Chuyên đề Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89

Chỉ tiêu mức doanh lợi VLĐ cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty, một đồng VLĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh mang lại cho công ty bao nhiêu lợi nhuận.

Cụ thể ta thấy mức doanh lợi các năm 2006, 2007, 2008 của công ty lần lượt là 0,076; 0,08; 0,28 .Điều đó có nghĩa là năm 2008 khi một đồng VLĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất thì sẽ thu được 0.28 đồng lợi nhuận. Con số này tuy là cao nhưng nếu xem thêm cả mặt thời gian thì con số này vẫn rất thấp. Vì vậy công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa VLĐ khi dùng trong quá trình sản xuất

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp D: Doanh thu thuần của doanh nghiệp V: Toàn bộ vốn sử dụng bình quân trong kỳ. Vốn doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Do đó ta có các chỉ tiêu cụ thể sau: 2.3.1Hiệu quả sử dụng vốn cố định D Hvcd = Vcd Trong đó: Hvcd: HIệu quả sử dụng vốn cố định Vcd: Vốn cố định bình quân trong kì 2.3.2Hiệu quả sử dụng vốn lưu động D HVLD = VLD Trong đó: Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vld : Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho biết: một đồng vốn của doanh nghiệp sử dụng bình quân trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao, đồng thời chỉ tiêu này còn cho biết doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải quản lí chặt chẽ và tiết kiệm về nguồn vốn hiện có của mình. 2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hơn ta cần xem xét đến cả số tuyệt đối và số tương đối thông qua việc so sánh giữa tổng số vốn bỏ ra với số lợi nhuận thu được trong kỳ. Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận * Tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ vốn kinh doanh ∑LNST TLN∑VKD = × 100 ∑VKD Trong đó: TLN∑VKD : Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn kinh doanh ∑LNST: Tổng lợi nhuận sau thuế trong kỳ ∑VKD: tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ * Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động ∑LNST TLNVLD= ∑VLD Trong đó: TLNVLD: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động ∑VLD: tổng vốn kinh doanh bình quân trong kì ∑LNST: Tổng lợi nhuận sau thuế trong kỳ *Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định ∑LNST TLNVCD= × 100 ∑VCD Trong đó: ∑CD: tổng vốn cố định bình quân trong kỳ TLNVCD : tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. Các chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận 2.3.4 Một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp * Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức, quản lí và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ: Là số lần luân chuyển vốn trong kỳ và được tính như sau: D C = Vld Trong đó: C là số vòng quay lưu động D- doanh thu thuần trong kỳ Vld- vốn lưu động bình quân trong kỳ Số ngày luân chuyển: Là số ngày thực hiện một vòng quay vốn lưu động T T×VLD N = = C D Trong đó : N- Số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động. T- Số ngày đảm nhiệm Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: VLD H = D Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. 4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán + Phân tích tình hình thanh toán: Là xem xét mức độ biến thiên của các khoản thu, phải trả để từ đó tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn chưa đòi được hoặc nguyên nhân của việc tăng các khoản nợ đến hạn chưa đòi được. + Phân tích khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau: Tài sản lưu động Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Vốn bằng tiền Hệ số thanh toán tức thời = Nợ đến hạn Vốn bằng tiền+ các khoản phải thu Hệ số thanh toán = Nợ ngắn hạn CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 89 I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty :Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89 Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89 có tiền thân là xưởng thiết kế các công trình cảng đường thuỷ, đường bộ, nhà dân dụng và công nghiệp... của hiệp hội cảng đường thuỷ Việt Nam ra đời vào tháng 3 năm 2002. Sau một thời gian hoạt động và phát triển, được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội