại máy móc sản xuất thiết bị Ngân hàng cho vay vốn để mua về hầu hết là các loại máy sản xuất, máy móc có thời gian khấu hao lâu khoảng từ 10-15 năm, chính vì thế giá trị khấu hao hằng năm thấp, khả năng thu vốn về chậm. Bảng 10: Nợ quá hạn phân theo các loại dự án Đơn vị: Tỷ đồng Loại dự án 2005 2006 2007 2008 2009 Đầu tư CN chế biến - - - 1,949 15,968 Đầu tư thiết bị, CSHT của DN 1,042 2,521 12,755 7,445 55,9 Đầu tư xây dưng văn phòng cao ốc 2,325 4,425 10,182 14,163 59,59 Đầu tư khu sản xuất điện, khí đốt và nước 0,836 1,278 1,617 4,063 23,098 Đầu tư mua ô tô của DN - 1,111 - - 4,524 Tổng nợ quá hạn 4,203 9,335 25,154 27,62 159,08 Như vậy, ta có thể thấy rằng, nợ quá hạn ở Ngân hàng luôn luôn tồn tại, tuy nhiên đối với Ngân hàng Đông Nam Á, tỷ lệ nợ này luôn rất nhỏ, dưới 2%. Chủ yếu, nợ quá hạn tập trung ở các hạng mục xây dựng các công trình dự án mà có thời gian xây dựng và đưa vào sử dụng lâu. Do tính chất là Ngân hàng Thương mại cổ phần, tập trung vào các nghiệp vụ Ngân hàng và cho vay kinh doanh, vốn thu hồi về nhanh, vốn cho vay đầu tư phát triển vào các công trình lớn, các hạng mục xây dựng lâu dài chưa phải là hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn của Ngân hàng do đó tỷ lệ nợ quá hạn từ vốn cho vay đầu tư phát triển ít ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn chung của Ngân hàng. Đối với Công nghiệp chế biến, lượng vốn cho vay thực tế là ít so với tổng vốn cho vay đầu tư phát triển do đó nợ quá hạn cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Còn đối với ba loại dự án chính được cho vay vốn nhiều nhất, của Ngân hàng là cho vay vốn đầu tư thiết bị Doanh nghiệp, cho vay vốn xây dựng cao ốc văn phòng, cho vay vốn vào khu sản xuất khí đốt điện nước thì do thời gian thu hồi vốn lâu hơn so với các loại dự án khác nên hàng năm đều có nợ quá hạn, điều này là việc hết sức tự nhiên do tính chất của các dự án đầu tư phát triển là đều có thời gian thu hồi vốn chậm. Ở loại dự án xin vay vốn mua ô tô cho doanh nghiệp, nợ quá hạn rơi vào các dự án xin vay vốn mua ô tô tăng cường cho hoạt động chuyên chở, một số hãng xe nhỏ mở ra với hoạt động taxi tải, do đó số lượng xe mua là nhiều, do đó chưa kịp thu hồi vốn. Tuy nhiên số nợ rất ít và chiếm tỷ lệ rất nhỏ. 1.3. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 1.3.1. Kết quả đạt được: 1.3.1.1. Kết quả trong công tác huy động vốn cho vay đầu tư phát triển: Qua phân tích tình hình huy động vốn nói chung và huy động vốn cho vay đầu tư phát triển nói chung của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank, ta thấy ngân hàng liên tục đẩy mạnh công tác huy động vốn của mình, không ngừng gia tăng quy mô vốn nhằm tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động cho vay đầu tư hay cho vay sản xuất kinh doanh. Chất lượng nguồn vốn không ngừng được cải thiện, đặc biệt nguồn vốn tự huy động của Ngân hàng đã tăng lên qua các năm thể hiện được năng lực tự chủ của Ngân hàng, vốn điều lệ hàng năm đều tăng them 1000 tỷ đồng và giảm được sự lệ thuộc của Ngân hàng vào Ngân hàng Nhà nước trong việc cung cấp vốn cho các dự án đầu tư và các doanh nghiệp. Ngân hàng đã xây dựng được một mạng lưới huy động vốn rộng khắp trên các vùng miền đất nước, phát triển trên các thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Trong công tác huy động vốn, Ngân hàng tạo được lòng tin và uy tín của mình đối với