quyết định chuyển đổi thành Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89 theo giấy phép kinh doanh số 01013011382 cấp ngày 27 tháng 3 năm 2006. - Mã số thuế: 0101903777 -Tên viết tắt: 89CIC.,JSC. - Tên giao dịch quốc tế: 89 Consultant & Investment Construction Joint stock Company. - Trụ sở giao dịch: P12A06- Nhà 17T10- Trung Hoà-Cầu Giấy-Hà Nội. - Tài khoản giao dịch :1410206014350 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Mỹ Đình . -Vốn cổ phần: 10 tỷ VNĐ - Người đại diện: Nguyễn Việt – chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị. 2. Lĩnh vực hoạt động: Công ty hoạt động tuân thủ theo phát luật và chịu sự quản lí của Nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt trên phạm vi cả nước trong các lĩnh vực sau: - Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, sân bay, bến cảng, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp; - Đầu tư, xây dựng, quản lí, vận hành và kinh doanh các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ; - Xây dựng côn trình đường dây và trạm đến 35 KV, công trình cấp thoát nước; - trang trí nội, ngoại thất; - Lặp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng ( điện, nước, điều hoà không khí , chống cháy); - San lấp mặt bằng,xử kí nền móng công trình; - Tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư, tư vấn lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu; - Tư vấn về xây dựng,quy hoạch, xử lí nền móng, cấp thoát nước, cấp điện ( không bao gồm dịch vụ khảo sát, thiết kế, giám sát công trình). - Sản xuất, gia công và mua bán các loại khung thép và tấm lợp kim loại cho xây dựng và kiến trúc; - Mua bán, cho thuê, và dịch vụ sửa chữa các loại máy móc,thiết bị, xe máy chuyên dùng trong ngành cơ khí, điện, giao thông và xây dựng; - Mua bán và sản xuất vật liệu xây dựng; - Thiết kế xây dựng cảng, đường thuỷ; - Kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà; - Cho thuê nhà ở, nhà xưởng và văn phòng cho thuê. - Đại lý mua, bán ký gửi hàng hoá; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; - Thiết kế công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; - Thiết kế mặt bằng tuyến đường xây dựng cầu, đường giao thông loại vừavà nhỏ,công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và cụm công nghiệp tập trung ( đường đô thị, đường khu công nghiệp); - Thiết kế công trình thuỷ lợi; - Thiết kế nội ngoại thất công trình xây dựng; - Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, vỏ bao che công nghiệp; - Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình thuỷ lợi; - Giám sát lĩnh vực cầu đường; - Khảo sát địa chất công trình; - Khảo sát chắc địa công trình; - Đánh giá tác động môi trường và xử lí nước thải, rác thải cho các công trình xây dựng; - Thẩm tra thiết kế ( chỉ thẩm tra trong phạm vi các thiết kế đã đăng kí kinh doanh ). Từ ngày thành lập, Công ty càng phát triển và ổn định, tạo dựng mối quan hệ tốt đối với các cơ quan, các ngành trên toàn quốc. Với đội ngũ cán bộ chuyên gia hỗ trợ giàu kinh nghiệm, Công ty đã và đang nhận được sự tín nhiệm cao từ phía các ngành và địa phương trong mọi lĩnh vực hoạt động của công ty. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁM SÁT PHÒNG KẾ HOẠCH XƯỞNG KHẢO SÁT PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRƯỜNG TRỰC THUỘC * Hội đồng quản trị: là cơ quan cao quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ công ty. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ chính sau: - Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty. - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của công ty; - Bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức , ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng với Giám đốc và những người quản lí khác trong công ty; quy định mức lương và lợi ích khác cho những người quản lí đó. - Giám sát chỉ đạo Giám đốc và người quản lí khác trong việc điều hành các hoạt động của công ty. - Trình duyệt báo cáo tài chính hàng năm lên Đại hội cổ đông * Ban giám đốc - Giám đốc : là người đứng đầu công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Giám đốc công ty tổ chức điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Một số quyền và nhiệm vụ của Giám đốc: + Quyết định các công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. + Thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị + Bổ nhiệm hoặc bãi miễn các chức danh quản lý khác trong công ty + Tuyển dụng lao động và quy định mức lương cho các nhân viên trong công ty. -Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc. Mỗi Phó Giám đốc có các chức năng và quyền hạn trong lĩnh vực của mình quản lý: + Phụ trách việc kinh doanh + Phụ trách các vấn đề về an toàn lao động, kỹ thuật công trình * Hội đồng khoa học : nghiên cứu một cách khoa học, khách quan tất cả các lĩnh vực và các yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động của công ty để đưa ra các đề xuất giúp công ty ngày càng mở rộng và có thể đứng vững trên thị trường. * Phòng hành chính: Có chức năng giúp Giám đốc về mô hình, cơ cấu bộ máy kinh doanh của công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của đơn vị ( quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, mối quan hệ công tác...). Giúp cho Giám đốc quản lý cán bộ công nhân viên về các vấn đề chủ trương, tiêu chuẩn nhận xét quy hoạch, điều động và tổ chức các chính sách của người lao động ( nâng lương, khen thưởng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ...). Xây dựng mức chi phí tiền lương của công ty và đơn vị trực thuộc. Khuyến khích các định mức, thực hiên khoán có thưởng, nghiên cứu các hình thức lao động thích hợp. Thực hiện hướng dẫn công tác an toàn lao động và chăm lo phục vụ hành chính quản trị văn phòng tại công ty. * Phòng thiết kế: thực hiện công việc thiết kế các công trình đầu tư hoặc tư vấn thiết kế cho các dự án xây dựng * Phòng giám sát: thực hiện chức năng tư vấn giám sát, giám sát hoặc tổ chức giám sát các dự án trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. * Phòng kế hoạch : xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn cho công ty bao gồm các lĩnh vực như đầu tư, sản xuất kinh doanh; dự báo thường xuyên nhu cầu trên thị trường về các lĩnh vực hoạt động của công ty... * Phòng tài chính: có chức năng ghi chép và phản ánh bằng con số, hàng hoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị và xử lý số liệu giúp giám đốc giám sát và quản lý tài chính,vốn, tài sản công ty và hoạt động của công ty. Qua đó lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp với tổ chức sử dụng vốn. Lập các báo cáo quyết toán của đơn vị theo định kì, hướng dẫn của tổ chức kiểm tra các đơn vị thành viên về các chế độ, thể lệ tài chính kế toán và các quyết định về thông tin kế toán công ty. Cùng với mô hình tổ chức trên, hoạt động trong công ty gồm 43 cán bộ công nhân viên. Trong đó đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật, cán bộ Tư vấn thiết kế có trình độ đại học và trên đại học là 33 người chiếm gần 78%. Trong những năm qua Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89 luôn coi trọng vấn đề nguồn nhân lực, coi đó là ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch phát triển kinh doanh của mình. Chính vì xác định ngay từ đầu nên công ty đã đưa các chính sách nhằm thu hút được chất xám của cán bộ nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng tới việc tổ chức bồi dưỡng cho nhân viên nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp thu được các khoa học kỹ thuật hiện đại. Điều này tạo ra sự đồng bộ từ trên xuống dưới, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của Công ty. II: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY. 1.Kết quả chung về hoạt động công ty. Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty 4 năm qua Bảng 1: Kết quả kinh doanh chung của công ty (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1.Vốn kinh doanh 3.212 3.850 5.550 5.299 -Vốn cố định 1.564 1.892 2.892 3.125 -Vốn lưu động 1.648 1.958 2.658 3.523 2. Doanh thu thuần 1.825 2.084 3.129 4.021 3. Lợi nhuận sau thuế 812 846 903 925 4. Nộp ngân sách nhà nước 459 546 538 582 5. Số nhân viên (người) 25 34 39 43 6.Thu nhập bình quân (người/ tháng) 3,018 3,240 3,358 3,517 ( Nguồn: phòng tài chính- Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89) Có thể nhận thấy tầm quan trọng của tài chính đối với doanh nghiệp, bởi vì thông qua tình hình tài chính phần nào chúng ta thấy được quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng trên có thể