khách hàng. Không chỉ trong công tác huy động mà còn trong công tác đảm bảo tiền vay, với các chế độ lãi suất hợp lý và hấp dẫn Ngân hàng huy động mạnh từ thị trường dân cư và các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, mặc dù vốn từ dân còn chiếm tỷ lệ khá cao, xong mặt khác, vốn trên thị trường Liên ngân hàng và việc phát hành giấy tờ có giá cũng tiếp tục được xúc tiến. Các nguồn vốn trung và dài hạn vẫn tiếp tục được Ngân hàng nghiên cứu và tiếp cận. Bằng các chiến dịch phát hành thẻ Payment trả lương công nhân qua thẻ, Ngân hàng đang cố găng thu hút ký hợp đồng từ các Doanh nghiệp sản xuất, các Doanh nghiệp kinh doanh, liên doanh với nước ngoài nhằm củng cố hơn nữa nguồn vốn trung và dài hạn của mình để đảm bảo cho việc cho vay vốn đầu tư phát triển thêm thuận lợi, tránh tình trạng lấy một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn sang cho vay dài hạn nhằm hạn chế các rủi ro về tín dụng và thời hạn tín dụng. Ngân hàng tiếp tục thúc đẩy huy động vốn bằng các gói tiết kiệm, khai thác nguồn vốn có chi phí rẻ, nguồn vốn không kỳ hạn, vốn có thời hạn dài, nguồn gửi lớn và lâu dài, thiết lập các mối quan hệ thân thiết với nhiều doanh nghiệp để trở thành khách hàng tin cậy. Các phương thức đa dạng hóa hình thức huy động cũng đang được nghiên cứu . Điều này có thể thấy rõ qua kết quả huy động vốn của Ngân hàng như đã đề cập ở trên, với vốn điều lệ tăng qua các năm từ 2005 – 2009 là từ 250 tỷ đồng năm 2005, tăng gấp đôi lên 500 tỷ đồng năm 2006, tiếp tục tăng gấp 6 lần vào năm 2007, và trong năm 2008 và 2009, vốn tăng đều 1000 tỷ đồng mỗi năm. Vốn điều lệ của Ngân hàng tăng đều và đứng thứ 7 trong số các ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất, số vốn huy động trên vốn điều lệ còn đáng kể hơn với 5.117 nghìn tỷ và 8.346 nghìn tỷ các năm 2005, 2006 tăng lên nhanh chóng thành hơn 20 nghìn tỷ năm 2007 – 2009. Việc vốn huy động tăng mạnh và nhanh như vậy cho thấy SeABank đã có các chính sách huy động hết sức linh hoạt và năng động, ngày càng vững chắc trên thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng. Tuy nhiên, vốn cho vay đầu tư phát triển như đã nói ở trên chưa là thế mạnh của Ngân hàng, các con số huy động cho vay đầu tư phát triển của SeABank lần lượt qua các năm 2005 -2009 là 926,11 tỷ đồng chiếm 18% trên tổng vốn huy động của năm 2005; năm 2006 là 2051,43 chiếm 24,57%; năm 2007 là 6021,33 chiếm 29,7%; năm 2008 là 8675,68 chiếm 35,8% và năm 2009 là 8968,32 chiếm 36,1 %. Mặcdù tỷ lệ vốn huy động cho đầu tư phát triển tăng qua các năm, song so với tổng vốn huy động vẫn còn là con số chưa đáng kể. Điều này có thể lý giải do các Ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng Đông Nam Á nói riêng chủ yếu cho vay hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận tài chính, các dự án cho vay vốn đầu tư phát triển cũng khó tạo nhiều lợi nhuận do đó các ngân hàng này thườn chú trọng về các dự án kinh doanh hơn là dự án đầu tư phát triển. Vì vậy mà nguồn vốn này mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. 1.3.1.2. Kết quả trong công tác cho vay vốn đầu tư phát triển: Công tác cho vay vốn đầu tư phát triển của Ngân hàng khá hiệu quả, đã đạt được những kết quả rất lớn trong mở rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển . Nguồn vốn cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3714.doc
Tài liệu liên quan