phần nào nhận ra được tình hình tài chính của Công ty khả quan thể hiện ở sự gia tăng doanh thu thuần hàng năm cũng như nguồn vốn. Nó không chỉ liên tục tăng trưởng mà còn duy trì được các thành quả đạt được. Theo số liệu thống kê thì doanh thu năm 2007 tăng 259 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 25,27 % về số tương đối. Đến năm 2008 con số tăng chỉ là 57 triệu so với năm 2007 nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên số hợp đồng nhận được của công ty giảm xuống.Nhưng đến năm 2009 con số này tăng lên 4021 triệu đồng, tăng 892 triệu về số tuyệt đối tức 22,18 % về số tương đối. Bên cạnh đó ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của công ty luôn tăng, tuy con số tăng là không lớn (tăng 567 triệu từ năm 2006 tới 2009). Điều này phần nào nói lên sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty cũng như cán bộ nhân viên trong việc huy động vốn, tài sản của công ty để phục vụ cho việc đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động trong các lĩnh vực của công ty. Trong những năm qua công ty luôn tuân thủ những quy định pháp luật của nhà nước như kinh doanh đúng nghề, hàng năm công ty luôn đóng góp thuế vào ngân sách của nhà nước với số tiền từ 450 đến 600 triệu đồng. 2. Tình hình huy động vốn của Công ty. 2.1 Diễn biến quy mô huy động vốn. Trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp bao giờ cũng phải có cần có kế hoạch nhất định, đưa ra các mục tiêu cần phải đạt tới. Vấn đế đảm bảo đủ vốn cho việc sản xuất để đạt những mục tiêu đó là vấn đề mà mỗi công ty đều quan tâm vì không mấy công ty tự có khả năng tài trợ toàn bộ vốn cho hoạt động của mình. Một số nguồn vốn giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của mình như: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn... Để hình thành hai loại tài sản này thì phải có các nguồn tài trợ tương ứng là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên cần xem xét nguồn vốn nào là thích hợp với ngành nghề của công ty mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và thiết kế... Đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có độ chính xác cao cũng như trình độ và kinh nghiệm của các nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó thì trang thiết thị kỹ thuật phục vụ cho các công tác nghiên cứu để đưa ra các giải pháp tư vấn cũng cần được trang bị đầy đủ và hiện đại. Vì vậy, cần phải xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty để đưa ra các chính sách huy động vốn vay trung và dài hạn một cách hợp lý và có hiệu quả Bảng: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 2007 208 1 Vốn dài hạn -vốn CSH -nợ dài hạn 13.720 12.830 890 14.038 13.014 1.024 14.418 13.190 1.228 2 TSCĐ và đầu tư dài hạn -TSCĐ - XD dở dang 11.240 11.000 240 12.850 11.350 1.500 14.150 12.680 1.470 2 Nợ ngắn hạn 2.462 2.514 2.642 3 Các khoản phải thu 1.571 1.948 2.483 4 Nhu cầu vốn lưu động 1.489 1.947 2.048 (Nguồn: Phòng tài chính- Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89) Qua bảng trên ta thấy các nguồn vốn vay dù dài hạn hay ngắn hạn đều có xu hướng gia tăng. Mặt khác nhu cầu vốn lưu động của công ty liên tục tăng qua 3 năm gần đây. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì nếu ta nhìn nhận trên phương diện trực diện nghĩa là nếu thiếu vốn lưu động thì doanh nghiệp không thể đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của công ty. Nhưng theo số liệu và phân tích ở trên thì đây đang là thời điểm khó khăn của nền kinh tế, nên khả năng huy động các nguồn vốn cũng sẽ gặp một số khó khăn. Vì vậy muốn có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình thì đòi hỏi Ban Giám đốc Công ty phải có các biện pháp tích cực nhằm có được một nguồn vốn nhất định cho Công ty. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động của mình. Đây là một điều kiện khá quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó phản ánh sự phát triển cũng như khả năng đầu tư của doanh nghiệp ngày càng cao. 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động 2.2.1 Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty. (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % 2007/ 2006 Lượng Tỷ trọng % 2008/ 2007 1.Nợ phải trả -vay ngắn hạn -vay dài hạn 3.352 2.462 890 20,7 15,2 5,5 3.538 2.514 1.024 21,4 15,2 6,2 1,055 1,021 1,15 3.875 2.642 1.228 22,7 15,5 7,2 1,09 1,05 1,19 2.Nguồn vốn CSH - Nguồn vốn quỹ - Nguồn kinh phí 12.830 10.180 2.650 79,3 62,9 16,2 13.014 10.364 2.650 78,6 62,6 16 1,014 1,018 0,982 13.190 10.540 2650 77,3 61,8 15,5 1,01 1,02 1 Cộng nguồn vốn 16.182 100 16.552 100 17.061 100 ( Nguồn: Phòng tài chính Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008) Cho đến ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn của công ty là 16.182 triệu đồng, trong đó vốn của chủ sở hữu (CSH) là 12.830 triệu đồng, tương đương với 79,3 %. Con số này lớn là do đây là năm công ty bắt đầu được thành lập nên phần lớn vốn thuộc về chủ sở hữu. Đến năm 2007, tổng nguồn vốn tăng lên 16.552 triệu đồng trong đó vốn CSH là 13.014 triệu đồng chiếm 78,6%. Nguyên nhân gia tăng vốn là do vay nợ làm tổng mức nợ phải trả tăng từ 3352 lên 3538 triệu đồng (tăng 186 triệu đồng). Sang năm 2008, tổng nguồn vốn của công ty tăng lên tới 17.061 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm nay công ty vay thêm vốn đầu tư vào may sắm các thiết bị công nghệ mới phụ vụ cho việc khảo sát, sản xuất một số sản phẩm vật liệu xây dựng. 2.2.2 Cơ cấu một số nguồn vốn mà công ty đã huy động. a. Vay các ngân hàng thương mại. Trong mấy năm qua hoạt động vay vốn từ ngân hàng thương mại của công ty như sau: ( đơn vị: triệu đồng) chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Vay ngắn hạn 564 1.064 1.440 2.Phần tăng giảm 500 376 3. Vay dài hạn 850 1.200 1.650 4. Phần tăng giảm 350 450 ( Nguồn: Phòng tài chính- Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008) Vốn vay từ ngân hàng biến động tăng, giảm không ổn định qua các năm. Đây là nguồn huy động chính từ bên ngoài của Công ty, nên nguồn này tăng hay giảm phụ thuộc nhiều hoạt động và khả năng thanh toán của công ty. Khi vay tại các ngân hàng thường mại thì Công ty sẽ phải chịu một mức lãi suất được coi là giá của việc sử dụng vốn. Vì vậy để đảm bảo có đủ khả năng thanh toán thì Công ty cần đưa ra các biện pháp thích hợp để sử dụng vốn một cách có hiệu quả. b. Tín dụng từ nhà cung cấp. Ở chương I ta đã biết đến tín dụng thương mại từ nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt trước của công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu. Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của công ty. ( đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Đầu 2007 Cuối 2007 Cuối 2008 Cuối 2009 1.Vốn đi chiếm dụng 810 780 850 890 2.Vốn bị chiếm dụng 720 1.180 1.260 1.040 3.Chênh lệch 90 -600 -410 -150 (Nguồn: Phòng tài chính- Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng 89) Qua bảng trên ta thấy chỉ có đầu năm 2007 là công ty chiếm dụng được vốn còn các năm khác công ty không chiếm dụng được vốn mà còn bị chiếm dụng một khoản rất lớn. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì phần lớn vốn để sản xuất kinh doanh là vay ngân hàng lại bị chiếm dụng nên phải chịu lãi suất cho các khoản vốn đó và làm hạn chế số vòng quay của vốn lưu động nên vấn đề đặt ra là công ty phải tìm ra biện pháp để cân đối hợp lý giữa khoản phải thu và phải trả. 3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chung: Để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung của công ty ta sử dụng chỉ tiêu hiệu suất vốn và doanh lợi vôn. Những chỉ tiêu hiệu quả của Công ty (Đơn vị : triệu đồng) STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 8.865 9.254 10.678 2 LN sau thuế Triệu đồng 812 846 852 3 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 16.182 16.552 17.061 4 Vốn của chủ sở hữu Triệu đồng 12.830 13.014 13.190 5 Hiệu suất vốn. (=1/3) Lần 0,55 0,56 0,62 6 Doanh lợi vốn (ROA=2/3) % 0,052 0,054 0,058 7 Doanh lợi vốn CSH(=2/4) % 0,063 0,065 0,064 (Nguồn: Phòng tài chính công ty) Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm đều tăng. -Thứ nhất: Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, mức doanh thu luôn tăng lên: năm 2007 tăng từ 8.865 triệu đồng lên 9.254 triệu ( tăng 389 triệu); năm 2008 tăng từ 9.254 triệu lên 10.678 triệu ( tăng 1424 triệu). Nguyên nhân là tỏng năm 2007 Công ty nhận một số hợp đồng nhận khảo lắp đặt trang thiết bị cho các công trình và các hợp đồng tư vấn thiết kế một số công trình xây dựng dân dụng. Nhưng hầu hết là quy mô nhỏ. Đến năm 2008 doanh thu cao hơn nhiều so với năm 2008 là do Công ty nhận thêm được một số hợp đồng và đã hoàn thành hợp đồng kí kết của những năm trước. Một số hợp đồng có gái trị lớn mà Công ty nhận được năm 2008 như: Cải tạo trụ sở Bộ Chỉ Huy bộ đôi Biên phòng Hà tĩnh với giá trị hợp đồng là 2.953 triệu đồng; Xây dựng trụ sở làm việc Ban Quản lí dự án Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hoà với giá trị hợp đồng lên tới 5.850 triệu đồng. Điều này phần nào thấy được sự cố gắng của các cán bộ nhân viên trong Công ty. - Lợi nhuận từ hoạt động của Công ty ngày một tăng. Năm 2007 tăng 1.04 lần (từ 812 lên 846 triệu đồng) ; năm 2008 tăng 1,007 lần ( từ 846 lên 852 triệu đồng). Nguyên nhân lợi nhuận tăng ít trong khi doanh thu tăng cao là do năm trong các năm đầu chuyển đổi từ xưởng thiết kế sang Công ty nên Công ty đã chi nhiều cho các công tác quản lý hành chính nên chi phí tăng làm giảm lợi nhuận. - Do doanh thu và lợi nhuận Công ty luôn tăng qua các năm nên kết quả là hiệu suất vốn và doanh lợi vốn luôn tăng. Năm 2007, hiệu suất sử dụng vốn là 0,62 tăng 10,7 % so với năm 2006. Mức doanh lợi vốn có tăng nhưng không rõ qua các năm. Do đó công ty cần có những biện pháp đầu tư cho chiều sâu để tăng lợi nhuận chứ không phải mở rộng quy mô bằng cách gia tăng vốn. Điều này sẽ giúp cải thiện hơn tiêu chí ROA. 3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Mặc dù không chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn của công ty. Nhưng vốn cố định (VCĐ ) cũng không kém phần quan trọng. VCĐ là khoản đầu tư nhằm mục đích lâu dài của công ty. Chúng ta xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định sau: (đơn vị: triệu đồng) chỉ tiêu 2006 2007 2008 Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 % Chênh lệch % Chênh lệch VCĐ bình quân 5.564 5.892 6043 5,9 328 2,4 151 2.Doanh thu thuần 1.825 2.084 3.129 14,19 259 50,14 1045 3.Lợi nhuận sau thuế 812 846 852 4,18 34 0,7 4 4. hiệu suất sử dụng VCĐ (2/1) 0,33 0,35 0,52 -0,14 -0,09 -0,32 -0,18 5. Hàm lượng VCĐ (1/2) 3,03 2,86 1,92 -5,6 -0.17 -0,33 -0,94 6. Doanh lợi VCD(3/1) 0,145 0,143 0,141 -.13,3 -0,02 -14,1 -0,02 (Nguồn: Phòng tài chính công ty) Qua bảng trên ta thấy mỗi năm công ty luôn Công ty luôn bổ sung một lượng vốn cố định nhưng không cao. Công ty đã không quá chú trọng đến việc đầu tư cho máy móc hiện đại, công nghệ cao nên các kết quả khảo sát các công trình chưa đạt được yêu cầu của chủ đầu tư đối với các công trình phức tạp, yêu cầu chính xác gần như tuyệt đối. Vì vậy trong những năm qua doanh thu của Công ty luôn tăng nhưng không cao vì Công ty chỉ trúng thầu được các gói thầu có kỹ thuật đơn giản, giá trị thấp. 3.2.1 Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn cố định. Một công ty bước vào kinh doanh không ngoài mục đích thu lợi nhuận. Lợi nhuận mới đảm bảo cho công ty có thể hoạt động và phát triển được. Một doanh nghiệp có doanh thu thuần cao chưa hẳn là biểu hiện tốt mà phải trong từng hoàn cảnh. Liên quan đến mức doanh lợi vốn cố định là lợi nhuận. Trước khi nghiên cứu chỉ tiêu mức doanh lợi VCĐ chúng ta nghiên cứu về VCĐ bình quân và lợi nhuận của công ty. Ta thấy vốn cố định của công ty luôn tăng, nhưng không đều. Năm 2008 tăng lên tới 5,9 % tức là 328 triệu đồng. Mức này một phần là do công ty đã đầu tư mua thêm máy móc máy thiết bị cho sản xuất một số vật liệu xây dựng. Lợi nhuận của công ty có tăng qua các năm nhưng mức tăng không cao. Năm 2007 tăng 34 triệu đồng so với năm 2006, đến năm 2008 chon số tăng chỉ là 4 triệu đồng. Điều này có thể thấy được là công ty hoạt động chưa mấy hiệu quả. Do VCĐ tăng nhiều hơn so với mức tăng của lợi nhuận nên doanh lợi VCĐ ngày càng giảm. Năm 2007 giảm 13,3% so với năm 2006, đến năm 2008 đã giảm tới 14,1%.. Năm 2008 doanh lợi chỉ là 0,141 tức là trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,141 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả. Trong khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, với việc ra đời của nhiều công ty khác mà công ty hoạt động không hiệu quả sẽ khó có thể cạnh tranh và đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHuy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89.doc
Tài liệu liên quan